1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo tài chính
Tác giả Nguyễn Thị Ánh
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH GẠCH MEN (4)
    • 1.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia (5)
      • 1.1.1 Giới thiệu tổng quát về công ty (5)
      • 1.1.2 Ngành nghề kinh doanh (5)
      • 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển (5)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (7)
      • 1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty (7)
      • 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban (7)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (10)
      • 1.3.1 Mô hình kế toán doanh nghiệp áp dụng (10)
      • 1.3.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động của bộ máy kế toán (10)
      • 1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán (11)
    • 1.4 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán (14)
    • 1.5 Quy trình sản xuất gạch men (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ (17)
    • 2.1 Kế toán doanh thu (17)
      • 2.1.1 Khái niệm chung về doanh thu (17)
      • 2.1.2 Nguyên tắc hạch toán doanh thu (17)
      • 2.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (17)
      • 2.1.4 Kế toán doanh thu hoat động tài chính (21)
    • 2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (22)
      • 2.2.1 Kế toán về chiết khấu thương mại (22)
      • 2.2.2 Kế toán giảm giá hàng bán (23)
      • 2.2.3 Kế toán hàng bán bị trả lại (24)
      • 2.2.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp 21 (24)
    • 2.3 Kế toán các khoản chi phí (25)
      • 2.3.1 Giá vốn hàng bán (25)
      • 2.3.2 Chi phí bán hàng (26)
      • 2.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp (28)
      • 2.3.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính (29)
    • 2.4 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác (30)
      • 2.4.1 Kế toán thu nhập khác (30)
      • 2.4.2 Kế toán chi phí khác (31)
    • 2.5 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (32)
      • 2.5.1 Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (32)
      • 2.5.2 Nguyên tắc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (32)
      • 2.5.3 Kết cấu tài khoản (33)
    • 2.6 Xác định kết quả kinh doanh (33)
      • 2.6.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh (33)
      • 2.6.2 Tài khoản sử dụng (34)
      • 2.6.3 Chứng từ sử dụng (34)
      • 2.6.4 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản (34)
      • 2.6.5 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu (34)
    • 2.7 Phân tích báo cáo tài chính (35)
      • 2.7.1 Khái niệm (35)
      • 2.7.2 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính (35)
      • 2.7.3 Đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính (35)
      • 2.7.4 Hệ thống báo cáo tài chính (35)
      • 2.7.5 Quy trình phân tích báo cáo tài chính (36)
      • 2.7.6 Các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài chính (36)
      • 2.7.7 Nội dung phân tích báo cáo tài chính (36)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH (40)
    • 3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (40)
      • 3.1.1 Tài khoản sử dụng (40)
      • 3.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng (40)
      • 3.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/2013 (40)
    • 3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (43)
      • 3.2.1 Kế toán hàng bán bị trả lại (43)
    • 3.3 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (45)
      • 3.3.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính (45)
      • 3.3.2 Kế toán Chi phí hoạt động tài chính (47)
    • 3.4 Kế toán các khoản chi phí (49)
      • 3.4.1 Giá vốn hàng bán (49)
      • 3.4.2 Chi phí bán hàng (53)
      • 3.4.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp (57)
    • 3.5 Kế toán thu nhập và chi phí khác (60)
      • 3.5.1 Kế toán thu nhập khác (60)
      • 3.5.2 Kế toán Chi phí khác (62)
    • 3.6 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (64)
      • 3.6.1 Tài khoản sử dụng (64)
      • 3.6.2 Nguyên tắc ghi chép (64)
      • 3.6.3 Chứng từ sử dụng (64)
      • 3.6.4 Nội dung phản ánh (64)
    • 3.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh (64)
      • 3.7.1 Tài khoản sử dụng (65)
      • 3.7.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng (65)
      • 3.7.3 Hạch toán các nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh (65)
      • 3.7.4 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh quý 4/2013 (67)
    • 3.8 Nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia (69)
      • 3.8.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính (69)
      • 3.8.2 Phân tích các tỷ số (69)
      • 3.8.3 Phân tích theo chiều ngang (73)
      • 3.8.4 Phân tích theo chiều dọc (78)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GẠCH MEN HOÀNG GIA (84)
    • 4.1 Nhận xét chung về tình hình tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia (84)
      • 4.1.1 Ƣu điểm (0)
      • 4.1.2 Nhƣợc điểm (84)
    • 4.2 Nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo tài chính tại công ty (85)
      • 4.2.1 Ƣu điểm (0)
      • 4.2.2 Nhƣợc điểm (86)
    • 4.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả (86)
      • 4.3.1 Giải pháp tăng cường bộ máy quản lý (86)
      • 4.3.2 Giải pháp về công tác kế toán (86)
    • 4.4 Một số kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh (92)
  • KẾT LUẬN (94)
  • PHỤ LỤC (95)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH GẠCH MEN

Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia

1.1.1 Giới thiệu tổng quát về công ty

Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu với mã số doanh nghiệp 3500413427, ngày 19/02/2001 do sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cấp

Tên công ty viết bằng tiếng việt: Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia

Tên công ty viết bằng tiếng anh: ROYAL CRERAMIC TILES COMPANY

LIMITED Địa chỉ trụ sở chính: KCN Mỹ Xuân A, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Điện thoại: 064.894633 -064.3894634 - 064.3894629

Người đại điện theo pháp luật: Ông Đinh Việt Anh

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại

- Sản xuất gạch men các loại

- Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Hàng trang trí nội thất

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia ra đời vào tháng 02 năm 2001 trong bối cảnh cả nước có tới 31 công ty sản xuất gạch men với tổng công suất hơn 100 triệu m 2 /năm, chƣa kể vài triệu m 2 gạch men nhập lậu từ Trung Quốc Song với chính sách ƣu đãi đầu tƣ của chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, một nhóm các nhà đầu tư trong nước là các doanh nhân trẻ, năng động, am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong vật liệu xây dựng nói chung và gạch men nói riêng - đã mạnh dạn bỏ ra

120 tỷ đồng để đầu tƣ xây dựng nhà máy hiện đại tọa lạc tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Với dây chuyền sản xuất gạch men Italia hiện đại, công suất ban đầu là 3,5 triệu m 2 /năm, những sản phẩm gạch lát nền và ốp tường mang thương hiệu ROYAL đã từng bước khẳng định trên vị trí của thị trường xây dựng thông qua tốc độ tăng trưởng nhanh về tiêu thụ Trước những tín hiệu khách quan và nhu cầu cấp bách của thị trường, đầu năm 2002 công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất hiện đại đƣa tổng công suất lên gần 8 triệu m 2 /năm

Với phương châm nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, hiện nay gạch ROYAL đã có gần 300 mẫu với hoa văn và màu sắc đa dạng mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phong phú

Cuối tháng 6/2002, một lần nữa thị trường ghi nhận một bức phá mới của Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia với thương hiệu ROYAL bằng sự ra đời của gạch Granite Thế Hệ Mới có thể thay thế Granite tự nhiên, kích thước 60x60cm, với độ bóng cao, giá cả hợp lý

Sau thời gian dài nghiên cứu và học hỏi kỹ thuật sản xuất tại các nước hàng đầu về gạch ốp lát, tháng 07/2003 công ty đã cho ra đời loạt sản phẩm mới gạch Granite giả cỗ, gạch Granite thẩm thấu, với các mẫu sản phẩm độc đáo, ấn tƣợng, mang phong cách châu âu, ngay từ bước đầu đã thu hút hút sự quan tâm của các đối tượng khách hàng Đây là sản phẩm đƣợc sử dụng tại các công trình đòi hỏi sự sang trọng và khác biệt…

Bên cạnh những thành quả sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm với hệ thống phân phối bao gồm các chi nhánh trải dài từ Nam ra Bắc với hàng ngàn đại lý, cửa hàng phân phối Đến nay, sản phẩm Royal được người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước tín nhiệm Ngoài ra với chiến lược mở rộng thị trường, sản phẩm ROYAL đã được xúc tiến xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới: Úc, Đài Loan, Singapore, Nhật, Ấn độ… với những tín hiệu rất khả quan

Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công ty đó là nhân tố con người Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám Đốc với sự năng động, táo bạo kết hợp với đội ngũ chuyên gia dày kinh nghiệm, những kỹ sƣ giàu sức trẻ và năng lực, những cán bộ công nhân viên vững tay nghề, đầy nhiệt huyết đã xây dựng nên một ngôi nhà chung đáng tự hào của hơn 1000 con người – Hoàng Gia Chính vì thế Ban lãnh đạo Công ty luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mỗi CB – CNV nâng cao kiến thức, Công ty đã cử một số kỹ sư ra nước ngoài để mở rộng tầm nhìn, học hỏi những kinh nghiệm quý báu và tiếp cận với những công nghệ tiến tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất gạch men Bên cạch đó Ban lãnh đạo công ty còn tạo điều kiện cho một số cán bộ tham gia những khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn trong nước, nhằm bổ sung kiến thức và nâng cao năng lực quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của công việc

Là một doanh nghiệp trẻ, đầy tiềm năng phát triển, công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia, với sản phẩm ROYAL đã liên tiếp gặt hái nhiều thành tựu đáng tự hào:

 Đạt huy chương vàng chất lượng sản phẩm kỳ triển lãm quốc tế Vietbuild năm

 Đạt cúp vàng “ Thương hiệu nghành xây dựng Việt Nam”

 Được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng việt nam chất lượng cao” năm 2003,

 Đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam 2003

Không dừng lại ở những gì đang có, để duy trì sự tín nhiệm của người tiêu dùng – trên đà phát triển và hội nhập Ban lãnh đạo và toàn thể CBNV liên tục cải tiến trong quá trình sản xuất, tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và mở rộng mạng lưới tiêu thụ …Tất cả điều được tiêu chuẩn hóa theo hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001:2000 mà công ty đã đƣợc cấp giấy chứng nhận.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

PHÒNG ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT PHÒNG KINH

- Thực hiện điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty, thực hiện cụ thể hoá các mục tiêu chung của cả nước đề ra

- Tổng Giám Đốc là người có trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty

- Giúp Tổng Giám Đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy nhiệm của Tổng Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về nhiệm vụ

- Đƣợc Tổng Giám Đốc phân công và ủy nhiệm

- Có nhiệm vụ thực hiện các hoạt độngtiếp thị - bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,…

- Có nhiệm vụ mua hàng giao hàng, phân phối hàng hóa đến từng cửa hàng cũng nhƣ khách hàng

- Báo cáo số lƣợng hàng đã nhập và tồn kho để kế toán lập báo cáo định kỳ

 Phòng Điều Độ Sản Xuất

- Có nhiệm vụ tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng CB - CNV trong Phân xưởng để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả các thiết bị đƣợc giao theo Quy trình, Quy phạm Công ty đã ban hành

- Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu cầu sản xuất

- Tham gia nghiệm thu các thiết bị, công trình sau khi bảo dƣỡng, sửa chữa, tiểu tu, trung tu, đại tu…

- Trực tiếp tham gia giám sát sửa chữa, bảo dƣỡng định kỳ của Công ty, khắc phục các sự cố của khối Tổ máy và các hệ thống khác…

- Tổ chức việc học tập, huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên vận hành theo quy định của Công ty

- Thực hiện việc cập nhật hàng ngày về sản lƣợng sản xuất, theo dõi tình trạng làm việc của thiết bị, cập nhật sơ đồ vận hành và các chế độ báo cáo thống kê theo đúng biểu mẫu đã ban hành

- Bảo quản, quản lý, lưu giữ các tài liệu được giao

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc công ty giao

 Phòng Tài Chính - Kế Toán

- Có nhiệm vụ giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê

- Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho ban Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh

- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống kê, Luật Kế toán và Điều lệ của Công ty

- Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của Công ty theo quy định của Nhà nước

- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tƣ

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và Điều lệ của Công ty

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với NSNN và người lao động theo luật định

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định và điều lệ công ty

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do ban Giám đốc công ty phân công

- Có nhiệm vụ giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế

- Thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của ban Giám đốc Công ty và theo quy định của pháp luật

- Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định

- Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng ngoại thương, điều kiện và hình thức thanh toán

- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi đƣợc uỷ quyền đƣợc phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này

- Thực hiện các thủ tục hợp đồng thông quan đối với các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho Công ty

- Và các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc Công ty phân công

 Phòng Hành Chánh Nhân Sự

- Có nhiệm vụ thực hiện xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng, từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt

- Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoạch công việc của phòng ban đã đƣợc phê duyệt từng thời kỳ

- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công

- Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của phòng, đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của công ty.

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

1.3.1 Mô hình kế toán doanh nghiệp áp dụng

Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hướng tập trung, toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp đƣợc thực hiện tập trung ở phòng kế toán, còn các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin

Phòng kế toán còn có chức năng giúp Tổng Giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê thu thập xử lý thông tin kinh tế trong doanh nghiệp Qua đó kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Công việc kế toán của Công ty đƣợc chia thành các phần hành riêng theo sự phân công của kế toán trưởng Bộ máy kế toán của Công ty đứng đầu là kế toán trưởng và được tổ chức như sau

1.3.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động của bộ máy kế toán

THỦ QUỸ PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán

- Là người giúp đỡ Ban Giám Đốc công ty và là người đứng đầu trong bộ máy kế toán chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế

- Tổ chức công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê trong doanh nghiệp một cách hợp lý

- Định mức vốn lưu động, huy động vốn, quan sát việc sử dụng vốn của Công ty Kiểm tra tài chính, phân tích thống kê

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và Nhà nước về hoạt động kế toán

- Có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Lập báo cáo thống kê tổng hợp theo yêu cầu của Nhà nước và Công ty

- Giữ sổ cái cho Công ty, tổ chức lưu trữ tài liệu của kế toán

- Phân tích kế toán tính giá thành hàng hóa - dịch vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của Công ty

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về nhập – xuất tiêu thụ hàng hoá,các loại vốn, loại quỹ của Công ty, xác định kết quả lãi lỗ, ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán thuộc phần việc của mình phụ trách

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và Kế toán trưởng

- Có trách nhiệm nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán

- Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày báo cáo cho trưởng phòng kế toán

- Hỗ trợ Kế toán tổng hợp

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ

- Theo dõi, tính chiết khấu cho Khách hàng

- Hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần các công việc khác theo yêu cầu của ban giám đốc

- Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày.

 Kế toán thành phẩm – hàng hóa

- Có trách nhiệm theo dõi cập nhật chứng từ nhập, xuất thành phẩm

- Lưu trữ chứng từ, hồ sơ tài liệu liên quan đến phần hành phụ trách

- Theo dõi, kiểm tra hàng nhập-xuất- tồn các kho

- Thực hiện các công việc khác khi cấp trên yêu cầu Báo cáo tổng hợp nhập- xuất

- tồn kho thành phẩm tháng

- Báo cáo kết quả kiểm kê kho thành phẩm sau kỳ kiểm kê

- Có trách nhiệm lập chứng từ, mở sổ sách cần thiết ghi chép phản ánh tình hình

- nhập xuất và tồn kho tất cả các loại nguyên vật liệu

- Lưu trữ chứng từ, hồ sơ tài liệu liên quan đến phần hành phụ trách

- Lập các báo cáo nhập xuất tồn hàng tháng

- Định kỳ cùng với thủ kho kiểm tra và đối chiếu tình hình tồn kho cũng nhƣ tình hình nhập xuất, tham gia việc kiểm kê các kho nguyên vật liệu

- Thực hiện các công việc khác liên quan theo yêu cầu của lãnh đạo phòng

 Kế toán vật tƣ và tài sản cố định

- Là người nắm rõ tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Phản ánh chính xác, kịp thời những thông tin về số lƣợng, chất lƣợng và giá trị từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

- Mở sổ sách theo dõi chi tiết và tổng hợp các loại vật tƣ, TSCĐ

- Theo dõi sự biến động của vật tƣ cả về số lƣợng và giá trị so với kế hoạch, so với các tháng đã thực hiện trước đó

- Lập báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn vật tƣ định kỳ tháng và các báo cáo nhanh theo yêu cầu Thực hiện hạch toán, ghi sổ các nghiệp vụ nhập xuất vật tƣ theo đúng các nội dung phát sinh

- Mở sổ sách theo dõi chi tiết từng tài sản cố định, quản lý và tính khấu hao TSCĐ, xác định nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ

- Là người kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ

- Lập bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm

- Lập phiếu báo hạch toán và thực hiện các bút toán trích trước chi phí

- Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Lập báo cáo theo yêu cầu của ban giám đốc và lãnh đạo phòng

- Thực hiên các công việc khác khi đƣợc phân công

- Cập nhật các thay đổi về luật thuế và chuẩn mực kế toán

- Có nhiệm vụ hàng tháng lập Báo cáo thuế cho Công ty

- Thường xuyên kiểm tra thông tin về các điều luật thuế do Nhà nước ban hành

- Thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận chi tiết để kịp thời phát hiện sai sót trên sổ sách kế toán cho chính xác Tập hợp chi phí theo từng khoản mục và tính giá thành sản phẩm cho từng đối tƣợng theo từng loại hình sản xuất.Tổng hợp báo cáo kế toán cuối kỳ sau đó báo cáo lên cho kế toán trưởng

- Kiểm tra chính xác, hợp lệ các chứng từ

- Lập báo cáo gửi các cơ quan chức năng, thuế, kiểm toán

- Viết công văn, quy định, thông báo theo yêu cầu của lãnh đạo phòn, Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ, số liệu cần thiết cho quyết toán thuế và kiểm toán.

 Kế toán công nợ nước ngoài

- Theo dõi các khoản thanh toán cho khách hàng nước ngoài

- Theo dõi các khoản phải thu nước ngoài

- Đối chiếu công nợ với khách hàng

- Lưu trữ chứng từ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến phần hành phụ trách

- Lập báo cáo tình hình công nợ nước ngoài cho Ban Tổng Giám đốc theo định kỳ

- Thực hiện các công việc khác liên quan theo yêu cầu của cấp trên

 Kế toán công nợ phải trả

- Theo dõi các khoản thanh toán cho khách hàng trong nước

- Đối chiếu công nợ phải trả với khách hàng trong nước

- Lưu trữ chứng từ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến phần hành phụ trách

- Lập báo cáo tình hình công nợ phải trả trong nước cho Ban Tổng Giám đốc theo định kỳ

- Thực hiện các công việc khác liên quan theo yêu cầu của cấp trên

 Kế toán công nợ phải thu

- Lập hóa đơn xuất khẩu

- Theo dõi số lƣợng hàng xuất bán, doanh thu bán hàng ngày

- Thực hiện các công việc khác khi cấp trên hoặc khách hàng yêu cầu

- Đối chiếu giá trị hàng xuất khẩu với Phòng XNK và hải quan

- Đối chiếu số lƣợng hàng xuất khẩu với Phòng Kho vận

- Đối chiếu số liệu với Phòng Kinh doanh

- Báo cáo chi tiết số dƣ công nợ phải thu

- Lập chứng từ thu chi bằng Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên, chứng từ gốc và chứng từ thanh toán hợp lý hợp lệ

- Báo cáo thu chi tồn quỹ tiền mặt trong ngày, đối chiếu tồn quỹ sổ sách TK 111 với tồn quỹ cuối ngày trên sổ quỹ của Thủ quỹ (cuối ngày)

- Mở sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ký quỹ và tiền vay theo dõi và hạch toán hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh

- Cuối tháng in sổ sách TK 111 trình Kế toán trưởng và Ban Tổng Giám đốc ký

- Cuối tháng kiểm quỹ thực tế và lập biên bản kiểm quỹ tiền mặt trình Kế toán trưởng và Ban Tổng Giám đốc ký

- Lưu trữ các chứng từ hồ sơ tài liệu liên quan đến phần hành phụ trách

- Thực hiện các công việc khác liên quan theo yêu cầu của cấp trên

- Mở sổ kế toán tiền gửi ngân hàng, ký quỹ và tiền vay, theo dõi và hạch toán hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh

- Lưu trữ chứng từ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến phần hành phụ trách

- Kiểm tra số dƣ cuối kỳ tiền gửi, ký quỹ, tiền vay

- Thực hiện các công việc khác liên quan theo yêu cầu của cấp trên

- Là một bộ phận độc lập, có trách nhiệm thu tiền, xuất tiền theo lệnh của Ban Giám Đốc và Kế Toán Trưởng

- Có nhiệm vụ mở các sổ chi tiết cho từng loại tiền mặt, ghi chép chi tiết từng nghiệp vụ thu tiền, chi tiền phát sinh trong ngày

- Nắm vững tiền mặt tại Công ty, có trách nhiệm quản lý chặt chẽ thu, chi tiền phát sinh trong ngày

- Theo dõi chặt chẽ các khoản thu, chi tạm ứng và báo cáo kịp thời tình hình công nợ cho Kế Toán Tổng Hợp (Kế Toán Trưởng) Theo dõi các khoản nợ của khách hàng cũng nhƣ nội bộ Công ty Mở sổ chi tiết ghi nhận việc thanh toán công nợ và vốn bằng tiền Cuối ngày báo cáo tiền mặt tồn quỹ

- Tiến hành công tác kế toán theo đúng qui định Nhà nước

- Lập báo cáo kế toán thống kê theo đúng qui định và kiểm tra sự chính xác của báo cáo do các phòng ban lập

- Giúp Ban Giám Đốc hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện ghi chép đúng chế độ, phương án, tổ chức công tác và thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên, hướng dẫn thường xuyên việc kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ công tác tài chính trong phạm vi toàn Công ty

- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu, số liệu kế toán đúng qui định.

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

- Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

- Niên độ kế toán áp dụng: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

- Hệ thống tài khoản áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC và thông tư sửa đổi và bổ sung Thông tư 244/TT-BTC theo quy định của bộ tài chính

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

- Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền

- Hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: Phương pháp đường thẳng

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo: Chuẩn mực kế toán số 14

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính theo: Chuẩn mực kế toán số 15

- Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm kế toán Bravo

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau :

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sổ Nhật ký đặc biệt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

 Trình tự ghi sổ nhƣ sau:

-Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra kế toán lập chứng từ các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Từ đó làm căn cứ ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết

-Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Quy trình sản xuất gạch men

Quy trình sản xuất gạch men gồm 5 công đoạn chính:

Chuẩn bị bột xương (đất sét, tràng thạch…) Ép và sấy gạch Công đoạn tráng men

Phân loại và đóng gói sản phẩm

CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

Kế toán doanh thu

2.1.1 Khái niệm chung về doanh thu

- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra doanh thu và làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện dưới xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp về bên mua Nó đƣợc xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu đƣợc, cũng nhƣ các khoản phải thu sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

2.1.2 Nguyên tắc hạch toán doanh thu

 Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải đƣợc ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp

 Chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng hóa khi thỏa mãn nặm điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền quản lý sản phẩm, hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ việc bán hàng

- Xác định chi phí liên quan đến việc giao dịch bán hàng

 Mỗi loại doanh thu phải theo dõi riêng biệt (kể cả doanh thu nội bộ)

 Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá bán háng, hàng bán bị trả lại thì phải đƣợc hạch toán riêng biệt Các khoản giảm trừ doanh thu đƣợc tính khấu trừ vào doanh thu cuối kỳ kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán

 Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Toàn doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán đƣợc chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu

2.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một thời kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch

- Bán hàng là bán sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào

- Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán nhƣ cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động …

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu đƣợc, hoặc sẽ thu đƣợc từ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ

(bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán nếu có)

- Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân theo thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế

2.1.3.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng)

+ Các chứng từ thanh toán nhƣ phiếu thu, giấy báo có

+ Sổ cái TK 511, sổ nhật ký chung, sổ chi tiết…

TK 511 gồm nhiều tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết nội dung để theo dõi các tài khoản doanh thu khác nhau

+ TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”

+ TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”

+ TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

+ TK 5114 “Doanh thu trợ cấp trợ giá”

+ TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tƣ”

2.1.3.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 511 Bên Có

- Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT - Doanh thu bán sản phẩm theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên hàng hoá và cung cấp dịch doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ vụ của doanh nghiệp thực

- Các khoản giảm trừ hiện trong kỳ kế toán

- Kết chuyển doanh thu bán hàng vào TK911 để xác định kết quả kinh doanh

(TK 511 không có số dư cuối kỳ)

2.1.3.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

 Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng

 Giao hàng tại kho của DN hoặc tại các phân xưởng sản xuất không qua kho

(1) Phản ánh DT bán hàng theo giá bán

Nợ TK 111, 112, 131 Tổng giá thanh toán

Có TK 511 DT bán hàng

Có TK 3331 Thuế GTGT đầu ra

 Giao hàng tại kho bên mua hoặc tại địa điểm giao hàng đã đƣợc thỏa thuận theo hợp đồng

(2) Phản ánh giá thực tế sản phẩm gởi đi bán theo hợp đồng

Có TK 154, 155 (3) Khi xác định sản phẩm gởi đi bán đã xác định tiêu thụ

Nợ TK 111, 112, 131 Tổng giá thanh toán

Có TK 511 DT bán hàng

Có TK 3331 Thuế GTGT đầu ra (4) Trường hợp sản phẩm gửi đi bán theo hợp đồng bị từ chối trả lại được nhập lại kho

 Phương thức tiêu thụ qua các đại lý, ký gởi

 Tại đơn vị có hàng ký gởi:

(1) Phản ánh giá thực tế xuất kho hàng ký gởi:

Có TK 155 (2) Căn cứ bảng kê hóa đơn bán ra của sản phẩm bán qua các đại lý đã tiêu thụ trong tháng, DN lập hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu đã tiêu thụ và xác định hoa hồng phải trả:

Nợ TK 641 Hoa hồng đại lý

Nợ TK 111, 112, 131 Số tiền nhận đƣợc sau khi trừ đi phần hoa hồng

Có TK 511 Doanh thu bán hàng

Có TK 33311 Thuế GTGT đầu ra (phương pháp khấu trừ)

 Tại đơn vị nhận hàng ký gởi:

(1) Khi nhận hàng ký gởi căn cứ vào giá trị trong hợp đồng ký gởi ghi:

Nợ TK 003: Giá trị hàng hóa nhận bán ký gởi

Kế toán ghi giảm giá trị hàng nhận ký gởi

Có TK 003 Căn cứ hóa đơn bán hàng đại lý hạch toán:

Có TK 3388 (3) Định kỳ, xuất hóa đơn cho bên giao đại lý làm cơ sở để thanh toán tiền hoa hồng

Nợ TK 3388 Tổng tiền thanh toán cho chủ hàng

Có TK 511 Hoa hồng được hưởng

Có TK 111,112 Số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi trừ hoa hồng

 Phương thức bán hàng trả góp

(1) Khi bán hàng trả chậm trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm trả góp theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 111,112,131 Tổng thanh toán

Có TK 511 Doanh thu bán hàng trả ngay chƣa thuế

Có TK 33311 Thuế GTGT đầu ra

Có TK 3387 Doanh thu chƣa thực hiện

(2) Khi thu tiền khách hàng lần tiếp theo

Có TK 131 (3) Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp :

Có TK 515 (4) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

 Phương thức bán hàng trao đổi

(1) Khi xuất kho thành phẩm đem đi trao đổi

Có TK 3331 (2) Khi nhận sản phẩm từ trao đổi

Có TK 131 (3) Khi thanh lý hợp đồng trao đổi

+ Nếu giá trị hơp lý của sản phẩm mang đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý sản phẩm nhận vế từ trao đổi kế toán phản ánh phải thu ngay phần chênh lệch

Có TK 131 + Nếu giá trị hơp lý của sản phẩm mang đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý sản phẩm nhận về từ trao đổi kế toán phản ánh phải thu ngay phần chênh lệch

 Phương thức bán hàng nội bộ

(1) Khi xuất kho sản phẩm để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên

Có TK 3331 (2) Dùng sản phẩm của DN để khuyến mãi, quảng cáo, chào hàng

Có TK 512 Giá bán = Giá vốn (3) Dùng sản phẩm của DN để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.4 Kế toán doanh thu hoat động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại nhƣ: Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp

Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi từ trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ, lãi cho thuê tài chính;…

Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính …)

Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia

Thu nhập về hoạt động đầu tƣ mua, bán những khoảng ngắn hạn, dài hạn

Thu nhập về hoạt động đầu tƣ khác

Chêch lệnh lãi do bán ngoại tệ, khoảng chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Chênh lệch lãi chuyển nhƣợng vốn

2.1.4.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT

+Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 515

TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

2.1.4.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 515 Bên Có

- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có) - Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911

– Xác định kết quả kinh doanh

(TK 515 không có số dư cuối kỳ)

2.1.4.4 Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu

(1) Phản ánh doanh thu cổ tức lợi nhuận đƣợc chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh ghi:

Nợ TK 128 Đầu tƣ dài hạn khác

Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính (2) Định kỳ, tính lãi và lãi tín phiếu, trái phiếu hoặc nhận đƣợc thông báo về cổ tức được hưởng

- Trường hợp không nhận tiền lãi về, mà tiếp tục bổ sung mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kế toán ghi:

Nợ TK 121 Đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn

Nợ TK 228 Đầu tƣ chứng khoán dài hạn khác

Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính

- Trường hợp nhận lãi bằng tiền gửi, kế toán ghi:

Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính

(3) Xuất ngoại tệ để thanh toán cho người bán (tỷ giá xuất < tỷ giá lúc nhận nợ)

Nợ TK 331 Theo tỷ giá lúc nhận nợ

Có TK 1112,1122 Theo tỷ giá thực tế xuất

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Phản ánh tổng hợp các khoản đƣợc ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm các khoản như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ

2.2.1 Kế toán về chiết khấu thương mại

- Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng

2.2.1.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+Hóa đơn GTGT +Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 521

TK 521 “Chiết khấu thương mại”

2.2.1.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 521 Bên Có

- Số chiết khấu phát sinh trong kỳ - Kết chuyển vào 511 để xác định doanh thu thuần

(TK 521 không có số dư cuối kỳ)

2.2.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

(1) Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ hạch toán

Có TK 111, 112, 131 (2) Cuối kỳ, kết chuyển để xác định DT thuần

2.2.2 Kế toán giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ của người bán giảm trừ cho người mua do hàng không đạt chất lƣợng, không đúng quy cách, thiếu hụt hay mua hàng với số lƣợng nhiều

2.2.2.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho +Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 532

TK 532 “ Giảm giá hàng bán”

2.2.2.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 532 Bên Có

- Các khoản giảm giá hàng bán phát - Kết chuyển vào TK511 để xác sinh trong kì định doanh thu thuần

(TK 532 không có số dư cuối kỳ)

2.2.2.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

(1) Giảm giá hàng bán phát sinh thực tế trong kỳ hạch toán

Có TK 111, 112, 131 (2) Cuối kỳ, kết chuyển để xác định DT thuần

2.2.3 Kế toán hàng bán bị trả lại

- Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm hợp đồng, vi phạm cam kết hay do hàng kém chất lƣợng

Doanh thu hàng bị trả lại = Số lƣợng hàng bị trả lại * Đơn giá trên hóa đơn 2.2.3.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+Hóa đơn GTGT, biên bảng trả hàng +Phiếu nhập kho

+Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 531

TK 531 “Hàng bán bị trả lại”

2.2.3.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 531 Bên có

-Trị giá hàng bán bị trả lại - Kết chuyển vào TK511 để xác định doanh thu thuần

(TK 531 không có số dư cuối kỳ)

2.2.3.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

(1) Hàng bán bị trả lại phát sinh thực tế trong kỳ hạch toán

Có TK 111, 112, 131 (2) Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại:

Có TK 111, 112, 141 (3) Hàng bán bị trả lại nhập kho:

Nợ TK 155 theo giá thực tế đã xuất kho

Có TK 632 (4) Cuối kỳ, kết chuyển để xác định DT thuần

2.2.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

Là các khoản đƣợc xác định trực tiếp trên doanh thu bán hàng theo quy định hiện hành của luật thuế tùy thuộc từng mặt hàng khác nhau

2.2.4.1 Thuế tiêu thụ đặt biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt đƣợc đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích sản xuất, đồng thời cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong xã hội nhƣ bia, rƣợu, thuốc lá

Thuế tiêu thụ đƣợc tính theo công thức sau:

ThuếTTĐB phải nộp = Giá bán đã có thuế TTĐB

 Tài khoản sử dụng: TK 3332 - Thuế TTĐB

2.2.4.2 Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đƣợc tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Công thức tính nhƣ sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ * Thuế suất thuế

Là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu theo pháp luật Việt Nam Đối với thuế xuất khẩu tính theo giá FOB đƣợc quy ra đồng việt nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hang (BQLNH) trên thị trường ngoại tệ tại thời điểm chịu thuế

Thuế xuất khẩu đƣợc tính theo công thức sau:

Mức thuế suất XK phải nộp

Số lƣợng hàng XK thực tế

Kế toán các khoản chi phí

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, đƣợc xác nhận là đã tiêu thụ và đƣợc tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

2.3.1.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

+Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn

+Bảng phân bổ giá vốn

+Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 632…

TK 632 “Giá vốn hàng bán”

2.3.1.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK632 Bên Có

- Giá vốn thành phẩm, hàng hoá dịch vụ bán trong kỳ

- Các chi phí vượt mức bình thường

- Khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra

- Hoàn nhập khoản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn năm trước

- Giá vốn hàng bán bị trả lại

- Kết chuyển giá vốn vào bên nợ TK911 để xác định kết quả kinh doanh

(TK 632 không có số dư cuối kỳ)

2.3.1.3 Phương pháp tính giá vốn hàng bán Để tính giá xuất kho hàng bán có thể sử dụng một trong bốn phương pháp sau:

- Phương pháp LIFO (nhập sau- xuất trước)

- Phương pháp FIFO (nhập trước- xuất trước)

- Phương pháp thực tế đích danh

- Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền Đơn giá bình quân gia quyền =

Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ

Số lƣợng hàng tồn đầu kỳ + Số lƣợng hàng tồn nhập trong kỳ

Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính

2.3.1.4 Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu

(1) Sản phẩm xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ Tk 632 Giá vốn hàng bán

Có TK 155 Xuất kho để bán

Có TK 154 Sản xuất xong chuyển bán ngay

(2) Sản phẩm gửi bán đã xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ

Có TK 157 (3)Nhập lại kho hoặc gửi lại kho của khách hàng số sản phẩm đã bị trả lại

Nợ TK 155 Nhập lại kho

Nợ TK 157 Gửi ở kho của khách hàng

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp nhƣ chi phí hoa hồng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, chi phí vận chuyển đóng gói, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tiền lương

2.3.2.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển

+ Hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường

+Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 641…

TK 641 gồm nhiều tài khoản cấp 2

- TK 6411 “Chi phí nhân viên”

- TK 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì”

- TK 6413 “Chi phí đồ dùng văn phòng”

- TK 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”

- TK 6415 “Chi phí bảo hành”

- TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”

- TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác”

2.3.2.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 641 Bên Có

- Các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

- Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng hóa dịch vụ phát sinh trong kỳ hạch toán

- Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

(TK 641 không có số dư cuối kỳ)

2.3.2.4 Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu

(1) Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ

Có TK 334 (2) Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và tính vào chi phí

Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) (3) Trị giá thực tế vật liệu phụ, bao bì xuất dùng cho hoạt động bán hàng

Có TK 152 (4) Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng

Có TK 214 (5) Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng

Có TK 142, 242 Phân bổ công cụ dụng cụ (6) Chi phí dịch vụ mua ngoài như (điện, nước, điện thoại …)

Có TK 111, 112, 331 (7)Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

2.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng

2.3.3.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường

+Phiếu thu,phiếu chi, giấy báo nợ

+Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết

2.3.3.2 Tài khoản sử dụng: TK 642

- TK 6421 “Chi phí nhân viên”

- TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý ”

- TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”

- TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”

- TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí ”

- TK 6426 “Chi phí dự phòng

- TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”

- TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác”

2.3.3.3 Kết cấu và nội dung của tài khoản

Bên Nợ TK 642 Bên Có

(TK 642 không có số dư cuối kỳ)

2.3.3.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

(1) Tập hợp CP quản lý DN phát sinh thực tế trong kỳ:

Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 242, 334, 338 (2) Thuế, phí và các khoản lệ phí phải nộp

- Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ

- Các khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh

(3) Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi

Có TK 351 (4) Cuối kỳ, kết chuyển CP quản lý DN để xác định kết quả kinh doanh

2.3.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính

Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí vốn góp liên doanh, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán

TK 635 “Chi phí hoạt động tài chính”

2.3.4.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 635 Bên Có

- Các chi phí liên hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

(TK 635 không có số dư cuối kỳ)

2.3.4.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

(1) Chi phí hoặc các khoản lỗ đầu tƣ tài chính, lãi tiền vay phải trả, chi phí liên quan đến họat động chứng khoán phát sinh

Nợ 635 Chi phí tài chính, lãi tiền vay

(2) Chiết khấu thanh toán do người mua hàng hóa dịch vụ được hưởng

Có 131,111,112 (3) Xuất ngoại tệ để thanh toán cho người bán (tỷ giá xuất > tỷ giá lúc nhận nợ )

Nợ TK 331 Theo tỷ giá lúc nhận nợ

Nợ TK 635 Chênh lệch tỷ giá xuất > tỷ giá lúc nhận nợ

Có TK 1112,1122 Theo tỷ giá thực tế xuất

(4) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 635 Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 Xác định kết quả kinh doanh

Kế toán thu nhập khác và chi phí khác

2.4.1 Kế toán thu nhập khác

Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhƣng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên, bao gồm:

- Thu nhập từ nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định

- Thu tiền đƣợc phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

- Thu tiền các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ

- Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan tới tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)

- Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp

2.4.1.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Giấy báo có, Phiếu thu

+Sổ nhật ký chung, sổ cái

2.4.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

(1) Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhƣợng bán, TSCĐ:

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 Thu nhập khác (Số thu nhập chƣa có thuế GTGT)

Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán)

+ Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 711 Thu nhập khác (Số thu nhập chƣa có thuế GTGT)

Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp

(2) Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:

Có TK 711 (3) Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:

Có TK 711 (4) Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu đƣợc tiền:

Có TK 711 Đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

(5) Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi tính vào thu nhập khác, ghi:

Có TK 711 (6) Trường hợp được giảm thuế GTGT trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:

Có TK 711 (7) Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, ghi:

Có TK 711 (8) Kết chuyển các khoản thu nhập khác vào TK 911

2.4.2 Kế toán chi phí khác

Là những khoản chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ (nếu có)

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế

- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán

2.4.2.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Giấy báo nợ, phiếu chi

+ Sổ nhật ký chung, sổ cái…

2.4.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

(1) Nghiệp vụ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ

+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán, ghi:

Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ (phần trị giá hao mòn)

Nợ TK 811 Chi phí khác (phần trị giá còn lại)

Có TK 211 TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 TCSĐ vô hình (Nguyên giá)

+ Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ (nếu có), ghi:

Nợ TK 811 Chi phí khác

Nợ TK 133 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 141, 331 (Tổng giá thanh toán)

(2) Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 Chi phí khác

Nợ TK 133 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có)

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

2.5.1 Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Thuế TNDN hiện hành là số thuế phải nộp (hoặc thu hồi) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành

Việc xác định thu nhập chịu thuế thường dựa trên lợi nhuận kế toán trước thuế với các điều chỉnh cần thiết Theo quy định hiện nay, thu nhập chịu thuế dựa trên tờ khai quyết toán thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế +

Các khoản điều chỉnh tăng

- Các khoản điều chỉnh giảm

- Các khoản điều chỉnh tăng giảm thu nhập chịu thuế là điều chỉnh các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí trong kỳ phù hợp theo phạm vi tính vào thu nhập chịu thuế của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

2.5.2 Nguyên tắc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế tạm nộp trong quý Thuế thu nhập tạm nộp từng quý đƣợc tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó

- Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành Thuế TNDN thực phải nộp trong năm đƣợc ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo kết quả kinh doanh của năm đó

- Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp trong năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp đƣợc ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành, và ghi giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước, DN được hạch toán tăng hoặc giảm thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN của năm phát hiện sai sót

8211: “Chi phí thuế TNDN hiện hành”

Bên Nợ TK 8211 Bên Có

- Số thuế TNDN tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm

- Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước, được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành

- Số thuế TNDN hiện hành phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm nộp

- Số thuế TNDN phải nộp đƣợc ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước, được ghi giảm số thuế TNDN trong năm hiện tại

(TK 8211 không có số dư cuối kỳ)

Xác định kết quả kinh doanh

-Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác

-Theo quy định hàng quý kế toán xác định kết quả kinh doanh để tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp từ ba hoạt động sau:

*Hoạt động sản xuất kinh doanh:

= Doanh thu thuần - (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng +

Chi phí quản lý DN)

* Hoạt động đầu tƣ tài chính:

2.6.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

-Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ nhƣ: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhƣợng bán bất động sản đầu tƣ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh thu tài chính = Thu nhập tài chính – Chi phí tài chính

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

-Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính

-Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

- Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí nhƣ hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…

+ Bảng tính kết quả HĐKD, kết quả hoạt động khác

+ Các chứng từ tự lập khác

+ Sổ nhật ký chung, sổ cái

2.6.4 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ TK 911 Bên Có

- Giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ - Doanh thu đã xác định trong kỳ

- Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, - Doanh thu hoạt động tài chính

- Chi phí tài chính, chi phí khác - Thu nhập khác

- Lãi trước thuế về hoạt động kinh - Lỗ trong hoạt động kinh doanh doanh trong kỳ

(TK 911 không có số dư cuối kỳ)

2.6.5 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

(1) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu HĐTC sang TK 911

Có TK 911 (2) Kết chuyển thu nhập khác sang TK 911

Có TK 911 (3) Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính sang TK 911

Có TK 635 (4) Kết chuyển chi phí khác sang TK 911

Có TK 811 (5) Kết chuyển chi phí thuế TNDN

+ Nếu bên Nợ 821 > bên Có 821

Có TK 821 + Nếu bên Nợ 821 < bên Có 821

Có TK 911 (6) Sau khi xác định đƣợc lợi nhuận sau thuế kế toán tiến hành kết chuyển:

Có TK 421 “Lợi nhuận chƣa phân phối”

Phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo đƣợc lập theo chuẩn mực và kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị BCTC là một báo cáo bắt buộc được nhà nước quy định thống nhật về danh mục các báo cáo, biểu mẫu hệ thông các chỉ tiêu phương pháp lập, nơi gởi báo cáo và thời gian gởi báo cáo

BCTC rất hữu ích đối với việc quản trị DN và đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài DN Qua đó đáp ưng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế

2.7.2 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính

- Phản ánh tình hình tài chính kết quả kinh doanh và lưu chuyển dòng tiền trong

- Giúp đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị, các cổ đông, những người sử dụng thông tin để ra quyết định kinh tế

2.7.3 Đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính

Các đối tƣợng sử dụng chia thành 2 nhóm chính:

- Đối tƣợng bên trong DN gồm: Các nhà quản trị, các cổ đông

- Đối tƣợng bên ngoài DN gồm: Cơ quan thuế, cục thống kê, chủ nợ, ngân hàng…

2.7.4 Hệ thống báo cáo tài chính

- Bảng cân đối kế toán

- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

- Bảng lưu chuyển tiền tệ

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

2.7.5 Quy trình phân tích báo cáo tài chính

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích

Bước 2: Xác định nội dung cần phân tích

Bước 3: Thu thập dữ liệu cần phân tích

Bước 4: Xử lý dữ liệu cần phân tích

Bước 5: Tổng hợp kết quả phân tích

2.7.6 Các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài chính

Là thước đo kết quả tài chính của một doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm thực tế không phải dựa trên lý thuyết

Thước đo thực tế có thể được sử dụng đối với một số tỷ số tài chính chủ yếu nhƣ: hệ số thanh toán ngắn hạn, nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu

Chỉ nên sử dụng thước đo thực tế nhằm xác định phạm vi cần nghiên cứu thêm Không có chứng cứ nào chứng tỏ thước đo thực tế là tốt nhất cho mọi doanh nghiệp

2.7.6.2 Kết quả quá khứ của doanh nghiệp

Là thước đo kết quả tài chính hiện hành của chính doanh nghiệp đang phân tích Bằng thước đo này các nhà phân tích có cơ sở để đánh giá kết quả tài chính kỳ phân tích đã biến động theo chiều hướng tốt hơn hay xấu đi so với quá khứ Nó cũng có ích trong việc chỉ ra các xu hướng tương lai có thể xảy ra Không nên xem kết quả tài chính của quá khứ là cơ sở duy nhất để dự đoán kết quả tài chính trong tương lai

Thước đo kết quả quá khứ chỉ cho biết xu hướng biến động của kết quả tài chính của doanh nghiệp đang phân tích so với quá khứ Thước đo này không cho biết mức độ thỏa đáng của biến động kết quả tài chính

2.7.6.3 Các tiêu chuẩn của nghành

Sử dụng tiêu chuẩn ngành có thể khắc phục được nhược điểm của thước đo kết quả quá khứ

Tiêu chuẩn này cho biết doanh nghiệp đang đƣợc phân tích có kết quả tài chính so với DN cùng ngành khác ra sao

2.7.7 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.7.7.1 Phân tích theo chiều ngang

Là tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênh lệch từ năm này so với năm trước

Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho thấy quy mô tương quan với quy mô của số tiền liên quan

Số tiền chênh lệch = Số tiền năm nay – Số tiền năm trước

Tỷ lệ chênh lệch = (Số tiền chênh lệch / Số tiền năm trước) * 100

Là một biến thể của phân tích theo chiều ngang Trong phân tích theo xu hướng các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm Phân tích xu hướng có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh

Phân tích theo xu hướng sử dụng các tỷ số để chỉ những thay đổi của chỉ tiêu liên quan trong một giai đoạn Đối với các tỷ số năm gốc có tỷ số là 100% Các năm khác được đo lường trong tương quan với giá trị đó

2.7.7.3 Phân tích theo chiều dọc

Trong phân tích báo cáo theo chiều dọc, tỷ lệ % đƣợc sử dụng để chỉ mối quan hệ các tỷ số khác nhau so với tổng số trong một báo cáo Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ đƣợc đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ đƣợc tính tỷ lệ % so với con số đó

Phân tích theo chiều dọc có lợi ích trong việc so sánh tầm quan trọng của thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh Nó cũng có ích trong việc chỉ ra những thay đổi về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung

2.7.7.4 Phân tích các tỷ số

Là phương pháp phân tích để thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính

Các tỷ số là những hướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và các hoạt động của một DN trong việc so sánh chúng với kết quả của các năm trước hoặc các DN khác

Mục đích chính của phân tích là chỉ ra những lĩnh vực cần đƣợc nghiên cứu nhiều hơn Phân tích các tỷ số đƣợc áp dụng cho năm mục tiêu sau:

 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn

Là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và khả năng thỏa mãn nhu cầu tiền không mong đợi

Một số tỷ số đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn là hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh Tiền +Đầu tƣ ngắn hạn+Các khoản phải thu

 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn

Một số tỷ số đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn là nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu và số lần hoàn trả lãi vay

Chỉ số = ( giá trị năm tính chỉ số /giá trị năm gốc) x 100

Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu

Số lần hoàn trả lãi vay

Số lần hoàn trả lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

 Đánh giá hiệu quả hoạt động

Các tỷ số về hiệu quả hoạt động đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của việc sử dụng tài sản ( hàng tồn kho, các khoản phải thu, tổng tài sản) trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu tại công ty chủ yếu là doanh thu từ bán thành phẩm gồm các loại gạch ốp lát nền, tường, gạch granit, gạch cremic …và bán hàng hóa mua vào cho nội địa và xuất khẩu

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” sử dụng các tài khoản cấp 2:

Tên tài khoản Nội dung

5111 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

51111 Doanh thu bán hàng hóa trong nước

Phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa mà công ty nhập từ ngoài vào và đã tiêu thụ trong nước

51112 Doanh thu bán hàng hóa xuất khẩu

Phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa mà công ty nhập từ ngoài vào và đã tiêu thụ ra nước ngoài

5112 Doanh thu bán thành phẩm

51121 Doanh thu bán thành phẩm trong nước

Phản ánh giá trị của tất cả các thành phẩm mà công ty sản xuất đƣợc và đã tiêu thụ trong nước

51122 Doanh thu bán thành phẩm xuất khẩu

Phản ánh giá trị của tất cả các thành phẩm mà công ty sản xuất đƣợc và đã tiêu thụ ra nước ngoài

3.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Đơn đặt hàng, Phiếu giao hàng, Bảng báo giá

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Sổ cái, sổ chi tiết TK 511

3.1.3Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/2013

Ngày 01/10/2013, xuất bán hàng cho Công ty cổ phần Vinagres 42 thùng gạch trong đó: 26 thùng gạch lát nền (60x60), mã số VG66901AAM55, đơn giá 183.273 đồng/thùng, 16 thùng gạch lát nền(60x60), mã số VG66901AAM49, đơn giá 183.273 đồng/thùng, xuất tại kho Mê Kông Tổng trị giá thanh toán là 8.467.213 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), khách hàng chƣa thanh toán

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006370 ngày 01/10/2013, kế toán định khoản :

Ngày 02/10/2013, xuất bán công ty TNHH Thương Mại & Vật Liệu Xây Dựng Thành Phát _CN3, 400 thùng gạch trong đó: 150 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33003AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, 100 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33004AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, 50 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33005AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, 100 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33006AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, xuất tại kho Nhà Máy Tổng trị giá thanh toán là28.399.800 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), khách hàng chƣa thanh toán Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006388 ngày 02/10/2013, kế toán định khoản:

Ngày 03/10/2013, xuất bán hàng cho Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại và Xây Dựng Đức Linh 90 thùng gạch GC (80x80), mã số GC89021AM00, đơn giá 197.236 đồng/thùng, xuất tại kho Gò Dầu Tổng trị giá thanh toán là 19.526.364 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), khách hàng chƣa thanh toán

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006430 ngày 03/10/2013, kế toán định khoản :

Ngày 08/10/2013, xuất bán hàng cho Công ty TNHH Vi Na Men 500 thùng Trong đó 350 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốA24530AA, đơn giá 56.364 đồng/ thùng, 150 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốAV24530AA, đơn giá 57.273 đồng/ thùng, xuất tại kho Nhà Máy Tổng trị giá thanh toán là 31.150.185 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), khách hàng chƣa thanh toán Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006485 ngày 08/10/2013, kế toán định khoản:

Có TK 33311 2.831.835 Ngày 16/10/2013, công ty xuất khẩu hàng cho Công ty Cabu Oversea Hard Ware LO., INC, theo tờ khai hải quan và hợp đồng xuất khẩu số RY-CB

B05(10/09/13), gồm 31.920 thùng Trong đó 7.600 thùng gạch lát nền (40x40), đơn giá 3,0 USD/thùng, tương đương 63.108 đồng/thùng, 3040 thùng gạch lát nền (40x40), đơn giá 3,1 USD/thùng, tương đương 65.212đồng/thùng, 21.280 thùng gạch lát nền (40x40), đơn giá 2,9 USD/thùng, tương đương 61.004 đồng/thùng (tỷ giá 1USD 21.036 VNĐ), xuất tại kho Gò Dầu, giao hàng tại cảng ICD – Phước Long Tổng trị giá thanh toán là 93.936 USD, tương đương 1.976.037.696 đồng, khách hàng chưa thanh toán (Đây là hàng xuất khẩu thuế GTGT đƣợc áp dụng mức thuế suất là 0%) Căn cứ vào tờ khai hải quan Hóa đơn GTGT 0001316, ngày16/10/2013, kế toán định khoản :

Ngày 18/10/2013, Công ty xuất khẩu hàng cho Công ty Jong Chyan Enterprise

Co, theo tờ khai hải quan và hợp đồng xuất khẩu số RY-TC36 (16/09/13), gồm

11.090thùng Trong đó 5.145 thùng gạch ốp tường (6x22,7), đơn giá 3,782USD/thùng, tương đương 79.558đồng/thùng, 5.945 thùng gạch ốp tường (6x22,7), đơn giá 3,498 USD/thùng, tương đương 73.584 đồng/thùng, (tỷ giá 1USD = 21.036 VNĐ), xuất tại kho Gò Dầu, giao hàng tại cảng Cát Lái Tổng trị giá thanh toán là 40.254 USD, tương đương 846.783.144 đồng, khách hàng chưa thanh toán (Đây là hàng xuất khẩu thuế GTGT đƣợc áp dụng mức thuế suất là 0%).Căn cứ vào tờ khai hải quan Hóa đơn GTGT 0001318, ngày16/10/2013, kế toán định khoản :

Ngày 31/10/2013, Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 10/2013 là 57.212.657.190 đồng

+Kết chuyển doanh thu bán hàng trong tháng 10/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 30/11/2013, Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 11/2013 là 60.939.526.757 đồng

+Kết chuyển doanh thu bán hàng trong tháng 11/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 31/12/2013, Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 12/2013 là 62.546.473.806 đồng

+Kết chuyển doanh thu bán hàng trong tháng 12/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Có TK 911 62.546.473.806 Tổng doanh thu bán hàng của công ty trong quý 4/2013 là 180.698.657.753 đồng

Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng:

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

3.2.1 Kế toán hàng bán bị trả lại

Là khoản giảm trừ của người bán cho người mua do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách, hàng bị lỗi, khách hàng trả lại nhập kho

TK 531 “Hàng bán bị trả lại” có 2 TK cấp 2:

- 5311 “Hàng hóa bị trả lại”

- 5312 “Thành phẩm bị trả lại”

3.2.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng

Hóa đơn GTGT, sổ nhật ký chung, sổ cái

3.2.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/2013

Ngày 03/10/2013, công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng A.T.A, xuất trả lại hàng gồm 120 thùng gạch ốp tường (25x40), mã số TPV2532AA, đơn giá 59.273 đồng/thùng, do hàng bị lỗi Tổng giá trị thanh toán là 7.824.036 đồng (thuế GTGT 10%) Khách hàng chƣa thanh toán Căn cứ HĐ GTGT số 0001560 ngày 03/10/2013, kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 15/10/2013, DNTN Động Lực, xuất trả lại hàng gồm 300 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33003AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, do hàng bị lỗi Tổng giá trị thanh toán là 21.299.850 đồng (thuế GTGT 10%) Khách hàng chƣa thanh toán Căn cứ HĐ GTGT số 0000370 ngày 15/10/2013, kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 23/10/2013, Công Ty Cổ Phần Vương Miện, xuất trả lại hàng gồm 170 thùng gạch ốp tường (25x40), mã số TPV2532AA, đơn giá 59.273 đồng/ thùng, 50 thùng gạch GC89022AM00 (60x60) đơn giá 197.236 đồng/thùng, do hàng bị lỗi, sai quy cách Tổng giá trị thanh toán là 21.932.031 đồng (thuế GTGT 10%) Khách hàng chƣa thanh toán Căn cứ HĐ GTGT số 0000185 ngày 23/10/2013, kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 31/10/2013, Công Ty TCT VLXD SỐ 01-TNHH MTV-Công Ty Cát Cam Ranh Fico, xuất trả hàng gồm 320 gạch ốp tường (25x40), mã sốA24537AA, đơn giá 56.364 đồng/ thùng, do hàng bị sai quy cách Tổng giá trị thanh toán là 19.840.128 đồng (thuế GTGT 10%) Khách hàng chƣa thanh toán

Căn cứ HĐ GTGT số 0005584 ngày 31/10/2013, kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 31/10/2013 Tổng hàng bán bị trả lại tháng 10/2013 là 189.227.653 đồng +Kết chuyển hàng bán bị trả lại trong tháng 10/2013 để xác định doanh thu thuần

Ngày 30/11/2013 Tổng hàng bán bị trả lại tháng 11/2013 là 167.213.516 đồng +Kết chuyển hàng bán bị trả lại trong tháng 11/2013 để xác định doanh thu thuần

Ngày 31/12/2013 Tổng hàng bán bị trả lại tháng 12/2013 là 164.275.656 đồng +Kết chuyển hàng bán bị trả lại trong tháng 12/2013 để xác định doanh thu thuần

Có TK 5312 110.667.790 Tổng hàng bán bị trả lại của công ty trong quý 4/2013 là 520.716.825 đồng

 Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại:

Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

3.3.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Tại công ty doanh thu hoạt động tài chính phát sinh chủ yếu từ lãi tiền gửi ngân hàng, phát sinh chênh lệch do bán ngoại tệ

TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” Để phù hợp với công tác Doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty, kế toán sử dụng Tài khoản 515 " Doanh thu hoạt động tài chính " có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5151 " Lãi tiền cho vay, tiền gửi ": Dùng phản ánh giá trị lãi đƣợc nhận từ tiền cho vay, tiền gửi ngân hàng

- Tài khoản 5155 " Lãi do chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ ": Dùng phản ánh giá trị chênh lệch lãi tỷ giá phát sinh trong kỳ

3.3.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng

- Chứng từ sử dụng: + Phiếu tính lãi

+ Giấy báo có của ngân hàng

- Sổ sách sử dụng: Sổ cái và sổ chi tiết TK 515, sổ nhật ký chung

3.3.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý4/2013

Ngày 02/10/2013 công ty nhận đƣợc giấy báo có về tiền lãi ngân hàng VIETINBANK số tiền 10.210 đồng Căn cứ GBC kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 05/10/2013, Chi ngoại tệ thanh toán tiền nguyên vật liệu nhập khẩu từ công ty JI METECNO BUILD MATERIAL CO.,LET, gồm 1000 tấn, đơn giá 141 USD/ tấn (tỷ giá là 1USD !.036 VNĐ) Tổng thanh toán là 2.966.076.000 đồng (tương ứng với 141.000 USD), tỷ giá thực tế ngày 05/10/2013 là 1USD = 21.031VNĐ Căn cứ vào giấy báo nợ ngày 05/10/2013, kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 11/10/2013, thu lãi tiền gửi tháng 10/2013 từ ngân hàng Techcombank số tiền là 120.577 đồng Căn cứ vào GBC ngày 21/10/2013, kế toán định khoản :

Ngày 25/10/2013, Chi ngoại tệ thanh toán tiền nguyên vật liệu nhập khẩu từ công ty CHINA HARBOUR ENGINEERING CO.LTD gồm 1200 tấn, đơn giá 154 USD/ tấn (tỷ giá là 1USD = 20.828VNĐ) Tổng thanh toán là 3.847.536.000 đồng (tương ứng với 184.800 USD), tỷ giá thực tế ngày 25/10/2013 là 1USD = 20.820VNĐ Căn cứ vào giấy báo nợ ngày 25/10/2013, kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 30/10/2013, công ty nhận đƣợc giấy báo có về tiền lãi ngân hàng TMCP Xăng Dầu PETROLIMEX – Chi nhánh Vũng Tàu, số tiền 5.200đồng Căn cứ GBC kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 31/10/2013,Tổng doanh thu hoạt động tài chính tháng 10/2013 là 235.156.918đồng

+Kết chuyển doanh hoạt động tài chính trong tháng 10/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày30/11/2013,Tổng doanh thu hoạt động tài chính tháng 11/2013 là 261.358.375 đồng

+Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính trong tháng 11/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 31/12/2013,Tổng doanh thu hoạt động tài chính tháng 12/2013 là 298.901.352đồng

+Kết chuyển doanh hoạt động tài chính trong tháng 12/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Tổng Doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty quý 4/2013 là: 795.416.645 đồng

Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính:

3.3.2 Kế toán Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí tài chính trong công ty phát sinh chủ yếu từ lãi vay ngân hàng

Tài khoản 635 " Chi phí tài chính " có 4 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 63511 " Chi phí lãi vay ngắn hạn"

-Tài khoản 63512 " Chi phí lãi thuê tài chính "

-Tài khoản 63514 " Chi phí lãi tiền vay cá nhân"

-Tài khoản 63515 " Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại"

3.3.2.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Phiếu tính lãi vay, giấy nhận nợ

+ Phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng

+ Hợp đồng, phiếu chuyển khoản

+Sổ cái và sổ chi tiết TK 635, sổ nhật ký chung

3.3.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/2013

Ngày 03/10/2013, trả lãi vay tháng 09/2013 GBN lần 71-HDHM30114/DN trả trong tháng 10/2013 cho Ngân hàngTMCP Xăng Dầu PETROLIMEX – Chi nhánh

Vũng Tàu Tổng giá trị phải thanh toán là 63.107.847 đồng Căn cứ vào HD GTGT Số 510SP1113176006 (03/10/2013) kiêm giấy báo nợ, kế toán định khoản:

Ngày 06/10/2013, chi tiền mặt thanh toán tiền lãi vay từ 16/09/13 –16/10/13 (5 tỷ * 1,5%) cho chị Phạm Hoàng Lan - NH Eximbank Tổng giá trị phải thanh toán là 150.000.000 đồng Căn cứ vào phiếu chuyển khoản ngày 06/10/2013, kế toán định khoản:

Ngày 15/10/2013, phát sinh tiền lãi kỳ 28 của Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu 06/10/10, Hợp đồng thuê tài chính 0002201 Tổng giá trị phải thanh toán là 49.720.223 đồng Căn cứ vào Hóa đơn 0002201 ngày 15/10/2013, kế toán định khoản:

Ngày 25/10/2013, Chi ngoại tệ thanh toán tiền nguyên vật liệu nhập khẩu từ công ty JI METECNO BUILD MATERIAL CO.,LET gồm 1500 tấn, đơn giá 152 USD/tấn (tỷ giá là 1USD 815 VNĐ) Tổng thanh toán là 4.748.784.000 đồng (tương ứng với 228.000 USD), tỷ giá thực tế ngày 25/10/2013 là 1USD = 20.828VNĐ Căn cứ vào giấy báo nợ ngày 25/10/2013, kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 30/10/2013, trả lãi vay tháng 10/2013 cho ngân hàng Vietcombank số tiền 9.654.125 đồng Căn cứ vào HD GTGT Số 610AP1113276116 (30/10/2013) kiêm giấy báo nợ, kế toán định khoản:

Ngày 31/10/2013 Tổng chi phí tài chính tháng 10/2013 là 625.801.917 đồng +Kết chuyển chi phí tài chính trong tháng 10/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 30/11/2013 Tổng chi phí tài chính tháng 11/2013 là 600.245.160đồng +Kết chuyển chi phí tài chính trong tháng 11/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 31/12/2013 Tổng chi phí tài chính tháng 12/2013 là 644.058.634 đồng +Kết chuyển chi phí tài chính trong tháng 12/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Có TK 63515 157.901.221 Tổng Chi phí tài chính tại Công ty quý 4/2013 là: 1.870.105.711 đồng

 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính:

Kế toán các khoản chi phí

TK 632 “Giá vốn hàng bán”

Tài khoản 632 " Giá vốn hàng bán " có 2 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 6321 " Giá vốn hàng bán – Hàng hóa": Dùng phản ánh giá trị giá vốn của hàng hóa đƣợc công ty xuất bán

-Tài khoản 6322 " Giá vốn hàng bán – Thành phẩm ": Dùng phản ánh giá trị giá vốn của sản phẩm đƣợc công ty xuất bán

3.4.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng

+ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn…

Sổ nhật ký chung, Sổ cái & Sổ chi tiết TK 632

3.4.1.3 Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho

Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vốn đối với thành phẩm sản xuất theo phương pháp bình quân gia quyền, vào

Riêng hàng hóa mua ngoài xuất bán thẳng giá vốn đƣợc tính theo giá thực tế nhập

3.4.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/2013

Ngày 01/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006370 (01/10/2013) và phiếu xuất kho, xuất bán hàng cho Công ty cổ phần Vinagres 42 thùng gạch, trong đó: 26 thùng gạch lát nền (60x60), mã số VG66901AAM55, đơn giá 183.273 đồng/thùng, 16 thùng gạch lát nền (60x60), mã số VG66901AAM49, đơn giá 183.273 đồng/thùng, xuất tại kho Mê Kông Tổng trị giá thanh toán là 8.467.213 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 02/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006388 (02/10/2013) và phiếu xuất kho, xuất bán công ty TNHH Thương Mại & Vật Liệu Xây Dựng Thành Phát _CN3 400 thùng gạch, trong đó: 150 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33003AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, 100 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33004AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, 50 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33005AA với đơn giá 64.545đồng/thùng, 100 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33006AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, xuất tại kho Nhà Máy Tổng trị giá thanh toán là 28.399.800 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%) Kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 03/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006430 (03/10/2013) và phiếu xuất kho, xuất bán hàng cho Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại và Xây Dựng Đức Linh 90 thùng gạch GC (80x80), mã số GC89021AM00, đơn giá 197.236 đồng/thùng, xuất tại kho Gò Dầu Tổng trị giá thanh toán là 19.526.364 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), kế toán hạch toán giảm giá vốn:

Ngày 03/10/2013, Căn cứ HĐ GTGT số 0001560 (03/10/2013), phiếu nhập kho, Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng A.T.A, xuất trả lại hàng gồm 120 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốTPV2532AA, đơn giá 59.273 đồng/ thùng, do hàng bị lỗi.Tổng giá trị thanh toán là 7.824.036 đồng (thuế GTGT 10%) Kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 06/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006443 (08/10/2013), phiếu xuất kho, xuất bán hàng cho Công ty TNHH Vi Na Men 500 thùng gạch lát nền (40x40), mã số A411153AA, đơn giá 60.909 đồng/thùng, xuất tại kho Nhà Máy K3

Tổng trị giá thanh toán là 33.499.950 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 08/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006485(08/10/2013), phiếu xuất kho, xuất bán hàng cho Công ty TNHH Vi Na Men 500 thùng Trong đó 350 thùng gạch ốp tường (25x40), mã số A24530AA, đơn giá 56.364 đồng/thùng, 150 thùng gạch ốp tường (25x40), mã số AV24530AA, đơn giá 57.273 đồng/thùng, xuất tại kho Nhà Máy Tổng trị giá thanh toán là 31.150.185 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), kế toán hạch toán giá vốn:

15/10/2013, Căn cứ HĐ GTGT số 0000371 (01/10/2013), phiếu nhập kho DNTN Động Lực, xuất trả lại hàng gồm 300 thùng gạch lát nền (30x30), mã số A33003AA với đơn giá 64.545 đồng/thùng, do hàng bị lỗi Tổng giá trị thanh toán là 21.299.850 đồng (thuế GTGT 10%) Kế toán hạch toán giảm giá vốn:

Ngày 16/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006505(16/10/2013), phiếu xuất kho, xuất bán hàng cho Cửa hàng VLXD và TTNT Trung Hiếu 100 thùng Trong đó 70 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốA24537AA, đơn giá 56.364 đồng/thùng, 30 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốAV24537AA, đơn giá 57.273 đồng/thùng, xuất tại kho Nhà Máy Tổng trị giá thanh toán là 6.230.037 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 16/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0001316 (16/10/2013), phiếu xuất kho, xuất khẩu hàng cho Công ty Cabu Oversea Hard Ware LO.,INC, theo tờ khai hải quan và hợp đồng xuất khẩu số RY-CB B05(10/09/13), gồm 31.920 thùng Trong đó 7.600 thùng gạch lát nền (40x40), đơn giá 3,0 USD/thùng, tương đương 63.108 đồng/thùng, 3.040 thùng gạch lát nền (40x40), đơn giá 3,1 USD/thùng, tương đương 65.212đồng/thùng, 21.280 thùng gạch lát nền (40x40), đơn giá 2,9USD/thùng, tương đương 61.004đồng/thùng (tỷ giá 1USD = 21.036 VNĐ), xuất tại kho Gò Dầu, giao hàng tại cảng ICD – Phước Long Tổng trị giá thanh toán là 93.936 USD, tương đương 1.976.037.696 đồng, khách hàng chƣa thanh toán.(Đây là hàng xuất khẩu thuế GTGT đƣợc áp dụng mức thuế suất là 0%) Kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 18/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0001318, (16/10/2013), phiếu xuất kho, xuất khẩu hàng cho Công ty Jong Chyan Enterprise Co, theo tờ khai hải quan và hợp đồng xuất khẩu số RY-TC36 (16/09/13), gồm 11.090 thùng Trong đó 5.145 thùng gạch ốp tường (6x22,7), đơn giá 3,782 USD/thùng, tương đương 79.558 đồng/thùng, 5.945 thùng gạch ốp tường (6x22,7), đơn giá 3,498 USD/thùng, tương đương 73.584 đồng/thùng, (tỷ giá 1USD = 21.036 VNĐ), xuất tại kho Gò Dầu, giao hàng tại cảng Cát Lái Tổng trị giá thanh toán là 40.254 USD, tương đương 846.783.144 đồng, khách hàng chƣa thanh toán.(Đây là hàng xuất khẩu thuế GTGT đƣợc áp dụng mức thuế suất là 0%) Kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 23/10/2013, Căn cứ HĐ GTGT số 0000185 (23/10/2013), phiếu nhập kho, Công Ty Cổ Phần Vương Miện, xuất trả lại hàng gồm 170 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốTPV2532AA đơn giá 59.273 đồng/thùng, 50 thùng gạch GC89022AM00 (60x60) đơn giá 197.236 đồng/thùng, do hàng bị lỗi, sai quy cách Tổng giá trị thanh toán là 21.932.031 đồng (thuế GTGT 10%) Kế toán hạch toán giảm giá vốn:

Ngày 26/10/2013, Căn cứ vào Hóa đơn GTGT 0006545(26/10/2013), phiếu xuất kho, xuất bán hàng cho Công ty TNHH TM DV XD Hoàng Sơn 250 thùng Trong đó 70 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốTP2532AA, đơn giá 58.364 đồng/thùng,

180 thùng gạch ốp tường (25x40), mã sốTPV2532AA, đơn giá 59.273 đồng/thùng Xuất tại kho Nhà Máy Tổng trị giá thanh toán là 16.230.082 đồng (bao gồm thuế GTGT 10%), kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 31/10/2013, Căn cứ HĐ GTGT số 0005584 (31/10/2013), phiếu nhập kho, Công Ty TCT VLXD SỐ 01-TNHH MTV-Công Ty Cát Cam Ranh Fico, xuất trả hàng gồm 320 gạch ốp tường (25x40), mã số A24537AA, đơn giá 56.364 đồng/thùng, do hàng bị sai quy cách Tổng giá trị thanh toán là 19.840.128 đồng (thuế GTGT 10%) Khách hàng chƣa thanh toán Kế toán hạch toán giá vốn:

Ngày 31/10/2013 Tổng giá vốn tháng 10/2013 là 51.312.671.059 đồng

+Kết chuyển giá vốn trong tháng 10/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 30/11/2013 Tổng giá vốn tháng 11/2013 là 53.745.230.120 đồng

+Kết chuyển giá vốn trong tháng 11/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 31/12/2013 Tổng giá vốn tháng 12/2013 là 56.908.164.034 đồng

+Kết chuyển giá vốn trong tháng 12/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Có TK 6322 41.512.045.198 Tổng giá vốn tại Công ty quý 4/2013 là: 161.966.065.213 đồng

Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng:

Kế toán thu nhập và chi phí khác

3.5.1 Kế toán thu nhập khác

Là những khoản thu doanh nghiệp không dự tính đƣợc hoặc có dự tính nhƣng ít có khả năng thực hiện, khoản thu không mang tính chất thường xuyên như:

Thu do thanh lý nhƣợng bán TSCĐ, thu do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản nợ khóa sổ nay thu hồi…

Tài khoản 711 “ Thu nhập khác” có 5 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 71101 “ Thu nhập từ bán phế liệu”

-Tài khoản 71102 “ Thu nhập từ bán TSCĐ”

-Tài khoản 71103 “Thu nhập từ bồi thường”

-Tài khoản 71109 “ Thu nhập khác”

3.5.1.2 Chứng từ và sổ sách

Công ty sử dụng các chứng từ sau :

- Phiếu thu, Giấy báo Có…

- Sổ cái, sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết

3.5.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/2013

Ngày 05/10/2013, Công ty thanh lý 1 máy photo, nguyên giá 41.500.000 đồng, đã khấu hao hết 26.250.000 đồng Số tiền thu về do thanh lý tài sản trên 16.500.000 đồng (Bao gồm thuế GTGT 10%) Căn cứ vào biên bản thanh lý tài sản cố định, căn cứ PT số 1275, HĐ GTGT số 0001586, kế toán hạch toán nhƣ sau:

Ngày 11/10/2013, thu tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, số tiền phạt là 13.500.000 đồng Căn cứ PT số 1286, kế toán hạch toán nhƣ sau:

Ngày 22/10/2013, thu nhập từ bán phế liệu từ quá trình sản xuất Tổng số tiền thu về là 19.550.000 đồng Căn cứ PT số 1292, kế toán hạch toán nhƣ sau:

Ngày 31/10/2013, khoản phải thu khó đỏi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu đƣợc tiền Tổng số tiền phải thu là 15.750.000 đồng Căn cứ PT số 1310, kế toán hạch toán nhƣ sau:

Ngày 31/10/2013, tổng thu nhập khác tháng 10/2013 là 715.613.256 đồng +Kết chuyển thu nhập khác trong tháng 10/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 30/11/2013 Tổng thu nhập khác tháng 11/2013 là 710.975.673 đồng +Kết chuyển thu nhập khác trong tháng 11/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 31/12/2013 Tổng thu nhập khác tháng 12/2013 là 733.932.487 đồng +Kết chuyển thu nhập khác trong tháng 12/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Tổng thu nhập khác tại Công ty quý 4/2013 là : 2.160.521.416 đồng

 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác

3.5.2 Kế toán Chi phí khác

Kế toán dùng tài khoản này để phản ánh những khoàn chi phí phát sinh do sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp nhƣ: chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhƣợng bán TSCĐ (nếu có), chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tƣ, hàng hóa, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế,…

Tài khoản 811 " Chi phí khác " có 3 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 81101 " Chi phí từ phế liệu"

-Tài khoản 81102 " Chi phí từ TSCĐ"

-Tài khoản 81109 " Chi phí khác"

3.5.2.2 Chứng từ và sổ sách

Công ty sử dụng các chứng từ sau :

- Phiếu chi, Giấy báo Nợ…

- Sổ cái, sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết

3.5.3.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 4/2013

Ngày 05/10/2013, chi tiền mặt đóng phạt Vi phạm hành chính Tổng trị giá phải trả là 3.500.000 đồng Căn cứ vào PC 1192, kế toán định khoản:

Ngày 05/10/2013, Công ty thanh lý một máy photo, nguyên giá 41.500.000 đồng, đã khấu hao hết 26.250.000 đồng Căn cứ vào biên bản thanh lý tài sản cố định, kế toán hạch toán:

Ngày 12/10/2013, chi tiền mặt đóng tiền phạt do vi phạm về hóa đơn số tiền phải nộp là: 2.500.000 đồng Căn cứ vào PC số 1256, kế toán định khoản sau:

Ngày 25/10/2013, chi phí mua phế liệu từ bên ngoài phục vụ quá trình sản xuất Tổng giá trị thanh toán là 57.650.200 đồng bao gồm thuế GTGT 10% Căn cứ UNC và HĐGTGT số 0001025 kế toán định khoản nhƣ sau:

Ngày 31/10/2013, tổng chi phí khác tháng 10/2013 là 1.315.613.256 đồng +Kết chuyển chi phí khác trong tháng 10/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Có TK 81109 912.143.221 Ngày 30/11/2013 Tổng chi phí khác tháng 11/2013 là 1.290.975.673 đồng +Kết chuyển chi phí khác trong tháng 11/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày 31/12/2013 Tổng chi phí khác tháng 12/2013 là 1.354.360.545 đồng +Kết chuyển chi phí khác trong tháng 12/2013 để xác định kết quả kinh doanh

Có TK 81109 977.594.528 Tổng Chi phí khác tại Công ty quý 4/2013 là : 3.960.949.474 đồng

 Sơ đồ hạch toán chi phí khác:

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia phản ánh thuế TNDN trên tài khoản 3334-thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 8211-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Cuối mỗi quý công ty sẽ tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí để tính số thuế

TNDN tạm nộp mỗi quý

Khi kết thúc năm tài chính công ty sẽ tiến hành kết chuyển doanh thu,chi phí ,lập báo cáo kết quả kinh doanh và tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Tờ khai thuế TNDN tạm tính, phiếu chi nộp thuế, bảng báo cáo kết quả kinh doanh

3.6.4 Trình tự luân chuyển chứng từ

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh, công ty lập tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý kế toán phản ánh vào sồ cái TK 333, 821và sổ chi tiết 3334, 8211 nhƣ sau:

 Quý 4: Thuế TNDN phải nộp (Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4)

Có 3334 289.043.643 Cuối năm tài chính kế toán lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN năm 2013

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Việc xác định kết quả kinh doanh của từng kỳ kinh doanh nhằm xác định kết quả kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không, từ đó công ty sẽ có những kế hoạch và phương hướng kinh doanh cho kỳ sau nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại và phát huy điểm mạnh với mục đích đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, mang lại lợi nhuận cho công ty.Việc xác định kết quả kinh doanh tại công ty thường diễn ra vào cuối tháng cuối quý và cuối năm tổng hợp lại kết quả kinh doanh cho cả năm

Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính Chứng từ gốc, sổ nhật ký chung, sổ cái

Lập bảng xác định KQKD

TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”

3.7.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng

+ Bảng tổng hợp chứng từ kết chuyển

- Sổ sách sử dụng: Sổ cái và sổ chi tiết TK 911

3.7.3 Hạch toán các nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh

Cuối kỳ kế toán tập hợp toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần

+Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

Có TK 5312 358.325.574 Cuối kỳ kế toán tập hợp toàn bộ doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

+ Kết chuyển doanh thu thuần

Có TK 911 180.177.940.928 + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

+Kết chuyển thu nhập khác

Có TK 911 2.160.521.416 + Kết chuyển giá vốn

+ Kết chuyển chi phí tài chính

Có TK 63515 454.852.317 + Kết chuyển chi phí bán hàng

Có TK 6418 1.772.783.754 + Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 6428 1.471.820.800 + Kết chuyển chi phí khác

Xác định kết quả kinh doanh

-Lợi nhuận trước thuế = 183.133.878.989 - 181.977.704.416 = 1.156.174.573 -Thuế thu nhập doanh nghiệp = 1.156.174.573 * 25% = 289.043.643

-Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

- Kết chuyển lợi nhuận sau thuế

3.7.4 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh quý 4/2013

Công Ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia Mẫu số B02-DN

KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành, BR-VT Ban hành theo QĐ số 15/2006QĐ-BTC

Mã số thuế: 3500413427 ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý 4 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 520.716.825

3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp

4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 161.966.065.213

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV (20-11)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 795.416.645

7 Chi phí tài chính 22 VI.28 1.870.105.711

- Trong đó : Chi phí lãi vay 23 1.247.806.035

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.653.081.917

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 +(21-22)-(24-25)} 30 2.956.602.631

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 289.043.643

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60P-51-52) 60 867.130.930

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia

3.8.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty đƣợc biết khả năng tài chính của công ty ở trạng thái nào để từ đó đƣa ra các quyết định kinh tế cho phù hợp Để đảm bảo độ tin cậy của các quyết định ngoài việc cung cấp thông tin tài chính là cơ bản Còn tham khảo các thông tin về mội trường xung quanh như chiến lược phát triển của công ty, cầu thị trường về sản phẩm Để biết sâu về tình hình tài chính, về khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải ta phải phân tích các chỉ tiêu sau: (Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2013)

3.8.2 Phân tích các tỷ số

3.8.2.1 Đánh giá khả năng thanh toán

Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu

Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ của công ty là tương đối tốt chiếm 54,78%, khả năng độc lập về mặt tài chính là tương đối cao, song cuối kỳ tỷ số này lại giảm xuống còn 54,78% so với đầu năm là 58,09% chứng tỏ khả năng tự tài trợ của công ty giảm xuống

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả Đầu năm = 283.694.449.000 = 0,593 hay

Từ số liệu tính toán trên cho thấy , tỷ trọng các khoản phải thu so với các khoản phải trả cuối năm giảm so với đầu năm cụ thể từ 59,33% giảm xuống còn 38,55% nhƣng các khoản phải thu chiếm tỷ lệ ít so với các khoản phải trả Điều này chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là các đơn vị khác chiếm dụng vốn Việc đi chiếm dụng vốn nhƣ vậy có thể tạo điều kiện cho công ty đầu tƣ thêm bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên việc đi chiếm dụng vốn này cũng thể hiện tình hình tài chính không chủ động, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài Công ty cũng cố gắng thu hồi các khoản phải thu của khách hàng hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh và để nhanh chóng thanh toán nợ vay cho các đơn vị khác

Hệ số thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng Tài sản

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Cuối năm, Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì đảm bảo đƣợc 156 đồng tài sản ngắn hạn nhƣ vậy đảm bảo đƣợc 1,5 lần, đây là biểu hiện tốt Đầu năm, Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì đảm bảo đƣợc 162 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo đƣợc 1,6 lần

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Đầu tƣ ngắn hạn + Các khoản phải thu

Cuối năm, Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì đảm bảo đƣợc 41 đồng, tiền và các khoản phải thu nhƣ vậy đảm bảo nhỏ hơn 1, đây là biểu hiện không tốt Đầu năm, Cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì đảm bảo đƣợc 61 đồng tiền và các khoản phải thu nhƣ vậy đảm bảo nhỏ hơn 1, đây là biểu hiện không tốt

3.8.2.2 Bảng phân tích khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

1/ Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả

2/ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng nợ phải trả 3/ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Nợ ngắn hạn 4/ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tiền+Đâu tƣ ngắn hạn

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả ở cuối năm giảm so với đầu năm đƣợc thể hiện qua việc phân tích các khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả

- Việc phân tích các khoản phải thu đã chỉ ra rằng: Tổng các khoản phải thu cuối năm giảm so với đầu năm là do công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác Chứng tỏ công ty đã quản lý khá tốt công nợ phải thu

- Việc phân tích các khoản phải trả cho thấy: Mặc dù tổng nợ phải trả cuối năm giảm so với đầu năm cho thấy tính tích cực trong việc thanh toán các khoản nợ Nhƣng trong cơ cấu nợ phải trả của công ty hầu hết là nợ ngắn hạn nên áp lực thanh toán trong thời gian ngắn là khá lớn

Bên cạnh đó việc tiến hành đánh giá khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu nhƣ: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn hệ số khả năng thanh toán nhanh Mặc dù hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đều lớn hơn

1, nhƣng hệ số khả nắng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 Do đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn Công ty cần xem xét lại mức dự trữ tiền cần thiết để đảm bảo hoạt động tài chính của công ty thông suốt ổn định và an toàn

3.8.2.3 Đánh giá khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Phản ánh tỷ lệ lợi nhuận thuần so doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận thuần

Năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu đƣợc 0,81 đồng lợi nhuận thuần

Năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu đƣợc 1,05 đồng lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0,81 % ở năm 2012 lên 1,05% ờ năm 2013 tăng 0,24% Đây là biểu hiện tốt

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Lợi nhuận thuần Tổng tài sản bình quân Tổng tài sản đầu năm 2012 là :1.101.211.345.651 đồng

Năm 2012, Cứ 100 đồng tổng tài sản thì thu đƣợc 0,50 đồng lợi nhuận sau thuế

Năm 2013, Cứ 100 đồng tổng tài sản thì thu đƣợc 0,64 đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng từ 0,50% năm 2012 lên 0,64% năm 2013 tăng

0,14% Đây là biến đông có lợi nhƣng mức tăng vẫn còn thấp

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Cho biết một đồng chủ sở hữu đầu tƣ kiếm đƣợc bao nhiêu lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận thuần

Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đầu năm 2012 là :520.601.720.160 đồng

Năm 2012, Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu đƣợc 0,92 đồng lợi nhuận sau thuế

Năm 2013, Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu đƣợc 1,13 đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng từ 0,92% năm 2012 lên 1,13% năm 2013 tăng 0,21% Đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh

3.8.2.4 Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh suất sinh sinh lời

Chỉ tiêu Công thức Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

1/ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Doanh thu thuần 2/ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tổng tài sản bình quân 3/ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bình quân

Qua bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời các hệ số điều tăng so với năm

2012 cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty có xu hướng tăng nhẹ

3.8.3 Phân tích theo chiều ngang

3.8.3.1Các báo cáo tài chính đƣợc sử dụng để phân tích tại công ty

+ Bảng cân đối kế toán năm 2013 (xem phụ lục)

+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 (xem phụ lục)

3.8.3.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang năm 2013 so với năm 2012

Qua bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang ta có nhận xét sau:

Lợi nhuận trước thuế của bảng báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2013 so với năm 2012 tăng 3.037.967.719 đồng, tương ứng tăng 42,09% Đây là biểu hiện tốt bởi các nguyên nhân sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng suy ra lợi nhuận tăng

- Các khoản giảm trừ doanh thu tăng suy ra lợi nhuận giảm 54.696.148 đồng, tương ứng giảm 3,84%

BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính : VND

Năm nay Năm trước Chênh lệch

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.477.565.660 1.422.869.512 54.696.148 3,84

3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV (10-02) 10 729.579.587.620 666.975.723.398 62.603.864.222 9,39

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV (20-11)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.186.807.385 2.173.803.894 1.013.003.491 46,60

- Trong đó : Chi phí lãi vay 23 6.368.793.643 4.582.055.581 1.786.738.062 38,99

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 26.757.594.660 20.703.983.961 6.053.610.699 29,24 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 +(21-22)-(24-

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 2.564.007.478 1.804.515.548 759.491.930 42,09

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60P-51-52) 60 7.692.022.433 5.413.546.644 2.278.475.789 42,09

- Doanh thu hoạt động tài chính tăng suy ra lợi nhuận tăng 1.013.003.491 đồng, tương ứng tăng 46,60%

- Thu nhập khác tăng suy ra lợi nhuận tăng 1.754.716.104 đồng tương ứng tăng 21,08%

- Giá vốn hàng bán tăng suy ra lợi nhuận giảm 42.000.000.000 đồng, tương ứng giảm 6,88%

- Chi phí tài chính tăng suy ra lợi nhuận giảm 1.817.313.960 đồng, tương ứng giảm 32,02%

- Chi phí bán hàng tăng suy ra lợi nhuận giảm 5.543.138.926 đồng, tương ứng giảm 24,60%

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng suy ra lợi nhuận giảm 6.053.610.699 đồng, tương ứng giảm 29,24%

- Chi phí khác tăng suy ra lợi nhuận giảm 6.919.552.513 đồng, tương ứng giảm 61,85%

3.8.3.3 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang năm 2013 so với năm 2012

BẢNG PHÂN TÍCH THEO CHIỀU NGANG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính : VND

Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch

Số tiền (%) A- TÀI SẢN NGẮN HẠN

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 12.786.000.000 8.200.000.000 4.586.000.000 55,93

III Các khoản phải thu 130 222.867.900.000 283.694.449.000 (60.826.549.000) (21,44 )

)1 Phải thu của khách hàng 131 138.790.000.000 240.405.569.000 (101.615.569.000) (42,27)

2 Trả trước cho người bán 132 50.770.000.000 25.520.000.000 25.250.000.000 98,94

5 Các khoản phải thu khác 138 V.03 37.210.000.000 21.625.000.000 15.585.000.000 72,07

6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 (3.902.100.000) (3.856.120.000) (45.980.000) 1,19

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (2.780.000.000) (2.005.000.000) (775.000.000) 38,65

V Tài sản ngắn hạn khác 150 16.700.000.000 12.772.256.000 3.927.744.000 30,75

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 16.700.000.000 12.772.256.000 3.927.744.000 30,75

II Tài sản cố định 220 361.940.305.378 364.433.764.835 (2.493.459.457) (0,68)

1 Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 237.461.375.904 239.535.096.901 (2.073.720.997) (0,87)

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (116.187.694.028) (114.860.362.415) (1.327.331.613) 1,16

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 54.351.468.766 54.746.922.156 (395.453.390) (0,72)

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (16.571.484.748) (16.176.031.358) (395.453.390) 2,44

3 Tài sản cố định vô hình 227 V.10 70.127.460.708 70.151.745.778 (24.285.070) (0,03)

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (1.937.861.088) (1.913.576.018) (24.285.070) 1,27

V Tài sản dài hạn khác 260 14.968.992.216 4.355.901.590 10.613.090.626 243,65

1 Chí phí trả trước dài hạn 261 V.14 9.368.992.216 1.224.021.665 8.144.970.551 665,43

3 Tài sản dài hạn khác 268 5.600.000.000 3.131.879.925 2.468.120.075 78,81

NGUỒN VỐN Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch %

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 424.855.412.969 338.319.168.956 86.536.244.013 25,58

3 Người mua trả tiền trước 313 9.800.000.000 7.526.354.000 2.273.646.000 30,21

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 10.568.000.000 9.365.280.000 1.202.720.000 12,84

5 Phải trả người lao động 315 13.450.000.000 12.946.123.681 503.876.319 3,89

1 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 700.000.000.000 669.000.000.000 31.000.000.000 4,63

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 (1.870.300.000) (1.834.557.865) (35.742.135) 1,95

10 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 420 2.910.084.625 (4.781.937.808) 7.692.022.433 (160,86)

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 200.000.000 515.202.663 (315.202.663) (61,18)

1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 421 200.000.000 515.202.663 (315.202.63) (61,18 )

Qua bảng phân tích cho ta thấy nhìn chung quy mô về tài sản và nguồn vốn ở

DN tăng tốc độ tăng 12,19 % tương ứng tăng 139.091.296.169 đồng Được biểu hiện qua các nguyên nhân sau:

Về phần tài sản: nguyên nhân chính là do Tài sản ngắn hạn tăng 16,96 % tương ứng tăng 130.971.665.000 đồng sự gia tăng của tài sản Trong đó đặc biệt là sự gia tăng của hàng tồn kho Hàng tồn kho tăng 39,2 % tương ứng tăng 183.284.470.000 đồng và Tài sản ngắn hạn khác tăng 30,75% tương ứng tăng 3.927.744.000 đồng Nhìn vào sự gia tăng hàng tồn kho ở mức độ nhƣ vậy có thể thấy công tác tiêu thụ hàng của công ty chƣa tốt, hàng sản xuất quá dƣ thừa không tiêu thụ hết Do các khoản phải thu giảm 21,44 % Tương ứng giảm 60.826.549.000 đồng

Tài sản dài hạn tăng 2.2% tương ứng tăng 8.119.631.169 đồng Do các khoản TSCĐ giảm 0,68% tương ứng giảm 2.493.459.457 đồng nhưng mức giảm của TSCĐ không đáng kể Tài sản dài hạn khác tăng 243,65% tương ứng tăng 10.613.090.626 đồng

Về phần nợ phải trả và nguồn vốn: Nợ phải trả ngắn hạn tăng 21,07% tương ứng tăng 100.750.218.534 đồng Vốn đầu tư chủ sở hữu tăng 5,78% tương ứng tăng 38.341.077.635 đồng Nguồn kinh phí và quỹ khác giảm 61,18% tương ứng giảm 315.202.663 đồng

3.8.4 Phân tích theo chiều dọc

3.8.4.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc năm 2013 so với năm 2012

Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc

BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính : VND

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.477.565.660 0,20 1.422.869.512 0,21

3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV (10-02)

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV (20-11)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.186.807.385 0,44 2.173.803.894 0,33

- Trong đó : Chi phí lãi vay 23 6.368.793.643 0,87 4.582.055.581 0,69

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 26.757.594.660 3,67 20.703.983.961 3,10 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 +(21-22)-(24-

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60P-51-52)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GẠCH MEN HOÀNG GIA

Nhận xét chung về tình hình tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia

Về bộ máy tổ chức quản lý

Qua quá trình tìm hiểu thực tế về tổ chức quản lý, em thấy công ty có bộ máy tổ chức quản lý và bộ phận kế toán tương đối gọn nhẹ, năng động, có sự phối hợp giữa các phần hành kế toán cũng nhƣ các bộ phận có liên quan

Số lƣợng nhân sự đƣợc phân công sắp xếp theo trình độ chuyên môn phù hợp với mỗi vị trí, chức danh công việc

Công ty đã tổ chức công tác kế toán quản trị nhằm phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc kịp thời và đạt hiệu quả tốt Đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm và làm việc một cách năng động

Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi

Phân công công việc cho từng kế toán viên một cách rõ ràng, mọi người làm việc luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau

Về bộ máy kế toán

Công ty tổ chức kế toán theo mô hình tập trung là hoàn toàn phù hợp, mọi chứng từ ở các bộ phận đều đƣợc tập trung về phòng kế toán để phân tích, ghi nhận vào các sổ kế toán tương ứng giúp cho việc lập báo cáo hay ra quyết định một cách kịp thời

Có đầy đủ máy tính cho từng nhân viên và những máy móc thiết bị khác phục vụ cho công việc kế toán

Hình thức ghi sổ và lưu chuyển chứng từ hợp lý

Các phương pháp kế toán mà công ty áp dụng đơn giản và dễ hiểu

Hình thức lương của công ty theo hình thức thanh toán lương qua ngân hàng Ngoài ra, doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định của pháp luật

Các chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm được theo dõi và kiểm soát đƣợc thông qua các chứng từ nhƣ hóa đơn, phiếu kê khai chỉ số, phiếu yêu cầu cung cấp văn phòng phẩm, phiếu nhập kho

Tuy nhiên tình hình tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán ở Công ty vẫn còn khuyết điểm sau:

Mặc dù tổ chức bộ máy kế toán của công ty là theo mô hình tập trung nhƣng khối lƣợng công việc của nhân viên phòng kế toán là rất lớn lại chủ yếu dồn vào cuối tháng, các nghiệp vụ hạch toán phức tạp điều này làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành báo cáo cho cấp trên

Tổ chức phòng tài chính kế toán quá chật hẹp mà hồ sơ lưu trữ lại quá nhiều chiếm hết diện tích phòng gây khó khăn cản trở trong lưu thông, làm cho không khí trong phòng trở nên ngột ngạt căng thẳng với quá nhiều hồ sơ xung quanh Đối với các loại sổ sách hàng tháng công ty không in ra để lưu trữ mà lưu trực tiếp trên máy điều này rất dễ bị mất dữ liệu do nhiễm vi rút hoặc trục trặc về phần mềm…

Nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo tài chính tại công ty

Qua quá trình thực tập tại công ty em có nhận xét kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh nhƣ sau:

So sánh giữa cơ sở lý luận và thực tiễn tại Công ty, em nhận thấy trong việc hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh cũng nhƣ sử dụng các loại chứng từ và sổ sách, tài khoản kế toán là tương đối phù hợp với lý thuyết và các quy định của nhà nước cũng như tình hình hoạt động của Công ty

Công tác hạch toán doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia tương đối phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, công tác kế toán đƣợc thực hiện trên nền máy tính với phần mềm Bravo đƣợc sử dụng thống nhất cho toàn công ty và có hệ thống hóa cao giúp cập nhật vào các sổ sách kế toán nhanh chóng và gọn nhẹ đồng thời việc đƣa vào sử dụng mạng cục bộ trong toàn công ty kết nối với các phòng chức năng, các bộ phận với nhau giúp kế toán nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và sử lý kịp thời việc đƣa máy vi tính vào hoạt động trong công tác kế toán cũng một phần nào giảm đƣợc khối lƣợng công việc đáng kể, giúp hoàn tất công việc kế toán mỗi kỳ, xử lý và cập nhật thông tin nhanh chóng kịp thời và đáp ứng yêu cầu quản lý, góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty

Ngoài ra, công ty còn có các bộ phận kế toán chuyên kiểm tra về doanh thu theo định mức tiêu hao chi phí để kịp thời phát hiện và khắc phục thất thoát doanh thu Công ty sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách theo quy định của bộ tài chính

Công ty sử dụng các TK cấp 2, cấp 3 một cách đầy đủ, chi tiết cho cho các loại

TK để phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty

Các khoản doanh thu và chi phí đƣợc công ty hạch toán đúng theo nhƣ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán quy định

Về chứng từ và cách luân chuyển chứng từ, chứng từ gốc phát sinh khi có nghiệp vụ mua bán được tập hợp đầy đủ và quản lý chặt chẽ từ khâu lập đến khâu lưu trữ

Qua quá trình phân tích BCTC của công ty cung cấp đƣợc thông tin khái quát về cấu trúc tài chính tình hình và khả năng thanh toán công nợ và hiệu quả kinh doanh cho đối tƣợng bên trong lẫn bên ngoài

Phân tích bảng cân đối kế toán qua việc phân tích chiều ngang và chiều dọc cho thấy được cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của năm này so với năm trước

Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy tình hình tăng giảm các khoản mục trên báo cáo này

Phân tích tình hình thanh toán thể nhiện qua viêc phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả Giúp nhà đầu tƣ, nhà quản trị nắm đƣợc thông tin về công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Công ty chưa áp dụng hình thức chiết khấu thương mại cho khách hàng

Quá trình phân tích chỉ tiến hành so sánh các chỉ tiêu của năm này so với năm trước nên chưa cho thấy khuynh hướng phát triển của các chỉ tiêu

Việc phân tích chỉ đi vào phân tích chỉ đi vào tính toán các chỉ số nhƣng chƣa đi vào tìm hiểu các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu

Viêc phân tích báo cáo tài chính còn một số hạn chế do thiếu bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính, thiếu bảng báo cáo chi tiết về hàng tồn kho chƣa tìm hiểu đƣợc các chỉ tiêu tác động đến báo cáo tài chính

Chƣa tìm hiểu thông tin tài chính của các doanh nghiệp cùng ngành, để so sánh tình tình tài chính của công ty so với các DN cùng ngành tốt hay chƣa tốt

Việc phân tích BCTC của công ty phức tạp và mất nhiều thời gian, công tác tổ chức phân tích BCTC còn nhiều sơ sài.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả

4.3.1 Giải pháp tăng cường bộ máy quản lý Đẩy mạnh công tác quản trị nguồn nhân lƣc Tổ chức các khóa hoc nhằm bồi dƣỡng kiến thức cũng nhƣ tay nghề cho nhân viên

Thường xuyên nhắc nhở nhân viên lao động tiết kiệm tránh lãng phí Ngoài chế độ khen thưởng phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những nhân viên có thái độ thiếu tin thần trách nhiệm tham ô của công

Tiếp tục thực hiện ưu đãi về lương để tuyển dụng các kĩ sư chuyên ngành trẻ, thợ bậc cao vào làm việc tại công ty Tổ chức đào tạo, đào tạo lại một số cán bộ và công nhân Đầu tƣ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin ứng dụng vào sản xuất

4.3.2 Giải pháp về công tác kế toán

Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét những mặt đã đạt đƣợc và những điểm còn tồn tại của Công ty kết hợp với việc xem xét ảnh hưởng sản suất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với hy vọng góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty:

4.3.2.1 Thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm

Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến quản lý chi phí, tìm biện pháp để giảm chi phí, loại trừ những chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ Phấn đấu quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm là giải pháp mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng, vì nó có ảnh hưởng và ý nghĩa quyết định tới việc tăng lợi nhuận Để tiết kiệm hơn nữa khoản chi phí này Công ty cần phải:

- Tìm nguồn cung ứng vật tƣ, đảm bảo cung ứng đầy đủ về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại

-Vật tư mua về trước khi đưa vào nhập kho cần phải được kiểm nghiệm để xác định chính xác số lƣợng, chất lƣợng và đúng quy cách vật liệu

- Công ty phải thành lập đội ngũ chuyên chở, vận chuyển vật liệu hợp lý sao cho tiết kiệm nhân lực và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu

- Xây dựng lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu quản lý chặt chẽ sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nhất Nhà máy cần cải tiến kỹ thuật sản xuất giảm bớt lƣợng tiêu hao nguyên liệu cho mỗi sản phẩm, tận dụng phế liệu Đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về độ an toàn của sản phẩm mà vẫn lảm giảm chi phí sản xuất

- Giảm chi phí khấu hao TSCĐ bằng cách hạch toán đầy đủ chính xác, theo dõi quản lý tài sản tránh tình trạng hƣ hao, mất mác, ngƣng trích các tài sản đả hết khấu hao

- Xây dựng ý thức người lao động thường xuyên nhắc nhở tổ chức thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong lao động

4.3.2.2 Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ và sự đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lƣợng của các sản phẩm thì việc đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là vô cùng cần thiết

Nhìn chung, số lƣợng máy móc thiết bị hiện nay của công ty đủ đáp ứng nhu cầu thi công Một số máy móc thiết bị đã qua sử dụng lâu năm, tương đối cũ kỹ và lạc hậu Tuy công ty đã quan tâm đến việc đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị nhƣng việc đầu tƣ trong thời gian qua vẫn còn ít, chắp vá và không đồng bộ Công ty cần phải tích cực hơn nữa trong việc vẫn còn ít, chắp vá và không đồng bộ Công ty cần phải tích cực hơn nữa trong việc khai thác, tạo lập nguồn vốn để đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến, đi tắt đón đầu ứng dụng mới vào công nghệ sản xuất Tăng cường trang bị các thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh Đối với các tài sản hiện có trong Công ty, việc bảo dƣỡng, sửa chữa định kỳ là rất cần thiết Điều này đòi hỏi Công ty phải bố trí đội ngũ công nhân sửa chữa có tay nghề cao, tích cực và có trách nhiệm

Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải xây dựng đươc quy chế quản lý, vận hành và sử dụng máy móc thiết bị nội bộ Đầu tƣ đào tạo và đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên trong công ty Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, khuyến khích vật chất gắn chặt trách nhiệm của người lao động trong việc sử dụng và bảo quản máy móc, thiết bị trong công ty Đảm bảo cung ứng kịp thời vật tƣ, máy móc thiết bị cho thi công

4.3.2.3 Tiếp tục nâng cao số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm sản xuất

Trong kinh doanh, chất lượng thành phẩm hàng hóa có ảnh hưởng đến giá cả do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận Việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường Sản phẩm chất lƣợng cao sẽ tạo đƣợc sự tín nhiệm đối với khách hàng, tăng thị phần tiêu thụ trên thị trường Đẩy mạnh tiến độ sản xuất tăng sản lƣợng sản phẩm Hiện nay tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, cơ sở hạ tầng mọc lên ngày càng nhiều Bất kỳ một công trình nào cũng cần sử dụng đến sản phẩm gạch ốp lát mà các công ty sản xuất gạch men mọc lên ngày càng nhiều để cạnh tranh đƣợc với các công ty đối thủ thì chất lƣợng sản phẩm gạch phải đạt tiêu chuẩn và mẫu mã phải luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường Khi thị trường cần thì công ty phải đáp ứng được có vậy mới giữ chân khách hàng lâu dài

Trong thời gian tới Công ty cũng nên chú ý hơn nữa tới việc nâng cao tay nghề, năng lực sản xuất cho đội ngũ cán bộ công nhân viên vì con người là yếu tố có tính quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm

4.3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, chủ động tìm kiếm hợp đồng mới

Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp Công ty thu hút đƣợc những khách hàng mới, giúp Công ty thích ứng nhanh trước những biến động của thị trường Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ cấu sản phẩm một cách linh hoạt, tăng tỷ trọng các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ góp phần tăng sản lƣợng sản phẩm bán ra, tăng doanh thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Xuất phát từ đặc điểm Công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng và nên việc tìm kiếm các hợp đồng sản xuất đóng vai trò quyết định tới doanh thu của Công ty trong năm đó Để mở rộng hoạt quy mô hoạt động, tăng doanh thu tiêu thụ thì Công ty cần tích cực tìm kiếm thêm các khách hàng mới bằng cách:

- Cử nhân viên thị trường có kinh nghiệm điều tra nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng

- Phân loại thị trường để có chính sách giá cả, chính sách sản phẩm phù hợp

Một số kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh

Hàng tháng công ty nên in các loại sổ sách để lưu trữ, để tránh tình trạng mất dữ liệu trên máy

Công ty cần xây dựng các kho để chứa các chứng từ để tránh tình trạng các chứng từ, sổ sách chiếm diện tích phòng làm việc, gây khó khăn cho việc đi lại

Công ty nên áp dụng các chính sách quảng cáo trên mạng, ti vi, báo phát thanh…và các chính sách khuyến mãi, nhằm quảng bá thương hiệu, để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty, cũng nhƣ thu hút khách hàng trong và ngoài nước

Không ngừng đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo lại lao động để người lao động có thể bắt kịp với trình độ sản xuất hiện đại

Tiếp tục thực hiện ưu đãi về lương để tuyển dụng các kĩ sư chuyên ngành trẻ, thợ bậc cao vào làm việc tại công ty Tổ chức đào tạo, đào tạo lại một số cán bộ và công nhân Đầu tƣ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin ứng dụng vào sản xuất Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty Đối với công tác phân tích BCTC của công ty, công ty cần tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hơn, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng Nên thực hiện việc kiểm toán nội bộ định kỳ Cần trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác phân tích BCTC nhƣ là hệ thống phần mềm kế toán chuyên dụng

Cần tổ chức công tác phân tích BCTC tại công ty một cách khoa học với đội ngũ cán bộ phân tích đƣợc đào tạo một cách bài bản nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp cho ban lãnh đạo để phục vụ hoạt động quản lý.

Ngày đăng: 19/08/2024, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Đặng Thị Loan Kế toán tài chính doanh nghiệp - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – 2006 Khác
2. PGS.TS.Phạm Văn Dƣợc, Phân tích hoạt động kinh doanh –NXB thống kê 2009 Khác
3. PGS.TS. Võ Văn Nhị, Kế toán tài chính, nhà xuất bản thống kế 2009 4. TS. Nguyễn Phi Sơn, Kế toán tài chính 2, 2010 Khác
5. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) – NXB Lao động Xã hội – 2006 Khác
6. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty TNHH Gạch Men Hoàng Gia Khác
7. Sử dụng trang www. webketoan.org, Tổng cục thuế Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w