1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI

73 38 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Tác giả Lương Hoàng Nam
Người hướng dẫn ThS. Nghiêm Phúc Hiếu
Trường học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Kết cấu đề tài (13)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI (14)
    • 1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) (14)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty (14)
      • 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty (15)
      • 1.1.3 Các chi nhánh của SSI (16)
    • 1.2 Vị thế và kế hoạch phát triển của SSI (18)
      • 1.2.1 Vị thế của SSI (18)
      • 1.2.2 Kế hoạch phát triển trong năm 2020 (20)
    • 1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của SSI (23)
      • 1.3.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của SSI (23)
      • 1.3.2 Chiến lược phát triển và đầu tư (24)
    • 1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (25)
      • 1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (25)
      • 1.4.2 Bộ máy quản lý (26)
      • 1.4.3 Sơ đồ quản lý chi nhánh Vũng Tàu (27)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (31)
    • 2.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính (31)
      • 2.1.1 Khái niệm chung của việc phân tích báo cáo tài chính (31)
      • 2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính (31)
    • 2.2 Các phương pháp phân tích và công cụ phân tích chủ yếu (32)
      • 2.2.1 Phương pháp so sánh (32)
      • 2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ (33)
      • 2.2.3 Phương pháp phân tích Dupont (33)
    • 2.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính (33)
      • 2.3.1 Nội dung phân tích qua bảng cân đối kế toán (34)
      • 2.3.2 Nội dung phân tích qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (35)
      • 2.3.3 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính (36)
      • 2.3.4 Nội dung phân tích qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (41)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI (43)
    • 3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính (43)
      • 3.1.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán (43)
      • 3.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh (46)
    • 3.2 Phân tích các chỉ tiêu về tài chính (49)
      • 3.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán (49)
      • 3.2.2 Phân tích các tỷ số về hoạt động kinh doanh (51)
      • 3.2.3 Phân tích các chỉ tiêu cơ cấu tài chính & tình hình đảm bảo khả năng thanh toán (53)
      • 3.2.4 Phân tích các chỉ số khả năng sinh lời (55)
      • 3.2.5. Phân tích các chỉ số thị trường (57)
    • 3.3. Phân tích Dupont (59)
    • 3.4 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (62)
    • 3.5 Nhận xét tình hình tài chính công ty (65)
      • 3.5.1 Ưu điểm (65)
      • 3.5.2 Nhược điểm (65)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI (67)
    • 4.1 Định hướng của đơn vị trong thời gian tới (67)
    • 4.2 Giải pháp (67)
      • 4.2.1 Giải pháp cải thiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp (67)
      • 4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh (68)
      • 4.2.3 Giải pháp cải thiện chỉ số thị trường của doanh nghiệp (68)
    • 4.3 Kiến nghị (69)
    • 4.4 Hạn chế (70)
  • KẾT LUẬN (71)
  • Tài liệu tham khảo (72)

Nội dung

HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - SSIAM: Công ty Quản lý quỹ SSI - TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn - VNĐ: Việt Nam đồng - HNX: Sở Giao

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Phân tích thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI.

Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu của phân tích em đã sử dụng ba phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tỷ lệ

- Phương pháp phân tích Dupont.

Kết cấu đề tài

Kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phân tích thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán SSI Chương 4: Giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI

Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI)

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

(Nguồn: Tác giả thu thập từ công ty)

Hình 1.1: Một số hình ảnh về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI – HOSE) được thành lập vào tháng 12 năm

1999, là một trong những Công ty hoạt động lâu đời nhất tại Thị trường Chứng khoán Việt Nam Sau hơn 18 năm vận hành theo cơ chế thị trường, Công ty đã phát triển trở thành một định chế tài chính lớn nhất trên thị trường, có tốc độ phát triển nhanh nhất với mức vốn điều lệ tăng hơn 800 lần Bằng tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ nhân sự hùng hậu và chuyên nghiệp, SSI luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ vượt trội và toàn diện, đảm bảo tối đa lợi ích cổ đông Hiện nay, Công ty có mạng lưới hoạt động rộng

4 tại những thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (Tên cũ:

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn)

Tên tiếng Anh: SSI Securities Corporation Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội đồng

Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc

Vốn điều lệ (tại ngày 31/12/2018): 5.100.636.840.000 VNĐ

Vốn chủ sỡ hữu (tại ngày 31/12/2018): 9.155.664.527.633 VNĐ

Trụ sở chính: 72 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1,

Website: http://www.ssi.com.vn/ Điện thoại: +84 28 38242897

Tổng số nhân viên (ngày 31/12/2018): 1.026 nhân viên trong đó có 548 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

- 30/12/1999: SSI được thành lập, đặt trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động với hai nghiệp vụ: Môi giới Chứng khoán và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán Vốn điều lệ ban đầu là 6.000.000.000 VNĐ

- 07/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 20.000.000.000 VNĐ, và có 4 nghiệp vụ chính: Tư vấn Đầu tư Chứng khoán, Môi giới Chứng khoán, Tự doanh và Lưu ký Chứng khoán

- 07/2002: Thành lập chi nhánh tại Hà Nội, đánh dấu sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra các tỉnh phía Bắc

- 06/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 52.000.000.000 VNĐ và hoạt động với 6 nghiệp vụ chính: Tư vấn Đầu tư Chứng khoán, Môi giới Chứng khoán, Tự doanh, Lưu ký Chứng khoán, Quản lý danh mục Đầu tư Chứng khoán, và Bảo lãnh phát hành Chứng khoán

- 11/2006: Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi đầu tiên trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam cho chính SSI, đi đầu trong việc mở ra một hình thức phát hành mới cho các công ty đại chúng và công ty niêm yết ngoài phát hành cổ phần thông thường

- 12/2006: Cổ phiếu SSI đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)

- 08/2007: Công ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM), công ty TNHH Một thành viên của SSI được thành lập

- 10/2007: SSI chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) 04/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.366.666.710.000 VNĐ

- 06/2008: Daiwa trở thành cổ đông chiến lược của SSI

- 07/2009: SSIAM là công ty đầu tiên được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

- 05/2010: SSI tăng vốn điều lệ lên 3.511.117.420.000 VNĐ

- 03/2013: SSI tăng vốn điều lệ lên 3.537.949.420.000 VNĐ

- 04/2015: SSI phát hành riêng lẻ thành công 02 đợt trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi và không có tài sản đảm bảo: đợt 1 vào tháng

- 01/2015 với tổng giá trị 500 tỷ VNĐ và đợt 2 vào tháng 04/2015 với tổng giá trị là

300 tỷ VNĐ 09/2015: SSI là công ty đầu tiên tại Việt Nam hoàn tất thủ tục điều chỉnh giới hạn tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài lên 100% vốn điều lệ

- 01/2017: SSI tăng vốn điều lệ lên 4.900.636.840.000 VNĐ

- 04/2017: SSI phát hành riêng lẻ thành công 02 đợt trái phiếu doanh nghiệp vào tháng 01/2017 và tháng 04/2017 với tổng giá trị mỗi đợt đạt 300 tỷ VNĐ

- 05/2017: SSI được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh và giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành quyết định chấp thuận SSI là thành viên giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh

- 02/2018: SSI phát hành thành công 1.150 tỷ VNĐ trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn 3 năm và lãi suất phát hành 4%/năm

- 12/2018: SSI kỷ niệm 18 năm thành lập và chính thức đổi tên công ty thành “Công ty

Cổ phần Chứng khoán SSI”, thống nhất tên gọi công ty với tên viết tắt và mã chứng khoán phát hành trên thị trường SSI tăng vốn điều lệ lên 5.100.636.840.000 VNĐ

1.1.3 Các chi nhánh của SSI

+ Trụ sở chính: 72 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

+ Chi nhánh Nguyễn Công Trứ: Tầng 7 Tòa nhà TNR, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) 28 3821 8567; Fax: (+84) 28 3821 3867

+ Phòng giao dịch Phạm Ngọc Thạch: Tầng 2, Tòa nhà ITower, Số 49 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) 28 3824 5079; Fax: (+84) 28 3824 5077

+ Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ: Tầng 8, Tòa nhà Royal Centre Tower, 235 Nguyễn Văn Cừ, Phường Cư Trinh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) 28 3622 0123; Fax: (+84) 28 3622 6667

+ Phòng giao dịch Nguyễn Thị Minh Khai: Tầng 1, Tòa nhà Golden Tower, số 6 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) 28 3622 2666; Fax: (+84) 28 3622 2333

+ Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh: Tầng 5-6, 11 Đường D2, Shophouse Saigon Pearl số 92 Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) 28 3622 2233; Fax: (+84) 28 3622 2277

+ Phòng giao dịch Cách Mạng Tháng Tám: Tầng 6, Tòa nhà Lim II, Số 62A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) 28 36227788; Fax: (+84) 28 36225666

+ Phòng Giao dịch Lê Lợi: Phòng số 03, Tầng 18, Tòa nhà Saigon Centre, 67 Đường

Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) 28 3636 3688; Fax: (+84) 28 3636 3668

+ Chi nhánh Vũng Tàu: Phòng số 116, Tầng trệt, PetroVietnam Towers, số 8 Đường Hoàng Diệu, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: (+84) 254 3521906; Fax: (+84) 254 3521907

+ Chi nhánh Nha Trang: 50 Lê Thành Phương, TP Nha Trang Điện thoại: (+84) 258 3816969; Fax: (+84) 258 3816968

+ Chi nhánh Hà Nội: Số 1C Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP

Hà Nội Điện thoại: (+84) 24 3936 6321, (+84) 24 6288 8885, Fax: (+84 24) 3936 6311

7 + Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo: Tầng 10, Toà nhà Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Điện thoại: (+84) 24 394 13383, Fax: (+84) 24 3941 3385

+ Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh: Tầng 08, Tòa Nhà TNR Tower, 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Điện thoại: (+84) 24 3773 4999, Fax: (+84) 24 3771 4999

+ Phòng giao dịch Lê Văn Lương: Tầng 1, Tòa nhà Star City, số 23 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: (+84) 24 3209 1256, Fax: (+84) 24 3568 0738

+ Chi nhánh Mỹ Đình: Tầng G, tòa nhà The Manor, Mỹ Đình, Phường Mễ Trì, Quận

Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: (+84) 24 3794 6699, Fax: (+84) 24 3794 6677

+ Chi nhánh Hải Phòng: 22 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng Điện thoại: (+84) 225 3569123, Fax: (+84) 225 3569130

+ Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI: Số 1C Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Điện thoại: (+84) 24 3936 6321, Fax: (+84) 24 3936 6337

Vị thế và kế hoạch phát triển của SSI

- Theo công bố của sở GDCK TP.HCM (HoSE) thì thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (CW) quý 4/2019 của SSI tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ với thị phần 14.49%

- Không có gì ngạc nhiên bởi từ những ngày đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, SSI đã không ngừng lớn mạnh và phát triển Trong nhiều năm liền SSI luôn giữ vững vị trí là công ty có thị phần môi giới lớn nhất tại HOSE - sở giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam về tổng vốn hóa các công ty niêm yết

Hình 1.2: Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lớn nhất

- Vị thế của SSI cũng được khẳng định và ghi nhận bởi nhiều tổ chức, trong đó nổi bật là SSI đã liên tục giành nhiều giải thưởng tại các cuộc Bình chọn Asiamoney Brokers Poll trong 6 năm liên tiếp Cụ thể năm 2018, SSI đạt 22 hạng mục giải thưởng, gồm 3 hạng mục giải thưởng cho tổ chức và 19 hạng mục giải thưởng cho 16 cá nhân; chia làm 4 nhóm chính:

+ Giải thưởng cho SSI: “Công ty Chứng khoán tốt nhất Việt Nam”

+ Giải thưởng cho Bộ phận Phân tích & Tư vấn đầu tư SSI: “Công ty tốt nhất Việt Nam về Phân tích và Nghiên cứu thị trường” 17/19 hạng mục giải thưởng cho các chuyên gia phân tích các ngành khác nhau cho tập thể đội ngũ Phân tích & Tư vấn đầu tư SSI

+ Giải thưởng cho Bộ phận Môi giới Khách hàng Tổ chức SSI: “Công ty tốt nhất Việt Nam về Dịch vụ môi giới”; “Môi giới tốt nhất Việt Nam” năm 2018 cho bà Ngô Thu Nga – Giám đốc Môi giới Khách hàng Tổ chức, đứng thứ hai là ông Bành Chấn Oai – Phó phòng Môi giới Khách hàng Tổ chức, và đứng thứ ba là ông Dương Quốc Thịnh – Phó phòng Môi giới Khách hàng Tổ chức

- Ngoài ra SSI cũng đạt được những thành tích xuất sắc:

9 + Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V1000) trong 7 năm liên tiếp

+ Bằng khen của Bộ Tài chính cho Công ty "Đã có nhiều thành tích và đóng góp tích cực trong xây dựng, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2018"

+ Top 500 Doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) năm

+ Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) năm 2016 -

+ Top 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500) trong 11 năm liên tiếp (2008 –2018)

+ Top 10 Công ty Chứng khoán tiêu biểu tại HNX và HOSE

+ Cúp tuyên dương của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho SSI: Thành viên tiêu biểu trong hoạt động lưu ký chứng khoán năm 2018; Thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở năm 2018; Thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh năm 2018

1.2.2 Kế hoạch phát triển trong năm 2020

Năm 2020 Việt Nam tiếp tục có triển vọng là điểm sáng về đầu tư nhờ dự báo tăng trưởng kinh tế cao hơn và lạm phát duy trì ở mức thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực; sự kỳ vọng chuyển dịch các trung tâm sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam; cũng như việc Việt Nam sẽ hạn chế được tác động tiêu cực từ bên ngoài nhờ tham gia các Hiệp định tự do thương mại (CPTPP và EVFTA) Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng phải đối mặt với một loạt các vấn đề và trở ngại từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách tiền tệ thắt chặt Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2020 được dự báo sẽ dao động trong biên độ rộng với các thông tin tích cực và tiêu cực đan xen; tuy vậy vẫn có nhiều yếu tố hấp dẫn, đặc biệt là đối với Nhà đầu tư nước ngoài Mặt bằng cổ phiếu đã ở mức thấp và dự báo lợi nhuận của các Doanh nghiệp niêm yết có thể tăng 13.3% so với cùng kỳ là cơ sở để hỗ trợ TTCK tăng trưởng Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tiếp tục diễn ra trong 2 năm tới sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho kinh tế phát triển, đồng thời giúp TTCK tăng được nguồn cung cổ phiếu có vốn hóa lớn và chất lượng Hoạt động tái cấu trúc TTCK ở tầm vĩ mô cũng là yếu tố giúp thị trường có mức thanh khoản tốt hơn và thu hút được nhà đầu tư Hoạt

10 động M&A được kỳ vọng sẽ tiếp tục sôi động năm 2020, tập trung vào các ngành hàng bán lẻ, sản xuất thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm v.v… do tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn nhiều và nhu cầu tiêu dùng cao của thị trường

Năm 2020 cũng sẽ chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong hoạt động kinh doanh của các CTCK Với việc ban ban hành Thông tư 128/2018/TT-BTC, thay thế cho Thông tư số 242/2016/TT-BTC trong đó, giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) tối đa 0.5% giá trị giao dịch Thay đổi này đồng nghĩa với việc sẽ không còn mức giá sàn dịch vụ mua, bán chứng khoán 0.15% Quy định này sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh về phí môi giới trong thời gian tới Thị trường cũng đón nhận ngày càng nhiều hơn sự tham gia của các CTCK nước ngoài có tiềm lực về nguồn vốn, nhân sự, công nghệ v.v… Bên cạnh đó là sự cạnh tranh trong ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, phát triển hệ thống giao dịch - các yếu tố sẽ góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của từng CTCK Trước những thách thức cũng như cơ hội lớn năm 2020, SSI đặt ra Kế hoạch Kinh doanh năm 2020 như sau

- Dịch vụ chứng khoán khách hàng cá nhân

Phát triển đa dạng các phân khúc khách hàng bằng việc cung cấp các sản phẩm phù hợp cho từng phân khúc Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự đa dạng sản phẩm là yếu tố quyết định trong sự lựa chọn của khách hàng Xây dựng môi trường làm việc năng động, khát khao có động lực là yếu tố khác biệt trong việc thu hút và giữ nhân tài Phát triển đội ngũ lãnh đạo kế thừa từ nội bộ

- Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức

SSI tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ tới các loại hình khách hàng mới tại các thị trường truyền thống – là các trung tâm tài chính lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc; song song với việc phát triển thị trường mới có quan tâm đến Việt Nam, mở rộng cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân quốc tế Một mặt, Công ty nhanh chóng hoàn thiện

Hệ thống Quản trị Quan hệ Khách hàng (CRM) để phân bổ nguồn lực phục vụ Khách hàng hiệu quả, chính xác, đầy đủ hơn, mặt khác liên tục mở rộng mối quan hệ với các nhóm đối tác, đặc biệt là tổ chức tài chính và CTCK quốc tế để kết hợp phục vụ các thị trường mới

- Nguồn vốn và kinh doanh tài chính Đảm bảo thanh khoản, tìm kiếm các nguồn vốn mới nhằm giảm chi phí đồng thời tăng lợi nhuận dài hạn cho SSI tối ưu lợi thế từ nền tảng sẵn có là quy mô tổng tài sản lớn nhất trên thị trường đã giúp khẳng định vị thế và uy tín của SSI trong việc tiếp cận nguồn vốn đa dạng từ các định chế tài chính lớn trong và ngoài nước SSI luôn luôn đề cao nhiệm vụ đảm bảo an toàn và chất lượng nguồn vốn, đồng thời cung ứng thanh khoản cho toàn Công ty cũng như khách hàng

Năm 2020, SSIAM tiếp tục phát triển các kênh phân phối thông qua hệ thống Doanh nghiệp Thương mại để tiếp cận tới tệp Khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp này Một số Doanh nghiệp Thương mại hiện có quan điểm cởi mở hơn trong việc giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm đầu tư ngoài sản phẩm truyền thống sẽ là các đối tác mà SSIAM hướng tới Công ty xác định áp lực cạnh trạnh lớn từ thị trường sẽ tạo ra nhiều thách thức cũng như động lực cho đội ngũ của Công ty trong việc tương tác, phối hợp toàn diện với đội ngũ bán hàng của các đối tác để đạt hiệu quả về huy động vốn trong năm 2020 và các năm tiếp theo

- Dịch vụ doanh nghiệp đầu tư

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của SSI

1.3.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của SSI

- Sản phẩm, dịch vụ cơ bản đối với chứng khoán niêm yết như mở tài khoản giao dịch; môi giới; tư vấn giao dịch; thực hiện lệnh; thanh toán tiền; Lưu ký và hỗ trợ chuyển nhượng với chứng khoán chưa niêm yết

- Sản phẩm dịch vụ tài chính hợp tác đầu tư chứng khoán và hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán

- Sản phẩm dịch vụ giao dịch điện tử gồm Smart trading, Web trading, Contact Center, SMS

- Sản phẩm báo cáo nhận định thị trường, Phân tích ngành, Phân tích cổ phiếu, tổ chức đi thăm các công ty niêm yết, tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư đáp ứng nhu cầu của khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân

* Dịch vụ doanh nghiệp đầu tư:

- Tư vấn Tài chính doanh nghiệp: Định giá doanh nghiệp, Tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, mua bán & Sáp nhập (M&A), chia tách giải thể doanh nghiệp…

- Tư vấn huy động vốn trên thị trường vốn trong và ngoài nước, bao gồm thị trường chứng khoán và thị trường nợ: Tư vấn cổ phần hóa, Tư vấn & bảo lãnh phát hành (phát hành lần đầu ra công chúng, phát hành riêng lẻ), Tư vấn niêm yết, Tư vấn phát hành các sản phẩm cấu trúc và phái sinh

- Quỹ đầu tư bao gồm huy động và quản lý các quỹ đầu tư thành viên trong nước, các quỹ đầu tư nước ngoài với thời hạn trung và dài hạn

- Quản lý danh mục đầu tư gồm danh mục đầu tư toàn bộ và danh mục đầu tư chỉ định cho các Khách hàng Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

- Quản lý tài sản cho Khách hàng cá nhân có giá trị tài sản lớn

- Các dịch vụ giá trị gia tăng khác

* Nguồn vốn và kinh doanh tài chính

- Kinh doanh nguồn vốn bao gồm các hoạt động giao dịch đầu tư vốn thông qua các Hợp đồng tiền gửi, ủy thác, Repo, hợp tác đầu tư, mua bán giấy tờ có giá lãi suất cố định … và các loại giao dịch được cơ cấu đặc biệt khác

- Dịch vụ liên quan đến trái phiếu: Môi giới, hỗ trợ thực hiện hoá các nhu cầu mua bán của nhà đầu tư thông qua phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu

- Dịch vụ thiết kế, xây dựng các sản phẩm cấu trúc linh hoạt để tận dụng tối đa các nhu cầu vay vốn cũng như đầu tư vốn của thị trường với mức lãi suất hấp dẫn và thời hạn phù hợp

1.3.2 Chiến lược phát triển và đầu tư

- Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ: Các dịch vụ thu xếp vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp, quản lí tài sản và tư vấn đầu tư cho các tổ chức và cá nhân là dịch vụ đang và sẽ được tập trung nguồn lực phát triển trong giai đoạn sắp tới

- Chiến lược tổ chức: Xây dựng các bộ phận tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán mạnh và độc lập trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bức tường lửa giữa các bộ phận Bên cạnh việc chuyển đổi mô hình hoạt động ban lãnh đạo SSI cũng đang bắt đầu triển khai mở rộng thêm mạng lưới phòng giao dịch nhằm cung cấp thêm nhiều điểm nhận lệnh và giao dịch tiện lợi cho khách hàng

- Chiến lược khách hàng: SSI phát triển mạng lưới các đối tác chiến lược ở các thị trường và các lĩnh vực khác nhau thông qua hợp tác toàn diện để chọn lựa và giới hạn khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư

- Chiến lược đầu tư: Đối với cả hoạt động đầu tư tự doanh và đầu tư ủy thác cho khách hàng, SSI lựa chọn các doanh nghiệp ổn định, phát triển bền vững, không đầu tư chạy theo các xu thế ngắn hạn của thị trường

- Chiến lược nhân sự: SSI phát triển chiến lược nhân sự năng động nhằm thu hút dược những cá nhân xuất sắc tham gia và gắn bó lâu dài với công ty

- Chiến lược công nghệ: SSI hiện đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm để phát triển hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo cung cấp các công cụ hữu hiệu cho các hoạt động giao dich - bao gồm giao dịch trực tuyến, phần mềm quản lí tài sản, quản lí rủi ro, v.v

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ

QUẢN LÝ QUỸ DỊCH VỤ CHỨNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BỘ HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ

PHÁP CHẾ & KIỂM SOÁT TUÂN THỦ

C ÁC KH ỐI QU ẢN T R Ị - KI Ể M S OÁ T

MIỀN BẮC MIỀN BẮC MIỀN BẮC MIỀN BẮC

VẬN HÀNH CÁC KHỐI KINH DOANH PHÁT TRIỂN

QUẢN LÝ ỦY THÁC TÀI SẢN

(Nguồn: Bộ phận kế toán)

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Có 7 thành viên do đại hội cổ đông bầu ra theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm, có nhiệm vụ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và lập kế hoạch cho năm kế tiếp Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi việc liên quan đến mục tiêu, quyền lực của công ty, trừ những việc thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai phạm trong quá trình quản trị công ty, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty

- Ông Nguyễn Duy Hưng: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Ông là người sáng lập và điều hành SSI

- Ông Nguyễn Hồng Nam: Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc

- Ông Hironori Oka: Thành viên Hội đồng quản trị

- Ông Nguyễn Duy Khánh: Thành viên Hội đồng quản trị

- Ông Phạm Viết Muôn: Thành viên Hội đồng quản trị

- Ông Ngô Văn Điểm: Thành viên Hội đồng quản trị độc lập

- Ông Bùi Quang Nghiêm: Uỷ viên Hội đồng Quản trị độc lập

- Ông Nguyễn Duy Hưng: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc

- Ông Nguyễn Hồng Nam: Phó Tổng Giám đốc

- Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Giám đốc Tài chính

- Ông Bùi Thế Tân: Giám đốc khối Dịch vụ Chứng khoán - Khách hàng Cá nhân kiêm Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách hoạt động Dịch vụ Chứng khoán

- Ông Mai Hoàng Khánh Minh: Giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán – Khách hàng tổ chức

- Bà Nguyễn Vũ Thùy Hương: Giám đốc Khối Nguồn vốn và Kinh doanh Tài chính kiêm Giám Đốc Khối Đầu Tư

- Bà Lê Lệ Hằng: Tổng Giám Đốc công ty Quản lý Quỹ SSI

- Bà Nguyễn Ngọc Anh: Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

- Bà Đoàn Ngọc Ly Ly: Giám đốc Vận hành

- Ông Michael Joseph Lynch: Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán – Khách hàng tổ chức

- Ông Nguyễn Kim Long: Giám đốc Luật & Kiểm soát Tuân thủ

- Ông Nguyễn Văn Khải: Trưởng ban

- Ông Đặng Phong Lưu: Thành viên

- Bà Lê Cẩm Bình: Thành viên

* Ban điều hành các chi nhánh:

- Ông Nguyễn Văn Hiển: Giám đốc Chi nhánh Nguyễn Công Trứ

- Bà Vũ Thị Mai Anh: Giám đốc Chi nhánh Nha Trang

- Ông Nguyễn Tuấn Anh: Giám đốc Chi nhánh Hải Phòng

- Bà Trần Hà Vân: Giám đốc Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo

- Ông Đồng Văn Trang: Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh

- Bà Trần Thị Nguyệt Ánh: Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Thị Minh Khai

- Bà Đỗ Lan Phương: Giám đốc Phòng giao dịch Cách Mạng Tháng Tám

- Ông Đồng Trần Quốc Bảo: Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh

- Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Giám đốc Phòng giao dịch Phạm Ngọc Thạch

- Ông Nguyễn Văn Toàn: Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ

- Ông Trần Quang Bình: Giám đốc Chi nhánh Mỹ Đình

- Ông Tạ Thanh Thao: Giám đốc Phòng giao dịch Lê Văn Lương

- Ông Huỳnh Thành Nam: Giám đốc chi nhánh Vũng Tàu

1.4.3 Sơ đồ quản lý chi nhánh Vũng Tàu

(Nguồn: Bộ phận hành chính nhân sự)

Hình 1.4: Sơ đồ quản lý chi nhánh Vũng Tàu

* Tổ chức quản lý chi nhánh:

- Giám đốc chi nhánh: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chỉ đạo toàn diện Hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giám đốc được quyền yêu cầu bổ nhiệm các Trưởng phòng để trợ giúp, có quyền đề nghị HĐQT khen thưởng, kỷ luật, mức lương hay thù lao, các lợi ích về các điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với các nhân viên tại chi nhánh

- Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh và cơ quan pháp luật về toàn bộ công việc của mình cũng như toàn bộ thông tin cung cấp Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý phòng kế toán; kiểm tra hồ sơ khai thuế tháng, báo cáo tài chính tháng, hồ sơ quyết toán thuế năm tài chính, báo cáo tài chính năm; lập báo cáo về tài chính cho tổng giám đốc và hội đồng quản trị công ty; phân loại và cung cấp thông tin quản lý; đào tạo nhân sự kế toán về kỹ năng chuyên môn Đồng thời, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng liên quan đến các dịch vụ chứng khoán như thanh toán tiền, giao dịch lệnh tại quầy, lưu ký, dịch vụ tài chính, dịch vụ quản lý chứng khoán chưa niêm yết (OTC), giao dịch điện tử Tiếp nhận xử lý thắc mắc, khiếu nại của khách hàng, chăm sóc khách hàng Thực hiện các thao tác xác thực thông tin khách hàng theo yêu cầu của từng loại sản phẩm/ dịch vụ quy định rõ trong từng quy trình Hướng dẫn/ hỗ trợ khách hàng tiến hành các thủ tục khai báo theo quy định của từng loại hình sản phẩm/ dịch vụ Xử lý tối đa yêu cầu của khách hàng theo đúng các bước, thời gian quy định, theo năng lực và kinh nghiệm Chuyển tiếp các phần việc trong yêu cầu của khách hàng đến các nhân viên nghiệp vụ giao dịch - lưu ký, giao dịch điện tử, dịch vụ tài chính và nhân viên các bộ phận khác (Kế toán) để xử lý, hoàn thiện Thực hiện kiểm tra chứng từ cuối ngày, hoàn thiện các nghĩa vụ về chứng từ giao dịch (tiền/ lệnh) phát sinh trong ngày

- Trưởng phòng Môi giới: là người thực hiện việc mở, quản lý tài khoản cho khách hàng và thanh toán giao dịch của khác hàng; Nhận lệnh, kiểm tra lệnh và nhập lệnh giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng vào hệ thống Xác nhận kết quả giao dịch cho khách hàng; Tư vấn khách hàng về thủ tục mở tài khoản, giao dịch, đầu tư chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch TP.HCM Thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: gửi, rút, chuyển khoản, cầm cố, giải tỏa cầm cố, thanh toán và bù trừ, thực hiện quyền theo quy chế của Trung tâm

18 lưu ký Thực hiện thanh toán, theo dõi và phân bổ lãi tiền gửi cho khách hàng trên các tài khoản; giúp khách hàng thực hiện các quyền cổ đông liên quan đến sở hữu chứng khoán lưu ký trên tài khoản; lập báo cáo giao dịch, báo cáo lưu ký tháng, quý, năm và các báo cáo khác theo chế độ quy định Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định

- Kế toán viên: Là người theo dõi các hợp đồng dịch vụ, các khoản công nợ, phải thu phải, trả chịu trách nhiệm lập các báo cáo thuế, đảm bảo tính chính xác của báo cáo thuế nộp cho cơ quan chức năng, lập báo cáo quản trị doanh thu, chi phí theo bộ phận Chịu sự phân công phân nhiệm của kế toán trưởng Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ, đề xuất và thực hiện thanh quyết toán Ngoài ra, có nhiệm vụ ghi chép tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định và các công việc khác

- Nhân viên môi giới: là những người thực hiện việc mở, quản lý tài khoản cho khách hàng Tư vấn khách hàng về thủ tục mở tài khoản, giao dịch, đầu tư chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch TP.HCM, đầu tư chứng khoán OTC Chăm sóc và quản lý mạng lưới khách hàng trong nước cũng như khách hàng nước ngoài Phát triển mạng lưới khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài Phát triển khách hàng; tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng đặt lệnh và thực hiện các thủ tục giao dịch liên quan Cập nhật quy định, kiến thức, thông tin chứng khoán và thường xuyên cập nhật các nhu cầu của khách hàng Đóng góp ý kiến, đề xuất các biện pháp hoàn thiện và phương án đẩy mạnh hoạt động môi giới Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của các cấp quản lý

+ Nhân viên hỗ trợ/vận hành hệ thống CNTT: Phối hợp cùng bộ phận CNTT để quản lý, vận hành hệ thống CNTT tại Chi nhánh hoạt động ổn định, liên tục Giải quyết nhanh các phát sinh về máy móc, thiết bị cho nhân sự Chi nhánh Kiểm tra tình trạng của hệ thống mỗi đầu/cuối ngày Backup dữ liệu định kỳ Đảm bảo đường truyền, nguồn điện dự phòng luôn trong tình trạng sẳn sàng Thông tin kịp thời đến bộ phận quản lý hệ thống, khi phát hiện lỗi

+ Nhân viên hỗ trợ hành chính: Hỗ trợ những công việc liên quan đến Hành chính theo yêu cầu chung của Bộ phận; phụ trách những công việc chung, theo yêu cầu đặc thù

19 của Chi nhánh Hỗ trợ nhân sự những công việc cần thiết, để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất có thể Phối hợp cùng bộ phận Hành chính, triển khai các kế hoạch chung theo đúng tiến độ đề ra Theo dõi và lên kế hoạch mua sắm cho Chi nhánh theo nhu cầu và chi phí hợp lý Phối hợp tổ chức các hoạt động chung theo kế hoạch của Công ty đưa ra

Trong chương này trình bày tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI bao gồm các nội dung như: giới thiệu chung về công ty, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, vị thế của công ty trên thị trường, tổ chức bộ máy của công ty, kế hoạch phát triển, các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty

Những nội dung này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về tình hình của doanh nghiệp từ đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn tình hình tài chính của công ty

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm và ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

2.1.1 Khái niệm chung của việc phân tích báo cáo tài chính

Tài chính là tất cả các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ khách quan trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính và phân tích các báo cáo tài chính là một nội dung, đặc trưng chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý Doanh nghiệp, giúp người sử dụng các phân tích tài chính nhằm đưa các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp Phân tích tài chính đối với nhà quản lý là một công cụ để kiểm tra hoạt động quản lý trong Doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp là dùng các chỉ tiêu phân tích tài chính thông qua các bảng trong Báo cáo Tài chính

2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

Việc phân tích BCTC là một nhu cầu tất yếu, tự thân của mỗi Doanh nghiệp bởi ý nghĩa, vai trò quan trọng của nó Cụ thể là:

- Phân tích BCTC giúp cho nhà quản trị nhìn nhận toàn diện bộ mặt của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua một cách khách quan và tương đối trung thực Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp nhà quản trị hiểu rõ được nguyên nhân gây ra sự biến động của các chỉ tiêu, các khoản mục trên BCTC, nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục đó để từ đó có các biện pháp đối phó thích hợp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của bản thân doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh

- Phân tích BCTC giúp các nhà quản trị nhận biết và dự đoán trước những rủi ro cũng như các tiềm năng trong tương lai Bởi rủi ro là nguy cơ lúc nào cũng có thể gặp phải và gây ra các hậu quả to lớn cho doanh nghiệp, do vậy việc nhận biết các rủi ro giúp các nhà quản trị có được các biện pháp phòng ngừa thích hợp Đối lập với các rủi ro, những tiềm năng và cơ hội sẽ mang đến cho doanh nghiệp những điều kiện làm ăn vô cùng thuận lợi Nhận biết điều đó đã là một bước đầu thắng lợi trên con đường đi đến mục tiêu và phát triển

- Phân tích BCTC góp phần đưa ra định hướng cho các quyết định của Ban giám đốc về các quyết định tài chính và các dự đoán tài chính trong tương lai như kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ

- Phân tích BCTC cũng là một công cụ trong tay các nhà quản trị để kiểm soát các hoạt động quản lý trong đơn vị về tính năng hiệu quả cũng như tính đầy đủ của nó.

Các phương pháp phân tích và công cụ phân tích chủ yếu

Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phương pháp, thông thường người ta hay sử dụng ba phương pháp sau:

2.2.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rông rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích

- Tiêu chuẩn để so sánh: Tùy thuộc vào mục đích của phân tích mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp Khi tiến hành so sánh cần có ít nhất 2 đại lượng hoặc chỉ tiêu để tiến hành phân tích đảm bảo tính chất so sánh được

+ So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường của các chỉ tiêu phân tích + So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau

+ So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích

+ So sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu

+ So sánh số bình quân: Biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất

Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 2 hình thức sau:

- So sánh theo chiều dọc là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của báo cáo tài chính

- So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính

2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân tích thành 4 nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

- Các chỉ tiêu thanh khoản

- Các tỷ số về hoạt động kinh doanh

- Các chỉ tiêu cơ cấu tài chính & tình hình đảm bảo khả năng thanh toán

- Các chỉ số khả năng sinh lời

2.2.3 Phương pháp phân tích Dupont

Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn Đây có thể coi là một phương pháp phân tích tối ưu giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quà sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác nhất

Mục đích của phương pháp này là cung cấp cho các nhà quản trị một thước đo kết quả hoạt động tổng dưới dạng một tỷ lệ thu nhập trên khoản đầu tư ROI (Return on Investment), phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Hai dạng phổ biến của ROI là ROE (Return on Equity) và ROA (Return on Asset)

Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn hơn so với phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh ở chỗ phương pháp phân tích Dupont không chỉ dừng lại ở việc phân tích các hiện tượng tài chính mà còn tiếp cận, chỉ ra các nguyên nhân của các hiện tượng đó thông qua phân tích một tỷ lệ sơ cấp (phản ánh hiện tượng) thành tích của các tỷ lệ thứ cấp (phản ánh nguyên nhân), sau đó tỷ lệ thứ cấp lại trở thành tỷ lệ sơ cấp cho một sự phân tích tiếp theo Cứ như vậy ta sẽ có một chuỗi các tỷ lệ nhân quả với nhau mà sự thay đổi của tỷ lệ sau là nguyên nhận gây ra sự thay đổi của tỷ lệ trước Thông qua đó giúp cho việc xác định nhân tố nào là nguyên nhân gây là biến động của chỉ tiêu được phản ánh ở tỷ lệ sơ cấp.

Nội dung phân tích tình hình tài chính

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, người ta thường dựa vào các báo cáo kế toán, trong đó chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời phân tích các tỷ số tài chính Tuy nhiên, phân tích tài chính còn có

23 mục tiêu đi tới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả tương lai trên cơ sở đó mà đưa ra các quyết định phù hợp Như vậy khi phân tích tài chính không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những bảng biểu tài chính mà phải tập hợp những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa của quốc gia và quốc tế, các thông tin vê kinh tế, các thông tin về pháp lý, các thông tin kinh tế đối với doanh nghiệp

2.3.1 Nội dung phân tích qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát về tổng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) Trong đó, tài sản có thể hiện những gì mà doanh nghiệp đang sử dụng, mà chủ yếu là những khoản tín dụng và đầu tư còn tài sản nợ là những tài sản mà doanh nghiệp đang phải thanh toán mà chủ yếu là những khoản tiền gửi của khách hàng và vốn chủ sở hữu

BCĐKT phản ánh điều kiện tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Các số liệu trên phản ánh số dư nên chúng thay đổi từ thời điểm này qua thời điểm khác Được ví như bức tranh trưng bày về tình hình tài chính tại thời điểm cuối năm, dựa trên BCĐKT ta tính được các chỉ tiêu tài chính Nhờ vậy, BCĐKT trở thành công cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các thời kỳ khác nhau đồng thời tạo cách nhìn tổng quát về cơ cấu và sự biến đổi trong BCĐ

BCĐKT được trình bày thành 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn

Phân tích kết cấu tài sản: Một trong những nguyên tắc cơ bản để tiến hành hoạt động phân tích là phải sắp xếp lại đối tượng phân tích theo một trật tự nhất định phù hợp với mục tiêu phân tích Kế tiếp là nhà đầu tư nghiên cứu kết cấu của từng loại khoản mục, từng loại tài sản để có thể đưa ra những nhận định khái quát về cách phân bổ vốn của doanh nghiệp Chỉ số dùng để phân tích các chỉ số tổng quát của doanh nghiệp là:

Tỷ lệ % từng khoản mục tài sản = Số dư từng khoản mục tài sản

Chỉ số này giúp cho các nhà phân tích biết được kết cấu các khoản mục đầu tư của doanh nghiệp Qua đó, lãnh đạo có thể biết được kết cấu đầu tư của doanh nghiệp có hợp lý hay chưa Kết cấu đầu tư hợp lý thì đảm bảo tối đa hóa thu nhập và tối thiểu hóa rủi ro cho doanh nghiệp

- Phân tích nguồn vốn Để hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải có số vốn điều lệ ban đầu phù hợp với quy định của luật pháp Tuy nhiên, số vốn tự có này không thể là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp mà bên cạnh đó còn có nợ phải trả Do vậy, khi đánh giá về tình hình huy động vốn 2 nội dung luôn luôn được đề cập để phân tích là: phân tích vốn tự có và phân tích nợ phải trả Phân tích tổng quát nguồn vốn của doanh nghiệp

Tỷ lệ % từng khoản mục nguồn vốn = Số dư từng khoản mục nguồn vốn

Chỉ số này giúp cho nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Mỗi một khoản vốn có những yêu cầu khác nhau về tài chính, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau Do đó doanh nghiệp cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ xác định

2.3.2 Nội dung phân tích qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là báo cáo tài chính tổng hợp, cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua các chỉ tiêu trên doanh nghiệp giúp nhà phân tích hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý và từ đó có các biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

➢ Phân tích doanh thu của doanh nghiệp

Chỉ số phân tích kết cấu thu nhập

Tốc độ tăng doanh thu = Doanh thu kỳ này −Doanh thu kỳ trước

Tỷ trọng từng khoản mục trong doanh thu = Doanh thu từng hoạt đông

Tổng doanh thu ×100% Chỉ số này giúp nhà quản trị xác định được cơ cấu của doanh thu để biết được kết cấu doanh thu hay kết cấu đầu tư của doanh nghiệp có hợp lý hay chưa

➢ Phân tích chi phí của doanh nghiệp

Tốc độ tăng chi phí = Chi phí kỳ này −Chi phí kỳ trước

Tỷ trọng từng khoản mục trong chi phí = Chi phí trong mỗi khoản mục

25 Chỉ số này giúp nhà quản trị thấy được kết cấu khoản chi để có thể hạn chế bớt các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đề ra

Khi đánh giá về tình hình doanh thu – chi phí, nhà quản trị không chỉ phân tích hai nội dung này một cách riêng lẻ mà cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí của doanh nghiệp thông qua tỷ lệ: Tổng chi phí/Tổng doanh thu để thấy được 100 đồng doanh thu doanh nghiệp mất bao nhiêu đồng cho chi phí Xem xét nội dung này sẽ cho nhà quản trị doanh nghiệp thấy được chất lượng công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp mình để có các biện pháp điều chỉnh sao cho công tác này đạt kết quả tốt nhất

➢ Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản và nó cũng vô hình như uy tín của doanh nghiệp hoặc phần trăm thị phần doanh nghiệp chiếm được Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng rủi ro thì lại thấp Để làm được điều này, các nhà quản trị phải phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp Thông qua phân tích lợi nhuận, các nhà phân tích có thể theo dõi, kiểm soát đánh giá lại các chính sách kinh doanh của mình, xem xét kế hoạch mở rộng và tăng cường trong tương lai

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

2.3.3 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính

Phân tích các tỷ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tình hình tài chính Các tỷ số được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong các báo cáo tài chính Các tỷ số tài chính vừa thể hiện mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính, vừa dùng để so sánh các khoản mục của doanh nghiệp qua nhiều giai đoạn a) Các chỉ tiêu thanh khoản

- Khả năng thanh toán nhanh băng tiền: là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không Tỷ số này chỉ ra lượng tiền dự trữ so với khoản nợ hiện hành Chỉ số này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiều đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo trả nợ

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ phải trả ngắn hạn

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI

Phân tích khái quát tình hình tài chính

Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp, từ đó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến động của chúng Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của Doanh nghiệp

3.1.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Việc đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn là nội dung đánh giá đầu tiên, làm tốt công tác đánh giá này sẽ đem lại cho nhà quản trị doanh nghiệp một cái nhìn tổng quá về quy mô cũng như cơ cấu tài sản - nguốn vốn của doanh nghiệp mình Điều này giúp cho nhà quản trị luôn có được con mắt nhìn bao quát ngay cả khi đã đi vào các nội dung phân tích cụ thể

Bảng 3.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn Đơn vị: Triệu VND

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2016 - 2017 Chênh lệch 2017 - 2018

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ tăng Mức tăng Tỷ lệ tăng

Tiền và các khoản tương đương tiền 308,565 2.33 345,986 1.84 612,880 2.57 37,421 12.13 266,894 77.14

Các khoản phải thu ngắn hạn 53,619 0.41 27,842 0.15 301,712 1.27 -25,777 -48.07 273,870 983.66

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 750,344 5.67 943,370 5.03 1,065,903 4.47 193,026 25.73 122,533 12.99

Bất động sản đầu tư 261,341 1.98 218,231 1.16 214,562 0.90 -43,110 -16.50 -3,669 -1.68

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,900,637 37.05 5,000,637 26.65 5,100,637 21.41 100,000 2.04 100,000 2.00

Thặng dư vốn cổ phần 29,266 0.22 29,483 0.16 29,471 0.12 217 0.74 -12 -0.04

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,576,076 11.91 2,212,625 11.79 2,795,106 11.73 636,549 40.39 582,481 26.33

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của công ty chứng khoán SSI.)

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ kết cấu tài sản và nguồn vốn

Qua số liệu chi tiết trong bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2018 của doanh nghiệp ta thấy:

Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2017 đạt 18,764,375 triệu VNĐ tăng trưởng 41.85% so với năm 2016 Năm 2018 đạt 23,825,627 triệu VNĐ tăng trưởng 26.97% so với năm 2017, chiếm 18.7% thị phần môi giới và là công ty chứng khoán có quy mô lớn nhất tại trị trường Việt Nam Điều này cho thấy quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:

- Tài sản ngắn hạn năm 2017 đạt 17,227,983 triệu VNĐ tăng so với năm 2016 là 5,342,994 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 44.96% Năm 2018 đạt 22,270,357 triệu VNĐ tăng so với năm 2017 là 5,042,374 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29.27% Qua đó ta thấy tài sản ngắn hạn tăng đều qua các năm, nguyên nhân do thị trường chứng khoán phát triển mạnh trong những năm gần đây vì vậy doanh nghiệp đã tăng tài sản ngắn hạn để phục vụ cho việc kinh doanh ngày càng mở rộng

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ kết cấu tài sản và nguồn vốn

SSI đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao trong ngành chứng khoán Tổng nguồn vốn năm 2017 đạt 18,764,375 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 41.85% so với năm 2016; Năm 2018 đạt 23,825,627 triệu VNĐ tăng so với năm 2017 là 5,061,252 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26.97% Thị phần môi giới chứng khoán của SSI vẫn đứng hàng đầu trong các công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam Điều này cho thấy SSI đang rất thuận lợi trong việc kinh doanh, uy tín của ngày càng được nâng cao Vì uy tín và chất lượng phục vụ được nâng cao nên khách hàng đến sử dụng dịch vụ nhiều hơn nên nguồn vốn liên tục tăng để phục vụ tốt nhất cho khách hàng

Nợ phải trả ngắn hạn của SSI năm 2017 là 9,354,274 triệu VNĐ tăng so với năm

2016 là 3,512,323 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 60.12% Năm 2018 là 13,469,410 triệu VNĐ tăng so với năm 2017 là 4,115,136 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 43.99% Nguyên nhân dẫn đến các khoản này tăng là do thị trường chứng khoán tăng trưởng cao trong những năm gần đây, vì vậy SSI tăng cường vay nợ ngắn hạn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình như cho vay margin, tự doanh chứng khoán, và các hoạt động khác

Vốn chủ sở hữu năm 2017 đạt 8,616,250 triệu VNĐ tăng so với năm 2016 là 1,463,683 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.46% Năm 2018 đạt 9,155,665 triệu VNĐ tăng so với năm 2016 là 539,415 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.26 % Vốn chủ sở hữu của SSI tăng nguyên nhân do doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và tình hình kinh tế cũng có nhiều khởi sắc trong những năm gần đây

3.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một loại báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, nó là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập hoạt động chính và các hoạt động khác qua một kỳ kinh doanh (kỳ kế toán) của doanh nghiệp Thông qua các chỉ tiêu của báo cáo này giúp cho các cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, cơ quan thuế, kiểm toán nắm được thực trạng các khoản doanh thu, chi phí, kết quả tài chính của doanh nghiệp

Bảng 3.2: Bảng phân tích quy mô cơ cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận Đơn vị: Triệu VNĐ

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của công ty chứng khoán SSI)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2016 -

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tỷ lệ tăng Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh 2,216,769 100.00 2,898,078 100.00 3,672,838 100.00 681,309 30.73 774,760 26.73

Chi phí hoạt động kinh doanh 847,640 38.24 1,137,397 39.25 1,651,030 44.95 289,757 34.18 513,633 45.16

Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh 1,369,128 61.76 1,760,681 60.75 2,021,808 55.05 391,553 28.60 261,127 14.83

Chi phí quản lý doanh nghiệp 140,594 6.34 168,029 5.80 173,684 4.73 27,435 19.51 5,655 3.37

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,054,324 47.56 1,392,315 48.04 1,567,030 42.67 337,991 32.06 174,715 12.55

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,056,826 47.67 1,405,021 48.48 1,623,213 44.20 348,195 32.95 218,192 15.53

Lợi nhuận sau thuế TNDN 874,997 39.47 1,161,105 40.06 1,302,937 35.47 286,108 32.70 141,832 12.22

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ 877,036 39.56 1,161,853 40.09 1,304,930 35.53 284,817 32.47 143,077 12.31

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ kết cấu doanh thu, chi phí

Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tổng doanh thu qua 3 năm của SSI có sự thay đổi qua mỗi năm Doanh thu thuần năm 2016 đạt 2,216,769 triệu VNĐ, năm 2017 đạt 2,898,078 triệu VNĐ, năm 2018 đạt 3,672,838 triệu VNĐ Như vậy năm 2018 so với năm 2017 tăng 774,760 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 26.73%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 681,309 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 30.73% Doanh thu thuần tăng đều qua các năm điều này chứng tỏ hoạt động của SSI đang ngày càng tốt lên SSI không ngừng khẳng định thương hiệu của mình cũng như có những sản phẩm mới hấp dẫn để thu hút được khách hàng nhiều hơn

Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2017 là 1,137,397 triệu VNĐ tăng so với năm

2016 là 289,757 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 34.18% Năm 2018 là 1,651,030 triệu VNĐ tăng so với năm 2017 là 513,633 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 45.16% Chi phí hoạt động tăng với mức độ lớn hơn so với sự gia tăng doanh thu, điều này cho thấy doanh nghiệp đang không kiểm soát tốt chi phí trong các hoạt động kinh doanh của mình

Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ

Biểu đồ kết cấu doanh thu, chi phí

38 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 là 168,029 triệu VNĐ tăng so với năm

2015 là 27,435 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 19.51% Năm 2018 là 173,684 triệu VNĐ tăng so với năm 2017 là 5,655 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.37% Nếu so với sự gia tăng nhanh chóng của doanh thu thuần thì chi phí quản lý doanh nghiệp không tăng nhiều trong ba năm qua

Lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 1,161,105 triệu VNĐ tăng so với năm 2016 là 286,108 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 32.70% Năm 2018 là 1,302,937 triệu VNĐ tăng so với năm 2017 là 141,832 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.22% Tổng kết lại, trong giại đoạn 2016 – 2018 SSI đã có những sự tăng trưởng cao về doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế Tuy nhiên, chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại tăng lớn hơn cả mức tăng của doanh thu Vì vậy, ban quản trị cũng cần nhìn nhận và xem xét lại vấn đề này vì nó là tác nhân chính làm giảm các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân tích các chỉ tiêu về tài chính

3.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ phải trả ngắn hạn

Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Nợ phải trả ngắn hạn

Tỷ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản

Từ công thức ta có:

Bảng 3.3: Bảng thể hiện chỉ tiêu thanh toán

Tiền và các khoản tương đương tiền 308,565 345,986 612,880 117,332

Tài sản ngắn hạn 11,884,989 17,227,983 22,270,357 5,065,175 Tổng tài sản 13,227,969 18,764,375 23,825,627 5,256,305

Thanh toán nhanh bằng tiền 0.05 0.04 0.05 0.05

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của SSI)

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu thanh toán

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của doanh nghiệp năm 2016 là 0,05; năm 2017 là 0,04 và năm 2018 là 0,05 Qua đó, ta thấy chỉ số thanh toán nhanh bằng tiền của công ty năm 2016, năm 2017 và năm 2018 là xấp xỉ bằng nhau điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của SSI qua các năm không có nhiều thay đổi Như vậy có thể thấy doanh nghiệp đã đầu tư hiệu quả vào các hoạt động kinh doanh của mình và không dữ trữ nhiều tiền mặt

Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2016 là 2.03; năm 2017 là 1.84 và năm 2018 là 1.65 Tỷ số này năm 2017 thấp hơn năm 2016 là 0.19 và năm 2018 thấp hơn năm 2017 là 0.19 Điều này cho thấy công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ Nhưng khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp qua các năm đều thấp dần Nguyên nhân do SSI đã liên tục tăng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua

Tỷ số thanh toán tổng quát năm 2016 là 2.18; năm 2017 là 1.85 và năm 2018 là 1.62 Tỷ số này năm 2017 thấp hơn năm 2016 là 0.33 và năm 2018 thấp hơn năm 2017 là 0.23 Điều này cho thấy công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn Nhưng khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp qua các năm đều thấp dần Nguyên nhân do SSI đã liên tục tăng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền năm 2018 của doanh nghiệp là 0.05 lần, giá trị này bằng với giá trị của HSC năm 2018 Điều này cho thấy có sự tương đồng của hai

Thanh toán nhanh bằng tiền Thanh toán hiện hành Thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

40 doanh nghiệp về khả năng thanh toán bằng tiền Nhưng khả năng thanh toán hiện hành của SSI năm 2018 là 1.65 lần chỉ số này thấp hơn đáng kể so với HSC năm 2018 là 2.31 lần Cuối cùng khả năng thanh toán tổng quát của SSI năm 2018 là 1.62 lần chỉ số này thấp hơn đáng kể so với HSC năm 2018 là 2.39 lần.Nguyên nhân do SSI đã liên tục tăng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua, điều này cho thấy SSI có khả năng thanh toán kém hơn so với HSC

3.2.2 Phân tích các tỷ số về hoạt động kinh doanh Áp dụng công thức:

Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần

Bình quân tài sản ngắn hạn

Vòng quay tài sản dài hạn = Doanh thu thuần

Bình quân tài sản dài hạn

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần

Bình quân tổng tài sản

Từ công thức ta có:

Bảng 3.4: Bảng thể hiện chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh 2,216,769 2,898,078 3,672,838 2,349,816 Bình quân tài sản ngắn hạn 11,414,982 14,556,486 19,749,170 5,785,489 Bình quân tài sản dài hạn 1,897,744 1,439,686 1,545,831 182,950 Bình quân tổng tài sản 13,312,725 15,996,172 21,295,001 5,968,439

Vòng quay tài sản ngắn hạn 0.19 0.20 0.19 0.41

Vòng quay tài sản dài hạn 1.17 2.01 2.38 12.84

Vòng quay tổng tài sản 0.17 0.18 0.17 0.39

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của SSI.)

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh

Vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2016 là 0.19 cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty tạo ra được 0.19 đồng doanh thu Năm 2017 là 0,20 cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty tạo ra được 0.20 đồng doanh thu Năm 2018 là 0.19 cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty tạo ra được 0.19 đồng doanh thu Vòng quay tài sản ngắn hạn có xu hướng thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn chưa được hiệu quả

Vòng quay tài sản dài hạn năm 2016 là 1.17 cho biết 1 đồng tài sản dài hạn của công ty tạo ra được 1.17 đồng doanh thu Năm 2017 là 2.01 cho biết 1 đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp tạo ra được 2.01 đồng doanh thu Năm 2018 là 2.38 cho biết 1 đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp tạo ra được 2.38 đồng doanh thu Vòng quay tài sản dài hạn có xu hướng tăng nghĩa là công ty đã sử dụng rất tốt nguồn tài sản dài hạn của mình

Vòng quay tổng tài sản năm 2016 là 0.17 cho biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được 0.17 đồng doanh thu Năm 2017 là 0.18 cho biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được 0.18 đồng doanh thu Năm 2018 là 0.18 cho biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được 0.18 đồng doanh thu Vòng quay tổng tài sản qua các năm đều như nhau cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng tốt nguồn tài sản của mình

Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản dài hạn Vòng quay tổng tài sản

Chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh

42 Các chỉ số về hoạt động kinh doanh của SSI năm 2018 gồm vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tài sản dài hạn và vòng quay tổng tài sản lần lượt là 0.19; 2.38; 0.17 đều thấp hơn đáng kể so với HSC năm 2018 là 0.41; 12.84; 0.39 Điều này cho thấy SSI hoạt động kinh doanh kém hơn so với HSC trên phương diện khả năng tạo ra doanh thu

3.2.3 Phân tích các chỉ tiêu cơ cấu tài chính & tình hình đảm bảo khả năng thanh toán Áp dụng công thức:

Tỷ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ

Tỷ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)

Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàng bán+Chi phí khấu hao + EBIT

Nợ gốc+ Chi phí lãi vay

Từ công thức ta có:

Bảng 3.5: Bảng thể hiện chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đảm bảo khả năng thanh toán

Nợ phải trả 6,075,402 10,148,125 14,669,962 2,195,769 Tổng cộng tài sản 13,227,969 18,764,375 23,825,627 5,256,305 Vốn chủ sở hữu 7,152,567 8,616,250 9,155,665 3,060,536 Giá vốn hàng bán + chi phí khấu hao + EBIT 2,191,894 2,906,946 3,841,612 2,362,723

Nợ gốc + Chi phí lãi vay 6,641,859 8,455,345 12,945,585 2,367,501

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 0.46 0.54 0.62 0.42

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0.85 1.18 1.60 0.72

Tỷ số khả năng trả nợ 0.33 0.34 0.30 0.99

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của SSI.)

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đảm bảo khả năng thanh toán

Xét về chỉ tiêu nợ phải trả trên tổng tài sản năm 2016 là 0.46 cho biết tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ bằng 46% là nợ phải trả; năm 2017 là 0.54 cho biết tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ bằng 54% là nợ phải trả; năm 2017 là 0.62 cho biết tài sản hiện tại của danh nghiệp được tài trợ bằng 62% là nợ phải trả Tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp đang tăng lên qua các năm, nguyên nhân là bởi vì doanh nghiệp muốn tăng quy mô tài sản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đang không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây

Xét về chỉ tiêu nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2016 là 0.85 cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng 0.85 đồng nợ vay; năm 2017 là 1.18 cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng đến 1.18 đồng nợ vay; năm 2018 là 1.60 cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng 1.60 đồng nợ vay Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các năm điều khá lớn (hai năm 2017 và 2018 tỷ số này lớn

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số khả năng trả nợ

Chỉ tiêu cơ cấu tài chính và đảm bảo khả năng thanh toán

44 hơn 1) cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu, điều này khiến doanh nghiệp phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ về tài chính thấp Xét về tỷ số khả năng trả nợ trung bình năm 2016 là 0.33 lần; năm 2017 là 0.34 lần; năm 2018 là 0.30 lần Tỷ số khả năng trả nợ qua các năm gần như nhau nhưng lại nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa là nguồn tiền doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ nhỏ hơn nợ gốc và lãi phải trả nó cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất kém Xét về cả ba tiêu chí trên của SSI năm 2018 gồm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, và tỷ số khả năng trả nợ lần lượt là 0.62; 1.60; 0.30 đều kém khả quan hơn so với số liệu của HSC năm 2018 lần lượt là 0.42; 0.72; 0.99 Điều này cho thấy SSI sử dụng đòn bẩy cao hơn so với HSC

3.2.4 Phân tích các chỉ số khả năng sinh lời Áp dụng công thức:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng

Bình quân tổng tài sản x 100%

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng

Bình quân vốn chủ sở hữu x 100%

Từ công thức ta có:

Bảng 3.6: Bảng thể hiện chỉ tiêu khả năng sinh lời

Lợi nhuận sau thuế 877,036 1,161,853 1,304,930 675,480 Doanh thu thuần 2,216,769 2,898,078 3,672,838 2,349,816 Bình quân tổng tài sản 13,312,725 15,996,172 21,295,001 5,968,439 Bình quân vốn chủ sở hữu 6,899,518 7,884,409 8,885,958 2,925,849

Lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận trên tổng tài sản

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 12.71 14.74 14.69 23.08

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của SSI.)

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thể hiện chỉ số khả năng sinh lời

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2016 lợi nhuận sau thuế chiếm 39.56% trên doanh thu thuần; năm 2017 lợi nhuận sau thuế chiếm 40.09% trên doanh thu thuần; năm 2018 lợi nhuận sau thuế chiếm 35.53% trên doanh thu thuần Tỷ số này các năm được giữ ổn định, điều này cho biết doanh nghiệp đang kinh doanh tốt Nguyên nhân là bởi vì các năm này dù chi phí của doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể tuy nhiên thị trường chứng khoán lại khởi sắc dẫn đến các hoạt động kinh doanh chính của SSI đều tăng trưởng cao vì vậy nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng được cải thiện

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) : Năm 2016 là 6.59% cho biết bình quân 100 đồng tổng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 6.59 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2017 là 7.26% cho biết bình quân 100 đồng tổng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 7.26 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2018 là 6.13% cho biết bình quân 100 đồng tổng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 6.13 đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ số này qua các năm được giữ ổn định và không có nhiều thay đổi đáng kể Nguyên nhân là bởi vì dù lợi nhuận của SSI không ngừng tăng cao qua các năm nhưng doanh nghiệp cũng đi vay nhiều hơn chính vì vậy mà ROA được duy trì, ngoài ra tỷ số này thấp hơn mức lãi suất đi vay trung bình vì vậy nên xem xét để giảm các khoản vay của mình

Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận trên tổng tài sản

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu khả năng sinh lời

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) : Năm 2016 chỉ tiêu này là 12.71%, có nghĩa cứ đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 12.71 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2017 chỉ tiêu này là 14.74%, có nghĩa cứ đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 14.74 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2018 chỉ tiêu này là 14.69%, có nghĩa cứ đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 14.69% đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ số này qua các năm được cải thiện chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng rất hiệu quả đồng vốn của cổ đông Nguyên nhân là bởi vì SSI tăng cường huy động vốn thông qua kênh ngân hàng từ đó giảm áp lực phải phát hành cổ phiếu làm giảm ROE, có thể thấy SSI đã quản lý tài chính rất hiệu quả để đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông

Phân tích Dupont

✓ Phân tích Dupont theo ROA

Bảng 3.8: Bảng chỉ tiêu phân tích Dupont theo ROA

Tỷ suất lợi nhuận thuần 0.40 0.40 0.36

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của SSI.)

Biểu đồ 3.8: Biểu đồ phân tích Dupont theo ROA

49 ROA(2018) = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần x Doanh thu thuần

ROA(2018) = Tỷ suất lợi nhuận thuần × Số vòng quay tài sản

Nhận xét: Năm 2016 doanh nghiệp tạo ra 40% lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản quay vòng được là 0.17 lần, và doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận 6.59% trên tổng tài sản Năm 2017 doanh nghiệp tạo ra 40% lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản quay vòng được là 0.18 lần, và doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận 7.26% trên tổng tài sản Năm 2018 doanh nghiệp tạo ra 36% lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản quay vòng được là 0.17 lần, và doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận 6.13% trên tổng tài sản Nguyên nhân dẫn đến chỉ số này được duy trì ổn định là vì lợi nhuận liên tục tăng trưởng kèm theo doanh nghiệp vay vốn cũng nhiều hơn, chính vì vậy mà tỷ số ROA được duy trì ổn định qua các năm

Sự biến động này của ROA thì chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: lợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tài sản Vì vậy, nếu muốn nâng cao ROA thì doanh nghiệp cần kết hợp động bộ nâng cao cả 2 nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi phí và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất

✓ Phân tích Dupont theo ROE

Bảng 3.9: Bảng chỉ tiêu phân tích Dupont theo ROE

Bình quân vốn chủ sở hữu 6,899,518 7,884,409 8,885,958

Tỷ suất lợi nhuận ròng 0.40 0.40 0.36

Vòng quay tài sản 0.17 0.18 0.17 Đòn bẩy tài chính 1.93 2.03 2.40

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của SSI.)

Biểu đồ 3.9: Biểu đồ phân tích Dupont theo ROE

ROE(2018) = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần x Doanh thu thuần

Tài sản bình quân x Tài sản bình quân

Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE(2018) = Tỷ suất lợi nhuận thuần × Số vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

8,885,958 = 0.36 x 0.17 x 2.4 = 0.1469 = 14.69% Nhận xét: Năm 2016 doanh nghiệp tạo ra 40% lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản quay vòng được là 0.17 lần, với số nhân vốn chủ sở hữu là 1.93 lần trong năm, và doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận 12.71% trên vốn chủ sở hữu Năm 2017 doanh nghiệp tạo ra 40% lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản quay vòng được là 0.18 lần, với số nhân vốn chủ sở hữu là 2.03 lần trong năm, và doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận 14.74% trên vốn chủ sở hữu Năm 2018 doanh nghiệp tạo ra 36% lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản quay vòng được là 0.17 lần, với số nhân vốn chủ sở hữu là 2.4 lần trong năm, và doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận 14.69% trên vốn chủ sở hữu Nguyên nhân chính dẫn đến ROE liên tục được cải thiện qua các năm là vì mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp ngày càng cao, năm 2016 là 1.93, năm 2017 là 2.03 và năm 2018 là 2.40

Chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên

Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính) Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai,dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá

Bảng 3.10: Bảng phân tích các biến động của dòng tiền Đơn vị: Triệu VNĐ

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của SSI)

Mức tăng Tỷ lệ tăng Mức tăng Tỷ lệ tăng

2 Điều chỉnh cho các khoản -547,985 -730,567 -988,900 -182,582 33.31 -258,333 35.36

3 Tăng các chi phí phi tiền tệ 146,966 324,109 517,732 177,143 120.53 193,623 59.74

4 Giảm các doanh thu phi tiền tệ -152,456 -589,814 -428,681 -437,358 286.87 161,133 -27.31

5 Thay đổi tài sản và nợ phải trả hoạt động 231,351 -1,919,410 -4,996,718 -2,150,761 -929.65 -3,077,308 160.32

6 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 734,701 -1,510,660 -4,273,353 -2,245,361 -305.6 -2,762,693 182.88

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 496,326 -1,575,988 -2,938,170 -2,072,314 -417.53 -1,362,182 86.43

1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác -63,666 -35,106 -57,360 28,560 -44.85 -22,254 63.39

2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 4 541 207,083 537 13425 206,542 38177.80

3 Tiền chi đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác -3,944,187 -6,253,000 -7,310,034 -2,308,813 58.53 -1,057,034 16.90

4 Tiền thu thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác 2,421,100 4,028,100 7,059,305 1,607,000 66.37 3,031,205 75.25

5 Tiền thu về cổ tức và lợi nhuận được chia 239,914 383,363 433,034 143,449 59.79 49,671 12.95

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -1,346,836 -1,876,103 332,029 -529,267 39.29 2,208,132 -117.7

1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 99,980 100,469 213,767 489 0.48 113,298 112.76

2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu quỹ -2,322 -53,493 2,322 -100 -53,493

4 Tiền chi trả nợ gốc vay -31,609,042 -45,623,409 -82,565,002 -14,014,367 44.33 -36,941,593 80.97

5 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -478,935 -488,705 -498,231 -9,770 2.03 -9,526 1.94

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 412,715 3,489,511 2,873,035 3,076,796 745.50 -616,476 -17.66

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -437,795 37,421 266,894 475,216 -108.54 229,473 613.22

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 746,360 308,565 345,986 -437,795 -58.65 37,421 12.12

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 308,565 345,986 612,880 37,421 12.12 266,894 77.14

Biểu đồ 3.10: Biểu đồ lưu chuyển tiền tệ

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 là -1,575,988 triệu VNĐ giảm so với năm 2016 là -2,072,314 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là -417.53% Năm 2018 là -2,938,170 triệu VNĐ giảm so với năm 2017 là -1,362,182 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 86.43% Nguyên nhân do khoản thay đổi tài sản và nợ phải trả hoạt động năm 2017 là - 1,919,410 triệu VNĐ giảm so với năm 2016 là -2,150,761 triệu VNĐ tương đương với tỷ lệ giảm -929.65% Năm 2018 là -4,996,718 triệu VNĐ giảm so với năm 2017 là - 3,077,308 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 160.32% Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh qua các năm, năm 2017 cao hơn năm 2016 chứng tỏ dòng tiền ra nhiều hơn dòng tiền vào, điều này chứng minh rõ rằng là doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh chính Năm 2018 cũng cao hơn năm 2017 cũng chứng tỏ dòng tiền ra nhiều hơn dòng tiền vào Điều này là bởi vì doanh nghiệp tăng đầu tư vào hoạt động tự doanh chứng khoán

Lưu chuyển tiền thuần tư hoạt động đầu tư năm 2017 là -1,876,103 triệu VNĐ, giảm so với năm 2015 là -529,267 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là -39.29% Năm 2018 là 332,029 triệu VNĐ, tăng so với năm 2017 là 2,208,132 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 117.7% Chỉ tiêu này của SSI bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác Như vậy trong năm 2016 và 2017 cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán SSI đã đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

54 nhiều vào các doanh nghiệp khác, điều này cho thấy SSI rất nhạy bén trong hoạt động đầu tư của mình Còn trong năm 2018 thì khoản mục này lại giảm cho thấy SSI đã giảm mạnh việc đầu tư vào các doanh nghiệp khác vì trong năm này thị trường chứng khoán kém khả quan

Lưu chuyển tiền thuần tư hoạt động tài chính năm 2017 là 3,489,511 triệu VNĐ tăng so với năm 2016 là 3,076,796 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 745.50% Năm 2018 là 2,873,035 triệu VNĐ giảm so với năm 2017 là -616,476 triệuVNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là -17.66% Điều này cho thấy trong năm 2017 SSI đã tăng vay vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư nhưng đến năm 2018 dù SSI vẫn tăng cường vay nợ nhưng về số tuyệt đối thì đã giảm so với năm

2017 vì trong năm 2018 thị trường trở nên khó khăn hơn.

Nhận xét tình hình tài chính công ty

Từ những kết quả phân tích, em xin tổng kết lại một số ưu điểm cũng như nhược điểm của công ty

- Về tổng quan thì công ty có năng lực tài chính vững mạnh với tổng tài sản tăng đều qua các năm, cơ cấu tài sản và nguồn vốn khá cân đối, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao qua các năm Từ đó đảm bảo cho công ty phát triển ổn định và luôn có đủ nguồn lực để kinh doanh khi thị trường chứng khoán phát triển

- Công ty luôn đảm bảo khả năng trả nợ với hệ số thanh toán ở mức cao điều này đảm bảo công ty có thể thực hiện các nghĩa vụ trả nợ một cách dễ dàng

- Khả năng sinh lời khá ổn định khi các hệ số ROS, ROA, ROE đều được duy trì ổn định qua các năm

- Khả năng quay vòng tổng tài sản của doanh nghiệp khá thấp, điều này là bởi vì công ty sở hữu khối tài sản khá lớn so với doanh thu mà nó tạo ra được

- Hệ số nợ qua các năm tăng cao nhưng ROE không được cải thiện nhiều thậm chí còn giảm nhẹ trong năm 2018, điều này cho thấy gia tăng vay nợ không cải thiện được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Hệ số nợ trên tổng tài sản đang tăng dần qua các năm, điều này làm cho doanh nghiệp trở nên rủi ro hơn trong mắt các nhà đầu tư

Chương 3 trình bày nội dung phân tích báo cáo tài chính của công ty Đầu tiên là phân tích khái quát tình hình tài chính để có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp Tiếp theo nội dung chương này, em đã tiến dành phân tích các nhóm chỉ số về khả năng thanh toán, về hoạt động kinh doanh, về cơ cấu tài chính và về khả năng sinh lời Bênh cạnh đó là phân tích Dupont để xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến hệ số ROA và ROE của doanh nghiệp Cuối cùng, em đã phân tích tình hình tài chính của công ty dựa trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để hiểu rõ dòng tiền ra vào của doanh nghiệp Như vậy, thông qua các phân tích nêu trên chúng ta có thể nhận thấy những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp Từ kết quả phân tích này em đã đưa ra một số kiến nghị ở chương tiếp theo

Ngày đăng: 20/08/2024, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5.Các trang web tham khảo: https://www.ssi.com.vn/, http://cafef.vn/, http://www.ssc.gov.vn, https://www.hsx.vn/, https://www.hnx.vn Link
1.Phan Đức Dũng, Phân tích báo cáo tài chính, đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh Khác
2.Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB –Thống Kê Khác
3.Báo cáo thường niên cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017 Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI Khác
4.Báo cáo thường niên cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w