Tiểu luận cuối kỳ đề tài hai nhiệm vụ chính của đảng cộng sản việt nam thời kỳ kháng chiến chống mỹ

14 0 0
Tiểu luận cuối kỳ đề tài hai nhiệm vụ chính của đảng cộng sản việt nam thời kỳ kháng chiến chống mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tàiCách mạng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn qua suốt các giai đoạn lịch sử quantrọng của đất nước trong thế kỷ trước, dưới sự lãnh đạo tài ba của Đảng Cộng Sản

lOMoARcPSD|38895030 Trường: ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA:Quan Hệ Quốc Tế ֎ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Đề tài: Hai nhiệm vụ chính của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Giáo viên hướng dẫn : PSG TS Dương Kiều Linh Lớp : Qh20-22 (A) Học kỳ : I - HCM, ngày 21 tháng 11 năm 2023 - Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1 Tên đề tài: Hai nhiệm vụ chính của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 2 Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS Dương Kiều Linh 3 Danh sách thành viên MSSV: 225060100 -Đồng Lê Nhật Quân MSSV:2257060093 -Trương Thành Phát MSSV: 2257060111 -Nguyễn Ngọc Sơn Giáo viên chấm điểm : Nhận xét của giáo viên: Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Mục lục Mục lục 3 Mở đầu 4 1 Dẫn luận .4 2 Bố cục và nội dung .5 Nội dung 1.Bối cảnh lịch sử .5 2 Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam 6 3 Tình hình hai miền sau hiệp định Giơ-ne-vơ 3.1 Miền Bắc 7 3.2 Miền Nam 8 4 Hai nhiệm vụ chính của Đảng Cộng Sản 4.1 Miền Nam .9 4.2 Miền Bắc 11 5 Kết luận 13 Tài liệu tham khảo .14 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Mở Đầu: 1 Lý do chọn đề tài Cách mạng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn qua suốt các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước trong thế kỷ trước, dưới sự lãnh đạo tài ba của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam đến những thắng lợi vang dội bốn Bể năm Châu Những thế hệ tiếp nối phải đặt ra một nhiệm vụ chiến lược về vấn đề bảo vệ và phát triển đất nước, nhiệm vụ lịch sử của dân tộc này vẫn đang được các lớp trẻ Việt Nam mang trên mình trách nhiệm xây dựng tổ quốc Việc này cho chúng ta thấy được sự sáng suốt của đảng ta trong đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ đó để lại những bài học quý báu làm nền tảng để xây dựng đất nước phùng thịnh như hiện tại và đặc biệt không thể không kể đến vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn từ sau 1954 Khi đất nước vừa hạ nhiệt sau cuộc chiến tranh lịch sử với Đế Quốc Pháp thì một lần nữa các chiến sĩ phải cầm súng lên chống lại sự bành trướng của Đế Quốc Mỹ xâm lược Từ đây Đảng ta đã đề ra những hành động và nhiệm vụ kịp thời, dẫn dắt nhân dân Việt Nam chống lại một mối đe dọa mới, tất cả cùng nhất lòng hướng đến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc, đúng với lý tưởng mà Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đề ra Trong giai đoạn này không chỉ để lại kết tinh của những kinh nghiệm quý báu về một cuộc chiến tranh toàn diện chống lại một Đế Quốc hùng mạnh nhất mà còn là bài học sống còn về sự nghiệp kiến tạo nên đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào thời kỳ đầu, đặt nền móng vững vàng cho công cuộc dựng xây đất nước ta sau này 2 Mục tiêu nghiên cứu Từ góc nhìn của tiểu luận cung cấp cho người đọc góc nhìn về những tham mưu mang tính chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam; là kim chỉ nam mở lối dẫn đường cho cách mạng Việt Nam hoàn thành lý tưởng độc lập dân tộc, tự do dân chủ, người dân Việt Nam được sống trong hòa bình hạnh phúc; qua hành động kịp thời đưa ra hai nhiệm vụ song song là tại miền Bắc - xây dựng chủ nghĩa xã hội và Miền Nam - chống Đế Quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Qua đây giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, thấy được những kinh nghiệm từ cuộc chiến trước và xây dựng chiến lược linh hoạt của Đảng để vận dụng vào thực tiễn đất nước, kiến thiết và bảo vệ tổ quốc trên tinh thần kiên quyết, sáng suốt, linh hoạt Phân chia, phối hợp làm việc nhóm tốt giữa các thành viên Tìm hiểu kỹ về lịch sử Đảng qua các nguồn: sách, báo, giáo trình, internet… 3 Đối tượng nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam qua hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại miền Nam Khẳng định rõ vai trò lịch sử của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đồng thời định vị lý tưởng nhất quán của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ đất nước 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp Dựa trên thông tin từ đa nguồn, phân tích tư duy và có chiều sâu nội dung để có ý nghĩa đầy đủ đề truyền tải thông điệp và tổng hợp 4.2 Phương pháp thống kê Trong quá trình nghiên cứu về đề tài, nhóm áp dụng hình thức thống kê dữ liệu để đưa ra dẫn chứng cũng như lập luận về hiện thực để giải bày những mặt tích cực cũng như tiêu cực của các đường lối của Đảng đối với tiến trình cách mạng dân tộc 5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của nhóm về Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam qua hai nhiệm vụ chiến lược thời kì 1954 khi Việt Nam vừa thoát ra khỏi cuộc chiến với Pháp tại miền Bắc và phải tiếp tục chống với Mỹ tại miền Nam I Dẫn Luận Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp được xem là một cuộc trường kỳ kháng chiến đầy vẻ vang của nhân dân Việt Nam Khi đã hoàn thành được sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc từ tay một đế quốc thực dân hùng mạnh nhất, nhì tại Châu Âu và cuộc chiến này gây tiếng vang lớn cho Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, có ảnh hưởng không nhỏ lên các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Trái ngọt mà nhân ta được nếm trải là kết tinh thành tựu trong tiến trình cách mạng mà Đảng ta suốt nhiều năm qua đã nhọc công gầy dựng nên và cùng nhân dân Việt Nam một lòng đoàn kết để đi đến thắng lợi to lớn, vang dội năm Châu, chấn động địa cầu Bằng những chủ trương sáng suốt, các đường lối chiến lược thông minh, phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn đã cho thấy sự tài ba, linh hoạt của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lãnh đạo đất nước đi theo đúng với lý tưởng mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng như nhân dân cả nước mong muốn Và trong giai đoạn tiếp theo thì sự nhạy bén của Đảng đã được thể hiện rõ trong cách mà Đảng nhanh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược cho cả hai miền Nam-Bắc, từ đây làm nền tảng cho phương hướng đấu tranh xuyên suốt cuộc chiến chống lại đế quốc Mỹ xâm lược Đối với nhân dân Việt Nam thì đây lại là một cuộc trường kỳ kháng chiến lần hai Và một lần nữa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta từng bước đi qua cuộc chiến và kết thúc bằng thắng lợi Hiếm có khi nào một nước thuộc địa nhỏ bé như vậy lại có thể làm các nước đế quốc hàng đầu thế giới phải dè chừng, khiếp sợ Đây là thời kỳ Đảng đã bộc lộ năng lực toàn diện trên chiến trường ngoại giao, quân sự, chính trị, khiến cho một đế quốc hùng mạnh như Mỹ phải nếm trải thất bại nặng nề tại Việt Nam Qua các chuyến đi khảo sát tại nhiều bảo tàng lịch sử, cũng như tra cứu tài liệu qua Internet đồng thời kết hợp với kiến thức của khối ngành quan hệ quốc mà nhóm đang theo học; từ đây, nhóm muốn đưa đến cho người những góc nhìn chính xác, phân tích cụ thể nhất về việc Đảng ta đã rất nhạy bén, khôn khéo trong từng giai đoạn chiến tranh và các đường lối chiến lược thông minh, kiên quyết Để người đọc có thể hiểu rõ hơn về quá trình thống nhất đất nước của dân tộc, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đồng thời cũng là củng cố niềm tin và sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và khẳng định lại vai trò không thể thiếu của Đảng đối với nhân dân Việt Nam II Bố cục và nội dung Bài tiểu luận này bao gồm Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo Trong đó, Nội dung gồm 3 phần: Phần 1: Phân tích diễn biến hai miền Nam - Bắc trong giai đoạn 1954 Phần 2: Tình Hình cách mạng sau hiệp định Giơ-ne-vơ Phần 3: Phân tích hai nhiệm vụ chính mà Đảng Cộng Sản đề ra cho hai miền Nam - Bắc 1 Bối cảnh lịch sử: Vào trước năm 1954 là thời kì mà Việt Nam diễn ra cuộc chiến ác liệt chống lại thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Nhân dân Việt Nam đã cho thế giới thấy về một đất nước nhỏ bé nhưng lòng yêu nước, sự dũng cảm, sáng suốt lại vô cùng to lớn Đảng đã lãnh đạo quân đội, nhân dân Việt Nam xuyên qua các giai đoạn lịch sử và để lại những chiến công vang dội.Buộc thực dân Pháp và thế giới phải nhìn nhận Việt Nam bằng cái nhìn khác qua các chiến dịch chiến tranh khiến cho kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ Từ năm 1950 khi thấy sức mạnh của Pháp trên đất Đông Dương ngày càng yếu đi, Mỹ đã lợi dụng thời cơ can thiệp và lính líu sâu, tiếp tục viện trợ cho Pháp tại chiến trường Đông Dương, một kế hoạch nhằm thế chân Pháp tại đây đã được vạch ra Sau khi hoàn toàn thất bại trước Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động năm Châu, vang dội địa cầu, người Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình tại Đông Dương Những sự bất lợi đối với Việt Nam trong hiệp định Giơ-ne-vơ khi hai miền Nam-Bắc bị chia cắt tại vĩ tuyến 17 và toàn bộ quân đội Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam Việt Nam đã tạo cơ hội cho Mỹ gây sức ép lên nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn non trẻ Tại miền Nam, tháng 5/1956, Pháp rút quân đội ra khỏi Việt Nam khi chưa thực hiện tổng tuyển cử thì Mỹ nhanh chóng cho dựng lên chính phủ ngụy quyền Ngô Đình Diệm lấy tên quốc gia là Việt Nam Cộng Hòa, tuyến bố đối đầu với Bắc Việt Nhờ có sự nhạy bén đối với thời cuộc, Trung Ương Đảng đã sớm nhận ra ý đồ của người Mỹ tại Việt Nam, nên sau khi vừa bước ra khỏi cuộc chiến với Pháp Đảng ta đã đề ra hai Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nhiệm vụ chiến lược cho hai miền Nam-Bắc: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền bắc” và “chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” Và tầm quan trọng của hai chiến thược này đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong báo cáo tại Đại Hội Toàn Quốc lần thứ III Đây là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa hậu phương và tuyền tuyến, giữa hai miền Nam-Bắc, luôn luôn gắn bó, tương trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển từ đó đi đến mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước, giành lại được độc lập dân tộc và khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới 2 Hiệp định Giơ-ne-vơ Hiệp định Giơ-ne-vơ là hiệp định được ký kết tại thành phố Giơ-ne-vơ, của Thụy Sĩ nhằm khôi phục lại hòa bình ở Đông Dương Hiệp định là thứ dẫn đến sự chấm dứt hoàn toàn sự có mặt của Pháp tại Đông Dương và quân đội của Pháp trên bán đảo Đông Dương Chính thức chấm dứt chế độ thực dân của Pháp tại bán đảo Đông Dương Hiệp định là kết quả của 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp mở rộng và 23 phiên họp nhỏ cùng các hoạt động ngoại giao vừa bí mật vừa công khai Hiệp định cuối cùng được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết nhờ vào chiến thắng oanh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam với trận chiến gây chấn động toàn cầu, trận “Điện Biên Phủ” Quân đội nhân dân của ta sau hơn 56 ngày đêm ròng rã, đã hạ gục toàn bộ 16000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bắt làm tù nhân, hơn hàng vạn xe tăng và máy bay cơ giới bị bắn hạ Dựa trên góc nhìn của quan hệ quốc tế, đây là một sự kiện mang tính chất và ý nghĩa vô cùng lớn, khi một quốc gia thuộc địa nằm ở Châu Á đánh thắng bằng sức mạnh quân sự trước một cường quốc Châu Âu Trận “Điện Biên Phủ” đã hoàn toàn xô đổ âm mưu duy trì thuộc địa Đông Dương của thực dân Pháp, khiến Pháp phải ngồi xuống và ký kết hiệp định lập lại hòa bình ở Đông Dương Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ- ne-vơ tại chiến sự Việt Nam Hiệp định Genève có nội dung cơ bản như sau:  Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước  Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương  Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh  Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết  Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương  Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch  Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung về phía Bắc; Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội Quốc gia Việt Nam) tập trung về phía Nam, tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy." Hiệp định thừa nhận chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ."[48][49] Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956 Để đánh giá về hiệp định Giơ-ne-vơ chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận định rằng "Hiệp định Genève là một bước tiến quan trọng, khẳng định khát vọng của Việt Nam về một nền hòa bình gắn liền với độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa tạo cơ sở vật chất, tinh thần để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước" 3 Tình hình hai miền sau cách mạng tháng Tám năm 1945 3.1 Miền Bắc Với kháng chiến chống Pháp thành công, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đang ngày càng củng cố bộ máy nhà nước từng bước đưa Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa Chiến thắng trước thực dân Pháp ngày càng góp phần khẳng định vị thế cũng như tầm vai trò quan trọng của Đảng và nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước cũng như từng bước đưa người dân thoát khỏi nghèo khó Những chính sách khuyến nông, cải tạo ruộng đất … góp phần thúc đẩy nông nghiệp của miền Bắc thành vùng nông nghiệp trọng điểm, chia lại ruộng đất từ tay các địa chủ ngày càng làm cho tình trạng đói nghèo diễn ra liên miên giảm đáng kể so với mức còn chiến tranh Nhà nước còn khuyến khích người dân ủng hộ ruộng đất cho canh tác và xóa đói giảm nghèo Nhìn chung từ năm 1954-1959, xã hội ở miền Bắc là một xã hội mạnh về lực lượng chính trị, dân chúng tin tưởng hoàn toàn vào Đảng và nhà nước càng làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế vượt bậc, trình độ giáo dục và văn hóa tăng vọt so với những năm trước Do địa hình không ủng hộ nên tình hình nông nghiệp ở miền Bắc còn gặp nhiều hạn chế so với miền Nam Việt Nam Những mặt hàng được dùng để xuất khẩu như gạo, cao su, hạt tiêu, cà phê… là những mặt hàng chủ yếu được sản xuất ở miền Trung và miền Nam nhưng ngược lại miền Bắc lại thuận lợi cho việc khai thác khoáng sản để góp phần thúc đẩy công nghiệp Nhưng do chiến tranh tàn phá nặng nề, nền công nghiệp thường là công nghiệp vừa và nhỏ Đứng trước nhiều thách thức như vậy, Đảng và nhà nước đã thực hiện chính sách kế hoạch 3 năm vào từng mốc thời gian là từ năm 1954-1957 và năm 1958-1960 nhằm đưa kinh tế vượt ra khỏi sự giảm sút Các kế hoạch đã diễn ra thuận lợi, đến hết thời kỳ này những chỉ tiêu của từng ngành ghi nhận đã vượt ngang mức so với lúc trước chiến tranh Tạo tiền đề để phát triển các ngành khác cũng như đặt nền móng cho sự phát triển của các công trình lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc Mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, phúc lợi xã hội được phát triển vượt bậc so với trước chiến tranh Ngành khai khoáng gặp nhiều khó khăn khi những con đường để giao thương và vận chuyển bị tàn phá nặng nề, cộng thêm việc mất đi lượng khách hàng khiến cho sản lượng tiêu thụ khoáng sản bị chậm đi làm thiếu hụt vốn đầu tư vào ngành khoáng sản Nhờ việc xây dựng đội ngũ tri thức dày dặn kinh nghiệm và hăng say lao động đã góp phần mở thêm những mỏ khoáng sản mới như mỏ Apatit ở Lào Cai, các mỏ quặng sắt, mangan cho công nghiệp… dần dần ngành khai khoáng đã thoát khỏi đáy sâu và vực dậy phát triển Trước khi chiến tranh chống thực dân Pháp nổ ra, nền công nghiệp ở miền Bắc là nền công nghiệp vừa và bé, tuy nhiên Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra kế hoạch đồng bộ hóa cũng như chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp ở miền Bắc Song song với việc phát triển công nghiệp là phục hồi nền giao thông bị tàn phá do hậu quả của chiến tranh để lại, các mỏ khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sẽ được xây dựng và nâng cao Đến hết thời kỳ này, một vài nhà máy đã được đi vào hoạt động, nhưng phần lớn đang được xây dựng Nhìn chung, đây là thời kỳ hoàn hảo để phát triển công nghiệp vì sức ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa xã hội đang ngày càng được mở rộng và phát Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 huy trên trường quốc tế Về thương mại, ban đầu nội thương vẫn còn nằm trong tay các nhà nội thương nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu trong các chợ Với các chính sách mới, các hình thức mới như hợp tác xã mua bán và các công ty thương nghiệp của nhà nước phát triển dồi dào và mạnh mẽ khi được đầu tư mạnh mẽ Do còn nhiều vấn đề nên hàng hóa nhập vào chủ yếu là phương tiện và vật liệu cho các công trình thi công, một số hàng hóa là thiết bị nông nghiệp, nguyên liệu cho các ngành khác… Vào cuối giai đoạn này, đã có một số sản phẩm được xuất khẩu như hoa quả nhiệt đới, cao su… nhưng vẫn còn ít Về mảng giáo dục, thực hiên phương châm của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”, khẩu hiệu này đã góp phần động viên dân chúng tham gia dạy và học Chính phủ đã đề cao chủ nghĩa dân tộc và tinh thần đoàn kết Bắc-Nam trước hoàn cảnh đất nước bị chia cắt Những trường Đại học như trường Đại học Bách Khoa, Đại học Tổng Hợp, Đại học Y… được thành lập và được phát triển nhằm đào tạo lực lượng nhân tài trẻ cho đất nước Những sinh viên giỏi được cử đi học ở nước ngoài Điều này góp phần làm cho tầng lớp tri thức ngày càng được phát triển và mở rộng, ngoài ra lực lượng tri thức này còn là nòng cốt cho lực lượng lãnh đạo, kinh tế và kỹ thuật ở Việt Nam Với những người đã có tuổi, những lớp học “ Bình dân học vụ” và các lớp bổ túc xóa nạn mù chữ ngày càng được mở nhiều để góp phần xóa nạn mù chữ đang là vấn đề gây nhức nhối ở Việt Nam, đến cuối thời kỳ này nạn mù chữ gần như bị xóa sổ hoàn toàn tại Việt Nam Về khía cạnh y tế, các sản phẩm như vắc xin, kháng sinh… cũng được chế tạo trong nước, tốc độ xây dựng các bệnh viện có thể được coi là ngang bằng với tốc độ xây dựng của các trường phổ thông Trước chiến tranh, nhiểu tỉnh chưa có bệnh viện khiến cho việc hưởng phúc lợi xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng sau khi các bệnh viện được xây dựng tại các tỉnh nhỏ, chi phí khám chữa bệnh cho nhân dân là hoàn toàn miễn phí Còn về phần quân đội, Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển toàn diện Công tác chính trị và công tác tư tưởng được đặt ngang hàng với công tác quân sự Nhiều sĩ quan có xuất thân từ thành thị, có kinh nghiệm tác chiến và học vấn tốt vẫn bị thay thế vì lý do lý lịch, cũng như không đủ độ tin tưởng từ Đảng Chủ trương của Đảng và nhà nước đối với quân sự chính là chính quy hóa và hiện đại hóa, hệ thống các trường quân đội được thành lập để phát triển nhân sự Những kỹ thuật công nghệ hiện đại ngày càng được phát triển và áp dụng nhiều hơn, những vũ khí hiện đại được đưa vào trong chiến tranh ngày càng nhiều như các loại súng trường, súng chống tăng không giật… Các đơn vị ngày càng được huấn luyện bài bản, được xây dựng và phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn ngày càng chuyên nghiệp hơn 3.2 Miền Nam Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, quân Pháp tập trung vào miền Nam Việt Nam sau hai năm sẽ rút dần quân về nước và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhưng Hoa Kỳ lại từng bước chen chân vào các sự kiện diễn ra tại miền Nam Từ năm 1954 đến năm 1960 Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa hơn 7 tỷ đôla để đảm bảo cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước không diễn ra, ngoài ra Mỹ còn ra sức chi tiêu mạnh để tăng thêm sức mạnh cho lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng Hòa gồm 170.000 quân nhân và lực lượng cảnh sát 75.000 người; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam là do Mỹ viện trợ Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam Với hậu phương vững chắc là chính quyền của Mỹ và tổng thống Einsenhower, thủ tướng Ngô Đình Diệm nhanh chóng được bổ nhiệm làm tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa Với sự thành lập của Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Mỹ đã viện trợ những khoản tiền và hàng hóa, dịch vụ cho Việt Nam Cộng Hòa nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế của miền Nam lên một vị trí cao hơn so với miền Bắc Trong giai đoạn này, chính phủ của tổng thống Ngô Đình Diệm đã đạt được một số thành quả đáng chú ý như: kinh tế ổn định, giao thông được phục hồi và mở rộng, cơ sở hạ tầng được nâng cao và các khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng Ngoài ra y tế và giáo dục cũng vô cùng phát triển khi nạn mù chữ được xóa bỏ, các trung tâm y tế và văn hóa được thành lập với tốc độ chóng mặt Tuy nhiên, cải cách ruộng đất Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 của chính quyền Ngô Đình Diệm bị nông dân phản đối một cách quyết liệt, khi những yêu sách như “mang lại chế độ địa chủ cũ”, nông dân phải trao trải lại đất cho chính quyền cộng với việc phải trả tiền thuê đất và nộp lại cho quân đội Ngoài ra, đất của các giáo xứ Công Giáo còn được hưởng những ưu đại đặc biệt như được thiên vị và được miễn thuế quá mức Việc này làm cho giai cấp nông dân ở miền Nam vô cùng căm ghét chính quyền Ngô Đình Diệm, quân đội của Ngô Đình Diệm còn được cho rằng “ tàn nhẫn hệt như bọn Pháp” Về mảng văn hóa, văn hóa miền Nam lúc bấy giờ ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Mỹ do được giới thiếu rộng rãi và xâm nhập sâu vào các tầng lớp ở miền Nam Tuy nhiên, tầng lớp trí thức ở miền Nam vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Pháp vì nhiều người trong số họ được chính quyền Pháp đào tạo Sau khi lên chức vụ tổng thống, Ngô Đình Diệm tiến hành thanh lọc toàn bộ bộ máy cầm quyền, đưa những người được tin tưởng và có tín nhiệm cao lên nắm giữ những chức vụ quan trọng Ngô Đình Diệm và hầu như tất cả các tổng thống của Việt Nam cộng hòa được đánh giá không có uy tín cao trong lòng nhân dân so với những người giành cả đời để hi sinh đấu tranh cho độc lập dân tộc như chủ tịch Hồ Chí Minh, tình hình chính trị của Việt Nam Cộng Hòa vô cùng bất ổn Khi muốn xây dựng miền Nam theo mô hình của các nước phương Tây nhưng các cố gắng duy trì trật tự, loại bỏ các thành phần chống đối thì càng bị họ coi là thành phần tay sai, bù nhìn cho chính phủ Mỹ Về sức mạnh quân đội, Việt Nam Cộng Hòa được nhận cực kỳ nhiều viện trợ của Mỹ để nâng cao ngân sách, được huấn luyện bài bản theo tiêu chuẩn của Mỹ nên có lúc lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng Hòa được đánh giá là mạnh nhất Đông Nam Á và vượt trội hơn nhiều so với lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam của miền Bắc Sau khi đã ổn định lực lượng quân đội, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu thi hành các chính sách chống Cộng, chính phủ tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, dồn dân lập ấp chiến lược… một cách dã man và tàn bạo Với mục tiêu để ép những người theo lực lượng Việt Minh phải từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản và ép buộc theo chủ nghĩa của họ Những chính sách này phần nào đó đã làm cho lòng căm phẫn của người dân bị đẩy lên mức cao hơn, tạo tiền đề để nhân dân ủng hộ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa, cùng ra tay, góp sức để lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa 4 Đại hội III và vấn đề hai nhiệm vụ của hai miền Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội Tham dự đại hội có tất cả 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 50.000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của hơn 16 Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III diễn ra trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam vừa hoàn thành khôi phục kinh tế sau Kháng chiến chống Pháp và Cải cách ruộng đất cùng với Cải tạo công thương nghiệp; trong khi ở miền Nam một phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ đang diễn ra từ cuối năm 1959 và lan rộng khắp miền Nam Đại hội đã tổng kết và đánh giá cao những thành tựu của cách mạng Việt Nam trong 30 năm kể từ khi thành lập Đảng (1930) đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954) Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, trong đó xác định mục tiêu của cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Đại hội cũng xác định những nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và vạch rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nhất nước nhà”1 Để bảo đảm thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý nghĩa quyết định là “phải nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng ta, phát huy hơn nữa tác dụng lãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặt công tác Bản Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kiểm điểm lại sự lãnh đạo của Đảng từ Đại hội II đến Đại hội III, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Phân tích tình hình đất nước ta tạm thời bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau, bản báo cáo xác định: “Nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới” Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa Nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng Giải quyết mâu thuẫn chung ấy là trách nhiệm của cả nước, song mỗi miền có nhiệm vụ chiến lược riêng và có vị trí khác nhau Đại hội III đã xác định rõ: “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta”2 Còn “cách mạng miền Nam có một vị trí rất quan trọng Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”3 Cụ thể hơn thì đại hội xác định rằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Đại hội đã khẳng định mối quan hệ biện chứng khăng khít giữa hai nhiệm vụ cách mạng đều quan trọng, quyết định đến tiến trình của cuộc cách mạng chung toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam trong giai đoạn ấy Về giải pháp đấu tranh cho nền hòa binh, thống nhất Tổ quốc, Đại hội chủ trương (hay phương châm) kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà, vì chủ trương đó phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân cả nước ta cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới Song ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng lên đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc Tổng kết vấn đề, Đại hội nhận định cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta Đó là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà Nhiệm vụ cách mạng của miền Bắc Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7-1954), Trung ương Đảng đã sớm xác định nhiệm vụ xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.673 22,3,4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.21, tr.510, 511, 531 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 quốc lần thứ III (9-1960) của Đảng khẳng định: “Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà” Xuất phát từ những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Bắc, mà đặc điểm lớn nhất là đi từ một nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa hết sức kém cỏi tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, cho nên “công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc tiến bộ mau chóng, thành cơ sở ngày càng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”4 Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và thông qua Nghị quyết về Nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, thông qua Báo cáo về xây dựng Đảng và báo cáo về Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế được xem là hai mặt của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất, hai mặt này có quan hệ mật thiết, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Cùng với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về kinh tế, phải tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, nhằm thay đổi cơ bản đời sống tư tưởng, tinh thần và văn hóa của toàn xã hội phù hợp với chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa Từ những luận điểm đó, Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta là: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta và đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Miền Bắc là căn cứ địa chung của cả nước cho nên sự lớn mạnh không ngừng của miền Bắc không những nâng cao lòng tin tưởng và cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của đồng bào yêu nước miền Nam, mà còn làm cho lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi cả nước ta càng nghiêng về phía cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi cuối cùng Hưởng ứng những nghị quyết của Đảng trong Đại hội III, trong suốt những năm 1954-1975, nhân dân miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước tiến lên xây dựng CNXH, trở hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam: - Từ năm 1969, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu được khai thông - Trong 5 năm (1961 – 1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men… được chuyển vào chiến trường Ngày càng có nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự và cán bộ các ngành được đưa vào miền Nam tham gia phục vụ chiến đấu Sự chi viện của miền Bắc trong thời gian này là nhân tố quyết định đến thắng lợi của nhân dân miền Nam trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, chiến sĩ cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men… Tính chung, trong 4 năm, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước - Trong thời gian Mĩ ngừng ném bom sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và cả trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc đã khắc phục kịp thời hậu quả của những trận 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 đánh phá khốc liệt, vượt qua những cuộc bao vây phong toả gắt gao của địch, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và tiếp tục chi viện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam, cũng như làm nghĩa vụ quốc tế đối với chiến trường Lào và Campuchia - Trong 3 năm (1969 – 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập ngũ, trong số đó có 60% lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó - Riêng năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang, đưa vào chiến trường 3 nước Đông Dương nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện, trang bị đầy đủ; còn khối lượng vật chất đưa vào chiến trường tăng gấp 1,7 lần so với năm 1971 - Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong cùng với hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm - Đột xuất trong năm 1975, miền Bắc đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội Về vật chất – kĩ thuật, miền Bắc có nỗ lực phi thường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc tổng tiến công chiến lược ở miền Nam 1 Sức mạnh của miền Bắc chi viện sức