Tiểu luận cuối kỳ môn Phân tích báo cáo tài chính UEH Phân tích báo cáo tài chính công ty VietnamAirlines Với dân số khoảng 100 triệu người và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam có nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng cao, phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế dự kiến của đất nước là 6,4% trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2030. Bên cạnh đó thì chính sách mở cửa, giao du phát triển kinh tế, du lịch phát triển cũng là một trong những yếu tố giúp vận tải hàng không cả nội địa và quốc tế ngày càng phát triển và có cơ hội bứt phá.Vietnam Airlines đang có cơ hội trải rộng đường bay khắp toàn cầu và các đường bay trong nước. Với việc sở hữu nhiều lợi thế và đường bay, cũng như hậu thuẫn của Chính phủ, Vietnam Airlines nếu biết tận dụng sẽ trở thành tập đoàn lớn trên châu lục.Tuy nhiên cũng phải nói đến, mặc dù nhu cầu vận tải hàng không có tăng nhưng vẫn ở mức không cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Theo kết quả phân tích năm 2019 cho thấy rằng mỗi người dân Việt Namchỉ thực hiện trung bình 0,46 chuyến bay trong một năm (hoặc hai năm một chuyến), đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á.
Trang 1TRƯỜNG KINH DOANH - ĐẠI HỌC UEH
KHOA KẾ TOÁN
BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
VIETNAM AIRLINES
TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1
1.Tổng quan 1
2.Lịch sử hình thành 1
3.Những cơ hội và thách thức 2
4.Điểm mạnh, điểm yếu trong kinh doanh 2
II CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3
III ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4
IV NGUY CƠ PHÁ SẢN 6
V DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 8
VI ĐÁNH GIÁ GIÁ CỔ PHIẾU CUỐI NĂM 2021: 13
Trang 3I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETNAM AIRLINES
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlines) là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tại thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,19%, All Nippon Airways nắm giữ 8,77%
Hãng nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Quản trị có từ 5 đến 9 người với nhiệm kỳ 5 năm, có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Đại Dương, hiện đang khai thác hơn 50 đường bay thường lệ với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày Trụ sở chính được đặt tại Sân bay quốc tế Nội Bài
Logo thương hiệu của Vietnam Airlines
I MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1 Lịch sử hình thành
Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt
Trang 42.Những cơ hội và thách thức
Với dân số khoảng 100 triệu người và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam có nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng cao, phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế dự kiến của đất nước là 6,4% trong giai đoạn từ năm 2021 đến
2030 Bên cạnh đó thì chính sách mở cửa, giao du phát triển kinh tế, du lịch phát triển cũng là một trong những yếu tố giúp vận tải hàng không cả nội địa và quốc tế ngày càng phát triển và có cơ hội bứt phá
Vietnam Airlines đang có cơ hội trải rộng đường bay khắp toàn cầu và các đường bay trong nước Với việc sở hữu nhiều lợi thế và đường bay, cũng như hậu thuẫn của Chính phủ, Vietnam Airlines nếu biết tận dụng sẽ trở thành tập đoàn lớn trên châu lục
Tuy nhiên cũng phải nói đến, mặc dù nhu cầu vận tải hàng không có tăng nhưng vẫn ở mức không cao so với các nước trên thế giới và khu vực Theo kết quả phân tích năm
2019 cho thấy rằng mỗi người dân Việt Namchỉ thực hiện trung bình 0,46 chuyến bay trong một năm (hoặc hai năm một chuyến), đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á
Cạnh tranh ngành ngày một lớn khi càng có thêm nhiều hãng hàng không giá rẻ trong nước xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như Vietjet Air (VJ), Bamboo Airways (QH),… Mỗi hãng hàng không sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt về chất lượng của dịch vụ,
về hạng ghế ngồi cùng các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng Tuy nhiên nhìn chung thì tiêu chí của các hàng đều mong muốn được mang đến những chuyến bay thật sự an toàn với những mức giá vé rẻ nhất
Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Vietnam Airlines phải đối mặt với áp lực lớn về tài chính Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng
3.Điểm mạnh, điểm yếu trong kinh doanh
Có thể nói điểm mạnh nhất của Vietnam airlines là sự hậu thuẫn của Chính phủ với mạng đường bay trải rộng khắp toàn quốc và toàn cầu Quy mô tài chính lớn và đội hình máy bay hiện đại, đa dạng tạo cho Vietnam airlines thế mạnh về hình ảnh, độ tin cậy
Vietnam Airlines là hãng hàng không có lịch sử lâu đời, đã đã được người dân khắp nước biết đến từ hàng chục năm nay, do vậy, không cần phải quảng bá nhiều cũng đã được lựa chọn trong đầu khách hàng Vietnam airlines là thành viên chính thức của liên minh hàng không Skyteam do vậy mạng đường bay quốc tế sẽ rộng hơn
Một điểm yếu của Vietnam Airlines là cơ chế điều hành nhà nước có thể dẫn đến việc ra quyết định chậm, phụ thuộc Mức độ linh hoạt trong điều hành chắc chắn sẽ không cao
Trang 5Ngoài ra, Vietnam Airlines phải đối mặt với chi phí hoạt động cao Hiện tại ở Việt Nam, Vietnam Airlines đang là hãng hàng không sở hữu nhiều máy bay nhất với 104 chiếc Cơ cấu đội máy bay của Vietnam Airlines cũng gồm những dòng máy bay tân tiến nhất, trong đó dòng máy bay thân rộng có Boeing 787-9, Boeing 787-10 và Airbus A350 Do
đó, chi phí để duy trì hoạt động là vô cùng cao
4 Chiến lược kinh doanh
Hiện nay, với lợi thế kinh tế và du lịch ngày càng phát triển, ngành hàng không cũng được quan tâm và chú trọng hơn Do đó, cạnh tranh trong ngành là điều không thể tránh khỏi Các nhà quản lý cần phải đưa ra những chiến lược kinh doanh nhằm định vị cho công ty là một thách thức khó khăn đối với ngành hàng không trong và ngoài nước
Thị trường hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu khắt khe của hành khách về giá cả và chất lượng đòi hỏi các hãng hàng không phải đưa ra những chiến lược phù hợp để phát triển Hãng hàng không Vietnam Airlines đưa ra mục tiêu duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần với hơn 50% thị phần nội địa và hơn 25% thị phần quốc tế, đồng thời cạnh tranh năng lực trên cơ sở nâng cấp chất lượng dịch vụ
Đối với thị trường trong nước đang có sự phân hóa mạnh, Vietnam Airlines đang có các dịch vụ hướng đến đa dạng các đối tượng khách hàng Nhằm phục vụ trong phân khúc giá thành rẻ, nơi những khách hàng không đặt nặng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng trên và sau chuyến bay, VNA phối hợp triển khai thương hiệu kép với Jetstar Pacific trên toàn bộ mạng bay nội địa, phối hợp toàn diện về mạng bay, sản phẩm, tiếp thị, chính sách bán bao phủ dải sản phẩm, tiếp tục giữ thị phần nội địa ở mức chi phối, phục vụ mọi đối tượng khách hàng thông qua mạng bay
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines vẫn tập trung thực hiện chính sách chiếm lĩnh nhóm khách hàng có thu nhập trung bình – cao, phát triển các dịch vụ theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế, được Skytrax - Tổ chức đánh giá hàng không uy tín trên thế giới đánh giá cao VNA đã xác định mục tiêu là nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những vé bay có chất lượng phục vụ tốt hơn, xứng đáng với giá tiền mà họ bỏ ra Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp đơn thuần dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, VNA cũng quan tâm đến việc gia tăng giá trị thương hiệu bằng việc tích hợp thêm các chuỗi giá trị Để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, VNA đã đưa ra những cải tiến nâng cao trải nghiệm của khách hàng Giá vé của VNA sẽ cao hơn so với mặt bằng chung, cũng theo đó họ sẽ cung cấp dịch vụ, ăn uống, vui chơi tốt nhất, làm tăng mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng
Để thực hiện chiến lược này, các nhà quản lý đề ra mô hình cung cấp dịch vụ đặc biệt và làm cho việc cung cấp phù hợp với nhu cầu của khách hàng VNA đã dành nhiều năm để nghiên cứu tâm lí khách hàng, cố gắng nâng cao trải nghiệm trên chuyến bay cho hành khách thông qua cung cấp dịch vụ cao cấp như vé hạng thương gia có ghế nằm rộng,
Trang 6thoải mái, các phương tiện giải trí và tiện ích chăm sóc cá nhân trên chuyến bay; đối với
ẩm thực trên chuyến bay được phục vụ đa dạng các món ăn, trình bày đẹp mắt Song song
đó, các sản phẩm được đóng gói bằng vật phẩm, vật liệu không thân thiện với môi trường
sẽ được thay thế: ống hút giấy thay thế cho ống hút nhựa, nghiên cứu thay thế các dụng
cụ nhựa dùng một lần bằng các dụng cụ có thể tái chế…Nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng, giảm áp lực hạ tầng cho sân bay, hãng đã tập trung phát triển các hình thức làm thủ tục an ninh hàng không nhanh chóng và tiện lợi, tạo điều kiện tối đa tận dụng thời gian cho hành khách trước và sau chuyến bay Trong đó, nổi bật là dịch vụ đặt vé trực tuyến, thanh toán trên nền tảng công nghệ hiên đại bằng QR code, làm thủ tục qua thông qua website hoặc ứng dụng; có quầy làm thủ tục riêng cho gia đình có trẻ em và người lớn tuổi lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam
VNA mang đến cho hành khách trải nghiệm chất lượng dịch vụ 4 sao
Vietnam Airlines tiếp tục củng cố dịch vụ 4 sao và đưa VNA đạt tiêu chuẩn hãng hàng không 5 sao quốc tế trong nhiệm kỳ, hãng đã từng bước khẳng định được hình ảnh và thương hiệu VNA có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ cùng cạnh tranh trên thị trường khi được gọi tên là “Hãng hàng không quốc gia Việt Nam” Chính vì mang thương hiệu quốc gia cùng với chất lượng bay an toàn và xứng tầm, giúp khách hàng cảm thấy thực sự hài lòng và yên tâm về chất lượng dịch vụ Vietnam Airlines đã thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình thể hiện hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả
III PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VIETNAM AIRLINES
1.
