Chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về những yếu tố, tầm quan trọng trong chuẩn mực đạo đức kinh doanh, tại sao nó trở nên quan trọng đối với sinh viên đang theo ngành Quản trị kinh doanh, v
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
o0o TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CẦN NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP
SVTH: Nguyễn Thị Bích Ngọc ( NT) – 2040210160
Đặng Hoàng Quân– 2040210009 Nguyễn Thị Tường Vy – 2040210216 Nguyễn Thị Xuân Hương – 2040210591 Bùi Thị Bính Quyên – 2040210439 Nguyễn Jo Linh Chi – 2040210595
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Họ và tên Mã số sinh viên Công việc Mức độ hoàn
thành
Nguyễn Thị Bích
Ngọc (NT)
2040210106 Nội dung chương 2
+ Giải Pháp
100%
Đặng Hoàng Quân 2040210009 Phần mở đầu +
Word
100%
Nguyễn Thị Tường
Vy
2040210216 Nội dung chương 1 100%
Nguyễn Thị Xuân
Hương
2040210591 Nội dung chương 2 100%
Bùi Thị Bính
Quyên
2040210439 Nội dung chương 2 100%
Nguyễn Jo Linh
Chi
Trang 3MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 4
II PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh mà sinh viên cần quan tâm 5
1.3 Tầm quan trọng và ý nghĩa của chuẩn mực đạo đức đối với sinh viên QTKD 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG 7
2.1 Tình hình sinh viên QTKD hiện nay nghĩ gì về đạo đức kinh doanh 7
2.1.1 Những chuẩn mực cần rèn luyện 7
2.1.1.1 Lòng trung thực 7
2.1.1.2 Lòng trung thành 7
2.1.1.3 Tôn trọng con người: 8
2.2 Mặt tích cực, hạn chế của sinh viên 9
2.3 Nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành QTKD 10
2.3.1 Đạo đức trong kinh doanh về phương diện pháp luật và đối xử đúng mực đối với đối thủ cạnh tranh 10
2.3.2 Đạo đức trong kinh doanh về phương diện nhà cung ứng, khách hàng 11
2.3.3 Đối với người lao động, môi trường tự nhiên và xã hội 11
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 12
3.1 Giải pháp rèn luyện lòng tôn trọng con người trong học tập và trong xã hội 12
3.1.1 Đối với doanh nghiệp: 12
3.1.2 Về cộng đồng xã hội: 13
3.1.3 Về nhà trường: 13
III KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4I PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt, đạo đức kinh doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng Các doanh nghiệp cần hoạt động dựa trên nền tảng đạo đức để tạo dựng uy tín, thương hiệu và phát triển bền vững Sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh cần trang bị kiến thức và kỹ năng về đạo đức kinh doanh để trở thành những nhà quản lý tương lai có trách nhiệm
Đạo đức kinh doanh là nền tảng cho hoạt động kinh doanh bền vững và hiệu quả Nó giúp xây dựng niềm tin giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác
và cộng đồng Doanh nghiệp có đạo đức sẽ thu hút được nhân tài và tạo dựng được thương hiệu uy tín Sinh viên Quản trị kinh doanh là những người sẽ trở thành thế hệ doanh nhân tương lai Do đó, việc trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tiến xa hơn để khám phá các chuẩn mực kinh doanh đạo đức ngày nay Chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về những yếu tố, tầm quan trọng trong chuẩn mực đạo đức kinh doanh, tại sao nó trở nên quan trọng đối với sinh viên đang theo ngành Quản trị kinh doanh, và cách nó có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển trong hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ trình bày những phương pháp và vai trò của sinh viên để nâng cao nhận thức cho sinh viên kiến thức về các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh ”
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
a.1 Khái niệm
a Đạo đức là gì ?
Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội
b Đạo đức kinh doanh là gì ?
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh
c Chuẩn mực đạo đức là gì và tại sao cần phải rèn luyện chuẩn mực đạo đức ?
Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh sự và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội
a.2 Các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh và ưu điểm
Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh sự và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội
Cần phải rèn luyện chuẩn mực đạo đức vì :
Làm cho cuộc sống hiền hòa, công bằng: Chuẩn mực đạo đức giúp xây dựng một xã hội hòa bình và công bằng Khi mọi người tuân thủ các quy định và chuẩn mực đạo đức, cuộc sống trở nên hài hòa và tôn trọng
Góp phần xây dựng trật tự, kỉ cương trong xã hội: Đạo đức giúp duy trì trật tự xã hội và tạo ra môi trường lành mạnh cho mọi người Việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức giúp ngăn chặn hành vi bất lương và tạo ra một xã hội đáng sống
Trang 6 Lợi ích tích cực khi sống chuẩn mực đạo đức: Sống có đạo đức giúp tâm hồn thanh thản, an vui và lạc quan Cuộc sống của người có đạo đức luôn tràn đầy ý nghĩa và niềm tin tưởng hướng đến tương lai
Tránh sai lầm trong công việc và đời sống: Đạo đức giúp ta tránh được những sai lầm trong công việc và cuộc sống Nó còn giúp tránh tệ nạn xã hội và đóng góp vào xây dựng và phát triển xã hội
Xây dựng lòng trung thành và đáng tin cậy: Rèn luyện các chuẩn mực đạo đức giúp xây dựng lòng trung thành và đáng tin cậy trong mối quan hệ cá nhân và trong công việc
Tạo động lực và phát triển cá nhân: Khi rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, con người phát triển khả năng tự quản lý, tự định hình và nâng cao nhận thức về hành vi của mình
1.3 Tầm quan trọng và ý nghĩa của chuẩn mực đạo đức đối với sinh viên QTKD
o Chuyên môn và thực hành: Sinh viên QTKD thường học về quản lý, kinh doanh, tiếp thị, và tài chính Họ phải đối mặt với nhiều tình huống thực tế trong doanh nghiệp Do đó, việc rèn luyện đạo đức trong việc quản lý, đào tạo nhân viên, và đối tác kinh doanh là quan trọng
o Tương tác với khách hàng và đối tác: Sinh viên QTKD thường phải giao tiếp với khách hàng, đối tác, và đồng nghiệp Đạo đức trong giao tiếp, thương lượng, và giải quyết xung đột là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt
o Trách nhiệm xã hội và tư duy đạo đức: Sinh viên QTKD thường xuyên đối mặt với quyết định liên quan đến lợi nhuận, môi trường, và xã hội Họ cần
có tư duy đạo đức để đảm bảo quyết định của mình không gây hại cho cộng đồng và môi trường
o Cạnh tranh và áp lực công việc: Ngành QTKD thường có tính cạnh tranh cao Sinh viên cần rèn luyện đạo đức để không vi phạm quy tắc cạnh tranh
và đối đầu với áp lực công việc
Ý nghĩa của việc rèn luyện chuẩn mực đạo đức kinh doanh của sinh viên QTKD: Giúp sinh viên ngành QTKD nói riêng và sinh viên nói chung phát
Trang 7triển và định hình tư duy và hành vi kinh doanh, giúp xây dựng được lòng tin,
uy tín, tạo ra môi trường làm việc tích cực, phát triển bản thân bền vững trong mọi môi trường, chuẩn mực đạo đức kinh doanh còn đảm bảo sự thành công cá nhân, đóng góp vào sự phát triển ổn định và tích cực của doanh nghiệp và xã hội
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
Ngày nay đạo đức kinh doanh rất được nhiều người quan tâm khi trên thị trường số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh ngày một tăng Rất nhiều các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà đã có những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh Chính những điều đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng đồng thời nó cũng tác động sâu sắc đến nhận thức của sinh viên chuyên ngành kinh tế Vấn đề đặt ra là những sinh viên này ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường họ nhận thức về vấn đề đạo đức nghề nghiệp của mình như thế nào? để khi rời giảng đường bước chân vào chốn thương trường với kiến thức được nhà trường trang bị họ
có thể vừa đảm bảo lợi nhuận mà không phải vi phạm đạo đức như một số các doanh nghiệp hiện nay Vì vậy, cần có một nghiên cứu để đánh giá xem sinh viên kinh tế nhận thức như thế nào đối với vấn đề đạo đức trong kinh doanh để từ đó nhà trường có những tác động kịp thời điều chỉnh nhận thức của họ hoặc có những chương trình đào tạo giúp họ có được sự nhận thức đúng đắn về vấn
đề đạo đức trong kinh doanh hiện nay, là nền tảng tạo ra những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực đạo đức hơn trong tương lai
Qua khảo sát về “Thực trạng nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2020”, nhóm chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu thấy tình hình bối cảnh chung về thực trạng nhận thức đạo đức kinh doanh của sinh viên hiện nay cụ thể như sau:
2.1 Nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành QTKD
Tình hình bối cảnh chung về chuẩn mực đạo đức kinh doanh của sinh viên hiện nay có một số điểm đáng chú ý
Nhìn chung, hầu hết sinh viên có nhận thức đúng về đạo đức kinh doanh và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh Họ nhận thức rõ ràng về việc đạo đức kinh doanh không chỉ là việc tuân thủ pháp luật, mà còn bao gồm cả
Trang 8việc thực hiện những hành động đúng đắn, trung thực và có trách nhiệm trong kinh doanh
Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đối xử công bằng với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, người lao động, và môi trường Tuy nhiên, mức độ nhận thức về các khía cạnh này còn chưa đồng đều Ví dụ, nhiều sinh viên còn cho rằng việc cạnh tranh bằng mọi giá là điều bình thường
Bên cạnh đó, một số sinh viên có nhận thức về đạo đức kinh doanh nhưng không áp dụng nó vào thực tế Điều này có thể phản ánh một sự mất cân bằng giữa kiến thức và thực hành trong việc áp dụng đạo đức kinh doanh
Tóm lại, tình hình bối cảnh chung về chuẩn mực đạo đức kinh doanh của sinh viên hiện nay có sự đa dạng Một số sinh viên có nhận thức đúng và tuân thủ đạo đức kinh doanh, trong khi một số khác vẫn còn thiếu nhận thức và không áp dụng đạo đức kinh doanh vào thực tế Để cải thiện tình hình này, cần có sự chú trọng đến giáo dục đạo đức kinh doanh trong quá trình đào tạo sinh viên
2.2 Mặt tích cực, hạn chế của sinh viên trong việc thực hiện các chuẩn mực
Những mặt tích cực mà sinh viên QTKD thực hiện tốt:
Tuân thủ quy tắc và luật pháp: bao gồm việc tuân thủ các quy định về thuế, quản lý tài chính, quyền lao dộng
Trung thực và minh bạch: bao gồm việc không gian lận, không lừa đảo khách hàng, đối tác kinh doanh, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác.
Trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường: bao gồm thực hiện các chính sách đảm bảo an toàn và công bằng cho nhân viên, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Tôn trọng đối tác và khách hàng: bao gồm việc duy trì mối quan hệ công bằng
và tôn trọng quyền lợi của đối tác và khách hàng.
Đoàn kết và hợp tác: ba gồm việc làm nhóm hiệu quả, chia sẻ thông tin và kiên thức với đồng nghiệp, đóng góp và sự thành công chung của tổ chức.
Sinh viên QTKD thực hiện tốt vì:
Nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh: việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức giúp xây dựng lòng tin, uy tín và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Trang 9Định hướng công việc và sự nghiệp: hành vi đạo đức tốt sẽ giúp họ có thể xây dựng danh tiếng và tạo ra cơ hội tốt hơn trong lĩnh vực kinh doanh.
Tầm nhìn và giá trị cá nhân: họ tin rằng thành công kinh doanh không chỉ dựa vào lợi nhuận mà còn đi đôi với trách nhiệm xã hội và tạo giá trị cho cộng đồng Ảnh hưởng từ mối trường và giáo dục: thông qua các khóa học, chương trình giảng dạy, ví dụ thực tế,
Động lực cá nhân: bao gồm niềm tin vào giá trị đạo đức lòng tự trọng và yêu nghề.
Hạn chế:
Những hạn chế của sinh viên QTKD:
Lạm dụng thông tin và gian lận: có thể lạm dụng thông tin để lợi ích cá nhân, hoặc thực hiện hành vi gian lận trong giao dịch kinh doanh Điều này có thể gây thiệt hại đến khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Thiếu trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường: Một số sinh viên quản trị kinh doanh có thể không chú trọng đến trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh Họ có thể không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không đóng góp vào các hoạt động xã hội.
Tư duy chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân: Một số sinh viên quản trị kinh doanh
có thể có tư duy chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích của khách hàng, đối tác và cộng đồng Họ không đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên những giá trị đạo đức.
Thiếu tôn trọng và trung thực: Một số sinh viên quản trị kinh doanh có thể không tôn trọng đối tác và khách hàng, và không thể hiện trung thực trong các giao dịch kinh doanh Điều này có thể gây mất lòng tin và làm hỏng mối quan
hệ kinh doanh.
Thiếu tinh thần đoàn kết và hợp tác: Một số sinh viên quản trị kinh doanh có thể thiếu tinh thần đoàn kết và hợp tác trong môi trường kinh doanh Họ có thể không chia sẻ thông tin và kiến thức với đồng nghiệp và không đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.
Nguyên nhân của những hạn chế này vì:
Áp lực tài chính và kinh doanh: Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, một số sinh viên có thể cảm thấy áp lực để đạt được thành công vượt trội và do đó bỏ qua các yếu tố đạo đức.
Trang 10Thiếu giáo dục đạo đức: Một số sinh viên quản trị kinh doanh có thể không nhận được đủ giáo dục đạo đức trong quá trình học, sinh viên có thể thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện đạo đức trong lĩnh vực kinh doanh.
Môi trường kinh doanh không đáng tin cậy: Khi môi trường công việc không khuyến khích và không đảm bảo việc tuân thủ đạo đức, sinh viên có thể bị ảnh hưởng và thực hiện các hành vi không đạo đức để thích ứng hoặc đáp ứng yêu cầu công việc.
Giá trị cá nhân không phù hợp: Nếu sinh viên không đặt đạo đức và trách nhiệm
xã hội lên hàng đầu hoặc không nhận thức rõ về tầm quan trọng của chúng, họ
có thể dễ dàng lựa chọn các lựa chọn không đạo đức trong quá trình kinh doanh Thiếu hệ thống kiểm soát và xử lý vi phạm: Nếu tổ chức không có hệ thống kiểm soát và xử lý vi phạm đạo đức mạnh mẽ, sinh viên có thể không gặp hậu quả nặng nề khi thực hiện các hành vi không đạo đức Điều này có thể làm giảm động lực và sự cam kết của sinh viên trong việc thực hiện đạo đức.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
3.1 Cơ sở của việc đề xuất giải pháp:
Từ cơ sở lý thuyết về chuẩn mực đạo đức kinh doanh không chỉ là nền tảng quan trọng mà sinh viên Quản trị kinh doanh (QTKD) cần hiểu rõ, mà còn là nguồn động viên quan trọng để xây dựng giải pháp thích hợp trong môi trường kinh doanh đầy thách thức Các chuẩn mực này không chỉ là các nguyên tắc trừu tượng mà còn là hướng dẫn cụ thể cho hành vi kinh doanh đạo đức và bền vững
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên QTKD sẽ nhận thức được rằng chuẩn mực đạo đức không chỉ liên quan đến việc tuân thủ các quy tắc và luật lệ, mà còn bao gồm việc xem xét tác động của quyết định kinh doanh đối với cộng đồng, môi trường và các bên liên quan khác
3.2 Nội dung các giải pháp:
3.2.1 Về nhà trường:
Lồng ghép nội dung đạo đức kinh doanh vào chương trình đào tạo: Thêm các bài giảng, bài tập, tình huống thực tế về đạo đức kinh doanh vào các môn học chuyên ngành
Khuyến khích nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề đạo đức kinh doanh: Tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên đề về đạo đức kinh doanh