1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận hệ thống chính trị và quy trình chính sách 3 phân tích vai trò của báo in trong quá trình chính sách dân tộc hiện nay

26 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Vai Trò Của Báo In Trong Quá Trình Chính Sách Dân Tộc Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Hệ Thống Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 63,72 KB

Nội dung

Trong quá trình thực hiện chính sách dântộc CSDT, cùng với hệ thống chính trị, các phương tiện truyền thông đạichúng gọi tắt là báo chí nước ta đã tích cực phát huy vai trò chức năng “cầ

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH

Đề tài:

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA BÁO IN TRONG QUÁ TRÌNH

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II NỘI DUNG 2

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 2

2.1.1 Khái niệm về dân tộc, dân tộc thiểu số 2

2.1.2 Khái niệm chính sách dân tộc 6

2.1.3 Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà mước ta 7

2.1.4 Báo in với công tác tuyên truyền chính sách dân tộc 9

2.2.Mục đích tác động đến chính sách 11

2.3 Cơ chế tác động 12

2.4 Kết quả tác động của báo chí trong 13

2.5 Một số giải pháp 17

III KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DTTS&MN Dân tộc thiểu số và miền núi

Trang 4

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 thành phần dân tộc anh

em cùng sinh sống, có mối liên kết cộng đồng bền vững Trong đó, có 53 dântộc thiểu số cư trú trên một địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệtquan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng Từ sau Cách mạngtháng Tám năm 1945 đến nay, cùng với việc hoạch định chính sách chungcho cả nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng và triển khaichính sách cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN)

Đến nay, các chính sách đối với địa àn vùng DTTS&MN được thể chếqua gần 160 văn bản quy phạm pháp luật Ngoài ra, trên cơ sở tình hình thực

tế, các địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách thựchiện trên địa àn vùng DTTS&MN Trong quá trình thực hiện chính sách dântộc (CSDT), cùng với hệ thống chính trị, các phương tiện truyền thông đạichúng (gọi tắt là báo chí) nước ta đã tích cực phát huy vai trò chức năng “cầunối”, cụ thể hóa các chủ trương, CSDT của Đảng và Nhà nước “hóa thân” vàocuộc sống của đồng bào Báo chí đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng, nhữngkiến nghị, đề xuất của đồng bào một cách trung thực, khách quan, bản chất,đóng góp được những thông tin quan trọng giúp các chuyên gia, nhà quản lý,hoạch định chính sách nắm bắt, điều chỉnh, thiết kế CSDT cho đồng bào phùhợp với từng thời điểm, từng giai đoạn lịch sử cách mạng dân tộc

Nhìn nhận về vai trò quan trọng của báo chí đối với công tác tuyêntruyền CSDT, từ năm 2001, Chính phủ có Quyết định số 975/QĐ - TTg vềviệc cấp không thu tiền một số báo, tạp chí cho vùng dân tộc, miền núi, vùngđặc biệt khó khăn (ĐB) (Năm 2006 được thay bằng Quyết định 1637/QĐ -TTg; Năm 2011 thay bằng Quyết định 2472 và Quyết định 1977/QĐ - TTg).Theo đó, đến năm 2014, cả nước đã có 25 báo, tạp chí được cấp phát chođồng bào

Trang 5

Qua công tác tuyên truyền cho thấy, các tờ báo, tạp chí phục vụ đồngbào vùng DTTS&MN đã đem lại cho độc giả cái nhìn toàn diện về chủtrương, quan điểm, nội hàm hệ thống CSDT của Đảng và Nhà nước ta Lượngthông tin trên các áo cấp phát cho đồng bào trở thành cẩm nang, tài liệutruyền đạt những kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống ,từng bước tác động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào; đóng góptích cực vào việc ổn định đời sống, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy cácgiá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên, báo chí phục vụ đồng bào vùng DTTS&MN vẫn còn nhiều hạnchế Tuyên truyền về đồng bào, về CSDT nhưng chưa có nhiều tác phẩm áochí xuất sắc, mang hơi thở cuộc sống Những hạn chế từ việc hoạch địnhCSDT; tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn vốn từ tổ chức thực hiện chínhsách ở cơ sở; chính sách chưa phù hợp, không phát huy hiệu quả rất ít đượcbáo chí phát hiện, phản biện kịp thời giúp Đảng và Nhà nước, các nhà hoạchđịnh có thêm cơ sở, thông tin để điều chỉnh, nghiên cứu bổ sung chính sáchmới phù hợp với quy luật phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vữngtrong vùng DTTS&MN.

Từ những trăn trở trong quá trình công tác và học tập, tác giả chọn đề

tài: “Phân tích vai trò của báo in trong quá trình chính sách dân tộc hiện nay” Qua đó, tác giả phân tích rõ vai trò của báo in trong chính sách dân tộc,

đưa ra những đề xuất giải pháp phát huy vai trò của báo in trong công táctuyên truyền CSDT

Trang 6

II NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.1 Khái niệm về dân tộc, dân tộc thiểu số

a Khái niệm về dân tộc

Hiện nay, khái niệm về “dân tộc" còn có nhiều ý kiến Điều đó mộtphần là do vấn đề dân tộc được xem xét từ nhiều quan điểm lập trường vàgóc độ khác nhau; phần khác là do hiện thực phong phú, phức tạp của các loạihình dân tộc đang tồn tại ở các quốc gia, khu vực trên thế giới Sự phong phú,phức tạp đó làm cho nhiều định nghĩa được nêu ra, cho đến nay chưa diễn đạtđược đầy đủ, trọn vẹn các thuộc tỉnh của các loại hình dân tộc đã xuất hiệntrên thế giới Tim kiếm một định nghĩa chuẩn xác về dân tộc đang là đòi hỏicủa lý luận và thực tiễn, cần được quan tâm

Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa:

Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc, là một cộng đồng chính trị - xãhội được chi đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, banđầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, saunày của nhiều cộng đồng mang tính người (ethnie) của bộ phận tộc người.Tính chất của dân tộc phụu thuộc vào những phương thức sản xuất khácnhau

- Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người Cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc(nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết với nhaubằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc [14,tr.655]

Từ điển Tiếng Việt nêu định nghĩa dân tộc như sau:

Trang 7

- Dân tộc là cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung mộtlãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng vănhóa và tính cách

- Dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung mộtngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từsau bộ lạc

- Dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có

ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởời quyền lợi chính trị,kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung [15, tr.255]

Dân tộc và Miền núi - là cách gọi ngắn gọn khi chúng ta dùng đểchỉtoàn bộ các DTTS và các vấn đề liên quan đến miền núi, cao nguyên, vùngcao Gọi như thế để dễ dàng trong giao tiếp và nhằm khu biệt với những nộidung khác

Hiện nay, cụm từ này đang được dùng phổ biến trong các đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước ta

b Khái niệm dân tộc thiêu số

Tiến sĩ Bế Trường Thành, nguyên là Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệmUBDT đã đề cập về khái niệm DTTS qua bài viết “ Dân tộc thiểu số hay dântộc ít người" trong cuốn sách “Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc" , NXBChính trị Quốc gia - Sự thật (2011) như sau: “Ở Việt Nam chúng ta không cóthổ dân, dân bản xứ (dân bản địa) vì các dân tộc Việt Nam đều là những cưdân - chủ nhân của đất nước Việt Nam (tất cả mọi người cùng sinh sống trênđất nước, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc) Như vậy, cộngđồng các dân tộc Việt Nam là bao gồm: dân tộc đa số và DTTS

Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng, tức làdân tộc Kinh DTTS là những dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số,

Trang 8

trong đó bao gồm cả dân tộc Hoa (người Hoa không có quốc tịch Việt Nam làHoa kiểu).

