Untitled BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA NGÂN HÀNG oOo TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Giảng viên phụ trách LÊ TRƯƠNG THẢO NGUYÊN Sinh viên thực hiện TRƯƠNG ĐĂNG HẢI Khoá[.]
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA NGÂN HÀNG
-oOo -TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Giảng viên phụ trách : LÊ TRƯƠNG THẢO NGUYÊN Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG ĐĂNG HẢI
Khoá - Lớp : K46 – TT001
E-mail : haitruong.31201023217@st.ueh.edu.vn
TP Hồ Chí Minh, Năm 2022
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 3
I Stakeholder 4
1 Khái niệm 4
2 Ảnh hưởng của Stakeholder 4
II Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp 5
1 Khái niệm 5
2 Vai trò trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp 5
III Ví dụ minh họa: Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững của tập đoàn Viettel Telecom 7
1 Giới thiệu chung tập đoàn Viettel 7
2 Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp của Viettel Telecom 8
3 Biểu hiện văn hóa hữu hình 9
4 Biểu hiện văn hóa vô hình 11
4.1 Tầm nhìn 11
4.2 Chiến lược 11
4.3 Nhận thức 12
4.4 Các giá trị được công nhận 13
4.5 Kết quả kinh doanh năm 2022 của Viettel telecom 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trong đời sống của mỗi doanh nghiệp đều có những nét riêng trong văn hóa của riêng mình Khi các nhà lãnh đạo cấp cao quyết định các giá trị của tổ chức nhân sự với niềm tin và thái độ thì các giá trị cốt lõi mới có thể truyền đạt trong tổ chức Trên hết, các giá trị cốt lõi này được truyền từ thành viên giàu kinh nghiệm đến với những người vừa gia nhập tổ chức Cũng giống như văn hóa cộng đồng, văn hóa doanh nghiệp cũng là một giá trị cần được di truyền và bảo tồn bởi các thành viên của doanh nghiệp Nhiệm vụ của mỗi thành viên là phải bảo tồn và phát triển những văn hóa đó theo hướng tích cực, cởi mở, đây cũng chính là yếu tố giữ vững tính lâu bền của doanh nghiệp
Ở Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp phần nhiều chỉ đang chú ý đến việc tăng doanh thu, giữ thị phần và cạnh tranh cùng các doanh nghiệp khác, nên có thể thấy là các doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa thể tạo dựng cho mình một sắc thái văn hóa doanh nghiệp và bản sắc riêng của mình Để tồn tại trong một nền kinh tế mở, nền kinh tế thế giới luôn biến chuyển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, điều tiên quyết của các doanh nghiệp là phải biết tự lực, tự chủ,
tự cường, để có thể giữ mình các doanh nghiệp cần phải tạo ra cho riêng mình một bản sắc riêng, một văn hóa riêng Tại đây, nhờ vào các văn hóa đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra một cái nhìn thiện cảm của người tiêu dùng, khiến họ nhớ đến bản thân doanh nghiệp, sẽ là công cụ chiếm lĩnh lấy thông tin của thị trường Nếu không như vậy, sớm muộn doanh nghiệp sẽ bị lãng quên
trong câu chuyện “cá lớn nuốt cá bé” Chính vì vậy, nội dung sẽ đào sâu vào “Phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”
Trang 4I Stakeholder
1 Khái niệm
Stakeholder có thể hiểu một cách đơn giản nghĩa là các bên liên quan, có quan hệ mật thiết với một doanh nghiệp, một dự án Tại đây, họ có thể là một cá nhân, một nhóm người hoặc là một tổ chức có quan hệ liên quan hoặc quan tâm đến hoạt động, sự phát triển và sự thành công của một dự án
Stakeholder gồm 2 loại:
- Internal stakeholder (hay stakeholder chính) bao gồm nhiều người có liên quan bên trong nội bộ của doanh nghiệp, đây là những người có thể tác động trực tiếp đến các hoạt động, quyết định hay sự vận hành của doanh nghiệp
- External stakeholder (hay stakeholder thứ yếu) bao gồm những người quan hệ từ bên ngoài đối với doanh nghiệp, đây những người có tác động gián tiếp lên doanh nghiệp nhưng họ là những cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi các quyết định của công ty
Stakeholder có thể bao gồm những nhóm như sau: các nhà cung cấp, nhân viên nội bộ doanh nghiệp, các thành viên của doanh nghiệp, khách hàng, nhà đầu
