3.2.2 Tổng quan về doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh...123.2.3 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm xem nhẹ trách nhiệm xã hội tại thànhphố Hồ Chí Minh..
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành chế biến
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành chế biến
thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
HVTH: Võ Thành Kha
MSHV: 226101835 Lớp : 22MBA12 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại họcKinh tế - Tài chính TP.HCM và đặc biệt là Quý Thầy Cô khoa Quản trị kinh doanh đã tạomôi trường học tập tốt và tận tình truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quýbáu trong suốt quá trình học tập
Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng, người đãdành thời gian và tâm sức chỉ bảo tận tình trong môn học này
Trân trọng./
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.4.2 Phương pháp phân tích 2
Chương 2 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 3
2.1 KHÁI NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 3
2.2 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 3
2.2.1 Khía cạnh kinh tế 4
2.2.2 Khía cạnh pháp lý 4
2.2.3 Khía cạnh đạo đức 4
2.2.4 Khía cạnh nhân văn 5
Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TNXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI TP.HCM 7
3.1 LỢI ÍCH CỦA VIỆC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN TNXH 7
3.1.1 Đối với doanh nghiệp 7
3.1.2 Đối với người lao động 7
3.1.3 Đối với khách hàng 8
3.1.4 Đối với cộng đồng và xã hội 8
3.2.1 Tình hình chung trong nước 8
Trang 63.2.2 Tổng quan về doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 12 3.2.3 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm xem nhẹ trách nhiệm xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh 12 3.3 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 13 Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY VIỆC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 15
Trang 7Chương 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề khá rộng, liên quan đến nhiềukhía cạnh như: kinh tế, đạo đức, pháp lý và tính nhân văn Vấn đề này đã được các quốcgia trên thế giới quan tâm từ nhiều thế kỷ trước Đối với nước phát triển như: Mỹ, Anh,Đức…thì trách nhiệm xã hội không còn là một khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp ởđây Họ đưa vấn đề này thành những quy định pháp luật Có thể thấy trách nhiệm xã hội
là một xu thế ngày càng mạnh trên thế giời, trong khi đó ở Việt Nam hoạt động này chưađược các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, còn là một khái niệm mời mẻ, vì thế đây làvấn đề khó khăn và đầy thách thức Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,tham gia vào “cuộc chơi” thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận đúng đắnhơn về hoạt động trách nhiệm xã hội của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh để cóthể cạnh tranh hiệu quả không chỉ trong nước mà còn mở rộng thị trường ra nước ngoài.Trách nhiệm xã hội giúp cho doanh nghiệp nâng cao được uy tín, sức cạnh trạnh, nângcao năng suất và hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho cộng đồng
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội Nhữngnăm trở lại đây, các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề kinh doanh đã và đang từng bướctiếp cận, xây dựng, phát triển và duy trì các hoạt động trách nhiệm xã hội của mình Songsong đó, một trong những vấn đề nhạy cảm, bức xúc hiện nay, ngành chế biến thực phẩm
là ngành mà mặt hàng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng Không íttrường hợp như: vụ sữa nhiễm Melamin; thức ăn chứa nhiều hóa chất công nghiệp: hànthe, foocmon, 3-MCPD, Tinopal… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người sửdụng; Công ty Vedan, Công ty Tung Kuang, Xí nghiệp Hào Dương và hàng loạt doanhnghiệp khác xả trộm chất thải phá hoại môi trường và những vấn đề về trách nhiệm xãhội, đạọ đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, lương bổng, chế độ bảo hiểm, an toànlao động đã được xã hội đặt lên bàn cân và phán xét
Chỉ vì cái lợi cá nhân trước mắt mà các doanh nghiệp đã quên đi trách nhiệm củamình đối với xã hội, để rồi mất đi danh tiếng, uy tín, lòng tin từ người tiêu dùng Thấy
được tầm quan trọng của vấn đề này, đề tài nghiên cứu: “Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm tại thành phố
Hồ Chí Minh” được hình thành, nhằm tìm hiểu tầm quan trọng, thực trạng thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp để doanh nghiệpthực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng và xã hội
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành chếbiến thực phẩm tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một giải pháp để nâng caotrách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp sản xuất
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích những nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trang 8- Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanhnghiệp chế biến ngành thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề ra một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp ngành chếbiến thực phẩm để các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và nâng cao trách nhiệm của mìnhtrong sản xuất kinh doanh
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất thựcphẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2014,
số liệu và thông tin chọn lọc dùng cho phân tích được thu thập từ năm 2011 đến năm2013
- Đối tượng nghiên cứu: Là một số doanh nghiệp nổi bật trong ngành chế biến thựcphẩm tại thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt và không tốt trách nhiệm của mình đốivới xã hội
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu liên quan là số liệu thứ cấp được thu thập từ các trang website, sách, báo trí,
Trang 9Theo nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triểnkinh tế bền vững, hợp tác với người lao động, gia đình, cộng đồng, địa phương và xã hội
để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ sao cho vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có íchcho sự phát triển” Theo cách hiểu này, TNXH là quy định trách nhiệm của doanh nghiệptrong thực hiện một số nội dung chủ yếu liên quan tới lĩnh vực lao động và môi trường
Ở một góc nhìn khác, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra nhậnđịnh tương tự, song nhấn mạnh vấn đề các chính sách quản lý của doanh nghiệp, minhbạch thông tin, việc làm và quan hệ với nhân viên, bảo vệ môi trường, chống thamnhũng, bảo vệ người tiêu dùng, phát triển khoa học kỹ thuật, cạnh tranh lành mạnh vàthực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế Hay, Ủy ban Châu Âu đưa ra “Văn bản xanh” (GreenPaper), “TNXH được hiểu như là việc doanh nghiệp đưa các vấn đề xã hội và môi trườngvào các hoạt động cũng như những trao đổi với các bên liên quan một cách tự nguyện”.Như vậy, việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp là hoàn toàn tự nguyện Nó đượcthể hiện thông qua việc cam kết thực hiện các nội dung của TNXH:
- Đảm bảo quyền con người
- Đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn về lao động và môi trường
- Đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên
- Tuân thủ pháp luật của nước sở tại
- Chống tham nhũng, chống ma túy
- Thực hiện, kiểm tra, giám sát và công khai thông tin
- Đảm bảo một hệ thống quản lý tốt và hiệu quả
- Đảm bảo quan hệ lao động lành mạnh
2.2 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Qua việc xem xét bản chất của TNXH, có thể thấy rằng, nội hàm của trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệpđối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp, từ người tiêu thụ đến các nhà cung cấp nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ nhân viêncho đến các cổ đông của doanh nghiệp Muốn thấy rõ được các khía cạnh đó, thì mô hình
“Kim tự tháp” của A Carroll (1999) đã thể hiện toàn diện, chính xác, đầy đủ và được sử
Trang 10dụng rộng rãi nhất Theo đó, TNXH bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từthiện.
Nguồn: O.C Ferrell , John Fraedrich, Linda Ferrell (2005), “Business Eth ics- Ethical Decision making & cas
es”, Boston Houghton, pp.48
Hình 2.1 Mô hình “Kim tự tháp” CRS của A Carroll (1999)
2.2.1 Khía cạnh kinh tế
Trách nhiệm kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng, làđiều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợinhuận Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lên hàng đầu Hơn thế, doanhnghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội, góp phần làm cho xã hội phát triển.Doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội cần và muốn với mức giá có thểduy trì sản xuất, đồng thời thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước, nhà đầu
tư Trách nhiệm ở việc tạo việc làm cho người lao động với mức lương xứng đáng, môitrường lao động an toàn, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn; đối với người tiêu dùng,doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý; với các bênliên đới khác mang lại lợi ích và công bằng cho họ Doanh nghiệp thực hiện tốt tráchnhiệm kinh tế của mình sẽ góp phần vào tăng thêm phúc lợi xã hội, đảm bảo sự tồn tại vàphát triển lâu dài của doanh nghiệp
2.2.2 Khía cạnh pháp lý
Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanhnghiệp và xã hội Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào vănbản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách côngbằng và đáp ứng các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ Các nghĩa vụpháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự Về căn bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm
5 khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dung
- Bảo vệ môi trường
- An toàn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
Trách nhiệm kinh tế và pháp luật là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của tráchnhiệm xã hội
2.2.3 Khía cạnh đạo đức
Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưađược “mã hóa” vào văn bản luật Thông thường, luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánhcác thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới Hơn nữa, trong đạo đức xã
Trang 11hội luôn tồn tại những khoảng “xám”, đúng – sai không rõ ràng; mà khi các cuộc tranhluận trong xã hội chưa ngã ngũ, chúng ta chưa thể được cụ thể hóa vào luật Cho nên,tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tói thiểu mà xãhội đặt ra Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật Trách nhiệmđạo đức là tự nguyện nhưng nó chính là trọng tâm của TNXH.