Khái niệm DTTS không đồng nghĩa với dân tộc lạc hậu, chậm pháttriển, không đồng nhất với khái niệm dân tộc ít người Trên thế giới có một sốnước tương đối đồng nhất về dân tộc (một dân tộc có thể chiếm tới trên 90%dân số như: Nhật Bản, Ixraen ), nhưmg cũng có những quốc gia dân tộc đa

số chi chiếm khoảng 50%, hoặc có DTTS của nước này, lại là đa số của nước

khác

Xuất phát từ những quan điểm nêu trên, khái niệm “Dân tộc thiểu số",

đã được làm rõ tại Điều 5, Nghị định số 05/NĐ - CP về Công tác dân tộc củaChính phủ ban hành ngày 14/01/2011 qui định: “Dân tộc thiểu số là nhữngdân tộc có số dâm it hon so với dâm tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ mướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và “Dân tộc đa số là dâm tộc có số dânchiếm trên 50% tổng dâm số của cả mước, theo điều tra dân số quốc gia"

Đặc điểm dâm tộc thiểu số

Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có 54 dân tộc anh em cùngchung sống, trong đó có 53 DTTS, với dân số 12.250.436 người, chiếmkhoảng 14,3% dân số cả nước Đồng bào DTTS cư trú chủ yếu ở 52 tỉnh,thành phố Vùng DTTS&MN chiếm ¾ diện tích tự nhiên, có vị trí chiến lượcđặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo

vệ môi trường sinh thái

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có một số đặc điểm sau

- Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam có quá trình lịch sử cư trúlâu đời, có tinh thần đoàn kết gắn bỏ với nhau từ buổi binh minh lịch sử chođến quá trình dựng nước và giữ nước hôm nay

Trang 9

- Trong lịch sử cũng như hiện tại, các dân tộc Việt Nam cư trú đanxen, sống hỏa thuận với nhau theo triết lý “lá lành đùm lá rách", “tuy rằngkhác giống nhưng chung một giản".

- Các DTTS phát triển không đồng đều cả về đời sống kinh tế, dân trí,mức hưởng thụ văn hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cả về dân số và môitrường sống

Đồng bào cư trú chủ yếu ở vùng miền múi, biên giới, địa hình đèodốc chia cắt, khí hậu thời tiết khắc nghiệt: phương thức sản xuất chủ yếu là tựcung tự cấp, thậm chí một số dân tộc đang còn trong thời kỳ kinh tế tự nhiên.Dân số thấp và không đồng đều, trong 53 DTTS chi có 5 dân tộc có số dântrên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khmer, Mông) có 15 dân tộc dưới10.000 người, có 5 dân tộc dưới 1.000 người (Si La, Pu péo, Rơ Măm, Brâu,

Ở - đu) Chất lượng dân số bao gồm cả trí lực, thể lực, chiều cao, cân nặng,tuổi thọ đều thấp hơn so với bình quân cả nước Thu nhập của đồng bàoDTTS chi bằng 4 binh quân toàn quốc Tổ chức xã hội cổ truyền của đồngbảo DTTS vẫn là tổ chức cộng đồng làng bản, gia đình, dòng họ - một quan

hệ xã hội chưa có phân hóa tầng lớp, giai cấp sâu sắc

Có nhiều loại chính sách, trong đó có loại chính sách chung như:Chính sách đối ngoại của Nhà nước, Chính sách kinh tế, Chính sách xã hội Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh vực

Vi dụ, trong Chính sách xã hội có các chính sách dân tộc Trong CSDT cónhững chính sách được cụ thể tùy thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xãhội Chính sách được thực thi khi được thể chế hóa bằng pháp luật Nói mộtcách khác, pháp luật là kết quả thể chế hóa đường lối, chính sách, là công cụ

để thực thi chính sách Ví dụ như Chính sách hỗ trợ y tế đối với hộ nghèođồng bào DTTS&MN nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe chođồng bào như cấp thẻ bảo hiểm y tế, phát triển hệ thống y tế thôn bản, y tế dựphòng

Trang 10

Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về chính sách một cáchngắn gọn nhất: Chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyếnkhích đổi tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủthể ra chính sách.

2.1.2 Khái niệm chính sách dân tộc

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cùng với việc hoạchđịnh chính sách chung cho cả nước, Bác Hồ hết sức quan tâm đến việc hoạchđịnh chính sách cho vùng DTTS&MN Chính sách dân tộc của Hồ Chí Minh

là sự vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin vào hoàn cảnhViệt Nam, trên cơ sở 3 nguyên tắc: “Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ"

Khi nói về vấn đề dân tộc Người luôn nhắc đến 3 nguyên tắc trên.Trong bài nói chuyện với đồng bảo các dân tộc tỉnh Tuyên Quang Ngườinói: “ Đồng bảo các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡnhau như anh em một nhà" [7, tr.323] Trong bài phát biểu tại Hội nghịĐảng bộ Việt Bắc, Người nhấn mạnh: “các cấp bộ đảng phải thi hành đúngđắn chính sách dân tộc, thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa cácdân tộc" [8, tr.457]

Thẩm nhuần tư tưởng, lời dạy của Hồ Chủ tịch, trong quá trình thựchiện đường lối cách mạng CSDT luôn được Đảng và Nhà nước ta hoạchđịnh, triển khai thực hiện qua tìng giai đoạn, nhiệm kỳ, kế hoạch phát triền đấtnước nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho vùng DTTS&MN phát huy sức mạnhtồng hợp tiềm năng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lậpdân tộc và tiếp tục duy trì, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dụng chủ nghĩa

xã hội hiện nay Việc hoạch định CSDT được Đảng, Nhà nước cụ thể hóa baotrùm trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốcphòng

Từ phân tích khái niệm chính sách; đặc điểm của các DTTS ở ViệtNam; quan điểm của Đảng, tư tưởng của Hồ Chủ tịch, của Nhà nước về xây

Trang 11

dựng chính sách đối với vùng DTTS&MN, có thể hiểu CSDT là “một hệthống chính sách tác động vào các quan hệ tộc người, vào vùng DTTS&MNnhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văm hóa, xã hội và

an ninh quốc phòng ở các vùng này"

2.1.3 Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà mước ta

Nội dung CSDT bao trùm các nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết,tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa

Bình đẳng: bình đẳng toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội

Đoàn kết: thể hiện ở đoàn kết các dân tộc và chủ yếu là nói đến quan

hệ dân tộc

Nếu quan niệm dân tộc theo nghĩa rộng (nation - dân tộc - quốc gia)nghĩa là quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc nói chung trên các lĩnh vực củađời sống xã hội, thì đó là đoàn kết dân tộc quốc tế, quan hệ dân tộc gắn bóchặt chẽ với quan hệ quốc tế, với chính sách đối ngoại của Nhà nrớc, một thểchế chính trị Bởi nó liên quan đến giải quyết các quan hệ giữa các quốc giadân tộc trên thế giới

Theo nghĩa hẹp có thể hiều quan hệ dân tộc là quan hệ giiữa các dântộc - tộc người, hay giữa các thành phần dân tộc trong một quốc gia đa dântộc, cũng như quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ một dâm tộc, cũngnhư quan hệ giữa các thành viên trọng nội bộ một dân tộc - tộc người

Nội dung đoàn kết còn bao gồm đoàn kết giữa các DTTS với nhau,không được coi dân tộc mình là lớn hơn dân tộc khác Thực tế cho chúng tathấy, muốn đoàn kết các DTTS với nhau trên một địa bàn phải xử lý hài hòa

Trang 12

việc bố trí cán bộ, phải công bằng, công khai, minh bạch về kinh tế, về đầu tưxây dựng trên địa bàn.

Tôn trọng: Đây là nội dung mới được bổ sung từ Đại hội toàn quốclần thứ X của Đảng Các dân tộc không được phân biệt số lượng it hay nhiều,trình độ phát triển nhanh hay chậm, đều phải tôn trọng văn hóa, phong tục tậpquán của nhau, hiều biết và chia sẻ hoàn cảnh với nhau không được xemthường các dân tộc khó khăn, nghèo đói Khi xây dựng các chủ trương, chínhsách liên quan đến vùng DTTS&MN, phải tham khảo ý kiến đồng bảo cácdân tộc Xử lý bất cứ một việc gì đều phải có quan điểm lịch sử, cụ thể,xemxét điều kiện hoàn cảnh mỗi dân tộc

Giúp nhau cùng phát triển: thể hiện ở việc phải có các chính sáchđặc thù cho đồng bào các DTTS ở các vùng miền khác nhau cùng phát triển,nghĩa là rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, cùng nhau đi lêntrong quá trình phát triển Hiện nay, nguy cơ mức sống, mức hưởng thụ củađồng bảo DTTS đang ngày càng doãng ra so với mặt bằng trung bình của cảnước, đây là thách thức lớn nhất đối với sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc ởnước ta

Nội dung cơ bản của CSDT phải là một khối liên kết chặt chẽ, bổsung cho nhau cùng phát triển thi mới đoàn kết; phải đoàn kết thực sự, thựclòng thì mới có thể tôn trọng nhau và xác định giúp nhau cùng phát triển

2.1.4 Báo in với công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

2.1.4.1 Khái niệm báo in

Báo in là một trong những loại hình của báo chí, là phương tiệntruyền thông không thể thiếu của đời sống xã hội Đến nay, có rất nhiều quanniệm khác nhau về báo in

Trang 13

Giáo trình Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia - 2001,của Tạ Ngọc Tấn: Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dungthông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội.

Theo Tiến sĩ Hà Huy Phượng, Học viện Báo chí Tuyên truyền: “Báo

in là thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự kiện,các vấn đề trong đời sống xã hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và

kỹ thuật in ấn để chuyền tải thông tin"

2.1.4.2 Thế mạnh của báo in với công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trải qua thời gian dài phát triển độc tôn, mặc dù loại hình báo in đã

và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh phát triển khốc liệt của các loại hìnhbáo chí truyền thông hiện đại Tuy nhiên báo in vẫn đang có thể mạnh:

Thứ nhất, là khả năng lưu trữ thông tin cao, nhất là lưu trữ bằng trínão Khi người đọc, tiếp nhận thông tin qua mắt nhưng đồng thời với đó là trínão hoạt động, tập trung mọi ý nghĩ vào trong tờ báo để tiếp nhận thông tin.Như phát thanh hay truyền hình thì thính giả và khán giả chỉ có thể xem khikhông tập trung mọi giác quan, trí não của mình thì những chi tiết, nội dungthông tin chuyển đến người đọc là không hiệu quả và không lnı lại được trongtrí não

Thứt hai, báo in có khả năng phân tích, bình luận, lý giải sâu rộngđầy đủ các vấn đề, sự kiện Đây là một thế mạnh mà có thể nói đặc trung nhấtcủa báo in mà đến nay không loại hình báo chí nào có thể làm được điều này,

kể cả báo mạng điện tử Chính lợi thế này mà nó đã giúp báo in đứng vững vàcạnh tranh với các loại hình báo chí khác trong sự phát triển nhanh chóngvượt bậc của khoa học công nghệ

Thứ ba, báo in đa dạng về chủng loại, tính tiện ích trong sử dụng sânphẩm Báo in bao gồm nhiều chủng loại như: Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt

Ngày đăng: 01/03/2024, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2025, (dẫn theo http://bandantoc.thainguyen.gov.vn/thong-tin-tuyen-truyen//asset_publisher/aswschm77NYQ/content/nhiem-vu-trong-tam-cong-tac-dan-toc-giai-oan-2021-2025) Link
1. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết Trung ương năm khóa X Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lí luận báo chí, Nx Lao động, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông - Lí thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nx Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
7. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
8. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
12. Hoàng Phê (Chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội Khác
13. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w