có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
TIỂU LUẬN
Đề tài:
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn Sinh viên thực hiện: NHÓM 6
Lớp học phần: DHMK17FTT
S
2 Nguyễn Phạm Minh Tâm 21025171
3 Nguyễn Thị Hồng Liên 21081121
Trang 2Mục lục
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN: _2
1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh _2 1.2 Các vấn đề đạo đức kinh doanh 3 PHẦN 2._THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DƯỢC PHẨM VÀ CÁC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 5
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng _5
2.2. Khái niệm dược phẩm giả 6
2.3. Thực trạng đạo đức kinh doanh của việc kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng 6
2.4 Nhận xét – Kết luận _8
PHẦN 3 GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP _9 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh
có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là gì?
Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
2
Trang 4Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công …
Vai trò của đạo đức kinh doanh:
Góp phần mang đến xã hội văn minh: bằng cách áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, nhiều tệ nạn được loại bỏ như: sử dụng trẻ em, quấy rối nhân viên…
Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: đạo đức kinh doanh giúp phá vỡ hàng rào giữa các nhân viên, xây dựng sự cởi mở, chính trực và ý thức hòa nhập tốt hơn Nhân viên trở nên hăng say làm việc khi nhận ra giá trị của họ có sự liên kết bền chặt với giá trị doanh nghiệp
Hỗ trợ sự phát triển của nhân viên: nhân viên biết cách đối mặt với các tình huống xấu và dễ dàng tìm ra cách giải quyết phù hợp
Tránh bị phạt: các vấn đề đạo đức được phát hiện và xử lý ngay ở giai đoạn đầu giúp tổ chức tránh được các hình phạt liên quan đến pháp luật
Hỗ trợ quản lý chất lượng, hoạch định chiến lược và quản lý đa ngành
1.2 Các vấn đề đạo đức kinh doanh
Sự xuất hiện vấn đề đạo đức trong kinh doanh
Thế nào là vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
Một vấn đề chứa đựng khía cạnh đạo đức, hay vấn đề mang tính đạo đức là một hoàn cảnh, trường hợp, tình huống mà một cá nhân hoặc tổ chức gặp phải những khó khăn hay
ở tình thế khó xử khi phải lựa chọn một trong nhiều cách hành động khác nhau dựa trên tiêu chí về sự đúng – sai
3
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Giữa một vấn đề mang tính đạo đức và một vấn đề mang tính chất khác có sự khác biệt rất lớn Sự khác biệt thể hiện ở chính tiêu chí lựa chọn để ra quyết định Khi tiêu chí để đánh giá và lựa chọn cách thức hành động không phải là các chuẩn mực đạo lý xã hội,
mà là “tính hiệu quả”, “việc làm, tiền lương”, “sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ và năng suất”, hay “lợi nhuận tối đa” thì những vấn đề này sẽ mang tính chất kinh tế, nhân lực, kỹ thuật hay tài chính
Những vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn Mâu thuẫn có thể xuất hiện trong mỗi cá nhân (tự - mâu thuẫn) cũng như có thể xuất hiện giữa những người hữu quan do sự bất đồng trong cách quan niệm về giá trị đạo đức, trong mối quan hệ hợp tác
và phối hợp, về quyền lực và công nghệ Đặc biệt phổ biến, mâu thuẫn thường xuất hiện trong những vấn đề liên quan đến lợi ích Mâu thuẫn cũng xuất hiện ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhất là trong các hoạt động phối hợp chức năng
Khi đã xác định được vấn đề có chứa yếu tố đạo đức, người ta luôn tìm cách giải A Ngu quyết chúng Trong nhiều trường hợp, việc giải quyết các vấn đề này thường kết thúc ở tòa án, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và phức tạp đến mức không thể giải quyết thông qua thoại trực tiếp giữa các bên liên quan Khi đó, hậu quả thường rất nặng nề và tuy có người thắng kẻ thua nhưng không có bên nào được lợi Phát hiện và giải quyết các vấn đề đạo đức trong quá trình ra quyết định và thông qua các biện pháp quản lí có thể mang lại hiệu quả tích cực cho tất cả các bên
Vấn đề đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Có thể nói, đạo đức kinh doanh tại Việt Nam đã không còn là vấn đề xa lạ với mỗi người Các vấn đề có liên quan như: Đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… đã nổi lên như cồn kể từ khi Việt Nam thực hiện các chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa vào những năm cuối thế kỷ 20 Nhưng trước đó, khi vẫn ở trong thời kỳ kinh tế kế hoạch một cách tập trung, những vấn đề đạo đức kinh doanh hầu như chưa bao giờ được nhắc tới
Trong thời kỳ bao cấp, tất cả hoạt động kinh doanh của người dân đều do một tay nhà nước chỉ đạo Những hành vi có đạo đức sẽ được coi là hành vi tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên Thời kỳ đó hàng hóa tiêu dùng còn khan hiếm, việc mua bán trao đổi khó khăn
4
Trang 6nên không ai có thể phàn nàn chất lượng hàng hóa Vì nhu cầu tiêu dùng vượt quá lượng cung cấp và chất lượng dịch vụ chưa được chú trọng
Ở thời kỳ bao cấp, các ngành công nghiệp của Việt Nam chưa có khả năng phát triển như hiện nay Cũng rất ít nhà máy sản xuất và hầu như các nhà máy sản xuất đều thuộc biên chế và quyền sở hữu của nhà nước Nơi mà khi nhắc đến, ta sẽ nghĩ ngay đến kỷ luật, còn chế độ lương thưởng đều rất thấp và vô cùng đơn giản, vô vị Lúc bấy giờ, vấn đề làm việc trong cơ quan nhà nước rất khó khăn nên sẽ không phát sinh vấn đề đình công hay mâu thuẫn lao động Tất cả các hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ theo các quy định mà nhà nước đưa ra nên vấn đề đạo đức kinh doanh thật sự không được nhắc đến Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán…
Vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh được trở nên phổ biến hơn trong xã hội
Nhưng tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh lại trở thành mô ’t vấn đề “nhức nhối” trong
xã hô ’i hiê ’n nay Chỉ riêng vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh trong sản xuất thực phẩm
đã dấy lên hồi chuông báo đô ’ng đỏ – như mô ’t đại biểu Quốc hô ’i đã phát biểu: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!” Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 15/3 hằng năm là Ngày Bảo vê ’ quyền người tiêu dùng Viê ’t Nam Đài Truyền hình Viê ’t Nam cũng có h•n mô ’t chuyên mục “Nói không với thực phẩm bẩn!”
PHẦN 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DƯỢC PHẨM VÀ CÁC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
2.1 Giới thiệu tổng quan về ngành kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng
Ngành dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh như dịch chuyển lớn về
số lượng và chất lượng Với nền kinh tế phát triển nhanh và năng động ở châu Á, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên
Cơ cấu dân số trẻ đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường
và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao sẽ là
5
Trang 7động lực cho mình dược phẩm tiếp tục tăng trưởng Cùng với đó là lối sống hiện đại như hiện nay gây ra nhiều tác động đến sức khỏe con người từ thuốc lá, rượu bia, tiêu thụ thức ăn nhanh làm gia tăng các bệnh liên quan đến tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì,…
Kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng hiện đang là một mảnh đất màu mở cho các doanh nghiệp Việt Đây là một lĩnh vực được các chuyên gia đánh giá và vô cùng tiềm năng trong tương lai Theo thống kê, dược phẩm và thực phẩm chức năng được bán tại hầu hết tại các bệnh viện, các hiệu thuốc, đại lý phân phối, bán hàng online Đối tượng
sử dụng rộng rãi kể cả miền quê, xã miền núi, biên giới, hải đảo Hiện nay, hơn 70% các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng được lưu hành trên thị trường là do các công ty trong nước sản xuất và cung ứng
2.2 Khái niệm dược phẩm giả.
Định nghĩa dược phẩm giả, thuốc giả là sản phẩm được sản xuất với ý đồ cố tình gian lận trong việc nhận dạng thuốc và/hoặc nguồn gốc thuốc Theo định nghĩa của WHO, một sản phẩm là thuốc giả có thể chứa thành phần dược chất khác với thông tin trong hồ sơ đăng ký, hoặc thậm chí là không có dược chất Trường hợp khác có thể chứa đúng thành phần hoạt chất nhưng với hàm lượng/nồng độ không đúng hoặc sản phẩm được đóng gói trong bao bì giả mạo về nguồn gốc và tính xác thực của sản phẩm
2.3 Thức trạng đạo đức kinh doanh của việc kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng
Hiện nay, bên cạnh các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng có thương hiệu, đạt chất lượng thì vẫn còn tiểm ẩn những loại kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…những loại hàng này thường có giá rẻ và do một số tiểu thương hám lợi nên đã trà trộn để bán lẫn với những mặt hàng tốt nhằm đánh lừa người tiêu dùng Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội
Trong nhiều năm qua, số lượng dược phẩm và thực phẩm chức năng giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của vấn đề dược phẩm, thực phẩm chức năng giả thường rất khó để đánh
6
Trang 8giá và bất kỳ sự xác định chính xác cho một tỷ lệ dược phẩm, thực phẩm chức năng giả lưu thông trên thị trường đều là vấn đề cực kỳ khó khăn Điều quan trọng là các quốc gia thường xuyên liên quan đến sự cố về dược phẩm, thực phẩm chức năng giả không nhất thiết phải là những quốc gia yếu kém về chương trình kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm Trái lại, những nước có tổng số sự cố thuốc giả được ghi nhận là thấp không h•n là không bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ thấp về thuốc giả Đôi khi do những yếu kém trong thực thi pháp luật, thiếu ngân sách hoặc hệ thống quy định pháp lý không đầy đủ nên ở một số khu vực nhất định trên thế giới, thuốc giả thường không được phát hiện ra Những người bị lừa mua dược phẩm, thực phẩm chức năng giả thường là người sử dụng thuốc không phù hợp hoặc đang tìm mua thuốc với mức giá rẻ hoặc có chiết khấu Ngoài
ra nhờ công nghệ làm giả tinh vi, chi phí chế tạo thấp nên nhìn bên ngoài hàng giả cũng gần giống với hàng thật, có nhãn và hình ảnh thuốc giống hệt nhau, do đó dễ đánh lừa bệnh nhân và thậm chí là các Dược sĩ
Việc gia tăng truy cập Internet cùng với các phương pháp mới trong sản xuất và phân phối dược phẩm bất hợp pháp đã tạo ra những thách thức cho những nhà quản lý Dược trong việc bảo vệ chuỗi cung ứng dược phẩm hợp pháp Đã xuất hiện hàng ngàn trang web công khai bán thuốc không được chấp thuận, thuốc giả mạo cũng như bán thuốc kê đơn mà không yêu cầu kê đơn hợp lệ, tất cả điều này đều vi phạm các quy định pháp luật trong kinh doanh Dược phẩm Bên cạnh đó, lợi dụng thông lệ quốc tế về việc lấy mẫu kiểm tra trước khi lưu hành chỉ áp dụng với các loại thuốc có nguy cơ cao, cần kiểm soát chặt về chất lượng như vaccine, huyết thanh chứa kháng thể, thuốc mới phát minh hoặc thuốc của các hãng sản xuất từng có những vi phạm về chất lượng, thì những loại thuốc thông thường được các nhóm làm thuốc giả tận dụng khai thác, đặc biệt là những loại không quá đắt tiền
Tại Việt Nam, do đặc trưng hệ thống phân phối trong nước còn thiếu tính chuyên nghiệp, thuốc phải đi qua nhiều tầng nấc trung gian khiến chi phí phân phối bị tăng lên, khó truy xuất nguồn gốc cũng như kiểm soát chất lượng sản phẩm Thông tin về người mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ không được lưu giữ một cách thích hợp, việc thực hiện các quy định liên quan đến hoá đơn chứng từ trong mua bán thuốc tại các cơ sở còn chưa thật nghiêm túc, đặc biệt là phân phối thuốc tại các khu vực vùng sâu vùng xa trong khi đội ngũ cơ
7
Trang 9quan quản lý và giám sát chất lượng thuốc tại các tỉnh và thành phố vẫn còn chưa đủ sức bao phủ khiến cho việc phát hiện thuốc giả, thu hồi thuốc kém chất lượng càng trở nên khó khăn hơn Thực tế cho thấy nơi tiêu thụ của thuốc giả phần lớn là ở các “chợ thuốc” bán sỉ Bên cạnh đó, sự bùng nổ của mạng Internet, thay đổi xu hướng tiêu dùng sang hình thức mua hàng online cùng với nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân đối với các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cũng là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sản phẩm thuốc giả tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn Nhiều vụ việc liên quan đến phát hiện và
xử lý thuốc giả ở quy mô lớn liên tục được đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian gần đây lại một lần nữa làm dậy lên điều lo ngại về thực trạng thuốc giả trên thị trường Dược phẩm vẫn còn rất khó kiểm soát triệt để
2.4 Nhận xét – Kết luận
Thuốc giả thường có chứa lượng hoạt chất ít hoặc nhiều hơn hàm lượng quy định, không
có hoạt chất hoặc là chứa một thành phần hoạt chất khác Điều rõ ràng là trong tất cả các tình huống này, việc sử dụng thuốc giả sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng và thậm chí có thể đến mức gây tử vong Hãy tưởng tượng trường hợp bệnh nhân tiêu tốn nhiều tiền bạc để dùng thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo với hy vọng cải thiện phần nào đó tình trạng sức khoẻ của mình và rồi sau đó biết rằng thuốc mình đang sử dụng hoàn toàn không chứa dược chất gì cả? Lúc này người bệnh không chỉ tiếp tục phải đối diện với bệnh tật mà còn có thể là sự nghèo đói và cả niềm tin bị đánh mất theo các sản phẩm thuốc giả đó
Bệnh nhân thường rất khó để phân biệt một sản phẩm là thuốc giả bởi vì chúng thường được đóng gói một cách kỹ lưỡng để làm sao cho giống hệt với các thuốc chính hãng nhằm đánh lừa người tiêu dùng Đôi khi kết quả phân tích tại các cơ sở kiểm nghiệm mới
có thể là cách duy nhất để xác định sự khác biệt giữa thuốc thật và thuốc giả mạo Thuốc giả không chỉ là bất hợp pháp mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khoẻ cộng đồng Điều trị bằng thuốc giả mạo không hiệu quả như đối với trường hợp kháng sinh có thể dẫn đến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc và có thể có ảnh hưởng xấu trên đại bộ phận dân chúng Đối với người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… phải dùng thuốc trong thời gian lâu dài, nếu dùng phải thuốc giả thì rõ ràng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, quá trình điều trị không hiệu quả, bệnh tật phát triển thêm
8
Trang 10khi mà cả cán bộ y tế và người bệnh đều cho rằng đã sử dụng đúng loại thuốc phù hợp Với các thuốc giả, những tác dụng phụ trên bệnh nhân có khả năng xảy ra thường xuyên
và khó kiểm soát do cán bộ y tế không xác định chính xác thành phần hoạt chất trong thuốc giả Trong đó nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc Một số trường hợp thuốc giả chứa hoạt chất, thậm chí là tá dược kém chất lượng không tinh khiết và lẫn độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong Các kim loại nặng và các chất độc có thể gây triệu chứng nhiễm độc bao gồm thay đổi chức năng tim, biến đổi nồng độ đường huyết, khó thở hay suy giảm chức năng của các cơ quan trọng của cơ thể Các thuốc giả được sản xuất tại cơ sở không đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định có thể chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc, điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với trường hợp các thuốc dùng đường tiêm hoặc trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch Từ những hậu quả gây hại như vậy nên thuốc giả có thể làm giảm niềm tin của cộng đồng vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ, các chuyên gia y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các nhà cung cấp dược phẩm chân chính
PHẦN 3 GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP
Phòng chống việc kinh doanh và tiêu thụ thuốc giả
Để bảo vệ lợi ích khách hàng và uy tín của mình, nhiều công nghệ chống hàng giả đang được các công ty Dược phẩm áp dụng, trong số đó là việc sử dụng các hình ảnh ba chiều, mực chuyển màu, mã nhúng, sử dụng mã xác minh bằng tin nhắn hoặc xác minh trực tuyến, mã vạch Để tránh mua phải thuốc giả, người tiêu dùng nên lưu ý mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ lớn có uy tín, cần quan sát kỹ thuốc để phát hiện những bất thường về bao bì, dạng thuốc ; luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để tránh các thuốc hết hạn dùng, cảnh giác với những thuốc có giá thấp bất thường, tìm hiểu và sử dụng các
9