THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

19 245 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong những năm qua, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C để phục vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu qua ACB-Chi nhánh Hà Nội, từ đó chi nhánh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. 2.1.1. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hóa nhập khẩu tại ACB-Chi nhánh Hà Nội không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại một nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng ACB nói chung, của chi nhánh Hà Nội nói riêng. Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ hiện nay đang là hoạt động chủ yếu của bộ phận TTQT tại chi nhánh Hà Nội. Nguyên nhận là do: - Thứ nhất, do đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã được mở rộng, tỷ trọng xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể. - Thứ hai, phương thức tín dụng chứng từphương thức thah toán quốc tế phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay. - Thứ ba, hầu hết khách hàng có giao dịch thanh toán với ACB-Chi nhánh Hà Nội chỉ chuyên doanh hàng nhập khẩu. Vì vậy, hiện nay, thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được ACB-Chi nhánh Hà Nội quan tâm và dần hoàn thiện để mở rộng hoạt động. Mặc dù qui mô trung bình nhưng chi nhánh Hà Nội thực sự đã khẳng định được vị trí và chỗ đứng vững chắc của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Điều này được thể hiện cụ thể qua giá trị L/C được mở qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009. Bảng 2.1: Giá trị L/C nhập khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh Số Doanh Số Doanh Số Doanh Số lượng số(USD) lượng hồ sơ số(USD) lượng hồ sơ số(USD) lượng hồ sơ số(USD) hồ sơ 51.332.066 134 35.116.000 187 61.887.465 241 87.461.752 296 (Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số và số lượng L/C nhập khẩu tăng dần trong những năm gần đây. Năm 2006 là năm mà hoạt động TTQT của chi nhánh có những kết quả đáng khích lệ, số lượng L/C được mở là 134 bộ với tổng giá trị là 35.116.000 USD, gia tăng đột biến so với năm 2005 là 120 bộ L/C được mở với tổng giá trị là 11.569.744 USD. Sang năm 2007, số lượng L/C được mở vẫn tiếp tục tăng, đạt 187 bộ, tăng 53 bộ so với năm 2006; tuy nhiên doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ lại có một sự giảm sút lớn. Doanh số chỉ đạt 35.116.000 USD, giảm 16.216.066 USD, tương ứng với giảm 46,2% so với năm 2006. Phần lớn kết quả của những biến động này xuất phát từ sự thay đối bất thường trong doanh số giao dịch của khách hàng. Sở dĩ có sự giảm sút này là do trong năm 2007, một khách hàng lớn của chi nhánh bị giảm doanh số trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Điều này dẫn đến sự sút giảm trong doanh số về L/C nhập khẩu của ACB-Chi nhánh Hà Nội. Năm 2008, nhờ sự cố gắng của các thanh toán viên cùng sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của ban lãnh đạo ACB-Chi nhánh Hà Nội nên doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng trở lại, đạt 61.887.465 USD, tăng 76,2% so với năm 2007. Số bộ hồ sơ L/C nhập khẩu đạt 241 bộ, tăng 54 bộ so với năm 2007. Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với các nước khác; xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến; hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bị đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc . Điều này cho thấy ngay trong thời kì khó khăn ngân hàng vẫn duy trì được một doanh số giao dịch tương đối ổn định. Sang năm 2009, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng đạt 87.461.752 USD, tăng 25.574.287 USD so với năm 2008, tương ứng với tăng 41,3%. Số lượng L/C nhập khẩu đạt 296 bộ, tăng 55 bộ so với năm 2008. Một tiêu thức nữa giúp ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội là xem xét doanh số nhập khẩu mà chi nhánh đạt được trong những năm qua Bảng 2.2: Doanh số thanh toán nhập khẩu của ACB- Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lư ợn g hồ sơ L/C NK 51.332.06 6 134 35.116.00 0 187 61.887.465 241 87.461.752 29 6 T/T 44.157.46 1 1960 50.210.00 0 2102 39.751.000 1832 49.832.000 20 67 Nhờ thu nhập 1.748.594 70 1.907.160 75 2.142.033 78 2.427.277 82 Doan h số nhập 97.238.12 1 2164 87.233.16 0 2364 103.780.49 8 2142 139.721.02 9 24 45 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ chiềm một tỷ trọng lớn trong doanh số nhập khẩu hằng năm. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng đều qua các năm. Năm 2006, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C là 51.332.066 USD, chiếm 52,8% trong tổng doanh số nhập khẩu. Năm 2007, như đã phân tích ở trên, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ lại có một sự giảm sút lớn, chỉ đạt 35.116.000 USD, chiếm 40,2% trong tổng doanh số nhập khẩu. Doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ giảm kéo theo tổng doanh số nhập khẩu cũng giảm. Năm 2007 chỉ đạt 87.233.160 USD, giảm 11,4% so với năm 2007. Sang năm 2008, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đã có sự tăng trưởng trở lại, đạt 61.887.465 USD, chiếm 59,6% trong tổng doanh số nhập khẩu. Và năm 2009, con số này đạt 87.461.752 USD, chiếm 62,9% trong tổng doanh số nhập khẩu. Đây là những kết quả rất khả quan trong điều kiện nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là năm 2008. Sang năm 2009, tuy đã có những chuyển biến tích cực nhờ những biện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước và NHNN tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu, ngành ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vây, nhưng doanh số nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong hai năm gần đây vẫn gia tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ phía ngân hàng: không ngừng nâng cao trình độ thanh toán viên, liên tục đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tăng cường các hoạt động marketing sản phẩm, tạo ra những dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng . Để có được sự tăng trưởng đáng kể qua các năm hoạt động một phần phải kể đến biểu phí hấp dẫn mà ngân hàng đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện. Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB STT Giao dịch Mức phí 1 Phát hành thư tín dụng - Ký quỹ 100% 0,075% - 10,0%; TT 20USD, TĐ 10.000USD - Ký quỹ <100% (Kể cả trường hợp ký quỹ bằng 0%) TT: 20USD Số tiền ký quỹ 0,075% - 10,0%, TĐ 10.000USD Số tiền không ký quỹ 0,15% - 10,0% 2 Tu chỉnh thư tín dụng Tu chỉnh tăng số tiền Như phát hành thư tín dụng Các tu chỉnh khác 10USD 3 Ký hậu vận đơn/ phát hàng ủy quyền nhận hàng 2USD 4 Chấp nhận hối phiếu/ chấp nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm (phí tính trọn tháng) - Ký quỹ 100% 0,05%/ tháng; TT:50USD - Ký quỹ <100% 0,08%/ tháng; TT: 50USD 5 Thanh toán thư tín dụng 0,20% - 10,0% ; TT 20USD, TĐ 10.000USD 6 Hủy thư tín dụng 10 USD + Phí trả ngân hàng nước ngoài (nếu có phát sinh) Nhờ những sự cố gắng từ chính bản thân chi nhánh, trong những năm qua, ACB- Chi nhánh Hà Nội đã thu hút được rất nhiều khách hàng lớn trên nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực thiết bị y tế ( Công ty cố phần dược phẩm-thiết bị y tế Hà Nội, Tập đoàn y dược Bảo Long , Công ty cổ phần Traphaco…); lĩnh vực điện tử, điện gia dụng (Công ty TNHH điện tử Samsung Vina, Công ty cổ phần thế giới di động,…), lĩnh vực sắt thép, kim khí ( Công ty cổ phần kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần kim khí Hà Nội…) Như vậy, có thể nói hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, đem lại nhiều lợi ích cho chi nhánh và khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những hạn chế mà ACB-Chi nhánh Hà Nội cần khắc phục để đưa hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày một phát triển, có thể sánh ngang với các ngân hàng truyền thống trong lĩnh vực này. 2.1.2. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ Song song với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ , ACB-chi nhánh Hà Nội cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh còn có nhiều hạn chế. Đây được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội tuy chưa thật an toàn và hiệu quả, song đã góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng của hoạt động TTQT nói chunghoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, giao lưu thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng, theo đó hoạt thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội cũng đã có những bước tăng trưởng tích cực, đáng kể. Điều đó được thể hiện qua doanh số và số lượng L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009, như sau: Bảng 2.4: Giá trị L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ 246.918 13 1.050.000 40 8.065.432 52 13.378.982 67 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ và số lượng L/C xuất khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 246.918 USD với 13 bộ hồ sơ được mở. Năm 2007, số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu tăng nhanh, đạt 40 bộ, tăng 27 bộ so với năm 2006. Theo đó doanh số L/C xuất khẩu cũng tăng đáng kể, đạt 1.050.000 USD, tăng 325% so với năm 2006. Năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều thì tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nhờ sự nỗ lực của các cán bộ thanh toán quốc tế trong công tác phục vụ, công tác marketing, và sự lãnh đạo của ban Giám đốc cùng sự đổi mới công nghệ không ngừng, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự gia tăng đột biến, đạt 8.065.432 USD, tăng 668,1% so với năm 2007. Số lượng hồ sơ đạt 52 bộ, tăng 12 bộ so với năm 2007. Sang năm 2009 nền kinh tế đã có những sự chuyển biến, dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng và tình hình xuất nhập khẩu trong năm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế nói chunghoạt động thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ năm 2009 vẫn có tăng nhưng không nhiều, đạt 13.378.982 USD, tăng 65,88% so với năm 2008. Số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu đạt 67 bộ, tăng 15 bộ so với năm 2008. Ngoài ra , còn một tiêu thức nữa giúp ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội là xem xét doanh số xuất khẩu mà chi nhánh đạt được trong những năm qua. Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACB Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượ ng hồ sơ L/C XK 264.918 13 1.050.000 40 8.065.432 52 13.378.98 2 67 T/T 9.908.221 603 12.008.00 0 615 15.444.02 0 615 20.552.000 620 Nhờ thu xuất 280.750 27 326.113 35 599.070 42 689.270 48 Doan h số xuất 10.453.88 9 643 13.384.11 3 690 24.108.52 2 709 34.620.252 735 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng đều qua các năm, tuy nhiên doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 264.918 USD, chiếm 2,5% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là phương thức thanh toán chuyển tiền T/T với giá trị 9.908.221 USD, chiếm 94,78%. Năm 2007, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 13.384.113 USD, trong đó doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 1.050.000, chiếm 7,8%. Cao nhất vẫn là doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền, đạt 12.008.000 USD, chiếm 89,7% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Sang năm 2008, doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự gia tăng đột biến, đạt 8.065.432 USD, chiếm 33,45% trong tổng doanh số xuất khẩu. Và năm 2009, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là 34.620.252 USD, trong đó doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 13.378.982 USD, chiếm 38,6%. Như vây, trong năm gần đây, tỷ trọng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu có sự gia tăng đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2008, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền đạt 15.444.020 USD, chiếm 64,06% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu .Năm 2009, con số này đạt 20.552.000 USD, chiếm 59,36% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là năm 2008. Sang năm 2009, tuy đã có những phục hồi nhờ những biện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước và NHNN tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, nhưng doanh số xuất khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong hai năm gần đây vẫn liên tục tăng. Đóng góp một phần trong sự gia tăng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ phải kể đến biểu phí hấp dẫn của ngân hàng: Bảng 2.6: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB STT Giao dịch Mức phí 1 Thông báo thư tín dụng - ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp (Trường hợp ACB nhận L/C từ NH ngoài nước và thông báo trực tiếp cho khách hàng) 12USD - ACB là ngân hàng thông báo thứ nhất (Trường hợp ACB nhận L/C từ NH ngoài nước và được chỉ thị thông báo cho một ngân hàng khác trong nước) 20USD - ACB là ngân hàng thông báo thứ hai (Trường hợp ACB nhận L/C từ một NH khác trong nước chuyển đến) 5USD 2 Thông báo tu chỉnh thư tín dụng ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 5USD ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 15USD ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 5USD 3 Thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu 0,15%; TT:10USD; TĐ: 150USD 4 Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu 0,10%; TT:30USD; TĐ: 200USD 5 Tu chỉnh chuyển nhượng - Tu chỉnh tăng số tiền 0,.10%; TT:30USD; TĐ: 200USD - Tu chỉnh khác 30USD 6 Xác nhận thư tín dụng 2%/ năm; TT: 50USD Có thể nói tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội còn thấp. Câu hỏi đặt ra là làm như thế nào để thúc đẩy nhanh hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức này luôn là nỗi bức xúc của chi nhánh. Như vậy, từ thực trạng nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, trên nên một số thành quả nhất định là một loạt vấn đề nổi cộm, cần tìm được nguyên nhân giải quyết. 2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB 2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ: [...]... tế nói chung và nghiệp vụ Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ nói riêng 2.2.2 Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân: 2.2.2.1 Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-chi nhánh Hà Nội... ngành liên quan cho hoạt động ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chungthanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng còn thiếu, chưa đồng bộ mặt khác còn chưa đáp ứng được kịp thời và đầy đủ với xu thế ngày một phát triển hiện nay Điều này dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chungthanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng thiếu tính linh hoạt để thích nghi... hiện đại thì doanh thu từ các hoạt động trung gian thanh toán chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu Tại chi nhánh Hà Nội, dù doanh thu từ hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng liên tục tăng trong các năm qua nhưng vẫn con số này vẫn chưa xứng tầm với hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là doanh thu từ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh thu... kinh tế có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn thì doanh số và số lượng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh trong những năm gần đây liên tục gia tăng Đây là một kết quả hết sức khả quan của chi nhánh Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương. .. thanh toán xuất nhập khẩu do có nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng loạt các ngân hàng trên cùng địa bàn nhưng ACB-Chi nhánh Hà Nội ngày càng khẳng định được uy tín và đã thu được những kết quả đáng khích lệ: Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế nói chunghoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong những năm qua đã đạt được những... cao, thông tin nắm bắt, cập nhật tình hình chính trị - kinh tế - tài chính thế giới chưa kịp thời, chưa nhanh nhạy; đặc biệt là các tin tức liên quan đến khách hàng cũng thiếu chính xác, không đầy đủ Điều này gây nên rất nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chunghoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng Thứ tư, công tác Marketing chưa có hiệu quả và... cuộc đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và sự phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung Tuy vậy, việc áp dụng phương thức này tại chi nhánh vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định, đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa Thứ nhất, từ số liệu thực tế cho thấy, trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có sự mất cân đối giữa số lượng và doanh số L/C xuất khẩu và... toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ được từng bước cải thiện về chất lượng và phát triển một số các loại hình L/C nhất định Trong suốt thời gian bắt đầu hoạt động cho đến nay, chi nhánh đã liên tục cải tiến, nâng cấp công nghệ thanh toán, trang bị máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ nghiệp vụ đầy đủ, vậy nên công tác thanh toán quốc tế nói chungthanh toán bằng thư tín dụng nói riêng luôn đảm... lượng quốc gia mà Ngân hàng ACB có quan hệ giao dịch tăng lên, do đó quan hệ thanh toán được mở rộng Mạng lưới ngân hàng rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán của Ngân hàng Điều đó chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng lên trên thị trường quốc tế và trong lòng khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng từng bước thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế. .. lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động, nhanh nhạy hơn Thứ hai, tại ACB-chi nhánh Hà Nội chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động của bộ phận Thanh toán quốc . hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ. hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB 2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương

Ngày đăng: 07/11/2013, 22:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán nhập khẩu của ACB- ACB-Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

Bảng 2.2.

Doanh số thanh toán nhập khẩu của ACB- ACB-Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

Bảng 2.3.

Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACB Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

Bảng 2.5.

Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACB Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.6: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ  của ACB - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

Bảng 2.6.

Biểu phí giao dịch thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB Xem tại trang 10 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan