1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hà nội

86 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Nghiệp Bảo Hiểm Vật Chất Xe Ô Tô Tại Công Ty Bảo Việt Hà Nội
Tác giả Trần Thanh Loan
Người hướng dẫn Thạc Sĩ Ngụ Quỳnh Anh
Trường học Bảo Việt Hà Nội
Chuyên ngành Bảo hiểm
Thể loại chuyên đề thực tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 125,54 KB

Cấu trúc

  • Từ 5 đến 10 xe 5% (0)
  • Từ 11 đến 20 xe 10% (0)
  • Từ 21 đến 30 xe 15% (0)
  • Từ 31 đến 50 xe 20% (0)
  • CHƯƠNG I (3)
    • 1. Sự cần thiết của Bảo hiểm vật chất xe cơ giới (3)
      • 1.1. Đặc điểm của xe cơ giới (3)
      • 1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới (7)
      • 2.1. Rủi ro được bảo hiểm (10)
      • 2.2. Rủi ro loại trừ (11)
      • 3.1. Giá trị bảo hiểm (12)
      • 3.2. Số tiền bảo hiểm (13)
    • 6. Hợp đồng bảo hiểm (21)
    • III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm (24)
      • 1.1. Doanh thu nghiệp vụ (TR) (24)
      • 1.2. Tổng chi ( T C) (24)
      • 1.3. Chỉ tiêu lợi nhuận nghiệp vụ (25)
  • CHƯƠNG II:................................................................................................................28 (28)
    • I. Tổng quan về công ty Bảo Việt Hà Nội (28)
      • 3. Kết quả hoạt động kinh doanh (32)
    • II. Thực trạng triển khai bảo nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tai Bảo Việt Hà Nội (45)
      • 3. Công tác giám định tổn thất (54)
      • 5. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất (63)
    • CHƯƠNG 3:................................................................................................................65 (0)
      • I. Những điểm thuận lợi và khó khăn (66)
      • II. Phương hướng hoạt động năm 2007 (70)
        • 2. Đối với Bảo Việt Hà Nội (72)
          • 2.1. Công tác khai thác (72)
          • 2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất (75)
          • 2.3. Công tác giám định (77)
          • 2.4. Công tác bồi thường (78)
          • 2.5. Đối với hiện tượng trục lợi (79)
  • KẾT LUẬN (20)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)

Nội dung

Sự cần thiết của Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.1 Đặc điểm của xe cơ giới.

Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy

Xe cơ giới không chỉ là phương tiện vận chuyển mà còn là loại tài sản có giá trị tương đối lớn của cá nhân, tổ chức, doanh nghịêp.Vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu phổ biến, được sử dụng rộng rãi do xe có tính động cơ cao và linh hoạt, tốc độ vận chuyển nhanh và chi phí thấp, hoạt động được trong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp.

Số lượng đầu xe tham gia ngày càng nhiều đặc biệt ở các nước đang phát triển và chậm phát triển có thời kỳ tăng lên đột biến Cùng với sự gia tăng của lượng xe cơ giới, ở Việt Nam số lượng xe ô tô tham gia giao thông đường bộ tăng lên rất nhanh, năm 2004 có khoảng 700.000 chiếc, năm 2005 có khoảng 800.000 chiếc Lượng xe cơ giới lưu hành quá dày là một nguyen nhân làm tăng số vụ tai nạn giao thông khắp cả nước, trong khi đường xá ngày càng xuống cấp và không được đầu tư, tu sửa kịp thời nên tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng.Có thể thống kê tình hình tai nạn giao thông trong những năm qua như sau:

Bảng 1 : Tình hình tai nạn giao thông đường bộ (2002- 2006)

Số người bị chết ( người)

Số người bị thương ( người )

Số vụ tai nạn BQ ngày (vụ)

Số vụ tai nạn ( vụ)

( Nguồn : Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải )

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số vụ tai nạn trong 4 năm qua liên tục tăng , từ năm 2002 đến năm 2005 tăng 3001 vụ (tương ứng tăng 2,3%) dẫn đến số vụ tai nạn và số người bị thương cũng tăng nhanh Năm 2005 số vụ tai nạn có giảm nhưng thiệt hại về người và tài sản lại tăng lên

Sự gia tăng của số vụ tai nạn trong thời gian qua phải kể đến những nguyên nhân sau :

1 Do sự gia tăng về số lượng phương tiện giao thông : Số lượng xe cơ giới tăng nhanh do nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển của con người ngày một tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao Hơn nữa cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật giá thành của xe cơ giới ngày càng hạ, lượng xe cơ giới nhập khẩu ngày càng nhiều (dù chất lượng không đảm bảo nhưng vẫn được tiêu thụ)

2 Xe ô tô tham gia giao thông phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết,

15 khí hậu, địa hình, cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người tham gia giao thông.Trong khi Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều thường xuyên có lũ lụt, hạn hán địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, hạn hán địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, hệ thống đường bộ nước ta còn kém, tình trạng đường sá ngày càng xuống cấp và không được đầu tư tu sửa kịp thời, chỉ sửa chữa theo kiểu chắp vá thiếu đồng bộ Thêm vào đó tình trạng vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông đường bộ của chủ điều khiển các phương tiện ô tô, xe máy : Chở quá tải, phóng nhanh vượt ẩu, lái xe trong tình trạng say rượu không làm chủ được tốc độ gây tai nạn đây là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn nhất (chiếm khoảng 80% nguyên nhân gây ra tai nạn )

3 Do tính cơ động cao, vượt giã tốt, số lượng ô tô được sử dụng ngày càng nhiều cùng với tình trạng xe ô tô kém chất lượng, không an toàn do quá cũ kĩ vẫn được đưa vào lưu hành làm cho xác suất rủi ro khi sử dụng loại phương tiện này đã lớn nay lại càng lớn Đây thực sự là mối đe doạ nguy hiểm tới tính mạng và tài sản của chủ phương tiện, người tham gia giao thông, của người dân và của nhà nước Theo số liệu thống kê hiện nay ở nước ta số xe ô tô có tuổi dưới 10 năm chiếm khoảng 23%, từ 10 đến 15 năm chiếm 16,5%, trên

15 năm đến 20 năm chiếm 4,1% và trên 20 năm chiếm 9,7%.

Năm 2006 ta thấy số vụ tai nạn đã giảm hơn rất nhiều so với các năm trước và sovới năm 2005 giảm 211 vụ tai nạn tương ứng 8,3% Số vụ tai nạn giảm xuống là do công tác phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đã được đấy mạnh, việc đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được chấn chỉnh, công tác kiểm định an toàn, các phương tiện cơ giới được làm tốt, phát triển phương tiện vận tải công cộng đảm bảo tỗt cho APEC, Việt Nam gia nhập WTO v…….Tuy nhiên trên thực tế số người chết và bị thương do tai nạn giao thông xảy ra khiến nhiều người chết và bị thương ở các đô thị lớn (tăng 40% so với năm ngoái)

Bảng 2 So sánh tai nạn giao thông đường bộ với các loại hình giao thông vận tải khác ( năm 2005)

Tỷ lệ ( %) Đường bộ 26.345 95.86 12.811 97.06 30.712 99.138 Đường sắt 567 2.063 183 1.386 218 0.70 Đường thuỷ

( Nguồn : Tạp chí cầu đường số 10/ 2006 )

Qua bảng số liệu 2 cho thấy : Hiện nay trên phạm vi cả nước có gần 893.000 ô tô và 15,6 triệu xe máy đang hoạt động được sử dụng nhiều vào mục đích : Chở khách, chở hàng hoá, sử dụng cá nhân làm gia tăng số vụ tai nạn giao thông Năm 2005 là 29.083 vụ tai nạn giao thông và đến năm 2006 số vụ tai nạn có giảm là 27.389.

4 Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, cơ sở hạ tầng, vào ý thức chấp hành luật giao thông của mỗi người dân Nhận thức được điều này, Nhà nước và các nghành có liên quan đã có sự quan tâm kịp thời đến công tác nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống Đường bộ ở Việt Nam được nâng lên cả về mặt số lượng và chất lượng song hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế như chất lượng mặt đường chưa đồng đều, nhiều đèo dốc cao, dài, tầm nhìn hạn chế.

1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

Từ việc nghiên cứu đặc điểm của xe cơ giới ta thấy với những đặc tính ưu việt của xe cơ giới thì hiện nay xe cơ giới là phương tiện được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn song nó chứa đựng yếu tố rủi ro bất ngờ xảy ra Bằng chứng, thực tế cho thấy là sự gia tăng về số vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về tài sản và người cho các chủ phương tiện Khi xảy ra tai nạn giao thông thường chủ xe cơ giới phải gánh chịu phần thiệt hại đối với người thứ ba( trách nhiệm dân sự) và phần thiệt hại vật chất thân xe của mình Đối với thiệt hại của người thứ ba đã có bảo hiểm trách nhiệm dân sự( bảo hiểm bắt buộc ) đứng ra bồi thường, còn thiệt hại vật chất thân xe, chủ xe phải gánh chịu, nếu tính bình quân về thiệt hại về tài sản của mỗi vụ tai nạn thường lên đến hàng hàng chụ, hàng trăm chịu đồng, đây là con số không nhỏ đối với chủ phương tiện Mức độ thiệt hại mà các chủ xe phải chi trả đôi khi là gánh nặng với họ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sản xuất kinh doanh và gây khó khăn về mặt tài chính cho các chủ xe Vì vậy bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ra đời, đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả do tai nạn xảy ra, đảm bảo ổn định tài chính cho các chủ xe, ý thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này, hiện nay tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam đều triển khai Khi tham gia bảo hiểm các chủ xe phải đóng góp một phần tài chính của mình gọi là phí bảo hiểm vào quỹ tiền tệ của nhà bảo hiểm, để đổi lại họ sẽ được bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại của xe khi gặp tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm có ghi trong hợp đồng bảo hiểm

Có thể khẳng định rằng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời là cần thiết khách quan đối với các chủ xe nên tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này

2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có những tác dụng cơ bản sau:

- Tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông.

Kinh doanh bảo hiểm là một kiểu kinh doanh đặc biệt: kinh doanh rủi ro. Các chủ xe đòng phí bảo hiểm hình thành nên quỹ tài chính bảo hiểm, quỹ này

30 chủ yếu được dùng để bồi thường cho các chủ xe khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm, ngoài ra còn được dùng chi đề phòng và hạn chế tổn thất Thông qua thống kê các vụ tai nạn đã xảy ra để xác định nguyên nhân tai nạn, từ đó bảo hiểm đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra Các công ty bảo hiểm thường xuyên bỏ tiền để đặt các biển báo tại những con đường nguy hiểm, xây dựng đường lánh nạn, đặt gương cầu ở những đèo dốc nguy hiểm để hạn chế số vụ tai nạn xảy ra và giảm mức độ thiệt hại Ngoài ra, các công ty bảo hiểm còn thực hiện tuyên truyền luật lệ giao thông đến từng người dân và cả biện pháp khuyến khích các chủ phương tiện tham gia tiếp tục hợp đồng bằng cách giảm phí nếu trong một thời gian nhất định xe không gặp phải rủi ro

- Trực tiếp góp phần ổn định tài chính, khắc phục khó khăn đối với các chủ xe.

Thông thường nếu chủ xe tự chấp nhận rủi ro mà không chuyển giao rủi ro qua bảo hiểm thì việc khắc phục hậu quả là cả một quá trình dài làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của chủ xe Bảo hiểm thông qua công tác bồi thường nhanh chóng, kịp thời giúp chủ xe khắc phục khó khăn về mặt tài chính và duy trì sản xuất kinh doanh nhưng nhà bảo hiểm cũng quy định những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và khống chế hạ mức tối đa số tiền bồi thường là số tiền bảo hiểm để tránh trục lợi bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ điều khiển phương tiện

- Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn.

Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là sự thoả thuận giữa các bên theo bên mua bảo hiểm (chủ phương tiện, lái xe) có trách nhiệm phải nộp phí bảo hiểm, bên bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm.

Trước khi ký hợp đồng , chủ xe phải có giấy yêu cầu bảo hiểm và kê khai đầy đủ, trung thực những nội dung có trong giấy yêu cầu bảo hiểm kê khai đầy đủ, trung thực những nội dung có trong giấy yêu cầu bảo hiểm

Trong hợp đồng bảo hiểm có quy định một số điều khoản quan trọng như:

- Điều khoản quy định về hình thức tham gia : Tham gia bảo hiểm toàn bộ hoặc bộ phận

- Điều khoản quy định về mức trách nhiệm : Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

- Điều khoản quy định về thời gian và hiệu lực hợp đồng.

Công ty bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm Thời hạn hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được thể hiện trên giấy chứng nhận bảo hiểm Trường hợp chủ xe không nộp phí bảo hiểm đầy đủ vào đúng thời hạn quy định thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên mất hiệu

30 lực cho đến khi chủ xe tiếp tục đóng phí

Trong thời hạn bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe thì phải thông báo bằng văn bản cho côg ty trước 15 ngày Nếu hợp đồng được hai bên thoả thuận hủy bỏ, công ty sẽ hoàn lại cho chủ xe 80% bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó chủ xe chưa có lần nào được công ty chấp nhận trả tiền bảo hiểm

Khi đã ký kết hợp đồng bảo hiểm, thì mỗi bên có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm và được hưởng những quyền lợi :

 Đối với công ty bảo hiểm :

 Trách nhiệm của công ty bảo hiểm

- Cung cấp cho chủ xe ô tô quy tắc, biểu phí , ký kết hợp đồng bảo hiểm, chấp nhận tham gia theo đúng luật định Hướng dẫn và tao mọi điều kiện thuận lợi để chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm.

- Công ty bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan đến vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm

- Đối với những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng công ty bảo hiểm phải phối hợp với chủ xe ô tô và các cơ quan chức năng ngay từ đầu để giải quyết tai nạn

- Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, công ty bảo hiểm tiến hành xét và giải quyết bồi thường theo đúng nguyên tắc chính xác, kịp thời, trung thực

- Phải nộp thuế cho Nhà nước

- Phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định.

 Quyền lợi của công ty bảo hiểm:

- Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

- Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm

- Yêu cầu khách hàng áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật

- Có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu phát hiện có hiện tượng trục lợi bảo hiểm

- Từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối thanh toán tiền bồi thường cho khách hàng trong những trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo như thoả thuận trong hợp đồng

 Đối với chủ xe cơ giới

 Trách nhiệm của chủ xe cơ giới

- Phải nộp phí đầy đủ

- Phải chấp hành đúng luật lệ giao thông , phải có bằng lái

- Phải bảo dưỡng xe định kì, nếu xe không đủ điều kiện lưu hành phải kịp thời báo cho công ty bảo hiểm biết

- Phải kê khai đầy đủ, trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm

- Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới có trách nhiệm cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường và báo ngay cho công an gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn

- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe, chủ xe phải thông báo cho công ty bảo hiểm biết để điều chỉnh tỷ lệ phí cho phù hợp.

 Quyền lợi của chủ xe

- Được chi trả tiền bồi thường khi rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm

- Được yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản hoặc giấy chúng nhận bảo hiểm.

- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo luật định, nếu doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp các thông tin sai sự thật để giao kết hợp đồng.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm

Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm của doanh nghiệp được thể hiện ở 2 chỉ tiêu chủ yếu là: doanh thu và lợi nhuận.

1.1 Doanh thu nghiệp vụ (TR)

Doanh thu nghiệp vụ là toàn bộ số tiền mà công ty bảo hiểm thu được từ nghiệp vụ trong một giai đoạn kinh doanh nhất định ( thường là 1 năm)

Giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô bao gồm khoản thu lớn là: o Thu kinh doanh bảo hiểm gồm

- Thu từ phí bảo hiểm gốc

- Kết dư dự phòng năm trước chuyển sang

- Thu đòi người thứ ba

- Thu khác o Thu nhập đầu tư ; thu lãi từ hoạt động đầu tư và thu từ các hoạt động khác.

Tổng chi là toàn bộ số tiền mà công ty bảo hiểm chi ra cho quá trình kinh doanh nghiệp vụ trong thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm)

Chi cũng bao gồm 2 khoản lớn là chi kinh doanh bảo hiểm và chi hoạt động đầu tư Trong đó chi kinh doanh bao gồm:

- Chi bồi thường bảo hiểm gốc

- Chi trích lập dự phồng bồi thường

- Chi phí kinh doanh ; chi lương, dịch vụ thuê ngoài, chi đề phòng và hạn chế tổn thất

1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận nghiệp vụ

Lợi nhuận là toàn bộ số tiền còn lại từ doanh thu nghiệp vụ sau khi đã trừ đi tất cả các khoàn chi

Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh có hai chỉ tiêu:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Hiệu quả được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ

 Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp bảo hiểm

 Chỉ tiêu (2) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm

Trong đó : H D , H L : Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu và lợi nhuận

Các chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt vì với chi phí nhất định, doanh nghiệp sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng.

Với từng nghiệp cụ thể lại tính riêng từng chỉ tiêu hiệu quả

Trong đó : HNV : Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm gốc

DNV : Doanh thu nghiệp vụ

CNV : Chi phí nghiệp vụ bảo hiểm gốc

Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường qua một số khâu công việc cụ thể : Khâu khai thác, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, khâu giám định và bồi thường để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của từng khâu công việc. Để đánh giá hiệu quả khai thác, phải xác định chỉ tiêu :

Kết quả khai thác trong kỳ

Hiệu quả khai thác bảo hiểm =

Chi phí khai thác trong kỳ

Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm hoặc cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ

Chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số đại lý khai thác trong kỳ.

Hiệu quả giám định được tính như sau :

Kết quả giám định trong kỳ Hiệu quả của giám định bảo hiểm =

Chi phí giám định trong kỳ

Kết quả giám định có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hoặc số khách hàng đã được giải quyết bồi thường trong kỳ

Chi phí giám định là tổng số tiền chi phí phân bổ cho khâu giám định và cũng có thể là số lượng giám định viên bình quân của kỳ nghiên cứu.

Hiệu quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được phản ánh bởi chỉ tiêu :

Hiệu quả đề phòng và Lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ hạn chế tổn thất = _ Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ

Kết quả chỉ tiêu nói lên cứ một đồng chi phí đê phòng và hạn chế tổn thất chi ra trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ghiệp vụ bảo hiểm. Khi phân tích chỉ tiêu này, phải chú ý đến độ trễ thời gian vì có những khoản chi ra trong kỳ nhưng hiệu quả lại phát huy ở kỳ sau :

Hiệu quả công tác bồi thường = _

Tổng quan về công ty Bảo Việt Hà Nội

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Hà Nội

Công ty Bảo hiểm Hà Nội (Bảo Việt Hà Nội) là một trong những thành viên và là Công ty hạng I của Bảo Việt.Theo quyết định số 1125/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chi nhánh Bảo hiểm Thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 14/11/1980 với nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh tế bảo hiểm thương mại trên địa bàn Hà Nội, trụ sở đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt - Hà Nội Buổi đầu thành lập công ty chỉ có 7 lao động và kinh doanh 2 nghiệp vụ: Bảo hiểm tai nạn hành khách và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới, doanh thu chỉ khoảng 10 triệu VNĐ/năm Ngày 17/02/1989, Bộ Tài chính ra quyết định số 27/TCQĐ-TCCB chuyển Chi nhánh bảo hiểm Hà Nội được thành Công ty Bảo hiểm Hà Nội Ngày 03/04/1989, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ra quyết định số 230/TCCB-BH phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt dộng của Bảo hiểm Hà Nội, đặt trụ sở chính tại 15C Trần Khánh Dư – Hà Nội Năm 1996, sau quyết định thành lập lại của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, ngày 24/09/1996, điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty phê chuẩn Bảo Việt Hà Nội có nhiệm vụ kinh doanh các nghiệp vụ Bảo hiểm,

30 đầu tư vốn và các dịch vụ có liên quan đến bảo hiểm theo luật pháp của Nhà nước và phân cấp của công ty.

