1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ vai trò của người tiêu dùng và những giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

29 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của người tiêu dùng và những giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Trần Trọng Phát, Lê Nguyễn Quốc Thắng, Trần Quốc Thịnh, Nguyễn Minh Toàn, Trần Minh Tràng
Người hướng dẫn ThS. Hồ Ngọc Khương
Trường học Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Kể từ thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh

Trang 1

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲVAI TRÒ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO

VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: ThS Hồ Ngọc Khương SVTH:

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Sưphạm kỹ thuật TP HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập vàthực hiện bài thi tiểu luận kết thúc học phần của môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Hồ Ngọc Khương đãtận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện đề tài Chúng emxin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lý luận Chính trị đã tận tìnhgiảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong học kì vừa qua.Chúng con xin chân thành cảm ơn ông bà, cha mẹ đã luôn động viên ủng hộ vậtchất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua Chúng em xin cảm ơn sự quan tâmgiúp đỡ và ủng hộ của các anh chị bạn bè trong quá trình thực hiện khóa đề tài.Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phépnhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhậnđược sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm:

Ký tên

ThS Hồ Ngọc Khương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1.1 Khái niệm về người tiêu dùng 3

1.2 Vai trò của người tiêu dùng 3

1.3 Lý thuyết về kinh tế thị trường 5

1.3.1 Kinh tế thị trường là gì 5

1.3.2 Ưu điểm kinh tế thị trường 6

1.3.3 Nhược điểm kinh tế thị trường 7

II NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1 Thực trạng và những bất cập của người tiêu dùng gặp phải 8

2.2 Giải pháp bảo vệ người tiêu dùng 10

III KẾT LUẬN 20

PHỤ LỤC 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong những năm trước "đổi mới", nhận thức của toàn xã hội về quyền lợicủa người tiêu dùng nói chung và hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng nói riêng gần như không tồn tại Cơ chế quản lý kinh tế bao cấp dựatrên kế hoạch hóa tập trung vào vấn đề sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ,nhu cầu của người tiêu dùng được nhà nước quản lý thông qua hệ thống temphiếu Kể từ thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữamột bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là người

bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cánhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng) và vai trò củangười tiêu dùng ngày càng được nâng cao Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ quyềnlợi của người tiêu dùng đã được đặt ra và quyền lới người tiêu dùng được xácđịnh bằng các văn bản pháp lý như Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng với sự tham gia của các tổ chức như Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) – cơ quan chịu trách nhiệm trướcChính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrong phạm vi cả nước, Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Chi cục tạicác tỉnh, thành phố, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS)cùng mạng lưới các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Hội bảo vệquyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng năm 1999[1] là bước đi đầu tiên trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêudùng Tuy nhiên, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ nhữnghạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưacao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số điểm chưa mang tínhcập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hoá thươngmại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi ViệtNam trở thành thành viên chính thức của WTO; chưa có các chế tài đủ mạnh

Trang 6

cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Luật pháp các nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a,

Ấn Độ… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) vàchưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác này Chính vì vậy, BộCông Thương với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nướctrong lĩnh vực này đề xuất bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng và nâng lên thành Luật cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.Qua đó chúng em chọn đề tài " Vai Trò Của Người Tiêu Dùng Và Những GiảiPháp Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Tiêu Dùng Trong Nền Kinh Tế Thị Trường

Ở Việt Nam Hiện Nay "

Trang 7

I VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái niệm về người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đểthỏa mãn nhu cầu tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng baogồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức xã hội, nhà nước, người nướcngoài Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và là mục đích của sản xuất Sức mua củangười tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất Sự pháttriển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự pháttriển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất

Thông qua hành vi mua sắm, người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cảthị trường của hàng hóa, dịch vụ

Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới quyết định việc sản xuất cái gì, sốlượng bao nhiêu trong nền kinh tế Từ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng,người sản xuất căn cứ vào đó để đưa ra sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhucầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng Cũng từ nhu cầu của người tiêudùng, người sản xuất sẽ có kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài phù hợp vớitình hình thực tế nhằm đạt lợi ích cao nhất

Trên thị trường, người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong địnhhướng sản xuất Họ là người đặt hàng chủ yếu của các doanh nghiệp, các hãngsản xuất trên thị trường Với tư cách là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụcủa doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể đưa ra ý kiến góp ý chính xác về sảnphẩm, dịch vụ đang sử dụng Tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng và ý kiến thu thậpđược từ phía người tiêu dùng, người sản xuất có thể điều chỉnh lại phương phápsản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình cho phù hợp nhu cầu của người tiêudùng

1.2 Vai trò của người tiêu dùng

Trang 8

Người tiêu dùng khi tham gia vào quá trình mua hàng đóng cùng một lúc

Tiêu dùng tư nhân giữ vai trò tương đối nhỏ trong tăng trưởng GDP Đồngthời, tiêu dùng tư nhân trong ngắn hạn sẽ có tác động tích cực, nhưng trong dàihạn lại tác động tiêu cực tới GDP.Tiêu dùng tư nhân tăng sẽ làm giảm tỷ lệ tiếtkiệm, từ đó giảm đầu tư, dẫn tới giảm tăng trưởng Những điều này cho thấytăng trưởng Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác (đầu tư, laođộng, công nghệ), quy mô tiêu dùng trong nước còn nhỏ, có vai trò không đáng

kể đối với tăng trưởng kinh tế và nền kinh tế Việt Nam chưa phải là nền kinh tếtiêu dùng Tuy nhiên với diễn biến phức tạp của thương mại thế giới, việc bảođảm tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tiềm ẩn nhiều biến động,rủi ro Trong khi đó, tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tiêu dùng tư nhân, giữ vaitrò khiêm tốn trong tăng trưởng kinh tế, do đó dẫn tới tăng trưởng kinh tế phụthuộc nhiều vào các yếu tố và môi trường bên ngoài.Trong khi đó, tiềm năng củatiêu dùng trong nền kinh tế là khá lớn, do quy mô tiêu dùng của Việt Nam, quátrình đô thị hóa, việc hình thành tầng lớp người thu nhập cao Đề tài đã đưa raquan điểm: Nền kinh tế tăng trưởng ổn định và dễ ứng phó hơn với các biếnđộng từ bên ngoài thì cần có sự tái cơ cấu, thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

Trang 9

theo hướng phát huy nhiều hơn các yếu tố nội lực trong nước, trong đó có tiêudùng nội địa Quy mô và vai trò của tiêu dùng trong nền kinh tế cần được tăngcường, theo đó đẩy mạnh vai trò của tiêu dùng tư nhân trpmg các ngành có sựmối liên hệ mật thiết giữa cơ cấu tiêu dùng và tăng trưởng sản xuất như dịch vụ

du lịch, lưu trú, nhà ở, đi lại Việc tăng cường quy mô tiêu dùng và khuyến khíchtiêu dùng có thể được thực hiện theo nhiều cách; trong đó có thể phát huy cáccông cụ, thị trường tài chính tiêu dùng vốn đã rất phát triển trong những nămgần đây; đẩy mạnh khuyến khích các công cụ cho vay tiêu dùng trong các ngành

có nhu cầu tiêu dùng lớn như nhà ở, phương tiện đi lại

Tiêu dùng tư nhân của Việt Nam trong dài hạn có ảnh hưởng tiêu cực tớităng trưởng kinh tế, do đó việc tăng cường vai trò của tiêu dùng trong nền kinh

tế không chỉ đơn thuần là tăng quy mô của tiêu dùngmà cần phải tái cơ cấu vàđịnh hướng nền kinh tế hướng tới tiêu dùng nội địa nhiều hơn; tập trung vàkhuyến khích hơn các ngành có tiêu dùng nội địa lớn và có mối quan tâm lớncủa người tiêu dùng Chỉ khuyến khích các ngành xuất khẩu có giá trị gia tăngcao, không khuyến khích các ngành xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng thấp hay sứclan tỏa giá trị gia tăng không cao

1.3 Lý thuyết về kinh tế thị trường

1.3.1 Kinh tế thị trường là gì

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế,nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơchế cạnh tranh bình đẳng và ổn định

Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường TheoXmit (Adam Smith), với lí thuyết “bàn tay vô hình” thì nền kinh tế thị trường lànền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có

sự can thiệp của Nhà nước Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có

sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết

Trang 10

này là Kâynơ (J M Keynes) với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiềntệ”

Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có

sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ Đạihội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 4986), được chính thức ghi nhậntrong Hiến pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước Từ việc pháttriển kinh tế trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đâyvới hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (kinh tế tư bản,

tư nhân không được thừa nhận), đến nay, trong nền kinh tế Việt nam đã có nhiềuthành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển với những hình thức sở hữu khácnhau, trong đó, đáng chú ý là sự hiện diện của thành phần tư bản nước ngoàiđang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Nhà nước Việt Nam khuyến khích và bảođảm bằng hệ thống pháp luật, chính sách để các thành phần kinh tế cùng có cơhội phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh

1.3.2 Ưu điểm kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung,thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sảnxuất tăng lượng cung Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thìcũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, cho phép họ tăng quy mô sản xuất, và do đócác nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả Nhữngngười sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khảnăng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải Do đó,nền kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, pháttriển mình, bởi khi các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầucủa thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất,quản lý, về các sản phẩm của mình

Trang 11

Ở nền kinh tế thị trường thì con người mong muốn tìm ra phương án cảitiến cho phương thức làm việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm Kinh tếthị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng những người cónăng lực tốt, nâng cao quy trình quản lý kinh doanh, cũng là nơi để đào thảinhững nhà quản lý chưa đạt được hiệu quả cao.

