1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập lớn môn văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp TH True Milk
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Hiền, TS. Bùi Thị Quyên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh doanh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 5,24 MB

Cấu trúc

  • B. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP TH TRUE MILK (0)
    • I. Tổng quan về văn hoá và văn hoá doanh nghiệp (8)
      • 1. Văn hoá (8)
      • 2. Văn hoá doanh nghiệp (10)
    • II. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp của TH True Milk (11)
      • 1. Đôi nét về Công ty thực phẩm sữa TH – TH True Milk (0)
      • 2. Văn hoá doanh nghiệp của TH True Milk (12)
    • III. VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (0)
      • 1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp (26)
      • 2. Vi phạm đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp về vấn đề hàng giả, hàng nhái (27)
      • 3. Biện pháp khắc phục (0)
  • KẾT LUẬN (32)
  • Tài liệu tham khảo (33)

Nội dung

Trong bài tiểu luận này, em sẽ phân tích các bước để xây dựng văn hóadoanh nghiệp, các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp để từ đó ứng dụng phântích văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệ

THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP TH TRUE MILK

Tổng quan về văn hoá và văn hoá doanh nghiệp

- Theo cách tiếp cận về ngôn ngữ:

Theo tiếng Latinh: Cultus nghĩa là trồng trọt và khai thác tự nhiên để tạo nên con người/ cộng đồng tốt đẹp hơn.

Theo tiếng Hán: “Văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền “Hóa” là đen cái văn cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống.

Như vậy, văn hóa được coi là hoạt động tinh thần hướng tới việc sản xuất ra các giá trị chân, thiện, mỹ.

- Theo cách tiếp cận về quan niệm và cách hiểu:

Theo cách hẹp: văn hóa gắn với hoạt động thực tiễn biểu hiện qua văn hoá sinh tồn, văn hoá chính trị, văn hoá kinh doanh, văn hoá đời sống và văn hoá ứng xử xã hội; Bên cạnh đó, văn hóa cũng được tiếp cận theo lịch đại ( văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại, ) và theo không gian.

Theo cách rộng, có nhiều định nghĩa của các tác giả khác nhau về khái niệm này:

Theo Edward Tylor (1874): “Văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”

Theo UNESCO (1970): “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại qua các thế kỷ đã sống; hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm (2004), văn hóa là hệ thống giá trị hữu cơ gồm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn, tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

Theo tác giáo sư Phùng Xuân Nhạ và nhóm tác giả (2011): “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị (tôn trọng khách hàng, giữ chữ tín, đề cao con người, coi trọng môi trường, ) do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là tập hợp những niềm tin, mong đợi và những giá trị được các thành viên của doanh nghiệp cùng học hỏi và chia sẻ với nhau và được truyền từ thế hệ nhân viên này đến thế hệ nhân viên khác.” Như vậy cấu trúc của một mô hình văn hoá doanh nghiệp bao gồm 4 nhóm:

 Nhóm bầu không khí và phong cách quản lý: Đây là tổng thể những cảm giác, cảm nhận được tạo ra được biểu hiện qua cảm giác về sự thỏa mãn khi làm việc và thái độ quyền lực của người quản lý

 Nhóm chuẩn mực: là những quy tắc hướng dẫn cách cư xử và tiêu chuẩn hành vi, nhóm này được biểu hiện qua các tập tục, nề nếp, các quy định, quy tắc, chuẩn mực và chính sách, quy trình

Nhóm giá trị cốt lõi là hệ thống các giá trị mà tổ chức tin tưởng là tốt nhất cho mình Giá trị cốt lõi được thể hiện qua triết lý doanh nghiệp, truyền thống doanh nghiệp và các hành động cụ thể Nhóm giá trị cốt lõi đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức, tạo nên bản sắc riêng biệt và định hình văn hóa doanh nghiệp.

 Cuối cùng là nhóm hữu hình: là phần nổi dễ nhìn thấy, cảm nhận được và là những biểu hiện bên ngoài Nhóm này được thể hiện qua giao tiếp, ngôn ngữ, nghi lễ nội bộ, logo, khẩu hiệu, ấn phẩm, kiến thức, công nghệ, sản phẩm, giai thoại và truyền thuyết

Bên cạnh đó, theo mô hình Edgar Schein, văn hoá doanh nghiệp được chia thành 3 cấp độ:

 Cấp độ thứ nhất: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Đây là cấp độ có thể dễ dàng nhận biết nhất và dễ dàng thay đổi nhất tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp và người lãnh đạo Cấp độ này bao gồm toàn bộ các sự vật, hiện tượng có thể nghe, nhìn và cảm nhận được: kiến trúc ngoại thất, cơ cấu tổ chức, các văn bản quy định, nguyên tắc, lễ nghi, lễ hội, logo, mẫu mã sản phẩm

 Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố, chấp nhận được Cấp độ này thường được thể hiện trong doanh nghiệp thông qua những giá trị cốt lõi, những giá trị được công bố như chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh, các quy định, nguyên tắc hoạt động

 Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung Cấp độ này thường khó nhận biết được và thường thể hiện trong doanh nghiệp qua niềm tin, nhận thức,suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức.

Thực trạng văn hoá doanh nghiệp của TH True Milk

1 Đôi nét về TH True Milk

Công ty TH True Milk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH, thuộc Tập đoàn TH Doanh nghiệp được thành lập dưới sự tư vấn tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Và chủ tịch Hội đồng quản trị là doanh nhân Thái Hương Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2010, công ty luôn hướng đến mục tiêu cho ra đời những sản phẩm "sữa tươi sạch" đúng nghĩa nhất

TH và những cột mốc đáng nhớ:

2008: Bà Thái Hương thành lập Công ty CP Thực phẩm Sữa TH (nay là Công ty CP Sữa TH) với dự án trang trại bò sữa công nghệ cao đầu tiên tại Nghệ An. 2010: Ra mắt thương hiệu sữa tươi sạch TH True Milk.

2013: Khánh thành nhà máy sữa tươi TH True Milk Nghệ An với công suất 400 triệu lít/năm.

2014: Khánh thành nhà máy sữa tươi TH True Milk Hà Nội với công suất 200 triệu lít/năm.

2015: Khánh thành nhà máy sữa chua TH True Yogurt Nghệ An với công suất

2016: Khánh thành nhà máy nước tinh khiết TH True Water Nghệ An với công suất 100 triệu lít/năm.

2017: Khánh thành nhà máy chế biến sữa TH True Milk Long An với công suất

2018: Khánh thành nhà máy thức uống TH True Drink Nghệ An với công suất

2019: Khánh thành nhà máy sữa bột trẻ em TH True Milk Nghệ An với công suất 50.000 tấn/năm.

2020: Khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi TH True Milk Nghệ An với công suất 1 triệu tấn/năm.

2021: Khánh thành nhà máy sản xuất nguyên liệu kem TH True Milk Nghệ An với công suất 50 triệu lít/năm.

2022: Khánh thành nhà máy sản xuất sữa tươi organic TH True Milk Nghệ An với công suất 200 triệu lít/năm.

Hiện nay, Công ty sữa TH đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường sữa Việt Nam và quốc tế với mạng lưới 8 nhà máy sản xuất hiện đại trên cả nước, đạt công suất lên tới hơn 2 tỷ lít sữa mỗi năm Sức mạnh của TH còn được thể hiện qua sự hiện diện của các sản phẩm tại hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới, khẳng định chất lượng và khả năng cạnh tranh vượt trội của thương hiệu sữa Việt.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tập đoàn TH đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong những năm qua, bao gồm:

 Là nhà sản xuất sữa tươi sạch lớn nhất Việt Nam với thương hiệu TH True Milk nổi tiếng.

 Sở hữu trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á với quy mô hơn 45.000 con bò sữa.

 Sản phẩm của TH được bày bán tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

 Là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước với số thuế nộp lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm

2 Văn hoá doanh nghiệp của TH true Milk

2.1 Cấp độ văn hoá thứ nhất: Những cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

Logo và slogan của TH True Milk

Biểu tượng logo: Logo của thương hiệu TH True Milk được thiết kế đơn giản, dễ nhớ, dễ nhận diện nhưng hàm chứa ý nghĩa lớn TH là chữ viết tắt của “True Happiness” có nghĩa là “Hạnh phúc đích thực” Thông qua logo của mình, thương hiệu mong muốn thể hiện sứ mệnh của mình đó là mang đến những dòng sữa “thật” nhất từ thiên nhiên cho người tiêu dùng Tuy nhiên, còn có cách giải thích khác của TH là hai từ viết tắt của tên bà Thái Hương Logo TH True Milk sử dụng font chữ serif hiện đại, thanh mảnh, tạo cảm giác sang trọng và tinh tế Font chữ cũng dễ đọc và dễ nhớ, giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu Về màu sắc, Logo TH True Milk sử dụng màu sắc chính là màu xanh dương - Màu sắc chủ đạo của logo, tượng trưng cho thiên nhiên, sự an toàn và tươi mát Bên cạnh đó, hình ngôi sao vàng ở góc trên bên phải là biểu tượng cho niềm tự hào dân tộc, sự vươn lên mạnh mẽ cũng như sự cam kết, uy tín của thương hiệu TH True Milk.

Slogan “Thật thiên nhiên” của TH True Milk truyền tải trọn vẹn cam kết của thương hiệu đối với chất lượng sản phẩm, hướng đến nguồn sữa tự nhiên, an toàn, có lợi cho sức khỏe Thông điệp này không chỉ dễ nhớ, dễ hiểu mà còn khẳng định sự khác biệt của TH True Milk so với các đối thủ cạnh tranh, nhấn mạnh vào nguồn gốc thiên nhiên và lợi ích sức khỏe trong từng sản phẩm Slogan này trở thành biểu tượng của thương hiệu, thể hiện triết lý kinh doanh hướng đến sự phát triển bền vững và sức khỏe người tiêu dùng.

TH True Milk sử dụng 100% sữa tươi nguyên chất, không sử dụng chất bảo quản và chất tạo màu Với thông điệp này TH True Milk đã đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dùng về việc ưu tiên dùng sản phẩm sạch Slogan cũng thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh của TH True Milk, đó là trở thành thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa chất lượng cao, an toàn và tốt cho sức khỏe.

2.1.2 Kiến trúc, cách bài trí

Trụ sở công ty: Được xây dựng và thiết kế đơn giản, tinh tế, màu sắc thiên nhiên với gam màu xanh dương là chủ đạo tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và cảm giác dễ chịu cho khách hàng

Trụ sở chính của TH True Milk

Các hệ thống cửa hàng cũng được xây dựng và thiết kế mang đậm bản sắc của thương hiệu với gam màu trắng và xanh dương là hai màu chủ đạo, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi

Cửa hàng, đại lý của TH True Milk

Trang phục nhân viên TH True Milk được thiết kế lịch sự, chuyên nghiệp với hai màu chủ đạo là trắng và xanh dương, phù hợp với hình ảnh thương hiệu Logo TH True Milk được in hoặc thêu nổi bật trên ngực trái Mỗi vị trí công việc có trang phục riêng: nhân viên cửa hàng diện đồng phục thân thiện như những cô gái trang trại, bao gồm áo sơ mi trắng, tạp dề và mũ; nhân viên văn phòng lịch sự với áo sơ mi hoặc áo thun cổ trụ; nhân viên trang trại mặc đồng phục linh hoạt, thoáng mát; nhân viên nhà máy trang bị áo và mũ bảo hộ.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức các phòng ban

Cơ cấu tổ chức của TH True Milk được xây dựng khoa học, phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của công ty Các phòng ban có phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo hoạt động hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng.

 Tổng Giám đốc: Điều hành chung hoạt động của công ty.

 Phó Tổng Giám đốc: Hỗ trợ Tổng Giám đốc trong việc điều hành công ty.

 Giám đốc các ban chuyên môn: Phụ trách các lĩnh vực chuyên môn như tài chính, kế toán, nhân sự, marketing, sản xuất,

Các phòng ban chuyên môn:

 Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý tài chính, kế toán, thuế,

 Phòng Nhân sự: Quản lý tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự,

 Phòng Marketing: Xây dựng và triển khai chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu,

 Phòng Sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm,

 Phòng Nghiên cứu và Phát triển: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới,

 Phòng Kinh doanh: Bán hàng, phân phối sản phẩm,

 Phòng Kỹ thuật: Quản lý hệ thống máy móc, thiết bị,

 Phòng Hành chính - Tổng vụ: Quản lý văn phòng, hậu cần,

 Công ty Cổ phần TH True Milk Nghệ An: Chuyên sản xuất sữa tươi.

 Công ty Cổ phần TH True Milk Hà Nội: Chuyên phân phối sữa tươi.

 Công ty Cổ phần TH True Milk TP Hồ Chí Minh: Chuyên phân phối sữa

Ngoài ra, TH True Milk còn có các văn phòng đại diện tại các tỉnh thành trên cả nước.

2.1.5 Lễ nghi, lễ hội và phong trào hằng năm

Không chỉ là doanh nghiệp lớn về kinh doanh sản xuất, TH true Milk vẫn luôn đề cao những hoạt động hướng đến cộng đồng Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, TH true Milk đã tổ chức và thực hiện được nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa cho cộng đồng, tiểu biểu như:

Chương trình Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt: là chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và Tập đoàn TH phối hợp triển khai từ năm học 2010-

2011 Mục tiêu của chương trình là nhằm nâng cao thể trạng, tầm vóc của học sinh tiểu học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước

TH true Milk cam kết trong vòng 5 năm (từ 2016 - 2021) ủng hộ chi phí sản phẩm sữa học đường trị giá 200 tỷ đồng thông qua Tài khoản Sữa học đường Vì tầm vóc Việt.

Chương trình ươm mầm tài năng: là chương trình tìm kiếm và hỗ trợ các sáng kiến thúc đẩy quyền dinh dưỡng và học tập của trẻ em; Cấp học bổng cho các học sinh tài năng nuôi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn lực cho quốc gia Quỹ đã trao 69,8 tỷ đồng học bổng “Vì tầm vóc Việt” tương đương toàn bộ học phí trong suốt thời gian theo học tại Hệ thống trường TH School

Các chương trình học bổng - Xây dựng trường học vì trí tuệ Việt Nam:

VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

và giảm hút thuốc lá, chương trình Sống xanh, Tham gia các hoạt động thể thao, phong trào đầy hứng khởi, tham gia các chuyến đi kết nối đội ngũ, hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

I Vi phạm đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp về vấn đề hàng giả, hàng nhái và biện pháp khắc phục

1 Tổng quan về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Đạo đức vốn là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng và cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp

Hơn hết, đạo đức là điều cần phải có và cần phải được đề cao, coi trọng trong các doanh nghiệp Trước hết, đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Trong mỗi doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh luôn đóng góp vai trò vô cùng to lớn tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, sự tận tâm và trung thành của người lao động, góp phần làm hài lòng khách hàng và đóng vai trò quan trọng của sự phồn thịnh của quốc gia

Nền kinh tế hội nhập đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển sản xuất và tiếp cận công nghệ tiên tiến Tuy nhiên, hội nhập cũng đi kèm với những thách thức như cạnh tranh gay gắt Để đối phó, một số doanh nghiệp đã có các hành động tích cực, trong khi số khác lại vi phạm đạo đức kinh doanh, bất chấp các chuẩn mực pháp lý và đạo đức nhằm thu lợi riêng.

Hiện nay vi phạm đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn là một vấn đề mà xã hội quan tâm hơn bao giờ hết Những biểu hiện của vi phạm đạo đức kinh doanh có thể thấy rõ như: tình trạng sử dụng thủ đoạn bất chấp pháp luật, để trục lợi, lừa đảo lòng tin, chiếm đoạt tài sản của khách hàng và đối tác, không thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động, không tuân thủ pháp luật, trốn thuế, gian lận thương mại, thiếu trách nhiệm xã hội. Trong đó tình trạng sản xuất, nhập khẩu kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng các mặt hàng của các thương hiệu nổi tiếng là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh phổ biến nhất

2 Vi phạm đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp về vấn đề hàng giả, hàng nhái

Thực trạng : Tình trạng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giả, đạo nhái đa dạng trên nhiều dòng sản phẩm, bao gồm: y tế, thực phẩm, thời trang….Tại Việt Nam, tình trạng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giả mạo các thương hiệu thời trang nổi tiếng là phổ biến nhất và luôn là chủ đề nóng mà xã hội quan tâm.

Việc sử dụng những thương hiệu thời trang nổi tiếng, cao cấp như một cách để thể cá tính và phong cách riêng của bản thân, giúp tạo ấn tượng tốt với người khác, đồng thời thể hiện sự đẳng cấp và gu thẩm mỹ tinh tế Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mua mặc những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng Do hầu hết các sản phẩm này thường có giá thành cao hơn so với các thương hiệu bình dân Chính vì vậy, nắm được tâm lý của người tiêu dùng cùng mục đích thu lại lợi nhuận cao nhiều doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng nhái, kém chất lượng các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Gucci, Chanel, Dior, Nike, Puma, Đặc biệt khi công nghệ số ngày càng hiện đại, các mặt hàng nhái được sản xuất một cách tinh vi, giá rẻ hơn gấp nhiều lần so với hàng thật với đa dạng mẫu mã, màu sắc và kích thước đánh lừa mắt người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng khó phân biệt được giữa hàng giả và hàng thật

