1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài đặc điểm và thói quen sử dụng ngôn ngữ chat của sinh viên hubt

32 31 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm và thói quen sử dụng ngôn ngữ 'chat' của sinh viên HUBT
Tác giả Nguyễn Thị A
Người hướng dẫn Vũ Thị Hương, Giáo viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 706,75 KB

Nội dung

Ngôn ngữ chat có thể dành được một chỗ đứng trong tiếng Việt hay không?Để làm rõ tất cả những vấn đề trên, chúng tôi xin được góp một số ý kiến của mình qua đề tài “Đặc điểm và thói quen

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG

NGHỆ HÀ NỘI KHOA TIẾNG VIỆT

-OOO

-Tiểu Luận

ĐỀ TÀI:

ĐẶC ĐIỂM VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ “CHAT” CỦA

SINH VIÊN HUBT

Giáo viên hướng dẫn: VŨ THỊ HƯƠNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ A

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân em và được sự hướng dẫn khoa học của giảng viên Vũ Thị Hương Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Đặc điểm và thói quen sử dụng ngôn ngữ ‘chat’ của sinh viên HUBT” của em là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến khoa tiếng Việt trường Đại học Kinh Doanh

và Công Nghệ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và hoàn thành đề tài “Đặc điểm và thói quen sử dụng ngôn ngữ ‘chat’ của sinh viên HUBT” cho bài tiểu luận Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy/cô Vũ Thị Hương đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn

em trong quá trình làm bài

Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế

và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Rất kinh mong quý thầy, cô cho em thêm những góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI THỰC HIỆN

ANGUYỄN THỊ A

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

1.1.1 Ngôn ngữ là gì? Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ 8

1.1.3 Tâm lý học hành vi – cơ sở sản sinh ngôn ngữ 81.1.4 Biến thể, cộng đồng giao tiếp, mạng xã hội 9

1.2.2 Nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ “chat” 10

1.2.4 Quan hệ giữa những người sử dụng ngôn ngữ “chat” 10

2 Chương 2: Thực trạng sử dụng ngôn ngữ “chat” của sinh viên HUBT 11

Trang 4

3 Chương 3: Nguyên nhân, tác động và giải pháp của việc sử dụng ngôn

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Nếu loại ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa của từng vùng miền khácnhau trên đất nước gọi là “ngôn ngữ địa phương”, loại ngôn ngữ mang tính chuyên nghiệp dùng trong các ngành nghề gọi là “thuật ngữ”, thì loại ngôn ngữ ra đời và phát triển theo trào lưu internet gọi là “ngôn ngữ chat”

Ngôn ngữ “chat” là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng internet và mạng điện thoại di động Ngôn ngữ “chat” phát triển theo trào lưu mạng và ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện thoại di động ngày càng tăng Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã hội với rất nhiều lý do: cá tính, tiết kiệm thời gian, …v v

Nói về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ “chat”, hầu như hàng năm đều

có các bài báo, những cuộc nghiên cứu khoa học xoay vần với nan đề: Liệu ngôn ngữ “chat” là trò chơi mật mã đáng lo ngại của giới trẻ hay là một phát triển tích cực của tiếng Việt truyền thống? Vấn đề ấy càng được đẩy lên đỉnh điểm của cuộc tranh cãi khi GS TS Nguyễn Đức Dân đề nghị đưa ngôn ngữ “chat” vào từ điển Tiếng Việt Điều này chứng tỏ cùng với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ “chat”, thái độ của xã hội đối với ngôn ngữ “chat” cũng đã thay đổi, trở nên cởi mở và dễ cảm thông hơn Tuy vậy, việc thay đổi thái độ và cách nhìn nhận như thế có thật sự đúng đắn? Nên chấp nhận ngôn ngữ “chat” ở mức độ nào là đủ? Ngôn ngữ chat có thể dành được một chỗ đứng trong tiếng Việt hay không?

Để làm rõ tất cả những vấn đề trên, chúng tôi xin được góp một số

ý kiến của mình qua đề tài “Đặc điểm và thói quen sử dụng ngôn ngữ

‘chat’ của sinh viên HUBT

Trang 6

2 Mục đích nghiên cứu

- Cung cấp cái nhìn khách quan về tác dụng, ảnh hưởng của ngôn ngữ

“chat” tới tiếng Việt và xã hội

- Vạch ra được mức độ chấp nhận ngôn ngữ “chat” cần có đối với nhà trường và xã hội….v…v

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu sự hình thành và các loại hình ngôn ngữ “chat” hiện hành

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ “chat” của một bộ phận teen Việt Nam và sinh viên HUBT cùng cách nhìn nhận của nhà trường, xã hộiđối với ngôn ngữ “chat”

- Làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ “chat”

- Đề ra những giải pháp để phát triển ngôn ngữ “chat” một cách đúng đắn

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Việc sử dụng ngôn ngữ “chat” của giới trẻ Việt Nam và sinh viên trường HUBT

- Khách thể: một số bạn tuổi teen ở HUBT

- Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Trường HUBT và một số bạn trẻ khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài , chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu được tìm hiểu, tham khảo

từ các bài nghiên cứu trước đó, tham khảo trên nền tảng mạng Internet Đồng thời phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, chọn lọc thông tin phù hợp nhất với chủ đề bài nghiên cứu

Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn đối với sinh viên HUBT về ngôn ngữ

chat được sử dụng trong giới trẻ hiện nay, đồng thời đưa ra những câu hỏi với sinh viên HUBT đối thoại để thu nhập thông tin giúp chúng ta nắm rõ được tìnhhình sử dụng ngôn ngữ “chat” của giới trẻ nói chung và sinh viên HUBT nói riêng

Trang 7

Phương pháp xử lý thông tin: Các thông tin, dữ liệu, số liệu của kết quả

khảo sát được thu thập, phân tích, đánh giá một cách khách quan, đồng thời đưa

ra nhận xét chi tiết về số liệu

Phương pháp điền dã (đi thực tế): Đi xung quanh trường HUBT để phỏng

vấn sinh viên trong trường, đồng thời ghi chép, quay chụp lại tất cả để làm tư liệu cho bài nghiên cứu

6 Đóng góp của nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu những tài liệu này, chúng ta sẽ nắm được khái niệm

về ngôn ngữ chat, bên cạnh đó cũng hiểu sâu hơn về thực trạng và nguyên nhân hình thành và phát triển của ngôn ngữ chat

7 Cấu trúc của bài nghiên cứu

Đề tài được chia thành 3 phần chính:

● Phần mở đầu

● Phần nội dung gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài + Chương 2: Thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của sinh viên HUBT

+ Chương 3: Nguyên nhân, tác động và giải pháp của ngôn ngữ chat

● Phần kết luận

● Phụ lục

● Tài liệu tham khảo

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Ngôn ngữ

1.1.1 Ngôn ngữ là gì? Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống biểu đạt và truyền đạt ý nghĩa thông qua việc

sử dụng các ký hiệu, âm thanh, từ ngữ hoặc cử chỉ có ý nghĩa Đây là một

phương tiện chính để giao tiếp, truyền đạt thông tin, tư duy, và tương tác xã hội giữa các thành viên trong một nhóm người hoặc cộng đồng

Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tiến hóa, phát triển chung của loài người, chúng ta có thể nhắc đến một số tác động như :

- Ngôn ngữ làm thay đổi tư duy

- Tư duy và biểu đạt

- Phát triển cá nhân và xã hội

1.1.2 Quan hệ ngôn ngữ và xã hội

1.1.2.1 Bản chất của ngôn ngữ đối với văn hóa và xã hội

Ngôn ngữ không tồn tại ngoài văn hóa, tức là ngoài tổng thể các kỹ năng thực tiễn và các hệ tư tưởng được kế thừa về mặt xã hội, đặc trưng cho lối sống của chúng ta Ngôn ngữ có khả năng tác động tới sự hình thành và phát triển vănhóa dân tộc, mà tới lượt mình văn hóa được coi như một hệ thống hoàn thiện và biệt lập

1.1.2.2Ngôn ngữ - công cụ thiết lập các quan hệ xã hội

Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ

1.1.3 Tâm lý học hành vi – cơ sở sản sinh ngôn ngữ

1.1.3.1.Khái niệm về sản sinh ngôn ngữ

Ngôn bản là một chuỗi câu Như được thể hiện, câu trả lời này rõ ràng không thoả đáng, nếu thuật ngữ ‘câu’, như nó bắt buộc phải thế trong ngữ cảnh này, có nghĩa là “câu – ngôn bản”

1.1.3.2 Cơ chế sản sinh ngôn ngữ

Cơ chế lời nói, theo N.I.Dzynkin, I.A.Dimnhia, A.A.Leonchiev và nhiều người khác, là những bộ máy ngôn ngữ đảm bảo cho quá trình thực hiện lời nói nhanh chóng các chức năng làm phương tiện tổ chức hoạt động giao tiếp, hoạt động nhận thức và hoạt động trí tuệ Những bộ máy này rất phức tạp, hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, chủ yếu theo hướng giải phóng ý thức ra khỏi mặt hình thức của ngôn ngữ, để tập trung ý thức đó vào mặt nội dung lời nói và

Trang 9

vào việc thiết lập các mối quan hệ giữa hoạt động chung với hiện thực xung quanh Cơ chế sản sinh lời nói chính là cơ chế nói, được hình thành và phát triểntrong quá trình sản sinh lời nói, khẩu ngữ và bút ngữ

1.1.3.3 Các mô hình sản sinh ngôn ngữ

Trong nghiên cứu về sản sinh lời nói theo quan điểm của Tâm lý học hoạtđộng đã có một số mô hình sản sinh lời nói rất được giới chuyên môn quan tâm bàn luận và đưa vào ứng dụng Đó là các mô hình sản sinh lời nói của các nhà khoa học tâm lý nổi tiếng, như L.X.Vygotsky (1982), A.A.Leonchiev và

T.V.Riabova (1970), T.V (1975), A.R.Luria (1975) Theo các tác giả trên, họ đãchia hoạt động sản sinh lời nói thành 5 giai đoạn, về cơ bản, các giai đoạn có nộidung và trình tự diễn biến khá thống nhất, chỉ khác nhau ở cách gọi tên và sự chitiết hóa nội dung ở một số các giai đoạn

1.1.4 Biến thể, cộng đồng giao tiếp, mạng xã hội

1.1.4.1 Biến thể

Biến thể là thể đã biến đổi ít nhiều so với ngôn ngữ gốc Với tư cách là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, biến thể ngôn ngữ (variety) có thể được hiểu là các hình thức tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ

1.1.4.2 Cộng đồng giao tiếp

Là phạm vi giới hạn nghiên cứu của biến thể, cộng đồng giao tiếp có thể được hiểu là một tập hợp giữa những người có một số nguyên tắc xã hội chung khi sử dụng một ngôn ngữ hay hình thức ngôn ngữ nào đó

1.1.4.3 Mạng xã hội

Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian

1.2 Ngôn ngữ Chat trên mạng xã hội

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ “chat”

Ngôn ngữ “chat” còn gọi là ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ @ Trong tiếng Anh, danh từ “chat” có nghĩa là “chuyện phiếm, chuyện gẫu”, còn sử dụng với nghĩa động từ thì nó là “nói chuyện phiếm, tán ngẫu” Từ nghĩa đó, người Việt

Trang 10

mượn nguyên thể từ “chat” trong tiếng Anh để chỉ việc trò chuyện, tán gẫu giữahai hay nhiều người với nhau một cách gián tiếp thông qua mạng Internet

1.2.2 Nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ “chat”

1.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Ngôn ngữ phát triển dưới sự tác động của những quy luật chủ quan và khách quan Sự phát triển ấy chính là kết quả tác động của những nguyên nhân khách quan Tuy nhiên, nhân tố chủ quan của con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ

1.2.2.2 Nguyên nhân khách quan

Thoả mãn nhu cầu giao tiếp của một số đối tượng nhất định nhằm mục đích: tiết kiệm thời gian (nhưng có những trường hợp là ngược lại), nhấn mạnh bản sắc cá nhân, tạo phong cách riêng

1.2.3 Đối tượng sử dụng ngôn ngữ “chat”

Đối tượng chính của ngôn ngữ “chat” là tuổi teen (từ 13 đến 19 tuổi) – lứa tuổi sử dụng mạng và điện thoại thường Ngoài ra, những người hay “chat”

ở những lứa tuổi khác nhau cũng thường sử dụng ngôn ngữ này, mức độ sử dụng có phần nhẹ hơn so với tuổi teen

Ngoài ra, một bộ phận nhỏ người ở thế hệ 8x, 9x cũng có mức độ sử dụng ngôn ngữ “chat” Điều này được cho là họ đã và đang làm việc, có thời gian tiếp xúc và giao tiếp với đại bộ phận genZ có sử dụng ngôn ngữ “chat” nêncũng sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi loại ngôn ngữ hiện đại mới này Tuy nhiên, mức độ sử dụng và tính đa dạng ngôn ngữ sẽ có phần kém hơn so với thế hệ sau này

1.2.4 Quan hệ giữa những người sử dụng ngôn ngữ “chat”

Quan hệ giữa những người “chat” có các loại quan hệ sau: “Chat” với người chưa quen biết; “Chat” với người đã quen biết; Các kiểu “chat” vui nhộn

Đa phần là cùng thế hệ, cùng chung lý tưởng sống, cách giao tiếp với nhau

Trang 11

Ngôn ngữ “chat” rất hiếm khi xảy ra khi các đối tượng tham gia giao tiếp ở 2 thế hệ quá khác biệt

TIỂU KẾT

Ngôn ngữ “chat” còn gọi là ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ @ là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin Ngôn ngữ này xuất hiện khi máy tính ra đời Với những biểu tượng, ký hiệu, con số có sẵn trên máy, người dùng vi tính sử dụng chúng để cho ra đời thứ ngôn ngữ nhanh, gọn Về mặt lý luận, khảo sát bản chất của ngôn ngữ đối với văn hóa và xã hội, tâm lý học hành vi, cơ sở sản sinh ngôn bản và các phong cách học văn bản, biến thể, cộng đồng giao tiếp, mạng xã hội là cơ sở của sự hình thành, phát triển và biến đổi của ngôn ngữ

“chat” Ngôn ngữ “chat” thường ngắn gọn, cảm xúc…vì vậy các biểu tượng của cảm xúc được giới trẻ sáng tạo tràn ngập các cửa sổ “chat” qua đó thể hiện được văn hóa, tư duy và đặc biệt là phong cách sáng tạo của tuổi teen được thể hiện qua những biểu tượng cảm xúc đó Ngôn ngữ “chat” là một bước phát triển mới, song chứa một số lỗi không phù hợp với chuẩn tiếng Việt, việc gìn giữ bản sắc tiếng Việt hay phát triển ngôn ngữ mới này đều có phần quan trọng

và quan hệ mật thiết với nhau

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ “CHAT” CỦA SINH

VIÊN HUBT

Hiện nay, việc sử dụng ngôn ngữ “chat” đã trở thành một vấn đề không hề

xa lạ Ngôn ngữ “chat” xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, đôi khi còn là công cụ để chứng tỏ “đẳng cấp” theo quan niệm của các bạn trẻ Trong tán gẫu, nhắn tin hay thậm chí là trong học tập, họ không hề ngần ngại sử dụng ngôn ngữ “chat”

Trang 12

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng ngôn ngữ “chat” của giới

trẻ/sinh viên HUBT

Theo biểu đồ khảo sát mức độ sử dụng ngôn ngữ “chat” của giới trẻ/sinh viên HUBT Trong 152 câu trả lời thì có đến 93,4% các bạn trả lời là “thường xuyên”

sử dụng ngôn ngữ “chat”; có 6% các bạn trả lời “ít” sử dụng ngôn ngữ chat và

“rất nhiều” chỉ chiếm 0,6%

2.1 Khảo sát và phân loại ngôn ngữ “chat”

Hiện nay, ngôn ngữ @, ngôn ngữ 9x, genZ hay còn gọi là ngôn ngữ tuổi teen đang tràn lan trên các kênh thông tin đại chúng Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ đang sử dụng loại ngôn ngữ này như một phương tiện giao tiếp chính trong cuộc sống Lướt một vòng trên Facebook, Wechat, Instagram,

Messenger , chúng ta sẽ thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi “tất tần tật” từ cách viết đến cấu trúc câu Đối với họ, viết như thế mới là sành điệu, mớiphù hợp với xu thế của giới trẻ

2.2 Đặc điểm chung của ngôn ngữ “chat”

2.2.1 Ngữ âm, chữ viết

Trong ngôn ngữ “chat”, từ ngữ bị biến đổi, cắt bớt hoặc thay thế nguyên

âm và phụ âm Có các hình thức sau: Thay thế nguyên âm; cắt bớt nguyên âm; thay thế phụ âm đầu ;thay thế phụ âm cuối

Ví dụ: Không =>khom, khum, hong, hơm, hem, ko, hôn…

2.2.2 Ngữ pháp

Trang 13

Trong ngôn ngữ “chat”, ngữ pháp biến đổi ở một số hình thức sau: Viết tắt; thêm thán từ để biểu cảm ; thay đổi các thanh điệu.

2.2.3 Từ vựng

Một hình thức phổ biến trong việc biến đổi từ vựng khi sử dụng ngôn ngữ

“chat” là việc sử dụng tiếng lóng

Tiếng lóng (Slag):

Tiếng lóng là loại ngôn ngữ phi chính thống và thường được sử dụng trong các tình huống không chính thức, trong cuộc trò chuyện hàng ngày với bạn bè, gia đình, hoặc trong các tình huống giải trí Tiếng lóng thường chứa các

từ ngữ, biểu ngữ hoặc ngữ pháp không phù hợp với tiếng bồi

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng/chêm xen tiếng lóng trong ngôn

ngữ “chat” của giới trẻ

Trong 153 câu trả lời thì có tới 58,8% trả lời là sử dụng ở mức độ thường xuyên và 26,1% trả lời là ít còn lại là không sử dụng Điều này cho thấy tiếng lóng đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày cũng như trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau của mọi người

Trang 14

Hình1: Hình ảnh được cắt ra từ cuộc nói chuyện qua mạng của sinh viên

rằng: “Tớ thường xuyên sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày cũng như

trên các trang mạng xã hội khác nhau như Facebook, Zalo, Messenger… Một

số tiếng lóng tớ thường sử dụng phổ biến như: “ vãi , độc lạ bình dương, ô mai gót, gà, tính nóng như kem, ngạc nhiên chưa, mãi keo …”

Hình 2.1.1 Phỏng vấn bạn: Hoàng Thị Tú Anh - sinh viên ngành ngôn

ngữ Trung Quốc lớp TR26.28 2.2.4 Biểu ngữ cảm xúc

Biểu ngữ cảm xúc (emojis và stickers) thường được sử dụng để thể hiện tâm trạng, cảm xúc và tạo sự gần gũi trong cuộc trò chuyện Ví dụ: 😂 (cười), (trái tim)

❤️

2.2.5 Sử dụng ký tự đặc biệt

Các ký tự đặc biệt như @, #, và $ thường được sử dụng để tạo ra tên người dùng (handle), hashtag, hoặc tạo sự chú ý đối với một từ hoặc cụm từ cụ thể Ví dụ: "@username" (đề cập tới người dùng), "#partytime" (sự kiện tiệc tùng)

2.2.6 Sử dụng từ viết tắt

Theo kết quả khảo sát và dữ liệu được thu thập, sinh viên HUBT thường

sử dụng các từ viết tắt hoặc từ ngắn gọn để nhanh chóng truyền đạt ý nghĩa và

Trang 15

tiết kiệm thời gian Ví dụ: "thg" (thương), "có gì mới" (cg mới), “làm thế

nào”(ltn)

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mức độ dùng từ viết tắt khi sử dụng ngôn ngữ

“chat” của giới trẻ hiện nay

Biểu đồ trên cho chúng ta thấy có 155 bạn trả lời phỏng vấn thì có đến 81,9% các bạn thường xuyên sử dụng từ viết tắt khi “chat”; 14,8% ít sử dụng từ viết tắt và số ít còn lại 2,9% các bạn không sử dụng các từ viết tắt

Qua việc khảo sát đối với đối tượng là các bạn sinh viên tại Trường Đại họcKinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Chỉ bằng phương pháp khảo sát điều tra bằng các mẫu phỏng vấn trắc nghiệm cho các bạn sinh viên Hiện nay, ngôn ngữchat là một công cụ, phương tiện không thể thiếu của các bạn trẻ Những phần mềm “dịch thuật” do các bạn tự sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ chat của chính họ cũng đã xuất hiện trên các website, forum hay blog cá nhân Theo như kết quả khảo sát của chúng tôi thì nhắn tin qua điện thoại,

Facebook, Wechat, Messenger, Tiktok, bằng ngôn ngữ chat cũng là trường hợp được teen sử dụng nhiều nhất Biểu đồ sau sẽ cho bạn thấy rõ hơn về sự xuất hiện của ngôn ngữ chat trong đời sống:

Trang 16

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện mức độ xuất hiện của ngôn ngữ “chat”

trong từng hoàn cảnh

Qua biểu đồ thể hiện mức độ xuất hiện của ngôn ngữ “chat” trong từng hoàn cảnh, có thể thấy có hơn 69,5% trong số 154 bạn được phỏng vấn sử dụng ngôn ngữ “chat” trong việc nói chuyện qua mạng, tin nhắn, các trang mạng xã hội, ; 28,6% sử dụng ngôn ngữ “chat” trong mọi trường hợp; và còn lại là sử dụng ngôn ngữ “chat” khi nói chuyện ở trong lớp, nơi công cộng

2.2.7 Sử dụng tiếng Anh

Không chỉ có tiếng việt được “sáng tạo” mà ngay cả tiếng Anh cũng được

“biến hóa” tài tình qua cách sử dụng của giới trẻ hiện nay Sau đây là đoạn hội thoại ngắn với bố mẹ qua điện thoại của một bạn học sinh tên Trang ở quận 7:

“Bố ơi, con không ăn cơm nhà tối nay nhé Con có một cái party (bữa tiệc) không thể cancel (bỏ) được Con sẽ về before eleven p.m (trước 11h tối) Bố không phải call (gọi) cho con đâu nhé…”

Nhiều bạn trẻ biết ngoại ngữ bập bõm cũng không ngần ngại chêm vào câu nói hoặc viết xen với tiếng Việt một cách vô tội vạ Cụ thể, trong ngôn ngữ của giới trẻ, những từ”like is afternoon” (thích thì chiều), “no table” (miễn bàn),

“know die now” (biết chết liền) hay”lemon question” (chanh + hỏi thành chảnh)

… rất phổ biến

Ngày đăng: 18/07/2024, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.GSTS Nguyễn Đức Dân (2011), Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng thay đổi - An Ninh Thế Giới, số 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng thay đổi
Tác giả: GSTS Nguyễn Đức Dân
Năm: 2011
2.Đỗ Anh Vũ (2022), Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng - Tạp chí Ban tuyên Giáo Trung Ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng
Tác giả: Đỗ Anh Vũ
Năm: 2022
3.Đỗ Thùy Trang (2018), Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, Luận án tiến sĩ, Trường đại học khoa học - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông
Tác giả: Đỗ Thùy Trang
Năm: 2018
4.Lâm Vũ ( 2014), Ngôn ngữ mạng, sự lạm dụng gây hệ quả xấu - Báo hà nội mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ mạng, sự lạm dụng gây hệ quả xấu
5.Thu Thủy (2020), Báo động thực trạng ngôn ngữ tự chế của giới trẻ - Trang thông tin điện tử trong tin tỉnh Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo động thực trạng ngôn ngữ tự chế của giới trẻ -
Tác giả: Thu Thủy
Năm: 2020
6.GS.TS-Nguyen-Duc-DanDua-ngon-ngu-chat-vao-tu-dien-tieng-Viet.htmhttps://www.baohoabinh.com.vn/218/58333 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình1: Hình ảnh được cắt ra từ cuộc nói chuyện qua mạng của sinh viên HUBT - tiểu luận đề tài đặc điểm và thói quen sử dụng ngôn ngữ chat của sinh viên hubt
Hình 1 Hình ảnh được cắt ra từ cuộc nói chuyện qua mạng của sinh viên HUBT (Trang 14)
Hình 1.2.1: Phỏng vấn: Bạn Nguyễn Thị Phương Anh - sinh viên ngành ngôn ngữ Trung lớp TR26.25 - tiểu luận đề tài đặc điểm và thói quen sử dụng ngôn ngữ chat của sinh viên hubt
Hình 1.2.1 Phỏng vấn: Bạn Nguyễn Thị Phương Anh - sinh viên ngành ngôn ngữ Trung lớp TR26.25 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w