Kinh tế thị trường tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế,các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệsản xuất, công nghệ quản lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xâydựng và phát triển kinh tế ở nước mình Trong thương mại quốc tế, mức độ thịtrường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiệnthương mại giữa hai bên

1.3.3 Nhược điểm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội:Gia tăngkhoảng cách giữa giàu và ngheo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội Người giàu

sẽ sử dụng lợi thế của mình để trở nên giàu hơn Trong khi người nghèo sẽ ngàycàng nghèo hơn.Sau một thời gian cạnh tranh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị cáchãng sản xuất lớn mạnh thôn tính Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhà sảnxuất lớn có tiềm lực mạnh Họ sẽ thâu tóm phần lớn ngành kinh tế Dần dầnkinh tế thị trường biến thành độc quyền chi phối

Dễ dẫn đến mất cân bằng cung cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế: Do chạytheo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất Ban đầu, cáccông ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầutăng không tương xứng Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đếnkhủng hoảng thừa Nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, dẫn đến giá cả sụt giảm Hànghoá không bán được để thu hồi chi phí đầu tư nên hàng loạt doanh nghiệp phásản và khủng hoảng kinh tế là kết quả cuối cùng Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế

ở Mỹ năm 1929 chính là một ví dụ điển hình Đấy là kết quả của sự tăng trưởng

Trang 12

sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà không có sự điều tiết hợp lý của chínhphủ.

Trang 13

II NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng và những bất cập của người tiêu dùng gặp phải

Một thực trạng hiện nay đó là vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là mộttrong những vấn đề bức xúc, đáng báo động Từ những vụ việc nghiêm trọngnhư: ngộ độc thực phẩm tập thể do sử dụng nguồn thực phẩm không bảo đảm antoàn, sữa nhiễm độc, nước mắm có phân đạm; tình trạng rau bẩn, thịt bẩn, có dưlượng thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư kim loại nặng vượt ngưỡng tối đa cho phép,

dư lượng chất cấm, đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của conngười, như lời phát biểu về tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm củamột vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII:“Con đường từ

dạ dày tới nghĩa địa chưa bao giờ trở nên ngắn và dễ dàng đến thế” Đối với cácdịch vụ công cộng được điều chỉnh theo các hợp đồng mẫu, tình trạng vi phạmquyền lợi của người tiêu dùng cũng không phải là ngoại lệ Trong việc cung cấpđiện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, chất lượng dịch vụ nhiều khi không

ổn định đúng theo cam kết về các thông số kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến quyềnlợi người tiêu dùng Trong lĩnh vực hàng công nghiệp, việc buôn bán hàng lậu,hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất

xứ vẫn còn tràn lan trên thị trường Hay những vụ việc đơn giản như gửi xekhông ghi phiếu, đến khi mất xe, công ty giữ xe không bồi thường Tác hại củaviệc thiếu tôn trọng người tiêu dùng, bất chấp tất cả vì lợi nhuận của một số tổchức, cá nhân kinh doanh trong thời gian qua đã được minh chứng bằng việcnhiều người dân phải chết do ngộ độc thực phẩm, chết do đội mũ bảo hiểm kémchất lượng; tỷ lệ bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng do thực phẩm sử dụng hóachất độc hại; uy tín nhiều doanh nghiệp bị giảm sút do tình trạng hàng nhái,hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan; việc mua bán hàng qua internet chưađược quản lý chặt chẽ nên nhiều người dân mua phải hàng không đúng tiêuchuẩn chất lượng nhưng không thể khiếu nại đến cơ quan Nhà nước Với sự gia

Trang 14

tăng sai phạm trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ thời gian qua cho thấy, ngườitiêu dùng Việt Nam đang bị xâm phạm quyền lợi với quy mô rộng khắp và tínhchất ngày càng phức tạp

Thứ hai, là do người tiêu dùng thường có thói quen sử dụng sản phẩm rẻ,phù hợp với túi tiền Tuy nhiên, bên cạnh một số ít sản phẩm có chất lượng tốtnhưng giá rẻ thì số lượng hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường với giáthành thấp hơn nhiều lần hàng thật là một sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng.Thói quen sinh hoạt trong thời đại nền kinh tế thị trường, áp lực công việc nênnhiều người dân thường lựa chọn những sản phẩm tiện dụng, có sẵn mặc chochất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (đồ ăn sẵn, hàngquán vỉa hè, ) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạmquyền lợi người tiêu dùng vẫn còn phổ biến Bởi vì bên cạnh việc bất chấp củacác doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh thì việc người tiêu dùng chấpnhận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó cũng vô tình tạo nên thị trường tiêu thụ chosản phẩm, dịch vụ kém chất lượng

Mặt khác, tình trạng ngại va chạm, ngại đến cơ quan công quyền của ngườitiêu dùng Người tiêu dùng cho rằng các lợi ích thường từ các giao dịch nhỏ, giátrị tài sản thường chỉ phục vụ đời sống hàng ngày Do đó, họ thường lựa chọnthái độ im lặng, không sử dụng sản phẩm đó nữa thay vì khiếu nại đến cơ quanNhà nước; ít có những phản ứng quyết liệt trước những vi phạm của doanhnghiệp, chưa biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình Vì vậy, việcxâm phạm quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanhkhông bị phát hiện, không được xử lý nên không được ngăn chặn kịp thời Thứ ba, đó là hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cònnhiều bất cập Mặc dù, từ năm 1999, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hànhPháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng và Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ 8 ngày17-11-2010 đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật có hiệulực thi hành từ ngày 01- 07-2011 Chính phủ, Thủ tướng

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w