2.2.4 Khía cạnh nhân văn
Trách nhiệm từ thiện là những hình vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợicủa xã hội, như quyên góp ủng hộ cho người yếu thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các
dự án công cộng… Những đóng góp trên có thể kể trên 4 phương diện: nâng cao chấtlượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo chonhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động Điểm khác biệt giữa tráchnhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện Nếu họ không thực hiệnTNXH đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi
2.3 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, vìkinh doanh có đạo đức là một phần trách nhiệm xã hội của các nhà quản trị, là sức mạnhtrong trách nhiệm xã hội Trong thực tế, khái niệm TNXH được nhiều người sử dụngđồng nghĩa với đạo đức kinh doanh Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt:
- Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân nhàquản trị phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực
và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội, đó là sự cam kết của doanh nghiệp haynhà quản trị đối với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này
sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy
- Đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kỹ lưỡng
về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinhdoanh Đạo đức kinh doanh đề cập đến các nguyên tắc, quy tắc có tác dụng chi phốiquyết định của cá nhân hay tập thể
Bảng 2.1 So sánh giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
- Bao gồm những quy định và các tiêu
chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh
doanh
- Là nghĩa vụ của một doanh nghiệp phảithực hiện đối với xã hội
- Các qui định rõ ràng về các phẩm chất
đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính
những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình
đưa ra quyết định của những tổ chức ấy
- Được xem như một cam kết với xã hội
- Liên quan đến các nguyên tắc, quy định
chỉ đạo những quyết định của cá nhân hay
tổ chức
- Quan tâm tới hậu quả của những quyếtđịnh của tổ chức với xã hội
Trang 12- Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng
xuất phát từ bên trong
- Thể hiện những mong muốn, kỳ vọngxuất phát từ bên ngoài
Trang 13Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TNXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI TP.HCM
3.1 LỢI ÍCH CỦA VIỆC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN TNXH
3.1.1 Đối với doanh nghiệp
- Nâng cao uy tín và thương hiệu: Thực hiện TNXH giúp doanh nghiệp tăng giá trịthương hiệu và uy tín một cách đáng kể Chương trình trách nhiệm xã hội với ý tưởngmới, có ích cho cộng đồng sẽ thu hút sự tham gia của các phương tiện truyền thông Nhưvậy, doanh nghiệp tận dụng được sự hỗ trợ của bên thứ ba khách quan để đưa hình ảnhđến với công chúng Điều này giúp gia tăng “tình cảm” của người tiêu dùng cũng như cácđối tác, các nhà đầu tư đối với thương hiệu hay sản phẩm của doanh nghiệp
- Thu hút được nguồn lao động có chuyên môn cao: Chất lượng nguồn lao độngquyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm Vì vậy việc thu hút và giữ được độingũ lao động có chuyên môn cao là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp.Người lao động nào cũng đều muốn có điều kiện và môi trường làm việc tốt, tiền lương
và phúc lợi đảm bảo được cuộc sống, được quan tâm, hỗ trợ khi khó khăn, chế độ bảohiểm đầy đủ, được nâng cao chuyên môn… Những doanh nghiệp thực hiện TNXH thỏamãn những điều kiện đó sẽ thu hút được những lao động giỏi Hơn nữa, ngày nay nhiềulao động không còn đặt mục tiêu kiếm tiền lên hàng đầu khi lựa chọn chỗ làm việc Nhưvậy, hoạt động TNXH của doanh nghiệp khiến người lao động cảm thấy đang tạo ra giátrị và ý nghĩa cho xã hội Họ tự hào về công việc và sẽ tâm huyết, gắn bó với doanhnghiệp
- Tăng doanh thu: Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới chất lượnghàng hóa mà còn quan tâm tới cách thức tạo ra sản phẩm đó Vì thế thông qua việc thựchiện TNXH, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, thu hút được nhiều khách hàng, ký thêmđược nhiều hợp động mới
Với các chế độ phúc lợi xã hội cao, lương bổng hợp lý doanh nghiệp thu hút đội ngũnhân viên giỏi, họ lao động với tinh thần trách nhiệm và ý thức cao nên tăng năng suấtlao động Hơn nữa điều đó còn giúp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phítuyển dụng và đào tạo nhân viên mới
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: Các doanh nghiệp chỉ có thểcạnh tranh, giành được thị trường nếu đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các nhànhập khẩu Một trong các yêu cầu bắt buộc đó là TNXH của doanh nghiệp có thực hiệntốt không Khi thực hiện TNXH, doanh nghiệp sẽ vượt qua được các rào cản kỹ thuật vàrào cản thương mại do các đối tác dựng nên vì thế việc tiêu thụ sản phẩm sẽ nhiều hơn
3.1.2 Đối với người lao động
Việc thực hiện TNXH sẽ tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện trênnhiều phương diện khách nhau Họ sẽ được làm việc trong một môi trường mà ở đó,những quy định pháp luật đối với quyền và lợi ích người lao động sẽ được thực thinghiêm túc, qua đó tạo ra được động cơ làm việc tốt cho người lao động Khi doanhnghiệp cam kết thực hiện TNXH, các vấn đề như lao động cưỡng bức, sử dụng lao độngtrẻ em, quấy nhiễu và lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế và loại bỏ; vấn