tư bên ngoài, cổ đông hoặc các cơ quản quản lý có thẩm quyền chuyên trách,… Đây là những cá nhân hoặc nhóm, tổ chức có sự quan tâm và khả năng chia sẻ về nguồn lực, tài chính, đồng thời có thời tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào doanh nghiệp như chiến lược và kế hoạch kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp…
2 Ảnh hưởng của Stakeholder
Vai trò của Stakeholder trong từng dự án đều là khác nhau bởi nó phụ thuộc vào vị trí, chức vụ và trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào dự án Stakeholder giữ một vai trò quan trọng tạo nên sự thành công của một dự án Nhu cầu của stakeholder về các thông tin, các yếu tố liên cũng như các sự quyết định
sẽ là những ảnh hưởng trực tiếp lên dự án
Nếu doanh nghiệp có Stakeholder hùng hậu tức là có một nguồn lực khổng
lồ, thậm chí có thể là người đủ năng lực để duy trì cam kết với các dự án, đấu
Trang 5tranh cho sự tồn tại của dự án giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao
Ngoài ra, bạn không thể thành công khi hoạt động độc lập, bạn cần nguồn vốn, nguồn lực của các stakeholder để duy trì dự án Bất kỳ giai đoạn nào của dự
án, nếu có sự góp mặt của họ, họ sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định tốt hơn và giảm thiểu tối đa về thời gian và của cải, giúp bạn thu lại được kết quả tốt hơn
II Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
1 Khái niệm
Đạo đức kinh doanh là bộ các nguyên tắc và chuẩn mực mang tính hướng dẫn hành vi trong các hoạt động kinh doanh giữa các đối tượng hữu quan (như nhà đầu tư, khách hàng, đối tác, người lao động, đối thủ, người quản lý, người lao động, cơ quan quản lý,…), họ thường sử dụng chúng để phán xét một hành vi cụ thể là đúng hay sai, hợp lý hay phi đạo đức
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những nguyên tắc, giá trị, ý nghĩa, niềm tin phổ biến, nhận thức và cách thức tư duy được mọi thành viên của doanh nghiệp đồng thuận và có ảnh hưởng sâu rộng đến cách thức hoạt động của doanh nghiệp
2 Vai trò trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, phần lớn sự phát triển và mức độ bền vững của mỗi doanh nghiệp đều khác nhau và chúng phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh, sự tăng trưởng về lợi nhuận luôn đi liền với việc tuân thủ đạo đức kinh doanh, đi cùng với đó là việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu bằng việc xây dựng các đặc trưng riêng trong văn hóa của doanh nghiệp
Đạo đức kinh doanh như là một thành phần quan trọng của việc kinh doanh trên một thị trường nhiều sự cạnh tranh, đây chính là yếu tố then chốt tạo dựng lòng tin của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác, người tiêu dùng hay đối với nhân viên của doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh là cơ sở để xây dựng sự tin cậy, trung thành hết lòng và gắn kết với doanh nghiệp của đội ngũ ban lãnh
Trang 6đạo cho đến cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, đảm bảo mọi người trong doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp và đúng với chuẩn mực đạo đức và thông qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, sự nhận diện thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp Cũng chính vì người tiêu dùng là người quyết định đến sự phát triển bền vững cũng như lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tệp khách hàng ổn định để thông qua đó mở rộng hơn lượng khách hàng và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững trong tương lai thì cần phải đặt vấn đề đạo đức kinh doanh lên hàng đầu
Việc các doanh nghiệp xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là yếu tố mang lại lợi ích to lớn cho Theo chương trình nghiên cứu của hai giáo sư thuộc Đại học Harvard là John Kotter và James Heskeu thì việc tuân thủ theo những truyền thống và chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh mang lại những con số khá ấn tượng Theo đó, trong vòng 11 năm, những doanh nghiệp tuân thủ tốt đã nâng được mức thu nhập lên tới 682% so với 36% của những doanh nghiệp
đi ngược lại trong đạo đức kinh doanh Cùng với đó, việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đã làm cho thị giá cổ phiếu của họ tăng lên đến 90% trên thị trường chứng khoán so với 74% của phần còn lại, ngoài ra, họ còn tăng lên đến 756% lợi nhuận ròng, vượt ra các công ty không coi trọng việc thực hiện đạo đức kinh doanh
Cùng với việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần xây dựng riêng cho mình một văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, vì văn hóa doanh nghiệp cũng giữ là một yếu tố cốt lõi trong quá trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp bền vững
Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển đồng thời với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không đơn giản chỉ là cách cư xử, văn hóa giao tiếp
mà còn cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, cách thức kinh doanh
và hành vi, thái độ của tất cả các thành viên của doanh nghiệp kể cả nhân viên hay ban lãnh đạo Văn hóa của doanh nghiệp còn là lợi thế cạnh tranh khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài
Trang 7Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Khi
một doanh nghiệp đã xây dựng riêng cho bản thân mình một văn hóa phù hợp so với chiến lược và mục tiêu lâu dài mà doanh nghiệp đề ra thì tạo ra được niềm tự hào vào doanh nghiệp đối với nhân viên, dựa theo văn hóa đó, mỗi cá nhân trong tập thể đều luôn sống theo nó, phấn đấu, nỗ lực và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp bằng chính cái tâm riêng của mỗi người Ngoài ra, lãnh đạo có thể quản lý nhân viên theo cách thoải mái hơn, chủ động hơn
Thu hút nhân tài Xây dựng được văn hóa tốt sẽ tạo ra được môi trường
làm việc tốt, môi trường làm việc tốt sẽ góp phần gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp và thông qua sự đoàn kết mà doanh nghiệp xây dựng được với công chúng sẽ là yếu tố quan trọng trong việc thu hút nguồn nhân tài về với mình, nó
có ý nghĩa tác động đến tinh thần lao động và động cơ làm việc của nhân viên
Tạo chất riêng và xây dựng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được di truyền và bảo tồn bản sắc qua nhiều tầng lớp và thế hệ công nhân viên chức của doanh nghiệp, tạo ra những khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải những giá trị cốt lõi, ý chí và trí thức của
tổ chức tới các thành viên trong doanh nghiệp, đó cũng được xem như là lời cam kết của doanh nghiệp vì một mục tiêu chung và giá trị của cả doanh nghiệp, chính văn hóa là chìa khóa tạo nên sự bền vững của doanh nghiệp
III Ví dụ minh họa: Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự
phát triển bền vững của tập đoàn Viettel Telecom.
1 Giới thiệu chung tập đoàn Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn công nghệ và viễn thông được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989 thuộc sở hữu 100% của Nhà nước
Slogan “Theo cách của bạn” với thông điệp truyền đi ngọn lửa đam mê sáng tạo và thể hiện bản thân để cùng nhau tạo ra các giá trị tốt đẹp đóng góp cho
xã hội, cho cuộc sống
Trang 8Các ngành nghề nổi bật của Tập đoàn có thể nói đến như dịch vụ viễn thông; sản xuất thiết bị điện tử; công nghiệp quốc phòng; an ninh mạng và các dịch vụ số Nhưng nổi bật hơn hết là mạng di động Viettel Mobile Công ty thành viên của tập đoàn là Viettel Telecom đang giữ thị phần lớn nhất Việt Nam
Sau hơn 30 năm hoạt động, Tập đoàn đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu với lợi nhuận đạt hơn 334 nghìn tỷ đồng, nâng mức vốn chủ sở hữu lên
134 nghìn tỷ đồng cùng với mức tỷ suất lợi nhuận thường xuyên đạt 30-40% Là doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước những năm gần đây
Không chỉ dừng lại ở trong nước, Viettel đã và đang mang những tinh hoa trong công nghệ của chính mình đến đầu tư hơn 10 thị trường ngoài nước ở cả 3 Châu lục (Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi) Cho đến nay, Tập đoàn thuộc top 15 công ty lớn nhất về thuê bao số, lọt top công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất và lọt vào top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới và là thương hiệu lớn nhất Việt Nam
2 Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp của Viettel Telecom
Văn hóa doanh nghiệp của Viettel chính là những yếu tố then chốt mà những người lãnh đạo Viettel thế hệ đầu đã không ngừng xây dựng để công ty có một vị thế như hiện nay
Với mục tiêu trở thành công ty viễn thông hàng đầu ở Việt Nam lẫn thế giới, Viettel Telecom luôn đề cao sự sáng tạo và tiên phong là những chân lý để
Trang 9hành động Sự tiên phong không chỉ đến từ công nghệ mà còn đến từ phương cách kinh doanh, đề cao thấu hiểu và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng
Là một doanh nghiệp xuất thân từ Quân đội, Viettel luôn mang phong cách những người lính để mang vào công ty như tinh thần kỷ luật và đồng đội, họ luôn giữ sự thống nhất cao nhất về ý chí và hành động, luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn – thử thách để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được đề ra
Với triết lý “Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo” Viettel luôn cam kết sẽ là một doanh nghiệp nền tảng cho sự phát triển của
xã hội và sẽ luôn tái đầu tư lại cho xã hội thông qua các hoạt động mang tính trách nhiệm với xã hội qua nhiều mặt như hoạt động nhân đạo, thể thao,…
Văn hóa của Viettel tạo ra bản sắc riêng, đến từ việc họ chọn mang công nghệ đến những nước nghèo, thiếu điều kiện để giúp đỡ người dân nơi đó chứ không chọn đến nước lớn, nước giàu để cạnh tranh với những “cá mập” khác trong ngành viễn thông số
3 Biểu hiện văn hóa hữu hình
Với tên gọi Viettel Telecom với Viet ở đây có thể là Việt Nam hay
Vietnamese, ý muốn nhận mạnh đây là công ty thuộc về Việt Nam và là của người Việt, nhấn mạnh tinh thần tự tôn dân tộc Tel ở đây có thể hiểu là
Telephone Communication hoặc là Telecom, nhấn mạnh về mục đích, khát vọng
và đơn giản hơn có thể là giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp
Viettel đã thực hiện tái định vị thương hiệu với bộ nhận diện gồm logo và slogan mới cùng theo lời cam kết về “Tiên phong kiến tạo xã hội”, Viettel hướng đến sự thay đổi trong tâm trí, hành động và định hướng tương lai của mình để trở thành nhà cung cấp dịch vụ số đi đầu trong lĩnh vực
Trang 10Với bộ nhận diện, logo được thay đổi từ màu xanh – vàng – trắng sang màu đỏ chủ đạo – biểu trưng cho Quốc kỳ Tổ quốc – với ý nghĩ trẻ trung, khát khao, năng động, cống hiến tuổi trẻ hết mình vì xã hội, vì sự phát triển chung của
xã hội Ngoài ra, slogan được rút gọn từ “Say it your way – Hãy nói theo cách của bạn” trở thành “Your way – Theo cách của bạn” với ý nghĩa doanh nghiệp không chỉ ngừng trong việc đầu tư viễn thông mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, cùng với đó là hàm ý trao quyền sáng tạo cho chính khách hàng và lan tỏa đi niềm cảm hứng bất tận
Cách bài trí: Viettel luôn tạo ra không gian làm việc thoải mái hết mức có thể cho nhân viên của mình bằng việc luôn sắp xếp không gian làm việc rõ ràng với phong cách hiện đại, luôn tạo ra không gian mở, cùng với đó là việc ánh sáng luôn được hài hòa giữa ánh đèn điện và ánh sáng tự nhiên, từ đó ánh sáng không gian làm việc luôn được đảm bảo Ngoài không gian làm việc, công ty cũng có khu vực nghỉ ngơi và căn tin để đảm bảo nhân viên có thể nghỉ ngơi và thư giãn sau những giờ làm vất vả Ở khắp các nơi của Viettel, cây xanh luôn được bày trí rất nhiều, tạo ra không khí vô cùng trong lành
Hệ thống các cửa hàng của Viettel đã lan rộng ra cả nước khi xuất hiện trên tất cả các tỉnh thành và đã len lỏi đến từng phường, xã nhỏ nhất, đi cùng với
đó là các nhân viên luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/24 để giúp đỡ khách hàng của mình
Trang web: https://vietteltelecom.vn/
Mỗi năm, công ty đều có các hoạt động lớn như kỷ niệm ngày thành lập công ty, các ngày lễ như 8/3,… Vào những ngày như này, công ty thường tổ chức các buổi tổng kết thành tích và khen thưởng các cá nhân xuất sắc đi cùng với đó
là các hoạt động văn nghệ - thể thao Ngoài ra còn có các hoạt động phong trào