1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích và đánh giá xu hướng mua lại và sáp nhập (ma) xuyên biên giới trên thế giới và thực tiễn tại việt nam

55 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đánh Giá Xu Hướng Mua Lại Và Sáp Nhập (M&A) Xuyên Biên Giới Trên Thế Giới Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Tác giả Trần Đức Đạt, Trần Ngọc Minh Châu, Phạm Minh Châu, Nguyễn Thùy Chi, Nguyễn Hoàng Lan Chi, Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Thành Đạt, Phạm Bùi Thành Đạt
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Mai Khanh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đầu Tư Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 6,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI 2 1.1. Xu hướng M&A xuyên biên giới chung trên thế giới (0)
    • 1.1.1. Cơ sở chia các giai đoạn (10)
    • 1.1.2. Xu hướng trong tổng giá trị toàn cầu (11)
    • 1.1.3. Xu hướng theo khu vực địa lý (13)
    • 1.1.4. Xu hướng theo nhóm ngành (15)
    • 1.2. Đánh giá (17)
    • 1.3. Tác động lên thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam (18)
    • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM 12 2.1. Thực tiễn xu hướng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam (0)
      • 2.1.1. Giai đoạn 1990 đến 2007 (20)
      • 2.1.2. Giai đoạn 2007 đến 2019 (21)
      • 2.1.3. Giai đoạn 2019 đến 2022 (22)
      • 2.2. Đánh giá (24)
        • 2.2.1. Thành tựu (24)
        • 2.2.2. Hạn chế (27)
    • CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT (28)
      • 3.1. Dự báo xu hướng M&A xuyên biên giới trong tương lai (28)
        • 3.1.1. Trên thế giới (28)
        • 3.1.2. Tại Việt Nam (30)
      • 3.2. Đề xuất biện pháp (31)
  • KẾT LUẬN (33)
  • PHỤ LỤC (34)

Nội dung

HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI 2 1.1 Xu hướng M&A xuyên biên giới chung trên thế giới

Cơ sở chia các giai đoạn

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện giá trị toàn cầu hoạt động M&A xuyên biên giới giai đoạn 1990 - 2021

Nguồn: Số liệu UNCTAD Giá trị hoạt động M&A xuyên biên giới có xu hướng biến động qua các năm dưới tác động của nền kinh tế toàn cầu Tuy vậy, nhóm nhận thấy cơ cấu ngành và cơ cấu khu vực gần như không có thay đổi đáng kể ở vị trí top 10 đứng đầu qua các năm Do đó, nhóm phân tích xu hướng M&A xuyên biên giới qua các giai đoạn dựa trên sự kiện kinh tế Cụ thể:

● Giai đoạn 1 (1990 - 2000): M&A xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ.

● Giai đoạn 2 (2001 - 2007): Khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu do vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11/09/2001 Tuy nhiên giá trị , M&A xuyên biên giới đã quay lại đà tăng

● Giai đoạn 3 (2008 2014): Giai đoạn chứng kiến khủng hoảng thị trường - tài chính 2007 - 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010.

● Giai đoạn 4 (2015 - 2021): M&A xuyên biên giới dần ổn định, tuy nhiên chịu tác động bởi các chính sách ứng phó dịch Covid-19, cú sốc nhu cầu và tranh chấp địa chính trị.

Xu hướng trong tổng giá trị toàn cầu

Giai đoạn 1990 2000, làn sóng M&A xuyên biên giới được đẩy mạnh, đặc - biệt từ sau năm 1995 và đạt mức cao nhất gần 960 tỷ USD vào năm 2000 (Phụ lục 1.1) Nguyên nhân khiến M&A xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ năm 2000 là do xu hướng tự do hóa thương mại và hội nhập khu vực làm tăng sự cạnh tranh và thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp hác với động cơ của những thương vụ K M&A xuyên biên giới vào những năm 1980 là lợi ích tài chính, M&A xuyên biên giới năm 2000 mang ý nghĩa về chiến lược và kinh tế nhiều hơn

Hầu hết các M&A xuyên biên giới trong giai đoạn này là M&A theo chiều ngang, chiếm 70% tổng giá trị M&A xuyên biên giới u hướng này là do các X doanh nghiệp muốn tạo lợi thế kinh tế theo quy mô, tăng cường sức mạnh công nghệ, tập trung vào chiến lược đổi mới và hoạt động R&D (Research & Development) (UNCTAD, 2000, trang xix)

Từ năm 2001-2003, giá trị M&A xuyên biên giới có xu hướng giảm Nguyên nhân chính là do tăng trưởng kinh tế chậm trên thế giới, triển vọng phục hồi mờ nhạt, thị trường chứng khoán sụt giảm và sự chậm lại của tư nhân hóa (ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế sau sự kiện 11/09) Sự phục hồi của giá tài sản kể từ năm 2003 đã góp phần làm cho giá trị của M&A xuyên biên giới bắt đầu tăng lên đạt mức kỷ lục 1.033 tỷ USD trong năm 2007 (Phụ lục 1.2) Sự tăng trưởng của hoạt động M&A xuyên biên giới là do áp lực cạnh tranh đã thúc đẩy TNCs tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách mua lại các công ty nước ngoài (UNCTAD,

Giai đoạn 2008 2014, chứng kiến sự suy giảm trong giá trị - M&A xuyên biên giới so với giai đoạn trước, cụ thể ngoại trừ năm 2008 và 2011, các năm đều ghi nhận giá trị M&A xuyên biên giới thấp hơn trung bình giai đoạn trước (Phụ lục 1.3) Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khủng hoảng nợ công ở châu Âu Năm 2008, suy thoái kinh tế thế giới đã dẫn đến khủng hoảng thanh khoản trên thị trường tiền tệ và nợ ở nhiều nước phát triển khiến giá trị giá trị M&A xuyên biên giới có dấu hiệu chậm lại sau khi đạt kỷ lục năm 2007 (UNCTAD, 2008, trang xvii) Năm 2010-2013, giá trị M&A xuyên biên giới giảm do tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách tài khóa sắp thắt chặt, xung đột khu vực và khủng hoảng nợ công của một số nước châu Âu (UNCTAD, 2011, trang 5; UNCTAD, 2012a, trang 2) Tâm lý này chỉ bắt đầu ổn định vào năm 2014 khi các TNC đã dần lấy được niềm tin để thực hiện các thương vụ chiến lược (UNCTAD, 2015, trang 6)

Tiếp đà ổn định từ năm 2014, giai đoạn 2015 2021 duy trì xu hướng tăng - Mặc dù giai đoạn này xuất hiện dịch Covid 19 nhưng giá trị- các năm vẫn cao hơn trung bình giai đoạn trước (Phụ lục 1.4) Giá trị M&A xuyên biên giới tăng 61% trong năm 2015 khi các công ty đa quốc gia (MNEs) đã tận dụng trạng thái tốt của thanh khoản để thực hiện các vụ mua lại nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu (UNCTAD, 2016a, trang 2) Năm 2017, giá trị của các M&A xuyên biên giới giảm mạnh do một số MNE của các nước phát triển thoái vốn (UNCTAD, 2017, trang 4) Sang năm 2021, dịch Covid-19 đã khiến các công ty điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh, mua lại các công ty trong chuỗi cung ứng, mở rộng về mặt địa lý hoặc chuyển sang lĩnh vực công nghệ

1.1.2.5 Đánh giá xu hướng trong tổng giá trị

Hoạt động M&A xuyên biên giới từ khi xuất hiện vào những năm 1990 đã có xu hướng tăng qua các năm và đạt kỷ lục khi nền kinh tế toàn cầu có các chỉ số tài chính khả quan (hệ số thanh khoản, lãi suất) Cộng thêm đó là áp lực (đồng thời là động lực thực hiện M&A xuyên biên giới) của các TNCs và MNEs phải tận dụng thời cơ để cắt giảm chi phí, tăng cường lợi thế cạnh tranh khi toàn cầu hóa Vậy nên, khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, hoạt động M&A xuyên biên giới dễ dàng bị tác động và ghi nhận mức sụt giảm.

Xu hướng theo khu vực địa lý

Bảng 1.1: Bảng thể hiện tỷ trọng đóng góp của các khu vực trong tổng giá trị M&A xuyên biên giới oàn cầu trung bình các năm trong giai đoạn)t (

Developed economies Europe Developing economies Asia

Giai đoạn Purchaser Seller Purchaser Seller Purchaser Seller Purchaser Seller

% Nguồn: Số liệu UNCTAD 1.1.3.1 Giai đoạn 1990-2000

Các quốc gia phát triển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A xuyên biên giới (chiếm gần 90% ở cả inflow và outflow) Anh và Mỹ là hai quốc gia có hoạt động diễn ra sôi nổi nhất (Phụ lục 1.5 và 1.6) Sự lan rộng và phát triển của hệ thống sản xuất quốc tế thông qua M&A xuyên biên giới được tạo điều kiện thuận lợi nhờ việc xóa bỏ các rào cản hoặc giảm bớt các hạn chế của Chính phủ liên quan đến M&A xuyên biên giới ở nhiều quốc gia

Từ năm 2001, hoạt động M&A xuyên biên giới lan rộng ra các khu vực kinh tế khác nhau, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, Anh và Mỹ tiếp tục có hoạt động M&A xuyên biên giới bỏ xa các nước còn lại (Phụ lục 1.7 và 1.8) Ở Bắc Mỹ, nhờ vào các thỏa thuận trong ngành khai thác mỏ, các thương vụ M&A xuyên biên giới tăng gần gấp đôi (UNCTAD, 2007, trang 6) 1.1.3.3 Giai đoạn 2008-2014

Xu hướng chung là chuyển dịch sang các nước đang phát triển để hạn chế tác động cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Xu hướng này chỉ khác vào năm

2011 (Phụ lục 1.13 và 1.14) khi hoạt động M&A xuyên biên giới tăng ở quốc gia phát triển nhờ việc bán tài sản không chiến lược (non core assets) và các giao dịch - tận dụng cơ hội khi tiền rớt giá, cổ phiếu được bán hạ giá (UNCTAD, 2012b, trang 3) Chịu tác động của làn sóng chuyển dịch khu vực, top 20 quốc gia đóng góp vào giá trị M&A xuyên biên giới trong giai đoạn có thêm các quốc gia mới thuộc khu vực châu Á như: Qatar, Malaysia, UAE (Phụ lục 1.9 và 1.10) 1.1.3.4 Giai đoạn 2015-2021

Giai đoạn này cơ cấu đóng góp các khu vực quay trở lại tương tự thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007 2008 diễn ra Hoạt động M&A xuy- ên biên giới tại Mỹ vẫn có ý nghĩa quan trọng khi chiếm 31% tổng số M&A xuyên biên giới toàn cầu (UNCTAD, 2020, trang 6) Giai đoạn này top 20 quốc gia không thay đổi đáng kể (Phụ lục 1.11 và 1.12) Ấn Độ tăng thứ hạng nhờ việc thu hút số lượng giao dịch kỷ lục trong lĩnh vực tư vấn công nghệ, thông tin và kỹ thuật số (UNCTAD, 2021, trang 9)

1.1.3.5 Đánh giá xu hướng theo khu vực địa lý

Như vậy về cơ cấu khu vực địa lý, gần như không có sự thay đổi đáng kể trên toàn cầu từ năm 1990, xu hướng chung là các công ty ở quốc gia phát triển (phần lớn EU và Bắc Mỹ) mua lại sáp nhập lẫn nhau Top 10 các quốc gia đóng góp vào giá trị M&A xuyên biên giới thường chỉ thay đổi vị trí cho nhau, trong đó Mỹ, Anh, Canada là 3 quốc gia thường có thứ hạng cao Mỹ có giá trị M&A xuyên biên giới bỏ xa các quốc gia khác, đặc biệt là dòng M&A xuyên biên giới vào quốc gia (inflow) khi giá trị đầu tư vào Mỹ lớn hơn giá trị 7 quốc gia trong top 10 cộng lại (Đức, Canada, Hà Lan, Pháp, Úc, Tây Ban Nha, Trung Quốc) (Phụ lục 1.16).

Xu hướng theo nhóm ngành

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp tỷ trọng đóng góp các nhóm ngành tiêu biểu giai đoạn

2021 STT Lĩnh vực % đóng góp Lĩnh vực % đóng góp Lĩnh vực % đóng góp Lĩnh vực % đóng góp

5 Trade 4,28% Real estate 5,95% Food, beverages 8,12% Chemicals 6,12% and tobacco

4,25% Pharmaceu ticals 5,18% Utilities 6,32% Real estate 5,76

% Nguồn: Số liệu UNCTAD 1.1.4.1 Giai đoạn 1990-2000

Khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ là hai khu vực diễn ra hầu hết thương vụ M&A xuyên biên giới, chiếm trung bình hơn 90% giá trị toàn cầu (Phụ lục 1.18) Trong lĩnh vực sản xuất, sản xuất ô tô, dược phẩm và hóa chất, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá là những ngành công nghiệp dẫn đầu trong hoạt động M&A xuyên biên giới Viễn thông, năng lượng và dịch vụ tài chính là những ngành dẫn đầu về hoạt động M&A xuyên biên giới trong lĩnh vực dịch vụ Điều này là kết quả của việc bãi bỏ quy định về tư nhân hóa, áp lực cạnh tranh đặc biệt về chi phí công nghệ thông tin

Dịch vụ tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi luôn chiếm hơn nửa giá trị M&A xuyên biên giới trong giai đoạn 2001 2007 Tuy nhiên trong giai đoạn này, - khu vực sản xuất có xu hướng giảm; khu vực sơ chế có xu hướng tăng do ngành công nghiệp khai khoáng khai thác mỏ và dầu khí phát triển mạnh (Phụ lục 1.19) 1.1.4.3 Giai đoạn 2008-2014

Giai đoạn 2008 2015, ba khu vực kinh tế biến động tăng giảm qua các năm, - dịch vụ vẫn giữa vai trò đóng góp chính (Phụ lục 1.18) Ngành tài chính có đóng góp nổi bật nhất kể từ năm 2008 với doanh số M&A xuyên biên giới chiếm 35% doanh số toàn cầu, do chiến lược tái cơ cấu để phù hợp với các chính sách tiền tệ mới, các yêu cầu khắt khe về an toàn vốn và nhu cầu tài chính của các ngân hàng sau cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính (UNCTAD, 2015, trang 4) 1.1.4.4 Giai đoạn 2015-2021

Khu vực sơ chế (primary) có giá trị M&A xuyên biên giới ghi nhận giảm so với giai đoạn trước, dịch vụ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất (Phụ lục 1.21) Các nhóm ngành đóng góp vào hơn 50% giá trị M&A xuyên biên giới gần như không thay đổi so với giai đoạn trước: dược phẩm, công nghệ thông tin, tài chính và bảo hiểm (Phụ lục 1 ) Các thương vụ M&A xuyên biên giới được công bố 21 đã tăng trở lại trong nửa cuối năm 2020, chủ yếu đến từ các thương vụ công nghệ và chăm sóc sức khỏe khi tận dụng tình hình của lãi suất thấp và giá trị thị trường ngày càng tăng để mua tài sản ở thị trường nước ngoài nhằm mở rộng và phục vụ cho mục đích cạnh tranh (UNCTAD, 2021, trang 9)

1.1.4.5 Đánh giá xu hướng theo nhóm ngành Đánh giá tổng quan dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn qua các giai đoạn, các nhóm ngành về tài chính bảo hiểm, công nghệ thông tin luôn duy trì tỷ trọng đóng góp - lớn Tuy nhiên, từ 1990 - 2021 cơ cấu ngành ghi nhận sự chuyển dịch Cụ thể, giai đoạn 1990 - 2007, ngành tiện ích (điện nước) thuộc nhóm ngành top đóng góp giá trị M&A xuyên biên giới Trong khi đó, ngành dược phẩm liên tục cải thiện thứ hạng từ 1990 và bắt đầu có đóng góp đáng kể vào giá trị M&A xuyên biên giới trong giai đoạn 2008-2021 Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng góp giữa các nhóm ngành được rút ngắn và gần nhau hơn qua các giai đoạn, thể hiện xu hướng đa dạng hóa trong cơ cấu ngành M&A xuyên biên giới (Phụ lục 1.17).

Đánh giá

Sau khi tổng kết và so sánh các giai đoạn (Phụ lục 1.2 ) nhóm nhận thấy 2 hoạt động M&A xuyên biên giới có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế (GDP toàn cầu) và các chỉ số tài chính (lãi suất, mệnh giá đồng tiền, thanh khoản) Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 2009 khiến giá trị M&A - xuyên biên giới giảm, cơ cấu ngành giảm ở dịch vụ (Ngân hàng-Bảo hiểm), tăng ở sản xuất và cơ cấu khu vực địa lý chuyển từ nước phát triển (châu Âu) sang nước đang phát triển (châu Á)

Lập luận này được khẳng định qua các báo cáo của UNCTAD Giai đoạn 2010-2011, M&A xuyên biên giới tiếp tục phản ứng nhanh hơn với các điều kiện kinh tế đang thay đổi (UNCTAD, 2011, trang 5) M&A xuyên biên giới thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính (UNCTAD, 2010b, trang xvii) Thể hiện rõ ở năm 2010, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính, giá cổ phiếu năm 2010 giảm làm giảm giá trị giao dịch kết hợp với nhu cầu tái cấu trúc sau khủng hoảng đã tạo cơ hội cho các TNCs (UNCTAD, 2010, trang xvii)

Bên cạnh đó, hoạt động M&A xuyên biên giới chịu sự chi phối đáng kể của các thương vụ M&A siêu lớn Cụ thể, khi một nhóm ngành, khu vực, quốc gia có thêm hoặc thiếu vắng thương vụ M&A siêu lớn đều lập tức có thay đổi trong thứ hạng Ví dụ, giá trị M&A xuyên biên giới giảm vào 2019 là do các thương vụ M&A xuyên biên giới siêu lớn giảm so với năm trước: 30 mega deals trên 5 t so ỷ với 39 vào năm 2018 (UNCTAD, 2020, trang 6) Hay vào năm 2020, thương vụ AstraZeneca của Vương quốc Anh mua lại tập đoàn công nghệ sinh học Alexion của Hoa Kỳ trị giá 39 tỷ USD đã giúp nhóm ngành chăm sóc sức khỏe có đóng góp tăng tăng 20% so với năm trước (UNCTAD, 2021, trang 9).

Tác động lên thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam

Dòng đầu tư M&A xuyên biên giới ra khỏi Việt Nam (outflow) tương đối thấp (năm cao nhất là 2019, chiếm 0.03% giá trị M&A toàn cầu) và có mức độ biến động giữa các năm nhỏ hơn dòng vào Việt Nam

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện giá trị M&A xuyên biên giới giữa Việt Nam và thế giới giai đoạn 1990-2021

Nguồn: Số liệu UNCTAD Ngược lại, dòng đầu tư M&A xuyên biên giới vào Việt Nam (inflow) có biến động tăng giảm rõ rệt hơn và thường có xu hướng tăng khi M&A xuyên biên giới toàn cầu giảm Ví dụ, giai đoạn 2008 2013, khi nền kinh tế toàn cầu chịu - ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ (ngân hàng-bảo hiểm) inflow M&A xuyên biên giới của Việt Nam tăng Tương tự như vậy với năm 2019, khi giá trị M&A xuyên biên giới toàn cầu ghi nhận giảm

Như vậy, đánh giá tổng quan, M&A xuyên biên giới ra khỏi Việt Nam (outflow) chưa thực sự phát triển so với các quốc gia khác Tuy vậy, Việt Nam vẫn đóng vai trò là điểm đến an toàn cho hoạt động đầu tư khi tình hình kinh tế thế giới không khả quan.

HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM 12 2.1 Thực tiễn xu hướng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện giá trị toàn cầu hoạt động M&A xuyên biên giới của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2021

Dựa trên số liệu về hoạt động Cross border M&A tại Việt Nam m- à nhóm thu thập từ UNCTAD, nhóm chia bài phân tích theo 4 mốc thời gian sau:

• Giai đoạn 1990 đến 2007: Giai đoạn mở cửa nền kinh tế

• Giai đoạn 2007 đến 2019: Giai đoạn phát triển của thị trường M&A

• Giai đoạn 2019 đến 2021: Giai đoạn phục hồi thị trường sau Covid-19

2.1.1 Giai đoạn 1990 đến 2007 Đây là giai đoạn Việt Nam có những chuyển biến về mặt kinh tế, chính trị mang tính chiến lược đối với quốc gia, cụ thể chúng ta đã thực hiện lần lượt các bước đi, đó là: năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đã có tác động tích cực đối với quá trình đàm phán của Việt Na ; ngày 25/7/1995 đã chính thức m gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); 3/1996 tham gia Diễn đàn Á Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; 15/6/1996 - gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương- (APEC); 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ… Chính nhờ những hoạt động mở cửa kinh tế đó, - Việt Nam đã nhận những đồng vốn nước ngoài và mở cửa cho thị trường M&A xuyên biên giới lần trên lãnh thổ vào năm 1995, thương vụ M&A đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận vào năm 1995, khi Tập đoàn Unocal của Mỹ mua lại 76% cổ phần của Công ty Liên doanh Dầu khí Cửu Long tại Việt Nam mở ra cơ hội cho , các thương vụ tiếp theo Như vậy, giai đoạn 1990-2007, M&A xuyên biên giới tại Việt Nam bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn khá mới mẻ và chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến

Trong thập kỷ này, đã có một số thương vụ M&A xuyên biên giới đáng chú ý, chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp như dệt may, đường và bia Ví dụ như thương vụ mua lại Công ty Bia Hà Nội của Tập đoàn Carlsberg Đan ( Mạch) bnăm 2006, thương vụ mua lại Công ty Đường Lam Sơn của Tập đoàn ECOM Agroindustrial Corp của Thụy Sĩ bởi Công ty Cổ phần Đường Thành Thành Công năm 2007 Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO cũng là bàn đạp cho thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trở nên sôi động hơn Qua đó chứng minh tiềm năng và sự thu hút của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, đa số các thương vụ M&A xuyên biên giới trong giai đoạn này đều rơi vào nhóm nhỏ và có giá trị thấp Tổng quan, trong giai đoạn từ 1997 đến 2007, M&A xuyên biên giới tại Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, các thương vụ đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và thể hiện sức hút của Việt Nam với thị trường quốc tế

Trong giai đoạn từ 2007 đến 2019, thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thương vụ lớn và quy mô tăng cao mặc dù toàn thế giới đang phải chịu hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu Đón nhận xu hướng M&A theo vị trí địa lý lan sang các nước châu Á, Việt Nam cũng trở thành thị trường tiềm năng cho các thương vụ M&A xuyên biên giới Các lĩnh vực tập trung đầu tư bao gồm thực phẩm và nước giải khát, bất động sản, sản xuất và tiêu dùng, và công nghệ thông tin được nhắm đến mạnh Đáng chú ý, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp Việt đã bắt đầu tiến sâu hơn vào các thị trường quốc tế, không chỉ đón nhận sự đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài mà còn chủ động đầu tư trực tiếp vào các thị trường quốc tế

Riêng về ngành thực phẩm và nước giải khát trong giai đoạn này, những thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều cùng với quy mô lớn và chiếm tỉ trọng cao trong trị giá M&A xuyên biên giới tại Việt Nam Tiêu biểu trong giai đoạn này là thương vụ Lotte Confectionery mua 30% cổ phần (khoảng 4,6 triệu cổ phần) của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) vào năm 2007, thương vụ Thaibev chi ra 320.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 5 tỷ USD) để thâu tóm 53,59% cổ phần công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn - - Sabeco vào cuối năm 2017, hay thương vụ Diageo - thương hiệu sản xuất rượu lớn nhất thế giới đã mua 30% cổ phần của Công ty Cổ Phần Cồn Rượu Hà Nội Halico năm 2011

2.1.3 Giai đoạn 2019 đến 2022 Đại dịch Covid 19 qua đi đã để lại cho Việt Nam những dấu hỏi lớn, những - bài toán khó nhằm phục hồi lại nền kinh tế và khắc phục những tổn thất, mất mát to lớn phải gánh chịu suốt 2 năm qua Tuy nhiên, thị trường M&A tại Việt Nam vẫn có chuyển biến đáng chú ý trong thời gian trở lại đây Trong giai đoạn từ 2019 đến 2020, Việt Nam ghi nhận nhiều thương vụ M&A của nhà đầu tư Nhật Bản qua các lĩnh vực chủ yếu là ất độ b ng s n, x y d ng, t i ch nh - ng n h ng v dả â ự à í â à à ược phẩm - y tế Một vài thương vụ đáng chú ý cần kể đến chính là Mitsubishi Corporation v Nomura Real Estate mua là ại 80% trong giai đoạn 2 Dự án Grand Park c a Vingroup; Ng n h ng Aozora mua 15% c ph n c a Ng n h ng OCB ủ â à ổ ầ ủ â à hay tập đoàn bất động s n Haseko mua 36% c ph n c a C ng ty X y d ng Ecoba ả ổ ầ ủ ô â ự Bên cạnh đó, các chủ đầu tư Hàn Quốc cũng nhận thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam và tích cực rót vốn cho những dự án lớn, tiêu biểu chính là sự kiện các chaebol Hàn Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam như SK Investment III (công ty con c a SK Group) mua ủ Imexpharm Corporation với hơn 12 tri u tệ ương đương gần 25% c phi u hay Lotte Chemical (thu c Tổ ế ộ ập đoàn Lotte) đã mua lại toàn bộ Công ty VinaPolytech Thị trường M&A lĩnh vực công nghệ khá ảm đạm trong thời gian này do chịu ảnh hưởng trầm trọng về mặt cung ứng trang thiết bị cần thiết cho công tác chống dịch

Sang đến năm 2021, trước sự hụt hơi của những thương vụ nhóm ngành bất động sản, năm 2021 cũng chứng kiến những tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ và trí thông minh nhân tạo Các hoạt động M&A xuyên biên giới liên quan đến lĩnh vực công nghệ số và tài chính cũng vì thế mà phát triển nhanh chóng, đặc biệt ở các doanh nghiệp sở hữu hoặc đầu tư công nghệ cao, có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn Theo số liệu từ VnEconomy, tổng giá trị giao dịch của 2 nhóm ngành tài chính và công nghệ tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2020, lên gần 1 tỷ USD Một số thương vụ nổi bật có thể kể đến: Tập đoàn Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit, Softbank Vision Fund và Quỹ GIC đầu tư 300 triệu USD vào VNPay, ngân hàng Mizuho của Nhật Bản chi 20 tỷ yên (170 triệu USD) để mua lại 7,5% cổ phần của M-Service - đơn vị sở hữu ví điện tử Momo Sự ổn định kinh tế của Việt Nam khiến các hoạt động M&A xuyên biên giới ngày càng gia tăng trong năm 2021 Điều này xuất phát từ những biện pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch và sự hậu thuẫn cơ sở vật chất đầy đủ sau một năm

2020 phải gồng mình chống dịch Dòng vốn từ người dân đổ vào công ty công nghệ qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng trở nên sôi động hơn do thị trường chứng khoán đã chững lại trong năm 2020 vừa qua

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, thị trường M&A xuyên biên giới của Việt Nam có những bước chững lại Trong 10 tháng đầu năm năm 2022, trước tình hình dự báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra bởi sự căng thẳng về chính trị, các chủ đầu tư có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn dẫn đến các hoạt động M&A có chiều hướng đi xuống, quay về mức trước đại dịch Các nhà đầu tư trong năm 2022 không còn là những nhà đầu tư công nghệ mà thay vào đó là nhà đầu tư chiến lược, có xu hướng cẩn trọng hơn trong việc tìm kiếm những giao dịch và tài sản mang lại nhiều giá trị cộng hưởng về mặt chiến lược cao hơn bên cạnh lợi nhuận Trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị giao dịch M&A xuyên biên giới của Việt Nam chỉ đạt mức 5,7 tỷ USD, giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lượng giao dịch giảm xuống mức dưới 350 giao dịch, tương đương mức giảm 50% so với mốc gần 700 giao dịch của năm 2021 Bên cạnh đó, chỉ có

13 thương vụ lớn được diễn ra trong thời gian này so với 2 thương vụ trong cùng 4 kỳ năm trước Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ rằng, ổn định tình hình chính trị, kinh tế đi kèm với kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nước ngoài trong thời gian này Qua đó, góp phần giúp Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế Ông cũng khẳng định rằng: “Sự chững lại của hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian gần đây hy vọng chỉ mang tính ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng, vẫn luôn được đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng để kích hoạt những cơ hội mới”

Thứ nhất, tổng giá trị giao dịch và số thương vụ M&A xuyên biên giới có sự tăng trưởng mạnh qua các giai đoạn

Hình 2.2: Tổng giá trị giao dịch theo từng năm và quy mô giao dịch trung bình tính đến năm 2021

Nguồn: Capital IQ Trong hơn một thập kỷ qua, thị trường M&A tại Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ khi đạt được hàng nghìn thương vụ thành công và tổng giá trị hơn 50 tỷ USD

Nền kinh tế Việt Nam sau khi được phục hồi nhanh chóng sau đại dịch đang bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm với mức tăng trưởng GDP ước tính là 8,02% vào năm 2022, cao nhất trong giai đoạn 2011 2022 Với mức tăng trưởng - này của Việt Nam khi so với các nền kinh tế khác được dự đoán có mức tăng trưởng thấp hơn hoặc mức tăng trưởng âm, Việt Nam vẫn đang thực hiện tốt trong việc duy trì ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Qua đó Việt Nam có cơ hội nhận được nhiều cơ hội M&A hơn trong năm 2023 bất chấp tình hình bất ổn của nền kinh tế toàn cầu

Thứ hai, duy trì được sức hút đối với các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua M&A, đặc biệt khi kinh tế toàn cầu đi xuống (khủng hoảng kinh tế

2001, khủng hoảng thị trường tài chính 2007 2008, dịch Covid- -19) Năm 2021, dưới sự tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động M&A xuyên biên giới của Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng khi ghi nhận nhiều giao dịch lớn, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử thị trường M&A Việt Nam

Thông qua những biện pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong năm 2021 đã giúp sự ổn định kinh tế của Việt Nam cũng như các hoạt động M&A ngày càng gia tăng, thích đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài

Thứ ba, Việt Nam có chỉ số thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua M&A tăng ổn định từ năm 2015 đến 2021 và là một trong 3 thị trường có chỉ số cao nhất trong năm 2021 Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định khi là một thị trường mới nổi, là một trong những quốc gia đứng đầu trong việc thu hút nhiều đầu tư nhất từ nước ngoài và là một trong các quốc gia mà các nhà đầu tư có sự quan tâm nhiều về M&A Với tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm và sự kiểm soát kinh tế vĩ mô hiệu quả bởi chính phủ, Việt Nam được kỳ vọng nỗ lực từ các bên sẽ mang lại một thị trường sôi động trong thời gian tới

Hình 2.3: Chỉ số thu hút đầu tư M&A tại thị trường Việt Nam từ năm

TỔNG KẾT

3.1 Dự báo xu hướng M&A xuyên biên giới trong tương lai

Năm 2023, khi nền kinh tế đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19, M&A xuyên quốc gia được dự đoán sẽ có những bước chuyển mình Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành được thể hiện trong báo cáo “Shifting Tides of Cross-border M&A”-báo cáo được thực hiện nhằm dự đoán về cơ cấu lĩnh vực đầu tư M&A xuyên biên giới tại Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Mỹ khác trong năm 2023

Cụ thể, 43% số người được hỏi ở Hoa Kỳ/Canada và 32% số người tại các nước Bắc Mỹ khác dự đoán họ sẽ tham gia vào các giao dịch trong lĩnh vực TMT (Công nghệ, truyền thông và viễn thông), đứng đầu trong các lĩnh vực đầu tư Tiếp đó là dịch vụ tài chính, dược phẩm, y tế và công nghệ sinh học, cũng dự đoán sẽ chứng kiến những tiến bộ vượt bậc Xếp cuối trong lĩnh vực được quan tâm đầu tư bất là động sản

Hình 3.1: Biểu đồ báo cáo khảo sát dự đoán về lĩnh vực đầu tư M&A xuyên biên giới tại Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Mỹ khác năm 2023

Dịch bệnh đã tạo đà tăng tốc thêm cho xu hướng hiện có: các doanh nghiệp tiếp tục đi theo hướng kỹ thuật số, thương mại điện tử thay thế các cửa tiệm truyền thống, các nhà cung cấp dịch vụ giao thức ăn trên app áp dụng các biện pháp theo lệnh giãn cách xã hội để phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng chuyển từ phương tiện truyền thông kiểu cũ sang phát trực tiếp và làm việc tại nhà Tiến trình số hóa thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực của bản thân trong lĩnh vực này thông qua các thương vụ M&A Khi nền kinh tế hồi phục, các công ty TMT nếu biết điều chỉnh chiến lược đúng lúc và sáng tạo giá trị trong hoàn cảnh hiện tại sẽ tìm được chỗ đứng ở thuận lợi hơn

Trong khi đó, M&A bất động sản là thị trường nhạy cảm và yêu cầu tính bảo mật cao Thông tin chuyển nhượng dự án không thể được công khai trên thị trường hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng Điều này dẫn đến khó khăn trong việc trực tiếp tìm kiếm đối tác Một khó khăn nữa là sự khác nhau trong phương thức tiếp cận định giá dự án giữa người mua và bán Những năm gần đây, giá bất động sản trên thế giới không hề giảm, cộng với chính sách tiền tệ được nới lỏng khiến nhiều chủ bất động sản vẫn kỳ vọng khi dịch bệnh đi qua, thị trường sẽ hồi phục mạnh dẫn đến việc vẫn giữ lại các bất động sản hoặc định giá bán ở một mức rất cao Tuy nhiên, đánh giá và kỳ vọng của bên mua lại không được lạc quan như vậy Họ thận trọng hơn khi xuống tiền đầu tư tại thời điểm này và thường giữ tâm lý “chờ đợi” hơn là đưa ra quyết định đầu tư Bởi vậy, hai bên khó tìm được tiếng nói chung trong hoạt động định giá dự án

Giới chuyên gia kỳ vọng nguồn vốn tư nhân sẽ là động lực chính cho các giao dịch Bởi nguồn vốn tư nhân đang dồi dào trong khi lãi suất ngân hàng ở mức cao, hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục khẳng định vai trò cơ bản hơn của thị trường vốn tư nhân đối với nền kinh tế toàn cầu Cùng với đó, hoạt động M&A trên toàn cầu đã chứng tỏ khả năng lấy lại đà tăng trưởng đáng kể, dù phải đối mặt với những khó khăn về địa chính trị

Tại diễn đàn Mua bán Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2022, ông Trần - Quốc Phương chia sẻ rằng nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 202 bởi những nguy cơ về tỷ lệ lạm phát, xung đột địa chính trị Điều này khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong những quyết định đầu tư Tuy nhiên, mặc cho tình hình bất ổn có thể xảy ra của thế giới, thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam được dự đoán sẽ diễn ra sôi động, bởi lẽ:

Thứ nhất, chính phủ đã đề ra những mục tiêu và chính sách đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Việt Nam trước bối cảnh thế giới năm 2023 Bao gồm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 ở mức khoảng 4,5%, tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5% Đây là mức tăng trưởng hợp lý, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc phục hồi và phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra, chính phủ cũng nỗ lực - trong việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, có thể có một số thương vụ thoái vốn nhà nước ra khỏi các doanh nghiệp lớn, mang lại luồng sinh khí mới cho thị trường M&A

Thứ hai, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch COVID 19, mức độ tăng trư- ởng GDP vào năm 2022 đạt khoảng 8% Sự phục hồi tích cực hơn so với các nước khác sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những địa điểm đầu tư được chú ý ngay cả khi bối cảnh thế giới bất ổn Việt Nam được đánh giá vẫn sẽ là một trong những nước tiêu biểu trong việc bình diện thị trường toàn cầu bởi lẽ hầu hết các nền kinh tế khác đều được dự đoán mức tăng trưởng thấp hơn 6,5%, thậm chí là âm

Ngoài ra, theo khảo sát xu hướng M&A toàn cầu và Việt Nam được công bố ngày 16/2 bởi PwC, sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị thế giới sẽ ảnh hưởng khác nhau đến các ngành Tuy nhiên sẽ có 6 ngành được xem là động lực của thị trường M&A trên toàn cầu Các ngành này sẽ được các nhà đầu tư M&A trên thế giới quan tâm hơn cả, từ đó quyết định M&A xuyên biên giới tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi xu thế đó, cụ thể: công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT); sản xuất công nghiệp và ô tô; dịch vụ tài chính; năng lượng, tiện ích và khai thác; thị trường tiêu dùng; y tế và sức khỏe

Bên cạnh đó, theo ông Ong Tiong Hooi - lãnh đạo PwC Việt Nam, các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics và giáo dục đang được các nhà đầu tư quan tâm hơn cả Các yếu tố như mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng thị phần và khai thác lực lượng lao động có trình độ, cũng như phát triển các tệp khách hàng hay tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào kế hoạch kinh doanh sẽ được các nhà đầu tư đề cao

Trước bối cảnh kinh tế thế giới 2023, các doanh nghiệp cũng như chính phủ Việt Nam cần có những nỗ lực để có thể tạo lòng tin và thu hút sự đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài trước trong bối cảnh nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính

Thứ nhất, sự hoàn thiện về hệ thống pháp lý cũng như khung chính sách và quy định về M&A dễ hiểu tiệm cận với thông lệ quốc tế sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thân thiện thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài Tại Diễn đàn M&A

2022, Luật sư Phạm Duy Khương cho rằng “Việt Nam có tiềm năng về thị trường

100 triệu dân, đây điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư Để thu hút hơn vốn nước ngoài, cần có quy định vừa chặt vừa mở hơn, đó là liên quan vấn đề chuyển lợi nhuận, vốn của nhà đầu tư ra nước ngoài Liên quan hệ thống ngân hàng giúp nhà đầu tư thuận tiện hơn trong vấn đề quản lý tài khoản, thanh toán khi cần thiết.” Thứ hai, thực hiện chính sách và mục tiêu đã đề ra cho năm 2023 một cách hợp lý và theo dõi quá trình thực hiện kỹ lưỡng trên từng thời điểm Việc này sẽ giữ được cho Việt Nam lợi thế so với các nước khác cũng như tạo nên sự tích cực trong việc phát triển và duy trì nền kinh tế Việt Nam trước diễn biến phức tạp của bối cảnh thế giới Đồng thời điều này sẽ giúp tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ M&A tại Việt Nam

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng kinh doanh vững chắc và đảm bảo khả năng chứng minh lợi nhuận Họ phải chứng minh rằng mình sở hữu các hệ thống và quy trình quản trị tốt và cho thấy được mình đang áp dụng quy trình ra quyết định đúng đắn, đáng tin tưởng Như vậy, các doanh nghiệp này sẽ tăng thêm cơ hội đạt được định giá thị trường tốt nhất từ đó có thể đạt được những thương vụ đầu tư M&A hiệu quả và hưởng lợi từ thị trường vốn toàn cầu Thứ hai, việc nắm rõ và tuân thủ luật pháp, quy định về M&A nói riêng và các quy định khác liên quan đến đầu tư nói chung sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc thu hút vốn Sự hiểu biết của doanh nghiệp sẽ giúp các thương vụ M&A diễn ra một cách hiệu quả cũng như tạo được sự tin tưởng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam bởi sự minh bạch và rõ ràng trong hoạt động kinh doanh

Thứ ba, thành lập kế hoạch kinh doanh bền vững và hiệu quả sẽ tạo được bối cảnh kinh tế vững chắc và lợi thế cạnh tranh trong thị trường đầu tư cho các doanh nghiệp Mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2023 là sự chắc chắn và phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việc doanh nghiệp có được kế hoạch phát triển rõ ràng, ổn định và bắt kịp xu thế của thời đại (xu thế số) sẽ tạo nên sự tin tưởng và sức hấp dẫn nhất định cho các nhà đầu tư.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w