1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh, pp phân tích bằng algorithm

13 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Sở Lý Thuyết Về Đạo Đức Kinh Doanh, Chuẩn Mực Của Đạo Đức Kinh Doanh, Pp Phân Tích Bằng Algorithm
Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang, Cao Thị Lê, Phạm Thị Hà Thu, Đỗ Thị Liên, Nguyễn Thị Duyên, Phạm Thị Thơ
Người hướng dẫn Th.s Phan Y Lan
Trường học Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Đạo Đức Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 360,41 KB

Nội dung

Khái niệm về đạo đức Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

NHÓM 8

NguyễnThị Huyền Trang Trang.nth203060@sis.hust.edu.vn Cao Thị Lê Le.ct203029@sis.hust.edu.vn Phạm Thị Hà Thu Thu.pth213485@sis.hust.edu.vn

Đỗ Thị Liên Lien.dt203030@sis.hust.edu.vn Nguyễn Thị Duyên Duyen.nt213436@sis.hust.edu.vn Phạm Thị Thơ Tho.pt203052@sis.hust.edu.vn

Giảng viên hướng dẫn Th.s Phan Y Lan

Hà Nội, 01/2023

Chữ ký của GVHD

Trang 2

Mu ̣c lu ̣c

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, CHUẨN MỰC CỦA ĐẠO ĐỨC

1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 4

1.5 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp 5

3 Mô hình các bước chung của phương pháp Algorithm đạo đức 7

4 Phân tích rõ các bước thực hiện trong Algorithm đạo đức 8

Trang 3

Lời mở đầu

Đạo đức đã được con người nghiên cứu từ rất lâu Nó gắn liền với cuộc sống, nó có mặt trong tất cả các hoạt động của con người các vấn đề về đạo đức không được qui đinh rõ trong một bộ luật nào nhưng con người xem nó như những chuẩn mực chung, những qui tắc xử sự chung của toàn xã hội Bắt đầu từ khi xuất hiện sự trao đổi hàng hóa, thì mối quan hệ giữa con người trở nên phức tạp hơn Đạo đức xã hội nói chung không đủ để giải thích những hiện tượng phức tạp nảy sinh trong những mối quan hệ mới này, và cần có thêm những qui tắc ứng xử mới phù hợp để hướng dẫn hành vi con người trong mối quan hệ mới, khi đó một ngành khoa học mới xuất hiên

đó là đạo đức kinh doanh Vậy đạo đức kinh doanh cũng đã xuất hiên từ rất lâu nhưng nó chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc, và phát triển thành một ngành khoa học vào nửa sau thế kỷ XX Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá

và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh Các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh đặt ra để điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và theo những chuẩn mực đạo đức xã hội vốn có từ rất lâu của con người Ngày nay đạo đức kinh doanh rất được nhiều người quan tâm, khi trên thị trường số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh ngày một tăng Rất nhiều các doanh nghiệp

vì lợi nhuận mà đã có những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh Để biết thêm về các vấn đề trong đạo đức kinh doanh chúng ta hãy cùng xem xét tình huống dưới đây

Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô, để chúng em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong những bài tiệu luận tiếp theo

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, CHUẨN MỰC CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, PP PHÂN TÍCH BẰNG ALGORITHM

I Đạo đức kinh doanh

1.1 Khái niệm về đạo đức

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành

vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội

Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín,thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác,…

1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha

mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nền đạo đức kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng của nó Chẳng hạn, tính thực dụng, coi trọng hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với giới kinh doanh, thì đối với người khác đôi khi lại là những biểu hiện không tốt Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về:

- Tính trung thực

Dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng giao dịch, đàm phán, ký kết, và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô

- Tôn trọng con người

Với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính

đảng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở

Trang 5

thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích của đối thủ

- Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa

đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty Mà quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội

và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực Đồng thời trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng

và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển

Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà

cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó

1.4 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội ngày nay Các doanh nhân

ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc

ta từ xưa như: sự phân biệt thiện và ác, lương tâm , nghĩa vụ, nhân đạo

Một doanh nghiệp thịnh vượng khi được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo vừa

có tầm vừa có tâm Vì vậy ngoài tích lũy, đầu tư cho bản thân những kiến thức kinh doanh, các doanh nhân còn cần tiếp thu những chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng vào kinh doanh như: tính trung thực, tính tập thể,

Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định

hướng trong các hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình

1.5 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

Đạo đức kinh doanh bổ sung cả kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội.Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh

Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội

Mặt khác, pháp luật cảng đầy đủ chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh chỉ đạo đức cảng được đề cao, cảng hạn chế được sự kiến lợi phi pháp, tham nhũng, buôn lậu khi bị phát hiện sẽ

bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức ” Mức

độ bổ sung đạo đức và pháp luật được khái quát qua các góc vuông xácđịnh tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân sản

Trang 6

phẩm- dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức

Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp

Phần thưởng cho một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên,

khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công

Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng

trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi luôn tin tưởng và phụthuộc lẫn nhau trong mối quan hệ Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng sẽ hài lòng, và nếu khách hàng hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng Các khách hàng có xu hướng thích mua hàng của các công ty liêm chính hơn Đặc biệt là khi giá cả của công ty đó cũng bằng với giá cả của các công ty đối thủ

II Phương pháp phân tích bằng ALGORITHM

1.Algorithm là gì

“Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải quyết bài toán sáng tạo.”

Có thể hiểu đơn giản đó là một “thuật toán” gồm các bước để giải một bài toán thựctế

2.Algorithm đạo đức là gì

“Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định đểhướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức.” Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh, nhận rõ những khó khăn về mặt đạo đức khi ra các quyết định kinh doanh, tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải khó xử trong kinh doanh

Trang 7

3 Mô hình các bước chung của phương pháp Algorithm đạo đức

Hình 3: Bốn bước ra quyết định trong Algorithm đạo đức Bước 1 - Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn mục tiêu gì?

- Có nhiều mục tiêu hay không?

- Các mục tiêu có hài hòa?

- Đối tượng quan tâm hàng đầu?

Bước 2- Biện pháp: Làm thế nào theo đuổi mục tiêu?

- Các đối tượng quan tâm có tán thành các biện pháp hành động của doanh

nghiệp không?

- Các biện pháp có đáp ứng hoặc tối đa hóa các mục tiêu đề ra không?

- Các biện pháp có cần thiết để đạt mục tiêu không hay là tương đối không, quan

trọng hoặc đơn thuần ko, liên quan gì đến mục tiêu của bạn không?

Bước 3 – Động cơ: Điều gì thôi thúc hoàn thành mục tiêu?

- Doanh nghiệp bí mặt hay công khai động cơ thực sự?

- Doanh nghiệp theo lợi ích chủ trương cá nhân hay tập thể?

- Giá trị định hướng của doanh nghiệp là gì?

Bước 4 – Hậu quả: Có thể lường trước hậu quả nào?

- Hậu quả sẽ xảy tra trong ngắn hạn hay dài hạn?

- Hậu quả có ảnh hưởng đến đối tượng quan tâm của doanh nghiệp

- Liệu có xuất hiện yếu tố bất ngờ?

Trang 8

4 Phân tích rõ các bước thực hiện trong Algorithm đạo đức

4.1 Mục tiêu

Mục tiêu là những tráng thái hay kết quả một cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được và luôn hướng mọi hoạt động, nỗ lực vào việc đạt được chúng.Nó trả lời cho câu hỏi “cần phải làm gì?” Đặc điểm và tính chất :

Mục tiêu là hình thức phản ánh cụ thể của động cơ trong từng hoàn cảnh cụ thể.Do hành vi bị chi phối bởi nhiều động lực khác nhau, mục đích thường chỉ thểhiện những động cơ được ưu tiên nhất trong một hoàn cảnh cụ thể.Tính chính xác của mục đích là 1 tiêu chí quan trọng để xác minh tính đúngđắn và tính khả thi của mục đích hành động con người tổ chức.Mục đích được coi là biểu hiện cụ thể của động cơ

Các hoạt động phải thống nhất để đạt được mục tiêu

4.2 Biện pháp

Biện pháp là hành vi hay cách thức thực hiện của một người để đạt tới mục tiêu đã định Nó trả lời câu hỏi “làm như thế nào?”

4.3 Động cơ

Động cơ là thuật ngữ chung chỉ tập hợp các yếu tố bản năng về xu thế, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng, và tâm sinh lí tương tự của con người Động cơ là nguồn động lực thúc đẩy con người hành động.Nó trả lời câu hỏi “tại sao?”, “vì lý do gì?”

Trang 9

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐẠO ĐỨC THEO ALGORITHM

I Tình huống: Sữa tươi nguyên chất” Vinamilk

Đầu tháng 9 năm 2006, dư luận không ngớt xôn xao việc “Sữa tươi nguyên chất” của Công ty Vinamilk - một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa ở Việt Nam đã đưa thông tin thiếu chính xác trên các bao bì sản phẩm được gọi là sữa tươi nguyên chất của mình Trên các sản phẩm sữa tươi của công ty, thông tin về tỉ lệ thành phần nguyên liệu rất nhập nhằng và một số sản phẩm thì không đạt tiêu chuẩn Sự việc đã gây cú sốc đối với người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng đã mất lòng tin đối với Công ty Vinamilk cũng như với các hãng sữa Việt Nam, đa số người tiêu dùng

đã chuyển sang dùng sữa nước ngoài làm cho doanh số bán hàng của nhiều hãng sữa Việt Nam giảm đi nhanh chóng Người tiêu dùng cảm thấy rất bất bình với vụ việc “sữa tươi” của Vinamilk, loại sữa lâu nay mình dùng lại không có thông tin đầy đủ về tỉ lệ thành phần nguyên liệu và hơn thế nữa một số sản phẩm lại không đạt tiêu chuẩn “túi sữa chưa hết hạn sử dụng đã hỏng, túi phồng lên, tư vỡ ra và có mùi rất “đặc trưng” Trước những phản ứng dữ dội ấy của người tiêu dùng, các

cơ quan điều tra đã vào cuộc

Theo điều tra cho thấy, trong số 9 hãng sản xuất sữa tươi hiện đang có sản phẩm đang tiêu thụ tại Việt Nam thì chỉ có 3 đơn vị sử dụng sữa bò tươi nguyên chất Vậy rất nhiều sản phẩm gọi là

“sữa tươi tiệt trùng” được bán đầy trên thị trương thực chất là gì? Điều này cho thấy rằng rất nhiều các Công ty sữa Việt Nam đã quảng bá không chính xác thông tin về các sản phẩm của mình, trong

đó nổi bật nhất là Công ty sữa đang diễn ra ở khá nhiều các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước trong đó có công ty Vinamilk

II Động cơ:

Đầu năm 2006, Công ty Vinamilk đã tung ra thị trường một loại sữa có tên là “sữa tươi tiệt trùng nguyên chất”, với những dòng trên bao bì sản phẩm “nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên mỗi ngày”, đã làm người tiêu dùng tin rằng đây là sữa tươi chính hiệu Nhưng sự thật trong các hộp sữa kia là gì? Sữa tươi nguyên chất? không phải như vậy tất cả đều rất nhập nhằng Dù bao bì sản phẩm nhà sản xuất đã có ghi một số thông tin như thành phần bơ chiếm 3.5% hay phần trăm của vitamin, can xi, chất béo Nhưng tỉ lệ về sữa tươi, sữa bột thì không hề có một thông số nào, tất

cả đều rất chung chung, trên bao bì sản phẩm chỉ có một câu rất nhập nhằng “thành phần gồm sữa tươi, sữa bột” mà không biết tỉ lệ chúng là bao nhiêu Khi sản phẩm được tung ra thị trường, bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc công ty sữa Vinamilk cho biết “sữa tươi của công ty là sữa tươi tiệt trùng nguyên chất 99%”

Theo điều tra thì đầu năm 2006 Công ty Vinamilk đã thu mua 68 triệu lít sữa tươi và sản xuất được 79 triệu lít Căn cứ vào các thông số trên thì khoảng 11 triệu lit “sữa tươi nguyên chất” không nằm trong số sữa đã thu mua Vậy để có 11 triệu lit sữa tươi kia thì Vinamilk đã cho những gì vào sản phẩm gọi là “sữa tươi nguyên chất” của mình, và trong những hộp “sữa tươi” kia được bao nhiêu phần trăm là sữa tươi Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục chăn nuôi thì:

“Vinamilk có hệ thống thu mua nguyên liệu trong nước, nên tỉ lệ sữa bò tươi nguyên chất trong sản phẩm có cao hơn nhưng cũng không vượt qua 30% Như thế, 70% thành phần còn lại trong

“sữa”, là cái gì? Trong khi đó, theo tiêu chuẩn của Việt Nam yêu cầu sữa tươi tiệt trùng phải có 99% nguyên liệu là sữa tươi Vậy lâu nay các loại sữa tươi bán đầy trên thị trường là sữa gì? Còn vấn đề sức khỏe người tiêu dùng thì ai chịu trách nhiệm?

Trang 10

III Phân tích vấn đề:

Thứ nhất: Vinamilk đã quảng cáo với thông điệp mơ hồ cho sản phẩm của mình Trong tình huống trên ta thấy, trên bao bì sản phẩm "sữa tươi nguyên chất" của mình Vinamilk đã không đưa một thông số nào về thành phần tỉ lệ sữa, sữa bột Vinamilk đã khai thác, lợi dụng lòng tin sai lầm của khách hàng về sản phẩm của mình để bán hàng nhiều hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn

- Trong thời đại ngày nay , khi mức sống đang được cải thiện thì vấn đề về sức khỏe được người dân đặt lên hàng đầu, mọi người đã có ý thức lựa chọn những sản phẩm có lợi cho sức khỏe của mình nhưng vốn kiến thức của họ về sản phẩm thì còn quá hạn hẹp Lợi dụng điểm này thì đa

số các doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ marketing hiện đại " đánh " vào lòng cả tin và sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm để được người tiêu dùng chọn sản phẩm của mình nhiều hơn

- Vinamilk đã khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về sản phẩm khi đọc những dòng chữ " sữa tươi nguyên chất "," nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên" cộng với lòng tin vào một doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam thì mấy ai lại không quyết định chọn sản phẩm của công ty

- Dù đã có ý thức lựa chọn sản phẩm tốt nhưng với vốn kiến thức còn hạn hẹp về sản phẩm thì đa số người tiêu dùng cũng chỉ biết là " sữa tươi nguyên chất " thì tốt hơn một số loại sữa khác như sữa bột, sữa hoàn nguyên và tốt cho sức khỏe của mình hơn Bởi vậy, đa phần người tiêu dùng sẽ không ngần ngại đưa ra quyết định chọn sữa tươi nguyên chất của Vinamilk

Thứ hai: Để che dấu cho sản phẩm " sữa tươi nguyên chất " của mình Vinamilk đã quảng cáo một cách rất mập mờ thông tin sản phẩm của mình Bao bì sản phẩm ghi " sữa tươi tiệt trùng nguyên chất không đường" nhưng thông số về tỷ lệ phần trăm về sữa tươi, sữa bột là bao nhiêu thì không hề được nhà sản xuất xướng lên Vậy bao nhiêu lô " sữa tươi nguyên chất " của Vinamilk bán đầy trên thị trường thực chất là sữa gì.? Thành phần sữa tươi nguyên chất được bao nhiêu phần trăm trong từng sản phẩm? Hành vi này của Vinamilk có thể là hành vi thiếu tôn trọng người tiêu dùng, phản bội lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của công ty, hiện tượng gian lận thương mại Khi không cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho người tiêu dùng Các doanh nghiệp này chỉ vì lợi nhuận mà quên đi lợi ích của người tiêu dùng tìm mọi cách để bán được nhiều sản phẩm nhất đến tay người tiêu dùng Chính vì vậy VINAMILK đang đứng trước nguy cơ bị tẩy chay hàng hóa từ cộng đồng tiêu dùng quốc tế vào năm 2006

IV Giải pháp:

Trước tình hình này, Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam đã chính thức lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng khi có sai sót về nhãn mác đúng ra trên bao bì phải ghi

là “Sữa tươi tiệt trùng không đường” nhưng lại ghi thành “sữa tươi tiệt trùng nguyên chất” và đảm bảo sẽ không có sai sót như vậy trong tương lai Tuy nhiên, bà Liên cũng giải thích sản phẩm “sữa tươi tiệt trùng nguyên chất” của công ty có nguyên liệu chế biến là 99% sữa tươi nguyên chất Hàng ghi nhãn “sữa tươi tiệt trùng” có 70 – 80% hàm lượng sữa bò tươi, còn lại là các nguyên liệu khác, nên VINAMILK không hề có sự gian lận về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng Công

ty cũng thu hồi các sản phẩm sai nhãn mác qua hệ thống phân phối và ngay lập tức sửa lại nhãn mác theo quy định của các cơ quan chức năng để tránh gây hiểu lầm với người tiêu dùng Không dừng lại ở đó, VINAMILK còn chứng minh công ty có thể đưa ra những sản phẩm sữa tươi chất lượng cao đến khách hàng bằng cách tiếp tục nghiên cứu để đưa ra dòng sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100%

Hành động của công ty VINAMILK ứng phó với “khủng hoảng” đã làm dịu lòng người tiêu

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w