“ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNGTHỨC CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNHHOÀNG CẦU”Giảng viên hướng dẫn: ThS... Khái quát về Thanh toán quốc tế của ngân
Trang 1“ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNGTHỨC CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH
HOÀNG CẦU”
Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Kim LenChuyên ngành : Tài chính Quốc tế
Mã số: 08Hà Nội – 2024
Trang 2ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
I.CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)1.1 Khái quát về Thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại và các hoạt động của NHTM1.1.2.Khái niệm và đặc điểm Thanh toán quốc tế
1.1.3.Thanh toán quốc tế - Hoạt động sinh lời của NHTM
1.2 Vai trò của Thanh toán quốc tế
1.2.1.Đối với nền kinh tế
1.2.2.Đối với các doanh nghiệp
1.3.3.2 Các bên tham gia 1.3.3.3 Quy trình thanh toán
1.3.3.4 Các nghiệp vụ Ngân hàng chuyển tiền1.3.3.5 Hình thức chuyển tiền
1.3.3.6 Trường hợp áp dụng
II.CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TẠI CHI NHÁNH ACB HOÀNG CẦU
Trang 3II.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
II.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
II.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Chi nhánh ACB Hoàng cầu
II.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chứchoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu ACB - Chi nhánh Hoàng cầu
II.1.2.2 Mô hình hoạt động TTQT trong hệ thống Chi nhánh Hoàng cầu II.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu ACB -
Chi nhánh Hoàng Cầu giai đoạn 2019 – 2023.
II.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiềntại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Chi nhánh Hoàng cầu
II.2.1 Cơ sở pháp lý và quy trình nghiệp vụ chuyển tiền trong TTQT của Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Chi nhánh Hoàng cầu.
II.2.2 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Chi nhánh Hoàng Cầu
II.3 Đánh giá thực trạng hoạt động chuyển tiền trong TTQT tại ACB Chi nhánh Hoàng Cầu
II.3.1.1 Thành tựu II.3.1.2 Hạn chế
II.3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế
III.CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH HOÀNG CẦU
III.1 Định hướng phát triển hoạt động chuyển tiền trong TTQT của Ngân hàng Á Châu ACB
Trang 4III.1.1.Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
III.1.2.Định hướng phát triển hoạt động chuyển tiền trong TTQT tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
III.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ chuyển
tiền trong thanh toán quốc tế tại Chi nhánh
III.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
III.2.2.Hoàn thiện các ứng dụng công nghệ hiện đại III.2.3.Cải thiện quy trình chuyển tiền T/T đi
III.2.4.Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng cường thực hiện công tác khách hàng
III.2.5.Nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ III.2.6.Xây dựng và đa dạng hóa nguồn vốn ngoại tệ III.2.7.Tăng cường khả năng kiểm soát và quản trị rủi ro
III.3 Một số kiến nghị đối với Chính Phủ và ngành Ngân hàng
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ
3.3.2 Kiến nghị đối với ngành ngân hàng
IV KẾT LUẬN CHUNG
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ(TTQT) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM).
1.1 Khái quát về Thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại và các hoạt động của NHTM
Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010): Ngân hàng thương mại (NHTM) là
loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận
NHTM là một tổ chức kinh doanh với loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ, do đó hoạt động kinh doanh của NHTM có các đặc điểm sau:
- Lĩnh vực kinh doanh của NHTM là tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng
- Vốn sử dụng chủ yếu là vốn huy động - Chủ yếu là tài sản vô hình
- Chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương - Là trung gian tài chính
Theo Điều 98 Luật các Tổ chức tín dụng 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau:
Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm và các loại tiền gửi khác Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài
Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu
công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các NH được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
Trang 6Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước, thanh
toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Góp vốn, mua cổ phần: NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để
góp vốn, mua cổ phần theo quy định.
Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho
bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ
Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh như: Ngoại
hối; Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác
Nghiệp vụ ủy thác và đại lý: NHTM được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý
trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động NH, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Các hoạt động kinh doanh khác của NHTM: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn
ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản; Dịch vụ môi giới tiền tệ; lưu ký chứng khoán,…
1.1.2.Khái niệm và đặc điểm Thanh toán quốc tế 1.1.2.1 Khái niệm
Theo Giáo trình Quản trị Thanh toán quốc tế (2020) của HVTC, Thanh toán
quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát
sinhtrên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước nàyvới tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức kinh tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
1.1.2.2 Đặc điểm của Thanh toán quốc tế
Cũng như thanh toán nội địa và các dịch vụ khác, Thanh toán quốc tế mang trong mình các đặc điểm cơ bản nói trên và các đặc điểm của loại hình dịch vụ như là tính vô hình, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, chúng không thể lưu trữ được…
Trang 7Bên cạnh đó, TTQT còn có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, TTQT được thực hiện trên phạm vi toàn cầu và chứa đựng nhiều yếu
tố quốc tế:
- Về phạm vi: TTQT được thực hiện chủ yếu giữa các quốc gia với nhau và giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hoặc giữa nhũng người thụ hưởng và người cung ứng hàng hóa, dịch vụ không cư trú cùng chung một quốc gia - Về chủ thể: tham gia hoạt động TTQT là người cư trú và người không cư trú,
không phân biệt quốc tịch.
- Về tiền tệ: tiền được sử dụng trong TTQT là những đồng tiền quốc tế chung, hay những đồng tiền quốc gia nhưng phải thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới, được các bên tham gia thanh toán thừa nhận.
Thứ hai, hoạt động TTQT chứa đựng nhiều rủi ro như rủi ro chính trị, rủi ro tỷ giá,
…Ngoài ra,cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường pháp lý quốc tế, trình độ nhân lực tham gia cung ứng dịch vụ TTQT cũng là lý do khiến cho hoạt động thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Thứ ba, hoạt động TTQT càng ngày càng ứng dụng nhiều các công nghệ điện tử,
kỹ thuật cao Sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số đã giúp TTQT mang những diện mạo mới như hoạt động thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử quốc tế IEFTS, hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng CHIPS,…Sự ra đời của các quy định như eUCP 1.0, eUCP 1.1,… là một minh chứng cho xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động thanh toán.
1.1.3.Thanh toán quốc tế – Hoạt động sinh lời của NHTM
Mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng về số lượng và tỷ trọng.
Thanh toán quốc tế là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín và tạo dựng niềm tin cho khách hàng, tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Trang 8Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết Tùy theo phương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và độ tín nhiệm của khách hàng mà biểu phí và mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác nhau Biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của NHTM
Là một mắc xích chắp nối nhiều hoạt động khác của các Ngân hàng thương mại
Hoạt động Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Là khâu không thể thiếu trong môi trường hoạt động kinh doanh
Thanh toán quốc tế là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Nếu được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng xuất – nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác.
Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng Đồng thời, tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.
1.1 Vai trò của Thanh toán quốc tế1.1.1 Đối với nền kinh tế
- Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Trang 9- Thúc đẩy và mở rộng hoạt động đầu tư nước ngoài và chu chuyển vốn quốc tế, du lịch, hợp tác quốc tế.
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác.
- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế, thực hiện tốt cơ chế quản lỹ ngoại hối của Nhà nước,…
1.1.2 Đối với các doanh nghiệp
- Khi thanh toán thực hiện nhanh chóng liên tục, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng quy mô hoạt động tăng khối lượng hàng hóa giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước.
- Kết nối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
1.1.3 Đối với hệ thống NHTM
- Có vai trò trung gian tiến hành thanh toán, giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng.
- Không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế.
- Tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán.
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế của NHTM 1.2.1 Phương thức nhờ thu
1.2.1.1 Khái niệm
Trang 10Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người xuất khẩu lập ra
Nguồn pháp lý điều chỉnh: Quy tắc thống nhất nhờ thu, bản sửa đổi 1995, số 522 của ICC (Uniform Rules for Collection, 522, 1995, ICC-URC 522, ICC)
1.2.1.2 Trình tự tiến hành
Sơ đồ 1.2: Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu1.2.1.3 Các loại nhờ thu:
Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân
hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người nhập khẩu không qua ngân hàng
Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho
ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phếu mà còn Giao hàng (Document
Ký phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền
Ủy thác thu đối ngoại Xuất trình hối phiếu đòi tiền
Thanh toán và giao chứng từ
Trang 11căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người nhập khẩu để nhận hàng
1.2.1.4 Trường hợp áp dụng
Nhờ thu hàng xuất khẩu: Người xuất khẩu cần xuất trình chứng từ: - Hối phiếu
- Các chứng từ gửi hàng.
- Giấy yêu cầu nhờ thu của người xuất khẩu Thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu:
- Kiểm tra lệnh nhờ thu của ngân hàng nước xuất khẩu gửi đến - Kiểm tra chứng từ gửi hàng nhờ thu
- Kiểm tra hối phiếu.
- Thực hiện điều kiện nhờ thu D/A, D/P, D/OT
1.3.2 Phương thức tín dụng chứng từ1.3.2.1 Khái niệm:
Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếudo người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng
1.3.2.2 Trình tự tiến hành
- Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng (L/C) gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng
- Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ỏ nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển L/C đến người xuất khẩu
Trang 12- Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C đó, và khi nhận được bản gốc L/C, thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
- Người xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng
- Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán
- Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu bằng văn bản, yêu cầu người nhập khẩu trả lời trong vòng 2 ngày làm việc.
- Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định chấp nhập hay từ chối thanh toán.
- Căn cứ vào ý kiến của người nhập khẩu, Ngân hàng mở L/C quyết định nhận chứng từ và trả tiền hoặc quyết định từ chối nhận chứng từ và từ chối trả tiền
1.3.2.3 Trường hợp áp dụng
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn
- Ngoài ra, thư tín dụng còn được dùng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng công cộng để đảm bảo những công trình đã được phê duyệt sẽ được xây dựng.
1.3.3 Phương thức chuyển tiền 1.3.3.1 Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định cho một người khác theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định
Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước ngoài hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.