2 Phân tích các tỷ số:
2.1
by air industry Solvency ratios
Trang 7Dept ratio 0.98 0.825460578
Investigate coverage ratio -57.69 -28.37510637
Liquidity ratios
Profitability Ratios
Activity ratios
Đánh giá chung về khả năng thanh toán thông qua việc tính toán các tỷ số liên quan (Solvency ratios): hầu hết, thông qua các tỷ số, có thể đánh giá rằng trong năm 2021, thì công ty Vietnam Airlines vẫn duy trì và đảm bảo về khả năng thanh toán các khoản nợ có tính chất ngắn hạn của mình Khi so với số liệu của trung bình ngành, thì có thể thấy mức chênh lệch này chỉ ở mức dao động nhỏ Cho thấy được sự khả quan trong việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình đối với các chủ nợ So với trung bình ngành
về tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu, thì tỷ số này của Vietnam Airlines rất cao (đạt mức 41.37 > 21.72 trung bình ngành) Cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Vietnam Airlines
có tác động rất cao Điều này được thể hiện thông qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Trong năm 2021, ROE của Vietnam Airlines là -8.955897968 so với trung bình ngành thấp hơn rất nhiều (trung bình ngành: -4.474975091) Ngoài ra, thì nhìn chung thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công ty Vietnam Airlines cũng dao động xung quanh mức của trung bình ngành
2.2 Hệ số nguy cơ phá sản
Để đánh giá nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp, người ta thường dùng mô hình Z-Score của Giáo sư Edward Altman Đây là một mô hình nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong ngành tài chính Mô hình được nghiên cứu để lựa chọn ra những chỉ số tài chính quan trọng giúp đánh giá xác suất phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần Do Vietnam Airlines không thuộc lĩnh vực sản xuất nên mô hình điều chỉnh Z’’-Score sẽ được sử dụng để tính toán
Vốn lưu động/Tổng tài sản (A) (0,159) (0,391) (0,473)
Trang 8Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (B) 0,011 (0,185) (0,216) Thu nhập trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản (C) 0,063 (0,160) (0,194)
Giá trị ghi sổ vốn chủ sở hữu/Tổng nợ phải trả
Z" = 6,56A + 3,26B + 6,72C + 1,05D (0,243) (4,133) (5,097)
Cách đánh giá như sau:
● Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
● 1.1 < Z” < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
● Z” < 1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
Từ kết quả tính toán, hệ số Z” của Vietnam Airlines cả 3 năm đều nhỏ hơn 1,1, thậm chí không nằm trong khung đo lường của mô hình Z”-Score năm 2019 ở mức -0,243, năm
2020 giảm xuống -4,133, năm 2021 giảm sâu xuống mức -5,097 Từ đó có thể thấy rằng doanh nghiệp đang nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao
Tuy tính toán Hệ số nguy cơ phá sản cho ra con số âm, nhưng việc áp dụng mô hình này khi chưa xét đến đặc điểm loại hình kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và tình hình thực
tế sẽ khó để đưa ra kết luận chính xác về việc doanh nghiệp có phá sản hay không Vietnam Airlines là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, với đặc thù ngành dịch vụ nên vốn lưu động của doanh nghiệp thường không cao Dưới tác động của “đại dịch Covid-19” – một yếu tố từ bên ngoài, làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp cản trở rất lớn, dẫn đến sự giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận Chính phủ cũng đã tài trợ vốn cho Vietnam Airlines để vượt qua tình trạng khó khăn về tài chính Trên thế giới hiện đã có vaccine ngừa Covid, ngành hàng không cũng bắt đầu hoạt động trở lại, nên nguy cơ Vietnam Airlines phá sản là rất thấp
3 Phân tích năng lực dòng tiền:
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Đơn vị tính: 1.000.000 USD)
31/12/2021 31/12/2020 31/12/2019
Tiền mặt từ hoạt động kinh doanh (6738917.6) (6455567.22) 8818800.28
Tiền mặt từ hoạt động đầu tư (1944629.77) 3352940.34 (1283791.79) Tiền mặt từ hoạt động tài chính
- Chi tiết: Bảo hiểm (hưu trí) cho 8745745 1798129.2 (8182051.46)
Trang 9khoản nợ, ròng 1062641.26 2196587.2 (6505511.13)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đây là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động chính của công ty, tuy nhiên, trong năm 2021, giá trị của dòng tiền này lại có giá trị âm Bởi lẽ, năm
2021 giống như là một cơn ác mộng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cần có sự tiếp xúc giữa người – người Đại dịch covid-19 đã khiến cho mọi hoạt động dường như bị cản trở trong năm 2021, các nước hầu như để có thể cố gắng kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước đòi hỏi phải tiến hành đóng các cửa khẩu, tạm dừng các hoạt động xuất nhập cảnh,…Trong khi
đó, Việt Nam Airlines được biết đến là một trong những hãng hàng không lớn nhất, hoạt động với những tuyến bay nội địa, và nhiều tuyến bay khác liên quốc gia Tất yếu đã tác động đáng kể đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty
Bên cạnh đó, để có thể thích ứng với tình dịch bệnh kéo dài, Việt Nam Airlines cũng đã mạnh mẽ đầu tư về máy móc thiết bị nhằm hỗ trợ cho quá trình bay của mình tốt và an toàn hơn
Có sự gia tăng dòng tiền trong hoạt động tài chính, tuy nhiên, dòng tiền gia tăng chủ yếu của năm 2020 là dòng tiền thu từ “Bảo hiểm (hưu trí) cho khoản nợ, ròng), chứ không phải là dòng tiền từ hoạt động góp vốn hay là vay nợ
V DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
Năm 2021 là một năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế nói chung và ngành hàng không nói riêng khi mà Đại dịch đã làm trì trệ mọi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, Vietnam Airlines trong khi vẫn phải chi trả các chi phí phát sinh liên quan công
ty còn phải gánh thêm một khoản chi phí tài chính tăng vọt cùng với đó là doanh thu suy giảm nghiêm trọng Chính vì lẽ đó đã khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh năm
2021 của Vietnam Airlines suy giảm nghiêm trọng khi mà công ty báo lỗ 13.337 tỷ đồng trong năm 2021
Vì sự bất ổn của thị trường 2020 – 2021, các giá trị của năm 2016 – 2017 được thêm vào
để việc tính toán trở nên thuận lợi và đưa ra kết quả đáng tin cậy hơn
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng doanh
thu 27911339,51 40538338,65 98228083,7 96810641,72 82950970,5 70088973,85
Tỷ lệ % thay
đổi so với
Thu nhập 13337554,66 -11178105,58 2537461,06 2598509,16 2659113,26
Trang 10ròng sau
Tỷ lệ % thay
đổi so với
Ước tính về doanh thu: Được chia làm 2 giai đoạn:
● Giai đoạn phục hồi 2022 – 2024, dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ bằng với tốc độ tăng trưởng của năm 2021 so với năm 2020 là 28% để khôi phục tương ứng với sự phát triển của năm 2019 vào năm 2024 Tức giả định rằng, doanh thu của năm
2024 sẽ có giá trị tương ứng với doanh thu của năm 2019 Và như vậy từ năm 2024 trở về trước giá trị tổng doanh thu sẽ dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình ước tính trên tổng doanh thu của năm sau liền kề
● Giai đoạn phát triển 2025 – 2026, dựa vào tốc độ tăng trưởng của năm 2017 – 2019, ước tính giá trị tăng trưởng trung bình cộng năm 2017 – 2019 là 12% Với giả định rằng, doanh thu của năm 2024 sẽ có giá trị tương ứng với doanh thu của năm 2019
Và các năm sau sẽ có giá trị tổng doanh thu dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình ước tính trên tổng doanh thu của năm trước liền kề
Tổng doanh thu 50921438,59 70724220,26 98228083,7 110015453,7 123217308
0
20000000
40000000
60000000
80000000
100000000
120000000
140000000
Doanh thu
Khi tiến hành dự báo của một doanh nghiệp điều được quan tâm hơn cả là lợi nhuận chứ không phải tổng doanh thu Ngoài ra, nếu đánh giá sự thay đổi của các yếu tố khác theo yếu tố doanh thu, từ đó, chắc chắn một điều rằng, lợi nhuận sau thuế cũng phải thay đổi cùng với tốc độ của doanh thu Do đó, làm cho chỉ tiêu được quan tâm cuối cùng, là lợi nhuận sau thuế bị tác động rất lớn Vì vậy, việc dự báo chung cho tất cả các yếu tố trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, ta sẽ dựa vào tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận