1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN THẠC SĨ] Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thép Vinakyoei

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thép Vinakyoei
Tác giả Hồ Minh Tuyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Đức Loan
Trường học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,65 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Sự cần thiết của đề tài (15)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (16)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu (17)
  • 8. Kết cấu của luận văn (18)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH, THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (20)
    • 1.1. Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh (20)
      • 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh (20)
      • 1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (21)
      • 1.1.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh (22)
        • 1.1.3.1. Khái niệm phân tích hiệu quả kinh doanh (22)
        • 1.1.3.2. Ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh (23)
    • 1.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng mô hình thẻ điểm cân bằng (23)
      • 1.2.1. Khái niệm tổng quát về thẻ điểm cân bằng (23)
      • 1.2.2. Vai trò của Thẻ điểm cân bằng (25)
        • 1.2.2.1. Đo lường bằng thẻ điểm cân bằng (26)
        • 1.2.2.2. Quản trị chiến lược bằng thẻ điểm cân bằng (27)
        • 1.2.2.3. Trao đổi thông tin thông qua thẻ điểm cân bằng (28)
      • 1.2.3. Nội dung các yếu tố của thẻ điểm cân bằng (28)
        • 1.2.3.1. Phương diện tài chính (28)
        • 1.2.3.2. Phương diện khách hàng (33)
        • 1.2.3.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ (35)
        • 1.2.3.4. Phương diện đào tạo và phát triển (37)
      • 1.2.4. Bản đồ chiến lược các mục tiêu trong thẻ điểm cân bằng (38)
      • 1.2.5. Một số rào cản khi thực hiện thẻ điểm cân bằng (40)
        • 1.2.5.1. Nhà quản lý (40)
        • 1.2.5.2. Nhân viên (40)
    • 1.3. Các nghiên cứu có liên quan (40)
      • 1.3.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam (41)
      • 1.3.2. Các nghiên cứu trên Thế Giới (43)
      • 1.3.3. Nhận xét công trình nghiên cứu (44)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VINAKYOEI (47)
    • 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Thép Vinakyoei (47)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thép Vinakyoei (47)
      • 2.1.2. Hình ảnh sản phẩm (49)
      • 2.1.3. Các dự án của Công ty (50)
    • 2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thép VinaKyoei (51)
      • 2.2.1. Phương diện tài chính (51)
        • 2.2.1.1. Mục tiêu tài chính (51)
        • 2.2.1.2. Kết quả thực hiện mục tiêu tài chính 2020-2022 (52)
        • 2.2.1.3. Nhận xét (61)
      • 2.2.2. Phương diện khách hàng (64)
        • 2.2.2.1. Mục tiêu phương diện khách hàng (64)
        • 2.2.2.2. Tình hình thực hiện mục tiêu khách hàng (65)
        • 2.2.2.3. Nhận xét (67)
      • 2.2.3. Quy trình kinh doanh nội bộ (68)
        • 2.2.3.1. Mục tiêu phương diện kinh doanh nội bộ (68)
        • 2.2.3.2. Tình hình thực hiện mục tiêu phương diện kinh doanh nội bộ (69)
        • 2.2.3.3. Nhận xét (71)
      • 2.2.4. Phương diện đào tạo và phát triển (72)
        • 2.2.4.1. Mục tiêu phương diện đào tạo phát triển (72)
        • 2.2.4.2. Tình hình thực hiện hoạt động đào tạo phát triển (74)
        • 2.2.4.3. Nhận xét (80)
      • 2.2.5. Kết nối các thước đo trong thẻ điểm cân bằng với chiến lược (81)
    • 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh (86)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VINAKYOEI (89)
    • 3.1. Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam (89)
    • 3.2. Mục tiêu giai đoạn 2023-2027 của Công ty TNHH Thép Vinakyoei (90)
      • 3.2.1. Năng lực sản xuất hàng năm (90)
      • 3.2.2. Phương thức mua nguyên liệu (90)
      • 3.2.3. Kinh doanh, thị trường (91)
      • 3.2.4. Tuân thủ quy định về giao dịch với các bên có liên quan (92)
      • 3.2.5. Hiệu quả của công tác phối hợp hệ thống (92)
    • 3.3. Một số giải pháp đề xuất (93)
      • 3.3.1. Giải pháp chung (94)
      • 3.3.2. Giải pháp liên quan xu hướng giá cả và nhu cầu thép hiện nay (97)
      • 3.3.3. Giải pháp về phương diện tài chính (99)
      • 3.3.4. Giải pháp về phương diện khách hàng (103)
      • 3.3.5. Giải pháp về phương diện kinh doanh nội bộ (105)
      • 3.3.6. Giải pháp về phương diện đào tạo và phát triển (111)
        • 3.3.6.1. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhân viên (111)
        • 3.3.6.2. Giải pháp về tiền lương (114)
        • 3.3.6.3. Giải pháp nâng cấp hệ thống thông tin (115)
        • 3.3.6.4. Giải pháp về văn hóa và sự gắn kết trong công ty (115)
        • 3.3.6.5. Giải pháp khác (116)
    • 3.4. Một số kiến nghị với Tổng công ty (117)
  • KẾT LUẬN (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (120)

Nội dung

Nội dung luận văn đã đạt được các mục tiêu đề ra như: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, đánh giá tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp; Vận dụng th

Sự cần thiết của đề tài

Hiệu quả kinh doanh có sự liên quan mật thiết đến quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất hàng hoá Vì vậy, khi thực hiện phân tích, những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được bao gồm: Với các nhà quản trị doanh nghiệp, việc tiếp nhận các thông tin từ phân tích hiệu quả sẽ giúp họ có thể nhanh chóng nắm bắt và đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp Từ đó, các mặt tích cực sẽ được phát huy, còn các mặt tiêu cực sẽ được hạn chế để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tốt hơn Với các nhà đầu tư, việc phân tích hiệu quả kinh doanh giúp họ nắm bắt nhanh chóng hiệu quả sử dụng vốn và mức độ lợi nhuận thu vào Từ đó, có thể đưa ra quyết định thu hồi vốn hoặc tiếp tục đầu tư một cách chính xác

Theo thực tế kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei qua 3 năm 2020-2022, cho thấy thực tế hiệu quả kinh doanh giảm sút mạnh mẽ, đặt biệt trong năm 2022 khi lợi nhuận trước thuế lỗ lên đến 569 tỷ đồng, trong năm thị trường có hơn 25 đợt điều chỉnh tăng giảm giá không theo quy luật cung cầu Nhu cầu thị trường thấp trong thời gian dài là nguyên nhân chính khiến hiệu quả kinh doanh sụt giảm mạnh Lượng tiêu thụ thấp buộc các nhà máy phải giảm sản lượng, đẩy chi phí sản xuất tăng cao Nhu cầu thị trường xuất khẩu cũng còn hạn chế Thị trường bất động sản trì trệ cùng với hệ thống tín dụng ngân hàng bị siết chặt nên tỷ lệ sử dụng thép xây dựng thấp hơn dự kiến trong mùa xây dựng Các chính sách thắt chặt tiền tệ, thị trường bất động sản đóng băng, nhu cầu thị trường thấp so với thường lệ và suy yếu khiến cho sản lượng tiêu thụ kéo theo hiệu ứng domino dẫn đến lượng sản xuất của công ty liên tục giảm Chi phí tài chính, định phí đơn vị lớn, giá thành sản xuất tăng cao, quan hệ khách hàng, quản trị công nợ, rủi ro thanh toán, cân đối cắt giảm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được đời sống, tạo cơ hội phát triển cho công nhân viên cũng như đào tạo đội ngũ kế thừa với trình độ chuyên môn cao…tất cả những lý do trên tạo ra tính cấp bách trong việc tìm ra giải pháp hành động Tác giả nhận thấy việc phát triển đồng thời các khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, đào tạo và phát triển trong thẻ điểm cân bằng là giải pháp cần thiết và cấp bách với thực trạng hoạt động tại công ty Đó là lý do tác giải chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thép

Vinakyoei” để nghiên cứu và phát triển luận văn của mình để đánh giá thực trạng về kết quả, hiệu quả hoạt động của công ty, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp giúp các nhà quản trị quản lý, điều hành công ty ngày càng hiệu quả hơn.

Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei b Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, đánh giá tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Vận dụng thẻ điểm cân bằng phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei trong 3 năm 2020-2022

Dựa trên số liệu đã phân tích ở mục tiêu cụ thể thứ 2, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu 1: Cơ sở lý thuyết nào dùng để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?

Câu 2: Vận dụng thẻ điểm cân bằng phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei trong 3 năm 2020-2022 như thế nào?

Câu 3: Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty TNHH Thép Vinakyoei?

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giải sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên gia, tác giả tiến hành phỏng vấn ban lãnh đạo công ty TNHH Thép Vinakyoei và các phòng ban về các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể: tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động của doanh nghiệp, định hướng chiến lược kinh doanh, mục tiêu và kế hoạch hành động các phòng ban trong thời gian sắp tới

Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu các số liệu thứ cấp tại công ty như: các báo cáo tài chính đã kiểm toán, các chỉ tiêu tài chính, giá thành, kế hoạch và thực trạng về kết quả sản xuất, bán hàng tại doanh nghiệp cũng như các báo cáo khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thép Vinakyoei.

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu giúp Ban lãnh đạo công ty có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp thông qua việc áp dụng thẻ điểm cân bằng vào việc phân tích kết quả kinh doanh qua các năm, từ đó tìm ra các giải pháp và định hướng phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai

Xác định mối liên hệ chặt chẽ, sự tác động qua lại và liên quan mật thiết của 4 khía cạnh trong mô hình thẻ điểm cân bằng tại công ty TNHH Thép Vinakyoei Tầm quan trọng của việc phối hợp cả 4 khía cạnh vào hoạt động kinh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.

Kết cấu của luận văn

Tên đề tài nghiên cứu: giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei với kết cấu gồm có 3 chương chính thức và các phần như sau đây

Tác giả xác định vấn đề và mục tiêu tiêu nghiên cứu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định đính và phân tích so sánh các nguồn số liệu thứ cấp tại công ty TNHH Thép Vinakyoei để từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Bên cạnh đó tác giả giới thiệu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

Luận văn được kết cấu thành 03 chương cùng với phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:

Phần mở đầu: Xác định vấn đề nghiên cứu, các nghiên cứu có liên quan

Tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cũng nêu ra các phương pháp thực hiện nghiên cứu đề tài

Nêu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh và mô hình thẻ điểm cân bằng

Tác giả giới thiệu các khái niệm cơ bản, các lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, phân tích và nêu ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp Giới thiệu về mô hình thẻ điểm cân bằng, 4 khía cạnh của thẻ điểm cân bằng: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động tại doanh nghiệp

Tác giả cũng giới thiệu sơ lược về tình hình ngành thép Việt Nam, đây là ngành kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei mà tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của một số các đơn vị tiêu biểu trong ngành thép

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei

Tác giả giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Thép Vinakyoei, về lịch sử hình thành và phát triển Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu, sơ đồ bộ máy tổ chức…

Tác giải áp dụng 4 khía cạnh của thẻ điểm cân bằng đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei qua 3 năm từ năm 2020 đến năm 2022

Phân tích về thực trạng kinh doanh tại doanh nghiệp qua số liệu sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2020-2022, đưa ra ưu, nhược điểm khi áp dụng từng khía cạnh của thẻ điểm cân bằng vào việc phân tích hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp

Từ việc phân tích số liệu, làm cơ sở cho việc đề xuất và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

Chương 3: Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thép Vinakyoei

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp tại chương 2, tác giả xây dựng và đưa ra các giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn cho từng phương diện trong mô hình thẻ điểm cân bằng

Tác giải đưa ra một số kiến nghị với ban lãnh đạo công ty và các bên liên quan về các chính sách nhằm hỗ trợ công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH, THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh

1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả thường được hiểu đó là một phép so sánh, cụ thể hiểu một cách giản đơn đó là một phép trừ Đó chính là phép trừ (phép hiệu) giữa những gì thu được đối với những gì phải bỏ ra trong một thời kỳ nào đó Trong phép trừ này, có những giá trị có tính chất hiện hữu và thanh khoản ngay trong lúc diễn ra quá trình đánh giá nhưng cũng có những khoản không thể thanh khoản ngay và được đánh giá một cách gián tiếp để chuyển sang kỳ đánh giá sau Hiểu theo một cách rộng hơn và sâu hơn, hiệu quả còn được đánh giá trên các khía cạnh khác nữa tuy nhiên một trong những khía cạnh đó chính là việc doanh nghiệp có sử dụng nguồn lực hiện có để tạo ra một hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất hay không

Tác giả Adam và Nordhaus đưa ra quan niệm khác nhau về khái niệm hiệu quả nhưng cùng là sự nhìn nhận để bổ sung lẫn nhau khi Adam cho rằng hiệu quả kinh doanh là thành quả mà doanh nghiệp nỗ lực đạt được trong quá trình kinh doanh dưới dạng các giá trị thu được từ việc bán hàng hóa và cung cấp các dịch vụ Trong khi đó Nordhaus bổ sung thêm rằng hiệu quả đồng nghĩa với việc sử dụng tốt nhất trong một nguồn lực có hạn để tạo ra một giá trị kinh doanh tối ưu nhất có thể đồng thời phải bảo đảm thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng khách hàng và có những đóng góp với xã hội Tác giả Gujaratu lại quan niệm hiệu quả chủ yếu được xem xét và đánh giá trên hai đối tượng, đó chính là kết quả đạt được cao nhất đối với một chi phí thấp nhất

Quan điểm về hiệu quả nói chung và hiệu quả kinh doanh cũng được nhiều học giả trong nước thể hiện có sự tương đồng so với các quan điểm của các học giả nước ngoài

Cụ thể của sự tương đồng đó là cân nhắc giữa kết quả trả về sau cùng khi sử dụng một khoản chi phí nhất định nào đó Hiệu quả sẽ được đánh giá là cao hơn khi kết quả trả về cao hơn nhưng sử dụng một nguồn lực và chi phí ngang bằng hoặc thấp hơn Theo đó, tác giả Nguyễn Văn Tạo (2004) còn bổ sung quan niệm rằng trước khi tính đến hiệu quả, phải tính đến việc hoàn thành mục tiêu đề ra trước đó Theo đó, hiệu quả sẽ không được tính đến nếu mục tiêu đề ra không được thực hiện Điều này trên một phương diện nào đó là đúng nhưng sẽ không hợp lý hoàn toàn vì có thể mục tiêu trước đó cần được thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới Mặc dù vậy, tác giả này vẫn đang chú trọng đến quá trình hoàn thành mục tiêu như là một điều kiện tiên quyết trước khi tính đến các điều kiện khác

Trong khi đó, tác giả Bùi Xuân Phong (2013) lại quan niệm rằng hiệu quả là phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực Tác giả này xác định hiệu quả như một phạm trù kinh tế trong đó đặt mục tiêu lên hàng đầu và xem mục tiêu như là thước đo năng lực của quá trình điều hành quản lý Quan niệm của Xuân Phong có điểm tương đồng với Nguyễn Văn Tạo, nhưng Xuân Phong có góc nhìn nghiên về phía tổng quan và có tính triết học nhiều hơn

Như vậy, tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước thể hiện rằng khi quan niệm về hiệu quả, sẽ có sự xuất hiện của các đối tượng và hiện tượng đó là nguồn lực, cụ thể hơn là nguồn lực có hạn hoặc nhất định không đổi hoặc thay đổi không đáng kể Nhưng kéo theo đó, chính là tài năng, năng lực của nhà điều hành làm thế nào đó để có thể đem lại một nguồn lợi lớn nhất có thể cho công ty Lợi nhuận càng lớn sẽ đem lại đời sống con người trong và ngoài công ty được tốt hơn cũng như sẽ có cơ sở và nguồn lực để tái đầu tư và giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và phát triển ổn định

1.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nâng cao hiệu quả nói chung và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề mà các nhà quản trị quan tâm vì tính chất quan trọng của nó Nguồn lực luôn là hữu hạn và có khả năng cạn kiệt, đứt gãy bất cứ lúc nào dưới sự tác động của những biến cố khó lường trong đời sống kinh tế xã hội trong nước và thế giới Việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có một nguồn lực dự phòng rủi ro khi gặp phải những điều kiện khắc nghiệt xảy ra đột ngột hoặc có dự tính trước đó Hiệu quả kinh doanh được nâng cao sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên giàu có hơn và vì thế sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh Doanh nghiệp đứng trước những áp lực từ phía người lao động, đối với áp lực được tạo ra từ chính nội tại của doanh nghiệp và áp lực của nền kinh tế Bên cạnh áp lực từ các phía như vậy thì chính các phía này cũng tạo cho doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển Trong đó, bản chất của các đối tượng này có thể được nhìn nhận như sau:

Thứ hai, đối với chính bản thân trong nội tại của doanh nghiệp, việc tạo ra hiệu quả và nâng cao hiệu quả là điều kiện tiên quyết sống còn của chính doanh nghiệp đó Bài toán tối ưu hiệu quả sẽ đem lại một nguồn lợi ích vô cùng to lớn để doanh nghiệp nhẹ gánh nặng chi phí Những khoản lợi nhuận sẽ là nguồn bù chi phí và doanh nghiệp sẽ có cơ hội tái đầu tư, có đủ nguồn lực để đổi mới quy trình công nghệ và bắt kịp với xu thế phát triển không ngừng của xã hội Việc bản thân doanh nghiệp đứng vững được trên thị trường cũng là minh chứng của việc vượt qua được các đối thủ cạnh tranh khi mà hiện tại mỗi ngày trong nước có không dưới 600 doanh nghiệp trong nước phá sản hoặc chờ giải thể

Thứ ba, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đồng hành với sự sống còn và phát triển của đội ngũ nhân viên và những người thân, người phụ thuộc của họ Việc nỗ lực tạo được hiệu quả kinh doanh cao nhất sẽ có nguồn lực để chăm lo đời sống ổn định của nhân viên và kéo theo đời sống gia đình của họ ổn định, kéo theo an sinh xã hội trong khu vực sẽ ổn định Đây là điều kiện tốt nhất để nhân viên an tâm cống hiến và công tác cũng như không ngừng học tập nâng cao trình độ và tiếp tục quay trở lại doanh nghiệp để làm việc Từ vòng trôn ốc phát triển này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước

1.1.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh

1.1.3.1 Khái niệm phân tích hiệu quả kinh doanh

Theo Phạm Văn Dược và cộng sự (2015) thì người ta sẽ áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp để hiểu được một cách rõ ràng nhất về mối quan hệ của các đối tượng kinh tế Quá trình phân tích ấy sẽ làm rõ được bản chất của tất cả các hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp, cũng từ đó sẽ phát hiện được các nguồn tiềm năng nên được khai thác tốt nhất để định hướng các giải pháp khai thác chúng, đồng thời điều chỉnh các hoạt động chưa phù hợp để đưa doanh nghiệp phát triển theo một định hướng phù hợp và hiệu quả hơn Theo nhóm tác giả này, để có được các cơ sở và số liệu phục vụ quá trình phân tích, nhà phân tích phải căn cứ vào các báo cáo liên quan đến các số liệu tài chính và các số liệu phi tài chính khác trong quá khứ và hiện tại cùng với các ý kiến của chuyên gia Như vậy, trên một phương diện nào đó, phân tích hiệu quả kinh doanh có bao hàm việc đánh giá hiệu quả hoạt động trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đó

1.1.3.2 Ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh

Kết quả của việc phân tích hiệu quả quá trình sản xuất, cung ứng, kinh doanh đem lại ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp Các nhà quản trị doanh nghiệp thường nhận ra được điểm mạnh, phát hiện điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp nhờ vào quá trình phân tích hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm, thông thường là vào thời điểm cuối tháng cuối cùng của năm tài chính Nhà phân tích cũng nhờ vào hoạt động này để có thể nắm được các cơ hội và các thách thức từ môi trường bên ngoài để có giải pháp ứng phó kịp thời với những tác động ngoại vi ấy Từ việc phân tích và lên được một ma trận SWOT: “Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)”, như vậy sẽ làm nổi bật vai trò của việc phân tích nói chung và phân tích hoạt động kinh doanh nói riêng

Từ việc khai thác ma trận SWOT được lập ra hàng năm và điều chỉnh rà soát định kỳ, doanh nghiệp sẽ có đủ căn cứ khoa học và đáng tin cậy để lập nên các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn để triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu hướng đến mục đích chung và phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp, thực hiện được sứ mệnh do doanh nghiệp đề ra

Việc phân tích hoạt động kinh doanh một cách nghiêm túc, có trách nhiệm và đầy đủ sẽ là cơ sở đáng tin cậy để cung cấp các số liệu tài chính đến với các bên liên quan để thu hút vốn đầu tư của cổ đông và cung cấp các số liệu trung thực cho các cơ quan chức năng, các cơ quan giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước, giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật

Vì tính chất quan trọng cũng như ý nghĩa và vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh nên khoa học đã có nghiên cứu phát triển về các giải pháp và công cụ phân tích Cụ thể là công cụ về thước đo tài chính trước đây đã được thay thế dần bằng công cụ là biểu đồ BSC thường được gọi là Thẻ điểm cân bằng Thẻ điểm cân bằng ưu việt ở chỗ cho phép nhà phân tích chi tiết hóa các hoạt động và từ đó tổng hợp lại thành các chỉ tiêu tài chính lớn hơn.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng mô hình thẻ điểm cân bằng

1.2.1 Khái niệm tổng quát về thẻ điểm cân bằng

Thẻ điểm cân bằng, tiếng Anh được viết là Balanced Score Card, viết tắt là BSC, là một công cụ, một phương pháp dùng để phân tích các hoạt động kinh doanh trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các dự đoán, các phương án điều hành và ra quyết định trong tương lai Phương pháp này được phát minh lần đầu tiên bởi David P.Norton và các cộng sự vào năm 1990 Kết quả nghiên cứu về công cụ này được công bố chính thức trên Tờ Harvard Business Review vào năm 1992 Có thể nói đây là một giải pháp đem lại một phương pháp phân tích rất tốt khi vừa kết hợp giữa phân tích và đo lường hiệu quả của quá khứ và quyết định các hoạt động của tương lai được tốt nhất

Mô hình BSC hàm chứa bên trong nó 4 khía cạnh quan trọng và cốt lõi gồm có:

“Tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển” Tài chính hàm ý cả cơ sở vật chất và các nguồn lực đi kèm theo Khách hàng là một đối tượng quyết định đến doanh số của doanh nghiệp Kinh doanh nội bộ thể hiện tất cả các quy trình điều hành và vận hành của doanh nghiệp Học hỏi phát triển bao hàm tất cả các hoạt động giúp cho doanh nghiệp cập nhật và phát triển mọi thứ về quy trình, công nghệ và các cập nhật, nâng cấp khác Bốn nhân tố này có sự kết nối và quan hệ lẫn nhau đồng thời chúng sẽ xoay quanh sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để chịu sự chi phối của sứ mệnh chiến lược cũng như tham gia hỗ trợ để sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp được thực thi Mô hình BSC được tổng hợp tại hình 1.1 của luận văn Các nhân tố của mô hình thường được chất vấn chủ yếu như sau:

Thứ nhất, về tài chính, doanh nghiệp cần phải thể hiện tài chính trước cổ đông ra sao để cổ đông yên tâm và tin tưởng vào quá trình điều hành và vận hành hoạt động của công ty đang đi đúng hướng và hiệu quả Thứ hai, về khách hàng, làm thế nào để khách hàng cảm thấy hài lòng về các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cũng như tin tưởng vào việc doanh nghiệp luôn hướng đến việc thực hiện sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra Thứ ba, về quy trình nội bộ, doanh nghiệp sẽ hướng đến các hoạt động phục vụ cho quá trình điều hành và kinh doanh nội bộ như thế nào để tạo và giữ vững niềm tin với khách hàng và cổ đông Thứ tư, về học hỏi và phát triển, doanh nghiệp sẽ phải làm những gì để giữ được hướng đi theo tầm nhìn đã đề ra trong bối cảnh thay đổi liên tục và theo đó sẽ phải thực hiện các hoạt động học hỏi và phát triển ra sao

Hình 1 1 Mô hình thẻ điểm cân bằng biến chiến lược thành hành động

Hình 1.1 thể hiện rằng sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp được đặt ở vị trí trung tâm và có sự chi phối trực tiếp đến tất cả 4 khía cạnh của một mô hình BSC Đồng thời giữa tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ với đào tạo và phát triển có mối quan hệ không thể tách rời với nhau Theo đó, quá trình phân tích một trường hợp cụ thể tại một doanh nghiệp cụ thể thì đều phải đặt các trường hợp cụ thể đó trong một tổng thể mối quan hệ và không được tách rời chúng

1.2.2 Vai trò của Thẻ điểm cân bằng

Xét về vai trò, thẻ điểm cân bằng là tâm điểm để tạo mối quan hệ nhìn nhận với các đối tượng, hiện tượng khác trong doanh nghiệp bao gồm: “hệ thống quản lý, hệ thống đo lường và các công cụ để trao đổi thông tin” Thẻ điểm cân bằng sau khi được phân tích sẽ cung cấp thông tin cho hệ thống quản lý ra được các quyết định quan trọng và chính xác, nó cũng vừa phối hợp vừa cung cấp thông tin cho các hệ thống đo lường và làm chất liệu cho các hệ thống thông tin trong toàn hệ thống

Hình 1 2 Vai trò thẻ điểm cân bằng

Có thể nhận định rằng, vai trò của thẻ điểm cân bằng không những là công cụ giúp doanh nghiệp hệ thống hóa các hoạt động trong quá khứ, hiện tại trên nhiều phương diện quan trọng của doanh nghiệp, mà còn là công cụ để lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà phân tích hiệu quả nhìn nhận được các điểm mạnh, điểm tồn tại khuyết điểm để kịp thời có các giải pháp phù hợp cho các kỳ kinh doanh tiếp theo Thẻ điểm cân bằng giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp, trong đó việc làm công cụ để nhà quản trị đo lường, quản trị chiến lược và trao đổi thông tin là 3 vai trò quan trọng nhất được tác giả phân tích chi tiết như sau đây

1.2.2.1 Đo lường bằng thẻ điểm cân bằng

Các tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp cần phải được cụ thể hóa, chi tiết hóa thành các nội dung là những mục tiêu và chỉ tiêu nhỏ hơn, chi tiết hơn sao cho có thể chạm được thực tế và cũng phải dễ hiểu, dễ hình dung để đội ngũ toàn hệ thống đọc được, hiểu được và làm được thành các sản phẩm có thể là vật chất hoặc phi vật chất nhằm tạo ra giá trị cuối cùng là lợi nhuận, hiệu quả cho doanh nghiệp và giá trị nhân văn đối với cộng đồng xã hội Để làm được như vậy, doanh nghiệp cần phải có giải pháp, phương thức trong đó thẻ điểm cân bằng là một trong những giải pháp thiết thực để bảo đảm giúp cho doanh nghiệp thực hiện được cả ba nhiệm vụ đó là vừa chuyển được các nội dung tổng quan thành các hành động cụ thể, vừa định hướng và thu hút các hành vi hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị trong toàn doanh nghiệp hoạt động hướng đến các mục tiêu chung và đồng thời cũng là công cụ để điều phối 4 khía cạnh cốt lõi và quan trọng của một doanh nghiệp Đó chính là tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ và đào tạo phát triển

Hệ thống quản lý Công cụ trao đổi thông tin

1.2.2.2 Quản trị chiến lược bằng thẻ điểm cân bằng

Việc quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị chiến lược một cách hiệu quả cần đến rất nhiều các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và nhiều nghệ thuật khác nhau Trong đó thẻ điểm cân bằng như là một công cụ hiệu quả được nhiều nhà quản trị nghiên cứu sử dụng Lợi thế của thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược có thể được thống kê, đúc kết qua 3 ưu thế nổi trội của nó gồm việc định hướng chiến lược đúng hướng, truyền đạt thông tin trong nội bộ chính xác và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất Thứ nhất, nhờ vào thẻ điểm cân bằng, nhà quản trị sẽ có phương pháp để triển khai các mục tiêu chiến lược thành những mục tiêu chi tiết cụ thể có thể chạm đến thực tế giúp các đội ngũ cấp trung và cấp thấp thực thi các nhiệm vụ cụ thể để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cụ thể Công cụ này cũng giúp cho việc triển khai các nội dung được rõ ràng và dễ hiểu hơn đối với các đội ngũ cấp thấp nhưng vẫn bảo đảm các hoạt động diễn ra đúng hướng, không bị nhầm lẫn

Thứ hai, một nhiệm vụ quan trọng mà mỗi cá nhân, đơn vị phải thực thi đó là việc tiếp nhận và truyền tải các thông tin nội bộ trong quá trình vận hành chung sao cho các hoạt động diễn ra kịp thời, hiệu quả, tránh được việc bỏ nhở các thông tin quan trọng giữa các cá nhân trong cùng một đơn vị hoặc giữa các đơn vị với nhau BSC sẽ làm được điều này tốt cho doanh nghiệp hơn là việc không áp dụng nó vào quá trình vận hành BSC giúp tạo ra những luồng thông tin hữu ích và kịp thời sẽ tạo ra cho mỗi cá nhân, đơn vị trong toàn doanh nghiệp nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của họ, cũng như sẽ phát hiện ra các cá nhân, bộ phận đang thừa, thiếu chức năng và công việc ra sao để có hướng điều chỉnh kịp thời

Thứ ba, nguồn lực là một nhân tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải cần có sự dự trù, tính toán để vừa bảo đảm việc thực thi các chức năng chiến lược đã được vạch ra và điều phối các hoạt động phù hợp với thực tế BSC giúp doanh nghiệp dự trù nguồn lực và cũng giúp doanh nghiệp điều chỉnh nguồn lực thay đổi sao cho phù hợp với thực tiễn

Như vậy, có thể thấy rằng những bế tắc trong công tác quản trị, quản lý có thể được hóa giải bởi thẻ điểm cân bằng Cụ thể công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) cho phép nhà quản trị nhìn thấy được từ những điểm chi tiết nhất cấu thành hiệu quả của việc thực thi chiến lược thông qua các kế hoạch Chính vì vậy, việc áp dụng BSC vào quá trình điều hành kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị có thông tin kịp thời để điều chỉnh những hoạt động không phù hợp có nguy cơ làm chệch mục tiêu kinh doanh

1.2.2.3 Trao đổi thông tin thông qua thẻ điểm cân bằng

BSC điều phối thông tin hai chiều và đa chiều tùy vào mỗi loại hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Đối với các cơ cấu tổ chức thường dùng và truyền thống như các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì BSC thường tạo ra kênh thông tin trao đổi 2 chiều Đối với các cơ cấu tổ chức phức tạp hơn với các công ty quy mô lớn và có nhiều các công ty con, nhiều các dự án song hành triển khai thì BSC có chức năng tạo kênh thông tin đa chiều theo cơ cấu phức tạp đó Kết quả của quá trình áp dụng BSC vào doanh nghiệp và chia sẻ các kết quả phân tích ấy đến với các nhân sự cần thiết trong doanh nghiệp sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt thấy được tiềm lực của doanh nghiệp cũng như sẽ có các ý kiến đóng góp sát thực nhất giúp cho bộ phận, phòng ban nơi họ làm việc có giải pháp điều chỉnh kịp thời và góp phần vào quá trình điều chỉnh, nâng cấp toàn thể cấu trúc của cả doanh nghiệp

1.2.3 Nội dung các yếu tố của thẻ điểm cân bằng

Tài chính có vai trò chủ đạo trong mô hình BSC Tài chính vừa giữ vị trí cung ứng và vận hành doanh nghiệp đến thành công và nó cũng là nhân tố đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình điều hành và vận hành doanh nghiệp đó Tài chính theo đó trở thành một nhân tố thước đo cho các nhân tố khác trong và ngoài mô hình BSC

Các giá trị gia tăng dành cho cổ đông với một tỷ lệ lớn hơn so với việc cổ đông đem tiền đầu tư vào việc gửi tiết kiệm, vì vậy các nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm và vận dụng các công cụ, các mô hình kinh doanh và mô hình tổ chức phù hợp nhất có thể để việc vận hành để tạo ra các doanh số lớn hơn nữa so với hiện tại

Mô hình phân tích theo BSC có thể làm tăng năng suất chung vì trên cơ sở áp dụng mô hình này có thể làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản và các khoản tương đương với tài sản Khi sử dụng tài sản và nguồn vốn một cách hiệu quả cũng có nghĩa là đã góp phần gián tiếp vào việc sử dụng chi phí hợp lý Đồng thời, sử dụng BSC cũng là nơi để có thể đưa ra các giải pháp trực tiếp nhằm giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất có thể và từ đó sẽ có thêm nguồn lực để gia tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của công ty Điều này thể hiện rằng BSC góp phần vào việc nâng cao năng suất của công ty Một chỉ số rất đáng được quan tâm nữa đó là BSC góp phần vào việc tăng trưởng doanh thu do BSC có thể cho phép tìm thấy các giải pháp phù hợp để giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô thị trường cũng như hướng đến các phân khúc khách hàng phù hợp, tìm kiếm thị trường mới cùng với các sản phẩm dịch vụ đi kèm trên cơ sở sáng tạo hoặc thiết kế lại sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu mới Tài chính là một nhân tố giữ vị trí vô cùng quan trọng bất kể là trong hay ngoài thẻ điểm cân bằng Trong phạm vi thẻ điểm cân bằng thì tài chính cần phải có các thước đo Thước đo là một công cụ phái sinh của thẻ điểm cân bằng để giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố chính như hiện tại và tương lai doanh nghiệp đã và sẽ đạt được mục tiêu đến đâu cũng như có làm chệch hướng các mục tiêu chiến lược hay không Thường có

Các nghiên cứu có liên quan

Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao và đánh giá hiệu hiệu quả kinh doanh, trong quá trình xây dựng ý tưởng đề cương luận văn và lấy số liệu tham khảo để xây dựng luận văn theo đề tài đã chọn, tác giả nghiên cứu và tham khảo một số các công trình nghiên cứu, cụ thể như sau:

1.3.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam Đề tài nghiên cứu luận văn của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Yến 2020 Hoàn thiện việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (balance scorecard) trong đo lường thành quả hoạt động tại công ty CP Đầu Tư và thương Mại DIC Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường ĐH

Kinh tế TP.HCM Tác giả vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty DIC – INTRACO, ngoài việc tạo nền tảng giúp Công ty xây dựng các chiến lược phát triển, tác giả còn đưa ra được những hành động cụ thể để góp phần thực hiện tốt chiến lược đã đặt ra cũng như cụ thể hóa được các mục tiêu, tác giả cũng đã kiểm chứng và đưa ra những giải pháp để cải thiện việc vận dụng mô hình BSC một cách có hiệu quả bằng việc cụ thể hóa lộ trình thực hiện cùng những hành động và thời gian thực hiện

Tác giả Trần Thị Giang Quân, luận văn Thạc Sĩ kinh tế với đề tài: Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty TNHH Hansaeyes24 Vina

Tác giả đã có những đóng góp chủ yếu: phân tích được các nhu cầu cần thiết xây dựng và ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH HansaeYes24 Vina trong việc thực hiện và đánh giá quá trình thực thi chiến lược; Xây dựng được bản đồ chiến lược cho Công ty TNHH HansaeYes24 Vina, bản tổng hợp các mục tiêu chiến lược theo 4 phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và học hỏi và phát triển của Thẻ điểm cân bằng Qua đó thể hiện được mối quan hệ nguyên nhân kết quả của các khía cạnh này và các mục tiêu chiến lược của Công ty đang muốn hướng tới; Xây dựng được bảng danh mục các thước đo cốt lõi cho từng khía cạnh chiến lược của Công ty TNHH HansaeYes24 Vina; Đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng, cũng như các đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh theo 4 phương diện của phương pháp thẻ điểm cân bằng

Tác giả Đoàn Nguyễn Lan Phương, 2020 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của các ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ Bằng việc áp dụng nhiều phương pháp phân tích như thống kê mô tả, DEA, SWOT, thực hiện điều tra, khảo sát phỏng vấn sâu Một số kết quả chính đáng lưu ý gồm: (1) Hiệu quả bán lẻ của các ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ trung bình đạt mức 52,5% trong giai đoạn 2015-2018; (2) Các yếu tố quy mô, an toàn vốn, chất lượng tín dụng, chi tiêu, kinh nghiệm, quy mô thị trường, thích nghi môi trường là có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động bán lẻ (3) Các giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ

Tác giả Dương Thu Minh, 2019 Phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thép Việt Nam Tạp chí tài chính kỳ 1 tháng 8/2019 Từ các cơ sở dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích thực trạng kinh doanh ở các công ty thép tại Việt Nam Nội dung phân tích bao gồm: (1) Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2) Phân tích khả năng sinh lời (3) Phân tích hiệu suất sử dụng vốn doanh nghiệp (4) Phân tích hiệu quả kinh doanh gắn liền trách nhiệm với người lao động và xã hội Từ đó đánh giá về các phân tích, hoàn thiện hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thép

Tác giả Lê Thị Ngọc Sáu, 2020 Luận văn Thạc Sĩ kinh tế với đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Sonadezi Long Bình Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy hệ thống thẻ điểm cân bằng là công cụ đánh giá hữu hiệu giúp cho Sonadezi Long Bình có thể đo lường hiệu quả kinh doanh cụ thể và bao quát hơn xoay quanh bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ, đào tạo phát triển, là công cụ hỗ trợ giúp đánh giá đầy đủ và đúng đắn quá trình kinh doanh để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu để làm luận văn thạc sỹ kinh tế Tác giả muốn nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Sonadezi Long Bình Tác giả tin tưởng rằng những giải pháp mà tác giả đề nghị mang tính thực tiễn, thiết thực và khả thi cho Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình

Tác giả Phạm Thị Mỹ Hoàng, 2020 Luận văn Thạc Sĩ kinh tế với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh Tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM thông qua 4 nhân tố: cấu trúc doanh nghiệp, môi trường công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực và chuỗi cung ứng Hiệu quả sản xuất trong bài nghiên cứu được đo lường thông qua 4 chỉ tiêu: thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và tính linh hoat Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để tiếp cận và giải quyết vấn đề ngiên cứu Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhân tố cấu trúc doanh nghiệp, môi trường công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực và chuỗi cung ứng đều có tác động thuận chiều đến hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM Thông qua việc xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, các nhà quản trị có thể cân nhắc để sắp xếp tổ chức, đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.2 Các nghiên cứu trên Thế Giới

Nghiên cứu của Andra Gumbus và Bridget M Lyons (2002): “The Balanced Scorecard at Philips Electronics” Thẻ điểm cân bằng (BSC) được áp dụng sâu rộng trong toàn tổ chức nhằm thống nhất mục tiêu và hoạt động tại Philips Electronics Thẻ điểm cân bằng của Philips có 3 cấp độ Cấp cao nhất là thẻ điểm chiến lược, tiếp theo là thẻ điểm điều hành và thứ ba là thẻ điểm đơn vị kinh doanh Vào năm 2003, Philips mở rộng mô hình với thẻ điểm cho từng nhân viên Ngoài chức năng truyền đạt chiến lược kinh doanh, BSC hoạt động như một phương tiện để lấy các chỉ số tài chính quan trọng Niềm tin cơ bản của Philips trong việc xây dựng thẻ điểm cân bằng là hiểu được những thúc đẩy hiệu suất hiện tại để xác định cách đạt được kết quả trong tương lai

Prakash, G., & Pant, R R (2013) Performance measurement of a dairy supply chain: a balance scorecard perspective In 2013 IEEE International Conference on Industrial Engineering and Engineering Management (pp 196-200) IEEE Bài viết này trình bày một trường hợp của chuỗi cung ứng sữa Ấn Độ và giải thích cách cân bằng thẻ điểm (BSC) có thể được sử dụng để đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng sữa này

Trong nghiên cứu này, bốn thành phần của BSC đã được điều chỉnh để đo lường các vấn đề khác nhau liên quan đến hiệu suất liên quan đến chuỗi cung ứng sữa Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người hành nghề trong chuỗi cung ứng sữa sẽ thấy cách sử dụng BSC trong đo lường hiệu suất là hữu ích cho việc tạo ra giá trị của chuỗi thông qua việc nâng cao giá trị qua các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng sữa

Nghiên cứu của Humera Khatab và các cộng sự (2011), tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa chất lượng quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường chứng khoán Karachi thông qua các chỉ tiêu tài chính như ROE, ROA, hệ số Tobin’Q với các biến như quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy tài chính của 20 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Karachi từ năm 2005-2009 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi chính sách quản trị doanh nghiệp

Nghiên cứu của tác giả Almajali và cộng sự (2012), nghiên cứu cho kết quả về mối quan hệ giữa các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Có 05 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này, cụ thể, yếu tố cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn) tác động nghịch biến đến tỷ suất sinh lời trên tài sản và 04 yếu tố còn lại là: hệ số vòng quay tổng tài sản (doanh thu trên tổng tài sản), hệ số vòng quay các khoản phải thu (doanh thu thuần trên các khoản phải thu), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (lợi nhuận thuần trên doanh thu bán hàng và CCDV) và thời gian hoạt động của doanh nghiệp (số năm hoạt động của doanh nghiệp) tác động đồng biến đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Kết quả này là cơ sở để nhà quản trị các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Để đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua khai thác và quản trị hiệu quả những nguồn lực sẵn có dựa trên những giải pháp, chiến lược liên quan đến quản trị vốn, khai thác hiệu quả tài sản, cấu trúc tài chính

1.3.3 Nhận xét công trình nghiên cứu

Tổng quan công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tác giả đều nhận định BSC ứng dụng nhiều trong cộng đồng doanh nghiệp Thế nhưng, mức độ thành công chiếm một con số rất nhỏ là do: BSC đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng trên một khung khép kín với 4 trụ: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ và học hỏi - phát triển, nhưng đa phần các doanh nghiệp của Việt Nam lại chưa có phương pháp hoạch định chiến lược Đa phần doanh nghiệp chỉ mới chủ yếu phân tích điểm mạnh, điểm yếu và đề ra kế hoạch cho năm tài chính, doanh thu chứ chưa xây dựng được quy trình nội bộ, chưa xem trọng nguồn nhân lực, chưa hiểu đó là tài nguyên của công ty Bên cạnh đó, rất nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam vận hành công ty theo kinh nghiệm và trực giác, trong khi để thành công bền vững thì phải quản trị theo khoa học BSC còn giúp đồng bộ những hoạt động thường nhật của từng nhân viên với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược chung của cả tổ chức Không chỉ vậy, BSC còn giúp nhân viên, các phòng ban và tổ chức “sống” với những mục tiêu này Nhờ hệ thống luôn “cân bằng” được các mục tiêu tài chính và phi tài chính, ngắn hạn và dài hạn cũng như hữu hình và vô hình nên BSC không những thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức mà còn đảm bảo tính bền vững của sự phát triển đó BSC được vận dụng trong nhiều lĩnh vực như đá xây dựng, ngân hàng, thép Tuy nhiên, việc nghiên cứu vận dụng BCS vào trong công ty TNHH Thép Vinakyoei vẫn còn là khoảng trống nghiên cứu

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VINAKYOEI

Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Thép Vinakyoei

2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thép Vinakyoei

Công ty TNHH Thép Vina Kyoei được thành lập vào tháng 01 năm 1994 giữa các đối tác Nhật Bản: Tập đoàn thép Kyoei, Tập đoàn Mitsui, Tập đoàn thép Marubeni- Itochu và Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP Đi vào sản xuất từ tháng 01 năm 1996 và hiện Vina Kyoei đang sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm thép: Thép Gân (Vằn), Thép Gân Ren và Khớp Nối, Thép Tròn Trơn, Thép Cuộn, Thép Góc Cạnh Đều và Phôi thép với tổng công suất thiết kế gần 1 triệu tấn/năm

Nhà máy thép Vina Kyoei đặt tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với diện tích hơn 17 ha, là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất trong khu vực cùng với trang thiết bị hoàn toàn mới và đồng bộ theo công nghệ hiện đại và tiên tiến của Nhật Bản Bên cạnh đó, chúng tôi còn luôn chú trọng đến việc đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị của công ty với tiêu chí sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh để cung cấp cho thị trường nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của khách hàng

Toàn bộ hệ thống máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất thép đều được giám sát bởi phòng điều khiển trung tâm Việc này sẽ giúp gia tăng hiệu suất, đồng thời giảm tiêu hao điện năng và các tiêu hao khác nhằm đem lại ổn định cho chất lượng sản phẩm

Hiện nay, Công ty TNHH Thép Vina Kyoei không ngừng sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, có thể đáp ứng được mọi yêu cầu theo các tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên thế giới Chúng tôi đã nhận được chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 từ tổ chức Quốc tế AFNOR và đặc biệt là Chứng nhận JIS của Tổ chức Đảm bảo Chất lượng Nhật Bản cấp về quản lý sản xuất và chất lượng theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, đây cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành thép có được chứng nhận này

Bên cạnh việc nâng cao đổi mới công nghệ, phát triển các trang thiết bị hiện đại, Công ty TNHH Thép Vina Kyoei luôn chú trọng vào vấn đề bảo vệ môi trường Điển hình như việc sử dụng khí đốt để luyện thép, chúng tôi đã chuyển từ sử dụng dầu sang gas nhằm giảm thiểu khí thải CO2 có hại cho môi trường Bên cạnh đó chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe của người lao động và đảm bảo an toàn nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất Công ty thép Vina Kyoei đã được cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015 về quản lý môi trường và ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Với những tiềm lực và thế mạnh của mình, đặc biệt với một tinh thần thép, Công ty TNHH Thép VinaKyoei luôn sẵn sàng sát cánh xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, hiện đại hơn

Hình 2 1 Toàn cảnh công ty TNHH Thép Vina Kyoei

Nguồn: https://www.vinakyoeisteel.com.vn/gioi-thieu

Bảng 2 1 Thông tin công ty và tỷ lệ vốn góp

Tên công ty CÔNG TY TNHH THÉP VINA KYOEI

Nhà đầu tư TẬP ĐOÀN THÉP KYOEI (Nhật Bản) 45%

TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM - CTCP 40%

TẬP ĐOÀN MITSUI (Nhật Bản) 9%

TẬP ĐOÀN THÉP MARUBENI - ITOCHU

Tổng giám đốc Mr NGUYỄN NGỌC QUANG

Vốn pháp định 78 triệu đôla Mỹ

Vốn đầu tư 261 triệu đôla Mỹ

Văn phòng chính KCN Phú Mỹ I, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú

Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Và nhà máy Điện thoại: (84.254) 3876.277 ~ 283 Fax:

21 - 23 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam Điện thoại: (84.28) 38244.248 Fax: (84.28) 38244.221 Website www.vinakyoeisteel.com.vn

Email sales@vinakyoeisteel.com.vn

Nguồn: https://www.vinakyoeisteel.com.vn/gioi-thieu

Hình 2 2 Một số sản phẩm điển hình của công ty

Nguồn: https://www.vinakyoeisteel.com.vn/gioi-thieu

2.1.3 Các dự án của Công ty

Metro Bến Thành – Suối Tiên Nhà máy đạm Phú Mỹ- BRVT

Cảng hàng không quốc tế - sân bay Tân

Hình 2 3 Một số dự án điển hình của công ty

Nguồn: https://www.vinakyoeisteel.com.vn/gioi-thieu

Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thép VinaKyoei

Mặc dù chịu sự tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng tài chính của công ty TNHH Thép VinaKyoei đều có mức tăng trưởng qua các năm 2020 đến năm 2022 không ổn định cả về doanh số và lợi nhuận, tuy nhiên công ty vẫn quyết định tích lũy nguồn vốn và quyết định tiếp tục tăng vốn đầu tư để phát triển tất cả các mặt hàng trong toàn công ty Bên cạnh đó, công ty tăng cường công tác quản trị tài chính để các khoản chi phí được hợp lý hơn nữa trong bối cảnh các đối tác trong nước và quốc tế đều thắt chặt các khoản chi do dịch bệnh kéo dài Mục tiêu tài chính qua 3 năm từ

2020 đến 2022 được công ty đề ra được thể hiện qua bảng 2.1 về mục tiêu tài chính

Bảng 2 2 Một số mục tiêu tài chính của công ty Đơn vị: Tỷ đồng

Tăng hiệu quả sử dụng vốn

Doanh thu Lợi nhuận sau thuế (Đồng) (Đồng)

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thép VinaKyoei

Căn cứ vào bảng 2.1, mục tiêu đề ra từ năm 2020-2022, đặc biệt xét về doanh thu từ năm 2020 đến năm 2021 là tăng từ 10.000 tỷ lên 12.000 tỷ, từ năm 2021 đến năm

2022 mục tiêu đề ra tăng lên 13.500 tỷ đồng do đã kết thúc dịch bệnh là giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, tình hình chính trị Cụ thể nguyên liệu than cốc là tâm điểm cho sự tăng giá nguyên vật liệu Trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, giá than cốc tăng từ mức USD213/tấn vào tháng 12/2021 lên USD635/tấn vào tháng 3/2022 và duy trì ở mức trên USD 500/tấn trong tháng 5 và 6/2022 Ngành thép Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến Nga – Ukraine Thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục rộng mở trong năm

2022 dưới tác động từ chiến tranh giữa Nga – Ukraine Hiện nay, ngành thép của Ukraine bị mất phần lớn sản lượng, Nga và Belarus phải chịu cấm vận Việc thiếu hụt nguồn cung sẽ giúp các công ty thép Việt Nam sẽ hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường Châu Âu, nơi Nga, Ukraine và Belarus đang chiếm hơn hơn 50% sản lượng xuất khẩu thép dẹt và CRC

2.2.1.2 Kết quả thực hiện mục tiêu tài chính 2020-2022

Bảng 2 3 Báo cáo kết quả kinh doanh 2020-2022 Đơn vị tính: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

9.504.928.038.743 10.615.581.367.349 12.474.122.982.718 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính

Chi phí quản lý doanh nghiệp

64.133.324.944 74.248.642.557 76.325.857.459 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thép VinaKyoei

Bảng 2 4 Bảng cân đối kế toán 2020- 2022 Đơn vị tính: Đồng

I Tiền và các khoản tương đương tiền

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III Các khoản phải thu ngắn hạn

V Tài sản ngắn hạn khác 150 74.750.397.119 267.621.357.167 164.830.541.188

I Các khoản phải thu dài hạn 210 18.372.252.800 30.053.954.986 18.760.192.360

II Tài sản cố định 220 2.599.276.138.257 2.210.624.686.220 1.863.688.395.154 III Bất động sản đầu tư 230

IV Tài sản dở dang dài hạn 240 12.903.865.515 8.946.693.415 3.224.339.999

IV Đầu tư tài chính dài hạn 250

V Tài sản dài hạn khác 260 97.399.431.379 98.863.617.047 180.648.797.925

I Vốn chủ sở hữu 410 2.648.388.689.022 3.067.928.191.328 2.205.915.756.295 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.807.260.000.000 1.807.260.000.000 1.807.260.000,000

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thép VinaKyoei

Bảng 2 5 Kết quả thực hiện mục tiêu 2020-2022 Đơn vị tính: Đồng

Mục tiêu Thực hiện % đạt được so với mục tiêu

Mục tiêu Thực hiện % đạt được so với mục tiêu

Chi phí giá vốn hàng bán

CP bán hàng và QLDN

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Năm 2021 so với năm 2020: 516% Năm 2022 so với năm 2020:

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thép VinaKyoei

Bảng 2 6 Cơ cấu doanh thu thuần theo hoạt động 2020-2022 Đơn vị tính: Đồng

Mục tiêu Thực hiện % đạt được so với mục tiêu

Thép gân ren và khớp nối

Mục tiêu Thực hiện % đạt được so với mục tiêu

Tốc độ tăng trưởn g doanh thu

Năm 2021 so với năm 2020: 15,36% Năm 2022 so với năm 2021: 8,92% Năm 2022 so với năm 2020: 25,65%

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thép VinaKyoei

Theo số liệu bảng 2.4 doanh thu năm 2020-2022 không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra Cụ thể, trong năm 2020 đạt 99,6%, năm 2021 đạt 95,85%, năm 2022 Công ty không hoàn thành kế hoạch 93,56% mục tiêu Phân tích cơ cấu doanh thu thuần theo hoạt động trong Bảng 2.5 cho thấy, nguồn doanh thu thuần của công ty TNHH Thép VinaKyoei chủ yếu đến từ 5 sản phẩm, đó là Thép gân (vằn); Thép gân ren và khớp nối; Thép cuộn; Thép tròn trơn và các sản phẩm Thép góc cạnh đều

Trong 5 sản phẩm của công ty TNHH Thép VinaKyoei thì hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu lần lượt là: Thép gân (vằn); Thép gân ren và khớp nối; Thép cuộn; Thép tròn trơn và các sản phẩm Thép góc cạnh đều Đối với các sản phẩm từ thép: doanh nghiệp đã tạo ra rất nhiều loại sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại được làm từ thép và cũng là một trong những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung thì kinh doanh về thép với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, chất lượng và giá cả cạnh tranh và đóng góp vào nhiều công trình, dự án có tầm ảnh hưởng của quốc gia

 Kết quả thực hiện mục tiêu về lợi nhuận

Theo số liệu bảng 2.4 cho thấy cả ba năm không ổn định so với mục tiêu đề ra Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020 tăng 516%, năm Năm 2022 so với năm 2020 giảm 699% Năm 2022 so với năm 2021 giảm 197,35% Lợi nhuận giảm là do:

Tình hình dịch bệnh áp dụng các chỉ thị 15, 16 làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Thị trường bất động sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cả nước quá nóng và sốt ảo nên việc xây dựng các công trình còn hạn chế

Do các yếu tố đầu vào, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 9/12/2022 giao dịch ở mức khoảng 230,25 USD/tấn FOB, giảm mạnh 71,75 USD/tấn so với đầu tháng 11/2022 Tuy nhiên, giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 9/12/2022 giao dịch ở mức 110,45 - 110,95 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 22,75 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 11/2022 Trong tháng 11/2022, thép phế nội địa tăng nhẹ khoảng 200 đồng/kg, giữ mức từ 8.200 đến 9.200 VND/kg Giỏ thộp phế liệu loại HMS ẵ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 350 - 366 USD/tấn CFR Đông Á từ cuối tháng 11 - những ngày đầu tháng 12/2022, giảm 28 USD/tấn so với hồi đầu tháng 11/2022 Nguyên liệu sản xuất thép cơ bản chững lại đà giảm và tăng nhẹ trở lại giúp các doanh nghiệp giảm bớt nguy cơ lỗ do trích lập dự phòng giảm giá nguyên liệu Đồng thời, tỷ giá USD/VND đã nguội bớt với mức tăng chỉ còn khoảng hơn 3% so với đầu năm, thấp hơn so với mức tăng trên 5% thời điểm giữa tháng 11/2022 Như vậy, so với thời điểm cuối quý III/2022 thì các yếu tố tiêu cực khiến doanh nghiệp ngành thép lỗ là trích lập giảm giá hàng tồn kho và trích lập dự phòng tỷ giá USD đã nhẹ hơn Tuy nhiên, cầu yếu vẫn là gánh nặng lớn nhất và chưa có dấu hiệu giảm bớt khi thị trường bất động sản gần như đóng băng, thị trường xuất khẩu suy giảm do giá trong nước cao hơn giá khu vực và lãi suất cao khiến nhu cầu xây dựng của người dân giảm mạnh Trong tháng 11/2022, sản xuất thép xây dựng vẫn tiếp tục sụt giảm so với các tháng trước và cùng kỳ 2021 do một số công ty thép cắt giảm sản xuất Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11/2022 đạt 682.800 tấn, giảm 5,28% so với tháng trước đó và giảm 37,2% so với tháng 11/2021; bán hàng đạt 874.631 tấn, tăng 22,73% so với tháng trước đó và ngang mức cùng kỳ năm 2021 Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt 97.462 tấn, giảm 52,5% so với tháng 11/2021 Theo VSA, các nhà máy có kết quả kinh doanh giảm sút do cạnh tranh về giá bán và thị phần, hiện nay đã tạm ngưng việc giảm giá Điều này khiến thị trường trở nên bình ổn hơn, thúc đẩy việc tiêu thụ và từng bước tái tạo tồn kho Nhưng các công ty thương mại, nhà phân phối hạn chế mua vào, giao dịch kém đi, chủ yếu nhắm đến việc thu hồi công nợ do gần cuối năm.

Bảng 2 7 Cơ cấu lợi nhuận gộp theo hoạt động Đơn vị tính: Đồng

Mục tiêu Thực hiện % đạt được so với mục tiêu

2022 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Thép gân ren và khớp nối

Năm 2021 so với năm 2020: 417% Năm 2022 so với năm 2021: (197%) Năm 2022 so với năm

 Hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 2 8 Các chỉ số tài chính

STT Nội dung Đơn vị tính

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,03 1,11 1,02

2 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,68 0,58 0,57

1 Hệ số Nợ/vốn chủ sở hữu Lần 2,36 2,09 2,98

STT Nội dung Đơn vị tính

2 Hệ số Nợ/Tổng tài sản % 229,19 273,37 317,6

3 Hệ số bảo toàn vốn Lần 40,13 1,16 0,72

III Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận

Hệ số sử dụng tài sản

(doanh thu/ tài sản bình quân)

5 Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu % 336,08 309,27 397,5

Số liệu trên Bảng 2.6 cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2021 so với năm 2020: 417% Năm 2022 so với năm 2021 giảm 197% và năm 2022 so với năm 2020 tốc độ tăng trưởng âm 604% Số liệu trên Bảng 2.7 trình bày chỉ số ROE, ROA, ROS năm 2021 so với năm

2020 có tăng, nhưng so với năm 2022 thì đều giảm Từ các chỉ số này của hai bảng số liệu cho thấy nhìn chung cơ cấu lợi nhuận gộp và các chỉ số ROE, ROA, ROS từ 2020 đến 2022 là chưa tốt Nguyên nhân của việc sụt giảm này bên cạnh các nguyên nhân khách quan đến từ dịch bệnh Covid-19 toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và Thế giới dẫn đến công ty TNHH Thép VinaKyoei cũng bị ảnh hưởng theo cả về thị phần trong nước và các nước mà công ty có xuất khẩu là do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, các cuộc chiến tranh thế giới dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho giá cao, giá cả vật tư thu mua biến động thất thường Giá bán không đủ bù đắp giá vốn đã làm lợi nhuận gộp nên công ty bị lỗ Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng là gánh nặng cho công ty khi hàng hóa tiêu thụ chậm và ngân hàng siết room tín dụng cũng như lãi suất tăng cao

Công ty TNHH Thép VinaKyoei rơi vào khó khăn khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đẩy giá dầu cùng các loại hàng hóa leo thang, nhất là giá nguyên liệu đầu vào của nhà máy đã tăng mạnh trong khi hệ lụy của dịch bệnh chưa khắc phục được

Trong khi đó, giá bán các sản phẩm từ thép, phôi thép giảm liên tiếp và nhà máy phải đương đầu với khủng hoảng trong bối cảnh kinh tế chững lại trên toàn cầu Do đó, công ty TNHH Thép VinaKyoei phải tạm dừng hoạt động lò cao, kéo theo quyết định cho một số cán bộ nhân viên nghỉ vì dừng lò

Bên cạnh phân tích các mục tiêu về tài chính, tác giả phân tích thêm các chỉ tiêu khác trên phương diện tài chính để có cái nhìn tổng quát hơn

Năm 2020, khả năng thanh toán ngắn hạn 03 năm lần lượt là: 1,03; 1,11; 1,02 đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ rằng, Công ty TNHH Thép VinaKyoei có đủ năng lực để xử lý các khoản nợ phải trả trong tầm ngắn hạn là rất tốt Tuy nhiên, xét về tổng thể cả ba năm, có sự tăng trưởng mạnh mẽ về khả năng này do sự gia tăng từ 1,03 (2020) đến 1,11 (2021) là mức tăng 0,08/1,03 = 0,78 lần và đạt 1,02 vào năm 2022 là mức giảm 0,01/1,03 = 0,01 lần

Đánh giá năng lực cạnh tranh

Định vị doanh nghiệp trên thị trường: Thép VinaKyoei đầu thị trường về chất lượng và dịch vụ

Tại khu vực phía Nam chiếm 18,9% thị phần thép xây dựng

Phân tích mô hình SWOT

Bảng 2 21.Phân tích mô hình SWOT

1 Không có sản phẩm thay thế

2 Sản xuất thép tại Trung Quốc có xu hướng giảm

3 GDP tăng ổn định ở Việt Nam

4 Có thể tăng sản lượng sản xuất

5 Nhân viên/công nhân trẻ sẵn sàng học tập và làm việc

1 Thị trường cạnh tranh gay gắt

2 Lợi nhuận kinh doanh mặt hàng VKS so với các nhà máy khác ngày càng chênh lệch (thấp hơn)

4 Nhân viên trẻ không đủ kiên nhẫn

5 Cách quản lý cũ S-STRENGTHS CÁC CHIẾN LƯỢC S-O CÁC CHIẾN LƯỢC S-T

1 Thương hiệu mạnh sản phẩm uy tín

2 Chính sách kinh doanh cởi mở

3 Kinh nghiệm lâu năm trên thị trường

4 Năng lực sản xuất lớn

5 Nhân viên có kiến thức, chuyên môn tốt

1 Duy trì chất lượng cao ổn định về sản phẩm và dịch vụ giao hàng

2 Tập trung duy trì phát triển khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

1 Có chính sách uyển chuyển hơn để tăng cường đưa hàng về thị trường sẵn có tại khu vực Cao Nguyên và Nam Trung Bộ

2 Tiếp cận thị trường tỉnh xa (thị trường mới)

W-WEAKNESS CÁC CHIẾN LƯỢC W-O CÁC CHIẾN LƯỢC W-T

1 Phụ thuộc vào hệ thống nhà phân phối

(NPP), đặc biệt nhà phân phối lớn

2 Khoảng cách lớn giữa nhân viên kinh nghiệm và nhân viên mới (thế hệ kế tiếp thì không có sẵn)

3 Thị trường khu vực hạn chế

1 Có chính sách dài hạn và nhất quán bồi dưỡng NPP nhỏ tăng trưởng nhanh hơn

2 Nghiên cứu mở rộng thêm hệ thống nhà phân phối

1 Tăng cường hoạt động Marketing hướng đến người tiêu dùng cuối cùng

2 Cần có quy chế quản lý phù hợp bao gồm chính sách nhân sự phù hợp bồi dưỡng thế hệ tiếp nối

3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu ngoài thị trường hiện hữu (Campuchia)

Nguồn: Tác giả phân tích Đánh giá mức độ khả năng chuyển hóa của những yếu tố được coi là lợi thế đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp

Các lợi thế lớn nhất của công ty đó chính là chất lượng và thương hiệu dẫn đầu thị trường hiện nay Trên thị trường giá bán sản phẩm của công ty thường dẫn đầu, nếu biết kết hợp với sự hỗ trợ về vốn và tài chính của các ngân hàng sẽ giúp công ty giữ vững thị phần và đạt kết quả kinh doanh tốt nhất

Trong chương 2 này, tác giả trình bày 2 nội dung chính yếu gồm giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thép VinaKyoei và phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty này Để có thông tin tổng quan về công ty, tác giả đã giới thiệu cấu trúc bộ máy công ty, các thành viên tham gia quản lý, điều hành, lãnh đạo và các sản phẩm mà công ty đang cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế Về phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh, tác giả đã phân tích thông qua 4 phương diện tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và phương diện đào tạo phát triển Đối với mỗi phương diện, tác giả tiến hành phân tích theo trình tự 3 bước là phân tích mục tiêu, phân tích tình hình thực hiện và đưa ra nhận xét tương ứng đối với mỗi phương diện Đây là các nội dung quan trọng làm cơ sở dữ liệu và thông tin thiết thực phục vụ cho việc triển khai các nội dung liên quan đến các giải pháp sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÉP VINAKYOEI

Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam

Ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khi chế tạo, công nghiệp hỗ trợ Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế tạo, xây dựng, cơ khí góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp

Ngành thép cũng đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch, đô thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế- xã hội Với mức tiêu thụ thép trên bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 240kg/1 người/năm) còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, dư địa và tiềm năng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn Mặc dù ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng Bộ Công Thương cho rằng, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam không có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy, cũng như định hướng để phát triển ngành thép

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững”, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo

Thứ nhất với chủng loại HRC (thép tấm cuộn cán nóng): trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo

Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản

Báo cáo cũng đề cập tới vấn đề Nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.

Mục tiêu giai đoạn 2023-2027 của Công ty TNHH Thép Vinakyoei

Một số các mục tiêu được Công ty TNHH Thép VinaKyoei đề ra cho giai đoạn phát triển khai thác, chế biến và kinh doanh trong giai đoạn từ 2023 đến cuối năm 2026 như sau đây

3.2.1 Năng lực sản xuất hàng năm

+ Nhà máy luyện thép: 715.000 tấn/năm

+ Nhà máy cán thép 1: 450.000 tấn/năm

+ Nhà máy cán thép 2: 500.000 tn/năm

+ Tại khu vực phía nam chiếm 18,9% thị phần thép xây dựng

+ Định vị doanh nghiệp trên thị trường: Thép Vinakyoei dẫn đầu thị trường về chất lượng và dịch vụ

3.2.2 Phương thức mua nguyên liệu

Quy chế nội bộ: đánh giá mức độ tuân thủ các quy chế nội bộ theo đúng quy trình và quy chế của công ty TNHH Thép Vinakyoei

Nguyên tắc hoạt động: công khai, minh bạch, cạnh tranh về giá

Phương thức mua: Liên hệ đến các nhà cung cấp, nhà thương mại mời chào giá Tập hợp giá để so sánh, đánh giá thị trường và thương lượng để mua được giá tốt nhất Ưu tiên mua trực tiếp từ nhà sản xuất, nhà cung cấp hay qua trung gian thương mại (trong trường hợp/ điều kiện nào): tùy vào thực tế thị trường hay qua trung gian thương mại, các đơn vị này đều có năng lực, có uy tín trên thị trường và cung cấp hàng hóa cho các nhà máy thép trên thị trường Việt Nam nói chung và trong hệ thống VNS nói riêng Đánh giá năng lực tài chính, thương mại của các nhà cung cấp: có thể đánh giá về chất lượng, giá cả, giao hàng đúng thời hạn và chào hàng cạnh tranh

Chủ động ký hợp đồng khung với các nhà cung cấp được lựa chọn vào short list: Chủ động ký hợp đồng khung với các nhà cung cấp được lựa chọn trong một số trường hợp để mua dài hạn nhằm tạo nguồn cung ổn định hàng hóa Định mức tồn kho: Tùy theo từng loại hàng hóa và yêu cầu của sản xuất, lượng tồn kho sẽ được điều chỉnh phù hợp

Xử lý mối quan hệ giữa tự sản xuất phôi và mua ngoài, giữa nguyên liệu nội với nguyên liệu ngoại trên cơ sở phân tích, xác định ưu nhược điểm của từng nguồn nguyên liệu Phôi tự sản xuất chủ yếu dùng cán trực tiếp cho dàn cán 2 Phôi mua ngoài chủ yếu phôi mác CB240T và CB300V để dùng cho dàn cán 1, cán cuộn và thép cây 10-14mm nguyên liệu chủ yếu mua nội địa, không mua hàng nhập khẩu vì thuế cao Tất cả các hàng mua đều nằm trong tiêu chuẩn của VKS

Hệ thống khách hàng/nhà phân phối (NPP) trải dài từ Đà Nẵng trở về phía Nam, chủ yếu là các NPP tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Trong đó chú trọng công tác phân phối bán hàng gôm hệ thống khách hàng nhà phân phối: công ty đưa hàng hóa tiêu thụ ra thị trường thông qua 14 đại lý trong nước và 02 đại lý hoặc nước ngoài tại Campuchia Về thị trường, công ty xuất khẩu chủ yếu sang Campuchia và thị trường trong nước từ Đà Nẵng trở vào phía Nam của Việt Nam Về chính sách chiết khấu: Nhà phân phối được hưởng các chính sách chiết khấu thương mại, hỗ trợ chi phí bán hàng, tiền thưởng (nếu có), được áp dụng theo sản lượng mua hàng trong tháng, năm, hoặc thời kỳ cụ thể Điều kiện và mức chiết khấu sẽ do công ty quy định và được công bố bằng văn bản tại từng thời điểm

3.2.4 Tuân thủ quy định về giao dịch với các bên có liên quan

Công ty triệt để tuân thủ các quy định đối với các giao dịch nội bộ, các quy định về chống chuyển giá

3.2.5 Hiệu quả của công tác phối hợp hệ thống

Công ty mua nguyên vật liệu phôi thép từ các nhà máy hệ thống trong tổng công ty cũng như một số vật tư phụ tùng, trục cán từ công ty cơ khí luyện kim

Chiến lược quản trị doanh nghiệp: Đá là một sản phẩm đặc thù và có tính nhạy cảm cao với thị trường, công ty TNHH Thép Vinakyoei ý thức được điều này và luôn đặt trạng thái quản trị chiến lược ở tư thế linh hoạt thay đổi để thích ứng với mọi hoàn cảnh dưới sự tác động từ nhiều phía với nhiều dạng khác nhau ở cả trong và ngoài nước

Bảng 3 1 Đề nghị mục tiêu công ty TNHH Thép Vinakyoei năm 2023

Mục tiêu Thước đo Đơn vị tính

Thực tế Mục tiêu Thực hiện mục tiêu

2022 2023 tăng trưởng năm 2023 Phương diện tài chính

Chưa đạt được mục tiêu cần cải tiến thu, lợi nhuận

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế % (197,48) 15

Chưa đạt được mục tiêu cần cải tiến

ROE- tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu

Chưa đạt được mục tiêu cần cải tiến quả sử dụng vốn

ROA- tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản % (5,52) 15

Chưa đạt được mục tiêu cần cải tiến

Nâng cao năng % tăng năng suất lao động % Chưa có >4 Chỉ tiêu mới đề nghị áp dụng suất lao động

Mục tiêu Thước đo Đơn vị tính

Thực tế Mục tiêu Thực hiện mục tiêu

Tăng sản phẩm mới Tăng doanh thu sản phẩm mới đồng 2.705.034

000.000 Đạt được mục tiêu cần duy trì

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Mức độ hài lòng của khách hàng % >4,2 >4,2 Đạt được mục tiêu cần duy trì

Tỷ lệ phàn nàn khiếu nại được giải quyết

% 100 100 Đạt được mục tiêu cần duy trì

Phương diện Quy trình kinh doanh nội bộ

Tăng số lượng sản phẩm mới

Doanh thu khách hàng mới Đồng 2.705.03

000.000 Đạt được mục tiêu cần duy trì

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Số lượng sáng kiến cải tiến áp dụng Cái 5 8 Đạt được mục tiêu cần duy trì

Tỷ lệ xử lý công văn đúng hạn % 89,45% 90% Đạt được mục tiêu cần duy trì Kiểm soát môi trường và an toàn lao động

Sự cố môi trường xảy ra Sự cố 0 0 Đạt được mục tiêu cần duy trì

Sự cố an toàn lao động xảy ra Sự cố 0 0 Đạt được mục tiêu cần duy trì

Phương diện học hỏi và phát triển

Nâng cao sự hài Mức độ hài lòng của nhân viên Mức độ >4,5 >4,5 Đạt được mục tiêu cần duy trì lòng của nhân viên

Số giờ đào tạo nội bộ giờ 45 45 Đạt được mục tiêu cần duy trì lực nhân viên Tỷ lệ đại học, trên đại học % 30,36% 30% Đạt được mục tiêu cần duy trì Nâng cấp hệ Tỷ lệ nhân viên văn phòng, tổ trưởng sản xuất được trang bị máy tính, email, văn phòng điện tử

% 100 100 Đạt được mục tiêu cần duy trì thống thông tin

Nguồn: Tác giả đề xuất

Một số giải pháp đề xuất

Cơ sở đưa ra giải pháp phụ thuộc vào thực trạng hoạt động, mục tiêu giai đoạn 2023-2027 của Công ty TNHH Thép Vinakyoei và định hướng phát triển ngành thép Việt Nam::

Về bán hàng: Sản lượng bán hàng của Công ty liên tục sụt giảm qua 3 năm vừa qua do một số nguyên nhân chủ quan sau:

- Hệ thống phân phối: hệ thống phân phối yếu do có ít nhà phân phối và mất cân bằng (5 nhà phân phối chiếm hơn 80% sản lượng bán, trong đó có 1 nhà phân phối chiếm hơn 30% sản lượng), các nhà phân phối chủ yếu bán hàng thị trường dân dụng

- Khu vực thị trường: tập trung phần lớn là khu vực Tp.HCM và vài tỉnh lân cận (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, BR-VT)

- Chính sách bán hàng: chỉ quan tâm đến các nhà phân phối và phó mặc cho các nhà phân phối về việc định giá bán trên thị trường và phát triển thị trường

- Công tác marketing: không quan tâm đúng mức, thiếu hiệu quả

Những điểm tồn tại này đã qua nhiều năm do quan điểm bán hàng của Công ty, cùng với việc theo đuổi chính sách hàng giá cao theo thương hiệu đến nay không còn phù hợp với điều kiện thị trường: cung lớn hơn cầu rất nhiều và trình độ hiểu biết về sản phẩm của người tiêu dùng đã nâng cao Để khắc phục vấn đề này cần có sự quyết tâm thực hiện chiến lược dài hạn của Công ty Đó là:

+ Thay đổi quan điểm về bán hàng, cải tổ mạnh mẽ về nhân sự phòng bán hàng để tham gia sâu hơn vào hệ thống bán hàng các cấp để kiểm soát giá bán từng cấp, cũng như đến người tiêu dùng nhằm điều hòa lợi ích của các cấp bán hàng, từ đó thúc đẩy tăng sản lượng bán

+ Phát triển thêm nhà phân phối, áp dụng chính sách giá vùng miền linh hoạt và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa đảm bảo tiêu thụ đúng khu vực

+ Chủ động, tích cực kết nối với các Chủ đầu tư/Nhà thầu xây dựng, trực tiếp tìm kiếm các công trình và phối hợp với hệ thống bán hàng để tham gia cung cấp hàng vào các công trình Thúc đẩy các npp triển khai thực hiện mạnh mẽ “Chính sách bán hàng công trình” để tăng lượng bán hàng công trình

+ Xuất khẩu: qua các mối quan hệ cá nhân, tích cực tìm thêm thị trường xuất khẩu mới Chú trọng chăm sóc và tăng trưởng sản lượng bán hàng ở thị trường Cambodia (do thị trường này sự cạnh tranh chưa gay gắt, có giá khá tốt so với các thị trường khác) Tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mới

- Chi phí sản xuất phôi cao do các yếu tố chính như chi phí vật liệu chịu lửa, chi phí bảo trì sửa chữa thiết bị và tỉ lệ phế phẩm phôi thép còn cao Vì vậy cần thử nghiệm, thay đổi nguồn vật liệu chịu lửa hợp lý, cạnh tranh Cải tiến tổ chức công tác bảo trì sửa chữa, giảm thuê ngoài, chuyển đổi sử dụng một số thiết bị trong nước Bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nghệ cho cán bộ, nhân viên luyện thép

- Cải tiến qui trình mua sắm, sử dụng và quản lý phụ tùng thiết bị để giảm mức tồn kho

- Tăng cường khả năng dự báo thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả trong việc mua nguyên liệu, giảm tồn kho

- Chú trọng bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm đảm bảo công tác an toàn lao động, duy trì tình trạng hoạt động tốt của thiết bị giúp nâng cao năng suất, hiệu suất hoạt động và chất lượng sản phẩm Điều chỉnh tăng tỷ lệ sử dụng phế nội nhằm giảm giá thành

- Tăng cường quản trị tài chính, dòng tiền để giảm chi phí lãi vay

Công tác quản lý công nợ:

Việc bán hàng trả chậm là đặc thù chung của toàn ngành thép Việt Nam nhưng công ty thép Vinakyoei phụ thuộc nhiều hơn vào tín dụng thương mại để bán hàng do giá bán luôn có chênh lệch lớn với các đối thủ khác trên thị trường Công ty cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi công nợ bán hàng, giảm thiểu công nợ quá hạn để tiết kiệm chi phí tài chính Xác định việc tiêu thụ hàng hóa sẽ khó khăn trong thời gian sắp tới cho nên phải tập trung quản trị tốt dòng tiền và quản trị rủi ro tín dụng thương mại Trong điều kiện thị trường tài chính biến động, cần bám sát thị trường nhằm quản trị tốt chi phí tài chính

Công tác quản lý hàng tồn kho:

Thực hiện yêu cầu của các cổ đông, công ty đã cố gắng giảm số lượng hàng tồn, hiện tại tình hình thị trường tiêu thụ khó khăn làm hàng tồn kho không giảm theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên tồn kho cũng đang ở mức thấp so với trước đây

Liệt kê chi tiết giải pháp :

Thứ nhất, công ty cần tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, theo dõi sát diễn biến thị trường để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cùng ngành để kịp thời thích nghi với những thay đổi đột ngột của thị trường đồng thời thực hiện được các mục tiêu phát triển ngành thép, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, công ty tập trung theo dõi vào công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh Cơ cấu tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu và nội địa nhằm giảm giá thành sản xuất và chủ động hơn trong việc dự trữ nguồn nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất

Thứ ba, với thương hiệu doanh nghiệp có sẵn là một lợi thế của công ty, việc duy trì giá trị thương hiệu là bài toán sống còn của công ty ở thời điểm sản xuất kinh doanh khó khăn như hiện nay Mục tiêu quản trị thương hiệu-bán hàng-giảm chi phí sản xuất là giải pháp hàng đầu giúp công ty lấy lại vị thế trong ngành thép

Ngày đăng: 19/08/2024, 07:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w