1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn fpt theo mô hình edgar schien

25 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT theo mô hình Edgar Schein
Tác giả Đỗ Đức Tú
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Việt Hà, THS. Phạm Nhật Linh
Trường học Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH Trang 5 LỜI MỞ ĐẦU Trên hành trình phát triển và hướng tới thành công trong kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp là một phần không thể thiếu và có

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

CHỦ ĐỀ 1

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS LÊ THỊ VIỆT HÀ

THS PHẠM NHẬT LINH SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ ĐỨC TÚ

MÃ SINH VIÊN : 22050638

LỚP : QH-2022E - TCNH2

MÃ HỌC PHẦN : BSA 4018

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Trang 2

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

CHỦ ĐỀ 1

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS LÊ THỊ VIỆT HÀ

THS PHẠM NHẬT LINH SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ ĐỨC TÚ

MÃ SINH VIÊN : 22050638

LỚP : QH-2022E - TCNH2

MÃ HỌC PHẦN : BSA 4018

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2

1 Khái niệm đạo đức kinh doanh: 2

2 Vai trò của đạo đức kinh doanh: 2

2.1 Tạo dựng nên văn hóa doanh nghiệp 2

2.2 Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp 3

2.3 Thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp 5

2.4 Giảm rủi ro trong kinh doanh liên quan đến vấn đề pháp lý, pháp luật 5

2.5 Góp phần vào sự văn minh của xã hội 5

PHẦN 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN FPT THEO MÔ HÌNH EDGAR SCHIEN 6

1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 6

2 Tổng quan về tập đoàn FPT 6

3 Biểu hiện hữu hình (Cấp độ 1) 7

3.1 Logo 7

3.2 Kiến trúc 9

3.3 Khẩu hiệu 10

3.4 Những câu chuyện truyền thống 10

4 Những giá trị được chia sẻ (Cấp độ 2) 11

4.1 Triết lý kinh doanh 11

4.2 Tầm nhìn chiến lược 12

4.3 Sứ mệnh 12

4.4 Giá trị cốt lõi 12

4.5 Tín ngưỡng 13

5 Những quan niệm chung (Cấp độ 3) 14

5.1 FPT tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam 14

5.2 Công nghệ tiên phong 14

5.3 Dẫn dắt chuyển đổi số nâng cấp trải nghiệm chinh phục khách hàng 14

6 Đánh giá chung văn hóa doanh nghiệp FPT 15

Trang 4

7 Kết luận 16 PHẦN 3 PHÂN TÍCH VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ LAN DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH

TRẠNG VI PHẠM NÀY 16

1 Phân tích vi phạm đạo đức kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Hà Lan 16 1.1 Khái niệm về hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả 16 1.2 Hành vi sản xuất, kinh doanh sản phẩm "sữa bột" giả có quy mô lớn của Công ty

cổ phần sữa Hà Lan 16 1.3 Nguyên nhân 17 1.4 Tác động của hành vi vi phạm 18

2 Doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục tình trạng vi phạm sản xuất và kinh doanh sữa giả 19 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trên hành trình phát triển và hướng tới thành công trong kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp là một phần không thể thiếu và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của tổ chức Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là một bộ quy tắc và quy định, mà còn là bản chất, giá trị và cách thức tổ chức hoạt động

Trong một thế giới ngày càng đặt nặng vào sự minh bạch và trách nhiệm xã hội, việc áp dụng đạo đức trong kinh doanh không chỉ là một yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại mà còn là một trách nhiệm không thể phủ nhận của các doanh nghiệp Việc có và duy trì được văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh chuẩn mực là điều vô cùng cấp thiết

và quan trọng trong thời đại hiện nay

Để hoàn thành bài tiểu luận này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN đã đưa môn học Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh vào chương trình giảng dạy Em xin chân thành cảm ơn cô TS Lê Thị Việt Hà và thầy THS Phạm Nhật Linh đã nhiệt tình dẫn dắt, chỉ bảo em qua các chương trình giảng dạy để từ đó trang bị cho em kiến thức cần thiết giúp em có nền tảng để phục vụ và vận dụng cho công việc trong tương lai Em xin chúc thầy cô luôn giữ trong mình sự nhiệt huyết và tận tâm, chúc thầy cô sẽ gặt hái được nhiều thành công trên cả giảng đường và trong cuộc sống Vì bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót nên em mong sẽ nhận được sự góp ý từ thầy cô để khắc phục những hạn chế của em trong quá trình làm bài của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Đỗ Đức Tú

Trang 6

PHẦN 1 PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm đạo đức kinh doanh:

Đạo đức kinh doanh là việc áp dụng các nguyên tắc và giá trị đạo đức trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh.Điều này bao gồm lòng trung thực, trách nhiệm xã hội, sự tôn trọng đối với đối tác kinh doanh, công bằng trong đối xử với nhân viên và khách hàng, bảo vệ môi trường, và tuân thủ pháp luật.Đạo đức kinh doanh không chỉ đơn thuần là việc tuân thủ luật pháp, mà còn liên quan đến việc đánh giá tác động xã hội của các quyết định kinh doanh, đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không gây hại đến cộng đồng và tạo ra lợi ích bền vững cho tất cả các bên liên quan

2 Vai trò của đạo đức kinh doanh:

2.1 Tạo dựng nên văn hóa doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp bằng cách định hình nguyên tắc và giá trị đạo đức, tạo ra một môi trường làm việc đáng tin cậy

và tích cực Việc tuân thủ đạo đức giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững và thành công lâu dài của tổ chức cũng như đóng góp vào cộng đồng và xã hội

Ví dụ: Công ty Twitter có các cuộc họp trên tầng thượng và không gian làm việc độc

đáo Việc tổ chức các cuộc họp trên tầng thượng không chỉ tạo ra một không gian làm việc sáng tạo mà còn tạo ra cảm giác thoải mái và độc đáo cho các nhân viên Không gian làm việc này có thể thúc đẩy sự sáng tạo và giao tiếp hiệu quả Đồng nghiệp thân thiện sẫn sàng

hỗ trợ Một môi trường làm việc với đồng nghiệp thân thiện và hỗ trợ là yếu tố quan trọng giúp xây dựng sự hài lòng và cam kết của nhân viên Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp cũng thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chung của công ty

Mỗi nhân viên được khuyến khích cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn và mục tiêu phát triển chung của công ty Điều này tạo ra một tinh thần đồng đội mạnh mẽ và thúc đẩy sự hợp tác và đồng thuận trong công việc hàng ngày Twitter tạo ra một môi trường làm việc nơi mọi người cảm thấy họ thuộc về và được chấp nhận Tinh thần đồng thuận và tính cộng đồng được khuyến khích, giúp mọi người làm việc với nhau một cách hiệu quả

và hòa hợp

Trang 7

Một môi trường làm việc thân thiện và cởi mở là nền tảng quan trọng cho văn hóa công ty vững chắc vì nó tạo ra sự tin cậy, sự hỗ trợ và sự kết nối giữa các thành viên trong

tổ chức Môi trường này khuyến khích sự giao tiếp, sự chia sẻ ý kiến và tạo điều kiện cho

sự phát triển cá nhân và đồng đội Đồng thời, nó cũng tạo ra sự hài lòng và cam kết từ phía nhân viên, giúp nâng cao hiệu suất làm việc và sự thành công của công ty

2.2 Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có uy tín về đạo đức sẽ được khách hàng tin tưởng và ưa chuộng hơn Những người lao động cũng sẽ cảm thấy hài lòng và tự hào khi làm việc cho một doanh nghiệp có tiêu chuẩn cao về đạo đức Đạo đức doanh nghiệp còn giúp tăng cường lòng trung thành và sự cam kết của nhân viên, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo

Ví dụ: Tập đoàn FPT, ở đây họ luôn đặt chất lượng dịch vụ và sản phẩm lên hàng đầu Họ cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông chất lượng cao, từ phát triển phần mềm đến giải pháp hạ tầng mạng Hơn nữa, FPT luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, không chỉ trong nội bộ công ty mà còn trong mối quan hệ với khách hàng, đối tác

và cộng đồng Thêm vào đó, FPT thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện và các chương trình xã hội như hỗ trợ giáo dục, phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ môi trường FPT đặt sự phát triển và hạnh phúc của nhân viên lên hàng đầu, cung cấp môi trường làm việc tích cực, cơ hội phát triển nghề nghiệp và các chính sách phúc lợi hấp dẫn

Hình 1 Không gian làm việc của nhân viên Twitter

Trang 8

Hình 2 Cáp quang với tốc độ truy cập từ 25Mbps trở lên, đáp ứng tiêu chí nhanh về cả tốc độ đường truyền

Hình 3 Giải chạy Happy Run do FPT tổ chức để gây quỹ từ thiện

Nhờ những cam kết này, FPT đã xây dựng được một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nhận được sự tin tưởng và ủng hộ mạnh mẽ

từ phía khách hàng

Trang 9

2.3 Thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh không chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn mà còn quan tâm đến tác động dài hạn của hành động kinh doanh đối với môi trường, xã hội và cộng đồng Việc tích hợp các giá trị đạo đức vào chiến lược kinh doanh có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Theo công trình nghiên cứu của hai giáo sư John Kotter và James Heskeu (thuộc Trường Đào tạo quản

lý kinh doanh Harvard, Hoa Kỳ và cũng là tác giả quyển sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích”), trong vòng 11 năm, những công ty chú trọng đạo đức kinh doanh đã nâng được mức thu nhập lên tới 682% (so với mức 36% của các công ty không coi trọng thực hành các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh) Không chỉ vậy, các công ty này cũng tăng được 90% giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (so với mức 74% của các công

ty không thực sự coi trọng đạo đức kinh doanh), lợi nhuận ròng tăng 756%, vượt xa các công ty không coi trọng việc thực hành đạo đức kinh doanh

2.4 Giảm rủi ro trong kinh doanh liên quan đến vấn đề pháp lý, pháp luật

Bằng cách thực hiện các nguyên tắc và giá trị đạo đức, các doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ hoạt động theo đúng quy định pháp luật và tránh được các vấn đề pháp lý tiềm ẩn Kinh doanh phải tuân thủ theo pháp luật, phải phù hợp cả với các quy định và các văn bản dưới luật được nhà nước và xã hội quy định Trong kinh doanh phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội Đây là nguyên tắc bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách lâu dài Chính tuân thủ nguyên tắc này sẽ tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, như buôn lậu, làm hàng giả, phá vỡ môi trường sinh thái và xã hội,… Tức là, ở mức độ nhất định thì tuân thủ nguyên tắc này cũng là tránh cho doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh

Một trong những ví dụ cụ thể đó là tập đoàn Vingroup trong việc triển khai các dự án bất động sản Các dự án của Vingroup thường được thực hiện theo các quy định pháp lý của Việt Nam, từ quy trình xin giấy phép đến tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng và bảo vệ môi trường Nhờ vào việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, Vingroup đã tránh được các tranh chấp pháp lý và bê bối liên quan đến các dự án bất động sản của mình

2.5 Góp phần vào sự văn minh của xã hội

Việc áp dụng các quy tắc đạo đức trong kinh doanh thúc đẩy một môi trường làm việc công bằng, tôn trọng và an toàn cho tất cả nhân viên Điều này giúp xây dựng một cộng đồng lao động tích cực, nơi mỗi cá nhân được đối xử công bằng và tôn trọng, không phải lo lắng

về những vấn đề đạo đức hoặc an toàn

Trang 10

Ngoài ra, việc loại bỏ các hành vi không đạo đức cũng giúp cải thiện hình ảnh của tổ chức trước cộng đồng và xã hội Các doanh nghiệp được công nhận và tôn trọng hơn khi họ thể hiện cam kết đối với các giá trị đạo đức và đóng góp vào xã hội văn minh hơn Điều này cũng thúc đẩy lòng tin và sự ủng hộ từ phía khách hàng và cộng đồng, tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và phát triển

PHẦN 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN FPT THEO MÔ HÌNH EDGAR SCHIEN

1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, quan niệm và nguyên tắc hành vi được chia

sẻ bên trong doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và cách thức hành động của các thành viên trong quá trình theo đuổi và thực hiện những mục tiêu chung, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp”

Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay Văn hoá kinh doanh như cách nghĩ thông thường Văn hoá doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp, đó chỉ là ý muốn, ý tưởng

Những điều doanh nghiệp mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên doanh nghiệp

“Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?”

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như một “hệ điều hành” có tác động điều chỉnh từ các hoạt động thường nhật, sự phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận cho đến việc hoạch định

cơ cấu tổ chức hay lựa chọn chiến lược hoạt động… của mỗi doanh nghiệp

2 Tổng quan về tập đoàn FPT

FPT ra đời vào ngày 13/9/1988 với tên gọi Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Giai

đoạn mới thành lập, công ty hoạt động chủ yếu ở linh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa

Tên tiếng Anh của công ty thời kỳ đầu là: The Food Processing Technology Company – Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm FPT là viết tắt của tên công ty bằng tiếng Anh Trong đó F-Food; P-Processing; T-Technology

Sau đó, công ty đã từng có vài lần đổi tên và tên gọi FPT chính thức kể từ ngày 19/12/2008 Tên đầy đủ là Công ty Cổ phần FPT, tên tiếng Anh là “FPT Corporation”

Trang 11

Tổng giám đốc tập đoàn FPT hiện nay là ông Nguyễn Văn Khoa Ông chính thức đảm nhận vai trò này kể từ tháng 3 năm 2019 Trước khi giữ vị trí này ông đang giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc FPT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT

Tập đoàn FPT được xem là công ty kinh doanh các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam

3 Biểu hiện hữu hình (Cấp độ 1)

3.1 Logo

Logo của tập đoàn FPT đã trải qua ba lần thay đổi trong hơn 30 năm kể từ ngày thành lập

Cụ thể, các phiên bản logo bao gồm: logo FPT (1988 - 1990), logo FPT (1991 - 13/9/2010),

và logo FPT (13/9/2010 đến nay)

Logo đầu tiên của tập đoàn FPT, được sáng tạo bởi ông Phạm Hùng nhưng nó chỉ đi cùng công ty trong vòng 2 năm từ năm 1988 đến năm 1990 Biểu tượng chính là hình que và hình dấu hỏi Với phong cách thiết kế vừa Tây vừa Tàu mang lại cảm giác vô cùng độc đáo Dù mang ý nghĩa sâu sắc, logo FPT vẫn gây khó hiểu đối với nhiều người do sự phức tạp của ý nghĩa nó mang lại

Sau khi nhận thấy rằng logo trước không còn phù hợp, Chủ tịch FPT đã quyết định thay đổi và tạo ra một biểu tượng mới dễ nhớ hơn và phù hợp với lĩnh vực công nghệ của tập đoàn Thiết kế logo mới này được thực hiện bởi Họa sĩ Trương Văn Nội, người bạn học của Chủ tịch FPT Bình và Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc Trước khi chọn được logo FPT lần 2, hơn 10 mẫu logo được Họa sĩ Nội phác thảo Các mẫu này đều mang một điểm chung là hình bình hành, sử dụng 3 màu nền và kiểu chữ khác nhau

Hình 4 Logo FPT (1988 – 1990)

Trang 12

Để quyết định logo cuối cùng, ông Bình đã dán 10 mẫu logo lên bảng đen trong hành lang làm việc Mọi người trong công ty có thể chọn mẫu nào mà họ thích bằng cách ký tên vào

đó Mẫu logo nào nhận được số phiếu cao nhất sau một tuần sẽ được chọn Cuối cùng, sau

1 tuần, có tổng cộng 13 người đã chọn mẫu logo FPT lần 2 này, đánh dấu sự thống nhất và ủng hộ cho sự thay đổi mới của tập đoàn

Hình 5 Logo FPT (1991 – 13/9/2010)

Logo FPT tiếp theo cũng là logo được sử dụng từ 13/9/2010 cho đến hiện tại, mang ý nghĩa của sự hội tụ và kế thừa Trên biểu tượng này, nét cong trên đường tròn tượng trưng cho sự hội tụ của tinh hoa trong FPT Những đường cong uyển chuyển tạo ra hình ảnh vươn lên, thể hiện sự nhiệt huyết và năng động Ba gam màu chính là xanh lam, cam, và xanh lá cây được sử dụng trong logo, đại diện cho sự hiện đại, tinh tế và sáng tạo Điều này thể hiện sự tiến bộ và sự phát triển của tập đoàn trong thời đại số

Hình 6 Logo FPT (13/9/2010 đến nay)

Ngày đăng: 09/03/2024, 21:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w