Phân tích trách nhiệm xã hội nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp

21 10 2
Phân tích trách nhiệm xã hội nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CSR trong sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp như thế nào?...91.Giới tiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank:...92.Tầm nhìn và sứ mệnh của Ngân hàng Thư

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHPHÂN HIỆU VĨNH LONG

TIỂU LUẬN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆPGiảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Trương Thảo Nguyên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Cơ sở lý thuyết: 4

1 Trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp: 4

2 Thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty: 6

II Stakeholder là gì? Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder: 6

1.Nguồn gốc các bên liên quan: 6

2.Stakehoder là gì? 7

3.Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder: 7

III Phân tích trách nhiệm xã hội? Nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpcũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp? CSR trong sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp như thế nào? 9

1.Giới tiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 9

2.Tầm nhìn và sứ mệnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank): 10

3.Trách nhiệm xã hội hội của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank): 11

4.Ý nghĩa của trách nhiệm xã hội đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thươngViệt Nam (Vietcombank): 15

5.Vai trò của đạo đức kinh doanh của Vietcombank trong sự phát triển bền vững: 17

6.Vai trò của văn hóa doanh nghiệp của Vietcombank trong sự phát triển bền vững: 17

7.CSR trong sự phát triển bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là một khía cạnh quan trọng của quản lý doanh nghiệp mà còn là trọng tâm của sự phát triển bền vững, đối diện với thế giới ngày càng phức tạp và liên kết, doanh nghiệp không chỉ tồn tại để tạo lợi nhuận mà còn để góp phần vào sự phát triển của cộng đồng xã hội xung quanh Bên cạnh đó, các bên liên quan (stakeholders) chính, từ khách hàng và nhân viên đến cổ đông và cộng đồng, đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội Bài tiểu luận cuối kì này em sẽ phân tích vai trò và ảnh hưởng của các bên liên quan trong việc hình thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc quản lý các mối quan hệ này đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trang 4

I Cơ sở lý thuyết:

1 Trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp:

- Trách nhiệm xã hội (CSR): là cụm từ viết tắt từ Corporate Social Responsibility được dịch là trách nghiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đặt ra cam kết với công ty trong việc hỗ trợ sự phát triển bền vững, thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi của nhân viên, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân sự, cũng như đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng

- Mục tiêu của CSR: là đảm bảo rằng công ty hoạt động một cách một cách bền vững và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả các bên liên quan, trong quá trình xây dựng chiến lược, mỗi doanh nghiệp cần xác định và ưu tiên những bên liên quan quan trọng nhất trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp CSR không chỉ là một khung hữu ích để ra quyết định và thực hiện điều chỉnh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, điều này không chỉ hỗ trợ tối ưu hóa sức mạnh tồn tại của tổ chức, mà còn góp phần vào việc xây dựng sự tồn tại và phát triển lâu dài vững chắc.

- Theo Archie B Carroll (1979), CSR bao gồm nhiều khía cạnh, như là kinh doanh có lợi nhuận, tuân thủ pháp luật, và các hành động có đạo đức Tối thiểu, công ty phải tuân thủ các quy định về pháp lý liên quan đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp Tuy nhiên, CSR không chỉ đơn thuần là dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật, đó là một cam kết kết hợp vào quá trình lập kế hoạch chiến lược của công ty để đảm bảo rằng họ không chỉ giữu vững sự tuân thủ pháp luật mà còn thể hiện sự tận tâm và trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan và cộng đồng

Trang 5

- Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội (CSR): bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức, và từ thiện.

+ Kinh tế: Theo ông Archie B Carroll, trách nhiệm đầu tiên của doanh nghiệp là tạo ra giá trị kinh tế bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ, tạo ra việc làm và đóng góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế, doanh nghiệp cần duy trì sự ổn định tài chính và tạo ra nhiều giá trị lợi nhuận cho cổ đông.

+ Pháp lý: đối với khía cạnh này doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và các luật lệ liên quan đến haotj động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động trong các khung luật được xác định và không vi phạm các quy định pháp luật.

+ Đạo đức: trách nhiệm đạo đức đồi hỏi doanh nghiệp phải hành động theo các tiêu chí chuẩn mực đạo đức và giữ cho hoạt động kinh doanh của mình lành mạnh, minh bạch và công bằng Điều này, bao gồm đối xử công bằng với nhân viên, đối tác kinh doanh, và người tiêu dùng cũng như hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng + Từ thiện: đây là mức CSR cao nhất, trên đỉnh kim tự tháp và chiếm diện tích nhỏ nhất Đây là trách nhiệm mà doanh nghiệp vượt xa những yêu cầu cơ bản và tích cực đóng góp cho cộng đồng xã hội, hành động từ thiện có thể bao gồm việc đóng góp cho các tổ

Trang 6

chức từ thiện, hỗ trợ giáo dục và ý tế, và thực hiện ccas dự án cộng đồng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

 Như vậy có thể thấy, theo ông Archie B Carroll trách nhiệm xã hội (CSR) phải được thực hiện theo đúng kim tự tháp và theo trình tự từ trách nhiệm kinh tế đến trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện Nhưng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đa phần chỉ tập tủng vào khía cạnh trcahs nhiệm từ thiện và trách nhiệm đạo đức, việc bỏ qua trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý khiến cho các Start-up dường như quá mơ mộng và không thực tế trong kỳ vọng, điều này thẩm chí có thể tạo ra thêm gánh nặng xã hội và mang đến những hành động xấu trong cộng đồng xã hội hiện nay.

2 Thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty:

- Thực hiện trách nhiệm xã hội ở các công ty là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cam kết của cả doanh nghiệp và các bên liên quan Để thực hiện trách nhiệm xã hội hiệu quả, doanh nghiệp cần có chiến lược CSR rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Chiến lược CSR cần được triển khai một cách toàn diện, từ việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, đến việc xây dựng kế hoạch thực hiện, đo lường và đánh giá hiệu quả.

II Stakeholder là gì? Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:1 Nguồn gốc các bên liên quan:

Lý thuyết các bên liên quan được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Freman (1984) về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh, theo lý thuyết này mong muốn rằng đa dạng và không ngừng biến đổi của các bên liên quan, tổ chức sẽ tập tủng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu của những bên liên quan để mang lại lợi ích lớn nhất và trực tiếp cho cả hai bên.

Lý thuyết này, giải thích tổ chức tin rằng theo đuổi chiến lược kinh doanh và báo cáo thông tin theo các chuẩn mực và giá trị xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu của những bên có lợi ích trực tiếp mà còn đông thời đảm bảo rằng lợi ích của các bên còn lại cũng được đáp ứng, động cơ của các tổ chức trong việc lựa chọn và tự nguyện áp dụng kế toán quản trị môi

Trang 7

trường, mục tiêu là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thông tin môi trường tư các tổ chức chính phủ, cơ quan tín dụng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và cộng đồng.

2 Stakehoder là gì?

- Stakeholder hay còn được gọi là “đối tượng hữu quan”, đề cập đến những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến sự sống còn và thành công của một doanh nghiệp hay một tổ chức Các stakeholder này có quyền hạn hoặc thế mạnh nhất định để đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện mong muốn, quan điểm, lợi ích của họ

Ví dụ: Đối tượng hữu quan của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng,….

- Stakeholder bao gồm hai bên: bên trong và bên ngoài.

+ Bên trong: Đây là các thành phần nội bộ của công ty, tổ chức bao gồm: nhân viên, viên chức, ban giám đốc, ủy viên, hội đồng quản trị Các thành viên bên trong này thường tham gia trực tiếp vào quá trình quyết định và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, và họ có quyền đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện các quyết định có thể ảnh hưởng đến họ.

+ Bên ngoài: Nhóm này thường bao gồm cá nhân hoặc tập thể không thuộc cấu trúc nội bộ của tổ chức gây ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước, chính phủ, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương Các stakeholder bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tổ chức thông qua các quan hệ kinh doanh, quyết định mua sắm, quy định và chính trị, hoặc thẩm chí là thái độ của cộng đồng địa phương đối với hoạt động của tổ chức.

3 Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:

- Việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder là một bước quan trọng trong quá trình quản lý stakeholder, việc xác định này giúp doah nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ

Trang 8

giữa doanh nghiệp với các stakeholder, từ đó có thể xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng bên liên quan, từ đó đạt được mục tiêu chính của doanh nghiệp.

- Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:

+ Định hướng chiến lược: Xác định được các bên liên quan quan trọng nhất giúp tổ chức tập trung vào những mục tiêu quan trọng, thay vì doanh nghiệp cố đáp ứng những yêu cầu từ các bên liên quan, tổ chức có thể tạo ra chiến lược tập trung vào việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của các bên liên quan quan trọng nhất Ví dụ: Một ngân hàng có thể xác định được khách hàng và cổ đông là nhóm các bên liên quan chính quan trọng nhất, chiến lược của ngân hàng có thể tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tài chính hiệu quả để thu hút khách hàng mới và duy trì sự hài lòng của cổ đông

+ Xây dựng mối quan hệ tích cực: Tìm hiểu và hiểu rõ được các bên liên quan giúp tổ chức xây dựng mối quan hệ tích cực với các stakeholder, bằng cách này các doanh nghiệp, tổ chức có thể biết rõ các bên liên quan quan tâm đến những gì và muốn gì, để có thể thích nghi và đáp ứng những mong muốn đó Ví dụ: Một ngân hàng có thể triển khai các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dựa trên lịch sử giao dịch và loại hình tài khoản đó mà có các chương trình khuyến mãi phù hợp cho từng loại tài khoản

Việc hiểu rõ các bên liên quan quan trọng giúp tổ chức đáp ứng đúng yêu cầu và thời hạn một cách hiệu quả Điều này đảm bảo rằng tổ chức duy trì được mối quan hệ tốt đẹp và đáp ứng kịp thời, đồng thời đảm bảo sự hài lòng từ các bên liên quan.

+ Dự đoán và phòng ngừa rủi ro: Xác định thông tin chính xác từ các bên liên quan quan trọng giúp tổ chức dự đoán và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, tổ chức có khả năng dự đoán và xử lý nhanh chóng mọi tình huống không lường được trước, ngăn chặn sự gia tăng về vấn đề và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp Ví dụ: Ngân hàng có thể áp dụng các hệ thống đánh giá tín dụng để theo dõi tài chính của khách hàng và doanh nghiệp, từ đó ngân àng có thể theo dõi được và phòng ngừa được rủi ro liên quan đến nợ xấu và mất khả năng thanh toán.

Trang 9

+ Tạo giá trị cho tổ chức và bên liên quan: đây là phần quan trọng nhất khi hợp tác với các bên liên quan Bằng cách tập trung vào các bên liên quan quan trọng, tổ chức không chỉ tối ưu hóa hiệu suất và lợi nhuận mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững, bằng cách này có thể tạo giá trị cho bản thân và các bên liên quan Điều này tạo ra cơ hội mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường và duy trì sự cạnh tranh trong ngành Ví dụ: Ngân hàng công khai báo cáo tài chính hàng năm, chia sẻ các thông tin về hoạt động xã, tạo niềm tin đối với các bên liên quan.

III Phân tích trách nhiệm xã hội? Nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp? CSR trong sựphát triển bền vững của doanh nghiệp như thế nào?

1 Giới tiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank):

- Ngày 30/10/1962, Vietcombank được thành lập theo Quyết định 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động Vietcombank như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền Ngày 26/12/2007, Vietcombank trở thành một đơn vị đi tiên phong trong ngân hàng về thực hiện chủ trương cổ phần hóa trong ngành ngân hàng ra công chúng Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ

- Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 2/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank với mã (VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank Ngày 1/4/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới.

Trang 10

- Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam Với vai trò chủ lực trong lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, Vietcombank không chỉ phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế trong nước mà còn tạo ra ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu - Ngày nay, Vietcombank không chỉ là một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối

ngoại mà còn trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực thương mại quôc tế, Vietcombank hoạt động mạnh mẽ trong kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, và tài trợ dự án,… Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp một loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ, thẻ, ngân hàng điện tử, và nhiều dịch vụ khác.

- Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam Vietcombank hiện có hơn 600 Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị thành viên trong và ngoài nước Về nhân sự, Vietcombank hiện có gần 23.000 cán bộ nhân viên Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc Đồng thời, hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.163 ngân hàng đại lý tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank):

- Tầm nhìn: Xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam, có phạm vi hoạt động quốc tế.

+ Số 1 quy mô lợi nhuận.

+ Dẫn đầu về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng + Ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro.

+ Dẫn đầu về chất lượng nguồn nhân lực.

+ Dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp + Phấn đấu phát hành cổ phiếu và niêm yết trên TTCK quốc tế - Sứ mệnh:

+ Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt.

Ngày đăng: 11/04/2024, 13:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan