1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ những thuận lợi và khó khăn trong nhiệm vụ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa trên các lĩnh vực cơ bản ở nước ta

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 370,49 KB

Nội dung

Đây là quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giátrị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọngsản phẩm và lao động nô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN

CÁC LĨNH VỰC CƠ BẢN Ở NƯỚC TA

MÃ MÔN HỌC: 213LLCT220514 HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC 2021-2022 Thực hiện: Nhóm Thanh Xuân GVHD: TS Trịnh Thị Mai Linh

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

TP HCM, tháng 7 năm 2022

DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỌC KỲ III NĂM HỌC 2021-2022

1 Mã lớp môn học: 213LLCT220514

2 Giảng viên hướng dẫn: TS Trịnh Thị Mai Linh

3 Tên đề tài: ĐỀ 21 Những thuận lợi và khó khăn trong nhiệm vụ thực hiện

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trên các lĩnh vực cơ bản ở nước ta.

4 Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:

ST

T HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

Mã số sinh viên

Tỉ lệ tham gia % Kí tên

- Tỷ lệ % = 100%

- Trưởng nhóm: Nguyễn Hoàng Thanh Tâm

Trang 3

Nhận xét của giáo viên

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tháng 7 năm 2022 Giáo viên chấm điểm MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

2.1 Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 1

2.2 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 2

2.3 Tầm nhìn và Định hướng phát triển: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kỳ phát triển mới của nước ta từ 2020 đến 2045 3

Trang 4

2.4 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn thành tựu và giải pháp

4

2.5 Trách nhiê ̣m của thanh niên trong sự nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước 5

2.6 Công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 6

2.7 Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 7

2.8 Những thách thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam 7

2.9 Những cơ hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam 8

2.10 Những trở ngại làm chậm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế tri thức 9

3 Phương pháp nghiên cứu 10

3.1 Phương pháp logic 10

3.2 Phương pháp lịch sử 10

3.3 Phương pháp phân tích 11

3.4 Phương pháp tổng hợp 11

3.5 Phương pháp diễn dịch 12

3.6 Phương pháp so sánh đối chiếu 13

3.7 Phương pháp lý luận 13

3.8 Phương pháp phân tích tổng hợp 14

4 Bố cục của tiểu luận 14

NỘI DUNG 15

Chương 1:Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 15

1.1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 15

1.2 Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .15

Chương 2: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 17

2.1 Các giai đoạn phát triển công nghiệp của Việt Nam 17

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1945: 17

2.1.2 Giai đoạn từ 1946 đến 1985: 17

2.1.3 Giai đoạn từ 1986 đến trước khi gia nhập WTO (năm 2007): 18

2.1.4 Giai đoạn hậu WTO: 19

2.2 Những tiền đề thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa - hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: 21

2.2.1 Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả: 21

Trang 5

2.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực: 22

2.2.3 Phát triển khoa học công nghệ: 22

2.2.4 Mở rộng quan hệ đối ngoại: 23

2.2.5 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: 23

Chương 3: Tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam trong các lĩnh vực cơ bản 25

3.1 Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của nước ta hiện nay 25

3.1.1 Thành tựu 25

3.1.2 Hạn chế 26

3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong nhiệm vụ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực cơ bản ở nước ta 28

3.2.1 Thuận lợi 28

3.2.2 Khó khăn 29

3.3 Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức 30

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, có phầnchậm hơn so với các nước khác trên thế giới, cơ sở vật chất kĩ thuật thấp kém,trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản xuất mới chưa hoàn thiện

Vì vậy, công nghiệp hoá -hiện đại hoá (CNH-HĐH) là một xu hướng kháchquan, phù hợp với xu thế của thời đại và hoàn cảnh đất nước Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nó đưa cả nềnsản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới.Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạođiều kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật, công nghiệp hóa có nội dung, bước đi

cụ thể, phù hợp Đối với Việt Nam khi chính thức bước vào thời kì quá độ lênchủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

và từ cuối thế kỉ XX đến nay quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệphóa, hiện đại hóa Đó là một quá trình kinh tế, kĩ thuật – công nghệ và kinh tế -

xã hội toàn diện sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từtrình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp tiên tiến, hiện đại và vănminh

Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập niên

90 của thế kỉ XX đến nay bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIIIcủa Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóatrên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” Chính vìnhững ý nghĩa quan trọng của CNH-HĐH đối với Việt Nam nên đã có rất nhiềuchuyên gia, các giáo sư, tiến sĩ kinh tế và thậm chí cả các bạn sinh viên đã dành

ra rất nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này nhằm đưa ra giải pháp để đẩynhanh quá trình CNH-HĐH Tự hào là một sinh viên được sinh ra và trưởngthành ngay thời điểm đất nước bắt đầu đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, chúng

em mong đóng góp được phần nào đó chút công sức nhỏ bé của mình vào sựnghiệp vĩ đại này Từ những lý do trên, chúng em đã đi đến quyết định chọn đề

tài “Những thuận lợi và khó khăn trong nhiệm vụ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa trên các lĩnh vực cơ bản ở nước ta” Trong đề tài chúng em có sử

dụng và tham khảo nhiều tài liệu và quan điểm của các nhà nghiên cứu khác

Trang 7

lớn vào nhập khẩu; việc tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu ở nhiều sản phẩmvẫn chỉ ở công đoạn cuối cùng nên giá trị gia tăng không lớn Đại hội XIII đánhgiá: “Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mớisáng tạo, tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp, vẫn còn phụ thuộc vào bênngoài” Do vậy, Đại hội XIII chủ trương: “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, pháttriển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽcác thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư” Hiện đại hóa công nghệ sản xuất là điều kiện tiên quyết để đưa sảnphẩm thương hiệu Việt Nam lên tầm cao mới, thoát khỏi vị trí gia công, lắp ráptrong thời gian qua Ứng dụng, tiên phong sáng tạo, phát minh công nghệ mới cóthể giúp doanh nghiệp tăng doanh số, nâng cao vị thế doanh nghiệp và nền kinh

tế Muốn làm được điều đó không có con đường nào khác phải dựa trên nền tảngtài nguyên trí tuệ để sáng tạo công nghệ

2.2 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam

Có thể thấy, nô ̣i dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn bao hàm hai vế Vế thứ nhất, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thựchiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu của khoa học

- công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệhiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường

Ở vế thứ hai, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Đây là quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giátrị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọngsản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất

và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng,văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ởnông thôn

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,việc phát triển lực lượng sản xuất phải được thực hiện đồng bộ ở cả các yếu tốvật chất và yếu tố con người Song, trong sự giới hạn về nguồn lực và với điểmxuất phát thấp, cần lựa chọn được nội dung trọng tâm mang tính đột phá và nộidung mang tính hỗ trợ, nội dung mang tính điều kiện

Với mục tiêu tổng quát và lâu dài của quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóalớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên

cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầutrong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, côngbằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ

Trang 8

tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại, Đảng ta đã đưa ra những chủtrương và giải pháp lớn sau:

- Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn;

- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;

- Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn;

- Xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và phát triển nguồn nhân lực;

- Các giải pháp về quy hoạch, khoa học - công nghệ, đất đai, tài chính, tín dụng,lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế

Xét tổng quát, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônnhững năm qua bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất phát triển lựclượng sản xuất ở nông thôn; huy động sự tham gia chủ động, rộng rãi và có hiệuquả của mọi lực lượng trong xã hội vào phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn;

- Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh thay thế cho nền kinh tế sản xuấthàng hóa nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp của những người tiểu nông;

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại đủ điều kiện đáp ứng cácnhu cầu của sản xuất và đời sống vật chất - văn hóa của dân cư, có thuần phong

mỹ tục, lối sống với bản sắc nông thôn được hài hòa với nền văn minh côngnghiệp và văn minh trí tuệ và môi trường sinh thái trong lành;

- Xây dựng con người mới ở nông thôn bảo đảm được các yêu cầu: có tri thứclàm chủ quá trình hoạt động của mình; có tính cộng đồng cao; năng động đổimới và tiếp thu cái mới; tư duy, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ đượcbản sắc của người dân nông thôn

2.3 Tầm nhìn và Định hướng phát triển: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kỳ phát triển mới của nước ta từ 2020 đến 2045.

2.3.1 Tầm nhìn

- Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫnđầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sứccạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

- Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện

đại

2.3.2 Định hướng phát triển

Các định hướng phát triển được Đảng đưa ra trong Nghị quyết số NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sáchphát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với cácchính sách:

23 Chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

- Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

- Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển côngnghiệp

Trang 9

- Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp

- Chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp

- Chính sách khai thác tài nguyên, khoáng sản và chính sách bảo vệ môi trường,thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhànước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thựchiện chính sách phát triển công nghiệp quốc gia

2.4 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn thành tựu và giải pháp

Thực hiện đường lối đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp-nông thôn, nôngthôn nước ta đã có bước phát triển mới đạt được những thành tựu to lớn, thểhiện:

Một là, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng

hóa, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá

Hai là, công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu được

phục hồi và phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tưxây dựng; môi trường sinh thái và đời sống nông dân ở hầu hết các vùng đượccải thiện rõ rệt

Ba là, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển

nền nông nghiệp hàng hóa: hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủđược phát huy tốt hơn; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn đượcđảm bảo

Những thành tựu trên mặt trận nông nghiệp nông thôn đã góp phần rấtquan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tạo tiền đề đẩy mạnh sựnghiệp CNH, HĐH đất nước

Để thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần thực hiện một sốgiải pháp sau:

Một là, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp, nông thôn không chỉ là bệ đỡ

mà còn là động lực mới cho phát triển kinh tế và CNH, HĐH đất nước trong giaiđoạn đến năm 2045 Làm rõ mô hình tăng trưởng mới trong điều kiện hậu đạidịch Covid-19, trong đó có vai trò của KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm tăngnăng suất lao động cũng như chất lượng tăng trưởng gắn với kinh tế nôngnghiệp và xã hội nông thôn, phát huy được lợi thế để CNH, HĐH

Hai là, đổi mới quan điểm về vai trò công bằng của các thành phần kinh

tế trong quá trình CNH, HĐH, đặc biệt chú ý vai trò chủ thể của hộ nông dân

Trang 10

chuyên nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cộng đồng trong quá trình phát triển,chú trọng vai trò của các hiệp hội ngành hàng.

Ba là, thúc đẩy phát triển nền kinh tế phi nông nghiệp, nông thôn (chế

biến nông sản, cụm làng nghề, du lịch nông thôn…) để giải quyết bằng đượcviệc rút lao động nông thôn ra khỏi sản xuất nông nghiệp và tạo công ăn việclàm phi nông nghiệp trong nông thôn nhằm giảm bớt sức ép dân số lên các đôthị lớn, thích ứng với điều kiện dịch bệnh, biến đổi khí hậu

Bốn là, tạo đột phá về tổ chức thể chế và đào tạo nghề theo hướng chuyên

nghiệp hóa nông dân, đẩy mạnh kinh tế hợp tác, phát triển chuỗi giá trị Nớilỏng chính sách hạn điền đất nông nghiệp, ưu tiên trực canh trong nông nghiệp

để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ hộ nông dân hình thànhcác trang trại gia đình và các hợp tác xã nông nghiệp hiện đại như ở các nướcphát triển

Năm là, tiếp tục tăng đầu tư công cho nông nghiệp, phân cấp quản lý đầu

tư công, các dịch vụ công, quản lý công trình, tài nguyên công cộng cho các tổchức cộng đồng; thử nghiệm hình thức quỹ phát triển nông thôn hỗ trợ cho cáccộng đồng dựa trên các dự án do cộng đồng đề xuất và làm chủ

Sáu là, định hướng ổn định dài hạn về cam kết lâu dài thu hút đầu tư nước

ngoài vào hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bềnvững, thúc đẩy nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và thực hiện Chương trìnhkhông còn nạn đói ở các vùng khó khăn, dân tộc

Bảy là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư công về kinh phí cho hệ thống

các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn củaViệt Nam, ít nhất đạt mức tương đương với xu hướng các nước trong khu vực làmức 0,84% GDP nông nghiệp để đảm bảo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônthành công, không bị tụt hậu về KH&CN Nhà nước cần nâng tỷ lệ chi choKH&CN từ ngân sách trong những năm tới lên mức 2,8-3% tổng chi ngân sáchnhà nước, tương ứng với tổng chi nghiên cứu và phát triển đạt mức 2% GDP

Tám là, xây dựng đề án chuyển đổi số, nền tảng số tập trung của ngành

nông nghiệp, nông thôn nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công chonông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôncần tham gia điều phối Chương trình Đổi mới sáng tạo quốc gia để hướng đếncác doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn nâng cao năng suất laođộng Ưu tiên các lĩnh vực chuyển đổi nông nghiệp sinh thái, chế biến thựcphẩm, quản lý thất thoát sau thu hoạch, nông nghiệp tuần hoàn và chuyển đổi sốnông nghiệp, nông thôn

2.5 Trách nhiê ̣m của thanh niên trong sự nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước

Khi mà đất nước đang trong thời kì đổi mới, cả nước đang thực hiệnnhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa thì đối với chúng ta, những thanh niênđầy nhiệt huyết và sức trẻ cũng phải có một phần trách nhiệm của mình trong sự

Trang 11

nghiệp vĩ đại này Không chỉ thanh niên nói chung mà cụ thể là các bạn sinhviên, lớp thế hệ tương lai đầy sức trẻ, cần phải:

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chínhtrị

- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực để giữ gìn sứckhỏe và nâng cao giá trị bản thân để phục vụ cho quá trình lao động và cốnghiến cho Tổ quốc

- Tham gia các hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, đóng góp vào

sự phát triển của xã hội

- Có cho mình một lý tưởng sống đúng đắn, học tập và làm việc theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh

- Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để cố gắng trở thành chủ nhân tươnglai của đất nước, đưa Việt Nam bước đến đài vinh quang, sánh vai với cườngquốc năm châu

2.6 Công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thửnghiệm, áp dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thựctiễn đất nước Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng(năm 1994) đã đưa ra quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là quátrình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụngmột cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phươngpháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoahọc - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Hội nghị nhấn mạnh quanđiểm coi khoa học - công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa;chỉ rõ việc cần thực hiện đồng thời hai quá trình công nghiệp hóa và hiện đạihóa: “Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa… hình thành những mũinhọn phát triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thếgiới”

Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước

ta đã đạt được thành tựu to lớn: Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008; nềnkinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%, giai đoạn2016-2019 đạt 6,8%; quy mô nền kinh tế tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010lên 271,2 tỷ USD năm 2020 GDP bình quân đầu người tăng từ 1331 USD năm

2010 lên 2779 USD năm 2020 “Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước đượccải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu” Tỷ trọng giá trịxuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm 2020.Khoa học - công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triểnkinh tế - xã hội Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng cường

Trang 12

Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tíchcực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo Trình độ khoa học - côngnghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, khoa học - công nghệ chưa thực hiện đầy đủ vai trò “quốc sáchhàng đầu”, chưa là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất:

“Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp Công nghiệp vẫn chủyếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triểnchậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả cònhạn chế” Trong khi đó, trên thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,nhất là công nghệ số, đang phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực,mang đến nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra không ít thách thức với tất cả các nềnkinh tế

2.7 Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0

Định nghĩa CN 4.0 Nó là sự kết hợp của các công nghệ và cũng đồng thờilàm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Quá trình phát triển củaCách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin đến cáchmạng công nghiệp 4.0 và những tác động của nó với kinh tế, xã hội con ngườiTri thức, thông tin và xử lý thông tin trở thành yếu tố then chốt trong cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0

Kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0 - Động lực mạnh mẽ nhất đang làmthay đổi xã hội con người Nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa và hiện đạihóa của nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 Những nguy cơ trong bốicảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Nhiệm vụ của mỗi người trong quá trình côngnghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

2.8 Những thách thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam

Lý luận và Mô hình kinh tế: Mô hình CNH, HĐH của Viê ̣t Nam vẫn cònđang trong quá trình hoàn thiện; chưa được cụ thể hóa thành những tiêu chí cụthể của mô ̣t nước công nghiệp Thực hiện CNH, HĐH chưa bằng thể chế củanền kinh tế thị trường, tuân theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường

Xu hướng kinh tế thế giới: Công nghiệp thế giới có xu hướng tăng chậm hơn,trong khi áp lực cạnh tranh giữa các nước công nghiệp mới và đang phát triểncàng “gay gắt” Do khoa học và công nghệ phát triển nhanh, nhiều nền kinh tếđang phát triển sẽ bị ảnh hưởng từ nguy cơ chuyển sang thời kỳ hậu công nghiệpsớm hơn so với dự kiến

Phát triển kinh tế và ngành công nghiệp: Tăng trưởng kinh tế nước ta vẫndựa nhiều vào đầu tư vốn và tăng trưởng tín dụng, chậm chuyển sang phát triểntheo chiều sâu, dựa trên khoa học công nghệ và tri thức Tỷ trọng các ngànhtrong cơ cấu kinh tế, vẫn còn khoảng cách lớn để đạt đến mức là một nước cónền kinh tế phát triển Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm Tăng trưởng

Trang 13

của ngành công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước Quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ranhững thay đổi đáng kể về cơ cấu công nghiệp.

Năng suất lao động: năng suất lao động của Việt Nam nói chung, vàngành công nghiệp nói riêng vẫn đang ở mức độ thấp, khi so với các nước pháttriển

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Năng lực cạnh tranh toàn cầu củanền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức trung bình và có vị trí tăng/giảm không ổn địnhtrong thời gian vừa qua Đến năm 2019, Việt Nam đứng vị trí 67/141 nền kinh

tế, tăng thêm 10 bậc so với năm 2018 và vẫn còn một khoảng cách khá xa, sovới các nước đứng đầu trong khu vực ASEAN

Dân số và nguồn nhân lực: Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân sốkhá nhanh so với thế giới Quá trình già hóa dân số nhanh sẽ khiến lực lượng laođộng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn nền kinh tế, và tácđộng lâu dài đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.Chất lượng nguồnnhân lực thiếu hụt lao động có tay nghề cao; cơ cấu lao động qua đào tạo bấthợp lý và lạc hậu

Khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thànhđộng lực phát triển kinh tế và thúc đẩy quá trình CNH; huy động nguồn lực của

xã hội vào các hoạt động khoa học và công nghệ còn yếu; đầu tư cho khoa học

và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao; thị trường khoa học và côngnghệ chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, với nhucầu sản xuất, kinh doanh và quản lý

Xuất khẩu hàng hóa: Chính sách phát triển xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững Tăng trưởngxuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP nhưng chưa vững chắc Độ mởcủa nền kinh tế qua kênh xuất khẩu khá lớn nhưng quy mô xuất khẩu còn nhỏ;chỉ số xuất khẩu sản xuất bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình trên thếgiới

Đầu tư từ nước ngoài: Hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp đầu tưnước ngoài ở Việt Nam đạt thấp Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào gia công,lắp ráp và có tỷ lệ nội địa hóa thấp

Quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng: Tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng

ở phần lớn đô thị Việt Nam đều chậm so với phát triển kinh tế xã hội Tình trạngphát triển đô thị hiện nay chưa đáp ứng với sự đổi thay về tư duy quản lý đô thịhóa, phát triển đô thị theo hướng CNH và HĐH

2.9 Những cơ hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang quốc tế hoá và khu vực hoá xuthế hoà bình và hợp tác đang phát triển Chúng ta có thể tranh thủ được nhữngkhả năng về vốn, thị truờng, công nghệ và quản lý thế giới Đặc biệt là trongnhững năm tới những thuận lợi đó đang phát triển theo hướng thuận lợi hơn nữa

Trang 14

cho chúng ta, đó là những thành tựu của công cuộc đổi mới mở rộng quan hệ đốingoại của chúng trong những năm gần đây( gia nhập ASEAN, bình thường hoáquan hệ với Hoa Kỳ, ký hiệp định chung với EU) cũng như những diễn biến trênthế giới tạo cho chúng ta những thụân lợi mới, tình hình chính trị, xã hội nước ta

ổn định Sự kịên Việt Nam trở thành thành viên chính thức cuả ASEAN ngày28/7/1975 và lệnh cấm vận của Mỹ ở Việt Nam baĩ bỏ ngày 3/2/1994 mở ra mộthướng phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam Chúng ta có thêm điều kiệnthuận lợi để hội nhập với khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào quá trìnhphân công lao động hợp tác quốc tế

Hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là luật đầu tư đang từng bước đượcsửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, tình hình kinh tế xã hội trong nước ổn định….,cũng là những yếu tố góp phần tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi, thuhút nguồn đầu tư từ các doanh nghịêp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nướcvào Việt Nam Một thế lợi nữa mà chúng ta phải kể đến đó là nguồn tài nguyênViệt Nam Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng có vùng biển vàthềm lục địa rộng lớn với chiều dài bờ biển 3.260km, diện tích vùng biển, thềmlục địa thuộc quyền tài phán quốc gia rộng lớn gấp 8 lầndiện tích đất liền gắnvới một tiềm năng phát triển tổng hợp được đánh giá là to lớn và đa dạng Thựctiễn cho thấy, những nước biết tận dụng và khai thác lợi thế tiềm năng một mặtcủa biển đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao Những “Con rồng” Châu Ađều là những quốc gia lãnh thổ hải đảo hoặc bán đảo của các ngành kinh tế biểnluôn đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển

2.10 Những trở ngại làm chậm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế tri thức

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệngày càng phát triển cao, một số nước đang chuyển lên kinh tế tri thức thì nhữngnước đi sau, như Việt Nam, nếu cứ phát triển tuần tự, sẽ tụt hậu xa hơn so vớinhững nước đi trước Hơn nữa, sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt cũng buộc cácnước phải ứng dụng công nghệ cao, mới có thể ứng phó kịp Thí dụ: Nước mặnxâm nhập sâu vào nội đồng phải ứng dụng công nghệ sinh học để chọn giốngcây trồng phù hợp và phải ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt bằng nước khửmặn Hay là nhu cầu cao về chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm đòi hỏikhông được dùng thuốc trừ sâu và phân hóa học mà phải dùng thuốc bảo vệ thựcvật theo công nghệ sinh học và dùng phân vi sinh hay phân hữu cơ Do đó, phảitiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Chủtrương đúng đắn này đã được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhànước, nhưng tiến độ thực hiện rất chậm, hậu quả là nông nghiệp nước ta đang có

xu hướng chậm lại

Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do hai trở ngại chính sau:

- Thứ nhất là chậm trễ trong việc chuyển kinh tế nông hộ, nhỏ lẻ, phân tánlên sản xuất hàng hóa lớn, tập trung

Trang 15

- Hai là, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vàonông nghiệp còn rất hạn chế, nên chậm trễ ứng phó với biến đổi khí hậukhắc nghiệt.

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp logic

Khái niệm: Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượnglịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất, quy luật,khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng

Đặc điểm: Phương pháp logic đi tìm sâu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặplại của các hiện tượng các sự kiện, phân tích so sánh tổng hợp với tư duy kháiquát để tìm ra bản chất các sự kiện hiện tượng Từ đó, tránh máy móc và địnhkiến, áp đặt và không tách rời khỏi lịch sử

Ý nghĩa: Quyết định đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới quan, hiệnthực lịch sử và thấy rõ được hướng phát triển của lịch sử, nhận thấy được nhữngbài học và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Đồng thời, giúp ta tìm cáilogic, cái tất yếu bên trong “bức tranh quá khứ” để vạch ra bản chất, quy luậtvận động, phát triển khách quan của hiện thực

3.2 Phương pháp lịch sử

Khái niệm: Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quátrình phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục vànhiều mặt, có lớp lang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượngkhác Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời giancủa các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiệncủa chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự vật xungquanh

- Tái hiện lịch sử phải trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận động của

nó, không được tùy tiện lược bỏ những khuyết điểm, hạn chế và nhữngbước thụt lùi Chỉ có được như vậy, việc nghiên cứu lịch sử mới thực sựrút ra được những bài học bổ ích

Trang 16

- Vận dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu cần chú ý nêu rõ địađiểm, thời gian xẩy ra sự vật, hiện tượng, con người đã tham gia vào sựkiện, hiện tượng đó, bởi vì các yếu tố này là những dấu ấn quan trọng củalịch sử.

Ý nghĩa: Bằng phương pháp lịch sử, có thể cho phép chúng ta dựng lạibức tranh khoa học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra Vì thế, cóthể nói rằng phương pháp lịch sử đã trở thành một mặt không thể tách rời củaphương pháp biện chứng duy vật

3.3 Phương pháp phân tích

Khái niệm: Phân tích là việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều

bộ phận, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành

và quan hệ nhân quả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xétnhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu

Đặc điểm: Phương pháp phân tích là một phương pháp nghiên cứu.Phương pháp này là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các bộphận khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các sự vật, hiện tượng, quá trình; nhậnbiết các mối quan hệ bên trong và sự phụ thuộc trong sự phát triển của các sựvật, hiện tượng, quá trình đó

Ý nghĩa: Đi sâu vào phân tích kỹ về các vấn đề lịch sử Từ đó giúp ta hiểu

về chúng một cách rõ ràng, tránh đưa ra những nhận định sai lệch về nội dung, ýnghĩa cũng như các bài học mà vấn đề đó đem lại Đồng thời đúc kết cũng nhưrút ra được bài học tìm ẩn bên trong của chúng

3.4 Phương pháp tổng hợp

Khái niệm: phương pháp liên kết những mặt,những bộ phận, những mốiquan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ramột hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu

Đặc điểm:

- Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch

- Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ

- Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhậndạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạngtương tác

- Làm tái hiện quy luật Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tàiliệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử

Trang 17

- Giải thích quy luật Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic

để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiệntượng

Ý nghĩa: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều với các đề tàimang tính lý luận hoặc để thực thi việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp là hai phương pháp cóquan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tíchđược tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựatrên kết quả của phân tích Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừaphải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu

3.5 Phương pháp diễn dịch

Khái niệm: Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến trithức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn

Đặc điểm:

Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút

ra kết luận riêng từ nguyên lý chung đã biết Tuy nhiên, muốn rút ra kết luậnđúng bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng và phải tuân theo các quytắc logic, phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi vận dụng cái chung vào cáiriêng

Nếu quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các sự kiện và tài liệukinh nghiệm thì diễn dịch là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng Phươngpháp diễn dịch có ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học lý thuyết như toánhọc… Ngày nay, trên cơ sở diễn dịch, người ta xây dựng trong khoa học cácphương pháp như phương pháp tiên đề, phương pháp giả thuyết – diễn dịch

Ý nghĩa: Phương pháp diễn dịch bao gồm ba bộ phận là: tiền đề, quy tắcsuy luận logic và kết luận Trong đó, tiền đề là những phán đoán đã biết, chúng

là căn cứ và lý do để suy luận

Quy tắc suy luận logic là kết cấu hình thức phải tuân theo trong quá trìnhsuy luận Kết luận là phán đoán được rút ra từ tiền đề theo những quy tắc củalogic, là kết quả của toàn bộ quá trình suy luận

Kết luận của phương pháp diễn dịch tất nhiên đã ẩn chứa ở trong tiền đề,nhưng không vì thế mà cho rằng phương pháp diễn dịch không mang lại điều gìmới mẻ Trên thực tế phương pháp diễn dịch đã góp phần xác định rõ kết luận và

Trang 18

đã trả lời một cách trực tiếp điều mà tiền đề không trực tiếp trả lời Như vậy,trên một ý nghĩa nhất định có thể nói đó là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.

3.6 Phương pháp so sánh đối chiếu

Khái niệm: Phương pháp so sánh là thao tác đối chiếu hai hoặc nhiều sựvật hiện tượng với nhau nhằm phát hiện thuộc tính và quan hệ giữa chúng hoặclàm nổi bật đặc điểm của đối tượng Phương pháp đối chiếu là tìm ra những đặcđiểm giống và khác nhau giữa các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đốichiếu nào đó

Đặc điểm:

- Phương pháp nghiên cứu nhờ so sánh mà vạch ra cái chung và cái đặc thùtrong các hiện tượng lịch sử, trình độ phát triển và xu hướng phát triểncủa các hiện tượng ấy

- Phương pháp đối chiếu vạch ra bản tính của các khách thể khác loại, cácvấn đề được đưa ra đối chiều thường có mối liên hệ ảnh hưởng tác độnglẫn nhau

Ý nghĩa : Phương pháp này được sử dụng trong nhiều ngành khoa học Vậndụng phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ giải quyết được một số vấn đề phát sinhtrong quá trình nghiên cứu về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Với phươngpháp này, nhóm em sẽ thực hiện việc so sánh đối chiếu giữa kết quả tổng hợp tàiliệu, để phân tích tìm ra được sự tương đồng và khác biệt về “Điện Biên Phủtrên không – mười hai ngày đêm lịch sử (1972)” trong nghệ thuật quân sự ViệtNam qua các giai đoạn lịch sử

3.7 Phương pháp lý luận

Khái niệm: lý luận là sự khái quát hóa những kinh nghiệm thực tiễn, là sựtổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong suốt quá trìnhtồn tại của nhân loại Như vậy, lý luận là sản phẩm cao cấp của nhận thức, là trithức về bản chất, quy luật của hiện thực khách quan Nhưng do là sản phẩm củanhận thức, nên lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Lý luậncàng vững, ta càng có cơ hội thành công trong sự nghiệp

Đă ̣c điểm:

- Thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận Sở dĩ như vậy vì thực tiễn

là hoạt động vật chất, sản xuất ra mọi thứ, còn lý luận là sản phẩm tinhthần, phản ánh thực tiễn

Trang 19

- Thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận Tức là, thực tiễn là bệ phóng,cung cấp các nguồn lực cho lý luận Thực tiễn còn vạch ra tiêu chuẩn cho

lý luận

- Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, hiện thựchóa, mới có sức mạnh cải tạo thế giới khách quan

Ý nghĩa: Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, hạ thấp vai trò của

lý luận trong lao động, công tác, sản xuất Ngược lại, ta không được đề cao vaitrò của lý luận đến mức xem nhẹ thực tiễn, rời vào bệnh giáo điều, chủ quan duy

ý chí Việc xa rời thực tiễn sẽ đưa đến những chương trình, kế hoạch viển vông,lãng phí nhiều sức người, sức của

3.8 Phương pháp phân tích tổng hợp

Khái niệm: phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mốiquan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ramột hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu

Đặc điểm: Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sailệch Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ Sắp xếptài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái);sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác Làm tái hiệnquy luật Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mụcđích của tiếp cận lịch sử Giải thích quy luật Công việc này đòi hỏi phải sử dụngcác thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vậthoặc hiện tượng

Ý nghĩa: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều với các đề tàimang tính lý luận hoặc để thực thi việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp là hai phương pháp có quan hệmật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đượctiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trênkết quả của phân tích Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phảiphân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu

4 Bố cục của tiểu luận

Chương 1: Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chương 2: Quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam.

Trang 20

Chương 3: Tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong các lĩnh vực cơ bản.

Trang 21

NỘI DUNG

Chương 1:Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội từ sử dụnglao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động vớicông nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự pháttriển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xãhội cao

Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:

- Là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp; trang bị

kĩ thuật – công nghệ hiện đại, tự động hóa

- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nướctrong khu vực và trên thế giới

- Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình côngnghiệp hóa rút ngắn thời gian

1.2 Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Do yêu cầu phải tiến hành xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xãhội: bao gồm toàn bộ yếu tố vật chất của lực lượng lượng sản xuất do con ngườitạo ra thích ứng với trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra củacải vật chất cho xã hội

- Do yêu cầu phải thu hẹp khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật- công nghệgiữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nóichung: cụ thể qua các phương diện về năng suất lao động, cơ cấu sản xuất, chấtlượng nguồn lao động, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng nền kinh tế…

- Do yêu cầu phải tạo ra nguồn lao động xã hội với năng suất cao: thể hiện trongquá trình tự động hóa sản xuất khi thay thế nguồn lao động thủ công bằng laođộng máy móc, trang thiết bị tiên tiến

* Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Ngày đăng: 22/07/2024, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN