1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kỳ tội phạm cướp tài sản theo luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Phạm Cướp Tài Sản Theo Luật Hình Sự Việt Nam. Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Trần Lê Gia Hân, Nguyễn Việt Thục Đoan, Nguyễn Trần Yến Bình
Người hướng dẫn Th.S Võ Thị Mỹ Hương
Trường học Khoa lý luận chính trị
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 297,41 KB

Nội dung

Tìnhtiết này được áp dụng không phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của thiên tai,dịch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác của xã hội trongtình trạng thiên tai, dịch bệnh. Kho

Trang 1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TỘI PHẠM CƯỚP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

-LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

MÃ MÔN HỌC: GELA220405_22_1_11 THỰC HIỆN: NHÓM 02

LỚP: THỨ 3 TIẾT 10 – 13 GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

(Lớp T3 tiết 10 – 13)

Tên đề tài: Tội phạm cướp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam Lý luận và thực tiễn

2 Nguyễn Việt Thục Đoan 21131170 100%

3 Nguyễn Trần Yến Bình 21116151 100%

Ghi chú:

 Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia

 Trưởng nhóm: Trần Lê Gia Hân SĐT: 0836 315 170

Nhận xét của giáo viên:

………

………

………

………

………

………

Ký tên

Võ Thị Mỹ Hương

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 1

3 Đối tượng nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Bố cục – Kết cấu đề tài: 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 3

1.1 Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản: 3

1.2 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản: 5

1.3 So sánh tội cướp tài sản và một số tội khác: 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỘI CƯỚP TÀI SẢN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 13

2.1 Thực trạng tội cướp tài sản tại Việt Nam hiện nay: 13

2.2 Một số vụ án về tội cướp tài sản: 14

2.3 Nguyên nhân: 20

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN 22

3.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về về tội cướp tài sản: 22

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cướp tài sản: 23

PHẦN KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội, xung đột lợi ích về vật chấtluôn là một trong những xung đột chính Đối với nước ta, quyền sở hữu vật chấthay tài sản của mỗi công dân được quy định rõ trong Hiến pháp và các văn bản quyphạm pháp luật như Luật Hình sự, Luật Dân sự, Tất cả mọi cá nhân, tổ chức trêntoàn lãnh thổ Việt Nam đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của chủ tài sảnkhông phân biệt giai cấp, tôn giáo, quốc tịch, màu da, Khi xã hội ngày càng pháttriển, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tâm lý muốn được hưởng thụ màkhông chịu lao động hay do sự tác động của nhiều loại tệ nạn khác nhau như cờbạc, ma túy, vay tín dụng đen, đã khiến cho một bộ phận người dân không còntỉnh táo trước những cám dỗ từ tài sản của người khác, dẫn đến tình trạng cướp tàisản đang diễn ra với một tần suất khá dày đặc trong xã hội hiện đại Điều này đã viphạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản (bao gồm: quyền chiếmhữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) của chủ sở hữu tài sản đó Với vai trò lànền tảng kinh tế - xã hội việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tàisản trước tệ nạn cướp tài sản đang ngày một gia tăng hiện nay đã trở thành mốiquan tâm hàng đầu của không chỉ hệ thống pháp luật nói chung và toàn hệ thốngchính trị Việt Nam nói riêng mà còn là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọi người trênmảnh đất này Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về Tội cướp tài sản, thực tiễncủa loại tội phạm này nhằm xác định những tồn tại, nguyên nhân, hạn chế của nó làcần thiết để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọngcủa loại tội phạm này trông các Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và cả trong đời

sống xã hội Vì thế, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài: “Tội phạm cướp tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam Lý luận và thực tiễn” làm đề tài tiểu luận cuối kỳ

môn Pháp luật đại cương

2 Mục đích nghiên cứu:

Trang 5

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự cũng như nhữngvấn đề thực tế có liên quan, tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cướp tàisản Qua đó, thấy được những bất cập, hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra giải phápnhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm này.

3 Đối tượng nghiên cứu:

 Tội cướp tài sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam

 Thực trạng của tội cướp tài sản tại Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quảviệc áp dụng quy định về loại tội phạm này

4 Phương pháp nghiên cứu:

 Tra cứu Internet, tổng hợp và chọn lọc lại thông tin, phân tích, nghiên cứu và từ

Chương 2: Thực trạng tội cướp tài sản tại Việt Nam hiện nay

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cướp tài sản

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM1.1 Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản:

Ngày 27/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóaXIII tại kỳ họp thứ 9, đã thông qua Bộ luật Hình sự (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình

sự 2015) Bộ luật Hình sự 2015 ra đời thay thế cho Bộ luật Hình sự 1999 Bộ luậtHình sự 2015 ra đời đã thể chế hóa được quan điểm đổi mới của Đảng và Nhànước ta Bộ luật Hình sự 2015 vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy những gì mà Bộluật Hình sự 1999 đã quy định trong thời gian vừa qua Vẫn giữ nguyên hai phầnchính là phần chung và phần tội phạm Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 vẫn cónhững điểm mới hơn so với Bộ luật Hình sự 1999 như quy định thêm trách nhiệmhình sự của pháp nhân, phạm vi trách nhiệm của pháp nhân, đã giảm bớt hình phạt

tử hình đối với 7 tội danh trong đó có tội cướp tài sản,

Điều 168 quy định:

1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi kháclàm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằmchiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Trang 7

f) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người giàyếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến

20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến

20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổnthương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trởlên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

5 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

6 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản

Điều 168 Bộ luật Hình sự quy định 5 khung hình phạt đối với người phạm tộicướp tài sản như sau:

 Khoản 1 (Tội phạm rất nghiêm trọng): có mức hình phạt tù từ 03 năm đến

10 năm đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hìnhphạt

 Khoản 2 (Tội phạm rất nghiêm trọng): có mức hình phạt tù từ 07 năm đến

15 năm

Trang 8

 Khoản 3 (Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng): Có mức hình phạt tù từ 12 nămđến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 31% đến 60%; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh Trong đó: Lợidụng thiên tai, dịch bệnh là trường hợp người phạm tội lợi dụng vào hoàncảnh thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản Tìnhtiết này được áp dụng không phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của thiên tai,dịch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác của xã hội trongtình trạng thiên tai, dịch bệnh.

 Khoản 4 (Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng): có mức hình phạt tù từ 18 nămđến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trởlên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệtổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc tổn hại cho sứckhỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trởlên; Làm chết người; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

 Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, thì tạikhoản 5 Điều 168 Bộ luật Hình sự quy định người chuẩn bị phạm tội này,thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Bộluật Hình sự, thì chuẩn bị phạm tội cướp tài sản là tìm kiếm, sửa soạn công

cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạmhoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm

 Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 168 Bộ luật Hình sự làngười phạm tội cướp còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệuđồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu mộtphần hoặc toàn bộ tài sản

1.2 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản:

Khái niệm của tội cướp tài sản:

Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành trên cơ sởnhận thức khoa học về tính giai cấp của pháp luật, trong đó có luật pháp Hình sự, về vị

Trang 9

trí, vai trò của các biện pháp và phương thức mà xã hội ta có thể sử dụng để đấu tranhchống tội phạm Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của Nhànước không ngừng thay đổi về nội dung và hình thức, về số lượng và chất lượng đểphù hợp với tình hình thực tế của xã hội hiện tại Điều đó nói lên rằng Bộ luật Hình sựcủa nước ta ngày càng hoàn thiện, nó là cơ sở để sử dụng trong đấu tranh và phòngngừa tội phạm Việc nhận thức đúng đắn về tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể nóiriêng sẽ là nền tảng và rất có ý nghĩa đối với quá trình hình thành và đưa ra các biệnpháp, giải pháp đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm.

Trong Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tội cướp tài sản là một trong những tội phạm cụ thểđược quy định tại Điều 133 (thuộc Chương XVI về các tội xâm phạm sở hữu) Khi đềcập đến tội phạm cướp tài sản xã hội chủ nghĩa (theo Điều 129 và Điều 151 Bộ luậtHình sự năm 1985) thành tội cướp tài sản cho có tính chất khái quát hơn, tạo điều kiệnthuận lợi cho công tác đấu tranh, chống tội phạm của các cơ quan chức năng Đây làmột bước đột phá mới trong công tác xây dựng pháp luật hình sự ở nước ta

Tội cướp tài sản luôn được các nhà lập pháp xác định là một trong những tộiphạm nguy hiểm Tính nguy hiểm của nó thể hiện ở chỗ nó không chỉ xâm hại đếnquyền sở hữu tài sản mà còn xâm phạm quyền nhân thân, quyền được bảo vệ về tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người Đặc biệt hành vi cướp tài sảnluôn để lại tâm lý hoang mang, lo lắng trong đời sống xã hội

Theo Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội (Nhàxuất bản Công an nhân nhân dân, năm 2006) thì xác định: “Tội cướp tài sản là dùng vũlực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cônglâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.”

Điểm nổi bật của tội cướp tài sản là người phạm tội dùng vũ lực hay đe dọadùng vũ lực hay có hành vi khác làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thểchống cự được để chiếm đoạt tài sản mà người bị tấn công biết là mình bị lấy mất tàisản Trong đó hành vi “dùng vũ lực” là hành vi tác động vào cơ thể của nạn nhân như:đấm, đá, bóp cổ, trói… nhưng phải nhằm mục đích là chiếm đoạt tài sản Đối với hành

vi “đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi của người cướp tài sản đã sử dụng lời

Trang 10

nói hoặc cử chỉ hay hành động đe dọa xâm phạm ngay đến tính mạng, sức khỏe và làm

tê liệt ngay ý chí chống cự, phản kháng của người có tài sản” Theo đó, đặc điểm củahành vi “đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” là đe dọa dùng ngay lập tức, tại chỗ sứcmạnh vật chất nếu người có tài sản không chịu khuất phục nhằm làm tê liệt ý chíchống cự của họ để lấy tài sản Đặc điểm này vừa chỉ sự khẩn trương, nhanh chóng cóthể xảy ra chớp nhoáng về mặt thời gian, vừa chỉ sự mãnh liệt của sự đe dọa có thể xảy

ra ngay lập tức nếu người bị đe dọa có biểu hiện chống cự Trước sự đe dọa này củangười phạm tội, người bị đe dọa sợ hãi và tin rằng sẽ bị nguy hại đến sức khỏe hoặctính mạng nếu chống cự lại và không thể kêu cứu

Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu Tội cướp tài sản trong phạm vi luận văn này như sau:

Tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vikhác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếmđoạt tài sản

Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 được cấuthành 5 khoản Khoản 1 là cấu thành cơ bản có khung hình phạt tù từ ba năm đến mườinăm; Khoản 2 có khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; Khoản 3 cókhung hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm; Khoản 4 có khung phạt tù từmười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; Khoản 5 người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm

Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản:

Khách thể của tội cướp tài sản:

Tội cướp tài sản xâm phạm đến hai mối quan hệ xã hội được pháp luậtbảo vệ đó là: quan hệ về nhân thân và quan hệ sở hữu tài sản Trong đó quan hệ

sở hữu tài sản là quan hệ bị xâm phạm trực tiếp

Trong tội cướp tài sản, người phạm tội vì đạt được mục đích mà sử dụng

vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực khiến người bị hại không thể chống cự, ngoài racòn có thể gây thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng của người mà đối tượngnhắm tới, đây là xâm phạm quan hệ nhân thân Và mục đích chính của người

Trang 11

phạm tội này là để chiếm đoạt tài sản của người bị hại một cách bất hợp pháp,cho nên đây là xâm phạm trực tiếp đến quan hệ tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi: Đối với tội cướp tài sản, người phạm tội có một trong những hành

vi sau đây:

 Hành vi dùng vũ lực: Hành vi sử dụng vũ lực là hành vi người phạm tội sửdụng sức mạnh thể chất hoặc sử dụng các loại vũ khí tấn công trực tiếp vàongười sở hữu tài sản, ép buộc họ phải giao nộp tài sản cho người phạm tội.Sức mạnh thể chất có thể hiểu là sức mạnh của chính bản thân người phạmtội, như là thực hiện đánh đấm, bóp cổ, hạ gục người bị hại… Vũ khí sửdụng có thể là gậy gộc, gạch đá, dao, súng hoặc các loại phương tiện phạmtội khác tác động trực tiếp vào thân thể nạn nhân Hành vi này khiến nạnnhân không thể chống cự, tê liệt, mất khả năng chống cự, từ đó người phạmtội có thể chiếm đoạt tài sản của nạn nhân

 Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Nếu hành vi dùng vũ lực là đãthực hiện tác động vào thân thể của người sở hữu tài sản, thì hành vi đe dọa

sử dụng vũ lực là việc người phạm tội cũng sử dụng sức mạnh thể chất, hoặc

sử dụng vũ khí khiến cho người sở hữu tài sản hiểu rằng nếu không giao tàisản người phạm tội sẽ sử dụng vũ lực ngay sau đó, khiến họ không còn ý chíkháng cự và phải giao nộp tài sản cho người phạm tội

 Những hành vi khác không phải là vũ lực nhưng khiến cho nạn nhân khôngthể kháng cự hoặc không dám kháng cự: Các hành vi khác ở đây có thểđược hiểu là người phạm tội không trực tiếp sử dụng sức mạnh thể chất hay

vũ khí để tác động đến người bị hại nữa mà sử dụng các thủ đoạn tinh vihơn, như là dùng thái độ, lời nói, hoặc các công cụ như vũ khí giả, thuốc gâymê… tác động đến tinh thần và thể chất của nạn nhân, khiến họ không thểkháng cự để chiếm đoạt tài sản

Về mục đích: Mục đích của tội cướp tài sản là để chiếm đoạt tài sản của người

bị hại

Trang 12

Về hậu quả: Hậu quả của tội cướp tài sản là tài sản bị của người sở hữu bịchiếm đoạt Ngoài ra còn có thể xảy ra thiệt hại về sức khỏe, thân thể, tínhmạng của nạn nhân.

Cả ba hành vi trên dù được thực hiện thế nào đều dẫn đến kết quả là người bịtấn công “lâm vào tình trạng không thể chống cự được” mới cấu thành tội phạm này.Đây là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức Vì thế, tội phạm được xem là hoànthành khi người phạm tội có một trong những hành vi vừa phân tích trên và làm chonạn nhân “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, nhằm chiếm đoạt tài sản, bất

kể người phạm tội có chiếm được tài sản hay chưa

Đây là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức nên khi người phạm tội thựchiện một trong các hành vi nói trên khiến cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thểchống cự được với mục đích chiếm đoạt tài sản thì tội phạm coi như đã hoàn thành

Hậu quả của tội cướp tài sản có thể chỉ là thiệt hại nhân thân (tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm) hoặc thiệt hại về sở hữu (tài sản) Trường hợp cả hai quan

hệ đều bị xâm hại thì chúng ta cần chú ý để xác định liệu có xảy trường hợp phạmnhiều tội hay không Cần xem xét các trường hợp sau:

 Nếu người phạm tội dùng mọi hành vi và mong muốn nạn nhân chết hoặc đểmặc nạn nhân chết nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sau khi cướp tài sản, bịđuổi bắt, người phạm tội đã giết người thì phải định hai tội: cướp tài sản vàgiết người

 Nếu có hậu quả thương tích xảy ra (tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên), ngườiphạm tội chỉ bị truy cứu về tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng “gâythương tích” (khoản 2, 3 hoặc khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 là tùyvào tỉ lệ thương tật)

 Nếu có xảy ra hậu quả về danh dự, nhân phẩm xảy ra mà hành vi xâm hại đókhông liên quan đến việc khống chế khả năng chống cự của nạn nhân thìngười phạm tội còn bị truy cứu thêm các tội phạm tương ứng với hành vixâm hại danh dự, nhân phẩm đó

Trang 13

Người phạm tội cướp tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù có hậuquả xảy ra hay không Tức là chỉ cần có hành vi nhưng chưa chiếm đoạt được tài sảnthì vẫn phải chịu trách nhiệm Ngoài ra giá trị tài sản ít hay nhiều cũng không làm ảnhhưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đây sẽ là một trong những yếu tố đểđịnh khung hình phạt.

