1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ hội nhập quốc tế và phát triển đề bài phân tích vai trò của một tổ chức quốc tế đối với một lĩnh vực cụ thể

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Trong đó có thể kể đến những cái tên rất quen thuộc như: Liên hợpquốc UN, Liên minh Châu Âu EU, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN,...Qua tìm hiểu, nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

Đề bài: Phân tích vai trò của một tổ chức quốc tế

đối với một lĩnh vực cụ thể.

Giảng viên : ThS Nguyễn Thị Thùy Trang

: ThS Nguyễn Thùy Chi Học phần : HK212 - ITS1051 7

Nhóm : 13

Hà Nội - 05/2022

Trang 2

A Giới thiệu

Các tổ chức quốc tế luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay Trong thời đại công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, các tổ chức này lại được quan tâm, chú trọng hơn bao giờ hết Trong đó có thể kể đến những cái tên rất quen thuộc như: Liên hợp quốc (UN), Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),

Qua tìm hiểu, nhóm nhận thấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 10 quốc gia thành viên là một tổ chức khu vực có uy tín, hưởng quy chế quan sát viên tại Liên hiệp quốc và có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau Cộng đồng ASEAN đang ngày một khẳng định vị thế mình trên thế giới

và các nước trong cộng đồng ngày càng có nhiều hợp tác chặt chẽ, sâu rộng, đa chiều trên mọi lĩnh vực Chính vì vậy, nhóm đã lựa chọn tổ chức ASEAN để tiến hành thực hiện đề bài: “Phân tích vai trò của một tổ chức quốc tế đối với một lĩnh vực cụ thể” Ở đây, nhóm quyết định phân tích vai trò của ASEAN đối với lĩnh vực kinh tế

A Nội dung

1 Khái quát về tổ chức quốc tế và ASEAN

1.1 Khái quát chung về “Tổ chức quốc tế”

Tổ chức quốc tế được định nghĩa là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế,

có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó và có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt với các thành viên và các chủ thể khác Tổ chức quốc tế có một số đặc điểm như sau: Là liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền; hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế ký kết giữa các thành viên; có cơ cấu thường trực để duy trì

Trang 3

hoạt động chức năng; có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt,

Hiện nay, tổ chức quốc tế được thành lập và có thẩm quyền hoạt động đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt quốc tế Vì vậy, việc phân loại

tổ chức quốc tế có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau, trong đó có một số tiêu chí được sử dụng thường xuyên như tiêu chí thành viên, tiêu chí phạm vi hoạt động Ngoài ra, còn một số tiêu chí như điều kiện, thủ tục tham gia tổ chức quốc

tế, chức năng của tổ chức quốc tế Theo tiêu chí thành viên, tổ chức quốc tế được chia thành tổ chức quốc tế toàn cầu (ví dụ: Liên hợp quốc, WTO, ), tổ chức quốc tế khu vực (ví dụ: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tổ chức thống nhất châu Phi, Liên minh châu Âu, ) và tổ chức quốc tế liên khu vực (ví

dụ như Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ) Ngoài ra, theo tiêu chí phạm vi hoạt động, tổ chức quốc tế có thể chia thành tổ chức quốc tế chung và

tổ chức quốc tế chuyên môn Tổ chức quốc tế chung là tổ chức quốc tế mà mục đích và phạm vi hoạt động của chúng bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực quan hệ quốc tế bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá như Liên hợp quốc, Tổ chức thống nhất châu Phi Trong khi đó, tổ chức quốc tế chuyên môn là các tổ chức mà mục đích và phạm vi hoạt động của chúng chỉ hạn chế trong một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể như Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức nông lương quốc tế (FAO)

1.2 Khái quát chung về ASEAN

1.2.1 Sự ra đời

Ngày 08 tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc - Thái Lan, một quyết định được ký kết bởi Bộ trưởng ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đã đánh dấu sự ra đời của Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN Cùng với sự tham gia của các quốc gia Brunei năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, và

Trang 4

Campuchia năm 1999, ASEAN hiện gồm 10 quốc gia Đông Nam Á là thành viên chính thức và Đông Timor là quan sát viên Trải qua một quá trình phát triển, ASEAN ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời ngày 31 tháng 12 năm 2015 với mục tiêu tổng quát là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN với 03 trụ cột lớn: Cộng đồng chính trị an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC) Cũng trong ngày này, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập với1 tên gọi quốc tế là ASEAN (trong tiếng Anh là Association of Southeast Asian Nations)

1.2.2 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên

cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN Nhưng ASEAN không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài

Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là Cộng đồng chính trị an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC) đã tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung

1.2.3 Nguyên tắc hoạt động

Để đạt được những mục tiêu lớn đó, hoạt động của ASEAN và các quốc gia thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và

1 Bông Mai và Hoàng Hà, “50 năm ASEAN: Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”, Báo Nhân dân điện tử, 08/08/2017, https://nhandan.vn/megastory/2017/08/2/ , truy cập ngày 20/5/2022

Trang 5

những nguyên tắc riêng của tổ chức này, như đã được tái khẳng định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương ASEAN Các nguyên tắc đó bao gồm: Tôn ttọng độc lập, chủ quyển, quyền bình đẳng và dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các thành viên đồng thời nhấn mạnh giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trái với pháp luật quốc tế; giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình; không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên; tôn trọng pháp quyền, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền bình đẳng và đẩy mạnh công bằng xã hội; giữ vững vai trò trung tâm và linh hoạt của ASEAN trong quan hệ ngoại khối trên tinh thần không phân biệt đối xử; tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương chung và các cơ chế dựa ưên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, tiến tới loại bỏ mọi rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực trong một nền kinh tế do thị trường điều tiết.2

1.2.4 Cơ cấu tổ chức

Từ khi được thành lập tới nay, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã có những cải tổ thường xuyên để phù hợp với khuôn khổ hợp tác ở từng thời kỳ phát triển Theo Hiến chương, ASEAN có các thiết chế sau: + Hội nghị Cấp cao ASEAN - ASEAN Summit

+ Hội đồng điều phối ASEAN - ASEAN Coordinating Council

+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN - ASEAN Community Councils

+ Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành

+ Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN

+ Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN

+ Ban Thư ký ASEAN quốc gia

+ Uỷ ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế

2 Lê Minh Trường (14/05/2022) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì ? Mục tiêu, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức của ASEAN Luatminhkhue https://luatminhkhue.vn/hiep-hoi-cac-nuoc-dong-nam-a asean la-gi .aspx#2-muc-tieu-nguyen-tac-cua-asean, truy cập ngày 20/5/2022.

Trang 6

+ Quỹ ASEAN

1.2.5 Phương thức hoạt động

Phương thức ra quyết định: Tham vấn và Đồng thuận (consultation &

concensus) – Mọi vấn đề của ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nước thành viên ASEAN và quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên đều nhất trí hoặc không phản đối

Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác: Trong triển khai quan hệ đối

ngoại của ASEAN, các quốc gia thành viên sẽ phối hợp và nỗ lực xây dựng lập trường chung cũng như tiến hành các hoạt động chung trên cơ sở thống nhất và đoàn kết, tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc đề ra trong Hiến chương (theo Điều 41 Hiến chương ASEAN)

Tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên: Hợp tác khu vực phải được tiến

hành từng bước, bảo đảm phù hợp với lợi ích, khả năng của các nước và tất cả đều có thể tham gia, đóng góp, không thành viên nào bị “bỏ lại”

1.2.6 Vai trò

1.2.6.1 Vai trò kinh tế

Đối với Đông Nam Á, ASEAN có vai trò thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế khu vực và thế giới bởi hợp tác vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững là một trong những định hướng ưu tiên của ASEAN Bên cạnh đó, ASEAN còn thúc đẩy gia tăng sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực thông qua việc giảm bớt các hàng rào thuế quan, tăng cường chính sách mở cửa đồng thời đẩy mạnh thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên

Ở phạm vi toàn cầu, ASEAN rất tích cực hợp tác với các quốc gia, các khu vực khác trên thế giới Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng và năng động của mình, ASEAN đã đem đến những đóng góp quan trọng cho sự phát

Trang 7

triển của kinh tế thế giới nói chung Trên thế giới, ASEAN đã trở thành đối tác quan trọng của rất nhiều quốc gia và các khối kinh tế

1.2.6.2 Vai trò chính trị - an ninh - quốc phòng

Trong tình hình hiện nay, ASEAN ngày càng có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển không chỉ cho khu vực mà còn cho cả thế giới Trong

đó có thể kể đến các vai trò về an ninh - chính trị - hòa bình như:

Đóng góp cho nền hoà bình bền vững trong khu vực và thế giới bởi có thể nói ASEAN là nhân tố quan trọng trong vấn đề bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực Trước hết, sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng vậy nên ASEAN đã chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực qua các tuyên ngôn cũng như hiệp ước Ví dụ có thể nói đến đó là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành

Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á

mà cả giữa các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài và Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển đông…

Bên cạnh đó ASEAN còn khởi xướng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để tạo khuôn khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương Tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống

Một điều quan trọng khi nói đến vai trò của đó là ASEAN có vai trò to lớn trong giải quyết tranh chấp Biển đông, ổn định tình hình chính trị khu vực

Trang 8

Châu Á- Thái Bình Dương, giảm căng thẳng và đối đầu giữa các lớn như Trung Quốc và Mỹ

Thứ nhất, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) - trụ cột ngoại giao Đây là cơ chế hợp tác an ninh đa phương đầu tiên ở Châu Á - Thái Bình Dương do ASEAN sáng lập năm 1993 ARF được tổ chức hằng năm, mang tính đối thoại rộng rãi, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của nhiều nước trên thế giới, trong đó có hầu hết các cường quốc lớn Trong bối cảnh khu vực CA-TBD chưa có được một cơ chế pháp lý về an ninh, ARF đã tạo nên được một diễn đàn quốc tế để các nước tham gia bày tỏ chính kiến, trao đổi sự quan tâm cũng như tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, giảm thiểu nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định khu vực Qua đó có thể thấy ARF là một hình thức hợp tác phù hợp với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đã có những đóng góp đáng kể đối với an ninh khu vực

Thứ hai là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đây được coi như là trụ cột quốc phòng Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ra đời vào năm 2006 đánh dấu sự khởi đầu của cơ chế hợp tác quốc phòng chính thức, đầy đủ Cơ chế này tạo khuôn khổ cho đối thoại và tham vấn cấp Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề chiến lược, quốc phòng - an ninh và là nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên thực tế giữa lực lượng vũ trang các nước ASEAN Năm 2010, thiết lập cơ chế Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM) và lập các Nhóm Công tác Chuyên gia về những vấn đề an ninh cùng quan tâm Đặc biệt có thể nói đến cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) được thành lập năm 2010 là cơ chế hợp tác cao nhất về quốc phòng khu vực từ trước đến nay Diễn đàn này là một trong những phương tiện, công

cụ hỗ trợ cho hiện thực hóa Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN (APSC), bổ sung cho các diễn đàn khu vực như ARF, EAS, các tiến trình ASEAN+ và Đối thoại Shangri-La, đóng góp một cách hiệu quả cho tiến trình xây dựng lòng tin

và thúc đẩy hòa bình, ổn định cho khu vực, cũng giúp tăng cường hợp tác với

Trang 9

ADMM và ACDFIM Từ đó thắt chặt mối quan hệ quốc phòng - an ninh với các nước thành viên trong ASEAN

Thứ ba, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) - trụ cột an ninh cấp thượng đỉnh ASEAN đã tăng cường môi trường hòa bình, ổn định và củng cố mối quan hệ hợp tác tin cậy giữa các nước thành viên trong lĩnh vực an ninh - chính trị; tạo dựng mối quan hệ mới giữa các nước Đông Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định lâu dài; hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ cả về song phương và đa phương Sự ra đời của EAS đã giúp các quốc gia Đông Á tạo được một cấu trúc mới cho khu vực của mình Đặc biệt EAS đã xác định rõ về vai trò và mục đích của mình đó là EAS sẽ là một diễn đàn đối thoại rộng rãi về các vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế, dựa trên lợi ích và các mối quan tâm chung, cùng hướng tới mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng Đông Á, EAS là một phần của cấu trúc khu vực, hỗ trợ các diễn đàn và tiến trình hiện có, nhất là với khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, EAS sẽ là một tiến trình mở, thu nạp, minh bạch và hướng ngoại, với ASEAN giữ vai trò chủ đạo, trong đó các thành viên

cố gắng đẩy mạnh các chuẩn mực toàn cầu và các giá trị đã được thừa nhận chung

Từ EAS, ASEAN khẳng định tính trung lập, vai trò chủ đạo của mình, từ

đó có thể tăng cường mối quan hệ hòa bình, ổn định và củng cố mối quan hệ hợp tác, tin cậy giữa các nước thành viên EAS cũng là nơi để các nhà lãnh đạo gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn và bình đẳng với nhau, tạo cơ sở nền tảng cho việc xây dựng lòng tin Vấn đề thảo luận của EAS cũng mở rộng ra nhiều mối quan tâm khác hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh chính trị

Ngoài ra, ASEAN cũng chú trọng các cơ chế an ninh khu vực khác, như Hội thảo An ninh châu Á - Thái Bình Dương (APSEC), Thỏa thuận Quốc phòng

5 nước (FPDA) Từ các cơ chế này, vị trí của ASEAN đã được nâng tầm đối với an ninh khu vực Các cơ chế này tiếp tục kiểm soát những bước đi tiếp theo của ASEAN, đặc biệt trong việc ASEAN thúc đẩy mở rộng liên kết và kết nối ra

Trang 10

toàn khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương thông qua các sáng kiến khu vực

1.2.6.3 Vai trò văn hóa - xã hội

ASEAN có vai trò rất quan trọng đối với sự hợp tác trong lĩnh vực văn hoá- xã hội, giúp cho các nước ngày càng được mở rộng với nhiều chương trình, dự án khác nhau Trên lĩnh vực văn hoá, ASEAN đã tạo ra nhiều hoạt động để các nước thành viên gắn kết với nhau hơn, tiêu biểu là chương trình nghệ thuật đặc biệt “Viva ASEAN”

Trên lĩnh vực giáo dục- đào tạo, các nước ASEAN đã có rất nhiều các chương trình nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm đào tạo cũng như xây dựng cơ chế giám sát chung hài hòa, thống nhất

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vừa qua, các nước trong khối ASEAN đã giúp đỡ nhau rất nhiều về vacxin và vào ngày 27/05/2020 tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần ( Bộ Quốc phòng) đã tổ chức diễn tập trực tuyến cơ chế xử lý tình huống về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 giữa Quân y các nước ASEAN nhằm có những phương án chuẩn bị tốt khi các tình huống xấu nhất xảy ra Không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề trên mà giữa các nước ASEAN đã giúp đỡ nhau rất nhiều trên những lĩnh vực: khoa học- công nghệ, môi trường, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS,…

Chính những hoạt động hợp tác trên đã giúp đỡ các nước thành viên nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời cũng giúp tạo dựng thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng ASEAN Từ đó ASEAN đã và đang phấn đấu xây dựng một cộng đồng các dân tộc đoàn kết, giúp đỡ và chia sẻ Đảm bảo sự “thống nhất trong đa dạng” trở thành một đặc thù riêng có của ASEAN, một bản sắc khu vực mà các nước ASEAN luôn tôn trọng và gìn giữ

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w