1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT P.T

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT P.T

Trình độ đào tạo: Cao đẳngHệ đào tạo: Chính quyNgành: Quản trị kinh doanhChuyên ngành: Quản trị tài chínhKhóa học: 2012 – 2015

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH KỸ THUẬT P.TGiảng viên hướng dẫn: Nghiêm Phúc Hiếu

Sinh viên thực tập: Ngô Thị Thùy Vân

Vũng tàu, tháng 4 năm 2015

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

  

1.Thái độ,tác phong khi tham gia thực tập

2.Kiến thức chuyên môn

3.Nhận thức thực tế

4.Đánh giá khác

5.Đánh giá kết quả thực tập

Vũng tàu,ngày tháng năm

Chữ ký của giảng viên

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Vũng Tàu, ngày tháng năm 2015

Chữ ký của giảng viên

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với sựnỗ lực, cố gắng học hỏi và sự giảng dạy tận tình của các giảng viên khoa kinh tế, emđã tiếp thu và tích lũy rất nhiều kiến thức Để củng cố những kiến thức đã học ở trườngvào thực tế, em được thực tập tại công ty TNHH KỸ THUẬT P.T

Trong khoảng thời gian thực tập gần hai tháng, công ty giúp đỡ, tạo điều kiện vàhướng dẫn nhiệt tình từ ban giám đốc, phòng kế toán tài vụ đã tạo điều kiện cho emtiếp xúc thực tế với tình hình tài chính của Quý công ty

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn đến:- Ban Giám Đốc cùng toàn thể Cán Bộ Nhân Viên của công ty TNHH KỸ

THUẬT P.T đã tạo điều kiện cho em thực tập và làm việc tại công ty - Giảng viên hướng dẫn Thầy Nghiêm Phúc Hiếu đã tận tình hướng dẫn và góp ý

kiến quý báu giúp em hoàn thành tốt đề tài này.- Quý thầy cô khoa kinh tế cùng thầy cô trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu đã

giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tậptại trường

Trong thời gian hoàn thành đề tài này em đã có nhiều sự cố gắng và nỗ lực nhưngkhông tránh khỏi sự sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ BanGiám Đốc và Quý Thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Vũng tàu,ngày tháng năm Sinh viên thực tập

Ngô thị thùy vân

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT P.T 3

1.1Giới thiệu về công ty 3

1.2Quá trình hình thành và phát triển công ty 3

1.3.Phương châm,mục tiêu và nhiệm vụ của công ty 4

1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 5

1.6 Thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua 6

2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 9

2.2.1 Tài liệu phân tích 9

2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán 9

2.2.1.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 11

2.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 12

2.2.2 Phương pháp phân tích 13

2.2.2.1 Phân tích theo chiều ngang 13

2.2.2.2 Phân tích theo chiều dọc 14

2.2.2.3 Phân tích theo xu hướng 14

2.2.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính 14

2.3 Nội dung phân tích 14

2.3.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 14

2.3.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản 15

2.3.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn 17

2.3.1.3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn 17

Trang 7

2.3.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 18

2.3.3 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 20

2.3.3.1 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán 20

2.3.3.2 Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính 22

2.3.3.3 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay 22

2.3.3.4 Nhóm chỉ số hoạt động 23

2.3.3.5 Phân tích tỷ suất lợi nhuận 25

2.3.3.6 Phân tích Dupont các tỷ số tài chính 26

Tóm tắt chương 2 29

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT P.T 30

3.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 30

3.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản 30

3.1.1.1 Phân tích theo chiều ngang 30

3.1.1.2 Phân tích theo chiều dọc 34

3.1.2 Phân tích về tình hình biến động nguồn vốn 35

3.1.2.1 Phân tích theo chiều ngang 35

3.1.2.2 Phân tích theo chiều dọc 38

3.1.3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 40

3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 41

3.2.1 Phân tích theo chiều ngang 41

3.2.2 Phân tích theo chiều dọc 43

3.3 Phân tích tình hình tài chính qua các tỷ số tài chính 45

3.3.1 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán 45

3.3.2 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 47

3.3.3 Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính 48

3.3.4 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay 49

Trang 8

4.1.1 Ưu điểm 61

4.1.2 Nhược điểm 62

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT P.T 62

4.2.1 Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: 63

4.2.2 Về tình hình công nợ và thanh toán 65

4.2.3 Về hiệu quả hoạt động kinh doanh 65

4.2.4 Tăng cường công tác quản lý nhân viên 66

4.2.5.Về vấn đề quản lý quỹ tiền lương: 68

4.2.6 Quản trị tài chính 68

4.2.6.1 Quản trị tiền mặt 68

4.2.6.2 Quản trị hàng tồn kho 68

4.2.6.3 Quản trị đối với vốn cố định 69

4.2.7 Xây dựng thương hiệu cho Công ty 69

4.3 KIẾN NGHỊ 69

KẾT LUẬN 71

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cùngsự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn.Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầutư vào một kênh kinh doanh nào đó, và họ mong muốn với sự đầu tư này sẽ đem lại lợinhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất vậy để làm được điều này ngoài việc bỏ vốn racác nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp,chiến lược, chính sách đưa ra các nhà đầu tư,doanh nghiệp cũng phải xác định và nắmbắt được dòng tiền của mình lưu chuyển ra sao Vì vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tưcần phải có đội ngũ, để giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư phân tích tình tài chính củadoanh nghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn trong quá trình thực tập tại công ty TNHHKỸ THUẬT P.T,em nhận thấy công ty cần phải nắm rõ nguyên nhân và mức độ ảnhhưởng của các nhân tố trên đến tình hình tài chính của mình Do đó em quyết định

chọn đề tài:”Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH KỸ THUẬT P.T” để làm

đề tài thực tập tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công ty thôngqua các báo cáo tài chính Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những giải pháp thích hợpđể gia tăng nguồn vốn công ty và nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tài chính của công ty TNHH KỸ THUẬT P.T, bảng cân đối kế toán,bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính tại công ty TNHH KỸ THUẬTP.T thông qua các số liệu thống kê trong các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh năm 2011, năm 2012, năm 2013.

4 Phương pháp nghiên cứu

Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp tại bàn,phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích báo cáo tài chínhcủa công ty

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài hoàn thành với nội dung 4 chương

Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH KỸ THUẬT P.TChương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.Chương 3: Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH KỸ THUẬT

P.T

Chương 4: Nhận xét và một số kiến nghị về vấn đề tài chính để nâng cao hiệu quả

hoạt động của công ty TNHH KỸ THUẬT P.T

Trang 11

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT P.T1.1 Giới thiệu về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH KỸ THUẬT P.TTên viết tắt: PT ENGINEERING CO.,LTDLoại hình DN: Công ty TNHH

Địa chỉ: 5K1 Nguyễn Thái Học – Phường 7 – TP Vũng TàuVăn phòng: 156/6 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, Tp HCMTel: (08) 3523 5656

Fax: (08) 3810 6163Email: manager@pte.com.vn

technical@pte.com.vnWebsite: www.pte.com.vn

Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sau: kinh doanh văn phòng phẩm, vật tưthiết bị bảo hộ lao động, áy móc – thiết bị đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa, các linhkiện điện tử ( tụ điện, cách ly quang, IC, vi điều khiển,….) OMRON (cảm biến nhậndạng, cảm biến quang điện,…), cung cấp các sản phẩm máy công nghiệp của các hãngSIEMENS,ABB,…

1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH KỸ THUẬT P.T được thành lập theo loại hình Trách NhiệmHữu Hạn, Công ty được thành lập vào năm 2006, có tư cách pháp nhân, có tài khoảntại ngân hàng và có con dấu riêng, có giấy phép kinh doanh theo QĐ 15/2006/QĐ –BTC ngày 20-03-2006 với mẫu số B 09 – DN và mã số thuế 3500430888

Người đại diện Pháp Luật là ông Lê Văn Chấp Công ty TNHH KỸ THUẬTP.T hoạt động theo quy định và sự giám sát của luật pháp Việt Nam

Trong suốt những năm qua kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty đã vượt quakhông ít những khó khăn, trở ngại Dể từ đó công ty không ngừng đổi mới, nâng caonăng suất hoạt động, nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn công ty Bên cạnh đó,công ty không ngừng khuyến khích nâng cao tay nghề của cán bộ công

nhân viên có năng lực, nhằm đào tạo cho công ty một bộ phận cán bộ công nhân viênlành nghề và giàu kinh nghiệm, giúp công ty nắm bắt tình hình và sự biến động của thịtrường để từ đó công ty sẽ đưa những chiến lược kế hoạch áp dụng để công ty có thểtồn tại và phát triển tốt hơn

Trang 12

Do đó mà trong những năm qua công ty đã tạo ra được nhiều uy tín của mìnhtrên thị trường, thu hút được khá nhiều sự hợp tác của khách hàng Bên cạnh đó để mởrộng quy mô hoạt động, công ty đã nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng, thôngqua những bản hợp đồng lớn, kí kết về việc thiết kế và tư vấn, lắp đặt các dự án bảomôi trường để có được những thành quả này, ngoài việc tổ chức tốt quản lý và điềuhành của các phòng ban giám đốc công ty cũng cần quan tâm đặc biệt đến những sựbiến động của bên ngoài, tác động đến nguồn tài chính làm ảnh hưởng đến doanh thuvà kế hoạch hoạt động của công ty.

1.3.Phương châm,mục tiêu và nhiệm vụ của công ty.

Phương châm:

Toàn thể nhân viên công ty luôn ý thức và thực hiện theo phương châm kinh doanh mà ông chủ tịch hội đồng quản trị công ty đã đặt ra với cái Tâm cái Đức trong sáng lành mạnh đủ thể hiện bản chất cái Tôi trong kinh doanh, xây dựng lòng tin của

Quý khách hàng : “Đúng Chất Lượng - Đủ Số Lượng”

+ Các doanh nghiệp phải luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ trách nhiệm đối với nhànước, đối với cộng đồng xã hội

+ Ngoài ra cac doanh nghiệp cũng không ngừng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề,nâng cao uy tín trách nhiệm ý thức tự giác của công nhân viên trong bộ phận quản lý

1.4.Sơ đồ tổ chức bộ máy

Trang 13

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG NHÂN SỰ

PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ

PHÒNG KINH DOANH

1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

-Giám đốc: có chức năng lãnh đạo toàn công ty chuyên môn lẫn nghiệp vụ và

là những người đứng ra tổ chức và điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để manglại hiệu quả cho doanh nghiệp

- Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạtđộng của công ty theo sự phân công của Giám đốc Chủ động và tích cực triển khai,thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quảcác hoạt động

- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ

chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực,bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệquân sự theo luật và quy chế công ty Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công tythực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế công ty Làm đầu mối liên lạc cho mọi thôngtin của giám đốc công ty

- Phòng nhân sự: Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện

đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc Các bộ phận thực hiện đúngnhiệm vụ tránh chồng chéo, đỗ lỗi Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển độingũ CBCNV theo yêu cầu, chiến lược của Công ty

Trang 14

- Phòng kế toán tài vụ:Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn

Công ty Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng vớiphòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp choban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận Lập báo cáo tài chính, báo cáothuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kếtquả hoạt động của Công ty Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Chủ trìxây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quyđịnh về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạoCông ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theodõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trongCông ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủđầu tư và thực hiện

- Phòng kinh doanh: là phòng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp

đồng, theo dõi doanh số

1.6 Thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua.

a Khách hàng:

Hàng trăm khách hàng đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ với nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau trên địa bàn và trong khu vực, cung cấp các dịch vụ ăn uống, tổ chức sự kiện…cho các đối tác và khách hàng, các tập đoàn kinh tế trong nước và liên doanh như : Posco Việt Nam, Maxcon, Smart, Changhua Việt Nam, Polilama…

Trang 15

Tóm tắt chương 1

Sau một thời gian hoạt động công ty TNHH KỸ THUẬT P.T đã đạt được những thành công nhất định và có chỗ đứng trên địa bàn thành phố,thiết lập được các mối quan hệ lâu dài với các đối tác cũng như khách hàng

Qua chương 1 chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về công ty TNHH KỸ THUẬT P.T, công ty hình thành và phát triển ra sao, kinh doanh những gì, nắm rõ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, định hướng phát triển và những thông tin khác về công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty, các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH KỸ THUẬT P.T nói riêng là nhằm đẩy mạnh công tác bán hàng với mục đích cuối cùng là đem lợi nhuận cao, Công ty kinh doanh có hiệu quả để tồn tại và phát triển ngày một vững mạnh trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay.Đểhiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây thìtrước hết ta cần hiểu rõ hơn về các khái niệm,nội dung,mục đích, ý nghĩa…phương pháp phân tích báo cáo tài chínhcác chỉ tiêu trong phân tích báo cáo tài chính

Trang 16

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP2.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính2.1.1 Khái niệm

Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Báo cáo tài chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính là qúa trình thu thập thông tin xem xét, đối chiếu, sosánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân nghành Để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, để được lợi nhuận như mong muốn

Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai Do đó, người ta sử dụng các côngcụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai

Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 do BTC ban hành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập và nộp, kèm theo các văn bản, thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư 20/2006/TT – BTC, Thông tư 21/2006/TT– BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN

Trang 17

2.1.2 Ý nghĩa

Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty Để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tình hình thực tế của doanh nghiệp

Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán Để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đặt ra

Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nhuận trongtương lai Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính

2.1.3 Mục đích

Phân tích tình hình tài chính một Công ty nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong tương lai nhằm phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp

2.1.4 Nhiệm vụ phân tích

Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ nước nhà Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng xã hội nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xã hội, thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh công bằng

2.2 Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính.2.2.1 Tài liệu phân tích

Tài liệu được sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là:- Bảng cân đối kế toán

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán

Trang 18

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có củadoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau:

Tổng tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu  Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và

sử dụng của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo Căn cứ vào số liệu này có thểđánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệphiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉtiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanhnghiệp

Bảng các khoản mục chính trong phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán

TỔNG TÀI SẢN

Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và

đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốncác nhà quản trị có thể biết trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đangquản lý và sử dụng ở doanh nghiệp

Bảng các khoản mục chính trong phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán

A Nợ phải trả

Trang 19

I Nợ ngắn hạnII Nợ dài hạn

B Nguồn vốn chủ sở hữu

I Vốn chủ sở hữuII Nguồn kinh phí và quỹ khác

TỔNG NGUỒN VỐN

2.2.1.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chínhphản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện tráchnhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí…trong một kỳ báo cáo

Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: Phần 1: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp sau một kỳ hoạt động (lãi hoặc lỗ) Các chỉ tiêu này liên quan đến doanh thu,chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả củatừng loại hoạt động cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thựchiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác

Bảng các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ2.Các khoản giảm trừ

Trang 20

3.DT thuần4.Giá vốn hàng bán5.Lợi nhuận gộp6.Doanh thu hoạt động tài chính7.Chi phí hoạt động tài chính chi phí lãi vay

8.Chi phí bán hàng9.Chi phí quản lý doanh nghiệp10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD11.Thu nhập khác

12.Chi phí khác13.Lợi nhuận khác14.Lợi nhuận trước thuế15.Thuế TN DN phải nộp16.Lợi nhuận sau thuế

2.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình lưu chuyển tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Cung cấp thông tin về việc tạo ra tiền và sử dụng tiền trong kỳ

Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm trình bày cho người sử dụngbiết dòng tiền của doanh nghiệp được sinh ra bằng cách nào và doanh nghiệp đã sửdụng chúng ra sao trong kỳ báo cáo Mặt khác, đây cũng là công cụ hữu ích trong việckiểm tra lại tính chính xác của đánh giá trước kia về các dòng tiền trong tương lai vàtrong việc kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp với các ảnhhưởng của thay đổi giá cả dựa trên các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh mà doanhnghiệp đặt ra Điều này luôn cần thiết cho mọi doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành các phần sau:ŸLưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Ÿ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.ŸLưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Trang 21

-Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền có liên quan đến các hoạt động

kinh doanh hàng ngày và tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp Các dòng tiền từ

hoạt động kinh doanh bao gồm:

§ Dòng tiền vào: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vu § Dòng tiền ra: Tiền lương, tiền công, thanh toán cho nhà cung cấp, nộp thuế, tiền lãi đi vay

-Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: là dòng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây

dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền Các dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm :

§ Dòng tiền vào: Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác Tiền thu hồi cho vay đối với các bên khác trừ trường hợp thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính…

§ Dòng tiền ra: Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác…

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: là dòng tiền có liên quan đến việc thay đổi về

qui mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp Các dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm:

§ Dòng tiền vào: Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn § Dòng tiền ra: Tiền chi trả nợ, trả lãi vay, và chủ sở hữu rút vốn

2.2.2 Phương pháp phân tích 2.2.2.1 Phân tích theo chiều ngang

Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan

Trang 22

2.2.2.2 Phân tích theo chiều dọc

Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọilà báo cáo quy mô chung

Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thànhphần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quantrọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung

Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp,cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy môkhác nhau trong cùng ngành

2.2.2.3 Phân tích theo xu hướng

Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một phương pháp quan trọng đểđánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, có thểso sánh với năm trước đó, hoặc theo dõi sự biến động thông qua nhiều năm Kết quảsự so sánh sẽ cho ta thấy sự phát triển tài chính của doanh nghiệp Đây là thông tin cầnthiết cho cả người quản trị doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư

2.2.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính

Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ cóý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính Nghiên cứu một tỷ số cũngphải bao gồm việc nghiên cứu những dữ diệu đằng sau các tỷ số đó Mục đích chínhcủa việc phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn Nên sửdụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó

2.3 Nội dung phân tích2.3.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán

Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và nguồnvốn bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản và nguồn vốn

Trang 23

từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn, đảm bảo kinh doanhhiệu quả.

2.3.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản

- Chỉ tiêu sử dụng: các mục tài sản trên bảng cân đối kế toán - Đối tượng phân tích: có hai đối tượng phân tích:

+Chênh lệch về giá trị các mục tài sản qua các thời kỳ+Chênh lệch về cơ cấu các mục tài sản qua các thời kỳ - Phương pháp phân tích: so sánh theo chiều ngang và chiều dọc, được thể hiệnqua bảng kê phân tích sau:

Tài sản Số liệu kỳ so sánh Số liệu kỳ gốc

Chênh lệchGiá trị

Tỷ trọngGiá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

+ Cột 1: ghi chép các mục tài sản + Cột 2: giá trị tài sản ở kỳ so sánh + Cột 3: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ so sánh

Tỷ trọng mục tài sản (i) = M ụ c t à i s ả n (i)

T ổ ng t à i s ả n X 100%+ Cột 4: giá trị tài sản ở kỳ gốc

+ Cột 5: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ gốc + Cột 6 = cột 2 – cột 4

+ Cột 7 = cột 6/cột 4 + Cột 8 = cột 3 – cột 5

- Nội dung phân tích:

+Đánh giá năng lực kinh tế thật sự của tài sản kỳ so sánh: giá thị trường từng tàisản, giá trị tài sản hữu dụng, giá trị tài sản không hữu dụng Nếu giá trị kinh tế củatài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán có giá trên thị trường và có giá trị hữu dụngcao (dùng được cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ) thì tình hình tài sản của doanhnghiệp có dấu hiệu khả quan, có năng lực kinh tế và nó cũng cho ta thấy một khả năng

Trang 24

đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai Ngượclại, nếu năng lực kinh tế các mục tài sản thấp (giá trị thị trường thấp, giá trị hữu dụngthấp – tồn tại tài sản nhưng không thể sử dụng được trong sản xuất kinh doanh, tiêuthụ) thì tình hình tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán chỉ là một con sốảo, không đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+Đánh giá sự thay đổi các mục tài sản (về giá trị, tỷ trọng) qua các thời kỳ có phùhợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh hay không Nếu sự thay đổinày phù hợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh thì đó là một dấu hiệutích cực, thể hiện tính chủ động trong cơ cấu tài sản Ngược lại, nếu sự thay đổi củacác mục tài sản không phù hợp thì đây là một cơ cấu tài sản thụ động, và nó cũngthường dẫn đến sự ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn

+Tìm hiểu sự thay đổi bất thường của một số mục tài sản hoặc sự thay đổi chủyếu của tài sản ở những mục nào, những dấu hiệu này có hợp lý hay không Việc hiểunày giúp cho người phân tích đánh giá được rủi ro, những thay đổi tài sản không hợplý

+Ngoài những vấn đề cơ bản trên, khi đánh giá khái quát về tình hình tài sảncũng cần chú ý đến về giá trị, về sự thay đổi của kết cấu tài sản thông qua 3 chỉ tiêusau:

Cơ cấu về tài sản ngắn hạn = T à i s ả n ng ắ n h ạ nT ổ ng t ài s ả nCơ cấu về tài sản dài hạn = T à i s ả n d à i h ạ nT ổ ng t à i s ả nHệ số hao mòn tài sản cố định = T ổ ng nguy ê n gi á TSC ĐGi á tr ị hao mò nVới cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn được thay đổi phù hợp với từng ngành nghề,từng thời kỳ sản xuất kinh doanh Vì vậy để đánh giá tính hợp lý cần phải so sánh cơcấu tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp với cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạnchung của toàn ngành Nếu cơ cấu của doanh nghiệp xoay quanh cơ cấu chung củatoàn ngành là hợp lý Ngược lại, đối với hệ số hao mòn càng lớn thì tình hình tài sảncủa doanh nghiệp thường kém năng lực

2.3.1.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn

- Chỉ tiêu sử dụng: Các mục nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán

Trang 25

- Đối tượng phân tích: Chênh lệch các mục nguồn vốn qua các thời kỳ - Phương pháp phân tích: So sánh và liên hệ cân đối, điều này được thể hiệnthông qua bảng kê phân tích nguồn vốn về sự biến động giá trị, tỷ trọng

- Nhận xét: + Nhận xét về tính trung thực của nguồn vốn trên BCĐKT Thực chất làđánh giá có thực hay không về thông tin nguồn vốn bằng cách khảo sát hai vấnđề

 Nguồn tài trợ cụ thể Hình thức tài sản đảm bảo + Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn: Đánh giá tỷ lệ nợ hoặc tỷ lệ vốn sở hữu cóđảm bảo tiêu chuẩn quy định trong chế độ tài chính đối với từng ngành nghề sảnxuất kinh doanh hay không

+ Đánh giá sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng của từng mục nguồn vốn xemcó:

 Phù hợp với chế độ tự chủ tài chính. Phù hợp với chế độ thanh toán tín dụng. Phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh => Kết luận: Nếu tình hình nguồn vốn của một doanh nghiệp đảm bảo có thực,đảm bảo được những quy định về nợ, sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng phù hợp vớiviệc đảm bảo chế độ tiêu chuẩn tài chính, phù hợp với những quan hệ thanh toán thôngthường và phương hướng sản xuất kinh doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn tíchcực, lành mạnh Ngược lại, nếu cơ cấu nguồn vốn là không có thực hoặc không đảmbảo tỷ lệ nợ, không đảm bảo chế độ tài chính, hình thành do bị động trong chế độthanh toán, chế độ tín dụng, hoặc không phù hợp với những phương hướng sản xuấtkinh doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn thụ động, không đảm bảo về mặt pháp lý,về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh

2.3.1.3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn.

Tính chất cơ bản của BCĐKT chính là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ở mọi thời điểm

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốnHay : Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 26

Trên cơ sở tính chất cân đối của kế toán, đồng thời phù hợp với nội dung của BCĐKT thì kết cấu của nó được chia làm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.

- Phần tài sản: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tàisản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất Về mặt kinh tế, số liệu ở phần này thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn hiện có của đơn vị đến thời điểm lập báo cáo Về mặt pháp lý, nã thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp

- Phần nguồn vốn: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị Về mặt kinh tế, số liệu phần này thể hiện quy mô, nội dung vàtính chất kinh tế của các nguồn vốn đó Về mặt pháp lý, nã thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng

2.3.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt độngkinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đốivới nhà nước trong một kỳ kế toán Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt đôngkinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toánchi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hìnhchi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán Ngoàira, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm,nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các khoản thuế và các khoản phải nộpkhác Sau cùng, thông qua kết quả hoạt động kinh doanh giúp đánh giá xu hướng pháttriển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau

Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhQuá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau :

- Phân tích kết quả các hoạt động:

Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánhgiá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động.Từ đó có nhậnxét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằmxác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanhnghiệp

Trang 27

Bảng phân tích về kết cấu chi phí doanh thu và lợi nhuận

Hoạt động sản xuất kinh doanhCác hoạt động khác

TỔNG SỐ

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính:

Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinhdoanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu đểđánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhânvà mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanhnghiệp Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xácsẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanhnghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạtđộng của doanh nghiệp

Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

năm

Cuốinăm

Cuối năm sovới đầu nămTheo quy mô chung

Trang 28

năm (%) năm (%)DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừDoanh thu thuầnGiá vốn hàng bánLợi nhuận gộpDoanh thu hoạt động tài chínhChi phí tài chính

Chi phí bán hàngChi phí quản lý DNLợi nhuận từ hđ kinh doanhThu nhập khác

Chi phí khácLợi nhuận khácTổng lợi nhuận trước thuếThuế thu nhập DN

Lợi nhuận sau thuế2.3.3 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính.2.3.3.1 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán là nhóm chỉ tiêu có được nhiều sự quantâm của các đối tượng như các nhà đầu tư, các nhà cung ứng, các chủ nợ…họ quantâm xem liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không? Tìnhhình và khả năng thanh toán của công ty như thế nào?

Còn đối với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toángiúp cho các nhà quản lý thấy được các khoản nợ tới hạn cũng như khả năng chi trảcủa doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn nguồn thanh toán cho chúng

a.Tỷ số thanh toán hiện thời.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn vá cáckhỏn nợ ngắn hạn hệ số thanh tón hiện thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạnvới nợ ngắn hạn

Trang 29

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phảidùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi thành tiền, trong thờigian 1 năm, do đó hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn được xác định theo côngthức sau:

Tỷ số thanh toán hiện thời = T à i s ả n ng ắ n h ạ nN ợ ng ắ n h ạ nBiện pháp tốt nhất là phải duy trì tỷ suất này theo tiêu chuẩn của ngành Ngànhnghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớnvà ngược lại

b.Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh = T à i s ả n ng ắ n h ạ n−H à ng t ồ n khoN ợ ng ắ n h ạ nChỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và cáckhoản tương đương tiền để dảm bảo thanh toán nhanh cho một đồng nợ trong kỳ Tùythuộc vào chính sách tài chính và tình hình tài chính trong mỗi thời kỳ mà các khoảntương đương tiền sẽ có phạm vi khác nhau Các tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tưhàng hóa tồn kho (các loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho) chưa thểchuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất Vì vậy hệ sốkhả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệptrong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa

Nếu H2 = 1 tức là doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán nhanh.Nếu H2<1 tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.Nếu H2>1 tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn

Số tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác dịnh là: tiền cộng các khoảntương đương tiền Được gọi là tương đương tiền là vì đó là các khoản có thể chuyểnđổi nhanh, bất kỳ lúc nào thành 1 lượng tiền biết trước, ví dụ như các loại chứng khoánngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn… có khả năng thanh toán cao

2.3.3.2 Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính.a Tỷ số nợ.

Chỉ tiêu tỷ số nợ phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng cóbao nhiệu đồng vốn đi vay

Trang 30

Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trảTổng tài sảnHệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tàichính càng kém, doanh nghiệp bị ràng buộc , bị sức ép từ những khoản nợ vay Nhưngdoanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượngnhỏ.

b Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu tỷ số nợ phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng cóbao nhiêu đồng vốn đi vay

Tỷ số nợ = V ố n ch ủ s ở h ữ uN ợ ph ải tr ảTỷ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chínhcàng kém, doanh nghiệp bị ràng buộc , bị sức ép từ những khoản nợ vay Nhưng doanhnghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ.Các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp món nợ của họ càng có ýnghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trongkinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu

2.3.3.3 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay.

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nằm trong chi phí tài chính, nguồnđể trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phíbán hàng So giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả chúng ta sẽ biết doanhnghiệp sẵn sàng trả lãi vay đến mức độ nào

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợ i nhu ậ n tr ư ớ c thuế v à l ã i vay (EBIT )L ã i vay ph ả itr ả(I)Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảmbảo trả lãi cho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết đượcsố vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào, đem lại một khoản lợi nhuận là baonhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không ?

2.3.3.4 Nhóm chỉ số hoạt động.a Luân chuyển hàng tồn kho.

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồnkho của mình hiệu quả như thế nào

Trang 31

Vòng quay hàng tồn kho = H à ng t ồ n kho b ì nh qu â nGi á v ố n h à ng b á n (lần)

S ố ng à y c ủ a 1 v ò ng quay HTK =S ố ng à y trong k ỳ (360 ng à y )

S ố v ò ng quay h à ng t ồ n kho

Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay hàng tồnkho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham giavào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại Sự luân chuyển hàng tồn khonhanh thì sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảovốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn, ngượclại sự luân chuyển vốn chậm thì doanh nghiệp sẽ mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhucầu sản xuất kinh doanh

b Luân chuyển khoản phải thu.

Nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp trong luân chuyển, là phầnvốn của doanh nghiệp tất yếu tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bịchiếm dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Quy mô nợ phải thu phụ thuộc vàochính sách bán hàng và thu nợ của doanh nghiệp

Số vòng quay khoản phải thu = C á c khoản phảithub ì nh qu â nDoanhthu (vòng)Số vòng quay của 1 vòng quay khoản phải thu = S ố ng à y trong k ỳ (360 ng à y )

S ố v ò ng quay kho ả n ph ả i thu

Số vòng quay nợ phải thu càng lớn hoặc số ngày một vòng quay nợ phải thu càngnhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh,hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng Ngược lại, số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ hoặc sốngày một vòng quay nợ phải thu lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khảnăng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và cũngdẫn đến những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ

c Luân chuyển tài sản lưu động.

Tài sản ngắn hạn bao gồm những tài sản dự trữ hoặc tài sản thanh toán Khảnăng luân chuyển tài sản ngắn hạn chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanhtoán của doanh nghiệp

Trang 32

Số vòng quay TSNH = T SNH b ình qu â nDoanhthu (vòng)Số vòng quay của một vòng TSNH = S ố ng à y trong k ỳ (360 ng à y )

S ố v ò ng quay TSNH (ngày)Số vòng quay tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay tài sảnngắn hạn càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn càng nhanh góp phần tiếtkiệm tương đối được vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt sự ứ đọnghoặc bị chiếm dụng vốn Ngược lại sẽ làm cho tốc độ luân chuyển TSNH chậm dẫnđến sự ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn

d Luân chuyển tài sản cố định.

Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chính cùa doanh nghiệp, là cơ sởvật chất thiết yếu của doanh nghiệp Vì tài sản cố định có giá trị rất lớn và thời gian sửdụng lâu dài nên tốc độ luân chuyển tài sản cố định thường được xây dựng và thẩmđịnh rất cẩn thận

Tốc độ luân chuyển tài sản cố định có thể đo lường theo giá trị còn lại hoặc theonguyên giá:

Số vòng quay TSCĐ = TSC Đb ì nh qu â nDoanhthu (vòng)Số vòng quay của một vòng TSCĐ = Số ng à y trong kỳ (360 ng à y )Số vòng quay TSC Đ (ngày)Số vòng quay của tài sản cố định càng lớn hoặc số ngày một vòng quay tài sản cốđịnh càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp nhanhhơn, từ đó dễ tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư Ngược lại số vòng quay tài sản cố địnhnhỏ hoặc số ngày một vòng quay tài sản cố định lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn tàisản cố định của doanh nghiệp chậm, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư Đặc biệt tốcđộ luân chuyển tài sản cố định nhanh hay chậm còn thể hiện sự phá sản kế hoạch đầutư tài sản cố định trước đây của doanh nghiệp Tốc độ luân chuyển tài sản cố địnhnhanh hay chậm còn thể hiện kết quả của mối liên kết, quan hệ nhân quả trong đầu tưvà sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp

e Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản.

Trang 33

Việc phân tích chỉ tiêu này giúp ta có cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụngvốn.

Số vòng quay tài sản = Tổngt à i sản b ình qu â nDoanhthu (vòng)Số vòng quay của 1 vòng tài sản = S ố ng à y trong k ỳ (360 ng à y )

S ố v ò ng quay t à i s ả n (ngày)Số vòng quay của tài sản càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay tài sản càngnhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng nhanh, tạo điều kiện hạn chếbớt vốn dự trữ, bị chiếm dụng, tăng tích lũy, tái đầu tư để đảm bảo tiết kiệm vốn, nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ngược lại, số vòng quay tài sản càng nhỏ hoặc sốvòng quay một vòng tài sản lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm,dễ dẫn đến tăng vốn dự trữ, bị chiếm dụng, khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy,tái đầu tư

2.3.3.5 Phân tích tỷ suất lợi nhuận.

Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng của họ là lợi nhuận Vì thế lợi nhuận làchỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất,tiêu thụ … Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốnđặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắnvề thuận lợi thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợinhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệpđã sử dụng để tạo ra nó trong từng phạm vi cụ thể Vấn đề này cơ bản được thể hiệnqua những chỉ tiêu sau:

a.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợ i nhu ậ n sau thu ếDoanh thuthu ầ nTỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể chỉ tính cho hoạt động kinh doanh hoặccũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết mộtđồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanhthu với lợi nhuận Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết: doanh thu chỉ ra vai trò, vịtrí doanh nghiệp trên thương trường; lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuố cùngcủa doanh nghiệp Vậy chỉ tiêu này thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp Vì

Trang 34

thế tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cànglớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.

b Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = Lợ i nhu ậ n sau thu ếT ổ ngt à i s ả nTỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụngtrong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sảnchung của toàn doanh nghiệp Tỷ suất này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại

c Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) =Lợi nhuận sau thuếVốnCSHTỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu cho biết một đồng vốn sở hữu của doanhnghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sửdụng vốn sở hữu của doanh nghiệp Tỷ suất này càng cao thì trình độ sử dụng vốn sởhữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

2.3.3.6 Phân tích Dupont các tỷ số tài chính.a Đẳng thức Dupont thứ nhất.

Trước hết doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa tỷ số lợi nhuận sau thuế trêndoanh thu và tỷ số vòng quay tổng tài sản thông qua ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổngvốn)

ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản = Lợi nhuận sau thuếDoanhthu x Tổngtài sảnDoanh thu- Đẳng thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) phụ

thuộc vào hai yếu tố là tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản.Phạn tích đẳng thức này cho phép doanh nghiệp xác định được chính xác nguồngốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

- Để tăng ROA có thể dựa vào tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu, tăng vòng quaytài sản, hoặc tăng cả hai

Trang 35

- Để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng lợi nhuận sauthuế nhiều hơn tăng doanh thu( ví dụ doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận sau thuếphải tăng > 10% mới dẳm bảo được việc tăng tỷ số này).

- Để tăng vòng quay tổng vốn ta có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyêntổng tài sản Nhưng khi tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ để tăng ROE lạiphải tăng tổng tài sản, nên ta có thể đảm bảo việc tăng tỷ số này bằng cách tăngdoanh thu nhiều hơn tăng tổng tài sản (ví dụ doanh thu tăng 10% thì tổng tài sảnphải tăng < 10%)

b Đẳng thức Dupont thứ hai.

Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = ROA x Vốnchủ sở hữuTổng tài sảnĐể tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số tổng tài san3tre6n vốn chủsở hữu, hoặc tăng cả hai Để tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăngtổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ

Trang 36

Tóm tắt chương 2

Phân tích tài chính tài chính, mặc dù khác nhau theo mối quan tâm của nhà phântích nhưng nó luôn luôn phải liên quan đến việc sử dụng các báo cáo tài chính, chủ yếulà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty tạimột thời điểm còn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt doanh thu và chi phícủa một công ty qua một thời kỳ

Khuôn khổ phân tích tài chính cung cấp cho nhà phân tích một công cụ chặt chẽđể cấu trúc quá trình phân tích Chẳng hạn, khi phân tích tài trợ bên ngoài, người taquan tâm đến nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh củacông ty Dựa trên việc phân tích các nhân tố này, người ta có thể xác định nhu cầu tàitrợ và từ đó thương lượng với các nhà cung cấp vốn bên ngoài

Trang 37

Các thông số tài chính là những công cụ được sử dụng để phân tích điều kiện vàhiệu suất tài chính Các thông số tài chính là cơ sở so sánh giá trị hơn so với số liệuthô.

Tính hữu dụng của các thông số phụ thuộc vào sự khôn khéo và kinh nghiệm củanhà phân tích tài chính sử dụng chúng Bản thân các thông số tài chính là vô nghĩa nênnó cần phải được phân tích trên cơ sở so sánh So sánh qua các năm, cung cấp nhữngdấu hiệu để đánh giá sự thay đổi và xu hướng về điều kiện tài chính và khả năng sinhlợi của công ty So sánh này có thể là so sánh quá khứ nhưng nó cũng bao gồm cảphân tích tương lai dựa trên các dự toán báo cáo tài chính

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHHKỸ THUẬT P.T

3.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán3.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản

3.1.1.1 Phân tích theo chiều ngang

Trang 38

Bảng 3.1:BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN

ĐVT: Đồng

Chênh lệch2012-2011

Chênh lệch2013-2012

Trang 39

-tư tài chính dài hạn

III Tài sản dài hạn khác

-TỔNG CỘNG TÀI SẢN

34.539.064.972 29.423.953.309 30.932.103.15

6

(5.115.111.663)(14,81)1.508.149.8475,13

(Nguồn phòng kế toán)

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w