1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích vai trò đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

14 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xác định được ảnh hưởng của stakeholder có tác dụng gì?...41.Stakeholders là gì?...42.Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:...4II.Phân tích, áp dụng mô hình algorith

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

ĐẠO ĐỨC KINH DOANHGiảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Trương Thảo Nguyên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I.Stakeholder là gì? Xác định được ảnh hưởng của stakeholder có tác dụng gì? 4

1.Stakeholders là gì? 4

2.Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder: 4

II.Phân tích, áp dụng mô hình algorithm đạo đức cho trường hợp "bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty"? 5

1.Mô hình algorithm: 5

2.Phân tích và áp dụng mô hình algorithm đạo đức trong trường hợp “bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty”: 5

III.Phân tích vai trò đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp? 7

1.Đạo đức kinh doanh: 7

1.1Khái niệm đạo đức kinh doanh: 7

1.2Vai trò của đạo đức kinh doanh trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: 72.Văn hóa doanh nghiệp: 8

2.1Khái niệm văn hóa doanh nghiệp: 8

2.2Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: 8 3.Cho ví dụ phân tích các biểu hiện đạo đức kinh doanh cụ thể minh hoạ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 9

3.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):.93.2 Đạo đức kinh doanh của Vietcombank: 10

KẾT LUẬN 13

LỜI CẢM ƠN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, đạo đức đã trở thành một yếu tố cốt lõi quan trọng không chỉ định hình uy tín của doanh nghiệp mà còn tác động mạnh mẽ đến sự thành công và bền vững của nó Đạo đức kinh doanh không chỉ liên quan đến việc tuân thủ luật pháp mà còn bao gồm cách doanh nghiệp đối xử và tương tác với các bên liên quan, cách xây dựng môi trường làm việc công bằng, tôn trọng và cách tạo ra giá trị cho cộng đồng Bài tiểu luận này tập trung vào nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, khám phá nguyên tắc và giá trị đạo đức cần thể hiện trong môi trường kinh doanh, nhằm tạo nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng của áp dụng đạo đức kinh doanh và khuyến khích xây dựng doanh nghiệp thành công không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt đạo đức và xã hội

Trang 4

I.Stakeholder là gì? Xác định được ảnh hưởng của stakeholder có tácdụng gì?

1 Stakeholders là gì?

Stakeholder hay còn được gọi là “đối tượng hữu quan”, đề cập đến những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến sự sống còn và thành công của một doanh nghiệp hay một tổ chức Các stakeholder này có quyền hạn hoặc thế mạnh nhất định để đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện mong muốn, quan điểm, lợi ích của họ

Ví dụ: Đối tượng hữu quan của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng,….

Stakeholder bao gồm hai bên: bên trong và bên ngoài.

 Bên trong: Đây là các thành phần nội bộ của công ty, tổ chức bao gồm: nhân viên, viên chức, ban giám đốc, ủy viên, hội đồng quản trị Các thành viên bên trong này thường tham gia trực tiếp vào quá trình quyết định và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, và họ có quyền đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện các quyết định có thể ảnh hưởng đến họ.

 Bên ngoài: Nhóm này thường bao gồm cá nhân hoặc tập thể không thuộc cấu trúc nội bộ của tổ chức gây ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước, chính phủ, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương Các stakeholder bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tổ chức thông qua các quan hệ kinh doanh, quyết định mua sắm, quy định và chính trị, hoặc thẩm chí là thái độ của cộng đồng địa phương đối với hoạt động của tổ chức.

2 Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:

Việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder là một bước quan trọng trong quá trình quản lý stakeholder, việc xác định này giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các stakeholder, từ đó có thể xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng bên liên quan, từ đó đạt được mục tiêu chính của doanh nghiệp.

Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:

Trang 5

 Định hướng chiến lược: Xác định được các bên liên quan quan trọng nhất giúp tổ chức tập trung vào những mục tiêu quan trọng, thay vì doanh nghiệp cố đáp ứng những yêu cầu từ các bên liên quan, tổ chức có thể tạo ra chiến lược tập trung vào việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của các bên liên quan quan trọng nhất  Xây dựng mối quan hệ tích cực: Tìm hiểu và hiểu rõ được các bên liên quan giúp tổ chức xây dựng mối quan hệ tích cực với các stakeholder, bằng cách này các doanh nghiệp, tổ chức có thể biết rõ các bên liên quan quan tâm đến những gì, để có thể thích nghi và đáp ứng những mong muốn đó

 Dự đoán và phòng ngừa rủi ro: Xác định thông tin chính xác từ các bên liên quan quan trọng giúp tổ chức dự đoán và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, tổ chức có khả năng dự đoán và xử lý nhanh chóng mọi tình huống không lường trước, ngăn chặn sự gia tăng về vấn đề và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp

 Tạo giá trị cho tổ chức và bên liên quan: đây là phần quan trọng nhất khi hợp tác với các bên liên quan Bằng cách tập trung vào các bên liên quan quan trọng, tổ chức không chỉ tối ưu hóa hiệu suất và lợi nhuận mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững Điều này tạo ra cơ hội mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường và duy trì sự cạnh tranh trong ngành

II.Phân tích, áp dụng mô hình algorithm đạo đức cho trường hợp "bảo vệbí mật kinh doanh của công ty"?

1 Mô hình algorithm:

Algorithm là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong toán học để chỉ một phương pháp hệ thống nhằm giảm quyết một nhóm vấn đề nhất định Trong nghiên cứu về hành vi, thuật ngữ algorithm đạo đức chỉ tập hợp có hệ thống những câu hỏi logic được sử dụng làm cơ sở cho việc xác minh những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi và quyết định sự khác nhau trong hành vi giữa các cá nhân, hay ở từng hoàn cảnh.

2 Phân tích và áp dụng mô hình algorithm đạo đức trong trường hợp “bảovệ bí mật kinh doanh của công ty”:

Mục tiêu đạo đức: Bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty Mục tiêu đạo đức chính là đảm

bảo rằng thông tin kinh doanh quan trọng của công ty không bị tiết lộ cho bên thứ ba không có quyền truy cập Mục tiêu này chú trọng vào việc bảo vệ lợi ích và tài sản của công ty cũng như đảm bảo tính công bằng và đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.

Các câu hỏi logic:

Câu 1: Bí mật kinh doanh của công ty có giá trị và quan trọng như thế nào?

Trang 6

Câu 2: Công ty có nghĩa vụ đảm bảo bí mật kinh doanh và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan không?

Câu 3: Sự tiết lộ thông tin kinh doanh có thể gây hại cho công ty và các bên liên quan không?

Câu 4: Có những biện pháp nào để bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty?

Áp dụng các câu hỏi logic trong từng trường hợp cụ thể:

Câu 1: Cần đánh giá giá trị và quan trọng của bí mật kinh doanh để hiểu rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc bảo vệ nó.

Câu 2: Bảo vệ bí mật kinh doanh và lợi ích của các bên liên quan (như cổ đông, nhân viên, khách hàng) là một nhiệm vụ đạo đức của công ty Công ty có trách nhiệm tuân thủ các quy định và quy tắc về bảo mật thông tin, thiết lập chính sách bảo mật, đào tạo nhân viên về quyền riêng tư và bảo mật, xây dựng môi trường làm việc tôn trọng sự riêng tư và bảo mật Câu 3: Đánh giá tác động tiêu cực của sự tiết lộ thông tin kinh doanh đối với công ty và các bên liên quan là quan trọng Sự tiết lộ thông tin có thể dẫn đến việcmaats mát doanh thu, mất khách hàng, hủy hoại hình ảnh công ty, mất công nghệ hoặc ảnh hưởng đến sự cạnh tranh Từ đó làm gây hại đến công ty, các bên liên quan, làm suy giảm lòng tin và độ tin cậy Câu 4: Để bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty, có thể áp dụng các biện pháp như sau:

 Quản lý tuy cập: Thiết lập các chính sách và quy tình để kiểm soát quyền truy cập vào thông tin quan trọng Điều này bao gồm việc xác định người dùng có quyền truy cập thong tin cụ thể và thiết lập hệ thống kiểm soát và giám sát truy cập.

 Mã hóa thông tin: Sử dụng công nghệ mã hóa để bảo vệ thông tin kinh doanh quan trọng, mã hóa giúp đảm bảo rằng thông tin chỉ có thể được đọc và hiểu bởi những người có quyền truy cập hợp pháp.

 Ký kết các thỏa thuận bảo mật: yêu cầu nhân viên, đối tác và bên thứ ba có quan hệ kinh doanh với công ty ký kết các thỏa thuận bảo mật Những thỏa thuận này quy định rõ các điều khoản và điều kiện về bảo vệ thông tin kinh doanh và cung cấp cơ chế pháp lý để đảm bảo tuân thủ.

 Giáo dục nhân viên: Đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của bảo mật thông tin và cung cấp hướng dẫn về các quy tắc và quy trình bảo mật, giúp nhân viên hiểu rõ trách nhiệm cá nhân và đóng góp vào việc bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty  Kiểm tra và đánh giá định kỳ: Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ về hệ thống bảo

mật và quy trình liên quan đến đảm bảo tính hiệu quả của chúng, chúng bao gồm việc kiểm tra lỗ hổng bảo mật, cải thiện các biện pháp bảo mật dựa trên kiểm tra và đánh giá, duy trì sự phù hợp với các quy định và quy tắc liên quan đến bảo mật thông tin.

Trang 7

 Việc áp dụng mô hình algorithm đạo đức vào trường hợp “bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty” giúp xác định giá trị, nghĩa vụ, rủi ro và biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật kinh doanh Bằng việc trả lời các câu hỏi logic và áp dụng các biện pháp bảo mật thích hợp, công ty có thể tăng cường bảo vệ thông tin kinh doanh quan trọng, đảm bảo tính công bằng và đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.

III.Phân tích vai trò đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trongsự phát triển bền vững của doanh nghiệp?

1 Đạo đức kinh doanh:

1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh:

Đạo đức là một hệ thống giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, mà con người tự nguyện tuân thủ điều chỉnh hành vi của mình nhằm đáp ứng lợi ích của cộng đồng, xã hội Nó là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người, không chỉ tác động đến quan hệ cá nhân mà còn lan rộng vào các lĩnh vực như kinh doanh, chính trị và xã hội Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính nhân cách, xác định hành vi và quyết định của từng người Ngoài việc áp dụng cho hành vi cá nhân, đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hôi công bằng, tôn tọng quyền tự do và thúc đẩy sự phát triển bền

Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi

của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn đạo đức và quy tắc đúng đắn, định hình các nguyên tắc và giá trị cốt lõi để hướng dẫn quyết định và hành động của doanh nghiệp Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động một cách đúng đắn, tuân thủ pháp luật và tránh những hành vi không đạo đức như gian lận, hối lộ hay vi phạm quyền riêng tư.

Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp: đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng

trong việc xây dựng và nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp tuân thủ đạo đức và thực hiện các hoạt động kinh doanh đúng đắn, nó xây dựng được một hình ảnh tích cực và đáng tin cậy trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng Thương hiệu đạo đức giúp tạo lòng tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng, tăng cường độ cạnh tranh và đem lại lợi ích kinh doanh bền vững.

Trang 8

Góp phần mang đến xã hội văn minh: đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng

trong việc góp phần xây dựng xã hội văn minh, doanh nghiệp khi tuân thủ đạo đức và có trách nhiệm xã hội, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, tạo việc làm và cơ hội phát triển cho cộng đồng, đóng góp vào hoạt động xã hội và môi trường, thực hiện trách nhiệm đối với bền vững đạo đức lao động và phân chia lợi nhuận công bằng

Nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc nhóm: được thúc đẩy bởi đạo đức và giá trị

cốt lõi trong tổ chức, từ đó tạo nên môi trường tích cực, tăng sự hợp tác, sáng tạo và hiệu suất làm việc của nhóm, mang lại sự hài lòng và trải nghiệm tốt cho nhân viên  Tránh bị phạt: Tuân thủ đạo đức và pháp luật giảm rủi ro pháp lý và tiềm năng bị

phạt, ngoài ra việc tuân thủ dạo đức kinh doanh tạo hình ảnh tích cực, tăng khả năng ưu tiên, hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan quản lý

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: đạo đức kinh doanh nó hướng dẫn giá trị, quy tắc

và hành vi, tạo nên môi trường tích cực và định hình cách thức giao tiếp, quyết định và hành động Văn hóa doanh nghiệp đạo đức tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thúc đẩy sự phát triển và thành công bền vững cho doanh nghiệp.

2 Văn hóa doanh nghiệp:

2.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin, chủ đạo nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên Văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp nhận thức, tận dụng cơ hội, đối mặt với thách thức và đạt được mục tiêu, quy trình ra quyết định, phong cách quản lý và tạo môi trường làm việc khích lệ sự sáng tạo hợp tác Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hình ảnh, uy tín và sự tin cậy của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, cộng đồng và các bên liên quan

2.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững củadoanh nghiệp:

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bao gồm 4 vai trò chính:

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng/ bản sắc của doanh nghiệp, nó định

hình giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh và các tập tục lễ nghi theo thói quen, tạo ra một phong cách độc đáo và khác biệt Văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp doanh

Trang 9

nghiệp phát triển mà còn giúp phân biệt mình với các đối thủ khác, nó có ảnh hưởng lớn đến xây dựng bản sắc và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thể hiện uy tín thương hiệu, tạo sự tin cậy, tạo nên một hình ảnh độc đáo và khác biệt cho doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp, ngày

nay, người lao động không chỉ quan tâm đến thu nhập mà còn quan tâm đến môi trường làm việc có lành mạnh và an toàn, nhân viên cũng quan tâm đến giá trị xã hội mà doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng Do đó, xây dựng và duy trì một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài, đảm bảo lòng trung thành của nhân viên, và tạo ra một môi trường lao động tích cực, khiến các nhân viên cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo môi tường làm việc hiệu quả và thân thiện, nó định

hướng, thống nhất, gắn kết và kiểm soát hành vi trong doanh nghiệp, hơn hết văn hóa doanh nghiệp góp phần tăng sức cạnh tranh bằng ccahs tạo bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lòng trung thành và sự gắn bó dựa trên tinh thần trách nhiệm

Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, một

nền văn hóa tốt trong doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên có tâm lý thoải mái tích cực trong công việc Đây chính là tiền đề cho sự sáng tạo cao nhất trong quá trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp ủng hộ cá nhân được đưa ra các ý kiến, sáng kiến phát huy được tính năng động sáng tạo của mình và khuyến khích sự sáng tạo tạo cảm giác giá trị cho nhân viên, những thành công của nhân viên trong công việc cũng góp phần tăng cường sự gắn bó của họ với doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng gắn bó và đóng góp mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp.

3. Cho ví dụ phân tích các biểu hiện đạo đức kinh doanh cụ thể minh hoạ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

3.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Ngày 30/10/1962, Vietcombank được thành lập theo Quyết định 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động Vietcombank như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.

Trang 10

Ngày 26/12/2007, Vietcombank trở thành một đơn vị đi tiên phong trong ngân hàng về thực hiện chủ trương cổ phần hóa trong ngành ngân hàng ra công chúng Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ

Ngày nay, Vietcombank không chỉ là một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại mà còn trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực thương mại quôc tế, Vietcombank hoạt động mạnh mẽ trong kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, và tài trợ dự án,… Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp một loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ, thẻ, ngân hàng điện tử, và nhiều dịch vụ khác.

3.2 Đạo đức kinh doanh của Vietcombank:

 Đối với khách hàng:

Vietcombank đã tạo dựng một tập đoàn tuân thủ đạo đức kinh doanh và đặt khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động Với cam kết về minh bạch, Vietcombank cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ và điều khoản giao dịch là rất quan trọng Chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và mong đợi của khách hàng Một điểm quan trọng khác là hỗ trợ khách hàng và giải quyết khiếu nại một cách nhanh chóng và công bằng

Ngoài ra, Vietcombank luôn đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng, việc tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin và sử dụng các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn việc truy cập trái phép và lạm dụng thông tin cá nhân Với những cam kết này, Vietcombank không chỉ là một ngân hàng mà còn là một người bạn đồng hành trung thành và đáng tin cậy trong quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp của khách hàng.

 Đối với người lao động:

Đạo đức kinh doanh của Vietcombank đối với người lao động được xác định bởi sự cam kết tôn trọng và quan tâm đến quyền lợi, giá trị của nhân viên Tính đến tháng 12/2020 Vietcombank đã có hơn 20.062 người, với quy mô lao động lớn và không ngừng tăng lên Vietcombank cam kết đối xử công bằng và không phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ đặc điểm cá nhân nào, mọi nhân viên đều được đối đãi tôn trọng và công bằng, tạo điều kiện cho sự phát triển và thành công trong công việc, không có sự phân biệt về giới tính, tuổi tác, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo hay bất kỳ yếu tố nào khác, nhân viên đều được đánh giá dựa trên khả năng và thành tựu cá nhân.

Ngày đăng: 11/04/2024, 13:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w