Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Thúy La
3.1 Khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán trong 3 năm ( 2010- 2012):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: VNĐ
STT CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
I Tiền và các khoản tiền tương đương(1101+112)
2 Các khoản tương đương tiền(112)
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn(1201+129)
III Các khoản phải thu ngắn hạn(130)
2 Các khoản phải thu khác(135)
3 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(149)
V Tài sản ngắn hạn khác(150)
1 Chi phí trả trước ngắn 118.649.122 118.649.122 118.649.122 hạn(151)
2 Thuế GTGT được khấu trừ (152)
I Các khoản phải thu dài hạn (210)
II Tài sản cố định (220) 2.591.156.870 9.702.818.305 9.702.818.305
1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình
2 Giá trị hao mòn lũy kế
3 Chi phí xây dựng dở dang 7.013.328.103 7.013.328.103 III Bất động sản đầu tư (240) (63.333.332) (63.333.332)
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250)
V Tài sản dài hạn khác
1 Vay và nợ ngắn hạn (311) 20.591.637.989 20.591.637.989
3 Người mua trả tiền trước
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (314)
5 Phải trả người lao động
6 Các khoản phải trả, nộp ngắn hạn khác (319)
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu (411)
2 Vốn khác của chủ sở hữu
3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (420)
BẢNG 1.1: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010-2012
Dựa vào bảng phân tích biến động của tất cả các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán năm 2010-2011 và 2011-2012, ta có thể nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp như sau:
• Phần tài sản: Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:
Năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.420.951.987 đồng, tương ứng 12,7% Năm
2012 so với năm 2011 tăng mạnh, với tỉ lệ tăng gấp đôi, tương ứng tăng
25.544.322.686 đồng Sự thay đổi này là do sự thay dổi của các khoản mục tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn….
- Trước hết là sự biến động của vốn bằng tiền: Khoản mục tiền giảm qua các năm, đặc biệt năm 2012 giảm mạnh Giảm xuống tới 13.293.864.262 đồng Nguyên nhân là do trong năm 2012, doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư vào bất động sản cùng với công ty TNHH Nhà đất Hòa Long và triển khai dự án xây dựng văn phòng cho thuê, nhà nghỉ cơm trưa văn phòng ở 270 Lê Lợi, doanh nghiệp đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất và nhập thêm máy may phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất vì vậy công ty phải bỏ ra nhiều tiền hơn nên khoản mục tiền năm 2012 giảm mạnh so với 2011.
- Biến động các khoản phải thu: Các khoản phải thu là những khoản nợ mà khách hàng phải trả cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp chưa thu được tại thời điểm lập báo cáo tài chính của kì trước.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy khoản phải thu năm 2011 tăng
1.159.866.285 đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng gấp đôi Sang năm
2012 thì mức tăng này tăng nhanh, tương ứng với 18.955.686.625 đồng Chính điều này đã bù đắp sang phần khoản mục tiền nên phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2012 tăng gấp đôi 2011 Khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: Phải thu của khách hàng, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, các khoản phải thu khác Trong đó khoản mục ảnh hưởng lớn đến khoản phải thu của doanh nghiệp là: Phải thu của khách hàng.
- Khoản mục hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty tăng trong giai đoạn 2010-
2011, nhưng lại giảm trong giai đoạn 2011-2012 Cụ thể hàng tồn kho năm 2011 tăng 1.251.168.350 đồng, tương ứng 189% Năm 2012 giảm 435.792.650 đồng, tương ứng 22,8% Như vậy nhìn chung cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa thật sự hợp lý.
Từ số liệu trên cho thấy công ty không ngừng chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mình Hứa hẹn doanh thu thuần sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Đối với tài sản cố định và các đầu tư dài hạn:
Năm 2011 so với 2010 tăng đáng kể, nhưng năm 2012 thì tăng nhẹ Nguyên nhân làm cho số liệu năm 2011 tăng mạnh như vậy là do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tăng.
Nợ phải trả năm 2011 so với 2010 tăng 9,09%, trong đó nợ ngắn hạn tăng 2.459.775.359 đồng và trong khoảng thời gian của năm 2010-2011, doanh nghiệp không có nợ dài hạn Trong giai đoạn này, doanh nghiệp chủ yếu dùng để chi trả người lao động.
Nợ phải trả năm 2012 so với năm 2011 tăng mạnh, tăng đến 86,5% Do năm nay doanh nghiệp chú trọng đầu tư nhiều nên phải huy động vốn từ khoản nợ vay dài hạn để đầu tư, trong đó nợ ngắn hạn lại giảm.
Vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm so với năm 2010 là 3.823.372 đồng, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 7.570.453 đồng, điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn của mình vào những dự án đang tiếp tục được đầu tư, cần đẩy mạnh việc tăng lợi nhuận thu được để bổ sung vào nguồn vốn của mình.
3.2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả hoạt động SXKD trong 3 năm (2010-2012): ĐVT: VNĐ
STT CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
2 Các khoản giảm trừ doanh thu(02)
6 Doanh thu hoạt động tài chính(21)
- Trong đó: chi phí lãi vay
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp (25)
14 Tổng lợi nhuận trước thuế (500+40)
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (51)
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế 4.888.388.520 6.951.684.346 7.004.962.285 thu nhập doanh nghiệp (60P-51-52)
BẢNG 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012
3.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
Sản phẩm của công ty là những sản phẩm quần áo, Drap – Mền – Gối, Vỏ bảo vệ máy tính, Gối tựa lưng, Gối, Chăn các loại,……….
Mỗi một sản phẩm có một đặc điểm riêng, một hình dáng riêng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Sản phẩm của doanh nghiệp được phân phối tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng nhỏ lẻ trong nội địa và cả xuất khẩu nước ngoài.
Cụ thể chi tiết về tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây được biểu diễn trong bảng sau: ĐVT: Chiếc
Công ty TNHH Điều dưỡng và du lịch
Bảng 1.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010- 2012
Qua đó, ta thấy lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm đều tăng:
Thị trường nội địa: Riêng thị trường các cửa hàng ở Vũng Tàu, thì năm 2010 tiêu thụ được 4750 sản phẩm, năm 2011 5840 sản phẩm, tăng sản phẩm, tương ứng 22,9% so với năm 2010 Năm 2012 thì tiêu thị được 6974 sản phẩm, tăng 1134 sản phẩm, tương ứng 19,4 % so với năm 2011; Với thi trường Hà Nội, năm 2010 tiêu thụ được 1800 sản phẩm, năm 2011 được 2980 sản phẩm, tăng 1180 sản phẩm, tương ứng 65,5% so với năm 2010 Năm 2012 tiêu thụ được 3500 sản phẩm, tăng
520 sản phẩm, tương ứng 17,4% so với năm 2011; Với hệ thống siêu thị toàn quốc, Năm 2010 tiêu thụ được 25800 sản phẩm, năm 2011 tiêu thụ được 31490, tăng
5690 sản phẩm, tương ứng 22,1% so với năm 2011 Năm 2012 tiêu thụ được 35500 sản phẩm, tăng 4010 sản phẩm, tương ứng tăng 12,7% so với năm 2011
Thị trường nước ngoài: Với thị trường Mỹ, năm 2010 tiêu thụ 1000 sản phẩm, năm 2011 tiêu thụ 1500, năm 2012 tiêu thụ 1700 Vơi thị trường Hàn Quốc, năm
2010 tiêu thụ 9600 sản phẩm, năm 2011 tiêu thụ 12000 sản phẩm tăng 2400 sản phẩm Năm 2012 tiêu thụ 14000 sản phẩm, tăng 2000 sản phẩm, tương ứng tăng 16,6% so với năm 2011.
Nhìn chung, số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp tăng trong giai đoạn 3 năm 2010-2012 Điều này chứng tỏ được sức hút của sản phẩm của doanh nghiệp đối với thị trường nội địa lẫn nước ngoài Có thể thấy sản phẩm của doanh nghiệp là những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã, kiểu dáng dẹp, phú hợp với nhu cầu của thị trường Bên cạnh đó, không thể phủ nhận được những chiến lược marketing và chính sách giá mà doanh nghiệp đưa ra phù hợp và thu hút được nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp đang ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trên thị trường may mặc Việc tiêu thụ số lượng sản phẩm ngày càng tăng, giúp doanh thu của doanh nghiệp cũng ngày càng tăng, và doanh nghiệp đang hoạt dộng kinh doanh có hiệu quả.
3.2.2 Phân tích năng suất lao động:
Năng suất lao động là chỉ tiêu có vai trò quan trọng rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh Cùng với chỉ tiêu hiệu suất tiền lương, năng suất lao dộng giúp ta đánh giá được chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên ở Doanh nghiệp tư nhân Thúy La.