người sức của đối với miền Nam là sức mạnh của khát vọng độc lập, dân tộc và thống nhất Tổ quốc Đó là khát vọng thiêng liêng của mọi người Việt Nam, dù trực tiếp chiến đấu ở miền Nam hay vừa sản xuất vừa chiến đấu xây dựng và bảo vệ miền Bắc Cùng với nhân dân miền Nam, nhân dân miền Bắc ghi nhớ và quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không có gì quý hơn độc lập, tự do Vì thế mọi người dân miền Bắc đều ý thức đầy đủ trách nhiệm đối với tiền tuyến lớn miền Nam Khẩu hiệu hành động là tất cả vì miền Nam ruột thịt, sẵn sàng chi viện và chia lửa với miền Nam Tình cảm đối với miền Nam là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng và đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Sau thắng lợi của “Đồng khởi” đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960), trở thành lực lượng tiên phong giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam cùng đấu tranh chống Mỹ và tay sai, nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên toàn quốc Với tinh thần, ý chí cùng đồng lòng quyết tâm, toàn Đảng, toàn quân và nhân dân miền Nam đã ra sức đấu tranh quyết liệt, từng bước đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn tay sai, qua đó giành những thắng lợi vẻ vang: - Giai đoạn 1961-1965: Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ → Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược thứ hai của quân dân miền Nam, đồng thời là thất bại có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở miền Nam - Giai đoạn 1965 – 1968: Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam - Giai đoạn 1969 - 1973: Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ → Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc Nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút, làm so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi cho cách mạng, tạo ra điều kiện thuận lợi để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam - Giai đoạn 1973 - 1975: Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam → Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 5 Kết luận Trong Diễn văn khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một Nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà” Đại hội III với những nghị quyết có ý nghĩa vô cùng quan trọng được xem như là "nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” Thành công cơ bản, to lớn nhất của Đại hội lần thứ III của Đảng là đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc Đó chính là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam vừa phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã phát huy và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc, do đó tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế, đường lối chung của Đảng còn là sự thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế thời đại Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 TÀI LIỆU THAM KHẢO -Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục -Văn kiện đại hội III -Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần III Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, Toàn Tập, tập 10 -https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-iii- nhung-quyet-sach-mang-y-nghia-lich-su-trong-dai-1851 https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-9-1960-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iii- cua-dang-131749 -https://baoninhthuan.com.vn/news/61367p1c24/hoi-nghi-geneva-nhung-bai-hoc-lon- cho-cong-tac-doi-ngoai-viet-nam.htm, Báo điện tử Ninh Thuận, -http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-67554/ Lịch sử Việt Nam: Từ Bảo Đại hồi 2 đến Ngô Đình Diệm -https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/neu-tong-tuyen-cu-ho-chi-minh-se- gianh-80-phieu-bau-478418 Báo Quân đội Nhân dân https://web.archive.org/web/20140306125526/http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp? cap=4&idcha=2649&id=2650 Địa chí Tiền Giang, Chương bảy: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (7/1954 - 4/1975) -“The Pentagon Papers - Volume 1, Chapter 5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960 https://web.archive.org/web/20140714145919/http://123.30.190.43:8080/tiengviet/ tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp? topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT1681152608 Tuyển tập Lê Duẩn, tập 1, Đề cương cách mạng miền Nam Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan