1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tổng quan nghiên cứu trong vàngoài nước cơ sở lý thuyết và thực tiễnphát triển thị trường phát thải cac bon ởmột số nước trên thế giới

57 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Cơ Sở Lý Thuyết Và Thực Tiễn Phát Triển Thị Trường Phát Thải Cac-Bon Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
Tác giả Nguyễn Tú Uyên, Quách Thảo Nguyên, Đặng Đình Hải
Người hướng dẫn PSG.TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 6,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (6)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài (6)
      • 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài (6)
      • 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam (9)
      • 1.1.2. Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu (10)
    • 1.2. Cơ sở lí thuyết và khung phân tích (12)
    • 1. Khái niệm thị trường carbon (12)
      • 1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu (29)
        • 1.3.1. Quy trình nghiên cứu (29)
        • 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (33)
    • 2.1. Kết quả nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Châu Âu (33)
      • 2.1.2. New Zealand (38)
      • 2.1.3. Trung Quốc (39)
      • 2.1.4. Thái Lan (41)
    • 2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (44)
  • CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH (46)
    • 3.1 Kết luận (46)
    • 3.2. Gợi ý chính sách (46)
      • 3.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển Thị trường phát thải carbon (46)
      • 3.2.2. Bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách cho Việt Nam (47)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một nghiên cứu của Kaile Zhou, Yiwen Li (2019) Carbon finance and carbon market in China: Progress and challenges đã dùng các phương pháp tìm kiếm và tổng hợp thực trạng để làm rõ vai trò của các tổ chức kinh tế đến ngành tài chính cac-bon và sự phát triển của thị trường phát thải cac-bon ở Trung Quốc Nhóm tác giả đã chỉ ra sự cố gắng của Trung Quốc trong việc thiết lập một thị trường phát thải cac-bon thống nhất Mặc dù đến nay, các cố gắng vẫn chưa có hiệu quả rõ ràng do việc tham gia thị trường chậm trễ cũng như những chính sách, đạo luật không thiết thực Không chỉ ở Trung Quốc, Kaile Zhou và Yiwen Li đã chỉ ra được sai lầm chung trong việc phát triển thị trường phát thải cac-bon của các nước khác trên thế giới Tuy nhiên, nghiên cứu không phủ định tiềm năng phát triển của thị trường Trung Quốc trong tương lai Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp, chính sách cho các nhóm nước đã và đang phát triển để phát triển thị trường này

Một nghiên cứu khác dựa trên mô hình TOPSIS của Xianfeng Liu, Xinxing Zhou, Bangzhu Zhu, Kaijian He, Ping Wang (2019) Measuring the maturity of carbon market in China: An entropy-based TOPSIS approach đã đánh giá sự phát triển của thị trường phát thải cac-bon trong 7 tỉnh thành ở Trung Quốc trong giai đoạn 2013-2017 Tác giả đã xây dựng một hệ thống đánh giá các chỉ số phát triển dựa trên 3 biến: yếu tố nội bộ, yếu tố ngoại vi và yếu tố ngoại cảnh với công thức {x*ij} mXn Nghiên cứu đã khẳng định thị trường Trung Quốc đang trên đà phát triển tuy nhiên thì các tỉnh vẫn có mức phát triển khác nhau Nghiên cứu vẫn có nhiều thiếu sót bởi những dữ liệu lấy được vẫn chưa bao quát toàn bộ 3 biến mà nhóm tác giả đề ra điều đó dẫn đến việc kết quả đưa ra không mang tính bao quát và chính xác cao

Tr ắ c nghi ệ m ôn cu ố i kì

B ộ câu h ỏ i lý thuy ế t tài chính tiền tệ

Phân lo ạ i và n ộ i dung các lo ạ i hình b ả o…

[123doc] - logic- hoc-dai-cuong-bai…

Sự phát triển của thị trường phát thải cac-bon lớn nhất trên thế giới - thị trường châu Âu cũng đã được đề cập trong nghiên cứu của Gary Koop, Lise Tole (2012) Forecasting the European Carbon Market Trong bối cảnh kí kết Nghị định thư Kyoto, liên minh châu Âu đã đề ra một chính sách quy định các công ty phải có giấy phép khi thải ra lượng CO2 nhất định Tác giả sử dụng phương pháp Dynamic model averaging - một phương pháp trong thống kê và kinh tế học kết hợp các mô hình báo khác nhau Phương pháp được đánh giá là tốt hơn các mô hình truyền thống bởi nó cho tác giả có cái nhìn bao quát về thị trường theo từng giai đoạn Những kết quả thực nghiệm chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến giá của các tín chỉ cac-bon như giá cổ phiếu, giá của các mặt hàng tiêu dùng, giá của các tín chỉ cac-bon ở Mỹ, Cuối cùng, nhóm tác giả thấy rằng tương lai sẽ có một sự hỗn loạn nhất định trong việc phát triển thị trường phát thải cac-bon ở các nước châu Âu.

Không chỉ ở lại ở các nước đã phát triển, việc phát triển thị trường cac-bon ở các nước đang phát triển cũng là một điều đáng quan tâm Một nghiên cứu của Shobhakar Dhakal, Anil K Raut (2010) Potential and bottlenecks of the carbon market: The case of a developing country, Nepal chỉ ra tiềm năng cũng như những hạn chế của thị trường phát thải cac-bon ở Nepal Phần lớn các dự án phát triển sạch (CDM) chỉ giới hạn ở một số quốc gia Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, việc tham gia vào thị trường carbon là rất khó khăn Do đó, việc hợp lý hóa các dự án CDM và thị trường carbon như một công cụ để phát triển bền vững thường mang lại nhiều nghi vấn Trong đó, lượng khí CO2 được giảm bớt trong quá trình giảm phát thải khí CO2 đang ở ngưỡng rất thấp Bài nghiên cứu đã đánh giá khả năng giảm phát thải khí CO2 của các lĩnh vực chính ở Nepal cũng như nêu lên những nút thắt, mặt hạn chế sự phát triển của thị trường phát thải cac- bon ở đây Cuối cùng, tác giả đề xuất những những biện pháp để giảm phát thải khí CO2 và định hướng lại sự phát triển của thị trường

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nathan E Hultman, Simone Pulver, Leticia Guimarães, Ranjit Deshmukh, Jennifer Kane (2012) Carbon market risks and rewards: Firm perceptions of CDM investment decisions in Brazil and India nêu lên những rủi ro và

[TN] BU Ổ I 1 - T Ổ NG QUAN - TTTC

15 thành tựu của thị trường phát thải cac-bon ở Brazil và Ấn Độ Những chính sách ở Brazil và Ấn Độ đã góp phần tạo nên sự phát triển thành công của thị trường phát thải cac-bon. Tuy nhiên một số hạn chế vẫn cần được giải quyết để việc triển khai các dự án CDM hiệu quả hơn Nhóm tác giả đã phỏng vấn 82 công ty CDM trong lĩnh vực sản xuất đường và xi măng ở Brazil và Ấn Độ về sự hiểu biết của họ về những rủi ro cũng như lợi ích của việc có các dự án phát triển sạch Kết quả cuối cùng chỉ ra rằng tiền bạc không phải là lý do chính mà các công ty sử dụng công nghệ sạch, danh tiếng tốt mới là lý do quan trọng nhất Như vậy thị trường phát thải cac-bon ở các nước Brazil, Ấn Độ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học

Xã hội và Nhân văn của các tác giả Cao Hồng Quân và Lê Nhật Hồng, “Thị trường carbon và việc tổ chức, phát triển thị trường carbon hiện nay” (11/2023) đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến thị trường carbon, việc tổ chức và thực hiện thị trường carbon hiện nay, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đề xuất hướng hoàn thiện việc tổ chức, phát triển thị trường carbon của Việt Nam Cụ thể, bài nghiên cứu đã nêu rõ những khái niệm, phân loại và cách thức vận hành của thị trường carbon, kết hợp với các kinh nghiệm quốc tế để chỉ ra Việt Nam là một quốc gia tiềm năng cho loại thị trường này, với bước khởi đầu là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ tóm lược lịch sử xây dựng và vận hành thị trường Carbon trên toàn thế giới, do đó các kinh nghiệm quốc tế không được nêu cụ thể Kéo theo đó, các kiến nghị tác giả đưa ra để phát triển thị trường carbon của Việt Nam cũng chỉ được luận ra một cách chung nhất và dựa trên cơ sở tránh những sai lầm của thế giới trong quá khứ.

Một bài báo khoa học khác đã nghiên cứu rõ hơn về các kinh nghiệm triển khai thị trường carbon của một số nước và tổ chức quốc tế trên thế giới, đó là “Thị trường trao đổi tín chỉ các–bon: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách cho Việt Nam” (11/2020) của nhóm tác giảMai Kim Liên, Lương Quang Huy, Nguyễn Thành Công, Đỗ Tiến Anh Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu và đúc kết các kinh nghiệm quốc tế dựa trên 4 bước chính: Rà soát và phân tích văn bản liên quan và tình hình triển khai thị trường các–bon của một số nước và tổ chức quốc tế, Xác định cơ sở thực tiễn, Tham vấn các chuyên gia, và cuối cùng là Tổng hợp, phân tích các kết quả để từ đó đề xuất bài học phù hợp cho Việt Nam Qua các giai đoạn phân tích và đánh giá, nghiên cứu chỉ ra rằng: Từ cơ sở pháp lý đến giai đoạn triển khai thực hiện, các khu vực và quốc gia đều cần khoanh vùng xác định phạm vi và quy mô thị trường để từ đó có được có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan; đồng thời, việc xây dựng và triển khai thành công hệ thống MRV được coi là cơ sở thực tiễn và là nền tảng để hình thành thị trường carbon Kinh nghiệm từ các nước là bài học rất quan trọng cho Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai khung thị trường carbon trong tương lai.

Thị trường carbon tự nguyện - 1 trong 2 phân loại thị trường carbon - cũng đã được đề cập chi tiết trong bài báo khoa học “Thách thức của quá trình xây dựng các tiêu chuẩn cho thị trường carbon tự nguyện” (2023) của nhóm tác giả Lã Việt Phương và Nguyễn Minh Hoàng Nghiên cứu chỉ ra rằng các thị trường carbon hiện nay chỉ được tổ chức ở quy mô quốc gia hoặc khu vực, do đó có sự không thống nhất với nhau về tiêu chuẩn (như phương pháp chứng nhận, phương pháp bù đắp carbon, đánh giá chất lượng và định giá…) Sự đa tiêu chuẩn này có thể dẫn tới một loạt các vấn đề và rủi ro, từ đó có thể làm suy yếu uy tín của thị trường tổng thể Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam để giảm thiểu rủi ro nói trên trong điều kiện tiêu chuẩn carbon toàn cầu vẫn đang trong quá trình phát triển; đồng thời đề xuất xây dựng tiêu chuẩn carbon của Việt Nam sao cho hoàn thiện cũng như phù hợp và tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế.

1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu a Những lý thuyết có tính kế thừa

Sau khi tìm hiểu và tham khảo các nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước, nhóm đã rút ra được những lý thuyết cơ sở, áp dụng được vào bài nghiên cứu của nhóm Đó là những lý thuyết:

Cơ chế phát triển sạch (CDM) là 1 trong 4 cơ chế thực hiện các hoạt động của thị trường carbon trên thế giới (dựa vào Nghị định thư Kyoto), được quy định tại Điều

12 Nghị định thi Kyoto, thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển. Các dự án như vậy có thể kiếm được các khoản tín dụng giảm phát thải được chứng nhận (CER) có thể bán được, mỗi khoản tương đương với một tấn CO2, có thể được tính để đạt được các mục tiêu của Kyoto Cơ chế này khuyến khích phát triển bền vững và giảm phát thải, đồng thời mang lại cho các nước công nghiệp sự linh hoạt trong cách thức đáp ứng các mục tiêu giảm hoặc hạn chế phát thải của mình Các dự án phải đủ điều kiện thông qua một quá trình đăng ký và phát hành nghiêm ngặt, công khai Sự chấp thuận được đưa ra bởi các Cơ quan Quốc gia được Chỉ định (Designated National Authorities).

Nguyên tắc cơ bản của thị trường trao đổi tín chỉ carbon (thị trường carbon) là bên phát thải lớn sẽ trả phí để nhận thêm các tín chỉ, hạn ngạch phát thải nhằm đạt được các mục tiêu giảm nhẹ.

Các loại thị trường Carbon:

- Thị trường carbon tự nguyện: Thị trường carbon tự nguyện hoạt động bên ngoài thị trường tuân thủ, cho phép những người tham gia vượt ra ngoài việc bù đắp carbon theo quy định Về mặt tích cực, thị trường tự nguyện có thể đóng vai trò là nơi thử nghiệm các quy trình, phương pháp và công nghệ mới mà sau này có thể được đưa vào các chương trình quy định Thị trường tự nguyện cho phép thử nghiệm và đổi mới vì các dự án có thể được thực hiện với chi phí giao dịch thấp hơn CDM hoặc các dự án thị trường tuân thủ khác Thị trường tự nguyện cũng đóng vai trò là một thị trường thích hợp cho các dự án vi mô quá nhỏ để đảm bảo gánh nặng hành chính của CDM hoặc cho các dự án hiện không được đề cập trong các chương trình tuân thủ Trên mặt tiêu cực, việc thiếu kiểm soát chất lượng đã dẫn đến việc sản xuất một số VER chất lượng thấp.

- Thị trường carbon bắt buộc: Thị trường carbon bắt buộc được thành lập và quản lý bởi các hiệp định, thỏa thuận giảm phát thải carbon quốc gia và quốc tế, ví dụ như Nghị định thư Kyoto, thị trường trao đổi phát thải của Liên minh châu Âu.

Cơ sở lí thuyết và khung phân tích

Khái niệm thị trường carbon

a Thị trường carbon là gì?

Thị trường carbon là nơi mà đội ngũ quản lý tại các tổ chức có thể mua và bán các công cụ khác nhau liên quan đến phát thải khí nhà kính Hai loại công cụ được giao dịch trên thị trường này là tín chỉ carbon (carbon credits) và bù đắp carbon (carbon offsets) Ngoài ra, thị trường này bao gồm hai loại thị trường carbon - thị trường tự nguyện và thị trường bắt buộc Thị trường bắt buộc có thể được gọi bằng những tên gọi khác nhau ở các khu vực địa lý khác nhau, bao gồm “thị trường được điều tiết” và “các chương trình buôn bán khí thải” (hay gọi tắt là ETS) (Kyle Peterdy & Noah Miller, 2022) b Lịch sử hình thành và bối cảnh phát triển

Theo một nghiên cứu của Lã Việt Phương & Nguyễn Minh Hoàng (2023), thị trường tín chỉ carbon tự nguyện là một cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp giảm lượng khí thải nhà kính một cách liên tục Hệ thống này hoạt động bằng cách thiết lập giới hạn về số lượng khí thải được phép tiếp tục sinh ra và cho phép các công ty mua và bán "tín chỉ carbon" tương ứng với mỗi tấn khí thải đã giảm đi Những giao dịch này tạo ra cơ chế tự điều chỉnh sự cân bằng về carbon bằng cách giảm hoặc loại bỏ khí thải carbon dioxide (hoặc các loại khí nhà kính khác) tại nơi nào đó, để đối phó với lượng khí thải tạo ra ở nơi khác Thị trường này cũng khuyến khích các nỗ lực giảm phát thải và giúp chống lại biến đổi khí hậu bằng cách định giá carbon.

Giao dịch carbon bắt đầu chính thức vào năm 1997 theo Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu với hơn 150 quốc gia ký kết Các bên có cam kết theo thỏa thuận đã đồng ý hạn chế hoặc giảm lượng phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2008 – 2012 xuống còn 5,4%, thấp hơn nhiều so với mức của năm

1990 Buôn bán khí thải, như được quy định trong Nghị định thư Kyoto, cho phép các nước bán công suất dư thừa của đơn vị phát thải tới các quốc gia có mức phát thải vượt xa mục tiêu của họ

Nghị định thư Kyoto năm 2005 đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về giảm phát thải Kể từ đó, gần như toàn bộ thế giới - cả các nước phát triển và đang phát triển đều bắt đầu xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn về phát thải carbon để kiểm soát lượng khí thải này Tín dụng carbon ngày nay là một trong những giải pháp được bổ sung rộng rãi và hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp trên toàn cầu đang ngày càng áp dụng

VCMCarbonTradePrices&VolumesbyYear,pre2005to31August 2021

Theo báo cáo Tín dụng Carbon gần đây nhất của D&B, thị trường tín dụng carbon tuân thủ toàn cầu ước tính trị giá 238 tỷ Euro, với khối lượng giao dịch hàng năm ước tính là 10,7 tỷ tấn (Gt) Khối lượng tín chỉ carbon toàn cầu được giao dịch đạt 188 triệu tấn CO2 eq (tương đương tấn carbon dioxide) vào năm 2020,nâng giá trị giao dịch hàng năm lên 473 triệu USD Trong 8 tháng đầu năm 2021 (từ tháng 1 – tháng 8), tổng cộng 239 tín dụng đã được giao dịch, tương đương giá trị giao dịch là 748 triệu USD, chạm mức cao kỷ lục.

2.Một số khái niệm liên quan

2.1.Tínchỉcarbon-carboncredits a Khái niệm tín chỉ carbon

Một nghiên cứu của Tổ chức tài chính doanh nghiệp (2022) Tín chỉ carbon, thường được gọi là hạn mức carbon, có thể được coi là một đơn vị đo lường; tuy nhiên, chúng có thành phần “có thể giao dịch được” Tín chỉ carbon khác biệt so với khoản bù đắp carbon. Chúng chỉ tồn tại ở các khu vực pháp lý được quản lý bởi hệ thống được gọi là hệ thống

“mua bán phát thải” (Ví dụ như Chương trình Thương mại và Phát thải California, do Ủy ban Tài nguyên Hàng không California giám sát) Bên cạnh đó, tín chỉ carbon được tổ chức quản lý tạo ra và phân bổ cho các công ty riêng lẻ trong phạm vi quyền hạn Mỗi tín chỉ giới hạn lượng phát thải tương đương với một tấn CO2e (hoặc lượng carbon dioxide tương đương) mà công ty được phép thải ra. b Phương thức hoạt động

Số lượng tín chỉ được cấp cho một công ty hoặc tổ chức cụ thể thể hiện giới hạn phát thải của nó (Kyle Peterdy & Noah Miller, 2022)

Nếu đội ngũ quản lý có khả năng hạn chế lượng khí thải của công ty dưới mức giới hạn thì tổ chức đó sẽ đạt được thặng dư tín chỉ carbon; họ có thể giữ lại những sản phẩm này để sử dụng (hoặc bán) trong tương lai Ngoài ra, họ có thể ngay lập tức bán những tín chỉ đó trên thị trường carbon dưới sự giám sát của cơ quan quản lý

Nếu đội ngũ quản lý không thể giữ lượng khí thải của công ty ở mức giới hạn thì họ sẽ phải đối mặt với các hình phạt vì đã không tuân thủ theo đúng quy định.Từ đó, “những nước phát thải quá mức” chuyển sang thị trường carbon để mua tín chỉ carbon từ “những nước phát thải dưới mức” trong mạng lưới mua bán phát thải

Giả sử công ty A có giới hạn 10 tấn nhưng tạo ra 12 tấn khí thải Công ty B cũng có giới hạn phát thải 10 tấn nhưng chỉ phát thải 8 tấn, dẫn đến dư thừa 2 tín chỉ Công ty A có thể mua các tín chỉ bổ sung từ công ty B để tuân thủ các quy định về môi trường

Nếu không mua các tín chỉ các-bon đó, công ty A sẽ phải đối mặt với các hình phạt Tuy nhiên, nếu giá của các tín chỉ vượt quá mức phạt của chính phủ, một số công ty có thể lựa chọn chấp nhận các hình phạt và tiếp tục hoạt động bình thường. (Hằng Hà, 2019) c Ứng dụng Đo Lường Khí Nhà Kính: Tín chỉ carbon thường bắt đầu bằng việc đo lường lượng khí nhà kính phát thải Các khí nhà kính phổ biến bao gồm CO2 (carbon dioxide), CH4 (methane), N2O (nitrous oxide), và các khí khác Quá trình đo lường này cung cấp một cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá tác động môi trường.

Phân Loại Khí Nhà Kính: Các khí nhà kính có ảnh hưởng khác nhau đối với hiệu ứng nhà kính Mỗi loại khí có một hệ số tác động khác nhau, thể hiện sức mạnh làm nóng toàn cầu của chúng Phân loại này giúp xác định mức độ ưu tiên khi giảm phát thải.

Xác Định Chu Kỳ Cuộc Sống của Sản Phẩm: Đối với sản phẩm, tín chỉ carbon thường bao gồm việc xác định chu kỳ cuộc sống (life cycle) của sản phẩm đó Từ nguyên liệu đến sản xuất, vận chuyển, sử dụng và xử lý chất thải, mỗi giai đoạn ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính.

Sử Dụng Nguồn Năng Lượng Tái Tạo: Một cách để giảm tín chỉ carbon là chuyển từ nguồn năng lượng dựa vào nhiên liệu hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời, và thủy điện Việc sử dụng nguồn năng lượng sạch giúp giảm phát thải CO2 từ việc sản xuất điện.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w