Cùng với 25 năm xây dựng và trưởng thành, Bảo Việt Hà Nội không ngừng lớn mạnh và được khẳng định vị thế trên thị trường Hiện nay, Bảo Việt Hà Nội đã có hơn 160 cán bộ công nhân viên, 26 phòng trực thuộc trong đó 5 phòng quản lý và 21 phòng trực tiếp kinh doanh trải khắp trên 14 quận huyện trong thành phố Trong 5 năm gần đây (2001-2005), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 17%, tổng doanh thu lên tới 700 tỷ VNĐ, công ty đã giải quyết bồi thường gần 200.000 vụ tai nạn, tổn thất với tổng số tiền bồi thường trên 350 tỷ VNĐ. Việc bồi thường đảm bảo đúng, đủ theo chế độ quy định với thời gian nhanh nhất, giúp doanh nghiệp, người dân tham gia bảo hiểm mau chóng ổn định đời sống, sản xuất sau khi gặp rủi ro.

Nhiều năm liền Bảo Việt Hà Nội đã vinh dự nhận được những danh hiệu thi đua: Cờ thi đua xuất sắc của Tổng công ty, bằng khen của Bộ Tài chính, cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ và năm 2005 được vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng III của Nhà nước.

2 Bộ máy tổ chức và nhân lực

Ban giám đốc công ty:

01 Giám đốc: ông Bùi Gia Anh

03 Phó giám đốc: Ô.Trần Nhật Long, Ô Nguyễn Quốc Thiện, Ô Hoàng Văn Lịch.

Các phòng ban nghiệp vụ trực thuộc công ty:

Các phòng chức năng: phòng Tổng hợp, phòng Tài chính-kế toán, phòng Hành chính-quản trị, phòng Giám định-bồi thường, phòng Quản lý đại lý, phòng Tin học.

Các phòng nghiệp vụ: phòng Bảo hiểm Cháy và các rủi ro hỗn hợp, phòng Bảo hiểm Rủi ro-kỹ thuật, phòng Bảo hiểm Phi hàng hải, phòng Bảo hiểm Hàng hải, phòng Marketing, phòng Quốc phòng.

Các văn ph òng đại diện

14 văn phòng đại diện và 14 phòng nghiệp vụ trực thuộc tại tất cả các quận,

30 huyện cùng mạng lưới đại lý, cộng tác viên trên địa bàn thành phố.

Các phòng nghiệp vụ và văn phòng đại diện không thực hiện hạch toán độc lập nhưng có toàn quyền quyết định các hoạt động của mình ở mức phân cấp cho phép, kết hợp với các phòng chức năng nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết

Nhờ cơ cấu tổ chức như trên, việc qunả lý chung của Bảo hiểm Hà Nội khá chạt chẽ cả chiều rộng và chiều sâu, tạo sự thông suốt từ Ban giám đốc tới các phòng ban, đại lý, cộng tác viên, đảm bảo đưa ra một dịch vụ bảo hiểm tốt nhất cho khách hàng Các phong ban trong công ty hoạt động vừa độc lập, vừa có sự liên hệ qua lại mật thiết với nhau do sự phân công, phân cấp quản lý của Ban giám đốc.

Sơ đồ tổ chức Bộ máy hoat động công ty Bảo hiểm Hà Nội.

 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Bảo Việt Hà Nội kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ với các loại hình bảo hiểm:

_ Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng (C.A.R)

_ Bảo hiểm mọi rủi ro về lắphòng đặt (E.A.R)

_ Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

_ Bảo hiểm thân tàu biển, tàu sông và tàu cá.

_ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển, tàu sông và tàu cá.

_ Bảo hiểm rủi ro các nhà thầu đóng tàu.

_ Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba.

_ Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng hoá vận chuyển nội địa. _ Bảo hiểm máy móc trang thiết bị xây dựng lắp đặt(C.P.M).

_ Bảo hiểm thiệt hại máy móc.

_ Bảo hiểm thiết bị điện tử.

_ Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới.

_ Bảo hiểm tai nạn con người.

_ Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật.

_ Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển y tế cấp cứu.

_ Bảo hiểm toàn diện đối với học sinh.

_ Các loại hình bảo hiểm khác…

Bảo Việt Hà Nội tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội tát cả các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai tại Tổng công ty nhưng không trực tiếp tham gia các hoạt động tái bảo hiểm mà tái bảo hiểm thông qua Tổng công ty, nhưng được phép tham gia các hoạt động đầu tư Sự chỉ đạo của Bảo Việt đối với Bảo Việt Hà Nội chỉ mang tính chất gián tiếp ở tầm vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho công ty hoạt động Bảo Việt Hà Nội là một tổ chức kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng, có con dấu riêng, có quyền ký kết hợp đồng kinh tế và giải quyết bồi thường các tổn thất, có quyền quyết định phương thức kinh doanh, quy trình nghiệp vụ.

3 Kết quả hoạt động kinh doanh Đánh giá chung tình hình thị trường bảo hiểm Hà Nội a Thuận lợi

Trong những năm gần đây, tình hinh kinh tế cả nước nói chung và thủ đô

Hà Nội nói riêng tuy gặp khó khăn do thiên tai, dịch cúm gia cầm… nhưng vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao Hà Nội với mức tăng trưởng khoảng 10% tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch và phát triển đô thị Nhận thức về bảo

30 hiểm của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân cũng được nâng cao. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, tạo điều kiện cho Bảo Việt Hà Nội hoạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ.Bảo Việt Hà Nội là đơn vị đứng thứ nhất nhì trong tổng công ty nên luôn có được sự chỉ đạo sát sao củng Tổng công ty, Bảo Việt Việt Nam và sự hỗ trợ hiệu quả của các phòng ban, đơn vị thành viên cùng cấp. b Khó khăn

Số lượng các công ty bảo hiểm tăng lên trong thời gian qua khiến tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt Cạnh tranh chủ yếu qua việc giảm phí, tăng chi phí kinh doanh để có dịch vụ.

Khách hàng tham gia bảo hiểm có sự lựa chọn kỹ lưỡng các công ty bảo hiểm và tính toán chặt chẽ hơn khoản chi phí tham gia bảo hiểm để có lợi nhất. Việc ra dời mới các Công ty bảo hiểm cổ phần đã thu hút một số khách hàng tham gia cổ đông nên có được thị phần bảo hiểm nhất định trên thị trường cũng tạo được sự cạnh tranh mạnh đối với các đối thủ khác.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội thời gian qua

Kết quả doanh thu qua các năm

Bảng 5: Doanh thu của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2001-2006

Tốc độ tăng doanh thu(%)

( Nguồn:Bảo Việt Hà Nội)

Từ hai nghiệp vụ ban đầu, Bảo Việt Hà Nội đã phát triển số lượng nghiệp vụ không ngừng, năm 2001 là 42 nghiệp vụ đến năm 2006 đã là 57 nghiệp vụ. Doanh thu phí tăng lên đều đặn hàng năm với tỷ lệ tăng bình quân trên 17%, từ 82.702 tỷ VNĐ năm 2001 đến 201.42 tỷ năm 2006 Trong điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, có được kết quả như vậy thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên Bảo Việt Hà Nội trong việc hoàn thành kế hoạch đề ra Riêng trong năm 2006, trong

22 đầu mối khai thác trực tiếp của công ty đã có 15 phòng hoàn thành vượt mức kế hoạch Ban lãnh đạo công ty cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc đánh giá, phân tích kết quả kinh doanh hàng năm để phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu và tìm ra tiềm năng cần khai thác, đề ra biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, công ty cũng đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời phối hợp giúp đỡ của Tổng công ty và các phòng ban của Bảo Việt Việt Nam.

Kết quả doanh thu theo từng nhóm nghiệp vụ

Bảng 6 : Doanh thu các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: Triệu đồng

1.Bảo hiểm xe cơ giới 27.200 30.200 52.710 53.490 59.250 59.618 a.BH vật chất xe ôtô 15.632 18.229 30.944 34.660 40.120 39.848 b.BH TNDS chủ xe ôtô đối với người thứ 3 7.642 8.200 12.536 14.690 15.464 15.189 c.BH TNDS của chủ xe môtô đối với người thứ 3

2.Bảo hiểm con người 29.000 31.000 38.947 49.659 57.199 64.134 a.BH kết hợp con người 9.630 10.867 12.399 13.502 14.677 14.211 b.BH TN con người 24/24 1.973 1.546 2.057 2.234 2.997 2.687 c.BH học sinh 9.739 10.702 11.157 14.938 17.012 17.495 d.BH TN hành khách 3.086 3.417 4.934 7.158 6.156 7.634 e.BH TN lái phụ xe và người ngồi trên xe 3.548 3.652 5.941 3.988 3.092 3.672 f.BH du lịch 860 1.349 1.796 3.728 5.705 6.405

3.BH hoả hoạn và rủi ro đặc biệt 7.620 8.670 9.138 10327 10.812 12.686

4.BH xây dựng lắp đặt 5.228 6.542 6.885 7.820 18.694 27.770

5.BH thiết bị điện tử 1.739 2.087 3.928 3.125 3.855 1.701

8.BH hàng hoá 2.900 5.200 5.655 8.982 9.030 8.197 a.BH hàng nhập khẩu 1.627 1.829 2.182 3.348 3.791 5463 b.BH hàng xuất khẩu 236 1.502 713 497 530 312 c.BH hàng hoá vận chuyển nội địa 1.053 1.859 901 4.520 4.718 2422

( Nguồn: Bảo Việt Hà Nội)

Thực trạng triển khai bảo nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tai Bảo Việt Hà Nội

Nhận thấy sự cần thiết và những tác dụng rất thiết thực, ngay từ những ngày đầu thành lập, Bảo Việt Hà Nội đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và trong thời gian hoạt động Bảo Việt Hà Nội luôn là nghiệp vụ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty.Thực tế loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội triển khai chủ yếu với xe ô tô rất ít khi áp dụng cho xe máy với hai nguyên nhân chính :

Về phía chủ xe : So với xe ô tô, xe máy có giá trị tương đối thấp, khi chẳng may xảy ra tai nạn thì chi phí sửa chữa cũng không lớn như xe ô tô, chủ xe có thể tự gánh chịu, còn nếu có tham gia bảo hiểm chủ xe cũng ngại đòi bồi thường do thủ tục đòi yêu cầu bồi thường cũng khá phức tạp và số tiền bồi thường thấp

Về phía công ty bảo hiểm : Sẽ rất ít chủ xe mô tô tham gia bảo hiểm do lý do trên nên nếu có triển khai thì phí bảo hiểm rất cao để hình thành nên quỹ Không chỉ có Bảo Việt mà tất cả các công ty bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô Trong đó Bảo Minh và PJICO là hai đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Bảo Việt Tuy trên thị trường thị trường bảo hiểm Việt Nam hịên nay có rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài giàu mạnh song cùng với nền tảng là công ty bảo hiểm ra đời đầu tiên trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng với khả năng tài chính và sự đóng góp không biết mệt mỏi của cán bộ, nhân viên trong công ty, Bảo Việt Hà Nội đã kinh doanh rất thành công và doanh thu tăng liên tục trong những năm qua. Đặc biệt là bảo hiểm vật chất xe ô tô.

Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói chung cũng như bảo hiểm nói riêng được triển khai rất sớm tại công ty Bảo Việt Hà Nội ( 1981), khi công ty mới thành lâp một năm Mặc dù bảo hiểm vật chất ô tô là loại hình bảo hiểm tự nguyện nhưng đây là một trong những nghiệp vụ chính của công ty ( chiếm tỷ lệ trên 20% tổng doanh thu của công ty ),năm 2005 doanh thu của nghiệp vụ này lên đến 4012 triệu đồng chiếm 23% tổng doanh thu.Ngày nay nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô ngày càng phổ biến bởi số lượng xe ô tô tăng lên rất nhanh ( do đời sống ngày càng được nâng cao trong khi có một số lượng lớn là

30 xe Trung Quốc nhập khẩu vào với gía rẻ cùng với chính sách nhập khẩu xe cũ của nhà nước mới ban hành ) Do đó nhu cầu được bảo hiểm tăng cao.Chất lượng của công tác khai thác nghiệp vụ này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công tác tuyên truyền, quảng cáo, uy tín của công ty , tỷ lệ phí của công ty bảo hiểm áp dụng , tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên trong công ty , thói quen tâm lý của chủ xe vv Mặc dù một công ty nhà nước có uy tín lâu năm, có mối quan hệ lâu dài với nhiều tổ chức kinh tế xã hội nhưng trong quá trình triển khai nghiệp vụ này công ty vẫn còn một số khó khăn nhất định :

- Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế, họ có thói quen tự chịu tổn thất chứ không mua bảo hiểm, hơn nữa đay là nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện.

- Mạng lưới đại lý còn yếu cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ nên nhiều khi không thuyết phục được khách hàng.

- Chính sách mở cửa của nhà nước tạo ra sự cạnh tranh gay gắt để tranh giành thị phần với các công ty bảo hiểm khác như Bảo Minh, PJICO, BẢO LONG, PTI nhất là các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài Ngoài kiến thức, kinh nghiệm quản lý hơn hẳn của Bảo Việt những công ty này thường đầu tư rất nhiều cho công tác tuyên truyền quảng cáo cũng như tỷ lệ giảm phí, trích phần trăm hoa hồng cho đại lý Đây là những biện pháp mà Bảo Việt không “chạy đua’’ theo được

Trước những khó khăn chung Bảo Việt đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu khai thác đến khâu giải quyết bồi thường, nâng cao uy tín với khách hàng từ đó thu được lợi nhuận cho công ty Để đánh giá được tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của Bảo Việt Hà Nội ta theo dõi bảng sau :

Bảng 8: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2002 – 2006.

1 Số xe tham gia Chiếc 8.533 9.063 9.721 10.126 12.102

2 Doanh thu kế hoạch Trđ 16.769 22.422 30.605 46.000 54.211

3 Doanh thu thực hiện Trđ 18.316 30.303 38.656 40.102 55.007

4 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch % 109,23 135,27 126,31 87,18 85,04

( Nguồn : Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất tại Bảo Việt Hà Nội liên tục tăng qua các năm, đồng thời doanh thu phí cũng có chiều hướng tăng theo.Trong 5 năm (2002- 2006) số xe tham gia bảo hiểm tại

Bảo Việt Hà Nội cũng tăng lên rất nhanh, tăng 3569 xe, kéo theo doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này tăng từ 18.316 đến 55.012 tức gấp 3,1 lần Đây là một con số không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội.Mấy năm đầu triển khai nghiệp vụ này, số xe tham gia bảo hiểm cũng không nhiều nhưng số xe tham gia và doanh thu của nghiệp vụ này liên tục tăng trở lên ổn định kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á( 1999) Năm 2000 đánh dấu bước ngoặt của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Việt Hà Nội, bởi từ đây số lượng xe tham gia bảo hiểm, doa+nh thu phí liên tục tăng và ổn định.Cụ thể:

Năm 2000 số lượng xe tham gia bảo hiểm là 7.635 chiếc với doanh thu phí là 14.643 triệu đồng với tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch là 104.22% và năm 2002 là 18.216 với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 109,23% đây là con số khá cao Bảo Việt đạt được bởi trong thời gian này nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á cùng với sức ép cạnh tranh của các công ty mới thành lập khác nay đã đi vào hoạt động ổn định như

Bắt đầu từ năm 2002 số xe tham gia tham gia bảo hiểm và doanh thu phí đã tăng nhanh chóng, năm 2002 tăng 512 so với năm 2001, doanh thu tăng lên

2674 triệu đồng ( tức 17%) Đặc biệt năm 2003 là năm có doanh thu tăng nhiều nhất so với năm trước, so với năm 2002 số xe tham gia chỉ tăng 530 chiếc nhưng doanh thu tăng từ 18.316 triệu đồng lên 30.330 triệu đồng ( vượt mức kế hoạch đề ra là 35, 27%) , tăng 12.014 triệu đồng gấp 1,65 lần.

Năm 2003 nền kinh tế trong nước đã thật sự ổn định không còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1999, cùng với quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới kéo theo số xe tham gia, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tăng nhờ bán kết hợp với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.Mặt khác Bảo Việt cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên đã tăng cường đầu tư hoàn thiện từng khâu trong quá trình triển khai nghiệp vụ tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng. Năm 2004 cũng là năm nghiệp vụ này thu được kết quả cao, donh thu tăng 8.326 triệu đồng ( tăng 27%) so với năm 2003 , phí bảo hiểm bình quân 3,97 triệu đồng / xe.

Trong 5 năm liên tục, năm nào doanh thu của Bảo Việt Hà Nội cũng tăng lên Từ năm 2002 đến năm 2004 năm nào cũng vượt mức kế hoạch đề ra nhưng đến năm 2005, mặc dù, mặc dù doanh thu của Bảo Việt Hà Nội tăng 1.464 triệu đồng nhưng tỷ lệ hòan thành kế hoạch lại giảm xuống là 87,18%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do Bảo Việt Hà Nội đã đưa ra mục tiêu quá cao trong khi xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời trong nước và nước ngoài và sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty bảo hiểm đặc biệt là trong nền kinh tế mở cửa tự do hiện nay và khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO với danh mục sản phẩm đa dạng phong phú, chất lượng phục vụ chu đáo, khâu khai thác, chiến lược marketing Vì vậy công ty phải đề ra những sách lược, chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn trong tất cả các khâu trong kinh doanh bảo hiểm : khai thác, giám định, bồi thường, marketig, danh mục sản phẩm, chăm sóc khách hàng với những chính sách đãi ngộ, khuyến khích để nâng cao hiệu quả hoạt động

30 kinh doanh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội. Đến năm 2006 , cùng với những chiến lược và sách lược của công ty , và sự cố gắng của toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên , doanh thu phí tăng lên 5.910 triệu đồng tương ứng 8,7% , đây là năm có doanh thu phí cao nhất từ trước đến nay

Có được kết quả này là do :

Ngày đăng: 24/06/2023, 10:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 So sánh tai nạn giao thông đường bộ với các loại hình giao  thông - Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hà nội
Bảng 2 So sánh tai nạn giao thông đường bộ với các loại hình giao thông (Trang 6)
Bảng 3. Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô ( phí bảo hiểm đã bao gồm 10% VAT) - Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hà nội
Bảng 3. Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô ( phí bảo hiểm đã bao gồm 10% VAT) (Trang 16)
Bảng 7: Số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết bồi thường - Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hà nội
Bảng 7 Số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết bồi thường (Trang 42)
Bảng 9   : Tình hình giải quyết bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2002- 2006. - Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hà nội
Bảng 9 : Tình hình giải quyết bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 (Trang 53)
Bảng 10 : Tình hình giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô - Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hà nội
Bảng 10 Tình hình giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô (Trang 59)
Bảng 11 : Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất ô tô tại Bảo Việt Hà Nội - Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hà nội
Bảng 11 Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất ô tô tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w