1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN CÂY XANH VÀ ĐÔ THỊ VŨNG TÀU

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Công viên Cây xanh và Đô thị Vũng Tàu
Tác giả Đặng Thị Hồng
Người hướng dẫn TH.S Nguyễn Thị Ánh Hoa
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Trên cơ sở phân tích báo cáo tàichính sẽ biết được tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, sự vận động của tài sản và nguồnvốn, khả năng tài chính cũng như an ninh tài chính của Doanh nghiệp.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang từng bước phát triển theo cơchế thị trường có sự điều tiết và quản lý của nhà nước với nhiều bước đổi mới trongquản lý kinh doanh Những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế chính trịtrong nước, quốc tế luôn mang lại những cơ hội nhưng cũng không ít những rủi ro choDoanh nghiệp Vì vậy để tồn tại và phát triển, đi đôi với vấn đề nâng cao chất lượngsản phẩm , cần phải thay đổi mẫu mã cho khách hàng để cạnh tranh với một số doanhnghiệp hiện nay và để có những quyết định đúng đắn trong sản xuât – kinh doanh thìcác nhà quản lý phải quan tâm đến vấn đề tài chính Trên cơ sở phân tích báo cáo tàichính sẽ biết được tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, sự vận động của tài sản và nguồnvốn, khả năng tài chính cũng như an ninh tài chính của Doanh nghiệp

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với hoạt động sảnxuất kinh doanh Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là công cụ đánh giáhiệu quả sử dụng vốn và nguồn vốn, khả năng thanh toán cũng như các chỉ tiêu tàichính của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện những khả năngtiềm tàng và lợi thế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh cáchoạt động đầu tư, sử dụng máy móc thiết bị, các hoạt động sử dụng vốn và nguồn vốn,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhằm mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh ngàycàng cao

Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh ngày càng hiệuquả, tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì mỗi Doanhnghiệp phải xây dựng phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong tươnglai Do đó để lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực của mình và hạn chếnhững rủi ro thì tự bản thân Doanh nghiệp phải thấy được những biến động về tàichính trong tương lai của Doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó tiến hành hoạch định ngânsách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh

Với ý nghĩa trên, phân tích báo cáo tài chính cho công ty rõ ràng trở thành điềukiện không thể thiếu được Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài

chính tại công ty, đứng trên góc độ kế toán em đã quyết định chọn đề tài: " Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển Công viên Cây xanh và Đô thị Vũng Tàu”, thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại Công ty để làm

cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động của Công ty

2 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của đề tài là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại Công ty, để từ đó chỉ

ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn của Công ty Đồng thời giúp Công tynhìn thấy trước những biến động về tài chính trong tương lai của mình, và có biệnpháp đối phó thích hợp

3 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu Phân tích các vấn đề liên quan đến tài chính ởCông ty Cổ phần Phát triển Công viên Cây xanh và Đô thị Vũng Tàu

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu về báo cáo tài chính của Công ty trong năm 2011 dựa trênbáo cáo tài chính năm 2011 của Công ty, cụ thể dựa vào bảng cân đối kế toán và bảngbáo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tàichính Đồng thời em cũng dựa trên một số sách chuyên ngành kế toán và tham khảomột số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành

5 Phạm vi nghiên cứu

 Về không gian: Công ty Cổ phần Phát triển Công viên Cây xanh và Đô thịVũng Tàu

 Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 07/01/2013 đến ngày 20/04/2013

 Số liệu được phân tích là số liệu năm 2011

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính

Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triểnCông viên Cây xanh và Đô thị Vũng Tàu

Chương 4: Một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập

kế hoạch tài chính cho Công ty Cổ phần Phát triển Công viên Cây xanh và Đô thịVũng Tàu

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN CÂY XANH VÀ ĐÔ THỊ VŨNG TÀU

1.1 Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần

Phát triển Công viên cây xanh và Đô thị Vũng Tàu 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

 Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN CÂY

XANH VÀ ĐÔ THỊ VŨNG TÀU

 Tên tiếng Anh : VUNG TAU URBAN AND PARKS DEVELOPMENT

JOINT STOCK COMPANY

 Tên viết tắt: VT.UPC

 Logo :

 Vốn điều lệ : 34.000.000.000 đồng (Ba mươi tư tỷ đồng)

 Trụ sở chính : 221 Võ Thị Sáu, Phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu

Trang 4

-1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty

 Quản lý chăm sóc, bảo vệ, trùng tu, sửa chữa, tôn tạo sân vườn và trồng mớicác công viên cây xanh;

 Nghiên cứu khoa học, nhân tạo giống trồng, hoa cây xảnh, vườn ươm;

 Tư vấn ươm, trồng, chăm sóc cây xanh, cây cảnh;

 Thi công công trình công viên cây xanh, khuôn viên sân vườn, hoa tiểu cảnh,

hồ nước nghệ thuật, trang trí điện nghệ thuật, thi công hệ thống tưới nước tự động;

 Thi công công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, đường giao thông, cầucống

 San lấp mặt bằng công trình, Nạo vét ao hồ, kênh mương;

 Thi công các công trình điện dân dụng và công nghiệp đến 35KV;

 Thiết kế quy hoạch xây dựng, xây dựng công trình dân dụng;

 Kinh doanh hoa cây cảnh, phân bón, chậu cảnh và các thiết bị chăm sóc câycảnh;

 Địa bàn hoạt động của Công ty chủ yếu tập trung trên địa bàn tỉnh Bà RịaVũng Tàu, ngay từ khi chuyển sang mô hình Công ty cổ phần (10/07/2009), với ngànhnghề kinh doanh truyền thống là cung cấp dịch vụ quản lý, chăm sóc, tôn tạo, xâydựng mới các công viên – lâm viên cây xanh, Công ty đã làm ăn có lãi và lợi nhuậntăng liên tục theo thời gian Đó là nhờ Công ty đã chủ động sắp xếp lại bộ máy tổ chứcnhân sự gọn nhẹ, từng bước tiết kiệm chi phí, đồng thời gia tăng việc thiết lập mạnglưới khách hàng

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của công ty Cổ Phần Phát Triển Công Viên Cây Xanh & Đô Thị VũngTàu là Công Ty Lâm Viên Cây Xanh được thành lập năm 1993 theo quyết định số463/QĐ.UB ngày 10/07/1993 của UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Trong thời gianhoạt động này, công ty là đơn vị sự nghiệp có thu và hạch toán độc lập

Năm 1999, chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số289/QĐ.UB ngày 7/6/1999 của UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc thành lậpcông ty Lâm Viên Cây Xanh Thành Phố Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, thànhlập doanh nghiệp công ích (hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước)

Công Ty Lâm Viên Cây Xanh Thành Phố Vũng Tàu là doanh nghiệp hoạt độngcông ích, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Tổ chức doanh nghiệptheo hình thức ; Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập hoạt động công ích

Công ty chịu sự quản lý nhà nước của UBND Thành Phố Vũng Tàu, đồng thờichịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan chứcnăng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty

Năm 2009 Công ty chuyển thành công ty cổ phần Phát Triển Công Viên Câyxanh & Đô Thị Vũng Tàu theo quyết định số 1341/QĐ-UBND ngày 8/5/2009 củaUBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/7/2009theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ nhất ngày 4/12/2009 Công ty hoạtđộng theo luật doanh nghiệp 2005

Năm 2010, Kinh tế thế giới nhìn chung đang thoát ra khỏi khủng hoảng nhưngchưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc Ở trong nước, kinh tếnước ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là: Sản xuất gặp nhiều khó khăn donguồn điện cung cấp còn hạn chế Thiên tai diễn biến phức tạp Đầu tư phát triển vẫntheo chiều rộng là chủ yếu, hiệu quả đầu tư chưa cao; sức cạnh tranh của hàng hóa

Trang 5

thấp; các cân đối vĩ mô chưa thực sự vững chắc Trong năm, nhiều doanh nghiệp gặpkhó khăn vì họ đã phải đối mặt với lãi suất rất cao, khan hiếm ngoại tệ, và khan hiếm

cả tín dụng trong nước Trong khi đó, tỷ giá và giá vàng có những biến động rất lớn.Tất cả các yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động của Công ty Song với sự

nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ công nhân viên và nhất là luôn nhận được sự quantâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ban nghànhcùng với sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, UBND TP Vũng Tàu Sự giúp đỡ thôngtin của các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn đã giúp công

ty tận dụng được thuận lợi, khắc phục các khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh

Tổ chức và hoạt động của công ty Cổ Phần Phát Triển Công Viên Cây Xanh &

Đô Thị Vũng Tàu luôn tuân thủ theo những quy định của pháp luật cũng như theo điều

lệ của công ty đã được Đại Hội Cổ Đông thông qua

1.1.4 Những thành tưu đạt được trong hoạt động sản xuất

Công ty được thành lập năm 1993 chỉ với 50 cán bộ công nhân viên, trong đótrình độ cán bộ chỉ mới có 02 đại học, phương tiện sản xuất chỉ có một chiếc xe thu hồithời chiến tranh để lại …, ngân sách cấp từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng /năm.Nhiệm vụ của công ty là chăm sóc 1.900m2 công viên, 1.500 cây xanh, chủ yếu làchăm sóc cây do nhân dân trồng từ thời Pháp thuộc để lại trên địa bàn thành phố

Năm 1999 công ty chuyển thành doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập vàhoạt động lĩnh vực công ích Đây là giai đoạn công ty phát triển nhanh nhất cả về mặtđầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, con người và kiến thiết nhiều công trình cây xanh côngích cho Thành Phố Vũng Tàu, cụ thể :

Khối lượng duy trì và chăm sóc công viên gần 50 ha, hơn 28.000 cây xanh cácloại và bảo vệ rừng cảnh quan là : 458ha

Doanh thu tăng dần qua các năm : từ 5 tỷ (năm 2003) lên đến hơn 128 tỷ (năm2011) Lợi nhuận cũng tăng dần theo từ 300 triệu đồng (năm 2003) lên đến hơn 9 tỷđồng ( năm 2011)

Tổng số cán bộ công nhân viên công ty lên đến gần 400 người( năm 2011) RiêngCán bộ nhân viên văn phòng gần 50 người, trong đó có 47 người là cán bộ có trình độđại học và cao đẳng

Mô hình tổ chức được mở rộng gồm có : Ban Giám Đốc, 5 phòng ban, 7 đội và

04 xí nghiệp sản xuất trực thuộc

Trang 6

BẢNG 1.1: BẢNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

BA NĂM GẦN ĐÂY (dựa vào BCKQHĐKD năm 2011 và năm 2010_PL 02 & 06)

BIỂU ĐỒ 1.1: BIỂU ĐỒ CỘT THỂ HIỆN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BA

NĂM GẦN ĐÂY CỦA CÔNG TY

0 20.000.000.000

Năm 2010

NĂM 2011

Tổng doanh thu Tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế

1 Tổng doanh thu 69.245.589.658 87.358.815.531 128.758.724.848

2 Tổng chi phí 61.595.822.185 79.286.199.181 119.697.250.917

3 Lợi nhuận trước thuế 7.649.767.473 8.072.616.350 9.061.473.931

Trang 8

BẢNG 1.2: BẢNG DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN TRONG BAN ĐIỀU HÀNH

BẢNG 1.3: BẢNG DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ VÀ BAN KIỂM SOÁT

Trang 9

Xây dựng và thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đánhgiá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước sau khi được phê duyệt.

Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Cty

Đề nghị UBND Tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó tổnggiám đốc và kế toán trưởng

Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc công ty sau khi được UBND Tỉnh chophép Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và các cơ quan bảo vệ pháp luật về toàn bộcác hoạt động của đơn vị trực thuộc

Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng và bố trí lao động theo yêu cầu công việc vàkhả năng, trình độ và chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động bảo đảm nguyên tắctận dụng triệt để nguồn nhân lực, chất xám do mình quản lý

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương và thựchiện các chế độ chính sách khác đối với cán bộ công nhân viên hiện công tác tại công

ty (trừ các chức danh do UBND Tỉnh quản lý) bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai.Báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của công ty theo yêucầu của các cơ quan chức năng có liên quan

Thực hiện 1 số nhiệm vụ khác do UBND Tỉnh giao

Phó tổng giám đốc : Là người giúp việc Tổng giám đốc, điều hành 1 số lĩnh vựccông tác mảng công việc của Công ty theo sự phân công, ủy quyền của Tổng Giámđốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty, trước pháp luật về thực hiệnnhiệm vụ được phân công Phó tổng giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo, điều hành 1 sốcông việc trong phạm vi được ủy quyền khi xử lý công việc; Đối với những công việcvượt quá thẩm quyền được giao, phải báo cáo xin ý kiến Tổng Giám đốc trước khiquyết định

Kế toán trưởng: Là người giúp việc Tổng Giám đốc trong công tác kế toán, thống

kê theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối vớidoanh nghiệp

Kế toán trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn và quyền lợi theo quy định của Điều lệ

kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 26/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty, các cơ quan quản lýngành và trước pháp luật về tính chính xác của các số liệu trong công tác hạch toán kếtoán, thống kê của công ty

và điều hành kinh doanh trong công ty

Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xây dựng kế hoạch tiền vốn và thanh toán tiềnlương hàng tháng cho cán bộ, công nhân của công ty

Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

Trang 10

1.2.2.3 Phòng hành chính – tổng hợp

Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức quản lý lao động

Phụ trách công tác tổ chức nhân sự, công tác lao động định mức và trả lương chotừng loại công việc sản xuất giải quyết các chính sách BHXH, công tác quản trị hànhchính, bảo quản và mua sắm các trang thiết bị cho văn phòng và công ty

Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn hóa cán bộ và các chức danh công việc gắn chặtvới yêu cầu quản lý của công ty để bố trí nhân sự đảm bảo tinh gọn, phù hợp và cóhiệu quả

Quản lý hồ sơ , lý lịch nhân viên toàn công ty

Theo dõi chăm lo sức khỏe và vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, phòngcháy chữa cháy tại văn phòng công ty và các công ty và các đơn vị trực thuộc,

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CB – CNV toàn công ty

1.2.2.4 Phòng kế hoạch – kỹ thuật

 Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật

 Hoàn thành công tác kiểm kê khối lượng công viên cây xanh đầu năm

 Lập Dự toán - Quyết toán quý, năm

 Nghiệm thu chất lượng công việc

 Lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB

 Lập các thiết kế dự toán công trình XDCB trồng mới công viên, cây xanh

 Lập và giám sát, đốc thúc kế hoạch sản xuất hàng tháng của công ty

 Lập hồ sơ thay hoa, trồng dặm và trang trí ngày lễ, tết

 Thực hiện công tác di dời, giải tỏa đền bù và tai nạn giao thông gây ra cho mảngxanh

 Cùng với các đội tổ chức quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản, máy móc thiết bị,nhà xưởng, nguyên vật liệu đúng mục đích Chặt chẽ tiết kiệm, bảo dưỡng, sửachữa hệ thống điện, nước, xe ôtô theo kế hoạch sản xuất

1.2.2.5 Phòng đầu tư – xây dựng

 Phòng Đầu tư Xây dựng là đơn vị chuyên trách tổ chức thực hiện và quản lý các

dự án, các công trình xây dựng trực thuộc công ty có chức năng: Quản lý, sửdụng nguồn vốn công ty và các đối tác thuê mướn

 Tham mưu cho Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc công ty trong công tácxây dựng và thực hiện quy chế quản lý đầu tư xây dựng của công ty

 Lập và trình duyệt các công trình xây dựng cơ bản và xây mới, nâng cấp, cải tạocông viên – cây xanh do Ủy ban thành phố giao cho Công ty làm chủ đầu tư

 Xúc tiến các thủ tục đầu tư phục vụ thi công trồng mới, nâng cấp công viên – câyxanh

 Tham gia quản lý, giám sát, nghiệm thu các công trình thi công do Công ty đảmbảo được chất lượng và các thủ tục về XDCB của Nhà nước theo Nghị định 16của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.2.2.6 Phòng kinh doanh

 Giúp Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức theo dõi, quản lý và kiểm tracác hoạt động kinh doanh; chủ động khi có yêu cầu để phối hợp với các phòngnghiệp vụ kinh doanh của các đơn vị nhằm thực hiện kế hoạch quý, năm

Trang 11

 Nghiên cứu để tham mưu với Tổng Giám đốc trong việc định hướng kinh doanh,chỉ đạo mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của các đơn theo chiến lượcphát triển chung của Công ty.

 Phối hợp với các Phòng chức năng khác thuộc Công ty chủ động soạn thảo cáchợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán của Công tytrình Tổng Giám đốc xem xét, ký kết; tổ chức thực hiện đầy đủ các hợp đồngkinh doanh đã được Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc phụ trách ký kết

và giao cho Phòng tổ chức thực hiện

 Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán trong các nghiệp vụ thu tiền bán hàng hóa,thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liên quan đến quá trình kinh doanh đãđược Tổng Giám đốc giao cho Phòng thực hiện Khi có yêu cầu, chuẩn bị các tàiliệu pháp lý phục vụ cho các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh đã đượcTổng Giám đốc giao cho Phòng thực hiện vì lợi ích của Công ty trên cơ sở cáccam kết và luật pháp Việt Nam

 Quảng cáo tiếp thị bán bất động sản, thực hiện dịch vụ chuyển nhượng nhà đấtthuộc các dự án do công ty làm chủ đầu tư cho khách hàng

1.2.2.7 Bộ phận công viên và vườn ươm

 Duy trì, chăm sóc, vệ sinh, chỉnh trang công viên, khuôn viên các cơ quan,trường học… đúng theo quy trình kỹ thuật

 Trồng dặm hoa, cỏ bị chết tại các công viên

 Duy trì và chăm sóc tốt mảng xanh trong thành phố

 Chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất

 Giám sát chặt chẽ lượng nước tưới trong mùa khô

 Phối hợp phòng KH-KT xử lý kịp thời các vướng mắc trong SXKD

 Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động sản xuất

 Thi công các công trình khi được giao

 Quản lý, chăm sóc, thường xuyên ươm giống cây mới tại các vườn ươm LongSơn, Xà Bang, Công ty, phường 10

1.2.2.8 Bộ phận cây xanh

 Thực hiện chăm sóc, duy trì cây xanh đúng theo kế hoạch

 Khảo sát, trồng dặm cây xanh hàng năm trên các tuyến đường trong TP VũngTàu

 Thường xuyên duy trì, cắt tỉa cành, nhánh, phát quang cành cây cản trở giaothông, cắt gỡ cành khô gây nguy hiểm trong mùa mưa bão

 Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ gốc cây xanh

 Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động sản xuất

1.2.2.9 Bộ phận xe máy

 Hoàn thành công tác tưới nước rửa mặn, tưới nước mùa khô 2009- 2010

 Tiến hành bảo quản, duy trì và sửa chữa xe máy thường xuyên

 Thi công công trình đầu tư xây dựng (chung cư Mỹ Lợi, dự án khu phố chợ TP

Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang…)

Trang 12

1.2.2.10 Bộ phận bảo vệ

 Bảo vệ an toàn các công viên, khuôn viên, các DPC trong dịp lễ, Tết

 Bảo vệ tài sản công ty

 Phát hiện và lập biên bản kịp thời các mảng xanh bị xâm lấn

1.2.2.11 đội xây dựng 2

Thi công các công trình xây dựng, sửa chữa công ty

1.3 Tổ chức công tác tài chính kế toán

1.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tài chính

Công ty CP Phát Triển Công Viên Cây Xanh và Đô Thị Vũng Tàu áp dụng hìnhthức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tạiphòng kế toán của Công ty Căn cứ vào các chứng từ được chuyển lên từ các đội sảnxuất, phòng Kế toán – Tài vụ thực hiện công tác kế toán theo chế độ hiện hành Côngviệc chủ yếu như sau: hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, phân loại chứng

từ, định khoản theo dõi chi tiết và tổng hợp, hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm, đồng thời lập báo cáo tài chính

1.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc công ty, đồngthời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Cơ quan tài chính cấp trên dưới hình thức hạch

toán kế toán độc lập Công ty đã xây dựng được một bộ máy kế toán gọn nhẹ không

cứng nhắc theo một khuôn mẫu nhất định và phù hợp với yêu cầu tổ chức sản xuấtkinh doanh và quy mô của công ty Bên cạnh đó căn cứ vào tình hình thực tế của Công

ty và tình hình sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc, cơ cấu tổ chức bộ máy kếtoán của Công ty được bố trí theo sơ đồ:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán

vật tư

Kế toán thanh toán

vật tư Thủ quỹ kiêm thủ kho

Trang 13

1.3.3 Nhiệm vụ của kế toán viên

 Tham mưu và thực hiện công tác đảm bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh,quản lý sử dụng vốn phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong việc bảo đảm và pháttriển vốn

 Chịu trách nhiệm tổ chức và xây dựng bộ máy thống kê kế toán toàn công ty

Kế toán thanh toán vật tư

 Cập nhật số liệu nhập, xuất, tồn từng loại vật tư cả về số lượng và giá trị

 Kiểm kê, đánh giá định kỳ và cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp

 Lập các báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi có yêu cầu

 Theo dõi các loại vốn bằng tiền, các khoản đi vay và các khoản thanh toán

 Hàng tháng theo dõi tình hình sử dụng điện, nước và các chi phí khác bằng tiềnchi tiết theo từng phân xưởng Cuối tháng gửi báo cáo tình hình sử dụng điệnnước, hoá đơn các chi phí khác để kế toán giá thành phân tích và phân bổ chotừng đối tượng chịu chi phí

 Lập báo cáo thống kê về phần hành công việc của mình khi có yêu cầu

Kế toán tổng hợp và tính giá thành

 Cuối tháng tập hợp các báo cáo như báo cáo phân bổ tiền lương, báo cáo trích tàisản cố định, báo cáo sử dụng điện nước, báo cáo sản phẩm dở dang của các phânxưởng cũng như các hoá đơn xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, … để tính giáthành chi tiết cho từng loại sản phẩm ở từng công đoạn

 Ghi các loại sổ chi tiết có liên quan đến phần hành của mình và lập các báo cáothống kê về phần hành công việc của mình khi có yêu cầu

 Lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu của nhà nước và công ty

 Ghi và giữ sổ cái, sổ thống kê

 Theo dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản, tổng hợp các khoản tiền lương (tổngtiền lương cơ bản) cho từng phân xưởng do bộ phận thống kê gửi lên Phân bổlương cho từng loại sản phẩm để cuối tháng gửi cho kế toán giá thành

 Theo dõi việc tăng, giảm và sử dụng tài sản cố định Hàng tháng phải trích khấuhao và trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định Cuối tháng lập một bảng “tínhkhấu hao TSCĐ”

Thủ quỹ – thủ kho :

 Bảo quản và thực hiện việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu

 Sử dụng các sổ chi tiết để quản lý quỹ Lập các báo cáo khi có yêu cầu

 Cấp phát vật tư , an toàn kho qũy

1.4 Hình thức kế toán

Trang 14

Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ

1.4.1 Trình tự ghi chép và xử lý chứng từ

 Căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ

 Các chứng từ ghi sổ lập xong được đăng ký vào sổ đăng ký các chứng từ ghi sổ,đồng thời căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái

 Cuối tháng tổng cộng số phát sinh và tính số dư cuối kỳ của các tài khoản trên sổcái và lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản, chú ý đối chiếu tổng số phát sinh

Sổ đăng ký chứng

từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 15

1.5 Các chính sách kế toán Công ty áp dụng

Công ty áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộtrưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 224/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009của Bộ Tài chính

Công ty áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫnchuẩn mực do nhà nước đã ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theođúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành đang áp dụng

1.6 Một số quy định hiện nay của Công ty

1.6.1 Số lượng cán bộ và nhân viên trong Công ty.

Tổng số cán bộ, nhân viên Công ty tính đến ngày 31/12/2011 là 388 người, trong đó:

1.6.3 Chính sách đào tạo

Liên tục hoàn thiện, phát triển và đổi mới cách thức để UPC hiện thực hóa nhữngước mơ, khát vọng và đam mê của mình Do đó CB.CNV của UPC luôn cố gắng họctập, nghiên cứu và phát triển để có chất lượng công việc cao hơn và thỏa mãn tốt hơncác nhu cầu và mong đợi của khách hàng Học tập và phát triển là phong cách sốngcủa mỗi thành viên và toàn bộ tổ chức

Trang 16

Do đó, đào tạo để phát triển là một chính sách rất được coi trọng tại UPC Công

ty coi đào tạo là phương thức hỗ trợ quá trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Do đó mọi thành viên đều được khuyến khích nâng cao trình độ và kiến thức, dù bằnghình thức tham gia các khóa học của công ty tổ chức hay qua các lớp bên ngoài Đàotạo tại chỗ chiếm một vai trò quan trọng và cũng được tập trung đặc biệt, Phần lớnthành viên mới gia nhập công ty đều được đào tạo theo phương thức một kèm một.Khi cần thiết, chúng tôi tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội tham khảo kinh nghiệmnước ngoài để trau dồi, cập nhật kiến thức

1.6.4 Chính sách tiền lương, thưởng

Chính sách tiền lương, thù lao, phụ cấp của UPC được xây dựng với mục tiêu :công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó lâu dài của các thànhviên Mức lương và phụ cấp của UPC được trả trên căn cứ vào vị trí công việc ( mỗi vịtrí đòi hỏi mức độ kiến thức, kỹ năng, độ thách thức cũng như trách nhiệm khác nhau),hiệu quả làm việc và thâm niên làm việc của nhân viên Tất cả vị trí công việc đềuđược phân tích, đánh giá, chấm điểm chi tiết và xếp vào một hệ thống nhất trong toàncông ty Hàng năm, mức cạnh tranh của mặt bằng lương cũng như thu nhập cho từng

vị trí công việc đều được phòng tổ chức nhân sự đánh giá, xem xét và điều chỉnh phùhợp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu một cách tổng quát về Công ty Cổ phần Phát triển công viêncây xanh và đô thị Vũng tàu về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức cũng như lịch sửhình thành và phát triển của chi nhánh công ty Được thành lập từ năm 1993, cho tớinay, Công ty cũng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể và thị trường của Công tyngày càng được mở rộng Chương 1 cũng đã giới thiệu chi tiết cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý và bộ máy kế toán trong công ty

Chương 2 sẽ giới thiệu đặc điểm ngành nghề kinh doanh cung cấp dịch vụ và cơ

sở lý luận chung về việc phân tích báo cáo tài chính

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Ý nghĩa, mục đích và phương pháp phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

2.1.1 Ý nghĩa

Công tác tài chính doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinhdoanh Tình hình cung ứng nguyên vật liệu không thực hiện tốt, năng suất lao độngthấp, chất lượng sản phẩm giảm, sản phẩm không tiêu thụ được sẽ làm cho tình hìnhtài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn Ngược lại công tác tài chính tốt sẽ thúc đẩyquá trình sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động Chẳng hạn khi có đủ vốn kinhdoanh, doanh nghiệp sẽ chủ động và thuận lợi hơn trong việc dự trữ cần thiết cho sảnxuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Vì thế cần phải thường xuyên kịp thời đánh giá,kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích tình hình tàichính giữ vai trò quan trọng Phân tích tài chính doanh nghiệp cần làm sao cho nhữngcon số trên bảng báo cáo biết nói để những ai cần sử dụng chúng đều có thể hiểu rõtình hình tài chính của doanh nghiệp và hiểu được mục tiêu phương hướng, hành độngcủa nhà quản lý doanh nghiệp đó

Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với chủdoanh nghiệp mà còn đối với các đối tượng quan tâm khác như các nhà đầu tư, nhàcung cấp, khách hàng và các cơ quan hữu quan khác Mỗi đối tượng quan tâm đếnnhững khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính, nhìn chung để phục vụ cho mụcđích là biết được khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanhnhư thế nào? Trên cơ sở đó, có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy doanh nghiệp pháttriển hoặc ra những quyết định đầu tư hợp lý về cho vay hay bán hàng hoá

Phân tích tài chính doanh nghiệp là đánh giá những gì đã làm được, dự kiếnnhững gì sẽ xảy ra, biết được bản chất của tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở

đó tìm ra các nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tài chính để đưa ra những biệnpháp nhằm tận dụng triệt để điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu Phân tích tàichính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác tài chính của cơ quan cấp trên,

cơ quan tài chính, ngân hàng như : đánh giá tình hình thực hiện chế độ, chính sáchcủa nhà nước, xem xét việc cho vay vốn

Phân tích tình hình tài chính là giúp những người ra quyết định đánh giá chínhxác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả họat động kinh doanh đồng thờiđánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp để

từ đó đưa ra những quyết định thích hợp

2.1.2 Mục đích

Phân tích tình hình tài chính nhằm đạt được mục đích chủ yếu sau:

 Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin kinh tế cần thiết cho chủ doanhnghiệp, các nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác, từ đó giúp họ có những quyếtđịnh đúng đắn trong kinh doanh, trong quan hệ kinh tế

 Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn, khả năng thanhtoán, khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp chodoanh nghiệp thấy rõ những tồn tại để có biện pháp hữu hiệu khắc phục và phát huynhững thành tích đã đạt được

Trang 18

 Cung cấp thông tin về tinh hình công nợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như tìnhhình ảnh hưởng làm thay đổi những điều kiện sản xuất kinh doanh, giúp cho chủdoanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tươnglai

 Để đánh giá đúng tình hình tài chính của Doanh nghiêp, chủ Doanh nghiệp cũng nhưcác đối tượng quan tâm khác sử dụng các số liệu trên bảng cân đối kế tóan, báo cáo kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáotài chính Ngoài ra còn phải sử dụng hàng loạt tài liệu thực tế khác như : Môi trườnghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, loại hình kinh doanh vàcác chính sách hiện hành

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được nhiều nhóm người khácnhau quan tâm như : nhà quản lý, chủ sở hữu, người cho vay… mỗi nhóm người nàyphân tích có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của bức tranh tài chínhcủa doanh nghiệp

 Đối với nhà quản lý: Mối quan tâm của họ là điều hành quá trình sản xuất kinh doanhsao cho có hiệu quả, tìm được lợi nhuận tối đa và khả năng trả nợ Dựa trên cơ sởphân tích, nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kiểm tình hình thựchiện và điều chỉnh quá trình hoạt động sao cho có lợi nhất

 Đối với chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàncủa tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích sẽ giúp họ đánh giá hiệu quả quá trình sản xuấtkinh doanh, khả năng điều hành của nhà quản trị để quyết định sử dụng bãi miễn nhàquản trị cũng như việc phân phối kết quả kinh doanh

 Đối với chủ nợ: Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp, mối quan tâm của họhướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Do đó họ cần chú ý tình hình và khảnăng thanh tóan của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khảnăng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ đựơc hay không trước khi quyếtđịnh việc cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị

 Đối với nhà đầu tư tương lai: Điều họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế

đó là mức độ sinh lời, thời gian hoàn vốn Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính,tình hình hoạt động kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Do

đó họ thường phân tích qua các thời kỳ để quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào

 Đối với cơ quan chức năng (cơ quan thuế): Thông qua thông tin trên báo cáo tài chínhxác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện với nhà nước, cơ quan thống kê, chỉ

số thống kê

2.1.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Trong phân tích tài chính có nhiều phương pháp phân tích khác nhau được sửdụng như: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp liên hệ cân đối,phương pháp loại trừ, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân tích hệ số Trong đó, phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh, phươngpháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân tích hệ số

2.1.3.1 Phương pháp so sánh

Trang 19

Là phương pháp chủ yếu được dùng phân tích báo cáo tài chính, khi so sánh đòihỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được và tiêu chuẩn so sánh đểxem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng của quá trình kinh tế.

Điều kiện so sánh

 Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau

 Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về phương pháp tính toán

 Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đơn vị đo lường Ngoài ra khi so sánh chỉ tiêu ứngdụng phải quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương

 Khi nghiên cứu biến động so với tiêu chuẩn đặt ra, kỳ gốc được chọn làm kế hoạch dựtoán Thông qua so sánh này thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp như thếnào

 Khi nghiên cứu mức độ tiên tiến hay lạc hậu, kỳ gốc được chọn là mức độ trung bìnhcủa ngành Thông qua sự so sánh này ta đánh giá được tình hình tài chính của doanhnghiệp so với các đơn vị khác trong ngành

Phân tích tình hình tài chính của đơn vị được nhiều nhóm người khác nhau quantâm và phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng thường liên quan với nhau Dovậy các nhóm này thường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật cơ bản để phân tíchbáo cáo tài chính một cách có hiệu quả

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với

kỳ gốc của các chỉ tiêu Phân tích so sánh tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu.Hạn chế của so sánh tuyệt đối là không thấy rõ được mối liên hệ của các chỉ tiêu

So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia của số chênh lệch tuyệt đối sovới kỳ gốc của các chỉ tiêu Phân tích so sánh số tương đối cho thấy sự thay đổi về độlớn của từng chỉ tiêu, khoản mục và đồng thời cho phép liên kết các chỉ tiêu, khoảnmục đó lại với nhau để nhận định tổng quát diễn biến về hoạt động tài chính, sản xuấtkinh doanh Tuy nhiên nó che lấp mặt lượng của các chỉ tiêu

So sánh số bình quân : Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của

các đơn vị bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phảnánh khái quát đặc điểm điển hình của một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng cócùng tính chất

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện theo chiều nganghoặc theo chiều dọc

 So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh về lượng nhằm xác định các tỷ lệ vàchiều hướng biến động của từng chỉ tiêu cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối giữa các

kỳ trên báo cáo tài chính (cùng hàng trên báo cáo), nhưng không thể hiện rõ mức độquan trọng của từng chỉ tiêu nhất là khi phân tích theo số tương đối

Trang 20

 So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ trọng của từng thànhphần trong tổng thể quy mô chung, nhận biết được mức độ quan trọng của từng thànhphần trong tổng thể

Mục tiêu so sánh

So sánh số liệu kỳ này và kỳ trước, qua đó xem xét xu hướng thay đổi về tìnhhình tài chính doanh nghiệp So sánh các hệ số trung bình của các doanh nghiệp trongngành để đánh giá mức độ hiện trạng tài chính của doanh nghiệp hoặc so sánh với mộtdoanh nghiệp khác trong ngành để rút ra những vấn đề cần thiết

2.1.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến độngcủa chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) Quá trình thực hiện phương pháp thay thếliên hoàn gồm ba bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so

với kỳ gốc

Bước 2: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc.

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích

bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mứcảnh hưởng của nhân tố mới, tổng đại số các mức ảnh hưởng của các nhân tố bằng đốitượng phân tích

2.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.2.1 Phân tích khái quát báo cáo tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Sau một kỳ kinh doanh, mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty được biểuhiện bằng những số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán Muốn biết tình hình đó rasao, cần phải tiến hành phân tích, đánh giá những chỉ tiêu cần thiết có liên quan mộtcách hợp lý và khoa học

Trước hết phải so sánh tổng tài sản cuối kỳ với đầu kỳ và nguồn vốn cuối kỳ vớiđầu kỳ Sự thay đổi (tăng, giảm) của tổng tài sản cho thấy quy mô về tài sản tăng haygiảm Tuy nhiên vấn để này chưa đánh giá được khả năng phát triển của Công ty, điềuquan trọng là phải xem xét kết cấu các loại tài sản trong tổng số các loại tài sản củaCông ty Trong cơ chế thị trường có càng nhiều các loại tài sản càng tốt Song điềuquan trọng hơn là đối với số tài sản đó Công ty phân bổ như thế nào, vào các khâu nàocho hợp lý để phát huy hiệu quả Nói cách khác là một Công ty có vốn không thì chưa

Trang 21

đủ Điều quan trọng là việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng nhu cầu kinhdoanh và nâng cao hiệu quả kinh tế của đồng vốn Điều này đòi hỏi công ty phải xemxét kết cấu tài sản của mình có phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh không và

có phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường hay không

Việc so sánh tổng nguồn vốn cuối kỳ với tổng nguồn vốn đầu năm sẽ cho ta thấykhả năng huy động vốn của Công ty từ các nguồn khác nhau Điều quan trọng là khixem xét vấn đề này phải đánh giá được khả năng tài trợ và xu hướng thay đổi nguồnvốn nói chung và nguồn vốn sở hữu nói riêng Vấn đề này được nhận biết thông quatình hình thay đổi tỷ trọng các loại nguồn vốn Qua việc đánh giá này ta sẽ có cái nhìnkhái quát nhất về tình hình tài chính trong kinh doanh là khả quan hay không khảquan, ta sẽ thấy được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dựđoán được khả năng phát triển hay xu hướng suy thoái của Công ty Trên cơ sở đó đưa

ra các biện pháp quản lý hữu hiệu nhất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanhđược tốt hơn

2.2.1.1.Phân tích chi tiết tình hình sự biến động của tài sản và kết cấu tài sản

Muốn sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải có đủ một lượng vốn nhấtđịnh và để quá trình tái sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường doanh nghiệpphải đảm bảo được nguồn vốn sản xuất kinh doanh Vốn cố định của doanh nghiệp làvốn có trước về những tư liệu lao động chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyểndần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời gian

sử dụng thì vốn cố định mới hình thành một lần luân chuyển, hình thái vật chất củavốn cố định là tài sản cố định

Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận tài sản cấuthành tổng số vốn của doanh nghiệp để thấy được trình độ sử dụng vốn Việc phân bổgiữa các loại vốn trong giai đoạn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hợp

lý hay không, để có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nội dung phân tích cụthể như sau:

So sánh tổng tài sản giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy

mô doanh nghiệp, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tàisản giữa cuối năm và đầu năm nhằm thấy được nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đếntình hình trên

Đối với tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn tăng lên về số tuyệt đối, tăng về tỷ trọng trong tổng giá trị tàisản là xu hướng chung của sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điềunày thể hiện tài sản lưu động phù hợp với sự gia tăng của tài sản cố định, thể hiện trình

độ tổ chức tốt, dự trữ vật tư hợp lý

Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự

trữ lượng tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó đưa vàosản xuất kinh doanh, tăng vòng quay của vốn hoặc hoàn trả nợ Tuy nhiên xét ở khíacạnh khác sự gia tăng vốn bằng tiền làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp đượcthuận lợi hơn

Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là giá trị những khoản đầu tư có thời gian không

quá một năm, giá trị này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên doanh đầu tư,

Trang 22

nhưng để đánh giá sự gia tăng này có tích cực hay không cần phải xem xét hiệu quảđầu tư.

Các khoản phải thu: Là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vi khác

chiếm dụng Các khoản phải thu giảm được đánh giá tích cực nhất Tuy nhiên khôngphải lúc nào các khoản phải thu cũng tăng lên là đánh giá không tích cực, mà cótrường hợp doanh nghiệp mở rộng các mối quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên làđiều tất yếu Vấn đề đặt ra là xem số vốn bị chiếm dụng có hợp lý hay không

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản

xuất tăng lên, thực hiện tốt các định mức dự trữ và đánh giá hợp lý Nếu hàng tồn khotăng lên do dự trữ vật tư quá mức, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho quá nhiềukhông đủ phương tiện bảo quản thì đánh giá là không tốt

Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Để đánh giá trước hết phải tính chỉ tiêu tỷ suất đầu tư mà xem xét sự biến độngcủa nó Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình trạng thiết bị, cơ sở vậtchất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanhnghiệp Tỷ suất đầu tư tăng chứng tỏ doanh nghiệp có đầu tư xây dựng, mua sắm tàisản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tỷ suất đầu tư = x 100%

Tổng tài sản

Sau khi đánh giá chung thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cần phải xem xét sự biếnđộng của từng loại tài sản cụ thể

Tài sản cố định: Xu hướng chung là tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên

cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng là biểu hiện tốt, vì điều này thể hiện quy mô cơ sở vậtchất nâng cao

Đầu tư tài chính dài hạn: Là những chứng khoán dài hạn, giá trị góp vốn liên

doanh dài hạn đầu tư tài chính dài hạn tăng chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng đầu tư rabên ngoài, mở rộng liên doanh liên kết Để đánh giá sự gia tăng này phải xem xét hiệuquả đầu tư

Chi phí xây dựng cơ bản: Chi phí xây dựng cơ bản tăng lên có thể do doanh

nghệp đầu tư xây dựng thêm và tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định là biểu hiện tốtnhằm tăng cường năng lực hoạt động của máy móc thiết bị Chi phí xây dựng cơ bảntăng do tiến độ thi công công trình kéo dài gây lãng phí vốn đầu tư là biểu hiện khôngtốt

2.2.1.2 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn

Đánh giá kết cấu nguồn vốn là đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn củadoanh nghiệp, thấy được tình hình huy động, sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầusản xuất kinh doanh, mặt khác thấy được tình trạng tài chính của doanh nghiệp

So sánh tổng nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy độngvốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọngcủa các bộ phận cấu thành nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm để thấy nguyên nhânban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên

Trang 23

Khoản nợ phải trả

Nợ phải trả giảm về số tuyệt đối và tỷ trọng trong khi tổng số của nguồn vốndoanh nghiệp tăng lên, trường hợp này được đánh giá là tốt bởi vì thể hiện khả năng tựchủ về tài chính của doanh nghiệp cao Nhưng nợ phải trả giảm do quy mô và sản xuấtthu hẹp thì đánh giá là không tốt Tuy nhiên cần chú ý rằng do quy mô sản xuất kinhdoanh được mở rộng, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn không đảm bảo chonhu cầu, trường hợp này khoản nợ phải trả tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷtrọng vẫn đánh giá là hợp lý.Trong quá trình phân tích nợ phải trả cần phân tích từngloại vốn vay để đánh giá chính xác

Nguồn vốn chủ sở hữu

Đây là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanhnghiệp Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng thì đượcđánh giá là tốt, bởi ví tình hình tài chính của doanh nghiệp theo xu hướng tốt, nó biểuhiện kết quả sản xuất tăng, tích luỹ tăng thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận vàquỹ phát triển sản xuất

Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu, trước hết phải tính chỉ tiêu

tỷ suất tự tài trợ và xem xét sự biến động của chỉ tiêu này Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợphản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó cho thấy khả năng chủ động củadoanh nghiệp trong hoạt động của mình

Nếu tăng lên về số tuyệt đối, giảm về tỷ trọng, điều này có thể nguồn vốn tíndụng tăng lên với tốc độ lớn hơn hoặc nguồn vốn đi chiếm dụng tăng lên với tốc độcao hơn Cần kết hợp phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng đểđánh giá chính xác

Nếu giảm do nguồn vốn tự bổ sung, vốn liên doanh giảm, vốn ngân sách cấpgiảm đây là biểu hiện không tốt, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp giảm, tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ không tốt

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.2.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu & các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Căn cứ số liệu báo cáo kết quả SXKD của doanh nghiệp để thấy được doanh thucủa năm nay so với năm trước tăng hay giảm, giá trị sản lượng tương ứng tăng giảm

Trang 24

thế nào để đánh giá được quy mô sản xuất, đánh giá thực trạng và triển vọng củadoanh nghiệp.

Trên thực tế báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá caohơn bảng cân đối kế toán trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp.Cho nên việc xem xét các chỉ tiêu này trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh là một vấn đề cần được nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân của nó Ngoài ra khiphân tích cần xem xét những yếu tố làm tăng doanh thu trong mối quan hệ với chi phí

2.2.2.2 Phân tích tình hình biến động lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Dựa vào bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để so sánhlợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận năm trước Qua đó thấy được lợi nhuận từ hoạt độngtăng giảm thế nào so với kế hoạch và năm trước, đánh giá tổng quát thực hiện lợinhuận của doanh nghiệp có đạt được kế hoạch đề ra hay không và xu hướng phát triển

so với năm trước ra sao

Để đánh giá một cách chính xác ta đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnlợi nhuận của doanh nghiệp như: Nhân tố giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp, kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà có biệnpháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp một cách hợp lý

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụngnguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp đây là vấn đề phức tạp có quan hệ đếnnhiều yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh như : Tư liệu lao động,đối tượng lao động Khi nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lýcần quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu tỷ suất lợi tứcthuần Nếu phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác động khuyến khích doanh nghiệpngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ doanh nghiệp góp phầnđộng viên người lao động vì lợi ích bản thân mình, nâng cao năng suất lao động đểkhông ngừng phát triển sản xuất kinh doanh

2.2.3 Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua các tỷ số tài chính

2.2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư

Hệ số nợ

Hệ số nợ phản ánh mối quan hệ giữa khoản nợ phải trả với tổng số nguồn vốncủa Công ty, thông qua đó ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty vàocác chủ nợ cao hay thấp

Nợ phải trả

Hệ số nợ =

Tổng tài sản

Hệ số tự tài trợ

Trang 25

Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các chủ đầu tư

và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu vốn nhằm đánh giá khả năng tựtài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tự chủ, chủ động trong kinh doanhhay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu Được thể hiện qua việc xácđịnh hệ số tự tài trợ thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính

Hệ số tự tài trợ phản ánh sự đóng góp của chủ sở hữu đối với tài sản đang sửdụng

Nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ =

Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư

Khoản đầu tư dài hạn sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp Việc đầu tưchiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị đánh giá thông qua tỷ suất đầu tư Tỷ suất nàythể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Thể hiệnqua công thức:

Tài sản cố định

Tỷ suất đầu tư =

Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn:

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Nguồn vốn chủ sở hữu

Và đầu tư dài hạn =

nợ giữa các đơn vị trong một giới hạn nào đó là vấn đề bình thường Do vậy luôn tồntại những khoản phải thu, phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vàophương thức thanh toán áp dụng chế độ trích nộp các khoản cho ngân sách của nhànước, sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế vv

Tình hình thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếuvốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ không đủ vốn để trang trải cho sản xuất kinh doanhlàm kết quả sản xuất kinh doanh giảm Vì thế cần phải phân tích tình hình thanh toán

Trang 26

để thấy rõ hơn hoạt động tài chính nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tàichính, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp, cần phân tích tình hình thanh toán tức

là đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra nhữngnguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ để trang trải cáckhoản nợ phải trả trong ngắn hạn hay không, cơ sở để đánh giá tình hình tốt hay xấu

Để phân tích ta dùng các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán ( Ngắn hạn )hiện hành

Tài sản lưu động ngắn hạn bao gồm : Các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tàichính ngắn hạn, các khoản phải thu , hàng tồn kho và tài sản lưu động khác

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm : Vay ngắn hạn, nợdài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác

Hệ số thanh toán ngắn hạn diện tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợngắn hạn

Nếu hệ số thanh toán hiện hành cao có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanhtoán các khoản nợ Tuy nhiên nếu nó quá cao lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, vìdoanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động nói cách khác là việc quản lýtài sản lưu động không hiệu quả Qua thực tế cho thấy hệ số này bằng 2 là tốt nhất, tuynhiên điều này còn tuỳ thuộc từng nghành

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là hệ số đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn so với tỷ lệ thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh đượctính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,đôi khi chúng ta gọi là " Tài sản có tính thanh khoản"

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Trang 27

Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

2.2.3.3 Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lývốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng caohơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Các chỉtiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn bao gồm:

Hiệu suất sử dụng tài sản (Số vòng quay tài sản)

Nói lên cường độ sử dụng tài sản; ý nghĩa một đồng tài sản có khả năng tạo đượcbao nhiêu doanh thu ( Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thutài chính)

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng tài sản =

Tài sản bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Số vòng quay TSCĐ)

Phản ánh cường độ sử dụng TSCĐ, ý nghĩa một đồng vốn bỏ vào TSC Đ sẽ thuđược bao nhiên đồng doanh thu (Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ).Phản ánh đặc điểm, ngành nghề kinh doanh và đặc diểm đầu tư Nó là một chỉtiêu để đo lường mức độ thâm dụng vốn của một doanh nghiệp

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Số vòng quay hàng tồn kho

Trang 28

Số vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàngtồn kho của mình hiệu quả như thế nào Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao haythấp tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh.

Doanh thu thuần

Số vòng quay khoản phải thu

Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanh nghiệpthực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trướccho người bán

Số vòng quay các khoản phải thu được dùng để xem xét cẩn thận việc thanh toáncác khoản phải thu, khi khách hàng thanh toán tất cả các hoá đơn của họ, lúc đó cáckhoản phải thu quay được một vòng

Số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịucủa doanh nghiêp Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do bị chiếmdụng nhiều Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnhtranh dẫn đến giảm doanh thu

Doanh thu thuần

Số vòng quay khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân

Số ngày thu tiền

Số vòng quay các khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp tùythuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp Nếu vòng quay thấp thì hiệu quả sửdụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều Nhưng nếu quá cao thì sẽ giảm sự cạnhtranh dẫn đến giảm doanh thu

Trang 29

360

Số ngày thu tiền =

Số vòng quay các khoản phải thu

Số ngày tồn kho và thu tiền

Số ngày tồn kho và thu tiền = Số ngày tồn kho + Số ngày thu tiền

Số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt

Số ngày bán hàng Tiền mặt tồn quỹ BQ tạo quỹ tiền mặt =

Doanh thu bình quân 1 ngày

Trang 30

2.2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần

Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (EPS)

Được tính theo công thức:

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

EPS =

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành bình quân

Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời của một cổ phiếu thường, là căn cứ để trả

cổ tức cho các cổ đông, rất được các nhà đầu tư quan tâm

Tỉ số giá thị trường trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (P/E)

Được tính theo công thức:

Giá thị trường của một cổ phiếu

P/E =

Thu nhập của một cổ phiếu thường

Tỷ số này cho biết mức độ tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và sự đánh giácủa thị trường đối với thu nhập của nó Giải thích thị trường sẽ trả giá như thế nào chothu nhập hiện hành của mỗi cổ phiếu

Tỷ lệ trả lãi cổ phần

Tỷ lệ trả lãi cổ tức trong năm là bao nhiêu %, tức 1 cổ phiếu sẽ được nhận baonhiêu đồng tiền cổ tức

2.2.4 Phân tích các chỉ số doanh lợi và khả năng sinh lời

Khi phân tích tài chính tại doanh nghiệp , ta cần phải đặc biệt quan tâm đến khảnăng sử dụng một cách có hiệu quả tài sản để mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanhnghiệp Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quảcủa hàng loạt biện pháp, quyết định của doanh nghiệp Vì vậy chỉ số về doanh lợi làthước đo hàng đầu để đánh giá tính hiệu quả và tính sinh lời trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp

Suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuậnROS =

Doanh thu thuần

Trang 31

Suất sinh lời của tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng tài sản đầu tư vào doanhnghiệp

Lợi nhuận ROA =

Tài sản bình quân

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này nói lên khả năng tạo lợi nhuận của 1 đồng vốn bỏ vào hoạt động sảnxuất kinh doanh

Lợi nhuận ROE =

Vốn chủ sở hữu bình quân

2.2.5 Nguồn tài liệu để phân tích

Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiềutài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việcquản trị doanh nghiệp Báo cáo tài chính không những cho phép thấy được tình hìnhtài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt củaDoanh nghiệp thông qua 02 báo cáo tài chính chủ yếu là:

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hìnhtài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.Về bản chất bảng cân đối kế toán

là bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả.Bảng cân đối kế toán là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cáchtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, tiềm lực kinh tế, tàichính của doanh nghiệp

Kết cấu của bảng gồm 02 phần:

 Phần phản ánh giá trị tài sản gọi là: "Tài sản"

 Phần phản ánh nguồn hình thành tài sản gọi là: "Nguồn vốn"

Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần bao giờ cũng bằng

nhau vì phản ánh cùng một lực lượng tài sản tức là: Tài sản = Nguồn vốn

Trang 32

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (hay Báo cáo thu nhập)

Là bảng báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Báo cáo gồm 02 phần:

Phần thứ nhất: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến kết quả

của toàn bộ hoạt động kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí quản lý

Phần thứ hai: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phần này phản ánh

các khoản thuế và các khoản khác mà đơn vị phải nộp, đã nộp trong kỳ báo cáo

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 vừa trình bày những kiến thức cơ bản về việc phân tích báo cáo tàichính thông qua các phương pháp phân tích, các chỉ số doanh lợi và khả năng sinhlời v.v

Chương này tuy chỉ mang tính lý thuyết nhưng nó lại rất quan trọng Đó là cơ sởtiến hành so sánh thực tế công việc với lý thuyết đã học ở trường để có thể hiểu sâuhơn và biết áp dụng tốt lý thuyết vào thực tế công tác Vì vậy, tìm hiểu thực tế tìnhhình tài chính thông qua báo cáo tài chính tại đơn vị cần có cơ sở lý luận vững chắclàm nền tảng Nắm được những kiến thức này thì chúng ta mới có thể đi sâu vào tìmhiểu vấn đề ở các chương tiếp theo

Trên dây là những cơ sở lý luận chung về việc phân tích báo cáo tài chính, tiếptheo chương 3 sẽ trình bày về thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổphần Phát triển Công viên cây xanh và Đô thị Vũng tàu

Trang 33

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CV CÂY XANH VÀ ĐÔ THỊ VŨNG TÀU.

3.1 Phương pháp phân tích được sử dụng tại công ty

Phương pháp so sánh, đây cũng là phương pháp thường được sử dụng phổ biếntrong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích

Ta sẽ tập trung phân tích các chỉ số trong năm 2011 so với năm 2010, nhưng cầnphải trình bày rõ xu hướng tăng hay giảm của một chỉ tiêu, ta sẽ trình bày trong giaiđoạn từ năm 2010 đến 2011

Đối với những chỉ tiêu mang tính chất thời điểm (các chỉ tiêu hoạt động kinhdoanh ) số liệu sử dụng sẽ là số cuối năm hay số đầu năm Đối với những chỉ tiêumang tính chất giai đoạn, thời kỳ (các chỉ tiêu tài sản, vốn, giá cổ phiếu,…) số liệu sẽđược sử dụng dưới hình thức số bình quân

3.2 Phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán

Đánh giá khái quát thực trạng và sức mạnh của DN, mức độ độc lập tài chínhcũng như khó khăn mà công ty đang phải đương đầu

3.2.1 Phân tích khái quát tình hình biến động TS và cơ cấu TS năm 2011.

Trang 34

Bảng 3.1: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TRONG NĂM

2011 (Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2011_ Phụ lục 01)

Trang 36

BIỂU ĐỒ 3.2 : BIỂU ĐỒ CỘT THỂ HIỆN BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA

CÔNG TY NĂM 2011

0 10.000.000.000

Như vậy:

 Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn số cuối năm so với số đầu năm tăng 11,72 %

 Tỷ trọng của tài sản dài hạn số cuối năm so với đầu năm giảm 11,72 %

Đây là do tốc độ tăng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn thấp hơn tốc độ tăngcủa tổng tài sản Điều này cũng cho thấy trong kỳ công ty giảm quy mô đầu tư tài sảndài hạn để tập trung mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh Để biết rõ hơn việctăng lên của tổng tài sản tốt hay không tốt ta phải phân tích chi tiết vào sự biến độngcủa từng loại tài sản để xem xét sự tăng giảm của từng loại tài sản riêng biệt thông quabảng phân tích sau :

Trang 37

3.2.1.1 Phân tích sự biến động & cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2011.

BẢNG 3.2: BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NGẮN HẠN (dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty năm 2011_Phụ Lục 1)

Trang 39

Đối với tiền và các khoản tương đương tiên

BẢNG 3.3: BẢNG PHÂN TÍCH CỤ THỂ TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN (dựa vào mục 01 phần V trong bản thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm 2011_Phụ lục 4)

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w