Mặt chủ quan của tội cướp tài sản:

Tội cướp tài sản được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp

Người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kýhành vi nào khác là nhằm chiếm đoạt tài sản Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tàisản) là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này Nếu có hành vi mà không có mục đích

“chiếm đoạt tài sản” phải có trước hoặc đồng thời với hành vi dùng vũ lực, đe dọadùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác thì mới cấu thành tội cướptài sản Nếu ý định chiếm đoạt tài sản có sau các hành vi này thì không thể có tội cướptài sản dù sau đó phạm tội có chiếm đoạt tài sản

Chủ thể của tội cướp tài sản:

Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổitrở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội cướp tàisản

1.3 So sánh tội cướp tài sản và một số tội khác:

Tội “Cướp tài sản” và tội “Cướp giật tài sản”

Điều 171 Tội “Cướp giật tài sản”

“Người nào cướp giật tài sản của người khác.”

Trang 14

- Định lượng tài sản chiếm đoạt không phải là yếu tố định tội mà chỉ là yếu tốđịnh khung hình phạt.

Khác nhau:

Hành vi phạm tội: Tội “Cướp tài sản” sử dụng hành vi “Dùng vũ lực, đe dọa vũ lựcngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạngkhông thể chống cự được”, còn tội cướp giật tài sản người phạm tội không sử dụng vũlực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại ngã để cướp),

đe dọa vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vàotình trạng không thể chống cự được như trong tội “Cướp tài sản” mà chỉ dựa vào sựnhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hạikhông đủ khả năng bảo vệ tài sản

 Như vậy, tính công khai của tội phạm là yếu tố cơ bản để phân biệt hai tội danhnày trên thực tế

Chuyển hóa tội phạm: Trường hợp người phạm tội sau khi đã cướp giật được tài sảnnhưng sau đó bị hại hoặc người khác giành, giật lại được tài sản và người phạm tộidùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cônglâm vào tình trạng không thể chống cự được để giành lại tài sản thì có sự chuyển hóa

từ tội “Cướp giật tài sản” sang tội “Cướp tài sản”

Tội “cướp tài sản” và “tội trộm cắp tài sản”.

Điều 173 Tội “Trộm cắp tài sản”:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến

03 năm.”

Khác nhau:

- Trong tội “Cướp tài sản” người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngaytức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạngkhông thể chống cự được

Trang 15

- Trong tội “Trộm cắp tài sản” thì người phạm tội thực hiện một cách lén lút.

 Như vậy, trong tội “Cướp tài sản” tính công khai của người phạm tội rõ rànghơn so với tội “Trộm cắp tài sản”

Ngoài ra trong tội “Trộm cắp tài sản” định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được quyđịnh trong cấu thành cơ bản còn đối với tội “Cướp tài sản” thì không quy định

Chuyển hóa tội phạm: Cũng giống như hành vi chuyển hóa trong tội “Cướp giật tàisản”, trường hợp người phạm tội sau khi đã trộm cắp được tài sản nhưng sau đó bị hạihoặc người khác giành, giật lại được tài sản và người phạm tội dùng vũ lực hoặc đedọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạngkhông thể chống cự được để giành lại tài sản thì có sự chuyển hóa từ tội “Trộm cắp tàisản” sang tội “Cướp tài sản”

Tội “Cướp tài sản” và tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”.

Điều 172 Tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”

“Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng”.

Khác nhau:

- Nếu trong tội “Cướp tài sản” người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lựcngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tìnhtrạng không thể chống cự được mới chiếm đoạt được thì trong tội “Công nhiênchiếm đoạt tài sản” người phạm tội không cần dùng thủ đoạn nào cũng vẫnchiếm đoạt được tài sản

- Chủ thể tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên còn đối với tội “Cướp tàisản” thì chủ thể người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

- Cũng giống như tội “Trộm cắp tài sản” thì tội này tài sản chiếm đoạt có giá trị

để định khung hình phạt

Tội “Cướp tài sản” và tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Điều 170 Tội “Cưỡng đoạt tài sản”

Ngày đăng: 03/04/2024, 06:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w