Chỉ tiêu năng suất lao động theo tiền lương của Doanh nghiệp tư nhân Thúy La được thể hiện ở bảng sau: ĐVT:VNĐ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11
Năng suất theo lợi nhuận
Bảng 1.4: Năng suất lao động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2012
( Nguồn: Phòng nhân sự và phòng kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy năng suất lao động theo doanh thu tăng dần trong giai đoạn 2010-2012, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên Tuy nhiên tỷ suất theo lợi nhuận năm 2012 lại giảm so với 2011, là do tốc độ tăng lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 thấp so với mức tăng lao động giai đoạn 2011-2012, nguyên nhân chính là do các khoản chi phí tăng, dẫn đến lợi nhuận không nhiều
Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Thúy La
4.1 Mục tiêu sản xuất kinh doanh trong những năm sắp tới:
Mục tiêu lâu dài và bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề tối đa hóa lợi nhuận Vì vậy mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong những năm sắp tới cũng không ngoài mục tiêu này Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có những nổ lực tối đa.
Với việc sử dụng lao động:
Cần tăng cường đội ngũ lao động có tay nghề cao, kinh nghiệm sản xuất lớn để không chỉ giúp nâng cao số lượng sản phẩm sản xuất mà còn phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp của thị trường hiện tại Bên cạnh đó, đầu năm 2014 doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thêm vị trí chuyền trưởng và giám sát sản xuất để theo dõi tốt hơn quá trình sản xuất.
Với chủng loại mẫu mã và chất lượng sản phẩm:
Thiết kế thêm nhiều kiểu dáng, mẫu mã mặt hàng để tăng tính đa dạng về sản phẩm cho doanh nghiệp mình Nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm mang tính tiện dụng và thời trang phục vụ cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội Nâng cao chất lượng sản phẩm qua từng công đoạn sản xuất.
Với nguyên liệu sản xuất:
Doanh nghiệp sử dụng các nguyên vật liệu trong nước với số lượng, chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật của dây chuyền sản xuất Đặc biệt là lấy nguồn vải coton từ lò vải Thiên Tân, một nơi cung cấp đáng tin cậy mà doanh nghiệp tin tưởng Song song đó, doanh nghiệp dự định kí hợp đồng với cơ sở sản xuất đồ dùng cho ngành dệt may ở TP.HCM để tiện cho việc nhập kho những đồ dùng phục vụ cho việc sản xuất như: kéo bấm, dao vắt sổ, chỉ may, chỉ thêu, chỉ vắt sổ, dây curoa máy may,
… và doanh nghiệp cũng mua thêm máy đóng dấu đường viền và thêm 1 máy thêu vi tính để đủ sản xuất.
Với công nghệ sản xuất:
Mở rộng sản xuất đi đôi với việc hoàn thiện đồng bộ các dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
Với vấn đề thị trường:
Mở rộng thị trường về cả chiều rộng lẫn chiều sâu; khối lượng sản phẩm sản xuất ra đem tiêu thụ cần phải tăng nhưng không quên đi kèm với vấn đề nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đối với thị trường nội địa: đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu của thị trường để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng tiến hành các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rộng rãi qua các thông tin đại chúng như: tivi, báo, đài, internet… tiến hành các hội nghị khách hàng nhằm thu thập được các thông tin chính xác phản hồi từ phía người tiêu dùng; tham gia các hội chợ triển lãm Đối với thị trường nước ngoài: Ngoài các thị trường là bạn hàng truyền thống lâu năm, cần phải khai thác, mở rộng các thị trường khác trên thế giới bằng cách tận dụng tối đa các lợi thế của mình đặc biệt là lợi thế xuất phát từ giá thành của sản phẩm thấp, đây có thể coi là điểm hấp dẫn nhất đối với các nhà nhập khẩu quốc tế Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài qua nhiều phương thức: có thể tiến hành xuất khẩu trực tiếp hoặc qua các công ty trung gian uy tín để bán sản phẩm khắp toàn cầu Đặc biệt công ty tăng cường các hình thức thanh toán và các hình thức mua bán đa dạng hơn.
Cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên: mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành để nhằm đem lại lợi nhuận, dựa trên cơ sở đó để cải thiện đời sống của CBCNV của công ty Đây là điều kiện tiên quyết giúp củng cố niềm tin cũng như tăng tính hấp dẫn, tăng tinh thần phục vụ của mọi lao động đối với công ty.
Trong tháng 12/2013, doanh nghiệp vừa kí hợp đồng may 4000 tạp dề và 3500 áo đầu bếp cho công ty MH Chois của Hàn Quốc Đây là 1 hợp đồng mà doanh nghiệp hy vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp trong năn
4.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở doanh nghiệp tư nhân Thúy La:
Qua phân tích ta nhận thấy, daonh thu của công ty trong 3 năm có xu hướng tăng ổn định, vì thế việc duy trì tăng tốc độ doanh thu là một trong những việcchết sức cần thiết Muốn thế, trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm , luôn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và ngày càng nâng cao chất lượng trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của khách hàng như thế sẽ tạo ra được niềm tin cậy cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng Mặt khác nâng cao và đảm bảo chất lượng cũng là nền tảng để thu hút khách hàng mới
Trong năm tới doanh nghiệp sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm Drap – Mền – gối với nhũng họa tiết áp lích hoàn toàn mới, hy vọng sẽ đáp ứng được với thị trường ngày nay.
4.2.2 Sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đúng cách:
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định được rõ nhu cầu vốn tối thiểu là bao nhiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần bao nhiêu vốn để đầu tư vào trang thiết bị máy móc, cần bao nhiêu vốn cho mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cần bao nhiêu vốn để trả người lao động… từ đó có biện pháp kịp thời nhằm tránh tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay thừa vốn, để vốn "chết" gây lãng phí trong khi nguồn vốn của công ty còn dựa chủ yếu vào đi vay
Từng bước cơ cấu lại HĐ SXKD bằng việc thay đổi cơ cấu doanh thu theo nguyên tắc đầu tư vốn theo hướng chú trọng phục vụ những luồng tuyến đem lại doanh thu cao hơn, làm tỷ suất lợi nhuận tăng và ổn định Doanh nghiệp nên tập trung đầu tư vào việc phát triển mở rộng quy mô nhà máy sản xuất ở đường số 5 khu công nghiệp Đông Xuyên để đáp ứng đủ nhu cầu của các đối tác và thị trường Bên cạnh đó, cũng nên chi vốn để sửa chữa lại xưởng may ở số 5 Phan Chu Trinh, như lắp lại hệ thống chống nống ở trần, sửa hoặc thay mới những máy may đã hư…để tạo cho công nhân thoải mái tạo ra năng suất lao động cao hơn.
Không nên đầu tư quá dàn trải, hơn nữa còn gây thất thoát một lượng vốn lớn mà kết quả lại không cao Nên hạn chế việc đầu tư vào bất động sản, vì đây là ngành ngoài luồng của doanh nghiệp, không thuộc cùng phạm vi kiểm soát sẽ dễ dẫn đến việc đầu tư không thật sự hiệu quả
Năm 2012 vừa qua, doanh nghiệp đã góp vốn 500 triệu vào việc xây dựng hệ thống nhà nghỉ, cơm văn phòng và quán cà phê ở 270 Lê Lợi, tuy nhiên hoạt động không hiệu quả nên lợi nhuận thu về không cao Theo em nghĩ, doanh nghiệp nên đưa ra chính sách rút vốn hay bán phần vón góp của mình để sử dụng số vốn đó đầu tư vào việc xây sựng lại bếp ăn tập thể cho công nhân ở xưởng may đường số 5 khu công nghiệp Đông xuyên, phần còn lại chi cho việc sửa chữa nhà xưởng ở nhà máy Thúy La Khu công nghiệp Đông Xuyên để cho thuê, bởi vì nhà xưởng đó doanh nghiệp bỏ trống hơn 1 năm nay không sử dụng Như vậy mỗi tháng doanh nghiệp sẽ có thêm doanh thu từ việc cho thuê xưởng, sẽ làm tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp chi trả bớt các khoản nợ ở ngân hàng Đại tín, làm tăng tỷ suất sinh lời của tài sản của doanh nghiệp Tóm lại cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ, đảm bảo thúc đẩy các HĐ SXKD
Hoàn thiện cơ cấu vốn của công ty theo hướng tăng tỷ trọng vốn cố định hiện nay lên Bên cạnh đó công ty phải chú ý tới nhu cầu vốn lưu động phải đảm bảo vốn lưu động trong kinh doanh Doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định kí 1 hợp đồng sản xuất nào đó để tránh dẫn đến việc không đáp ứng làm thua lỗ.
Tổ chức nghiêm túc việc quyết toán từng hợp đồng theo quý, hạch toán lỗ lãi cho từng phòng ban giúp giám đốc nắm chắc nguồn vốn và lời lãi.
4.2.3 Giảm chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận: