1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu rối nhiễu tâm lý ở trẻ em rối loạn tăng động giảm chú ý

33 29 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu rối nhiễu tâm lý ở trẻ em - Rối loạn tăng động giảm chú ý
Tác giả Lê Thị Phương Tuyền
Người hướng dẫn Vũ Thị Thùy Dung
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 878,89 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu ADHD cũng có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về rối loạn này, góp phần xóa bỏ những định kiến và kỳ thị đối với trẻ em mắc ADHD.. Chương này tổng kết các dữ liệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NGHIÊN CỨU RỐI NHIỄU TÂM LÝ Ở TRẺ EM - RỐI LOẠN

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Ngành: TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thùy Dung

Sinh viên: Lê Thị Phương Tuyền – 2310260039;

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu tổng quát 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỐI NHIỄU TÂM LÝ TĂNG/ GIẢM SỰ CHÚ Ý 4

1.1 Tăng/ Giảm sự chú ý 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Nguyên nhân 4

1.1.3 Dấu hiệu nhận biết 6

1.1.4 Sự thay đổi theo giai đoạn 7

1.1.5 Hậu quả 8

1.2 Tiêu chí chẩn đoán 8

1.2.1 Mức độ: Kém chú ý 8

1.2.2 Mức độ: Tăng động/ Bốc đồng 9

1.2.3 Mức độ: Phối hợp 9

1.2.4 Các chẩn đoán 10

1.2.5 Rối loạn đi kèm 10

1.2.6 Thang đo chẩn đoán 11

1.3 Các phương pháp can thiệp 14

1.3.1 Điều trị bằng thuốc 15

1.3.2 Tâm lý trị liệu 17

1.3.3 Huấn luyện bố mẹ 17

KẾT LUẬN 25

TƯ LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

Hình 1.3: Tổng hợp Hướng dẫn quản lý và điều trị ADHD

Hình 1.4: Các loại thuốc kích thích thần kinh hiện tại điều trị ADHD

Hình 1.5: Các loại thuốc không kích thích thần kinh hiện tại điều trị ADHD

Hình 1.6: Các bài vận động bố mẹ nên khuyến khích trẻ mắc ADHD thực hiện

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tăng động giảm tập trung (Attention- Deficit

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health

Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American

Tạp chí khoa học American Family Physician AFP

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối nhiễu tâm lý phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và ngồi yên ADHD có thể gây

ra nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động hàng ngày của trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ADHD là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 5-8% trẻ em trên toàn thế giới (15), trong đó, 60% trẻ em gặp phải các triệu chứng bệnh lý cho đến tuổi trưởng thành (20) Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ em được ước tính dao động từ 3,2 – 9,3% (19) Theo một khảo sát tại Trung Quốc vào năm 2022, có 1/3 đáp án từ các cha mẹ tham gia khảo sát cho rằng ADHD là một thói quen xấu và chứng rối nhiễu này chỉ xảy ra ở thời thơ ấu Ngoài ra, hơn 70% đáp viên cho rằng nguyên nhân dẫn đến

ADHD là do cách dạy dỗ con của họ có vấn đề, một nguyên nhân khác có hơn 50% đáp viên đồng tình là do chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất phụ gia (10)

Dù mang yếu tố địa phương (Trung Quốc) nhưng có thể nhận thấy được, không quá nhiều bố mẹ có sự hiểu biết nhất định về chứng ADHD Điều này dẫn đến tình trạng chẩn đoán chậm trễ hoặc sai lệch, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển và cuộc sống của trẻ

Hiện nay, tại Việt Nam thường xuyên tổ chức các Hội thảo, Báo cáo Chuyên đề liên quan đến nội dung Chẩn đoán và Điều trị sớm ADHD Đây luôn là đề tài nóng hổi bởi vai trò quan trọng của điều này ThS.BS Nguyễn Mai Hương cho biết, vai trò của chẩn đoán và điều trị sớm ADHD giúp: Ngăn ngừa sự xuất hiện các rối loạn/vấn đề đi kèm; làm giảm thiểu các ảnh hưởng chức năng sau này; tăng chất lượng các mối quan hệ; giảm xung đột gia đình và giảm chi phí điều trị (23)

Bởi vì, bệnh lý này kéo dài sẽ tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến xã hội Một nghiên cứu từ Đại học Toronto trên gần 22.000 người Canada trưởng thành cho thấy 14% những người mắc chứng ADHD đã có ý định tự tử Con số này cao gấp 5 lần tỷ lệ người lớn không mắc ADHD, là 2,7% (18)

Trang 6

Tại Việt Nam, theo TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, “một viên thuốc đặc trị ADHD Concerta có giá 50.000 – 60.000 đồng/viên Mỗi bệnh nhân dùng mỗi ngày ít nhất 1 viên, có trường hợp 2 viên Như vậy, trung bình mỗi tháng gia đình đã phải chi trả 1,8 triệu đồng cho một loại thuốc này.” (21)

Không chỉ là chi phí thăm khám, điều trị, chi phí chăm sóc trẻ hay chi phí xã hội do ADHD gây ra, bao gồm chi phí giáo dục đặc biệt, chi phí y tế và chi phí do mất năng suất lao động, khó có thể ước tính chính xác tổng chi phí phải bỏ ra khi một gia đình

Nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng trẻ mắc ADHD tăng bởi vì điều kiện và bối cảnh của cuộc sống, môi trường sống của trẻ hiện nay ngày một phát triển Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong một khu vực địa lý nhất định, vì thế, kế quả này chỉ có giá trị tham khảo (6)

Dù vậy, nghiên cứu về ADHD có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tiêu chí chẩn đoán và cách điều trị rối loạn này Những hiểu biết này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em mắc ADHD và giúp các bậc cha mẹ, giáo viên và chuyên gia tâm lý có những phương pháp hỗ trợ hiệu quả hơn Việc nghiên cứu ADHD cũng có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về rối loạn này, góp phần xóa bỏ những định kiến và kỳ thị đối với trẻ em mắc ADHD

Do đó, nghiên cứu về ADHD trong phạm vi tâm bệnh học trẻ em là một đề tài quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, góp phần mang lại lợi ích cho trẻ em mắc ADHD và cộng đồng

Xuất phát từ quan điểm tâm lý học và thực tiễn từ đời sống, đề tài “Nghiên cứu rối nhiễu tâm lý ở trẻ em - Rối loạn tăng động giảm chú ý” để làm rõ các vấn đề trên

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài nghiên cứu về rối nhiễu tâm lý trẻ em trong đời sống, trong phạm vi bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu cụ thể về một rối nhiễu, tức bệnh “Rối loạn tăng động giảm chú ý” Phạm vi nghiên cứu là về mức độ ảnh hưởng của ADHD đến cuộc sống của trẻ

em và gia đình, và tầm quan trọng của việc chẩn đoán và can thiệp sớm

2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài thực hiện phân tích các khía cạnh:

1 Cơ sở lý thuyết của Rối loạn tăng động giảm chú ý:

• Khái niệm rối nhiễu, cụ thể là Rối loạn tăng động giảm chú ý;

• Nguyên nhân;

• Dấu hiệu nhận biết;

• Tiêu chí chẩn đoán;

• Phương pháp can thiệp

2 Ứng dụng cơ sở lý thuyết vào thực tế:

• Tình huống;

• Phân tích và đưa ra hướng chẩn đoán, can thiệp

3 Kết luận

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỐI NHIỄU TÂM LÝ

TĂNG/ GIẢM SỰ CHÚ Ý

1

1.1 Tăng/ Giảm sự chú ý

1.1.1 Khái niệm

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychology Association - APA),

ADHD, hay rối loạn tăng động giảm chú ý, là một tình trạng hành vi khiến việc tập trung vào các yêu cầu và thói quen hàng ngày trở nên khó khăn

Những người bị ADHD thường gặp khó khăn trong việc sắp xếp, tập trung, lập kế hoạch thực tế và suy nghĩ trước khi hành động Họ có thể bồn chồn, ồn ào và không thể thích ứng với những tình huống thay đổi Trẻ bị ADHD có thể ngang ngạnh, thiếu hòa nhập với xã hội hoặc hung hăng (8)

Theo một đoạn trích từ “Tâm bệnh học trẻ em – Lứa tuổi mầm non”, ADHD được định nghĩa là một rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi biểu hiện giảm chú ý và/hoặc tăng động/bốc đồng diễn ra thường xuyên, xuất hiện ở nhiều môi trường và gây ảnh hưởng đến chức năng sống (Hiệp Hội Tâm Thần Mỹ, 2013) Chương này tổng kết các dữ liệu dựa trên bằng chứng về ADHD, từ dịch tễ học đến điều trị (4)

Như vậy, tựu trung lại, ADHD được xem là một chứng rối nhiễu tâm lý, hoặc có thể xem là bệnh lý về thần kinh Có các biểu hiện đặc trưng là giảm chú ý và/ hoặc tăng động/ bốc đồng diễn ra liên tục, hoặc thường xuyên, khó sắp xếp và tập trung hay suy nghĩ trước khi hành động Với rối loạn này, trẻ tăng động giảm chú có kèm những rối loạn đồng diễn là 67% (19)

Trang 9

APA vẫn cho rằng (5), chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể của ADHD Tuy nhiên, APA vẫn chỉ ra một số nguyên nhân gây ra ADHD:

• Một số gen có liên quan đến chứng rối loạn này, nhưng không có gen hoặc

sự kết hợp gen cụ thể nào được xác định là nguyên nhân gây ra rối loạn;

• Sự khác biệt về mặt giải phẫu trong não của trẻ bị ADHD so với những trẻ khác không mắc bệnh này;

• Yếu tố phi di truyền (cân nặng thấp khi sinh, sinh non, tiếp xúc với chất độc khi mẹ mang thai, mẹ căng thẳng khi mang thai…)

Một nghiên cứu khác đến từ nhóm tác giả Naghmeh Kian, Noosha Samieefar & Nima Rezaei (2022), ADHD được xem là rối loạn di truyền với gen là vai trò cơ bản trong sinh bệnh học Bên cạnh đó, nhóm tác giả này cũng ủng hộ giả thuyết rằng yếu

tố di truyền có thể tác động đến tình trạng của một cá nhân, đặc biệt là những yếu tố trong giai đoạn trước khi sinh (14)

Theo đoạn trích từ bài nghiên cứu của Chuyên gia Tâm lý học người Mỹ Joseph Biederman (2005) (13), sinh học thần kinh của ADHD vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, mặc dù sự mất cân bằng trong hệ thống dopaminergic và noradrenergic có liên quan đến các triệu chứng cốt lõi đặc trưng cho chứng rối loạn này (Pliszka 1998; Zametkin

và Rapoport 1987)

Từ một bài nghiên cứu của nhóm tác giả trên tạp chí khoa học Academic Pediatrics (2017) (15), ADHD còn có thể bắt nguồn từ những vấn đề gây ảnh hưởng tâm lý xuất phát từ lúc còn nhỏ, có trải nghiệm thời thơ ấu tiêu cực, khoảng ít hơn 5% trẻ em bị chứng ADHD có bằng chứng tổn thương thần kinh

Một nghiên cứu đã cho rằng, cha mẹ có con mắc ADHD đưa ra số lượng những trải nghiệm đau buồn thời thơ ấu cao hơn so với trẻ không có ADHD; 17% trẻ có ADHD trải qua hơn 4 sự kiện đau buồn so với 6% của nhóm còn lại

Trẻ đối mặt với 4 trải nghiệm đau buồn hay nhiều hơn cũng có khả năng sử dụng thuốc ADHD nhiều hơn 3 lần so với trẻ có 3 sự kiện sang chấn hay ít hơn Trẻ em mắc ADHD có trên 4 sự kiện đau buồn cũng thường bị cha mẹ đánh giá mắc ADHD từ mức trung bình đến nặng nhiều hơn so với trẻ có 3 hay thấp hơn số sự kiện sang chấn (22)

Trang 10

Như vậy, ADHD vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn và thống

kê các nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này Tuy nhiên, thông qua nhiều bài báo khoa học, bài nghiên cứu, các nguyên nhân chính có thể gây nên ADHD là:

• Yếu tố di truyền (từ đời bố mẹ F0 chuyển sang con cái F1);

• Sự ảnh hưởng tiêu cực của giai đoạn tiền sản (lúc người mẹ mang thai);

• Yếu tố sinh học – thể trạng (sự khác biệt trong não bộ, nhẹ cân, thiếu

Vitamin…)

• Yếu tố khác (trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu)

1.1.3 Dấu hiệu nhận biết

Theo WHO, các triệu chứng của ADHD không giống nhau ở tất cả trẻ em Tình trạng này có thể dao động từ mức độ chú ý kém đến chủ yếu là hiếu động thái quá và bốc đồng hoặc kết hợp cả hai Các triệu chứng đôi khi có thể xảy ra ở những trẻ không mắc bệnh; sự khác biệt ở những đứa trẻ làm điều đó là các triệu chứng thường xuyên, nghiêm trọng và gây ra các vấn đề về chức năng (15)

Ngoài ra, theo một bài nghiên cứu từ tạp chí khoa học American Family Physician (AFP) (2014), chẩn đoán ADHD nên được xem xét ở những bệnh nhân từ 4 tuổi trở lên có khả năng chú ý kém, dễ bị phân tâm, hiếu động thái quá, bốc đồng, thành tích học tập kém hoặc có vấn đề về hành vi ở nhà hoặc ở trường về kết quả học tập và các vấn đề về hành vi

Tuy nhiên, theo bài nghiên cứu này, ADHD không thể được chẩn đoán một cách đáng tin cậy ở trẻ dưới bốn tuổi Mặc dù rất khó để xác định liệu các triệu chứng có nằm ngoài hành vi dự kiến của trẻ bốn và năm tuổi hay không (8)

Theo một bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học của Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần của Trẻ em và Thanh thiếu niên (Association for Child and Adolescent Mental Health) (2006), dấu hiệu nhận biết ADHD được dự đoán bằng chỉ số thể trọng của trẻ thấp hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn và tỷ lệ chu vi đầu trên chiều dài nhỏ hơn Các điều chỉnh về thời gian mang thai, tuổi của người mẹ, việc sử dụng thuốc lá và rượu khi mang thai, chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai hoặc số lần sinh tương đương, tổng thu nhập hàng tháng của gia đình, chỉ số BMI của trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi hoặc giới tính đã thực hiện không thay đổi kết quả kết hợp (12)

Trang 11

Vì thế, với những nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận định rằng để phát hiện ADHD không chỉ dựa vào lứa tuổi mà còn là dấu hiệu về mức độ tăng động/ giảm chú

ý Ngoài ra, một dấu hiệu nhận biết khác có thể áp dụng để tăng độ chính xác cho sự phán đoán sơ khai thông qua quá trình phát triển sinh học của trẻ hoặc quá trình người

mẹ mang thai Yếu tố môi trường sống của mẹ và bé cũng là một trong những tác nhân

có thể xem xét như một dấu hiệu nhận biết (mang tính chất tham khảo bổ sung độ chắc chắn) chứng rối loạn này ở trẻ

1.1.4 Sự thay đổi theo giai đoạn

ADHD không chỉ xuất hiện ở thời thơ ấu mà còn có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành và gây ra nhiều hệ lụy về sau

Theo một nghiên cứu, các triệu chứng của ADHD sẽ thay đổi theo các giai đoạn trưởng thành Dù vẫn có một số tài liệu khác chỉ ra rằng, có thể ứng dụng các dấu hiệu được chẩn đoán cho trẻ lên 3 cho trẻ tiền học đường, tuy nhiên vẫn có một số nội tác gây ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán (1)

Hình 1.1: Bảng Thống kê sự thay đổi đối với triệu chứng ADHD từ thời thơ ấu đến

thời kỳ trưởng thành (1)

Trang 12

1.1.5 Hậu quả

Một số hậu quả mà trẻ mắc ADHD có thể gặp phải trong cuộc sống khi còn nhỏ:

• Học lực kém (do giảm khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức);

• Dễ gặp tai nạn ngoài ý muốn (Do hoạt động quá mức, khó kiểm soát , xung động);

• Biểu hiện cá biệt, chống đối (Do khó kết nối với người khác);

Theo một nghiên cứu, có trên 30% trẻ mắc ADHD sẽ tiếp tục biểu hiện ở tuổi trưởng thành Điều này sẽ khiến chúng gặp nhiều khó khăn không chỉ trong đời sống bình thường mà còn là trong quá trình làm việc, hoặc trong mối quan hệ

Một vài hậu quả mà người trưởng thành mắc ADHD có thể gặp phải:

• Gặp khó khăn trong công việc nói chung (khó kết nối với mọi người, không tập trung làm việc…)

• Không tạo hiệu suất công việc cao như kỳ vọng (không có khả năng thực hiện kế hoạch, dễ bị xao nhãng…)

• Dễ bị kích thích và gây hấn với người khác (tính tình nóng nảy…)

• Chú ý kém, mất tập trung, dễ phân tâm, hay quên;

• Không thể hoàn thành công việc đúng hạn hoặc hoàn chỉnh;

• Khó chú ý đến các chi tiết;

• Không có biểu hiện lắng nghe;

• Dễ xao nhãng bởi các kích thích bên ngoài;

Trang 13

• Né tránh những công việc yêu cầu sử dụng tinh thần cao;

• Vô tổ chức, vô kỷ luật, khó tuân thủ các quy định một các đúng mực;

• Mất thời gian để tập trung hoặc để bắt đầu làm việc gì đó;

• Thường xuyên đánh mất đồ dùng cá nhân và không hề nhận biết

1.2.2 Mức độ: Tăng động/ Bốc đồng

Theo nhiều tài liệu kể trên, mức độ này thường chỉ những khi có yêu tập học cao mới dễ biểu hiện ra (ví dụ như khi bước vào lớp Bốn, khoảng 8 tuổi trở lên) Các biểu hiện của trẻ có thể nhận biết được để xác định bước đầu trẻ có dấu hiệu của Tăng động/ Bốc đồng là:

• Trẻ luôn trong trạng thái bồn chồn, không yên vị, nhiều năng lượng;

• Luôn huyên thuyên liên tục không cần thiết;

• Chạy nhảy, ngọ nguậy, hoặc leo trèo ở những nơi không phù hợp;

• Không có khả năng thực hiện các hoạt động giải trí trong lặng lẽ;

• Gián đoạn lượt của người khác, hoặc chen ngang vào trước khi người khác kết thúc hành động của họ

1.2.3 Mức độ: Hỗn hợp

Với nhóm trẻ thuộc Phối hợp, các dấu hiệu thường xuất hiện từ 6 – 7 tuổi, và đây còn là nhóm ADHD cổ điển, dễ bắt gặp trong các nghiên cứu lâm sàng và điều trị Các dấu hiệu nhận biết của nhóm trẻ mắc ADHD thuộc Phối hợp sẽ thường có các biểu hiện nổi bật như sau:

• Xâm phạm hoặc sử dụng đồ dùng của người khác nhưng chưa được sự cho phép;

• Tâm trạng thất thường, thay đổi nhanh chóng;

• Nghịch ngợm, hiếu động quá mức;

• Dễ bỏ cuộc, không kiên trì hoàn thành công việc;

• Hay quên, dễ mất đồ dùng cá nhân;

• Thiếu tập trung, dễ xao nhãng bởi các kích thích ngoại vi;

• Không có khả năng sắp xếp thời gian, tuân thủ quy định;

• Có vấn đề về rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc khó ngủ)

Trang 14

1.2.4 Các chẩn đoán

Việc xác định chẩn đoán chính xác thông qua chỉ một phương pháp hoặc hình thức chẩn đoán là thành công Các dấu hiệu và triệu chứng của ADHD thường khó phát hiện và dễ bị đánh đồng với tính cách tự nhiên của trẻ Vì thế, cần áp dụng đồng thời nhiều xét nghiệm đơn lẻ để có được một chẩn đoán chính xác nhất có thể:

Khám thực thể: nhằm loại trừ các yếu tố triệu chứng tương đồng với các chứng bệnh khác;

Thu thập thông tin: tiền sử bệnh án, môi trường sống, bối cảnh gia đình, tình trạng học vấn… giúp gia tăng khả năng nhận biết dấu hiệu tiềm ẩn;

Thang đánh giá ADHD hoặc các bài kiểm tra tâm lý khác: giúp có góc nhìn y khoa hơn về các triệu chứng để đưa ra kết quả có giá trị

1.2.5 Rối loạn đi kèm

Trẻ mắc ADHD nói riêng hoặc nhóm bệnh nhân được chẩn đoán mắc ADHD thường có xu hướng mắc thêm ít nhất một đồng diễn nữa Nhóm trẻ này thường kèm những rối loạn đồng diễn với tỉ lệ 67% (19)

Các rối loạn đồng diễn thường phụ thuộc vào giai đoạn trẻ phát triển Rối loạn đồng diễn dễ thấy nhất rối loạn giấc ngủ Bên cạnh đó, loại rối loạn phổ biến khác là rối loạn thách thức chống đối (oppositional defiant disorder – ODD) và rối loạn học tập Một số rối loạn ít phổ biến hơn nhưng vẫn dễ xuất hiện đồng thời với chứng ADHD là rối loạn ứng xử (conduct disorder), rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn vận động phát triển, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tic…

Theo Hội Thần kinh học Việt Nam, các tỉ lệ trẻ em vừa mắc ADHD vừa mắc các rối loạn đi kèm (2) là:

• Rối loạn thách thức chống đối: khoảng 50-80% trường hợp

• Rối loạn cư xử: 1/3 số trường hợp;

• Rối loạn lo âu: khoảng 20-40% các trường hợp;

• Trầm cảm: 1/3 số trường hợp;

• Rối loạn học tập: 20 đến 60 phần trăm

Trang 15

• Rối loạn phối hợp phát triển: 50% trẻ mắc ADHD đáp ứng các tiêu chí về rối loạn phối hợp phát triển (DCD)

• Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn đi kèm phổ biến với ADHD Trẻ ADHD và rối loạn phổ tự kỷ thường có biểu hiện kèm theo suy giảm nhận thức, gặp vấn đề về hành vi và vấn đề về tâm thần nghiêm trọng hơn so với trẻ chỉ mắc mỗi chứng ADHD hoặc rối loạn phổ tự kỷ riêng biệt

1.2.6 Thang đo chẩn đoán

Để phát hiện kịp thời và đưa ra chẩn đoán, tại Việt Nam hiện nay đang áp dụng loại thang đo như ADHDT1 và ADHDT2, Vandebit…

Hình 1.2: Các thang đo được lựa chọn cho ADHD miễn phí để sử dụng trong lâm

sàng (1) Bên cạnh những bài kiểm tra ADHD, các bác sĩ có thể ứng dụng các thang đo, hoặc bài kiểm tra tâm lý khác (như Thang đo Gây hấn – VAS, Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress, Phiếu liệt kê hành vi trẻ…) để có thêm nhiều thông tin có giá trị cao

trong việc chẩn đoán ADHD

Bảng 1.1: Bảng tự Đánh giá Điểm mạnh – Yếu của các thang đo ADHD phổ biến

(do tôi tự tổng hợp và phân tích)

Vanderbilt

Được thiết kế đặc biệt cho việc chẩn đoán ADHD và các rối loạn đồng

Bao gồm cả đánh giá từ phụ huynh và giáo viên, cung cấp cái nhìn toàn diện

về hành vi trẻ

Có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của phụ huynh và giáo viên

Trang 16

Đánh giá cả các triệu chứng chính của ADHD và các rối loạn cảm xúc, hành

ngắn, dài, tự báo cáo, báo cáo của phụ huynh và giáo viên

Đôi khi phức tạp để phân tích và yêu cầu đào tạo đặc biệt để diễn giải kết quả

Đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ và

có dữ liệu chuẩn hóa quốc tế

Có thể gây áp lực cho trẻ nếu làm bài kiểm tra quá dài

SNAP-IV

Dễ sử dụng và không mất nhiều thời gian để hoàn thành Ít thông tin chi tiết hơn so với các thang đo khác Cung cấp đánh giá nhanh về các triệu

chứng chính của ADHD và các rối loạn đồng mắc

Có thể thiếu độ sâu cần thiết cho chẩn đoán chi tiết

Đã được xác thực và sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và lâm sàng

Chủ yếu tập trung vào triệu chứng của ADHD, ít chú trọng đến các rối loạn khác

CBCL

Đánh giá toàn diện về hành vi và cảm xúc, bao gồm nhiều rối loạn khác ngoài ADHD

Không được thiết kế đặc biệt cho ADHD, do đó có thể bỏ sót các chi tiết cụ thể

Bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của hành vi trẻ, cung cấp cái nhìn toàn diện

Cần thời gian dài để hoàn thành và phân tích dữ liệu phức tạp

Có thể sử dụng cho nhiều lứa tuổi và

có phiên bản cho cả phụ huynh và giáo viên

Có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của người đánh giá

Được sử dụng rộng rãi và có cơ sở dữ liệu chuẩn hóa lớn

Giá thành cao và cần giấy phép để sử dụng

1.2.6.1 Một số thang đo phổ biến

Đầu tiên phải nói về Vandebilt

Nói đến độ phổ biến thì Vandebitl đang được ứng dụng phổ biến hơn Đây là thang

đo thường được các chuyên gia sử dụng trên lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán ADHD ở trẻ em

Với thang đo này, đối tượng thực hiện đánh giá là Giáo viên (với thang đo VATRS – Vandbilt ADHD Teacher Rating Scale) hoặc Bố mẹ (với thang đo VAPRT –

Vandbilt ADHD Parent Rating Scale)

Thang đo này giúp tổ chức sắp xếp rất nhiều thông tin từ dấu hiệu nhận biết của trẻ thành nhiều nhóm tổ hợp và các nhóm nguy cơ Vì thế, thang đó ngoài việc hỗ trợ

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w