1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tội phạm giết người theo luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Phạm Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam. Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Bùi Thị Thảo Vân, Trần Hồ Hương Giang, Đỗ Thị Trúc Quỳnh, Bùi Thị Yến Nhi, Võ Minh Hạo
Người hướng dẫn TS. Đoàn Trọng Chính
Trường học Khoa Chính Trị Và Luật
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 71,24 KB

Cấu trúc

  • A, PHẦN MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Lí do chọn đề tài (6)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 3. Phương pháp nguyện cứu (7)
    • 4. Bố cục đề tài (7)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (8)
  • Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết người (8)
    • 1. Khái niệm về tội giết người (8)
    • 2. Phân loại hành vi vô ý giết người và cố ý giết người (8)
    • 3. Phân loại hành vi giết người và hành vi phạm tội có liên quan đến tính mạng con người (10)
      • 3.1. Về mục đích của hành vi tội phạm (11)
  • Chương 2: Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội phạm Việt Nam (13)
    • 1. Quy định về tội giết người trong pháp luật phong kiến Việt Nam (13)
    • 2. Khái quát lịch sử lập pháp về tội giết người ở Việt Nam thời kỳ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến nay) (15)
  • Chương 3: Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành (18)
    • 1. Tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉnh sửa bổ (18)
      • 1.1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (19)
      • 1.2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (20)
      • 1.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (20)
      • 1.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến (20)
    • 2. Các yếu tố cấu thành của tội phạm giết người (20)
      • 2.2. Khách thể của tội phạm (21)
      • 2.3. Mặt chủ quan của tội phạm (21)
      • 2.4. Mặt khách quan của tội phạm (22)
    • 3. Tình huống phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm giết người (23)
  • Chương 4: Thực trạng tội giết người ở Việt Nam (25)
    • 1. Tình hình giết người trên địa bàn cả nước hiện nay (25)
    • 2. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng và biến động về tội phạm giết người (26)
    • 3. Một số vụ án giết người gây chấn động dư luận trong những năm gần đây (28)
    • 4. Giải pháp phòng chống tội phạm giết người (29)
    • C. LỜI KẾT (32)

Nội dung

vệ tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh như hiện nay, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện Song, nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh và tồn tại những mặt trái có ảnh hưởng tiêu cực, làm nảy sinh nhiều vấn đề về dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người nói riêng Ở Việt Nam hiện nay, tội phạm giết người có xu hướng ngày một tăng, nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo nguyệt.

Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình tội phạm giết người do nhiều nguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi người phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không gì bù đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân, gây mất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địa phương Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ phận người dân là nguyên nhân phạm tội Có những vụ án giết người vì những thù tức nhỏ; những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; con giết cha vì tài sản… làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút Nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội còn thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết trẻ em; giết phụ nữ mang thai; giết người với hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân… điều đó nói lên việc xem thường tính mạng của người khác Đã đến lúc cần báo động, đồng thời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ tình hình tội giết người, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh giá những yếu tố cấu thành nên tội giết người Hiểu rõ hơn về bộ luật hình sự về tội giết người Từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người, góp phần ổn định tình hình an ninh xã hội.

Phương pháp nguyện cứu

Bài tiểu luận được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ sự hướng dẫn của giảng viên và sưu tầm tổng hợp từ các tài liệu có liên quan về tội giết người, đồng thời kết hợp và xem xét các vụ án trên thực tế trên cả nước để chứng minh và làm rõ vấn đề nguyên cứu

Bố cục đề tài

Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết người

Chương 2: Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội phạm Việt Nam

Chương 3: Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành

Chương 4: Thực trạng tội giết người ở Việt Nam Nguyên nhân và giải pháp

Những vấn đề chung về tội giết người

Khái niệm về tội giết người

Con người chúng ta sinh ra đều có quyền được bảo vệ và tôn trọng về tính mạng và có quyền sống và bắt buộc các chủ thể khác phải tôn trọng Chính vì thế nếu như xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật Một trong những hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác là giết người Tội giết người là trường hợp cố ý lấy đi mạng sống của người khác một cách trái pháp luật Đây là một hành vi vi phạm phát luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.

Phân loại hành vi vô ý giết người và cố ý giết người

Về mặt chủ thể: Theo quy định tại Điều 12 của BLHS, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

+ Tội giết người: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc để mặc hậu quả chết người xảy ra.

+ Tội vô ý làm chết người: người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

• Tội giết người: Là hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

• Tội vô ý làm chết người: Là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

• Tội giết người: Luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

• Tội vô ý làm chết người: Thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

• Yêu cầu phải có hậu quả chết người xảy ra thì mới cấu thành tội;

• Thực tiễn rất khó xác định yếu tố chủ quan của người phạm tội Thông thường, sẽ xác định hậu quả đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó.

• Tội giết người: Các khung hình phạt với tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ Luật Hình sự quy định như sau:

+ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: Giết 2 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi;…(khoản 1, Điều 123), thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

+ Phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

+ Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

+ Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

• Tội vô ý làm chết người: Có hai khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự như sau:

+ Vô ý làm chết một người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm;

+ Vô ý làm chết hai người trở lên thì bị phạt tù từ ba đến 10 năm.

Phân loại hành vi giết người và hành vi phạm tội có liên quan đến tính mạng con người

Ở đây tội giết người được phân ra rạch ròi với những tội danh có liên quan đến tính mạng con người cụ thể là tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người Tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được qui định tại điều 123 và điều 134 trong Bộ Luật hình sự năm 2015 Hai tội này có những điểm khác nhau sau đây do :

3.1 Về mục đích của hành vi tội phạm:

+ Tội giết người: chủ thể phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích cướp đi mạng sống của người khác

+Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: chủ thể phạm tội thực hiện hành vi với mục đích gây tổn hại đến thân thể của nạn nhân Hậu quả làm nạn nhân tử vong là nằm ngoài dự đoán của người phạm tội.

3.2 Về yếu tố phân loại lỗi:

+Tội giết người: pháp luật khẳng định người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý Trong trường hợp một người trước và trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều nhận thức rõ hành vi việc làm của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, biết được hậu quả của hành vi đó nhưng mà vẫn mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm về hành vi của mình cho xã hội và biết trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được nhận định là lỗi do cố ý gián tiếp.

+Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: chủ thể thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra Điều đó có nghĩa là họ thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng nghĩ rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó Kết quả dẫn đến hậu quả chết người xảy ra vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

3.3 Về mức độ nguy hiểm và cường độ tấn công:

+Tội giết người: có mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

+Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: có mức độ tấn công yếu hơn tội giết người và không liên tục hoặc dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

3.4 Về vị trí tác động trên cơ thể:

+Tội giết người: chủ yếu thường là những vị trí dễ tử vong nhanh trên cơ thể như vùng đầu, cổ, ngực, bụng,

+Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: thường là những vị trí không quá gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác như vùng vai, tay, chân,

3.5 Về vũ khí hoặc hung khí gây thương tích và các tác nhân khác:

+Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy, cũng là yếu tố quan trọng để phân biệt hai tội này.

*Trong trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra Còn trong trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là nằm ngoài ý muốn của họ.

*Trong trường hợp người phạm tội nhận thức được việc làm của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức mặc nhiên cho hậu quả xảy ra, nếu hậu quả là gây thương tích thì khẳng định là tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả làm chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.

Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội phạm Việt Nam

Quy định về tội giết người trong pháp luật phong kiến Việt Nam

1 Quy định về tội giết người trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Năm 1042, Thái Tông Hoàng đế ban bộ luật Hình thư, được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Việc ban hành bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp nước ta Trong bộ luật Hình Thư quy định về “ Thập ác”, là 10 hành vi vi phạm tội nguy hiểm và tàn ác nhất đó là:mưu phản( làm nguy xã tắc),mưu đại nghịch(làm nguy tông miếu, cung khuyết), mưu bạn nghịch (nổi loạn theo giặc), ác nghịch( đánh giết ông bà cha mẹ) ,bất đạo( giết người vô tội) ,đại bất kính( dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua),bất hiếu (mắng chửi hay không để tang ông bà cha mẹ),bất mục (đánh giết những người thân thuộc gần) ,bất nghĩa (dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha), nội loạn(thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha) Tất cả những tội này bị phạt rất nghiêm trọng bằng các hình phạt như người phạm tội bị đóng lên tấm ván đêm bêu ở chợ rồi đưa ra pháp trường xẻo thịt, róc xương cho đến chết hay chém đầu.

Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông có niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), đây là Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và hiện còn được lưu giữ đầy đủ.Bộ luật Hồng Đức là một bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều loại hành vi vi phạm pháp luật khác nhau như hình luật, dân luật, hành chính, hôn nhân- gia đình và kể cả luật tố tụng Trong bộ luật Hồng Đức đã xây dựng được các quy định các trường hợp giết người có tình tiết nặng nhẹ với những hình phạt nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào hành vi phạm tội Bộ luật khẳng định tội giết người là tội phạm nguy hiểm, dã man và tàn ác nhất Nên Bộ luật đã quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ phạm tội giết người, đó là hình phạt tử hình Đến thời Gia Long triều Nguyễn, năm 1815 bộ luật Gia Long được ban hành Bộ luật Gia Long là văn bản pháp luật quan trọng nhất và cũng là di tích pháp lý lớn nhất của Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỉ XIX Bộ luật Gia Long là văn bản pháp luật quan trọng nhất và cũng là di tích pháp lý lớn nhất của Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỉ XIX Bộ luật gồm 398 điều, chia thành 22 quyển, được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức, nhưng chủ yếu là mượn bộ luật của nhà Thanh, nhưng đã chỉnh sửa và cập nhật cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt nam lúc bấy giờ Khác bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia long không quy định tội giết người trong nhiều chương mà quy định tâp trung tại một phần- Phần “ Nhân mạng” gồm các tội “ Mưu sát nhân” ( Điều 1); “ Mưu sát chế sứ cập bản quản trưởng quan” ( Điều 2); “ Mưu sát tổ phụ mẫu, phụ mẫu” ( Điều 3), “ sát tử gian phu” ( Điều 4); “ Mưu sát cố phu phụ mẫu” ( Điều 5): “ sát nhất gia tam nhân”( Điều 6); “ Thái sinh chiết cát nhân” ( Điều 7); “ tạo sức cổ độc sát nhân” ( Điều 8) Điều 2 Quyển 2 phần “ Danh lệ” Bộ luật Gia Long đã khẳng định tội giết người là tội phạm nguy hiểm, dã man và tàn ác nhất Trong mười tội ác ( Thập ac) đã có bốn tội liên quan đến hành vi giết người So với Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long đã có sự phát triển đáng kể Bộ luật Gia Long đã bổ sung thêm nhiều trường hợp phạm tội giết người được xử phạt nhẹ hơn trường hợp giết người thông thường như: Giết người gian dâm với vợ mình khi đó bỏ chạy Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều lệ của Điều 4 quyển 14 phần “ Nhân mạng” Mặc dù còn một số hạn chế nhưng với sự kế thừa và phát triển những thành tựu khoa học của Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long đã trở thành “ bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt

Nam”, là một phần di sản văn hóa Việt Nam mà triều Nguyễn đã có công đóng góp.

Khái quát lịch sử lập pháp về tội giết người ở Việt Nam thời kỳ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến nay)

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có những văn bản pháp luật hình sự Khi nghiên cứu những quy định về tội giết người trong các văn bản:Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/02/1946 trừng trị tội phá hoại công sản; Sắc lệnh số 27-SL, ngày 28/02/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của nhà nước; sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1995 tổng kết án lệ về một số tội phạm thông thường Trong giai đoạn này, không có văn bản nào quy định riêng về tội giết người mà tội giết người chỉ được đề cập trong các văn bản quy định về một nhóm tội cần tập trung trấn áp để bảo vệ chính quyền, công sản và một số đối tượng đặc biệt nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phản đế, phản phong Và trong giai đoạn này, hành vi phạm tội giết người được quy định dưới nhiều hình thức khác nhau như: Ám sát, giết hại, cố ý giết người…Quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như trong đường lối xử lí người phạm tội giết người và thể hiện rõ nguyên tắc nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, người hoạt động đắc lực, gây hậu quả nghiêm trọng ; khoan hồng đối với những người bị cưỡng bức, lừa gạt

Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới Ngày 30/6/1955, Bộ Tư Pháp đã có thông tư số 19-VHH-HS, yêu cầu các tòa án không áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến Để thực hiện đường lối mà Đảng đề ra trong giai đoạn từ năm 1955 đến 1976, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đường lối xử lí tội giết người như: Chỉ thị số 1025-TATC ngày 15/6/1960 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xử lí tội giết người vì mê tín; Chỉ thị số 01- NCCS ngày 14/3/1963 của Tòa án nhân dân tối cao về xử lý tội giết trẻ sơ sinh; Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội phạm giết người ban hành kèm theo Công văn số 452- HS2 ngày 10/8/1970 của tòa án nhân dân tối cao; Công văn số 37 và 38-NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao; Sắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời và thông tư số 03-SL-BTP-TT ngày

15/4/1976 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành sắc luật số 3 nói trên theo quy định các tội phạm và giết người với nội dung “ Phạm tội cố ý giết người thì bị phạt tù từ 15 năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể thấp hơn” Quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã kế thừa những thành tựu lập pháp hình sự của giai đoạn trước trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như trong đường lối xử lí người phạm tội giết người.Và so với giai đoạn trước, quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã có sự phát triển đáng kể trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như trong đường lối xử lí người phạm tội.

Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Bộ luật Hình Sự năm 1985 ra đời, kế thừa những thành tựu lập pháp hình sự của các thời kì trước trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự và đường lối xử lý người phạm tội giết người Thể hiện ở chỗ Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định những trường hợp phạm tội giết người bị xử nặng, những trường hợp giết người được xử nhẹ, các trường hợp tuy gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng không cấu thành tội phạm giết người So với giai đoạn trước, quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã có sự phát triển đáng kể trong phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội như nhiều tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người đã được bổ sung thêm trong giai đoạn này như tình tiết giết người bằng thủ đoạn lợi dụng nghề nghiệp; giết người có tổ chức… Lần đầu tiên, bộ luật hình sự năm 1985 quy định các hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt. Đi đôi với sự phát triển của xã hội, thì bộ luật Hình Sự năm 1985 không thể đáp ứng được nhu cầu đó Nên năm 1999, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành bộ luật hình sự mới Vừa có sự kế thừa, vừa có những bước phát triển so với bộ luật 1985, cụ thể là Bộ Luật hình sự năm1999 đã tách tội giết người trong Bộ Luật Hình Sự năm 1985 thành ba tội riêng biệt:“Tội giết người (Điều 93); “Tội giết con mới đẻ”(Điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95) với nhiều khung hình phạt góp phần mở rộng khả năng pháp lý cho tòa án có thể lựa chọn hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng trường hợp phạm tội cụ thể.

Và vừa qua, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành BLHS mới vào ngày 27 tháng 11 năm 2015 Về cơ bản

Bộ luật vẫn kế thừa như năm 1999 nhưng cũng có một số thay đổi.

Qua đây có thể thấy tội giết người là một hành vi vô cùng man rợ và nghiêm trọng Nên quy định về tội giết người qua các thời kì đều có sự phát triển và hoàn thiện hơn, để xử lý nghiêm minh những hành vi giết người trên thực tế.

Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành

Tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉnh sửa bổ

sự năm 2015, chỉnh sửa bổ sung năm 2017

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1.1 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn.

1.2 Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 1.3 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

1.4 Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Các yếu tố cấu thành của tội phạm giết người

Cấu thành tội phạm là tổng thể những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự và căn cứ pháp lý để định tội danh Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:

2.1 Chủ thể của tội phạm

Khái niệm: Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của luật hình sự

Chủ thể của tội giết người theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định:

“Điều 12 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

2.1.1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2.1.2 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,

265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường Nghĩa là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thể của tội giết người Như vậy theo quy định trên, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2.2 Khách thể của tội phạm

Khái niệm: Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ bị xâm phạm bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trong một chừng mực nhất định Không có sự xâm hại đến quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ thì không có tội phạm

Khách thể của tội giết người là tính mạng, quyền sống của con người Tội giết người trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể con người đang sống Hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

2.3 Mặt chủ quan của tội phạm

Khái niệm: Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi Còn động cơ và mục đích phạm tội là nội dung thuộc mặt chủ quan của một số loại tội nhất định.

- Về lỗi: Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.

Giết người với lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

- Mục đích: Nhằm thuốc đạt mạng sống của người khác.

2.4 Mặt khách quan của tội phạm

Khái niệm: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Những biểu hiện (dấu hiệu) thuộc về khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội (thể hiện bằng hành động hoặc không hành động); tính trái pháp luật của hành vi hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả.

Mặt khách quan của tội giết người được thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội Hành vi phạm tội có thể hành động hoặc không hành động Đối với hành vi hành động: người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác Đối với hành vi không hành động: người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cuốn giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác Các phương tiện như súng, dao, gậy, tay chân, thuốc độc… Hành vi tước bỏ quyền sống của người khác thường được thực hiện bằng các phương thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ, đầu độc, đấm đá…

Hậu quả do hành vi của tội phạm giết người gây ra là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác) Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Tình huống phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm giết người

3 Tình huống phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm giết người.

Cường và Dũng (23 tuổi) cùng yêu một cô gái Để muốn tình địch từ bỏ cô gái kia, Cường đã chuẩn bị dao găm và một đoạn côn gỗ để khi cần thiết sẽ sử dụng Hôm đó Cường hẹn Dũng ra để nói chuyện.

Do không thể thuyết phục được Dũng từ bỏ quan hệ với cô gái kia nên Cường đã dùng dao đâm bừa nhiều nhát vào người Dũng rồi bỏ chạy Những nhát dao đã đâm trúng vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể của Dũng nên Dũng đã tử vong tại bệnh viện Vậy hành vi của Cường như vậy có được coi là phạm tội giết người hay không?

Chủ thể: Cường (23 tuổi) đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không mắc các bệnh khiến không làm chủ và điều khiển được hành vi Vậy yếu tố chủ thể trong hành vi này thỏa mãn tội giết người.

Khách thể: Tội giết người có khách thể là quyền được sống của con người Vì Cường đã cướp đi mạng sống của Dũng, là xâm phạm quyền được sống của Dũng nên yếu tố khách thể cũng đã thỏa mãn tội giết người

Mặt khách quan: Hành vi của Cường là “ đâm bừa”, đây là hành vi có thể gây chết người và hậu quả đó đã xảy ra Tuy tội giết người không yêu cầu hậu quả chết người, nhưng hậu quả chết người cũng là một yếu tố để phân biệt tội này với tội cố ý gây thương tích

Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra , nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người Vậy hành vi của A cũng đã thỏa mãn yếu tố mặt khách quan

Mặt chủ quan: Lỗi của Cường ở đây là lỗi cố ý gián tiếp, tức là biết hành vi của mình có thể gây chết người, nhưng vẫn để mặc cho hậu quả đó xảy ra, thể hiện ở việc đâm bừa rồi bỏ chạy gây chết người.

Như vậy, hành vi của Cường đã thỏa mãn cả 4 yếu tố của tội giết người, qua đó có thể xác định tội danh của Cường là tội giết người.

Thực trạng tội giết người ở Việt Nam

Tình hình giết người trên địa bàn cả nước hiện nay

Thời gian qua trên cả nước xảy ra nhiều vụ án giết người có tính chất tàn bạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, khiến dư luận bức xúc

Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm trên cả nước xảy ra hơn 1.300 vụ giết người Với con số trên, thì ít nhất có khoảng 1.300 gia đình lâm vào cảnh mất mát, thậm chí tan nát, vợ mất chồng, bố mẹ mất con, và cũng chừng ấy gia đình có người thân phải vào vòng lao lí để trả giá cho tội lỗi của mình Điều đáng nói hơn là, trong số hơn 1.300 vụ giết người đó, chỉ có hơn 80 vụ (chiếm 6,4%) là vụ án giết người, cướp tài sản Số còn lại chiếm 93,6% là các vụ án giết người do nguyên nhân xã hội Đó là những mâu thuẫn do tranh chấp tài sản, xích mích do rượu bia hay bất đồng quan điểm trong đời sống thường ngày rồi lời qua tiếng lại dẫn đến hành động nhất thời

Bên cạnh đó, tình trạng các băng nhóm tội phạm có tổ chức; các thanh, thiếu niên hư hỏng tụ tập thành các băng nhóm côn đồ gây án với động cơ, mục đích khác nhau như thích thể hiện, tranh giành địa bàn, giải quyết mâu thuẫn hoặc đâm thuê, chém mướn… vẫn diễn biến hết sức phức tạp

Từ ngày 15.12.2020 đến ngày 14.12.2022, trên toàn quốc, tội phạm giết người xảy ra 2.304 vụ, chiếm 2,66% trong cơ cấu phạm pháp hình sự, làm chết

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, năm 2021, toàn quốc xảy ra hơn 1.000 vụ giết người và trong quý I/2022 xảy ra hơn 280 vụ, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước Mặc dù chiếm tỷ lệ không cao so với cơ cấu tội phạm về trật tự xã hội, nhưng loại tội phạm này lại gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người

Năm 2022, tội phạm giết người tăng, nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn, thù tức cá nhân, trong đó có một số vụ giết người thân, giết nhiều người.Tội phạm giết người tăng 13%; số vụ giết người thân tăng gần 5% Một số người dùng ma túy dẫn tới ảo giác, người có tiền sử bệnh tâm thần giết người, gây lo lắng, bất an cho người dân Trong đó xảy ra 1.297 vụ án giết người Nổi lên là tình trạng giết người thân trong gia đình 492 vụ, chiếm 21,35% Số vụ án giết người do mâu thuẫn bộc phát trong sinh hoạt hằng ngày như: va chạm giao thông, trong sinh hoạt, uống rượu bia… chiếm 44,18% Giết người do mâu thuẫn tình ái chiếm 10,6% Số vụ án giết người do đối tượng bị bệnh tâm thần, “ngáo đá” gây ra, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ (4,8% trong tổng số vụ án giết người) nhưng diễn biến phức tạp hơn và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng và biến động về tội phạm giết người

Tình hình tội phạm giết người hiện đang có xu hướng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng nhiều vụ người phạm tội có hành vi hết sức dã man và gây hoang mang dư luận hiện nay Sự gia tăng và biến động về tội phạm giết người có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

• Nguyên nhân về kinh tế: Ta có thể thấy phần lớn tội phạm giết người là những người kinh tế khó khăn, không có việc làm ổn định và thiếu sự thấu hiểu quan tâm của gia đình và cộng đồng Áp lực về kinh tế và thất nghiệp tạo ra những suy nghĩ tiêu cực không thể giải toả là nguyên nhân khiến họ có những hành vi phạm tội như giết người cướp tài sản,

• Nguyên nhân cá nhân: Một số vụ việc giết người do xích mích trong lúc uống rượu bia có lời qua tiếng lại với nhau, không kiềm chế được cảm xúc gây mâu thuẫn bộc phát nhất thời dẫn tới những hành vi thiếu suy nghĩ hoặc do bất đồng quan điểm, nghi ngờ ghen tuông lẫn nhau, đã có mâu thuẫn từ trước, ngấm ngầm lên kế hoạch cho hành vi phạm tội giết người

• Nguyên nhân tâm lý, giáo dục: Hiện nay, con người được xã hội hóa trong môi trường mà những tác động tiêu cực nhiều hơn tác động tích cực nên dễ hình thành nhân cách phạm tội Ví dụ người phạm tội bị nhiễm hành vi bạo lực bởi họ đã trải qua quá khứ đau thương do nhiều nguyên nhân như bạo lực gia đình hay bạo lực học đường, dẫn tới tâm lý méo mó Những hình ảnh trò chơi trực tuyến và phim bạo lực ngày càng tàn bạo Họ có thể bắt chước những hành vi bạo lực đó để ra tay với người khác Bên cạnh đó còn do trình trình độ học vấn thấp, nhận thức còn hạn chế khiến họ dễ bị sa ngã vào tệ nạn xã hội ( mà túy, cờ bạc, rượu chè, ) Do tác động của những chất kích thích đó làm họ có những hành vi nguy hiểm như vậy

• Nguyên nhân tổ chức, quản lý xã hội Tội phạm xảy ra một phần là do quản lý xã hội kém Gia đình bận rộn làm ăn không quan tâm đến thành viên trong gia đình làm gì, ở đâu, quan hệ xã hội thế nào. Nhà trường cũng chưa quản lý chặt chẽ học sinh, kỷ luật không nghiêm để xảy ra tình trạng đánh nhau, làm nhục kiểu xã hội đen Chính quyền quản lý dân cư không chặt chẽ, đặc biệt là dân nhập cư, không việc làm, đối tượng lưu manh, côn đồ, tiền án, thường dính dáng đến tệ nạn xã hội Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng tội phạm giết người.

Một số vụ án giết người gây chấn động dư luận trong những năm gần đây

Điển hình như vụ án mạng kinh hoàng : giết chủ nợ, đốt xác phi tang ở Hải Dương Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Cao Tài Năng và vợ thuê cửa hàng trên phố Nguyễn Thượng Mẫn (thành phố Hải Dương) để bán thuốc Trong quá trình kinh doanh, Năng đã vay anh D.C.C (sinh năm 1974, ở huyện Gia Lộc) hơn 7 tỷ đồng Vợ chồng bị cáo đã trả hơn 4 tỷ đồng Số tiền còn lại, anh Năng xin khất nhưng anh

Cuối tháng 11/2020, anh C đi ô tô đến cửa hàng thuốc trên để đòi số tiền Năng còn nợ Tại đây, Năng tiếp tục xin khất nợ nhưng không thành nên dùng gậy gỗ sát hại chủ nợ Lo sợ bị lộ, vợ chồng bị cáo đã mua xăng và một số dụng cụ ra bờ sông đào, đốt thi thể để phi tang

Ngày 18/11/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên bị cáo Cao Tài Năng phạm tội “Giết người”,

“Xâm phạm thi thể, mồ mả” Tổng hình phạt là Tử hình Bị cáo Vũ Thị Mừng phạm tội “Che giấu tội phạm” và “Xâm phạm thi thể, hài cốt” Hình phạt chung cho 2 tội này là 6 năm 6 tháng tù

Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Năng và Mừng có trách nhiệm bồi thường bị hại số tiền nợ gần 3 tỷ đồng; buộc bị cáo Năng phải bồi thường các khoản về: chi phí tìm kiếm, mai táng, chi phí tổn thất tinh thần cho bố mẹ và con bị hại gần 400 triệu đồng Đồng thời phải cấp dưỡng hàng tháng cho con bị hại từ tháng 11/2020 đến khi đủ 18 tuổi, cấp dưỡng bố mẹ bị hại là anh D.C.C đến khi ông bà qua đời

Ngoài ra vụ án chồng giết vợ rồi phân xác, phi tang xuống sông Đuống (Hà Nội) vào năm 2019 cũng từng gây hoang mang dư luận

Theo báo Dân trí đã đưa tin, năm 2017, Đỗ Ngọc Anh (SN 1964, trú tại xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội) quen biết và nảy sinh quan hệ tình cảm với bà Đặng Thị Hải (SN 1960, trú tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội)

Ngọc Anh sau đó mua tặng bà Hải một chiếc ô tô Parado trị giá 1,5 tỷ đồng Đổi lại, bà Hải sẽ cho Ngọc Anh mảnh đất rộng 60 m2 ở huyện Chương

Mỹ (Hà Nội) để xây nhà Sau khi cả 2 kết hôn và chung sống một thời gian, bà Hải nghi ngờ Ngọc Anh ngoại tình với người phụ nữ khác nên tự ý bán chiếc xe ô tô nhưng không chịu sang tên mảnh đất ở Chương Mỹ cho Ngọc Anh

Từ đó, hai người đã xảy ra mâu thuẫn Sáng 31/1/2019, Ngọc Anh đột nhập vào nhà bà Hải rồi dùng thanh sắt đánh vợ đến tử vong Đến tối, Ngọc Anh quấn xác nạn nhân cho lên ô tô, lau sạch máu ở hiện trường rồi đưa thi thể bà Hải ra cầu Đông Trù Tại đây, Ngọc Anh phân thi thể bà Hải làm nhiều phần rồi ném xuống phi tang

Ngày 4/2/2019, Ngọc Anh đầu thú tại Công an huyện Chương Mỹ,

Hà Nội Sáng 1/9/2020, Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên bị cáo Đỗ Ngọc Anh mức án tử hình về tội Giết người

Giải pháp phòng chống tội phạm giết người

Tội phạm giết người là loại tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự, sự bình yên trong cuộc sống của nhân dân Nên cần đặc biệt quan tâm triển khai các biện pháp phòng ngừa, để kịp thời ngăn chặn từ sớm, không để xảy ra các vụ thảm án, các vụ giết người nghiêm trọng đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp tấn công, truy bắt, xử lý nghiêm minh để tạo sức trấn áp răn đe Và một số giải pháp như là:

+ Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao giáo dục theo hướng cân bằng, coi trọng đồng bộ giữa giáo dục văn hóa và xây dựng nền tảng đạo đức, để tránh gây ra những mâu thuẫn trong xã hội

+ Tăng cường năng lực cho lực lượng công an để chủ động nắm tình hình, phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, các mâu thuẫn như tranh chấp đất đai, vay mượn… Để tránh xảy ra các mâu thuẫn bức xúc, kéo dài dẫn đến giải quyết bằng bạo lực.

+ Bộ công an chỉ đạo đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn dân cư, nhất là với người có tiền án, tiền sử, nghiện ma túy tại cộng đồng Phối hợp quản lý chặt chẽ người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa trị, như đưa người bị mắc bệnh tâm thần vào cơ sở điều trị.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân,học sinh, sinh viên về hình sự, dân sự, hôn nhân, chống bạo lực học đường Truyền thông trên các cổng thông tin đại chúng,mạng xã hội để phối hợp tuyên truyền ngăn ngừa tội phạm giết người.Tăng cường quản lý xã hội và xác định trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống tội phạm.Nghiên cứu và phát triển các mô hình tổ chức cộng đồng để tham gia vào việc bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống tội phạm.

+ Đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý dứt điểm, công bằng, nghiêm minh các vụ án giết người, không để tồn đọng những vụ án không rõ thủ phạm Tổ chức tuần tra và kiểm soát tại các điểm trọng yếu, bảo đảm xử lý nhanh chóng và triệt hạ các hành vi bạo lực và côn đồ Tạo cao điểm tấn công và trấn áp tội phạm, đặc biệt là các băng nhóm và tổ chức tội phạm đang hoạt động nguy hiểm.Tăng cường tiếp nhận, phát hiện, điều tra và xử lý nhanh chóng các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, và nhân phẩm của con người.

+ Quản lý và thanh tra chặt chẽ các hoạt động văn hóa, đặc biệt là lễ hội, để ngăn chặn các loại hình văn hóa độc hại và bạo lực.Nâng cao khả năng tiếp nhận, phát hiện, điều tra và xử lý nhanh chóng các vụ án xâm phạm tính mạng và sức khỏe của con người.Tối ưu hóa việc quản lý các trại tạm giam và nhà tạm giữ, đồng thời xây dựng quy chế để hỗ trợ đối tượng đã hết hạn tù và tái hòa nhập cộng đồng.Tổng hợp kinh nghiệm và học hỏi từ công tác phòng ngừa tội phạm giết người thời gian qua để xác định nguyên nhân và khó khăn, từ đó tập trung vào giải quyết và dự báo tình hình tội phạm trong tương lai.

LỜI KẾT

Trong Hiến pháp 2023, tại khoản 1 điều 20 quy định rất rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhực hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe và xúc phamh danh dự, nhân phẩm”, và chính vì thế, tính mạng con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm Nếu như ai có dấu hiệu xâm phạm đến những quyền này, một khi đã đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đèu phải chịu sự trừng trị của pháp luật Để chủ động phường ngừa đấu tranh, trước tiên mọi người dân phải trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ, và có ý thức bảo vệ bản thân, người thân và mọi người xung quanh Đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cao độ trước mọi nguy cơ có thể xảy ra với mình Không chỉ có sự nỗ lực của người dân mà còn cần có sự nỗ lực của cả cơ quan chức năng, của nhà nước và xã hội nâng cao giá trị đạo đức, đời sống văn hóa, bảo vệ đời sống nhân dân, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO https://luatsux.vn/toi-giet-nguoi-la-toi-pham-dac-biet-nghiem- trong-dung-hay-sai/ https://vksndtc.gov.vn/hoidap/Pages/hoi-dap.aspx?ItemIDp https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban- hop-nhat-01-VBHN-VPQH-2017-Bo-luat-Hinh-su-363655.aspx https://ilaw.vn/tuvanphapluat/detailusefulinformation?name=dieu- 123-bo-luat-hinh-su-ve-toi-giet-nguoi&article_idh608

Quy định về tội giết người trong Bộ luật Gia Long (BLGL) (dichthuatlightway.com)

" Quy định về tội giết người trong luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước Bộ luật hình sự năm 1985 " - TaiLieu.VN

Khái quát về cơ quan lập pháp thời Lý? Tìm hiểu về Bộ luật Hình thư? (luatminhkhue.vn) https://baotayninh.vn/bai - 1 - nhung - vu - an - dau - long - a158217.html http://congan.nghean.gov.vn/phap - luat/201608/hon - 1000 - vu - giet - nguoi - do - thu - tuc ca - nhan - dieu - gi - lam - cai - ac - troi - day - 695113/ https:// vnexpress.net/toi - pham - giet - nguoi - co - xu - huong - tang - 4533327.html https://nhandan.vn/phong - chong - toi - pham - giet - nguoi - post711858.html https://laodongthudo.vn/xet - xu - phuc - tham - 2 - vo - chong - giet - chu - no

138037.html https://amp.dantri.com.vn/phap - luat/cai - gia - phai - tra - cho - nhung - ke

- giet - nguoi - chat xac - phi - tang - 20230527122126621.htm

TRANG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN

Tên thành viên Nội dung công việc Mức độ hoàn thành Bùi Thị Thảo Vân

Tổng hợp, lọc nội dung và viết bài tiểu luận

Bùi Thị Yến Nhi Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết người

Chương 2: Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội phạm Việt Nam

Võ Minh Hạo Chương 3: Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành

100% Đỗ Thị Trúc Quỳnh Chương 4: Thực trạng tội giết người ở Việt Nam

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w