Trung tâm thương mại Saigon Square là một trường hợp điển hình trong việc vi phạm đạo đức kinh doanh về vấn đề hàng giả, hàng nhái Trung tâm thương mại Saigon Square được mệnh danh là thiên đường mua sắm của Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều mặt hàng thời trang đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng Tuy nhiên, đầu tháng 11.2022 lực lượng quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quân “đột kích" kiểm tra 6 điểm kinh doanh tại trung tâm thương mại Saigon Square Qua kiểm tra, lực lượng kiểm tra đã phát hiện và thu giữ hơn

Các sản phẩm hàng giả thường có giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng, kiểu dáng, kích thước có thể bị lỗi, hoàn thiện không đúng chuẩn, bao bì và tem nhãn không đạt chuẩn, có thể bị sai chính tả, thiếu logo, chất lượng in kém, dễ bị phai màu, không có mã QR hoặc mã vạch.

Logo Nike fake và real

Túi LV fake và real

Như vậy, tình trạng kinh doanh các sản phẩm thời hàng giả, hàng đạo nhái các thương hiệu của trung tâm thương mại Saigon Square đã nói lên phần nào về vấn đề sản xuất và kinh doanh hàng giả, đạo nhái ở Việt Nam Và vấn đề này trở lên nghiêm trọng hơn khi ngày nay khi việc mua bán trực tuyến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn như: Shopee, Lazada, Amazon, đang trở thành xu hướng của người tiêu dùng thì việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhái các thương hiệu thời trang nổi tiếng càng trở lên dễ dàng và phổ biến hơn, gây nguy hại cho người tiêu dùng, xã hội và nền kinh tế.

Tác động : Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng có tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội: Đối với người tiêu dùng: sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, gây thiệt hại tài chính, mất niềm tin vào thị trường Đối với các thương hiệu sản xuất hàng thật: việc các sản phẩm hàng nhái, giả mạo được sản xuất ra ồ ạt gây ảnh hưởng đến chất lượng và sự uy tín của thương hiệu vì thương hiệu bị mất đi thị phần, doanh thu và lợi nhuận Các thương hiệu phải chi ra một số tiền lớn cho việc chống hàng giả và bồi thường cho khách hàng Điều này cũng khiến cho thương hiệu khó khăn trong việc mở rộng và phát triển các thị trường tiềm năng Đối với xã hội: Trước hết, việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhái sẽ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp thị trường trở lên mất cân bằng, gây ô nhiễm môi trường bởi các doanh nghiệp sản xuất hàng nhái thường sử dụng nguyên liệu thô, chất lượng kém

III Biện pháp để doanh nghiệp khắc phục tình trạng vi phạm này. Để khắc phục tình trạng vi phạm này, trước hết, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp coi trọng, đề cao giá trị của đạo đức kinh doanh.Đồng thời cần có những hành động cụ thể để hiện thực hoá văn hoá doanh nghiệp này Trước hết mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cụ thể bao gồm các nguyên tắc trong kinh doanh và các nguyên tắc mà nhân viên phải tuân thủ Để làm được điều này thì lãnh đạo cấp cao mỗi doanh nghiệp cần cam kết và gương mẫu thực hiện để nhân viên noi theo Bên cạnh đó, việc tổ chức đào tạo đạo đức kinh doanh cho nhân viên là một việc vô cùng cần thiết Tiếp theo đó, việc xây dựng và phát triển môi trường làm việc lành việc là một một yếu tố quan trọng để khắc phục tình trạng này Các doanh nghiệp cần phải thiết lập hệ thống khen thưởng, khuyến khích những nhân viên có đạo đức kinh doanh tốt Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách xử lý nghiêm ngặt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải phối hợp, hợp tác với các tổ chức xã hội để tối đa hóa việc thực hiện đạo đức kinh doanh, phát triển, xây dựng sáng tạo các sáng kiến về đạo đức kinh doanh do các tổ chức trong nước và thế giới phát động Cuối cùng các doanh nghiệp cần có trách nhiệm giải trình, công khai thông tin minh bạch,kiểm toán và báo các các hoạt động kinh doanh.

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w