1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may hữu nghị năm 2018 2022

97 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần May Hữu Nghị Năm 2018-2022
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Phạm Thị Hương, Dương Thị Hường, Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Hà Phương, Nguyễn Thị Khánh Vân
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Nga
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại Báo Cáo Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 14,39 MB

Nội dung

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà NộiHà Nội, tháng 12 năm 2023LỜI MỞ ĐẦU Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính cũng không

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

-🕮 -BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : TS.TRẦN THỊ NGA Nhóm thực hiện : NHÓM 2

Trang 2

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Hà Nội, tháng 12 năm 2023LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo

tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn

mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với

các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xã hội

luôn luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoàn

thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin

của người sử dụng

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường

cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong

các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối

với nhiều doanh nghiệp Việt Nam Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu

của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để

đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất Muốn vậy,

các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng

tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp Điều này chỉ thực

hiện được trên cơ sở phân tích tài chính doanh nghiệp

Đối với thị trường may mặc, theo nhận định của các chuyên gia, tình hình

ngành may mặc trong nước và quốc tế từ năm 2018-2022 bị ảnh hưởng nặng nề bởi

đại dịch Covid-19 Trong nước, doanh thu của các doanh nghiệp may mặc giảm sút

do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giảm nhu cầu tiêu dùng và khó khăn trong

việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm

hiểu sâu hơn về phân tích báo cáo tài chính để đưa ra những quyết định phù hợp

cho sự phát triển của doanh nghiệp Bằng hiểu biết của mình, nhóm chúng em xin

phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần May Hữu Nghị năm 2018-2022

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

Họ và tên Mã sinh viên

Nguyễn Thị Lan Hương 2020601437

Nguyễn Thị Hà Phương 2020602912Nguyễn Thị Khánh Vân 2020602201

Tên đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần may Hữu Nghị giai

đoạn từ 2018 – 2022.

Trang 4

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ:

Cả nhóm -phân tích và tìm báo cáo tài chính. Chọn công ty để tiến hành tìm hiểu và

- Nhóm trưởng tiến hành phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm

- Tổng quan về công ty cổ phần bao bì Biên Hòa như: Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, phân tích SWOT

- Họp nhóm qua Zoom để cùng tìm hiểu và thảo luận các thông tin liên quan đến công ty đã chọn

- Tìm hiểu thông tin qua Cafef, vietstock,….

- Nộp bài qua zalo nhóm

- Vận dụng những kiến thức đã học tiến hành phân tích

- Nộp bài qua zalo nhóm

10/12-14/12 100%

Trang 5

Lê Thị

Hường

- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Nhận xét và đưa ra các biện pháp đề xuất

- Làm ppt

- Vận dụng những kiến thức đã học tiến hành phân tích

- Nộp bài qua zalo nhóm

10/12-15/12 100%

Dương Thị

Hường

- Viết lời mở đầu

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ

- Phân tích khả năng sinh lời

- Vận dụng những kiến thức đã học tiến hành phân tích

- Nộp bài qua zalo nhóm

- Tìm câu hỏi phản biện.

- Tìm hiểu thông tin qua Cafef, vietstock,….

- Vận dụng những kiến thức đã học tiến hành phân tích

- Nộp bài qua zalo nhóm

10/12-14/12 100%

Nguyễn

Thị Khánh

Vân

- Phân tích khả năng thanh toán

- Nhận xét và đưa ra các biện pháp đề xuất

- Lời cảm ơn.

-Tìm câu hỏi phản biện.

-Vận dụng những kiến thức đã học tiến hành phân tích

-Nộp bài qua zalo nhóm

-Nộp bài qua zalo nhóm

14/12-15/12 100%

Trang 6

Khoa Kế toán Kiểm toán Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ: 4

Mục Lục 6

Danh Mục Bảng: 8

Danh mục biểu đồ: 10

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ 12

1.1 Giới thiệu công ty Cổ phần May Hữu Nghị 12

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 12

1.3 Vị thế kinh doanh 13

1.4 Phân tích SWOT 13

1.4.1 Điểm mạnh - S 13

1.4.2 Điểm yếu - W 13

1.4.3 Cơ hội - O 14

1.4.4 Thách thức - T 14

1.5 Tình hình ngành may mặc trong nước và quốc tế năm 2018-2022 và hướng đi của May Hữu Nghị 15

PHẦN 2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 5 NĂM 2018-2022 18

2.1 Các báo cáo tài chính từ năm 2018-2022 18

2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán 34

2.2.1 Biện pháp đề xuất 45

2.2.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành 46

2.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 49

2.3.1 Biện pháp đề xuất 56

2.3.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành 56

2.4 Phân tích lưu chuyển tiền tệ 59

Trang 7

PHẦN 3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN MAY HỮU NGHỊ 62

3.1 Phân tích khả năng thanh toán tổng quát 62

3.1.2 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành 63

3.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 64

3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 66

3.2.2 Biện pháp đề xuất 67

3.2.3 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành 68

3.3 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn thông qua Bảng cân đối kế toán 69

PHẦN 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI 71

4.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh 71

4.1.2 Biện pháp đề xuất 77

4.1.3 So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành 77

4.2 Phân tích khả năng sinh lời 79

4.2.2 Biện pháp đề xuất 83

4.2.3 So sánh với một số doanh nghiệp trong cùng ngành 84

PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ NHÀ ĐẦU TƯ, NHÀ QUẢN LÝ,NHÀ CUNG CẤP VÀ NHÀ TÍN DỤNG 86

* Nhà đầu tư 86

*Nhà quản lý: 89

*Nhà cung cấp 91

*Nhà tín dụng: 91

PHẦN 6 KẾT LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 5 NĂM 94

LỜI CẢM ƠN 95

Trang 8

Khoa Kế toán Kiểm toán

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Danh Mục Bảng:

Bảng 1 : Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản và nguồn vốn

của Công ty năm 2020-2022 36

Bảng 2: Phân tích tình hình biến động quy mô tài sản Công ty năm 2018-2022 .37

Bảng 3: Phân tích tình hình biến động cơ cấu tài sản Công ty năm 2018-2022 38

Bảng 4: Phân tích tình hình biến động quy mô cơ cấu Công ty năm 2018-2022 .42

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty may Hữu Nghị năm 2018 - 2022 43

Bảng 6: So sánh tổng tài sản của Hữu Nghị với các công ty cùng ngành 45

Bảng 7: So sánh Vốn chủ sở hữu của Hữu Nghị với các công ty cùng ngành 46

Bảng 8: Phân tích biến động về quy mô và cơ cấu các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả

kinh doanh của Công ty năm 2018-2022 49

Bảng 9: Phân tích theo cơ cấu 5 năm 50

Bảng 10: Bảng so sánh doanh thu thuần của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng

Bảng biến động về dòng tiền thuần 59

Bảng 13: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị năm

Bảng 19: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2018-2022 71

Bảng 21: So sánh số vòng quay HTK của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp cùng

ngành 76

Trang 9

Bảng 24: So sánh chỉ tiêu ROA của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng

ngành 83

Bảng 25: So sánh chỉ tiêu ROE của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng

ngành 84

Trang 10

Khoa Kế toán Kiểm toán Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Danh mục biểu đồ:

Biểu đồ 1: Sự biến động quy mô của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP

may Hữu Nghị 38

Biểu đồ 2: Sự biến động cơ cấu của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP may Hữu Nghị 39

Biểu đồ 3: Biểu đồ xu hướng biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm 2018 - năm 2022 43

Biểu đồ 4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2018-2022 44

Biểu đồ 5: So sánh tổng tài sản với các công ty cùng ngành 46

Biểu đồ 7: Theo cơ cấu của công ty Hữu Nghị 51

Biểu đồ 8: So sánh doanh thu thuần của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng ngành 56

Biểu đồ 9: So sánh lợi nhuận sau thuế của Hữu Nghị với các doanh nghiệp cùng ngành 57

Biểu đồ thể hiện sự biến động về dòng tiền thuần 60

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện sự biến động về hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị giai đoạn 2018-2022 62

Biểu đồ 11 : So sánh hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp cùng ngành 63

Biểu đồ 12: Thể hiện sự biến động các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn 64

của Công ty năm 2018-2022 64

Biểu đồ 13: Biểu đồ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị 66

Thông qua lưu chuyển tiền tệ 66

Biểu đồ 14 : So sánh hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp cùng ngành 68

Biểu đồ 15: Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Hữu Nghị 69

72

Biểu đồ 16: Xu hướng biến động sử dụng tài sản 72

Biểu đồ 17: Sử dụng tài sản ngắn hạn 73

Biểu đồ 18: Sử dụng tài sản dài hạn 73

Biểu đồ 19: Chu kỳ luân chuyển 74

Biểu đồ 20: So sánh số vòng quay HTK của Hữu Nghị và một số doanh nghiệp cùng ngành 78

Biểu đồ 21: Chỉ sự biến động ROA 80

Trang 11

Biểu đồ 23: Chỉ sự biến động ROA của Hữu Nghị vớicác doanh nghiệp trong cùng

ngành 84

Biểu đồ 24: Chỉ sự biến động ROE của Hữu Nghị với các doanh nghiệp trong cùng

ngành 85

Trang 12

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU

NGHỊ

1.1Giới thiệu công ty Cổ phần May Hữu Nghị

- Tên doanh nghiệp:Công Ty Cổ Phần May Hữu Nghị

- Tên giao dịch: HUGAMEX

- Mã số thuế: 0302641539

- Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

- Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

- Địa chỉ: 638 Nguyễn Duy, Phường 12, Quận 8, TP Hồ Chí Minh

- Đại diện pháp luật: Hà Văn Duyệt

- Giám đốc: Hà Văn Duyệt

- Ngày cấp giấy phép: 08/07/2002A

- Ngày bắt đầu hoạt động: 01/08/2002

- Số lao động: 2630

- Số tài khoản: 102010000085676

- Tên ngân hàng: Sở Giao Dịch II Ngân Hàng Công Thương VN

- Lĩnh vực hoạt động

• Chuyên sản xuất hàng may mặc cao cấp, kinh doanh – XNK trực tiếp hàng may

mặc Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu ngành may

• Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị ngành may, phương

tiện vận tải đường bộ

• Kinh doanh bất động sản Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp

1.2 Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty Cổ phần May Hữu Nghị được thành lập vào năm 1992 tại Hà Nội, Việt

Trang 13

thị trường trong nước Tuy nhiên, sau đó công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và

phát triển các sản phẩm may mặc chất lượng cao để xuất khẩu sang các thị trường

quốc tế

- Trong những năm 1990, công ty đã đầu tư mạnh vào công nghệ và trang thiết bị

sản xuất hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất sản xuất

Đến năm 2000, công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất may mặc hàng

đầu tại Việt Nam và được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ

- Hiện nay, công ty Cổ phần May Hữu Nghị đã trở thành một trong những đối tác

sản xuất uy tín của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và tiếp tục phát triển để đáp

ứng nhu cầu của thị trường

1.3 Vị thế kinh doanh

-Công ty Cổ phần May Hữu Nghị có vị thế kinh doanh rất tốt trong ngành công

nghiệp may mặc Với hơn 3.000 công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và tay

nghề cao, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể

-Công ty có 04 xí nghiệp được trang bị trên 2.800 máy móc thiết bị mới và hiện

đại, đáp ứng được các yêu cầu công nghệ sản xuất hàng may mặc cao cấp Năng

lực sản xuất hàng năm của công ty là 1 triệu sản phẩm Jacket và 2 triệu sản phẩm

sơ mi/quần Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu tới thị trường các nước

EU, Nhật Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 20 triệu USD

-Công ty cũng hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001:2000, ISO

& SA 8000 Từ những thành tựu này, có thể thấy rằng công ty May Hữu Nghị đang

có vị thế kinh doanh mạnh mẽ và đáng tin cậy trong ngành công nghiệp may mặc

1.4 Phân tích SWOT

1.4.1 Điểm mạnh - S

- Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản

phẩm may mặc

- Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm với công việc

- Công ty có quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ, đảm

Trang 14

Khoa Kế toán Kiểm toán

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

1.4.2 Điểm yếu - W

- Công ty chưa đầu tư đầy đủ vào công nghệ sản xuất mới, gây khó khăn trong việc

cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh

- Công ty chưa có một chiến lược marketing rõ ràng, gây khó khăn trong việc tiếp

cận và phát triển thị trường mới

- Công ty chưa có một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả, gây khó khăn trong việc

thu hút và giữ chân nhân viên tài năng

1.4.3 Cơ hội - O

- Tình hình căng thẳng chính trị tại Myanmar ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt

may ở nước này khi một số nhà máy dệt may (đặc biệt các nhà máy dệt may do

Trung Quốc sở hữu) bị đập phá, phóng hỏa Bất ổn chính trị sẽ khiến các nhà bán lẻ

e ngại đặt đơn hàng tại Myanmar mà sẽ tìm quốc gia thay thế khác trong giai đoạn

tới (Việt Nam,Bangladesh, Campuchia,…) Ngành dệt may của Myanmar có cạnh

tranh với Việt Nam tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

- Sự kiện liên quan đến Bông Tân Cương kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy quá trình dịch

chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn

(trong đó có Việt Nam) Vì vậy, Công ty có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang

các nước trong khu vực và trên thế giới

- Chính phủ Việt Nam với những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời đã thực

hiện chiến lược tiêm vắc xin với tốc độ thần tốc cùng với việc tỷ lệ tử vong giảm

mạnh, việc tái phong tỏa trong năm 2022 khó có khả năng xảy ra, đảm bảo cho hoạt

động kinh doanh của các nhà máy

- Thị trường may mặc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cung cầu sản phẩm may

mặc tăng cao

- Công ty có thể đầu tư vào công nghệ sản xuất mới để cải thiện chất lượng sản

phẩm và tăng năng suất sản xuất

1.4.4 Thách thức - T

- Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp làm tổng cầu sụt giảm, các đơn

hàng bị hoãn, hủy, khách hàng chậm thanh toán, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ…

- Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước

Trang 15

- Thị trường may mặc đang chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và chính trị, gây

khó khăn trong việc tiếp cận và phát triển thị trường mới

- Công ty có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân nhân viên tài năng

do sự cạnh tranh với các công ty khác

1.5 Tình hình ngành may mặc trong nước và quốc tế năm 2018-2022 và

hướng đi của May Hữu Nghị

❖ Ngành may mặc Việt Nam:

- Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, ngành công nghiệp may mặc trong nước

và quốc tế đã trải qua nhiều biến động và thách thức Trên thị trường quốc tế,

ngành may mặc Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể Kim ngạch xuất

khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã tăng lên và đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau

Trung Quốc và Bangladesh Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành

may mặc Việt Nam và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế

- Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, ngành Dệt may Việt

Nam gặp nhiều nhiều khó khăn và thách thức:

• Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu

• Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng khi lệch giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng

thay đổi Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế

khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên không quá nhiều doanh nghiệp

niêm yết được hưởng lợi từ điều này

Kết thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35

tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019

- Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may phục hồi khả quan dù trải qua nhiều

yếu tố khó khăn Trong năm 2021, ngành dệt may đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng

trưởng 11% so với năm 2020, mức kim ngạch này tương đương với giá trị trước

thời điểm Covid – 19 (năm 2019) Mặc dù ngành Dệt may cũng chịu nhiều khó

khăn trong năm như dịch bệnh bùng phát vào quý 3 tại Việt Nam và việc thiếu

container tại cảng nhưng kim ngạch toàn ngành dệt may vẫn tăng trưởng khả quan

Trang 16

Khoa Kế toán Kiểm toán

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

• Đơn hàng truyền thống hồi phục

• Việc dịch chuyển một phần đơn hàng tại các nhà máy miền Nam ra miền Bắc

- Năm 2022, ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn Xuất khẩu dệt may tăng trưởng

tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên, bước vào quý III/2022, thị trường

bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng rõ rệt Nguyên nhân là do các thị trường lớn

là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)… có lạm phát cao làm giảm chi tiêu của

người dân, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều Ngoài ra,

các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc,

Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt

chống Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và

tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam

❖ Tình hình quốc tế:

- Nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc và giày dép giảm chưa từng có trong năm 2020

Cụ thể, theo ước tính vào quý III/2020 của PWC và Wazir Advisors, trong năm

2020, nhu cầu hàng may mặc của EU và Hoa Kỳ giảm lần lượt là 45% và 40% và

giày dép giảm 27% và 21%

- Trên thế giới, ngành may mặc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng sản xuất Theo báo cáo

của McKinsey công bố cuối năm 2020, lợi nhuận ngành thời trang toàn cầu đã

giảm 93% Đã có hơn 10 thương hiệu chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang lớn

phá sản Ngoài ra, khoảng 200,000 lao động trong các chuỗi cung ứng thời trang tại

Mỹ mất việc làm

Cũng trong năm vừa qua, Inditex, chủ sở hữu thương hiệu Zara đã phải tuyên bố

đóng cửa 1,200 cửa hàng Tương tự, H&M từng đặt mục tiêu mở thêm 165 cửa

hàng trong năm 2020, nhưng kế hoạch phải thay đổi vì dịch bệnh Hãng thời trang

Nhật Bản Uniqlo đã phải đóng cửa khoảng 350 cửa hàng, chiếm 7% số điểm bán

của hãng này trên toàn thế giới

❖ Hướng đi của Công ty Cổ phần may Hữu Nghị:

- Công ty đã có những bước đi tích cực trong việc chuyển đổi sản xuất sang các sản

phẩm y tế và bảo vệ cá nhân để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Trang 17

- Đồng thời, công ty cũng đang tìm cách tăng cường sự đổi mới và sáng tạo để tạo

ra các sản phẩm mới, đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm để duy trì

sản xuất

- Tìm kiếm các nguồn sợi ngay tại Việt Nam, thay vì nhập khẩu, giúp giảm chi phí

và thời gian vận chuyển

- Tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường

sẵn sàng tham gia vào các thị trường xuất khẩu mới

Tóm lại, Công ty Cổ phần may Hữu Nghị cũng như các doanh nghiệp trong ngành

đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra Tuy nhiên, các

doanh nghiệp đang tìm cách thích nghi và chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của thị

trường

Trang 18

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

PHẦN 2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY QUA 5 NĂM 2018-2022

2.1 Các báo cáo tài chính từ năm 2018-2022

Trang 20

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Hình 2: BCKQKD năm 2018

Trang 22

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Hình 3: BCĐKT năm 2019

Trang 24

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Trang 25

Hình 5: BCĐKT năm 2020

Trang 26

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Hình 6: BCKQKD năm 2020

Trang 28

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Hình 7: BCĐKT năm 2021

Trang 29

Hình 8: BCKQKD năm 2021

Trang 30

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Hình 9: BCĐKT năm 2022

Trang 32

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Hình 11: BCLCTT năm 2018-2022

Trang 33

2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán

Trang 34

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Trang 36

Khoa Kế toán Kiểm toánTrường đại học Công nghiệp Hà Nội

Bảng 1 : Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2020-2022

Trang 37

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tổng tài sản và nguồn vốn năm 2018

(578,230,312,356) tăng so với năm 2019 (642,121,544,342) với tỷ lệ tăng tương

ứng là 11,05% Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2019 (642,121,544,342) so với năm

2020 (600,545,358,047) giảm 41,576,186,295 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,05%

Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2020 (600,545,358,047) so với năm 2021

(538,989,718,556) giảm 61,555,639,491 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,25%

Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2021 so với năm 2022 tăng 102,107,502,949 đồng

tương ứng tỷ lệ 25,75%

- Trước tiên phân tích về tài sản:

● Xu hướng biến động tài sản :

Bảng 2: Phân tích tình hình biến động quy mô tài sản Công ty năm 2018-2022

Biểu đồ 1: Sự biến động quy mô của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP may

Hữu Nghị

Trang 38

Khoa Kế toán Kiểm toán

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

● Cơ cấu tài sản

Bảng 3: Phân tích tình hình biến động cơ cấu tài sản Công ty năm 2018-2022

Biểu đồ 2: Sự biến động cơ cấu của TSNH và TSDH từ 2018-2022 của công ty CP may

Hữu Nghị

+ Qua biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng của tái sản cho thấy sự biến động tổng tài sản

của doanh nghiệp trong năm không lớn , Nhưng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và tài

sản dài hạn trong doanh nghiệp lại có sự thay đổi đáng kể Tài sản ngắn hạn trong

5 năm từ 2018 đến 2022 và có xu hướng giảm qua các năm Tỷ trọng luôn chiếm

hơn 60% đến gần 80% trên Tổng tài sản trong khi Tài sản dài hạn trong 5 năm biến

động không đáng kể và có xu hướng biến động giảm Sự thay đổi của tài sản ngắn

hạn sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền ,

Phải thu khách hàng , hàng tồn kho , các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn , Tuy

nhiên nếu chỉ tiêu khoản phải thu cứ tăng mãi sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của

doanh nghiệp, có thể dẫn đến nợ xấu phải thu khó đòi Chính vì nỗi lo này, doanh

nghiệp đã có chính sách về bán hàng thay đổi là sử dụng phương pháp chiết khấu

thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm nên tỷ trọng khoản phải thu

khách hàng từ năm 2019 đã bắt đầu giảm và đến năm 2022 giảm còn 14,43% trên

tổng tài sản

+ Trong cơ cấu tài sản, Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản

Trang 39

77,21% Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn

kho là những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, cụ thể khoản phải thu

ngắn hạn có tỷ trọng chiếm gần 40% qua các năm từ 2018 đến 2021 do công ty bán

được nhiều sản phẩm may mặc, việc Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng,

nguyên phụ liệu ngành may có hiệu quả,

+ Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2018, 2019, 2020 và 2021 thì doanh nghiệp

không có nhưng sang năm 2022, doanh nghiệp mới đầu tư 30.210.000.000 đồng

Điều này có thể do doanh nghiệp muốn đầu tư để thu được lãi giúp tài chính doanh

nghiệp tăng trưởng hơn

+ Các khoản phải thu ngắn hạn qua 5 năm đều có xu hướng tăng Từ năm

2018(202,915,727,847) đến năm 2020(284,604,899,715) giảm, cụ thể tỷ trọng các

khoản phải thu năm 2020 so với năm 2019 giảm 54,31% nhưng đến năm 2021 đã

có sự biến động lớn Năm 2021, con số này tăng 19.395.574.125 đồng, tương ứng

tăng 24,24% so với năm 2020 Đến năm 2022 tăng 15.221.386.994 đồng, tương

ứng tăng 15,31% Trong đó, phải thu khách hàng năm 2021 tăng 19.167.138.250

đồng so với năm 2020 là do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, khách

hàng có xu hướng chậm thanh toán các khoản nợ phải thu đến hạn, đến năm 2022,

con số này giảm nhưng không đáng kể Tiếp theo là khoản trả trước cho người bán

ngắn hạn tăng nhanh qua các năm Năm 2021 tăng 109.237.273 đồng, tương ứng

tăng 115,47% so với năm 2020 Con số này tiếp tục tăng mạnh vào năm 2022, tăng

14.743.229.825 đồng tương ứng tăng 7232,76% Sự biến động mạnh mẽ này có thể

do khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu, doanh nghiệp đã tìm kiếm được

nhà cung cấp trong nước tốt và phải đặt cọc trước tiền để mua nguyên vật liệu phục

vụ cho sản xuất các sản phẩm may mặc

+Chỉ tiêu tiền và các khoản tiền và các khoản tương đương tiền từ năm 2018

Trang 40

Khoa Kế toán Kiểm toán

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cổ phần may Hữu Nghị giảm

121.503.409.676 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 42,69 % Điều này có thể do

doanh nghiệp đã mua nguyên vật liệu để dự trữ trong thời gian sắp tới vì ảnh hưởng

của đại dịch covid 19 và có các khoản công nợ của khách hàng chưa thu lại được và

đến năm 2022 thì khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 37,11% cho thấy công

ty đang có dòng tiền mạnh mẽ, tính thanh khoản cao , sẵn sàng với những biến cố

có thể xảy ra Tuy nhiên điều này cũng thể hiện công ty đang trong giai đoạn bão

hòa của thị trường, tốc độ phát triển chậm xuống, không có kế hoạch mở rộng sản

xuất kinh doanh, hay đầu tư thêm các sản phẩm khác Sự tăng này là cũng có thể

do doanh nghiệp đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm may mặc và thu hồi được công

nợ của khách hàng

Từ đó ta thấy được Công ty có thể tạo ra một tỷ lệ lãi cao hơn nếu họ dùng tiền để

đầu tư vào các dự án sản xuất và kinh doanh tiềm năng Điều này cho thấy Doanh

nghiệp có sự chuyển dịch kết cấu tài sản theo hướng tích cực: tăng số vòng quay

hàng tồn kho, tăng đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đối với lượng

vốn nhàn rỗi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

+ Xét đến chỉ tiêu Hàng tồn kho của công ty may Hữu Nghị ta thấy hàng tồn kho

năm 2021 (91.377.663.012) so với năm 2020 (54.754.842.899) tăng

36.622.820.113 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 66.89 % , hàng tồn kho tăng mạnh

so với cùng kỳ thể hiện công ty đang có lượng hàng hóa nhiều , đủ khả năng cung

ứng cho nhu cầu của thị trường Đối với các Công ty kinh doanh các sản phẩm

theo mùa vụ, có thể đây là thời điểm tích lũy hàng tồn kho để bán vào những thời

điểm trong năm như lễ, tết, Tuy nhiên, điều này cũng có thể trường hợp là Công

ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, và nghiên cứu thị trường chưa đúng, do đó, đã

mua quá nhiều hàng tồn kho, dẫn đến nhu cầu ít, và không tiêu thụ được sản phẩm,

từ đó tồn đọng quá nhiều hàng hóa

Ngày đăng: 23/03/2024, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w