1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)

114 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Tác giả Vũ Thị Hồng
Người hướng dẫn Ths. Phạm Ngọc Khanh
Trường học Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Bà Rịa- Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,71 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (14)
    • 1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (14)
      • 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (20)
      • 1.1.2 Lịch sử của các ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất (22)
    • 1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi (24)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức (27)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (32)
    • 2.1 Cơ sở lý luận chung về tín dụng tại ngân hàng thương mại (32)
      • 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại (32)
      • 2.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng (33)
    • 2.2 Tín dụng cá nhân (34)
      • 2.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân (34)
      • 2.2.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân (35)
      • 2.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế (35)
      • 2.2.4 Các sản phẩm tín dụng cá nhân (37)
    • 2.3 Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại (39)
      • 2.3.1 Khái niệm phát triển tín dụng cá nhân (39)
      • 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân (40)
      • 2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cá nhân (45)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016-2018) (49)
    • 3.1 Các sản phẩm chủ yếu của tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (49)
      • 3.1.2 Cho vay mua nhà dự án (49)
      • 3.1.3 Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi do Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát hành (50)
      • 3.1.4 Cho vay mua xe ô tô tiêu dùng (50)
      • 3.1.5 Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (51)
      • 3.1.6 Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm (51)
      • 3.1.7 Cho vay thấu chi tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (52)
      • 3.1.8 Vay cầm cố tài khoản tiền gửi (52)
      • 3.1.9 Vay mua xe ô tô kinh doanh (52)
      • 3.1.10 Cho vay bổ sung vốn kinh doanh (53)
      • 3.1.11 Vay thấu chi bổ sung vốn kinh doanh (54)
      • 3.1.12 Vay mua nhà đất linh hoạt (54)
      • 3.1.13 Vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (55)
      • 3.1.14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn đồng hành cùng nông dân (56)
      • 3.1.15 Ưu đãi vàng- Rước xe sang (56)
    • 3.2 Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (58)
      • 3.2.1 Dƣ nợ tín dụng cá nhân theo đối tƣợng khách hàng (58)
      • 3.2.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay (62)
      • 3.2.3 Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân theo tiền tệ (65)
      • 3.2.4 Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân theo chất lƣợng cho vay (68)
    • 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (72)
    • 3.4 Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân (76)
    • 3.5 Đánh giá chung về việc mở rộng tín dụng cá nhân (78)
    • 3.7 Những chiến lƣợc mà Ngân hàng đã áp dụng với sản phẩm tín dụng cá nhân (81)
    • 3.8 Một số hạn chế của hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (82)
      • 3.8.1 Một số hạn chế (82)
      • 3.8.2 Những nguyên nhân chủ yếu (82)
    • 3.9 Phân tích ma trận SWOT (84)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (86)
    • 4.1 Mục tiêu hoạt động của đơn vị trong thời gian tới năm 2019- 2020 (86)
      • 4.1.1 Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu 2019 và xử lý nợ xấu 2020 (86)
      • 4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 2019-2020 (86)
      • 4.1.3 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lƣợng đội ngũ (86)
      • 4.1.4 Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ thông tin (87)
      • 4.1.5 Tăng cường công tác quản trị rủi ro và quản trị tài chính (87)
    • 4.2 Kế hoạch kinh doanh (88)
    • 4.3 Kế hoạch hành động (89)
      • 4.3.1 Hoạt động kinh doanh (89)
      • 4.3.2 Hoạt động quản trị- vận hành (90)
    • 4.4 Giải pháp (92)
      • 4.4.1 Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cụ thể tín dụng cá nhân (92)
      • 4.4.2 Đa dạng hóa phương thức tín dụng cá nhân (92)
      • 4.4.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing cũng nhƣ các chiến lƣợc cho mở rộng cho tín dụng cá nhân (93)
      • 4.4.4 Nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên Ngân hàng (93)
      • 4.4.5 Xây dựng chính sách quan hệ, chăm sóc khách hàng tiềm năng (94)
      • 4.4.6 Nâng cao khả năng cạnh tranh (96)
      • 4.4.7 Tăng cường hoạt động thu thập thông tin (99)
      • 4.4.8 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay và quá trình trả nợ của khách hàng hạn chế rủi ro trong tín dụng cá nhân (99)
    • 4.5 Kiến nghị (100)
      • 4.5.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước (100)
      • 4.5.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (100)
    • 4.6 Hạn chế (101)
  • KẾT LUẬN (102)
  • Tài liệu tham khảo (103)
  • PHỤ LỤC (104)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

- Thông tin chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

• Tên giao dịch tiếng Việt : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

• Tên viết tiếng Anh : Sai Gon Joint Stock Commercial Bank

• Tên viết tắt : SCB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

• Trụ sở chính : 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

• Nhóm ngành : Ngân hàng thương mại

• Website : www.SCB.com.vn

• Vốn điều lệ : Kể từ ngày 27/11/2018, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 15.231.688.100.000 đồng (Mười lăm nghìn hai trăm ba mươi mốt tỷ sáu trăm tám mươi tám triệu một trăm nghìn đồng)

• Ngành nghề kinh doanh : Ngân hàng TMCP Sài Gòn cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ liên quan đến Tài chính, Ngân hàng đƣợc quy định trong Giấy phép hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của Khách hàng theo chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Cụ thể là những ngành nghề dưới đây:

+ Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)

+ Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn)

+ Dịch vụ chiết khấu chứng từ

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế

+ Dịch vụ mua bán ngoại tệ

+ Dịch vụ ngân hàng đại lý

+ Dịch vụ bao thanh toán

+ Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

• Địa bàn kinh doanh : Sau hơn 27 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã không ngừng mở rộng quy mô Tính đến tháng 4/2019, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn bao gồm Hội sở chính và 239 đơn vị kinh doanh, hoạt động tại 28 tỉnh/thành phố trên cả nước Đồng thời Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 6.300 Ngân hàng/ Chi nhánh Ngân hàng tại 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Hệ thống mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn được phân bố tương đối đồng bộ, rộng khắp ở các khu vực, địa bàn kinh tế trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại cũng nhƣ chiến lƣợc dài hạn của Ngân hàng, góp phần quan trọng

7 để Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiếp cận và cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

• Mạng lưới hoạt động : Ngân hàng TMCP Sài Gòn có mạng lưới Chi nhánh/ Phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước Trong đó nhiều nhất phải kể đến: + Thành phố HCM - 114 Chi nhánh/PGD

+ Thành phố Hà Nội - 37 Chi nhánh/PGD

+ Thành phố Đà Nẵng - 11 Chi nhánh/PGD

+ Thành phố Hải phòng- 8 Chi nhánh/PGD

+ Thành phố Bà Rịa- Vũng Tàu - 6 Chi nhánh/PGD

+ Thành phố Cần Thơ- 6 Chi nhánh/PGD… và một số tỉnh, thành phố khác

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

• Công ty con, công ty liên kết

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

• Trách nhiệm xã hội - cộng đồng:

Trong suốt thời gian hoạt động và phát triển, Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn duy trì và ngày càng nhân rộng các hoạt động an ninh xã hội, hoạt động cộng đồng Đây cũng là truyền thống văn hóa mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã và đang cố gắng duy trì, phát huy cùng tập thể CBNV trong nhiều năm qua

Năm 2018, Ngân hàng đã đóng góp hơn 20 tỷ đồng cho các hoạt động nhƣ giáo dục, chăm lo cho người nghèo, chăm sóc trẻ em cơ nhỡ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tài trợ các chương trình đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt với mong muốn đóng góp một phần trách nhiệm vào sự phát triển cộng đồng, xã hội Với chủ trương tạo điều kiện tốt nhất giúp cho các bạn học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận những

10 chương trình, công nghệ hiện đại trong giáo dục, Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn chú trọng và tham gia các chương trình giáo dục như: Hỗ trợ Quỹ khuyến học Nguyễn Sinh Sắc với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng; Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang trao 51 suất học bổng Tôn Đức Thắng; Trao tặng thiết bị giảng dạy cho trường THCS Lê Quang Thẩm (tỉnh Long An); Trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Đại học Nguyễn Tất Thành… Trong năm 2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện trên quy mô toàn quốc nhƣ: Tặng quà cho trẻ mồ côi tại làng trẻ SOS Nha Trang trị giá hơn 100 triệu đồng; Đồng hành cùng chương trình “Bình Chánh nghĩa tình - Kết nối yêu thương” với số tiền tài trợ là 1 tỷ đồng; Quyên góp được 1,9 tỷ đồng cho chương trình “Trung thu yêu thương”; Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ vì người nghèo, chăm lo cho trẻ em và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ bà con gặp thiên tai…

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng đặc biệt chú trọng việc tham gia phát triển kinh tế địa phương thông qua các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp Việt và các hoạt động triển khai với mục đích mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm từ Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn cùng cơ hội tuyển dụng trực tiếp

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn đƣợc thành lập và hoạt động theo giấy phép số 00018/NH-GB ngày 06/06/1992 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp, và giấy phép số 308/GP-UB ngày 15/04/1993 do UBND Tp.HCM cấp

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng:

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

- Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank)

- Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012 Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản,

11 mạng lưới, công nghệ và nhân sự… Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam

Trải qua nhiều dấu mốc quan trọng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính trong nước, thương hiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn ngày càng được Khách hàng tin tưởng và lựa chọn đồng hành Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam, nhằm thích ứng với sự cạnh tranh gay gắt, sự mở cửa của thị trường tài chính và nhu cầu ngày càng cao của Khách hàng, trong hơn 27 năm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có những thay đổi quan trọng, tích cực trong tất cả mảng hoạt động, quản trị điều hành, từng bước nâng cao năng lực tài chính từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững Tiềm lực tài chính vững mạnh, cơ sở vật chất khang trang, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cùng những chỉ đạo sát sao từ Ban lãnh đạo, và sự tâm huyết, chuyên nghiệp, đồng lòng từ đội ngũ Cán bộ Nhân viên đã giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn đạt đƣợc nhiều thành công vƣợt bậc, thể hiện qua các chỉ tiêu kinh doanh hàng năm

12 Đơn vị tính: tỷ đồng, người

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

1.1.2 Lịch sử của các ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất

 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô đƣợc thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Ngân hàng TMCP Sài Gòn là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam Cụ thể, từ 27/12/2010

- Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ

- Đến 30/09/2011 tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm

- Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc

Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng đƣợc yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để Ngân hàng TMCP Sài Gòn đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành

13 đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”

 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN NGHĨA

Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (VIETNAM TIN NGHIA BANK)

Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

 Sứ mệnh: Là người đồng hành tin cậy, tận tâm và sáng suốt, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hài lòng, tiện nghi về chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ tài chính và những lợi ích bền vững, lâu dài

 Tầm nhìn: Tập hợp, huy động các nguồn lực, sáng tạo ra các giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cổ đông, người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự phồn vinh cho các gia đình và doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc chấn hưng và xây dựng đất nước giàu mạnh

- Chính trực - Minh bạch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn hoạt động theo những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế, công khai và minh bạch mọi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh

- Khách hàng là trọng tâm: Mọi hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đều hướng đến khách hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn hành động dựa trên sự suy xét thấu đáo và quan tâm để nắm bắt những nhu cầu của khách hàng Mọi

15 nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu nhằm tìm ra giải pháp tối ƣu cho khách hàng

- Phát triển bền vững: Ngân hàng TMCP Sài Gòn cam kết tạo ra giá trị bền vững, đặt trọng tâm vào lợi ích dài hạn cho khách hàng và cổ đông

- Đổi mới - Sáng tạo: Ngân hàng TMCP Sài Gòn liên tục cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn đồng hành, giới thiệu và tƣ vấn cho khách hàng những gói sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo, đa dạng, hiệu quả

- Chia sẻ - Hợp tác: Ngân hàng TMCP Sài Gòn hành động trên tinh thần hợp tác với khách hàng, đối tác, CBNV, cổ đông để tạo ra và cùng nhau chia sẻ những lợi ích dài hạn, bền vững

Với Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi đã đƣợc xác lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn trung thành với những cam kết giá trị bền vững:

 Cam kết với Khách hàng:

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại với tinh thần phục vụ tận tâm và đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng

- Luôn đồng hành, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ thông tin và đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của khách hàng bằng giải pháp tối ƣu

 Cam kết với Cổ đông:

- Tối đa hóa giá trị và lợi ích cho cổ đông

- Phát triển bền vững, kinh doanh hiệu quả và uy tín trên thị trường

 Cam kết với xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

 Cam kết với nhân viên:

- Xây dựng môi trường làm việc năng động, tích cực và sáng tạo, thu hút và phát triển nhân tài, đóng góp cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Công bằng, minh bạch trong chính sách đãi ngộ và phát triển nghề nghiệp

 Cam kết với chính mình:

- Không ngừng nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng và trình độ chuyên môn, giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên

- Liên tục cải tiến, đổi mới công nghệ hướng tới ngân hàng hiện đại và chuyên nghiệp.

Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

Bộ máy quản trị và điều hành: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất

 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ, Danh sách hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn (HĐQT), bao gồm 07 thành viên:

- Chủ tịch HĐQT : Ông Đinh Văn Thành

- Phó chủ tịch HĐQT : Ông Sun Ka Ziang Henry

- Phó chủ tịch HĐQT : Ông Nguyễn Văn Thanh Hải

- Thành viên HĐQT- Kiêm Tổng giám đốc: Ông Võ Tấn Hoàng Văn

- Thành viên HĐQT độc lập : Ông Nguyễn Tiến Thành

- Thành viên HĐQT : Bà Nguyễn Phương Hồng

- Thành viên HĐQT : Bà Mai Thị Thanh Thủy

 Các hội đồng tham mưu cho hội đồng quản trị:

- Hội đồng nhân sự: có chức năng tƣ vấn cho ngân hàng các vấn đề về quản lý và phát triển nguồn nhân lực

- Hội đồng đầu tƣ: có chức năng thẩm định các dự án đầu tƣ và đề xuấy ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tƣ

- Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống ngân hàng

 Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm

 Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người chịu trách nghiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng, Danh sách ban Tổng giám đốc; bao gồm 01 Tổng giám đốc, 08 Phó Tổng giám đốc, 01 Kế toán trưởng và 06 giám đốc Khối:

- Tổng giám đốc : Ông Võ Tấn Hoàng Văn

- Phó Tổng giám đốc : Ông Diệp Bảo Châu

- Phó Tổng giám đốc : Ông Nguyễn Đức Hiếu

- Phó Tổng giám đốc : Ông Lại Quốc Tuấn

- Phó Tổng giám đốc : Ông Bùi Anh Dũng

- Phó Tổng giám đốc : Ông Phạm Thống Nhất

- Phó Tổng giám đốc : Ông Hoàng Minh Hoàng

- Phó Tổng giám đốc : Ông Lê Thiết Hùng

- Phó Tổng giám đốc : Ông Trương Khánh Hoàng

- Kế toán trưởng : Ông Nguyễn Văn Hùng

- Giám đốc Khối quản trị : Bà Đoàn Quế Thanh

- Giám đốc Khối DVNH & TCCN: Bà Trần Thị Minh Thảo

- Quyền Giám đốc Khối Ngân hàng GDQT: Ông Phạm Mạnh Cường

- Giám đốc Khối Vận hành và Công nghệ: Ông Ngô Nam Phong

- Giám đốc Khối HTKD : Ông Huỳnh Trung Minh

- Giám đốc Khối Thẻ và Ngân hàng số: Ông Lê Quang Huy

 Ban kiểm soát 04 thành viên, cụ thể:

- Trưởng ban kiểm soát : Ông Lưu Quốc Thắng

- Thành viên ban kiểm soát : Ông Nguyễn Mạnh Hải

- Thành viên ban kiểm soát : Ông Trần Chấn Nam

- Thành viên ban kiểm soát : Ông Vũ Mạnh Tường

 Một số giải thưởng đạt được từ năm 2016 đến thời điểm hiện tại:

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cơ sở lý luận chung về tín dụng tại ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Theo Luật các Tổ chức tín dụng Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội:

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận

 Hoạt động cơ bản của NHTM gồm 3 hoạt động chủ yếu đó là:

Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tƣ và cung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM và đóng góp vai trò quan trọng, vốn có thể đƣợc huy động từ các nguồn nhƣ sau:

+ Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ, nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần + Nguồn tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, của các tổ chức, tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ

• Vay ngân hàng nhà nước (NHNN): Đây là cứu cánh cuối cùng của NHTM trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, NHTM thường vay NHNN dưới hình thức tái chiết khấu

• Vay các TCTD khác: Vay mƣợn lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng

• Vay trên thị trường vốn: Vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ trên thị trường vốn

• Các nguồn khác: Các khoản nợ khác nhau như thuế chưa nộp, lương chưa trả…

Hoạt động sử dụng vốn:

+ Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu nhập chính cho NHTM, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, nó phản ánh hoạt động đặc trƣng của ngân hàng là hoạt động cho vay và hoạt động này cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng

+ Hoạt động đầu tƣ: Là việc ngân hàng góp vốn vào doanh nghiệp hay mua bán chứng khoán trên thị trường Ngoài ra, còn cho vay trên thị trường liên ngân hàng là một cách tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi

Hoạt động trung gian: Đây là chức năng quan trọng ngân hàng, thông qua dịch vụ thanh toán ngân hàng cũng thu đƣợc một khoản chi phí hay hoa hồng Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để việc thanh toán thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đƣa ra hình thức thanh toán nhƣ: Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần

2.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng

 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng

Tín dụng: Là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định sẽ thu về một lƣợng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một hạn mức nhất định với một khoản chi phí nhất định

Cũng nhƣ quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa ba nội dung:

+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng

+ Sử dụng chuyển nhƣợng này mang tính tạm thời hay có thời hạn

+ Sự chuyển nhƣợng này kèm theo chi phí

Luật TCTD số 47/2010/QH12, căn cứ theo khoản 14 Điều 04 định nghĩa hoạt động cấp tín dụng là “Việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”

- Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn:

+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa

+ Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ mua sắm, xây dựng nhà cửa, xe cộ

- Căn cứ theo thời hạn tín dụng:

+ Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn không quá 12 tháng

+ Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng

+ Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng

- Căn cứ theo đối tƣợng tín dụng:

+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh

+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng đƣợc dùng hình thành tài sản cố định.

Tín dụng cá nhân

2.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân là hình thức cho vay áp dụng đối với đối tƣợng khách hàng là cá nhân

Tín dụng cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình Tín dụng cá nhân đã phát triển từ lâu trên thế giới, nhƣng là một khái niệm khá mới ở thị trường Việt Nam Tuy nhiên, tín dụng cá nhân đã nhanh chóng thu hút được

25 nhiều khách hàng và có tiềm năng rất lớn để phát triển Điểm thuận lợi là quy mô thị trường lớn với dân số đông (trên 90 triệu người), đa số trong đó là dân số trẻ, có thu nhập ngày càng tăng và có nhu cầu chi tiêu cho nhiều mục đích

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng trước trả sau để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu cuộc sống tăng nhanh, nhất là các thành phố lớn Chính vì thế, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng đƣợc khách hàng rất quan tâm Đây là cơ sở để các ngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh tín dụng này

2.2.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân là loại hình thức tín dụng khác biệt so với tín dụng doanh nghiệp Với một số khác biệt nhƣ sau:

+ Quy mô mỗi khoản vay nhỏ, số lƣợng các khoản vay lớn

• Thứ nhất là cá nhân vay để bổ sung vốn kinh doanh Quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đƣợc pháp luật thừa nhận, nhưng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanh thường không có quy mô lớn

• Thứ hai là cá nhân vay đáp ứng nhu cầu vốn để tiêu dùng Khoản vay cá nhân cho mục đích này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống nhƣ mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà, du học…

• Số lƣợng các khoản tín dụng cá nhân là rất lớn do hai nguyên nhân sau:

+ Số lƣợng khách hàng cá nhân đông do đối tƣợng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp

+ Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng, vì khi chất lƣợng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống

2.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế

Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại Hoạt động tín dụng cá nhân cũng không là ngoại lệ khi có những vai trò sau đây:

- Đối với nền kinh tế- xã hội

+ Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế: Tín dụng cá nhân là kênh hỗ trợ vốn để dân chúng trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập + Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội:

• Là một phần của tín dụng nói chung, tín dụng cá nhân cũng có vai trò tích cực đối với xã hội Tín dụng cá nhân góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao

• Tín dụng cá nhân giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội nhƣ xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội

Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng: Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển tín dụng cá nhân sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng đƣợc phổ biến rộng khắp Thông qua tín dụng cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng

27 sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng

- Đối với khách hàng cá nhân

Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần, những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hoá thiết yếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế Nhƣng việc thỏa mãn những nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại Ở một chừng mực nào đó, tín dụng cá nhân giúp cho các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng

Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với những trường hợp mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao nhƣ nhà cửa, xe hơi hay chi tiêu cấp bách nhƣ ốm đau, bệnh tật, ma chay, cưới hỏi Trong những trường hợp này, thay vì bế tắc hoặc phải tìm đến những khoản vay nóng ngoài ngân hàng với lãi suất cao ngất ngƣỡng, thì khách hàng có thể an tâm vay vốn từ ngân hàng với lãi suất và thời hạn vay hợp lý Điều này được thể hiện rõ nét nhất tại các nước phát triển vì thông qua các khoản cấp tín dụng của ngân hàng hết sức nhanh chóng và thuận tiện thì khách hàng hầu nhƣ đƣợc đáp ứng các nhu cầu cá nhân thiết yếu của cuộc sống nhƣ mua nhà, mua ô tô, học tập, du lịch góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống

Ngoài ra, tín dụng cá nhân còn là kênh các NHTM tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành Với điều kiện cấp tín dụng đơn giản hơn đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của đối tƣợng này

2.2.4 Các sản phẩm tín dụng cá nhân

Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại

2.3.1 Khái niệm phát triển tín dụng cá nhân

Phát triển là một quá trình phát triển tiến lên từ thấp đến cao, biểu hiện là tăng số lượng và chất lượng mà hiệu quả mang lại từ phương án phát triển đó Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì phát triển tín dụng cá nhân là tăng tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân tại ngân hàng so với thời điểm trước đó

Còn nếu theo nghĩa rộng, đối với phát triển là gia tăng dƣ nợ tín dụng cá nhân trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển thêm số lƣợng khách hàng, số lƣợng sản phẩm tín dụng cá nhân, đồng thời tăng chất lƣợng tín dụng cá nhân (tăng về lƣợng và chất) trong dƣ nợ của NHTM đó hoặc so sánh với gia tăng dƣ nợ của NHTM khác

Vì chất lƣợng tín dụng của một NHTM đƣợc phản ánh ở yếu tố nhƣ thu hút nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ nên cần phải phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng cá nhân là mục tiêu quan trọng của các NHTM

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân

- Dƣ nợ tín dụng cá nhân

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của một ngân hàng Dƣ nợ tín dụng cá nhân càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng càng phát triển về lƣợng

Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng cá nhân thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân:

- Sự phát triển thị phần

Thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào Trong kinh tế thị trường thì "khách hàng là thượng đế" vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn thì chính khách hàng trả lương cho người lao động

Lĩnh vực ngân hàng cũng không là ngoại lệ vì số lƣợng khách hàng đến với một ngân hàng càng nhiều thì thể hiện ngân hàng đó càng hoạt động thành công, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

- Hệ thống kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ và hoạt động TDCN thông qua:

Kênh phân phối truyền thống: Thể hiện ở số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý Với số lƣợng khách hàng cá nhân lớn nhƣng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn tốn nhiều thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch đƣợc với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn

Kênh phân phối hiện đại: Kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ mới bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại nhƣ máy vi tính, điện thoại Thông qua triển khai công nghệ hiện đại các ngân hàng đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp

- Tỷ lệ nợ xấu: Phát triển TDCN phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lƣợng TDCN Chất lƣợng tín dụng một phần đƣợc thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu- đánh giá khả năng thu hồi nợ

- Việc phân loại nợ thực hiện nhƣ sau:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Quá hạn từ 10-90 ngày Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Quá hạn từ 91-180 ngày Các khoản nợ được TCTD đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Quá hạn từ 181-360 ngày Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Quá hạn trên 360 ngày Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu an toàn ở mức cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%

- Thu nhập từ tín dụng cá nhân

Hiệu quả của hoạt động TDCN đƣợc phản ánh thông qua thu nhập từ TDCN hoặc tỷ trọng thu lãi từ TDCN trên tổng thu lãi từ tín dụng Thu nhập ở đây đƣợc tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra: Thu nhập từ TDCN= Thu từ TDCN- Chi phí TDCN

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016-2018)

Các sản phẩm chủ yếu của tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.1.1 Cho vay mua nhà ở, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và xây dựng, cải tạo nhà ở

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng hoặc người thân

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 25 năm

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Lãi suất cho vay ƣu đãi

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Đối tác liên kết với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Có hộ khẩu thường trú/đăng ký tạm trú dài hạn hoặc đang làm việc/kinh doanh tại cùng địa bàn hoạt động với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Không có nợ xấu trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại thời điểm vay

+ Tài sản hình thành từ vốn vay (nhà ở/căn hộ chung cƣ, nhà ở dự định xây, Quyền sử dụng đất)

+ Hoặc Bất động sản khác

+ Hoặc Tài khoản tiền gửi

3.1.2 Cho vay mua nhà dự án

+ Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho Khách hàng hoặc người thân

+ Thời hạn cho vay lên đến 25 năm

+ Lãi suất cạnh tranh (theo từng thời kỳ và chương trình cụ thể)

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

+ Độ tuổi từ đủ 18 và tại thời điểm kết thúc khoản vay không quá 70

+ Có hộ khẩu thường trú/ đăng ký tạm trú dài hạn hoặc đang công tác (làm việc/ kinh doanh) tại cùng địa bàn hoạt động với Đơn vị cho vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại các TCTD (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay)

+ Bất động sản hình thành trong tương lai do khách hàng đứng tên

+ Sổ/ Thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá và Số dƣ tài khoản tiền gửi

3.1.3 Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi do Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát hành

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% giá trị thực tế Tài khoản tiền gửi

+ Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Lãi suất cho vay ƣu đãi Miễn lãi khi sử dụng và hoàn trả trong ngày

- Điều kiện: Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Tài sản bảo đảm: Tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.1.4 Cho vay mua xe ô tô tiêu dùng

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng hoặc người thân

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 84 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Lãi suất cho vay ƣu đãi

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Đối tác liên kết với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Có hộ khẩu thường trú/đăng ký tạm trú dài hạn hoặc đang làm việc/kinh doanh tại cùng địa bàn hoạt động với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Không có nợ xấu trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại thời điểm vay

+ Xe ô tô hình thành từ vốn vay

+ Hoặc tài khoản tiền gửi

3.1.5 Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng

+ Mức cho vay tối đa lên đến 15 lần lương

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 60 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Thuộc biên chế nhà nước hoặc Cán bộ hưu trí hoặc được chi lương qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Có hộ khẩu thường trú/Sổ tạm trú dài hạn tại cùng địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Không có nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng tại thờ điểm vay

- Tài sản bảo đảm: Không có

3.1.6 Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng hoặc người thân

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn, tối đa 02 tỷ đồng

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 120 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Có hộ khẩu thường trú/tạm trú hoặc đang làm việc/kinh doanh tại cùng địa bàn hoạt động với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Không có nợ xấu trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại thời điểm vay

- Tài sản bảo đảm: Bất động sản, hoặc xe ô tô, hoặc tài khoản tiền gửi

3.1.7 Cho vay thấu chi tiêu dùng không có tài sản bảo đảm

+ Đáp ứng nhu cầu chi vƣợt số dƣ CÓ trên tài khoản tiền gửi thanh toán

+ Không cần tài sản bảo đảm

+ Lãi suất cạnh tranh (theo từng thời kỳ và chương trình cụ thể)

+ Hạn mức cấp thấu chi linh hoạt: tối đa 100 triệu đồng/khách hàng

+ Thời hạn cấp hạn mức thấu chi: tối đa 12 tháng

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

+ Độ tuổi từ đủ 18 và tại thời điểm kết thúc hạn mức thấu chi không quá 55 tuổi đối với Nữ và 60 tuổi đối với Nam

+ Không TSBĐ: HKTT/đăng ký tạm trú dài hạn tại cùng địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng với Đơn vị cho vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Thấu chi không TSBĐ: không có nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng tại các TCTD (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay)

+ Chi lương qua tài khoản TGTT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn tối thiểu 03 tháng

- Tài sản bảo đảm: không có

3.1.8 Vay cầm cố tài khoản tiền gửi

+ Mức cho vay tối đa 100% giá trị thực tế Tài khoản tiền gửi cầm cố

+ Khách hàng không cần phải tất toán Tài khoản tiền gửi trước hạn khi có nhu cầu vốn đột xuất

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

- Điều kiện: Từ 18 tuổi trở lên

- Tài sản bảo đảm: Tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.1.9 Vay mua xe ô tô kinh doanh

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 84 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 84 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 84 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

3.1.10 Cho vay bổ sung vốn kinh doanh (Nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh)

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn

+ Thời hạn cho vay tối đa lên đến 84 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Độ tuổi đủ từ 18 và tại thời điểm kết thúc khoản vay không quá 65 tuổi

+ Có Hộ khẩu trường trú/đăng ký tạm trú dài hạn hoặc đang công tác (làm việc/kinh doanh) tại cùng địa bàn hoạt động với đơn vị cho vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Có chứng từ chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh (Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy xác nhận tình trạng kinh doanh/sổ ghi chép …)

+ Không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại các TCTD (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay)

+ Xe ô tô thuộc sở hữu của khách hàng

+ Sổ/Thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá và Số dƣ tài khoản tiền gửi

+ Hợp đồng thuê/mua điểm kinh doanh thuộc sở hữu của khách hàng tại Chợ/Thị trường thương mại

3.1.11 Vay thấu chi bổ sung vốn kinh doanh

+ Đáp ứng nhu cầu chi vƣợt số dƣ CÓ trên tài khoản tiền gửi thanh toán nhằm đáp ứng thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh

+ Hạn mức cấp thấu chi: tối đa 01 tỷ đồng

+ Thời hạn cấp hạn mức thấu chi: tối đa 12 tháng

+ Lãi suất cạnh tranh (theo từng thời kỳ và chương trình cụ thể)

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

+ Độ tuổi từ đủ 18 và tại thời điểm kết thúc hạn mức thấu chi không quá 65 tuổi + Không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại các TCTD (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay)

+ Có chứng từ chứng minh hoạt động kinh doanh (Giấy ĐKKD/Giấy xác nhận tình trạng kinh doanh, …)

+ Có địa điểm/cơ sở kinh doanh tọa lạc tại cùng địa bàn hoạt động với Đơn vị cho vay SCB

+ Sổ/Thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá và số dƣ tài khoản tiền gửi

3.1.12 Vay mua nhà đất linh hoạt

+ Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho Khách hàng

+ Thời hạn cho vay lên đến 25 năm

+ Lãi suất cạnh tranh (theo từng thời kỳ và chương trình cụ thể)

+ Ghi nhận nguồn thu linh hoạt từ việc kê khai của khách hàng

+ Phương thức trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

+ Miễn phí trả nợ trước hạn

+ Độ tuổi từ đủ 18 và tại thời điểm kết thúc khoản vay không quá 70

+ Có Hộ khẩu thường trú/đăng ký tạm trú dài hạn hoặc đang công tác (làm việc/kinh doanh) tại cùng địa bàn hoạt động với Đơn vị cho vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại các TCTD (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay)

+ Có tối thiểu 02 Bất động sản đã có Giấy chủ quyền

+ Bất động sản thuộc sở hữu của khách hàng/vợ chồng khách hàng

+ Sổ/Thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá và Số dƣ tài khoản tiền gửi thuộc sở hữu của khách hàng

3.1.13 Vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (Hỗ trợ vốn đáp ứng mục đích đầu tƣ tài sản cố định nhƣ đầu tƣ chuồng trại, chăn nuôi gia súc hoặc bổ sung vốn trồng trọt, chăn nuôi…)

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của Khách hàng

+ Mức cho vay tối đa lên đến 100% nhu cầu vốn

+ Thời gian vay lên đến 84 tháng

+ Phương thức vay và trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

+ Có địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh cùng địa bàn hoạt động với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Có đầy đủ chứng từ pháp lý về hoạt động kinh doanh

+ Không có nợ xấu trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại thời điểm vay

+ Hoặc tài khoản tiền gửi

3.1.14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn đồng hành cùng nông dân (Nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất/ kinh doanh sản phẩm nông nghiệp)

+ Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho Khách hàng

+ Thời hạn cho vay linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh

+ Lãi suất cạnh tranh (theo từng thời kỳ và chương trình cụ thể)

+ Phương thức trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ trồng trọt, chăn nuôi

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

+ Độ tuổi từ đủ 18 và tại thời điểm kết thúc khoản vay không quá 65

+ Không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại các TCTD (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay)

+ Có chứng từ chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tài sản bảo đảm: Bất động sản

3.1.15 Ưu đãi vàng- Rước xe sang

+ Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho Khách hàng

+ Thời hạn cho vay lên đến 08 năm

+ Lãi suất cạnh tranh (theo từng thời kỳ và chương trình cụ thể)

+ Phương thức trả nợ linh hoạt

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

+ Cho vay mua xe với mục đích tiêu dùng, mới 100%

+ Độ tuổi từ đủ 18 và tại thời điểm kết thúc khoản vay không quá 65

+ Có Hộ khẩu thường trú /đăng ký tạm trú dài hạn hoặc đang công tác (làm việc/kinh doanh) tại cùng địa bàn hoạt động với Đơn vị cho vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng tại các TCTD (tính đến thời điểm xét duyệt cho vay)

+ Có nguồn thu từ lương chi qua tài khoản thanh toán tại các TCTD và các nguồn thu khác theo quy định Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Tài sản bảo đảm: Xe ô tô hình thành từ vốn vay

Mức lãi suất cho vay tính tới thời điểm cuối năm 2016; 2017 và 2018 của các khoản cho vay khách hàng nhƣ sau:

Chỉ tiêu Mức lãi suất cho vay tại thời điểm

31/12/2018 31/12/2017 31/12/2016 Cho vay khách hàng bằng VND 5%-17,5% 3,5%-17,5% 4%-18%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.2.1 Dƣ nợ tín dụng cá nhân theo đối tƣợng khách hàng

Bảng 3.1: Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo đối tƣợng khách hàng Đơn vị: Triệu đồng

Gía trị (triệu VND) Tỷ trọng Chênh lệch Chênh lệch cơ cấu

Tỷ lệ tăng(%) Mức tăng

Dƣ nợ tín dụng cá nhân 114,890,562 111,161,485 135,122,330 38.06% 41.71% 60.82% 3,729,077 3% (23,960,845) -18% -3.65% -19.10%

Dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp

Tổng dƣ nợ tín dụng 301,892,426 266,500,992 222,183,039 100.00% 100.00% 100.00% 35,391,434 13% 44,317,953 20% 0.00% 0.00%

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

49 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biến động dƣ nợ tín dụng cá nhân

Về tổng dƣ nợ tín dụng: Qua số liệu chi tiết trong bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo đối tƣợng khách hàng năm 2016 đến năm 2018 của ngân hàng Ta thấy:

+ Tổng dƣ nợ tín dụng của toàn hệ thống năm 2017 đạt 266,500,992 triệu đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2016 Năm 2018 đạt 301,892,426 triệu đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2017

+ Dƣ nợ tín dụng cá nhân của toàn hệ thống năm 2016 đạt 135,122,330 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60.82% tổng dƣ nợ Tuy nhiên sang năm 2017 chỉ đạt 111,161,485 triệu đồng, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ giảm 18%, xuống còn 41.71% so với năm 2016 Bước sang năm 2018 đã có sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng cá nhân thể hiện ở số dƣ nợ tín dụng cá nhân tăng 3,729,077 triệu đồng, đạt 114,890,562 triệu đồng, tăng trưởng 3% so với năm 2017 chiếm tỷ trọng 38.06% tổng dƣ nợ tín dụng toàn hệ thống

+ Nhìn chung dư nợ tín dụng cá nhân có tăng trưởng trở lại từ năm 2017-

2018, nhƣng mức tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân so với tổng dƣ nợ lại giảm từ 60.82% xuống 38.06% cho thấy mức tăng trưởng tín dụng cá nhân không bằng mức tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống

Trong khi dư nợ tín dụng doanh nghiệp lại đang có xu hướng tăng trưởng so với tổng dƣ nợ tín dụng toàn hệ thống

+ Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 với lạm phát tăng so với năm trước, Ngân hàng Nhà nước có chính sách điều tiết bằng cách hạn chế tín dụng phi sản xuất và tập trung vào tín dụng sản xuất khiến cho việc tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân không mấy thuận lợi Do đó, mức tăng trưởng không thực sự mạnh mẽ

Tỷ lệ tổng nợ xấu tín dụng:

Thống kê từ 24 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán cho thấy, đến cuối năm 2018, tổng lƣợng trái phiếu đặc biệt của VAMC (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) mà các Ngân hàng này đang nắm giữ lên tới 126,7 nghìn tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 0,5% so với cuối năm 2017

Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét năm 2018 Trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn với dƣ nợ hơn 26,600 tỷ, tăng 10.6% là Ngân hàng đứng thứ 2 có nhiều nợ xấu tại VAMC

Bán nợ cho VAMC là một phương thức xử lý nợ chủ yếu của Ngân hàng để đƣợc hỗ trợ trong quá trình xử lý nợ xấu, đồng thời cũng là một cách làm đẹp bảng cân đối kế toán Tuy nhiên, bán nợ cho VAMC cũng không đồng nghĩa Ngân hàng sẽ thoát khỏi gánh nặng từ các khoản nợ xấu này

Nợ xấu vẫn có khả năng quay lại Ngân hàng nếu sau 5 năm (thời hạn của trái phiếu đặc biệt) vẫn chƣa đƣợc xử lý Hơn nữa, tuy đã bán nợ cho VAMC, Ngân hàng vẫn phải tiếp tục trích lập dự phòng với chi phí khá cao ở mức 20% đối với mệnh giá trái phiếu trong vòng 5 năm (chỉ trừ vài trường hợp đặc biệt dạng tái cơ cấu đƣợc trích lập dự phòng ở mức 10% theo thời hạn trái phiếu 10 năm) Để cải thiện tình hình nợ xấu nhƣ vậy thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần chú trọng hơn nữa vào công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn, bởi với số lƣợng khách hàng cá nhân nhỏ lẻ đông đảo thì công tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân là rất khó khan, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của cán bộ tín dụng

52 3.2.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay

Bảng 3.2: Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay Đơn vị: Triệu đồng

Gía trị Tỷ trọng Chênh lệch Chênh lệch cơ cấu

2018/2017 2017/2016 Mức tăng Tỷ lệ tăng Mức tăng Tỷ lệ tăng

Tổng dƣ nợ tín dụng cá nhân 114,890,562 111,161,485 135,122,330 100% 100% 100% 3,729,077 3% (23,960,845) -18% 0% 0%

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

53 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biến động dƣ nợ tín dụng cá nhân theo thời gian

Xét theo thời hạn vay, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn khá đồng đều trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, biến động trong khoảng từ 28%- 41% từ năm 2016- 2018 Cụ thể với ngắn hạn thì dƣ nợ tín dụng cá nhân biến động trong khoảng từ 30%- 41%; trung hạn biến động trong khoảng từ 28%-39% và dài hạn biến động trong khoảng từ 28%- 40%

Theo nhƣ bảng phân tích thấy, dƣ nợ ngắn hạn từ năm 2016- 2017 có sự tăng trưởng cao với mức tăng trưởng là 5,563,984 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 14% Tuy nhiên, dƣ nợ ngắn hạn từ 2017- 2018 lại giảm 7,329,456 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 16%

Dƣ nợ dài hạn từ năm 2016- 2017 giảm mạnh từ 54,342,932 triệu đồng xuống 34,069,442 triệu đồng, giảm 20,273,490 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 23% Năm 2017-2018 sƣ nợ dài hạn tiếp tục giảm 1,805,700 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 5%

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng giảm dư nợ dài hạn phần lớn là do Chính phủ có những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô trong đó tập trung nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt tín dụng phi sản xuất cho nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng cá nhân phi sản xuất

Theo như bảng phân tích ta thấy dư nợ tín dụng cá nhân có sự tăng trưởng tích cực dƣ nợ trung hạn Mặc dù dƣ nợ trung hạn giảm 9,251,339 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 23% năm 2016- 2017 Thì, dƣ nợ trung hạn lại tăng đột biến năm 2017- 2018 với mức tăng là 12,864,164 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 41%

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhu cầu của khách hàng, cùng với việc khách hàng đã nắm bắt đƣợc những lợi ích mà tín dụng cá nhân trung hạn đem lại Đối với khách hàng cá nhân, cho vay trung hạn là một hình thức vay phù hợp, bởi vì khách hàng có thể an tâm khi vay vốn và chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính của mình

Bên cạnh đó nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng không kém là việc cho vay ngắn hạn thường áp dụng cho nhu cầu vốn trong ngắn hạn, còn cho vay trung hạn cho việc phát triển dài hạn, có ích cho sự tăng trưởng nền kinh tế Vì vậy, vào tháng 08/2017 nhà nước đã quyết định kéo dài tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 45% đối với các Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đến hết năm 2018 thay vì áp dụng mức 40% nhƣ dự định ban đầu

55 3.2.3 Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân theo tiền tệ

Bảng 3.3: Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo tiền tệ Đơn vị: Triệu đồng

Gía trị Tỷ trọng Chênh Lệch

Mức tăng Tỷ lệ tăng Mức tăng Tỷ lệ tăng

Cho vay bằng ngoại tệ 221,156 392,466 410,570 0.19% 0.35% 0.30% (171,310) -44% (18,104) -4% Tổng dƣ nợ tín dụng cá nhân 114,890,494 111,161,485 135,122,330 100.00% 100.00% 99.70% 3,729,009 3% (23,960,845) -18%

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

56 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ biến động dƣ nợ tín dụng cá nhân theo tiền tệ

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Bảng 3.7: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Gía trị Tỷ trọng Chênh lệch

Mức tăng Tỷ lệ tăng Mức tăng Tỷ lệ tăng

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 2018-2017 2017-2016

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 32,684,649 26,640,738 23,370,314 100% 100% 100% 6,043,911 23% 3,270,424 14%

Chi phí lãi và các chi phí tương tự (29,777,966) (24,749,315) (20,435,410) -91.11% -92.90% -87.44% (5,028,651) 20% (4,313,905) 21%

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1,229,429 871,102 566,510 3.76% 3.27% 2.42% 358,327 41% 304,592 54%

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 692 12,849 40,777 0.00% 0.05% 0.17% (12,157) -95% (27,928) -68%

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 14,038 15,499 11,169 0.04% 0.06% 0.05% (1,461) -9% 4,330 39%

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ 423,523 610,271 238,502 1.30% 2.29% 1.02% (186,748) -31% 371,769 156%

Lãi thuần từ hoạt động khác 1,878,954 989,779 244,017 5.75% 3.72% 1.04% 889,175 90% 745,762 306%

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (2,161,944) ( 889,878) (1,464,825) -6.61% -3.34% -6.27% (1,272,066) 143% 574,947 -39%

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

64 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ kết cấu doanh thu, chi phí

Cũng như các Ngân hàng Thương mại khác thì hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của Ngân hàng Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3 năm của Ngân hàng đã có sự thay đổi Thu nhập lãi thuần năm 2016 đạt 2,934,904 triệu đồng, năm 2017 đạt 1,891,423 triệu đồng, năm 2018 đạt 2,906,683 triệu đồng Nhƣ vậy, năm 2017 so với năm 2016 giảm 1,043,481 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 36% Thu nhập lãi thuần giảm điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng không mấy hiệu quả trong năm 2016- 2017, các chính sách cho vay tại thời điểm này của Ngân hàng chƣa hấp dẫn đƣợc khách hàng dẫn tới kết quả hoạt động kinh doanh không hiệu quả Năm 2018 so với năm

2017 đã có sự tăng trưởng trở lại tăng 1,015,260 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 54% chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng đã có dấu hiệu khởi sắc ngày càng tốt hơn, Ngân hàng đã triển khai được các chiến lược phù hợp, tạo dựng được thương hiệu và hấp dẫn khách hàng hơn

Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2016 đạt 566,510 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2.42%, năm 2017 đạt 871,102 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3.27%, năm 2018 đạt 1,229,429 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3.76% trên thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Năm 2017 thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng so với năm 2016 là 304,592 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 54% Năm 2018 thu nhập từ hoạt động dịch vụ tiếp

65 tục tăng so với năm 2017 là 358,327 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 41% Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ tăng đều, khaonr thu này tăng chứng tỏ Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào hoạt động dịch vụ Nếu các khoản vay mang lại hiệu quả thì hoạt động của Ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả và ngƣợc lại

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2016 đạt 40,777 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.17% Năm 2017 đạt 12,849 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.05% Năm

2018 đạt 692 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.00% trên thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Năm 2017 thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm so với năm 2016 là 27,928 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 68% Năm 2018 thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm so với năm 2017 là 12,157 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 95% Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm

2018 giảm Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này giảm trong năm 2018 là do tình trạng xuất khẩu trong năm giảm so với các năm trước và thị trường ngoại hối của Việt Nam cũng không có nhiều sự biến động

Mặc dù doanh thu trong năm 2018 có xu hướng tăng nhưng do các chi phí khác cũng tăng theo nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên không nhiều cụ thể là lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 163,992 triệu đồng, tăng so với năm 2016 là 28,015 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 21% Năm 2018 đạt 228,798 triệu đồng, tăng so với năm 2017 là 64,806 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 40% Nguyên nhân là do:

Chi phí hoạt động năm 2017 là 3,343,188 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 903,184 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 37% Năm 2018 là 4,140,889 triệu đồng tăng so với năm 2017 là 797,701 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 24% Chi phí hoạt động tăng mạnh là do trong năm công tác huy động vốn của ngân hàng đạt mức cao Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức và khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ rất lớn đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2017 là 889,878 triệu đồng giảm so với năm

2016 là 574,947 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 39% Năm 2018 là 2,161,944 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2017 là 1,272,066 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 143%

Nguyên nhân dẫn đến các chí phí ngoài lãi (chi phí dự phòng rủi ro tín dụng,…) tăng cao bởi vì trong thời gian này là thời gian ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lƣợng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp, khi đó sẽ đƣa ra mức dự phòng phù hợp để hạn chế rủi ro trong từng khoản vay của khách hàng, giảm thiểu nợ xấu Tuy nhiên, ban quản trị cũng cần nhìn nhận và xem xét lại vấn đề này vì nó là tác nhân chính làm giảm các khoản lợi nhuận của chính ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân

Bảng 3.8: Bảng thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân Đơn vị: Triệu đồng

Mức tăng Tỷ lệ tăng

Tổng dƣ nợ tín dụng 301,892,426 266,500,992 222,183,039 35,391,434 13% 44,317,953 20% Thu nhập từ tín dụng 3,125,680 1,875,785 3,100,452 1,249,895 67% (1,224,667) -39% Thu nhập từ tín dụng cá nhân

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn)

67 Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thu nhập từ tín dụng cá nhân

Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường khoảng hơn 70%) Nguyên nhân là do trước đây các Ngân hàng tập chung chủ yếu mảng hoạt động tín dụng Mảng kinh doanh dịch vụ mới đƣợc chú ý trong thời gian gần đây nên chƣa mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng

Theo nhƣ bảng phân tích thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân có thể thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2017 đạt 1,875,785 triệu đồng, giảm 1,224,667 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 39% so với năm 2016 đạt 3,100,452 triệu đồng Tuy nhiên qua năm 2018 thu nhập đã có sự tăng trưởng trở lại đạt 3,125,680 triệu đồng, tăng 1,249,895 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 67% so với năm 2017

Theo đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân năm 2017 đạt 782,418 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42% so với tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng, giảm 1,103,146 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm la 59% so với năm 2016 đạt 1,885,564 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61% trên tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng toàn hệ thống

Tuy nhiên, năm 2018 thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân có sự tăng trưởng trở lại theo tổng mức thu nhập từ hoạt động tín dụng, đạt 1,189,533 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38% so với tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng toàn hệ thống, tăng 407,116 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 52% so với năm 2017

Mặc dù thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân có sự giảm sút năm 2016- 2017 trên toàn hệ thống, nhưng qua năm 2017-2018 đã có sự tăng trưởng trở lại cho thấy phát triển hoạt động tín dụng cá nhân đang có xu hướng mở rộng hơn trong các năm tiếp theo

Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên nền tảng tiếp tục duy trì nguồn thu từ các họa động lợi thế đến nay nhƣ tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế… đồng thời song song phát triển tín dụng cá nhân theo chiến lƣợc ngân hàng bán lẻ thì trong tương lai, chắn chắn thu nhập của hệ thống sẽ tiếp tục phát triển trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ hoạt động tín dụng cá nhân.

Đánh giá chung về việc mở rộng tín dụng cá nhân

Ngay từ những ngày đầu hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến năm 2018 và tầm nhìn đến năm 2019:

Hướng đến hình ảnh Ngân hàng bán lẻ đa năng có tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi năm tối thiểu đạt 30% và lấy hệ thống trải nghiệm Khách hàng làm nền tảng, tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng; phát triển dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách an toàn, hiệu quả, phát triển dịch vụ thông qua: dịch vụ mới, dịch vụ gắn với công nghệ, tăng cường hoạt động bán hàng, phát triển nền tảng Khách hàng và các loại hình dịch vụ cơ bản, tăng trưởng thu phí dịch vụ ít nhất 50% Phát triển tín dụng mới, đặc biệt là tín dụng cá nhân, doanh nghiệp SMEs và tín dụng nông nghiệp và nông thôn

Nhìn chung, năm 2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tiếp tục nâng cao các tiêu chuẩn/ quy định trong phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lƣợng thẩm định, thực hiện nghiêm túc quy trình cấp tín dụng, đồng thời đẩy mạnh thu hồi đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp, tỷ lệ lần lƣợt là 0,61% và 0,42%

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ theo hướng tinh gọn thủ tục, đa dạng đối tượng, hướng đến nhu cầu của khách hàng Các sản phẩm tín dụng cá nhân tập trung triển khai vào phân khúc Cho vay bổ sung vốn kinh doanh/ đầu tƣ tài sản và Cho vay tiêu dùng/ mua xe/ mua nhà Điểm sáng tín

69 dụng cá nhân năm 2018 tập trung ở sản phẩm “Cho vay mua nhà ở, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và xây dựng nhà ở, cải tạo nhà ở”, đây là sản phẩm truyền thống đƣợc nhiều khách hàng đón nhận vì đáp ứng đƣợc nhu cầu và tâm lý an cƣ lạc nghiệp của đại đa số người dân Việt Nam

3.6 So sánh chung sản phẩm tín dụng cá nhân Ngân hàng TMCP Sài Gòn với các TCTD khác

Ngân hàng TMCP Sài Gòn có những đặc biệt để thu hút nhu cầu của khách hàng:

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn là một trong những ngân hàng tiên phong về sản phẩm cho vay

- Thời hạn cho vay tương đối dài so với một số ngân hàng khác

- Là một trong những ngân hàng ít nợ xấu nhất

- Thủ tục cho vay đơn giản

- Sản phẩm đa dạng phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng Ưu tiên khách hàng và không phạt phí trả trước hạn sau 5 năm kể từ vay vốn

Bảng 3.9: Bảng thông tin về sản phẩm tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và một số TCTD khác

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Công ty tài chính JACCS

0.93%/tháng và điều chỉnh lãi suất lại theo từng thời điểm

1.1%/tháng (12 tháng đầu tiên) và điều chỉnh lại suất lại theo từng thời điểm

0.8%- 1,6%/tháng và điều chỉnh lãi suất lại theo từng thời điểm

Trung và dài hạn Trung và dài hạn Tối đa 36 tháng

Trả gốc và lãi đều hàng tháng (theo dƣ nợ giảm dần)

Trả gốc và lãi đều hàng tháng (theo dƣ nợ giảm dần)

Trả gốc và lãi hàng tháng

Trả gốc và lãi hàng tháng

Thời gian điều chỉnh lãi suất

Theo định kì của ngân hàng nhà nước và độ chênh lệch không đáng kể

Theo định kì của ngân hàng nhà nước và độ chênh lệch không đáng kể

Cố định Theo định kì của ngân hàng nhà nước và độ chênh lệch không đáng kể

Thủ tục Đơn giản, nhanh gọn

Phức tạp Đơn giản, nhanh gọn

Nhìn vào bảng thông tin trên ta có thể đƣa ra bảng so sánh nhƣ sau:

Bảng 3.10: Bảng so sánh giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn và một số TCTD khác

Sài Gòn với Ngân hàng TMCP Hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn với Công ty tài chính JACCS

Ngân hàng TMCP Sài Gòn với Ngân hàng VietinBank Ƣu điểm

Lãi suất cho vay thấp hơn Ngân hàng

- Lãi suất cho vay thấp hơn công ty Tài chính

- Thời gian điều chỉnh lãi suất chênh lệch không đáng kể

- Thời hạn vay kéo dài giúp khách hàng trả nhẹ hơn hàng tháng

- Độ an toàn và bảo mật đáng tin cậy

Dễ dàng hơn trong bước phê duyệt hồ sơ so với Ngân hàng Vietin

Tương tự - Thủ tục hồ sơ phức tạp hơn so với Công ty JACCS

- Đối tƣợng khách hàng không có nợ xấu ở bất kì tổ chức tín dụng nào

Lãi suất ở một số sản phẩm của Ngân hàng Vietin vẫn còn khá cao, không cạnh tranh.

Những chiến lƣợc mà Ngân hàng đã áp dụng với sản phẩm tín dụng cá nhân

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc hoạt động qua các năm là:

+ Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng

+ Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

+ Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ƣu hóa việc sử dụng vốn cổ đông để xây dựng Ngân hàng TMCP Sài Gòn trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chƣa hoàn thiện của ngành Ngân hàng Việt Nam

+ Có chiến lƣợc chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lƣợng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả

+ Xây dựng" Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Tăng tốc để dẫn đầu " trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt

Chiến lược tăng trưởng theo chiều rộng:

+ Tăng trưởng thông qua việc phát triển quy mô: Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đang mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc Bên cạnh đó,ngân hàng còn đang triển khai phát triển các kênh phân phối thông qua việc đầu tƣ và phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại

+ Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã và đang tham gia vào các liên minh liên kết để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt

72 động nhƣ: tham gia vào hệ thống SWIFT, tìm kiếm đối tác chiến lƣợc để xây dựng và phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế Chiến lược đa dạng hóa: Đây là một chiến lược tăng trưởng được Ngân hàng TMCP Sài Gòn quan tâm thực hiện, triển khai thành lập Công ty chứng khoán, nghiên cứu thành lập Công ty bất động sản, Công ty quản lý và khai thác tài sản.

Một số hạn chế của hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thứ nhất, quy mô tín dụng cá nhân chưa thực sự được mở rộng, chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng cũng như thị trường Mặc dù đã có chuyển biến rõ rệt nhƣng lợi nhuận tín dụng cá nhân vẫn còn khá thấp, thu nhập từ tín dụng cá nhân chiếm một tỷ lệ nhỏ

Thứ hai, hoạt động maketing trong tín dụng cá nhân của Ngân hàng vẫn chƣa thực hiện tốt Trên thực tế, Ngân hàng chƣa có một biện pháp hữu hiệu trong việc khuếch trương, tuyên truyền quảng bá để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cá nhân cũng để khách hàng hiểu biết về Ngân hàng nhiều hơn Hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng chƣa tạo ra cho mình một sản phẩm đặc trƣng hay hình ảnh riêng để khiến khách hàng khi lựa chọn Ngân hàng để tín dụng cá nhân sẽ nghĩ ngay đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thứ ba, cơ cấu dƣ nợ của Ngân hàng không đồng đều

3.8.2 Những nguyên nhân chủ yếu:

Các nguyên nhân bên ngoài

+ Yếu tố văn hóa- xã hội: Đây là yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng cá nhân Quy mô hoạt động tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng chƣa cao bắt nguồn từ thói quen, tâm lý của khách hàng Ví dụ nhƣ, trong cho vay mua nhà thế chấp, hiện nay chƣa đến 20% tín dụng nhà ở đƣợc cấp qua khu vực Ngân hàng chính thức và chính phủ Nguồn tài chính nhà ở chủ yếu là tiết kiệm của hộ gia đình và tiền vay từ bạn bè người thân Nguồn này chiếm từ 75%- 80% tổng đầu tư của các hộ gia

73 đình vào lĩnh vực nhà ở Các hộ gia đình ít vay Ngân hàng xuất phát từ tâm lý của người Việt Nam là tin tưởng vào họ hàng, bạn bè

+ Yếu tố kinh tế: Như đã biết, môi trường kinh tế xã hội vừa trải qua những ảnh hưởng nhất đinh tới hoạt động của Ngân hàng, thể hiện qua các chỉ tiêu nhu tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát… Mặc dù nhu cầu khách hàng vẫn cao nhưng do tâm lý e ngại mà kỳ vọng của người dân giảm sút Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng 2016-

+ Yếu tố cạnh tranh: Sự cạnh tranh của các Ngân hàng hiện nay rất gay gắt Không chỉ đối mặt với những ngân hàng trong nước mà các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với những tiềm lực của mình có thế mạnh vƣợt trội hơn hẳn so với chính các NHTM trong nước Nếu tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mới trong giai đoạn phát triển ban đầu ở nước ta, thì đối với những ngân hàng nước ngoài, đây là một hình thức phổ biến và phát triển một cách đa dạng

Các nguyên nhân từ phía ngân hàng: Trong chính sách tín dụng của ngân hàng điều kiện cho khách hàng vay vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn còn khá chặt chẽ, do vậy đã bỏ lỡ ít nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng.

Phân tích ma trận SWOT

Bảng 3.11: Bảng phân tích ma trận SWOT

Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên ngoài Điểm mạnh (S)

1 Nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định, cơ sở vật chất tiên tiến

2 Việt Nam gia nhập WTO

3 Mức sống người dân nâng cao

4 Liên kết, hợp tác với các tập đoàn kinh tế lớn

5 Điều kiện học tập, nâng cao trình độ dễ dàng

6 Chính phủ thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt

7 Ngân hàng Nhà nước đã xây dụng chiến lƣợc phát triển ngành đến 2010 và định hướng đến 2020 Điểm yếu (W)

1 Sự gia nhập của các Ngân hàng nước ngoài

2 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt

3 Đòi hỏi của xã hội ngày càng cao

4 Lạm phát, suy thoái kinh tế

5 Sự thay đổi chính sách, quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

1 Nguồn nhân lực ổn định, chất lƣợng

2 Năng lực tài chính vững mạnh

3 Tinh thần làm việc cao, đoàn kết, gắn bó

4 Nền tảng công nghệ thông tin vững mạnh, quản lý tập trung

5 Sự phát triển của thị trường bất động sản kích

1 S1, S2, S5 + O1, O2, O4, O7: Chiến lƣợc phát triển thị trường

Chiến lƣợc phát triển dịch vụ Ngân hàng theo hướng hiện đại

3 S2+ O1, O4: Chiến lƣợc đa dạng hóa lĩnh

1 W4, W5+ O2, O4, O5: Chú trọng công tác quản trị, điều hành, đào tạo: chiến lƣợc hội nhập về phía trước

2 W1, W2 + O2, O4: Chiến lƣợc quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới hoạt động

75 thích nhu cầu của khách hàng vay ma nhà, căn hộ tăng lên vực hoạt động, mở thêm các công ty thành viên

1 Hoạt động Marketing còn chƣa mạnh

2 Mạng lưới hoạt động miền Bắc còn hạn chế

3 Sản phẩm tín dụng cá nhân còn chƣa thực sự đa dạng và mới mẻ

4 Hoạt động nội bộ Ngân hàng còn chƣa đồng nhất

5 Khả năng nghiên cứu và phát triển chƣa mạnh

1 S2, S4+ T3: Chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ và năng lực tài chính vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội

1 W2, W3+ T2: Liên kết giữa các Ngân hàng bạn nhằm phát triển mạng lưới và đa dạng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng: Chiến lƣợc hội nhập ngang

2 W3+ T3: Chiến lƣợc phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Mục tiêu hoạt động của đơn vị trong thời gian tới năm 2019- 2020

Năm 2019 là năm kết thúc quá trình tái cơ cấu lại theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015-2019 đã được Ngân hàng nhà nước phê duyệt tại Công văn số 756/NHNN- TTGSNH.m ngày 12/08/2015 Đồng thời, với việc hoàn thiện Phương án cơ cấu lại gắn với Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo chủ trương chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng sẽ triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại tài chính, trong đó, chú trọng cơ cấu lại danh mục tín dụng và cải thiện chất lượng nguồn thu cho ngân hàng Theo đó, định hướng hoạt động kinh doanh năm 2019- 2020 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn nhƣ sau:

4.1.1 Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu 2019 và xử lý nợ xấu 2020

Với việc hoàn thiện Phương án cơ cấu lại gắn liền với Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sẽ bám sát các mục tiêu, đảm bảo đúng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn sẽ tiếp tục hoàn thành các mục tiêu theo lộ trình đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015-2019 tại công văn số 756/NHNN-TTGSNH.m ngày 12/08/2015 như tiếp tục tăng vốn điều lệ, từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng, xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra/kiểm soát nội bộ một cách đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp

4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 2019-2020

- Phát triển dịch vụ thông qua: dịch vụ mới, dịch vụ gắn với công nghệ, tăng cường hoạt động bán hàng, phát triển nền tảng khách hàng và các loại hình dịch vụ cơ bản, tăng trưởng thu phí dịch vụ ít nhất 50%

- Phát triển tín dụng mới, đặc biệt là tín dụng cá nhân, doanh nghiệp SMEs và tín dụng nông nghiệp và nông thôn

4.1.3 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lƣợng đội ngũ

- Tuyển dụng nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động, đồng thời phát triển hoạt động kinh doanh

- Điều chỉnh cơ chế lương KPIs, xây dựng cơ chế đánh giá đơn vị và chi trả lương vƣợt kế hoạch lợi nhuận để thúc đẩy các đơn vị thực hiện kế hoạch kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động

- Trở thành tổ chức học tập chủ động, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực với các chỉ số tăng tiến hàng năm

- Hoạch định nguồn nhân lực tương lai mang tư tưởng chủ đạo đặc thù của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Phát triển năng lực lãnh đạo với hệ tư tưởng “Thay đổi để dẫn đầu”

4.1.4 Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ thông tin

- Triển khai Digital Banking, nhanh chóng chuyển đổi các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ đang làm thay đổi hành vi của khách hàng

- Xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM/CX): cho phép ngân hàng tăng cường thu hút khách hàng thông qua trải nghiệm thú vị về sản phẩm dịch vụ hiện đại, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, marketing trên cơ sở lấy khách hàng làm trung tâm

- Tin học hóa các quy trình hoạt động, tài liệu lưu trữ, tự động hóa tối đa các công việc thủ công nhằm tiết kiệm nhân lực cũng nhƣ hạn chế rủi ro tác nghiệp cho con người

- Cung cấp báo cáo một cách tin cậy, chính xác và nhanh chóng phục vụ công tác quản trị nhƣ: kiểm soát, hậu kiểm và hỗ trợ ra quyết định

4.1.5 Tăng cường công tác quản trị rủi ro và quản trị tài chính

- Công tác quản trị rủi ro:

+ Hoàn thành hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro theo đúng quy định TT13/2018/TT-NHNN

+ Hoàn thành và golive toàn bộ hệ thống phần mềm Phòng chống rửa tiền, vận hành và điều chỉnh hệ thống phù hợp thực tế hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Tính toán hệ số an toàn vốn theo TT41/2016/TT-NHNN Dựa trên kết quả tính toán vốn, xây dựng/điều chỉnh kế hoạch tăng vốn và/hoặc kế hoạch kinh doanh phù hợp

+ Triển khai hệ thống quản lý rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành

- - Công tác quản trị tài chính:

+ Triển khai chương trình PCMCS- phân bổ chi phí và phân tích lợi nhuận đa chiều Sau khi chi phí đƣợc phân bổ, hiệu quả các mảng hoạt động đƣợc phân tích chính xác, có bao gồm các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, làm cơ sở ra quyết định kinh doanh

+ Nâng cao hiệu quả điều hành FTP

+ Tính toán, xây dựng phương pháp phân bổ vốn kinh tế

+ Nghiên cứu áp dụng IFRS

+ Nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống báo cáo quản trị MIS.

Kế hoạch kinh doanh

Bảng 4.1: Bảng kế hoạch hợp nhất một số chỉ tiêu kinh doanh tài chính của

Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong năm 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2019 KH 2020 Tăng/Giảm so với năm

3 Vay Ngân hàng Nhà nước 24 10 (14) -41.67%

(Nguồn: Tác giả thu thập thông tin tại đơn vị thực tập)

(1) Trong năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thực hiện phát triển hoạt động cho vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng nằm trong hạn mức được NHNN phê duyệt

(2) Mục tiêu tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong năm từ 3,000- 5,000 tỷ đồng

=> Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 đã đạt vƣợt mức một số chỉ tiêu mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề ra trong “Bảng kế hoạch hợp nhất một số chỉ tiêu kinh doanh tài chính năm 2019” (Trích số liệu trong bản Báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/2019) Dựa vào đó, chúng ta có thể tin tưởng vào chủ trương và chính sách mà Ban quản trị đề ra trong “Bảng kế hoạch hợp nhất một số chỉ tiêu kinh doanh tài chính năm 2020”, với những mục tiêu tăng vượt mức cùng kì năm trước.

Kế hoạch hành động

- Hướng đến hình ảnh Ngân hàng bán lẻ đa năng và lấy hệ thống trải nghiệm khách hàng làm nền tảng, nguồn thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, phát triển dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách an toàn, hiệu quả, phát triển dịch vụ thông qua: dịch vụ mới, dịch vụ gắn liền với công nghệ, tăng cường hoạt động bán hàng, phát triển nền tảng khách hàng và các loại hình dịch vụ cơ bản, tăng trưởng thu phí dịch vụ ít nhất 50% Phát triển tín dụng mới đặc biệt là tín dụng cá nhân, doanh nghiệp SMEs và tín dụng nông nghiệp và nông thôn

- Cấu trúc lại tổ chức của các Đơn vị kinh doanh theo mô hình Vùng để thúc đẩy các Đơn vị chủ động và tích cực phát triển, tạo hiệu quả kinh doanh vƣợt trội trong các năm tiếp theo

- Với sự thành lập Khối Thẻ và Ngân hàng số, trong năm 2019-2020 Ngân hàng TMCP Sài Gòn tập trung đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số Góp phần:

+ Đảm bảo sự vận hành hoạt động của hệ thống và ngân hàng số xuyên suốt, đồng bộ, tối ƣu hiệu suất, giảm sát, quản lý rủi ro, đảm bảo tuân thủ quy định của Tổ chức thẻ Quốc tế và Ngân hàng nhà nước

+ Không ngừng nâng cấp, cải tiến quy trình và chất lƣợng hệ thống, phần mềm nghiệp vụ

+ Tăng cƣong hợp tác với các đối tác đẩy mạnh đặc tính sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, xây dựng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên các kênh phân phối thẻ và ngân hàng số, mở rộng dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nên tảng số

- Phát triển nâng tầm mảng Giao dịch quốc tế: Với mục tiêu phát triển, không ngừng đua các hoặt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn vươn xa ra thị trường Quốc tế, từng bước khẳng định vị thế của mình cũng như gia tăng nguồn thu, năm 2019-2020 SCB thành lập Khối Ngân hàng Giao dịch Quốc tế nhằm tập trung phát triển các hoạt động Tài trợ thương mại, Thanh toán Quốc tế và Kiều hối:

+ Đảm bảo vận hành, tác nghiệp tập trung, quản lý chất lƣợng và rủi ro các hoạt động giao dịch quốc tế, đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, quy định pháp luật Việt Nam và Quốc tế

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ Tài trợ thương mại, Thanh toán Quốc tế và Kiều hối, cải tiến phù hợp theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của Khách hàng và gia tăng cạnh tranh

+ Phát triển các kênh phân phối, xây dựng Chiến lƣợc kinh doanh, phát triển quan hệ đối tác Từ đó chuyên môn hóa, đấy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh từ mảng Giao dịch Quốc tế, tối ƣu hóa nguồn thu cho Ngân hàng

4.3.2 Hoạt động quản trị- vận hành

+ Quản trị và phát triển da dạng nguồn ứng viên, xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên nhằm tăng cường tính kết nối, giảm tỷ lệ nhân viên tân tuyển nghỉ việc

+ Đánh giá toàn diện và cá nhân hóa từng nhân sự trong công tác Quản lý hiệu suất

+ Phát triển hệ thống hạ tầng thông qua ứng dụng công nghệ, tạo các phần mềm đặc thù liên quan đến nghiệp vụ nhân sự bao gồm Tuyến dụng, Quản lý nhân sự, Đánh giá và Đào tạo

+ Chú trọng công tác số hóa/ tinh gọn các quy trình/ thủ tục phục vụ cho hoạt động nhân sự nhằm đảm bảo sự minh bạch thông qua công tác đánh giá toàn diện và cá nhân hóa từng nhân sự

- Quy hoạch mạng lưới hoạt động kinh doanh:

+ Xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động của Ngân hàng trong năm 2019-2020, phân bố lại mạng lưới hoạt động hiện có đến những địa bàn, địa phương chưa có đơn vị kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn nhưng có tiềm năng phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng

+ Thường xuyên đánh giá hoạt động mạng lưới, từ đó có su điều chỉnh phù hợp trong công tác quy hoạch mạng lưới, phát huy tối đa việc đầu tư mạng lưới hiện hữu, gia tăng hình ảnh Ngân hàng TMCP Sài Gòn đến với khách hàng trên cả nước

- Đẩy mạnh công tác quản trị và phát triển thương hiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn: + Xây dựng và quản lý Bộ nhận diện thương hiệu chuẩn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, tiếp tục đồng bộ cơ sở vật chất, không gian giao dịch tại tất cả các đơn vị theo quy chuẩn thương hiệu mới

Giải pháp

4.4.1 Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cụ thể tín dụng cá nhân

Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần mở rộng hơn nữa đối tƣợng vay vốn

Hiện nay tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chỉ giới hạn ở một số đối tƣợng nhất định Ngân hàng chỉ xét duyệt cho vay đối với những khách hàng có tài chính tốt, đủ điều kiện vay vốn, còn khách hàng có tài chính bình thường thì việc đƣợc xét duyệt là khá khó khăn

Việc mở rộng đối tƣợng cho vay không có nghĩa là bất cứ khách hàng nào đến cũng đồng ý cho vay mà không cần thẩm định, mà là mở rộng hơn các điều kiện cho khách hàng Giả sử khách hàng có tài sản đảm bảo tốt, tƣ cách đạo đức tốt vẫn có thể cho vay, dù tình hình tài chính hơi yếu Trong tình hình cạnh tranh nhƣ hiện nay, làm nhƣ vậy ngân hàng có thể có thêm một lƣợng khách khá lớn

4.4.2 Đa dạng hóa phương thức tín dụng cá nhân

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phương pháp cho vay cá nhân trực tiếp Bên cạnh những ưu điểm của phương thức này, thì nó còn một số nhược điểm nhƣ: Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng doanh số cho vay, khó khăn trong việc mở rộng quan hệ khách hàng, chi phí cho vay cao hơn

Với lý do trên, việc phát triển phương thức cho vay cá nhân gián tiếp là việc làm cần thiết Bởi lẽ, số lƣợng khách hàng thì rất đông, nhu cầu lớn nhƣng không phải ai cũng tìm đến ngân hàng để vay vốn, một phần vì tâm lý e ngại, một phần vì khách hàng nắm bắt thông tin về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng Ngân hàng cần phối hợp với doanh nghiệp thông qua người đại diện của doanh nghiệp, theo đó ngân hàng ký hợp đồng với người đại diện của doanh nghiệp về các nhân viên làm việc trong doanh nghiệp này Rõ ràng việc sử dụng phương thức cho vay cá nhân gián tiếp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, đồng thời thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng Tuy vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với các công ty, đại lý bán hàng nhằm chọn lọc ra những khách hàng có chất lƣợng cho vay tốt, nhằm đảm bảo an toàn

Không chỉ đồng thời sử dụng phương thức cho vay cá nhân trực tiếp và gián tiếp, Ngân hàng cần phát triển nhiều hơn nữa hình thức cho vay cá nhân thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng,… nhằm hướng khách hàng tới việc thanh toán không dùng tiền

83 mặt, điều này có nghĩa là Ngân hàng đang tạo ra điều kiện để xây dựng nền văn minh thanh toán

4.4.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing cũng nhƣ các chiến lƣợc cho mở rộng cho tín dụng cá nhân Để marketing xâm nhập vào Ngân hàng và phát huy tác dụng của nó Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Triết lý marketing cần phải thâm nhập vào tất cả các bộ phận, tất cả các nhân viên của Ngân hàng

+ Phòng marketing cần đề ra định hướng marketing một cách bài bản, với đội ngũ nhân viên am hiểu và nhạy cảm về marketing

Ngân hàng TMCP Sài Gòn phải tích cực và chủ đạo trong quan hệ với khách hàng kể cả khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng Chẳng hạn nhƣ đối với khách hàng kinh doanh hiệu quả và uy tín thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn phải chủ động đến đặt quan hệ tín dụng chứ không phải ngồi chờ khách hàng đến xin vay, phải xây dựng chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, phải mở rộng và nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ

Tuy nhiên, để đƣa đƣợc marketing Ngân hàng vào thực tế thì cần phải có nhiều thời gian và tích lũy kinh nghiệm Nhƣng đây là một điều thật sự cần thiết đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng có thể dừng ở bước quảng cáo, ở nghệ thuật lôi kéo khách hàng nhưng để đảm bảo sự phát triển lâu dài thì Ngân hàng cần có sự đầu tƣ thích đáng cho lĩnh vực này

4.4.4 Nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên Ngân hàng

Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phụ thuộc một phần vào chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng Thể hiện ở phong cách phục vụ, phong cách giao dịch, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin Đặc biêt, đối với mỗi cán bộ tín dụng, điều quan trọng nhất là đạo đức nghề nghiệp Các cán bộ nhân viên Ngân hàng đều còn rất trẻ đều đƣợc tuyển chon khắt khe trong cuộc thi tuyển nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thường xuyên chú ý tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công nhân viên Sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn trong những năm tới với những Ngân hàng lớn trong nước và đặc biệt là những Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm và khoa học công nghệ hiện đại

84 Để có thể đáp ứng yêu cầu công việc trong những năm tới, việc đào tạo của Ngân hàng cần đƣợc chú trọng vào những vấn đề sau đây:

+ Trang bị cho cán bộ công nhân viên hiểu biết về vị trí, truyền thông của Ngân hàng nói chung, hệ thống Ngân hàng hàng TMCP Sài Gòn nói riêng

+ Đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

+ Đào tạo về công nghệ, quản trị kinh doanh Ngân hàng và marketing Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo ,bồi dƣỡng mà Ngân hàng cần có những chính sách khen thưởng chính đáng nhằm tạo ra niềm tin cho cán bộ công nhân viên cống hiến, khiến họ gắn bó lâu dài với Ngân hàng

+ Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dƣỡng nhân viên sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ngân hàng

4.4.5 Xây dựng chính sách quan hệ, chăm sóc khách hàng tiềm năng

Quy trình chăm sóc khách hàng tín dụng cá nhân đang là điều mà tất cả các Ngân hàng cần quan tâm để “giữ chân” và tạo uy tín với khách hàng Ngày nay, các quy trình cũng đƣợc cải biên và sửa đổi rất nhiều nhằm phù hợp với tình hình thực tế của mỗi Ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn nên đổi mới chính sách quan hệ, chăm sóc khách hàng tiềm năng nhƣ sau:

Bước 1: Hoạch định chiến lược

+ Khi xây dựng một sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng, trước tiên Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần đưa ra định hướng phát triển và mục tiêu cho các hoạt động giao tiếp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Nên nhớ, mục tiêu sau cùng bắt buộc phải mang lại lợi ích cho sự phát triển lâu dài của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

+ Tiếp theo, hãy phân tích và làm rõ giới hạn và khả năng của đội ngũ nhân viên: Trong khả năng của Ngân hàng, Ngân hàng hãy phân tích kỹ và cụ thể nhất cả về ƣu lẫn nhƣợc điểm của bản thân và nêu rõ lý do của nó “Không ai có thể hiểu bạn hơn chính bản thân bạn”, chỉ khi nắm đƣợc những điều trên thì Ngân hàng mới có thể đƣa ra chiến lƣợc chăm sóc khách hàng tín dụng cá nhân phù hợp và hiệu quả nhất

+ Cuối cùng trong bước đầu của quy trình chăm sóc khách hàng tín dụng cá nhân là chuẩn bị tinh thần sẵn sàng giải quyết những vấn đề chung và tích cực trong việc đƣa ra các giải pháp cụ thể Chiến lƣợc chăm sóc khách hàng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn nên hướng tới một giải pháp có thể giúp ích hiệu quả nhất cho cả Ngân hàng và khách hàng Nếu thành công, Ngân hàng TMCP Sài Gòn sẽ níu giữ đƣợc khách hàng, vƣợt mọi mong đợi của khách hàng và đƣa cho khách hàng một cảm giác thỏa mãn để họ sẽ tiếp tục gắn kết với Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong tương lai

Bước 2: Thể hiện sự cảm kích

Kiến nghị

4.5.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về tín dụng cá nhân, từ đó tạo nền tảng pháp lý cần thiết cho hoạt động này phát triển Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về các loại hình ảnh sản phẩm dịch vụ tín dụng cá nhân, các quy định, nguyên tắc trong tín dụng đồng thời cũng ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với tín dụng cá nhân

Thứ hai, hạn chế việc kiểm soát đối với hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là việc kiểm soát bằng lãi suất Việc này sẽ giúp cho các Ngân hàng thương mại tăng tính chủ động trọng hoạt động kinh doanh, trong đó có tín dụng cá nhân giúp các Ngân hàng thương mại có điều kiện đẩy mạnh hoạt động này

4.5.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần tiếp tục thực hiện:

- Theo các chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước theo phương án tái cơ cấu 2015- 2020

- Đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng- ngành nghề cáp tín dụng, ƣu tiên cấp tín dụng cá nhân về cho vay tiêu dùng

- Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng cá nhân, thực hiện chặt chẽ và triển khai trên toàn hàng đảm bảo thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước

- Tăng trưởng tín dụng cá nhân phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước đề ra và tăng cường công tác quản lý, kiểm soát đối với tín dụng cá nhân mới

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng cá nhân, mua bán nợ… Tập trung kiểm tra sử dụng vốn sau giải ngân, thực hiện đánh giá lại tài sản bảo đảm định kỳ theo quy định để có biện pháp xử lý kịp thời Các Hội đồng/Uỷ Ban/Phòng/Ban/Chi nhánh thẩm định, phê duyệt tín dụng cá nhân cần phải nâng cao hơn nữa công tác thẩm định, phê duyệt, chức năng quản lý hàng dọc, kiểm tra giám sát khoản vay để hạn chế các sai sót

- Cân đối giữa dòng tiền ra- vào, giữa huy động vốn và cho vay, đầu tƣ, nghĩa vụ bảo lãnh, mua bán nợ để giảm áp lực thanh khoản

- Đánh giá hiệu quả các khoản góp vốn đầu tƣ, lựa chọn các đối tác, doanh nghiệp có uy tín, năng lực tài chính và mức sinh lời cao để chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ ổn định và phát triển

- Đối với công tác đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng, lãnh đạo các cấp cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên nâng cao tinh thần trách nghiệm Ngoài ra, xem xét có những hình thức khen thưởng cũng như kỷ luật để kịp thời động viên các cá nhân/Đơn vị có thành tích xuất sắc và xử lý đối với các sai sót, sai phạm do lỗi chủ quan.

Hạn chế

Mặc dù đã cố gắng trong việc thu thập thông tin và số liệu của ngân hàng Nhƣng vì có một số thông tin là hồ sơ nội bộ nên nguồn thông tin về Ngân hàng TMCP Sài Gòn vẫn còn hạn hẹp và chƣa phong phú Đó là một hạn chế không nhỏ đã gây ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu, nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy cô thông cảm

Ngày đăng: 20/08/2024, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 (đã kiểm toán) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng TMCP Sài Gòn) Khác
2. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 (đã kiểm toán) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng TMCP Sài Gòn) Khác
3. Báo cáo thường niên năm 2018 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng TMCP Sài Gòn) Khác
4. Báo cáo thường niên năm 2017 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng TMCP Sài Gòn) Khác
5. Các trang web tham khảo: www.scb.com.vn, cafef.vn, vietstock.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  nghiên  cứu  liên  quan  đƣợc  tham  khảo  trong:  Đề  tài  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Đình Thọ và nhóm giảng viên của đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7  năm 2003 về “Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại Thành phố - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
nh nghiên cứu liên quan đƣợc tham khảo trong: Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và nhóm giảng viên của đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2003 về “Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại Thành phố (Trang 45)
Bảng 3.1: Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo đối tƣợng khách hàng - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.1 Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo đối tƣợng khách hàng (Trang 58)
Bảng 3.2: Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.2 Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay (Trang 62)
Bảng 3.3: Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo tiền tệ - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.3 Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo tiền tệ (Trang 65)
Bảng 3.4: Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo chất lƣợng vay - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.4 Bảng phân tích dƣ nợ tín dụng cá nhân theo chất lƣợng vay (Trang 68)
Bảng 3.5: Bảng phân loại nhóm nợ - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.5 Bảng phân loại nhóm nợ (Trang 69)
Bảng 3.8: Bảng thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.8 Bảng thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân (Trang 76)
Bảng 3.10: Bảng so sánh giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn và một số TCTD khác - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.10 Bảng so sánh giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn và một số TCTD khác (Trang 80)
Bảng 3.11: Bảng phân tích ma trận SWOT - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (2016- 2018)
Bảng 3.11 Bảng phân tích ma trận SWOT (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w