Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend ………..5 2.3.. Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường bên trong đến hoạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Lớp Quản trị học căn bản – thứ 7 tiết 1-3 Học kỳ 1 – năm học 2023 – 2024
Mức độ hoàn thành
Ký tên
Mở đầu + Chương 2 + Chương 3 + Kết
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
_
Ngày……tháng….năm 2023
Giảng viên chấm điểm
GV Nguyễn Thị Liên
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU… 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
4 Bố cục tiểu luận 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP ……… ………….… 2
1.1 Khái niệm môi trường kinh doanh 2
1.2 Phân loại môi trường kinh doanh 2
1.2.1 Môi trường bên trong …… 2
1.2.2 Môi trường bên ngoài …… 2
1.3.Khái quát về ma trận SWOT ……… 3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND……….4
2.1 Giới thiệu khái quát về Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên Legend ……… 4
2.1.1.Tiểu sử, xuất thân, thành tựu của Đặng Lê Nguyên Vũ……… 4
2.1.2.Tổng quan về Tập đoàn Trung Nguyên Legend……… 4
2.2 Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend ……… 5
2.3 Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường bên trong đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend ………9
2.4 Ma trận SWOT Tập đoàn Trung Nguyên Legend ………13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN ……… 17
PHẦN KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:
Lựa chọn đề tài phân tích tác động của yếu tố môi trường đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể xuất phát từ nhận thức về sự quan trọng của môi trường kinh doanh đối với sự thành công và bền vững của doanh nghiệp trong môi trường kinh tế ngày nay
Trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động, việc hiểu rõ và đánh giá các yếu
tố môi trường như thị trường, chính trị, xã hội, công nghệ, và pháp luật trở thành chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp có thể đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội Phân tích sâu sắc về cách những yếu tố này ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh, chiếnlược sản phẩm, và quản lý tài nguyên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược linh hoạt, đồng thời giảm rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng hướng đến việc xác định cách mà doanh nghiệp có thể thích ứng và đổi mới để đáp ứng các thay đổi trong môi trường kinh doanh Từ việc hiểu rõ về sự biến động của thị trường đến việc đánh giá tác động của các vấn đề xã hội, nghiên cứu sẽ đưa ra thông điệp về sự quan trọng của việc tích hợp chiến lược môi trường vào quá trình quản lý chiến lược của doanh nghiệp
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là giúp chúng ta hiểu rõ về môi trường kinh doanh, phân tích những ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp
và nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề
3.Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận được nghiên cứu và thực hiện bằng phương pháp tìm kiếm và tra cứu các tàiliệu, tìm hiểu thực tiễn, thu thập và tổng hợp thông tin
4 Kết cấu tiểu luận:
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết môi trường doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh củaTập đoàn Trung Nguyên Legend
Chương 3: Giải pháp khắc phục và phát triển hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên
Trang 7PHẦN NỘI DUNGChương 1: Tổng quan về lý thuyết môi trường doanh nghiệp:
1.1.Khái niệm môi trường kinh doanh:
Môi trường là tập hợp tất cả các lực lượng, yếu tố bên trong lẫn bên ngoài mà nhà quản trị khó kiểm soát được nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức
1.2.Phân loại môi trường
1.2.1.Môi trường bên trong:
Môi trường bên trong là tất cả những yếu tố nằm bên trong nội tại như:
1.2.2.Môi trường bên ngoài:
Môi trường bên ngoài là các yếu tố, các lực lượng, những thể chế nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng đến hoạt động
và kết quả hoạt động của tổ chức Môi trường bên ngoài được phân thành 2 loại:
● Môi trường vi mô (5 yếu tố cạnh tranh):
● Môi trường vĩ mô:
+ Kinh tế: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất,
+ Chính trị-pháp luật: đảm bảo ổn định chính trị, chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường,
+ Văn hoá- xã hội: dân số, trình độ, nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức, tôn giáo,
Trang 8+ Tự nhiên: địa hình, thời tiết, tài nguyên, ô nhiễm,
+ Kỹ thuật và công nghệ
1.3 Khái quát về ma trận SWOT:
Ma trận SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệpbằng cách cải thiện tình hình kinh doanh và đưa ra những hướng đi đúng đắn
SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng anh:
+ Strengths: Điểm mạnh
+ Weaknesses: Điểm yếu
+ Opportunities: Cơ hội
+ Threats: Thách thức
Kỹ thuật phân tích SWOT:
● Xác định S, W, O, T có tính then chốt mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ đối mặt
● Đưa ra sự kết hợp giữa các yếu tố hình thành 4 chiến lược: SO; ST; WO; WT
Trang 9Chương 2: Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend:
2.1 Giới thiệu khái quát về Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên Legend:
2.1.1.Tiểu sử, xuất thân, thành tựu của Đặng Lê Nguyên Vũ:
Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam và là ngườisáng lập, đồng thời giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên Ông Vũ được Forbes Asia và National Geographic Traveller vinh danh là
“Vua cà phê Việt Nam“
Khởi nghiệp bằng cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ đưa thương hiệu củamình phát triển lớn mạnh mà ông còn góp phần đưa cà phê Việt vươn tầm thế giới.Ông góp phần rất lớn đưa Việt Nam trở thành “thánh địa cà phê” toàn cầu
2.1.2.Tổng quan về Tập đoàn Trung Nguyên Legend:
Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sảnxuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán
lẻ hiện đại và du lịch Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếnghàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới
Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising được thành lập năm 2011 để quản
lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên
Lịch sử hình thành của Tập đoàn Trung Nguyên Legend:
Ngày 16/06/1996 Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột
Ngày 20/08/1998 cửa hàng đầu tiên của Trung Nguyên khai trương tại TP HCM Năm 2000 Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình nhượng quyền
Năm 2001 Công ty Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản
Tháng 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore
Ngày 23/11/2003 Nhãn hiệu cà phê hoà tan G7 của Trung Nguyên ra đời
Trang 10Năm 2008 Công ty thành lập văn phòng tại Singapore.
Năm 2012 Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng ViệtNam yêu thích nhất
Năm 2014 Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cà phê - càfe.net.vn
Những thành tựu của Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên
Năm 2007, tập đoàn Trung Nguyên đã nhận được nhiều giải thưởng và bằngkhen uy tín từ các tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước như Thủ tướng Chính phủkhen ngợi vì đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liên tiếp
Vào tháng 8 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ đã được tạp chí Forbes của Mỹvinh danh là Vua cà phê Việt Nam với một bài báo có uy tín Trong vòng chưa đầy 10năm, Trung Nguyên trở thành một tập đoàn mạnh mẽ với 6 công ty thành viên, hoạtđộng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê và trà
2.2 Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend:
a Môi trường vĩ mô:
Trang 11Hiện nay, cà phê được Nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, tạo điều kiện để xuất khẩu ra nước ngoài Với việc gia nhập WTO đã giúp cho cà phê Trung Nguyên được biết đến không chỉ trong nước mà còn cả trên thị trường nước ngoài, tạonên nhiều định hướng phát triển và mang lại cơ hội cho tập đoàn cà phê Trung
Nguyên
*Các yếu tố văn hoá- xã hội:
Sự tác động của các yếu tố văn hoá- xã hội thường rất rộng và khó mà nhận biết được Môi trường văn hoá- xã hội ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh như: các giá trị văn hoá, những phong tục tập quán, quan niệm về đạo đức, tôn giáo, trình độ, nghề nghiệp,
Tập đoàn Trung Nguyên được hình thành và phát triển tại Buôn Ma Thuột, quêhương của cà phê nên tạo được sự tương đồng về văn hoá với các cơ sở cung cấp nguyên liệu cà phê và cũng dễ dàng tạo nên những nét đặc trưng cho từng dòng sản phẩm cà phê của mình Đây được xem là một ưu thế của Tập đoàn Trung Nguyên so với các đối thủ cạnh tranh
*Yếu tố tự nhiên:
Với lợi thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên, môi trường, vùng đất cao nguyên Buôn Ma Thuột là nơi để cây cà phê sinh trưởng tốt và cho ra những hạt cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng so với các vùng khác Và nơi đây đã sớm trở thành tâm điểm của ngành cà phê toàn vùng Tây Nguyên
*Nhân tố công nghệ:
Trung Nguyên hiện đang sở hữu các máy móc thiết bị hiện đại bậc nhất phục
vụ cho việc sản xuất và chế biến cà phê Vì thế tạo ra cơ hội rất lớn cho Trung Nguyên
b Môi trường vi mô :
* Đối thủ cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh của cà phê Trung Nguyên bao gồm Nestlé, Vinacafé BiênHòa, Starbucks, Highlands Coffee, Phúc Long,
Nescafe của Nestle: Là nhãn hiệu cà phê hoà tan hàng đầu thế giới Ra mắt lần
đầu tiên vào ngày 1 tháng 4 năm 1938 tại Thụy Sỹ, NESCAFÉ được dự đoán sẽ trở thành một thành công lớn Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra vào năm 1939 Trong suốt cuộc chiến, NESCAFE là thức uống chính trong khẩu phần lương thực của
Trang 12quân đội Hoa Kỳ và được các quân nhân yêu thích Các loại cà phê hòa tan thơm ngonđược pha chế dễ dàng và nhanh chóng Những năm còn lại trong thập kỷ 1940, độ phổbiến của NESCAFE ngày càng tăng Ngày nay, NESCAFE xuất hiện tại hơn 180 quốcgia và trở thành loại cà phê được yêu thích trên toàn thế giới.
● Điểm mạnh:
+ Là một thương hiệu mạnh có uy tín+ Có nguồn lực mạnh mẽ
+ Phân phối rộng rãi+ Công nghệ sản xuất hiện đại+ Có tính sáng tạo trong cải tiến sản phẩm
● Điểm yếu:
+ Giá cả hơi cao+ Chưa hiểu rõ được văn hoá tiêu dùng
Starbucks: Starbucks Corporation, hay còn được gọi là Starbucks Coffee
Company được thành lập từ năm 1971 tại Seattle, Washington Kể từ khi được thành lập tới nay, Starbucks vẫn giữ vững vị thế là chuỗi nhà hàng cà phê lớn nhất thế giới với một thương hiệu đồ uống được công nhận trên toàn cầu
● Điểm mạnh:
+ Hình ảnh thương hiệu mạnh+ Nền tảng tài chính vững vàng+ Chiến lược tái đầu tư hiệu quả+ Thu mua các công ty hàng đầu
● Điểm yếu:
+ Đồ uống có mức giá cao+ Các sản phẩm thiếu sự độc đáo+ Đồ uống không hợp với thực khách địa phương
Vinacafe: Với nhà máy sản xuất cà phê hòa tan với công suất 3000 tấn/năm Vinacafe đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất về năng lực sản xuất và dẫn đầu về công nghệ sản xuất cà phê hòa tan
● Điểm mạnh:
+ Là thương hiệu cà phê Việt đầu tiên ở Việt Nam
Trang 13+ Chất lượng sản phẩm ổn định, dịch vụ khách hàng tốt+ Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
+ Có tính sáng tạo trong cải tiến sản phẩm
Là doanh nghiệp lớn trong ngành cà phê và là thương hiệu có lịch sử lâu đời (đã tham gia thị trường cà phê 25 năm) nên được khách hàng đặc biệt ưa chuộng Cà phê rang xay chiếm gần 2/3 lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam Có thời điểm, Trung Nguyên gần như độc quyền thị trường rang xay, chiếm tới gần 80% thị trường (theo
số liệu Euromonitor 2012) và phần lớn thị trường cà phê rang xay của Việt Nam Rào cản gia nhập cao khiến các doanh nghiệp nhỏ mới khó cạnh tranh với Trung Nguyên Ngày nay, ngành cà phê vẫn là một ngành hấp dẫn với mức tiêu thụ cà phê nội địa tương đối cao
* Nhà cung cấp:
Về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất thì rất đa dạng do các doanh nghiệp có thể mua từ các nước khác Về nguyên liệu, ngành cà phê Việt Nam có lợi thế là khôngphải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ các trang trại trồng cà phê trong nước, điều này làm giảm áp lực về giá từ nhà cung ứng cũng như các vấn để về vận chuyển Đặc biệt như Trung Nguyên đã xây dựng hẳn mộttrang trại cà phê để tự cung cấp nguyên liệu, không bị phụ thuộc vào nhà cung ứng
Do đó các nhà cung ứng là yếu tố ảnh hưởng không lớn tới cạnh tranh trong ngành
*Sản phẩm thay thế:
Trang 14Đồ uống có gas: hiện nay đang rất được ưa chuộng với nhiều mặt hàng và hương vị khác nhau Chúng giúp chúng ta giải tỏa cơn khát trong thời tiết nắng nóng, ngăn ngừa đầy hơi chướng bụng giúp ích cho việc tiêu hoá thức ăn
Trà: là thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới, có mùi thơm, vị hơi đắng và chát, phổ biến với nhiều hương vị
Nước khoáng: Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên sử dụng 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp cải thiện tình trạng da, cải thiện tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể
Nước ép trái cây: Bổ sung các thành phần thiết yếu như vitamin và vitamin C, vitamin A, vitamin E và các chất thiết yếu có trong trái cây Nước ép trái cây giúp người tiêu dùng tiêu thụ nhiều trái cây hơn và còn giúp giải độc cơ thể
Nước tăng lực: Nước tăng lực có chứa các thành phần làm giảm buồn ngủ, mệt mỏi, thư giãn tinh thần
*Khách hàng:
Cà phê Trung Nguyên không chỉ tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể mà còn
mở rộng phân khúc của mình Theo thống kê, hơn 50% khách hàng của Trung NguyênLegend là những người trong độ tuổi từ 25 đến 45 Nhóm đối tượng khách hàng chínhbao gồm nhân viên văn phòng, doanh nhân, quản lý cấp trung và cấp cao, doanh nhân
và chủ doanh nghiệp.Trung Nguyên đã nhắm tới thành công các khách hàng trung và cao cấp như nhân viên văn phòng, doanh nghiệp, cá nhân và nhà đầu tư
2.3 Phân tích sự tác động của yếu tố môi trường bên trong đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend:
❖ Nguồn lực tài chính:
Dựa theo báo cáo năm 2017, tổng tài sản của Trung Nguyên ở mức
5.696 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017.Trong đó, vốn tự có của Trung Nguyên qua nhiều năm tích lũy chiếm đa số với 4.641 tỷ đồng
Điều đó cho thấy, chất lượng tài sản của Trung Nguyên là rất cao Hiện Tập đoàn Trung Nguyên vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, nắm quyền kiểm soát cùng quản lý 6 doanh nghiệp thuộc hệ thống bao gồm: CTCP cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk, CTCP
Trang 15hoà tan Trung Nguyên, CTCP Trung Nguyên Franchise, Công ty Đầu tư Du lịch Đặng
Lê và Công ty thương mại và dịch vụ G7
Đặc biệt, trọng yếu nhất trong các công ty thành viên là cổ phần của Công ty
CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment) Bởi Trung Nguyên Investmentđang nắm 70% cổ phần Trung Nguyên Group và hoàn toàn chi phối mọi hoạt động tại đây Với mức lợi nhuận bình quân khoảng 600 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên mỗi cổ phần của Trung Nguyên là 4.000 đồng Giả sử với mức định giá trung bình cho các công ty trong ngành với hệ số giá trên thu nhập (PE) khoảng 20 lần thì mỗi cổ phần Trung Nguyên sẽ có giá 80.000 đồng/cp
Với giả định như vậy, giá trị của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ được ước tính ở mức khoảng 12 000 Tỷ đồng Hơn gấp đôi tổng tài sản của Tập đoàn này Tuy nhiên, trong đây mới là giả định sơ bộ khi còn thiếu nhiều dữ liệu để có thể đánh giá chính xác được giá trị của Tập đoàn Trung Nguyên Đặc biệt là định giá cho một thương hiệu có tuổi đời hơn 20 năm
❖ Nguồn nhân lực:
Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt động tại Singapore Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài Nhân viên Trung Nguyên Group luôn được tạo điều kiện làm việc tốt nhất để học hỏi, phát triển kỹ năng và đóng góp trên tinh thần “Cam kết - Trách nhiệm - Danh dự”
Theo khảo sát 100 nhà tuyển dụng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2014 của Công
ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen, Tập đoàn Trung Nguyên vinh dự được xếp hạng trong số 25 công ty hàng đầu Về chính sách đãi ngộ, nhân viên của Tập đoàn Trung Nguyên được hưởng mức bảo hiểm cao, được học tập nâng cao trình độ chuyên môn
❖ Marketing:
Những chiến lược Marketing của cà phê Trung Nguyên theo mô hình 4P:
- Chiến lược sản phẩm của cafe G7 có sự khác biệt rõ rệt khi đi theo slogan của mình: “Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời” Trung Nguyên không chỉ tập trung