Tuy có sự cộng cư lâu dài nhưng ngoài một số đặc điểm văn hóa chung do bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,… của nơi sinh sống qua thời gian rất dài các tộc người nới đây
Trang 1\TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2MỤC LỤC
I Sơ lược về Tây Bắc:
1/ Đặc điểm tự
nhiên
2/ Đặc điểm xã hội
II Đặc trung văn hóa, sự hòa hợp giữa các dân tộc vùng Tây Bắc: 1/ Đặc trưng văn hóa: Một vài nét đặc trưng trong từng bộ trang phục của từng dân tộc Phân biệt các trang phục
2/ Sự hòa hợp giữa các dân tộc vùng Tây Bắc III Đặc điểm,nét đặc trưng của một số dân tộc: 1/ Người Thái
2/ Người Mường
3/ Người Dao
4/ Người Mông
5/ Người Hà Nhì
6/ Người Khơ Mú
Trang 3I/ SƠ LƯỢC VỀ TÂY BẮC
1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
-Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc Với diện tích gần 51.000km2
- Bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình Giáp với 2 người anh lớn là Lào và Trung Quốc giúp chúng ta có những thuận lợi khó khăn nhất định
+) Thuận lợi: giúp chúng ta giao lưu văn hóa văn nghệ, trao đổi mua bán giữa các nước với nhau
+) Khó khăn: luôn khẩn trương cảnh giác với bảo vệ lãnh thổ quốc gia
Trang 4Địa hình:
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây BắcĐông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Luông 2.983m.Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là "sừng trời" (Khau phạ), chính là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc
Trang 5Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà (tên Thái là Nặm Tè)
và sông Thao (tức sông Hồng), thượng nguồn của sông Mã cũng nằm trên vùng đất Tây Bắc, phía Tây tỉnh Sơn La Các con sông này không chỉ là cơ sở cho sự định cư của của các dân tộc nơi đây cũng như nền nông nghiệp trong vùng mà còn là nguồn cảm hứng cho những câu hát vàtruyền thuyết của các tộc người Thái, Mường 3 con sông tự nhiên với 3 màu: của nắng, của cây và của đất Vậy nên Tây Bắc còn được đồng bào gọi là đất ‘ba con sông’, tạo nên 3 dải ‘nước màu:trắng,xanh,đỏ’
Trang 6Khí hậu
Tuy cùng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở một độ cao
từ 800-3000m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi caonhư Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông, khe suối, tạo nên những thung lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên nên Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu Trong lúc đó ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì ở Mộc Châu phải mặc áo bông dày mà không khỏi rét Nhưng chính vì vậy mà thiên nhiên Tây Bắcrất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình Chính điều này cũng góp phần làm nên những nét đa dạng trong văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc.Chỉ có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô: mùa khô kéo dài cộng với gió Tây khô nóng gây khó khăn cho cây trồng, vật nuôi Từ tháng 11 đến tháng 1 thường xuyên có sương muối và băng giá, vào đầu mùa mưa thường
xuyên có lốc, mưa đá,lũ ống, lũ quét gây ra sự tàn phá bất thường đối với đất đai sản xuất và đời sống của người dân
2 Đặc điểm xã hội:
Tây Bắc là địa bàn sinh sống của 30 dân tộc anh em, thuộc ba hệ ngữ khác nhau: -Ngữ hệ Nam Á có 3 nhóm dân tộc cụ thể là:
+) Nhóm Việt- Mường: gồm dân tộc Kinh, Mường, Thổ
+) Nhóm Mông- Dao: gồm dân tộc Dao, Mông
+) Nhóm Môn- Khơ Me: gồm dân tộc Kháng, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Cơ sở văn hóa
việt nam
Trường Đại học…
154 documents
Go to course
Trang 8Như vậy, ở Tây Bắc hiện có 30 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Mông, Dao, Kháng, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Tày, Thái, Sán Chay, Cơ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La
Trong đó, đông nhất là dân tộc Thái (1.328.725 người) và dân tộc Mường
(1.137.515 người), ít nhất là dân tộc Cống (1.676 người) và Si La (840 người) So với tổng số dân vùng Tây Bắc, các dân tộc ít người chiếm 56% Tuy có sự cộng cư lâu dài nhưng ngoài một số đặc điểm văn hóa chung (do bị chi phối bởi điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội,… của nơi sinh sống qua thời gian rất dài) các tộc người nới đây vẫn bảo tồn được những sắc thái văn hóa đặc thù của dân tộc mình
Bài thảo luận - nhóm
7 - Đặc trưng vùng…
Cơ sở vănhóa việt… 94% (50)
20
Bài thảo luận Đặc trưng vùng văn hóa…
Cơ sở vănhóa việt… 100% (9)
23
Đặc trưng văn hóa Tây Bắc
Cơ sở vănhóa việt… 84% (25)
25
ĐẶC TRƯNG VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC
Cơ sở vănhóa việt… 100% (3)
26
Cơ sở văn hóa Tây Nguyên - bài thảo…
Cơ sở vănhóa việt… 100% (2)
Trang 9Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt:
Vùng đỉnh núi là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, Tạng Miến với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên
Vùng sườn núi là nơi cư trú của các dân tộc thược nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công
Vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm Mường, Thái-Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác
Việt-Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra
sự khác biệt văn hóa rát lớn mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường
Trang 10II/ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA MẶC VÀ SỰ HÒA HỢP CỦA CHÚNG GIỮA CÁC DÂN TỘC
1 Đặc trưng văn hóa
1.1 Một vài nét đặc trưng trong trang phục
Người Tày
Trang phục của người dân tộc Tày có màu trầm và giản dị Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm, phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc.Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm Nếu như nhiều dân tộc dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục thì người Tày hầu như chỉ dùng cácmàu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm
Người Dao
Phụ nữ người Dao thường chỉ mặc áo dài có màu đen hoặc màu chàm, thêu kín cáchọa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ để nẹp cổ liền với ngực thân áo Khăn đội đầu của người phụ nữ Dao đỏ thường bằng vải chàm đen, trắng, đỏ sặc sỡ Khăn được trang trí bằng các họa tiết như vết chân hổ, cây vạn hoa hay thêu cách đoạn
Người H’mong
Phụ nữ H'Mông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy Váy là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra
có hình tròn Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí
ở đoạn giữa Khi mặc váy thường mang theo tạp dề
Người Thái
trang phục người Thái còn được phân biệt giữa người Thái đen, trắng chủ yếu y phục của người phụ nữ Còn trang phục nam giới người Thái đơn giản - áo cánh ngắn xẻ ngực, quần xẻ đũng Phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo cánh ngắn mầu sáng, cổ áo hình chữ V váy mầu đen không trang trí hoa văn
Trang 111.2 Phân biệt các trang phục
Người Tày
Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng nó lại mang một ý nghĩa thật đặc biệt Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày không phải là lối tạo dáng mà là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm Do vậy, cách ăn mặc của người Tày phần nào phản ánh nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc
Nét độc đáo trên trang phục phụ nữ Tày là hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng Họa tiết được kỷ hà hóa là chính để thích hợp với việc dệt trên khung dệt Bốcục họa tiết theo phương pháp ô quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gãy khác Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau bầu, bí, là loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân nông nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một màu đen trên nền trắng như thế này, người Tày lại phát triển trang trí theo một hướng khác, gài màu vào từng đoạn họa tiết, từng mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công, có tên gọi là thổ cẩm, mang ý nghĩa là một loại gấm của địa phương
Người Dao
Trang phục truyền thống dân tộc Dao của nữ giới bao gồm quần, áo, váy, yếm, khăn, mũ đội đầu Nguyên liệu chính để dệt nên những bộ trang phục Dao là từ câybông Trang phục được thêu thùa, trang trí hoa văn, họa tiết cầu kỳ, tinh xảo, mang sắc thái của vẻ đẹp tự nhiên như hoa rừng, thế núi, hình sông Điểm tô cho bộ trangphục là các trang sức bằng bạc Trang phục của nam mộc mạc, đơn giản hơn nhưngvẫn toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ với áo màu chàm được may theo kiểu bà ba,
có hai túi rộng, quần dài cạp chun, ống rộng để thuận lợi cho việc leo núi đồi
Trang phục của phụ nữ Dao chính là những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ, tinh tế, chuyển tải quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của cộng đồng thông qua các hoa văn, họa tiết thêu, in trên đó
Người H’mong
Trang 12Hoa văn trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông ngoài biểu hiện tâm tư tình cảm thì đối với các cô gái còn là tiêu chuẩn đánh giá tài năng và phẩm hạnh Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn may, thêu từng chi tiết của trang phục nên hiện nay, dù có một số công đoạn được may (thay vì khâu tay như trước) thì để làm một bộ trang phục nữ của người Mông cũng mất khá nhiều thời gian Riêng may phần thô thì một bộ quần áo đã mất 2 - 3 ngày, còn phần thêu thì 2 tuần Bộ nào cầu kỳ thì cũng đến 1 tháng.
dân tộc Mông đã quan niệm vải lanh có ý nghĩa tâm linh đặc biệt; được coi là sự gắn kết bền chặt giữa con người và thế giới tâm linh Đối với người Mông, trang phục của phụ nữ có ý nghĩa không chỉ bảo vệ sức khỏe, che thân mà còn ẩn chứa nét riêng để làm đẹp và phân loại các dân tộc Mông khác Đặc biệt, họa tiết trong trang phục của phụ nữ Mông còn mang đậm ý nghĩa tâm linh, là thước đo chuẩn mực xã hội, thể hiện rõ cá tính, cái độc đáo, không bị hòa lẫn trong các hoa văn dân tộc khác
Người Thái
Độc đáo hơn nữa là trang phục của người phụ nữ Thái Thanh Hoá có giá trị thẩm
mỹ rất cao Thể hiện ở nhiều góc độ như nghệ thuật tạo hình và trang trí hoa văn trên trang phục, màu sắc trang phục, nét đẹp trong cốt cách tâm hồn của người làm
ra trang phục Nghệ thuật tạo hình trang phục của họ khá đa dạng và phong phú
Kiểu dáng áo cóm: Nếu như áo cóm của người Thái trắng thường có cổ hình trái tim thì người Thái đen thường có cổ cao Riêng với người Thái trắng, áo cóm đượcthiết kế theo hai kiểu ngắn tay và cộc tay Những chiếc áo cóm ngắn tay thường dùng cho phụ nữ có tuổi còn những chiếc áo cóm cộc tay dành cho thiết nữ.Hàng cúc trên áo cóm: Cúc trên áo cóm không phải là những loại cúc thông thườngchúng ta thường hay nhìn thấy hàng ngày mà được làm bằng bạc và có hình conbướm Hàng cúc trên áo được chia thành hai bên đối xứng với nhau và một bên làhàng bướm cái, một bên là hàng bướm đực Những người con gái dân tộc Thái nếuchưa có chồng sẽ mặc áo có hàng cúc lẻ còn những người đã có chồng sẽ mặc hàng
áo có cúc chẵn
Ngoài ra người Thái còn có phong tục cho cô dâu mặc những chiếc áo cóm có cục bằng vàng
để làm của hồi môn khi về nhà chồng Đặc biệt khi già và chết đi, nhất định phải được mặc áo cóm và áo luông dài.
Trang 132 Sự hòa hợp văn hóa mặc của các dân tộc
- Mặc dù mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống riêng, nét đọc đáo riêng tạo nên đặc trưng riêng trong văn hóa mặc của dân tộc mình, nhưng các trangphục mỗi dân tộc miền Tây Bắc vẫn có sự hòa hợp, hòa quyện trong văn hóa mặc tạo nên chỉnh thể văn hóa
- Trang phục của nhóm Thái đen và Thái tuy có một vài chi tiết khác biệt, nhưng
về kết cấu, cách trang trí, phục trang đều giống nhau Khăn piêu thêu hoa văn rực
rỡ không chỉ là vật đội đầu, mà còn là vật định tình của các cô gái Thái Ngày nay
áo cóm được may bằng các chất liệu khác nhau, màu sắc cũng phong phú hơn
- Chiếc khan piêu quen thuộc của các cô gái Thái được chị em khơ mú quấn trên đầu theo phong cách riêng phụ nữ khơ mú thích them vào chiếc piêu chùm tua màuhồng hay đỏ, để được nổi bật giữa đại ngàn Chiếc áo cóm cổ cao và kín được phụ
nữ khơ mú biến tấu khéo léo bằng cách xẻ sâu sơn Kết hợp với chiếc áo biến tấu độc đáo là chiếc váy dài chấm gót
- Ở vùng miền núi Tây Bắc, trang phục dân tộc Mông là bộ trang phục mang bản sắc riêng Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông với những mảng hoa văn thêu rực
rỡ, khiến những cô gái vùng cao trở nên nổi bật như những đóa hoa trên đá Trang phục xưa kia thường được dệt từ sợi lanh, một loại sợi có ý nghĩa đặc biệt về tâm linh với người dân tộc Mông Họ cũng mang thắt lung, xà cạp, đầu đội khan vuôngthêu hoa
- Họa tiết, bố cục, phối màu của trang trí cũng rất nhiều và phong phú: một chiếc khan piêu Thái, một bộ nữ phục truyền thống Mông, Lô Lô, Dao đồ, một mặt chăn Mường, một điểm màn kháng với rất nhiều các họa tiết đan xen với những màu sắcrực rỡ tọa nên sự hòa hợp trong văn hóa mặc của các dân tộc vùng Tây Bắc, là nét văn hóa cần được gìn giữ và tôn vinh Trang phục truyền thống mỗi dân tộc mang một vẻ đẹp riêng, chỉ cần nhìn vào trang phục, người ta có thể đọc tên từng dân tộc
=> Trang phục truyền thống vì vaath mà gắn liền với bản sắc cộng đồng Nó không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người Mỗi dân tộc vùng Tây Bắc đều có những bộ trang phục mang đậm đắc trưng của dân tộc minnhf nhưng đồng thời cũng rất hòa hợp trong bức tranh văn hóa trang phục truyền thoogs chung của dân tộc miền núi Tây Bắc
Trang 14III/ ĐẶC ĐIỂM, NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC
Việt Nam có 54 dân tộc anh em là một trong những đất nước có nền văn hoá phongphú và đa dạng Mỗi miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, văn hoá riêng Cuộc sống của họ khác nhau, đời sống tâm linh khác nhau hay tập tục thói quen khác nhau đã tạo nên những nét khác biệt cho mỗi dân tộc Nhưng không vì thế mà làm mất đi tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam, ngược lại nó còn làm nên một dân tộc
đa văn hoá, giàu truyền thống
Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện rõ trong lối ăn, cách ở của đồng bào dân tộc nhưng có lễ dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của họ Mỗi dân tộc đều
có một trang phục riêng mang đậm nét văn hoá mỗi vùng miền và không lẫn với bất cứ nơi đâu Đây cũng chính là giá trị khác biệt mà cũng là giá trị văn hoá vô giá
mà chúng ta cần gìn giữ
1.DÂN TỘC THÁI
Đặc điểm văn hóa mặc
Một trong những dân tộc mà trang phục của họ được biết đến khá nhiều qua nhữngchiếc khăn piêu, váy đen, váy đỏ Đó chính là dân tộc Thái, mà đặc biệt là trang phục của phụ nữ Thái Trang phục phụ nữ không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ và văn hoá các dân tộc Trang phục của người phụ nữ Thái là niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc
Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục dân tộc Thái khácnhau
Trang phục nam Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới dân tộc Thái so với trang phục dân tộc Thái của nữ giới vô cùng đơn giản, khôngchứa đựng quá nhiều sắc thái đặc trưng của dân tộc và đồng thời cũng biến
Trang 15đổi nhanh hơn qua từng năm tháng Trang phục của nam chỉ gồm các phần như áo, quần, thắt lưng và một số các loại khăn
Áo của nam giới được chia thành 2 loại phổ biến là áo cánh dài và áo cánh ngắn Loại áo cánh ngắn được may chủ yếu từ vải chàm, thiết kế theo kiểu
xẻ ngực, cổ tròn và cánh tay có thể ngắn hoặc dài tùy sở thích Phần khuy áođược làm từ đồng hoặc tết thành nút vải Trên áo không thêm các hoa văn vàcũng chỉ trong những dịp trang trọng mới thấy họ mặc loại trang phục này
Trang phục đặc trưng của gái Thái gồm có áo, váy, xà tích, thắt lưng, khăn Piêu và một số các phụ kiện khác đi kèm Thông tin chi tiết về các bộ phận cấu tạo nên bộ váy cóm được chia sẻ ở nội dung sau đây
Áo cóm
Áo cóm gồm có 2 loại là áo ngắn tay và áo dài tay bởi dân tộc Thái được chia thành 2 loại nên trang phục cũng có phần khác biệt hơn Mẫu áo ngắn tay là dành cho những cô gái trẻ trung và loại áo dài tay được sử dụng chủ yếu cho các phụ nữ trung niên Cổ áo của người Thái trắng được may theo hình chữ V còn mẫu áo được may cổ ôm sát là của người Thái đen
Áo được thiết kế theo kiểu ôm bó sát thân nhằm tôn lên vẻ đẹp cơ thể người con
gái Chất liệu vải tạo nên trang phục dân tộc Thái đặc trưng này khá đa dạng và
các màu sắc phong phú, và vải ren hoặc vải từ cây bông là loại được sử dụng phổ biến nhất Áo được thiết kế may ngắn tới eo và phần tay áo ngắn tới bắp tay, còn tay áo dài tới cổ tay
Ngoài ra, áo cóm còn được may bổ sung thêm 2 đường cúc bướm chạy dọc ở giữa
để tạo điểm nhấn đặc sắc cho trang phục Các cúc áo này thường đường làm từ chất liệu inox hoặc bạc và đây chính là bộ phận quan trọng, thể hiện nét đặc trưng của áo Thái
Váy cóm
Nếu đã nhắc tới trang phục của dân tộc Thái, không thể không nhắc tới chiếc váy
đi kèm với áo cóm Váy có màu đen với chiều rộng đường kính khoảng 50 – 60cm
và chiều dài được thiết kế tùy thuộc vào chiều cao của từng người Váy có 2 lớp với 1 lớp vải mỏng bên trong nhằm đảm bảo sự kín đáo cho cô gái Thái
Thắt lưng
Váy phối với áo cóm chắc chắn không thể thiếu sự góp mặt của chiếc thắt lưng Đây là một trong những vật dụng không thể thiếu trong bộ trang phục đặc trưng người Thái, giúp thắt chặt chiếc áo cóm được cuốn vào trong váy và tạo điểm nhấncho bộ váy Thắt lưng có màu xanh lá đậm và đôi khi có thể đơm thêm cúc để trônggọn gàng hơn
Trang 16Xà tích đặc trưng của trang phục dân tộc Thái
Xà tích là vật dụng được sử dụng để trang trí thêm cho bộ trang phục, thường đượclàm bằng bạc trắng, gồm 5 dây và được vòng qua eo từ 1 – 2 vòng Nhiều người sửdụng kết hợp xà tích với kim băng bằng cách xỏ qua 2 vòng tròn ở đầu dây để treo lên cạp váy hoặc thắt lưng
Khăn Piêu
Người dân tộc Thái còn có nét đặc trưng tiêu biểu với chiếc khăn Piêu, là vật dụng không thể thiếu đối với những cô gái Thái Đây là vật dụng được thêu thùa rất tỉ
mỉ, thể hiện sự khéo tay của người con gái Thái Tuy vậy, hiện nay loại khăn này
đã không còn phổ biến rộng rãi nữa và nhiều người có thể đi dự lễ, Tết mà không nhất thiết phải đội khăn Piêu
Trang phục của gái Thái
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất của trang phục nữ giới dân tộc Thái chính là tại các
lễ, hội Đây là dịp để chị em có thể diện trên mình những bộ trang phục tự hào và xúng xính chơi lễ, phô bày sự xinh đẹp, dịu dàng hết nấc của mình
Khi đó, phụ nữ Thái trắng thường sẽ diện trên mình những chiếc áo dài màu đen, làloại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách Áo dài được trang trí bằng vải khít
ở giữa phần thân với vải tua được phủ từ vai xuống tới ngực, nách áo theo 2 mảnh hoa văn và tuân theo bố cục tam giác Các phụ nữ chưa chồng, tóc sẽ được búi sau gáy và người đã có chồng búi tóc trên đỉnh đầu
Đối với phụ nữ Thái đen, họ mặc trang phục áo dài xẻ nách và chui đầu Cách trang trí của loại áo dài này cũng đa dạng về mô-típ và màu sắc hơn so với người Thái trắng Ngoài ra, phụ nữ Thái đen còn thường xuyên thêm các phụ kiện trang sức trên người như vòng tay, vòng cổ, xà tích, cúc bạc,… càng tôn thêm sự xinh đẹp
Trang phục của nam giới dân tộc Thái
So với trang phục dân tộc Thái của nữ giới, trang phục của nam người Thái vô cùng đơn giản, không chứa đựng quá nhiều sắc thái đặc trưng của dân tộc và đồng thời cũng biến đổi nhanh hơn qua từng năm tháng Trang phục của nam chỉ gồm các phần như áo, quần, thắt lưng và một số các loại khăn
Áo của nam giới được chia thành 2 loại phổ biến là áo cánh dài và áo cánh ngắn Loại áo cánh ngắn được may chủ yếu từ vải chàm, thiết kế theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn và cánh tay có thể ngắn hoặc dài tùy sở thích Phần khuy áo được làm từ đồng hoặc tết thành nút vải Trên áo không thêm các hoa văn và cũng chỉ trong những dịp trang trọng mới thấy họ mặc loại trang phục này
Ý nghĩa trang phục dân tộc Thái
Trang 17Một bộ trang phục truyền thống của người Thái gồm các bộ phận cần thiết và có sựkhác nhau giữa Thái đen và Thái trắng Không chỉ sở hữu nước da trắng và gương
mặt xinh đẹp, người Thái còn biết cách sử dụng trang phục dân tộc Thái một
cách khéo léo để có thể tôn lên vẻ đẹp cơ thể một cách tế nhị và kín đáo Mỗi một chi tiết trên trang phục đều có ý nghĩa riêng, cụ thể:
Ý nghĩa của áo cóm
Nếu áo cóm người Thái trắng có cổ hình tim thì áo cóm của người Thái đen lại có
cổ cao Áo cóm được thiết kế may theo 2 kiểu là ngắn tay và dài tay Điều này được sử dụng để phân biệt người con gái Thái bởi những cô chưa chồng sẽ mặc áo cóm cộc tay còn áo dài tay là dành cho phụ nữ đã có tuổi
Có thể thấy, tuy trang phục dân tộc Thái có phần khác nhau giữa tộc người Thái trắng và Thái đen nhưng nhìn chung vẫn gồm các bộ phận cần thiết và đầy đủ Không chỉ đơn giản và trang phục mặc hàng ngày, những bộ váy áo, quần áo của dân tộc Thái mang lại những ý nghĩa riêng và giúp họ thể hiện niềm tự hào đặc trưng của dân tộc một cách vô cùng khéo léo
bà, các mẹ, người con gái Mường vẫn mặc trên mình bộ trang phục truyền thống
Trang 18Người Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc Chính điều đó đã tạo cho phụ nữ Mường nét duyên dáng, niềm tự hào khi khoác trên mình trang phục truyền thống Ngày nay,
xã hội phát triển kéo theo là sự du nhập của nhiều xu hướng thời trang mới nhưng không ít phụ nữ Mường vẫn mặc chiếc váy đen dài, áo pắn truyền thống như sự nâng niu, bảo tồn, gìn giữ trang phục của dân tộc mình
Trang phục Mường thường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không thể pha trộn với các dân tộc khác thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái Quần lá ống rộng dùng khănthắt giữa bụng gọi là khăn quần Trên đầu quấn khăn trắng Xa xưa, đàn ông Mường thường để tóc dài búi gọn gàng phía sau Còn trang phục nữ thường là áo pắn (áo ngắn)
- Trang phục nam: nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy,
quần dài, rộng, thắt lưng quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi Họ thườngmặc áo cổ tròn có xẻ tà, có hai túi ở phía dưới hoặc có thêm một túi ở ngực trái Quần tây nam thường có ống rộng hơn và dùng khăn xếp (hay còn gọi là khăn đóng)
ở giữa bụng Đàn ông thường cắt tóc ngắn hoặc quàng khăn trắng Trong lễ hội hay Tết Nguyên đán ở nhà, đàn ông Mường thường mặc áo choàng lụa màu tím hoặc vàng và quấn khăn màu tím than, ngoài ra họ mặc áo dài đen dài đến đầu gối để khóa nách và sườn phải
- Trang phục nữ: Khi mô tả về trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc
Mường, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi đã từng viết: "Họ không khắc lên
gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượngđất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!” Quả thật cái hay, cái đẹp, tinh túy
và thâm sâu nhất đã được khắc họa trên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường
Trang 19Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồmnhững yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, người Mường gọi là bít trôốc(hoặc mũ); Áo pắn (áo ngắn) có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như
áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt
áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội);Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ,được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ởeo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích)
- Nhưng trang phục truyền thống chủ yếu có 4 màu sắc chính là nâu, trắng,
xanh và hồng Áo pắn (áo ngắn) có cánh thân ngắn đến chấm eo lưng, xẻ ngực,ống tay dài Bên trong là loại áo báng (yếm) cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt
áo ngắn
- Điểm nhấn của bộ trang phục nằm ở đầu váy và cạp váy Khi mặc, mảng hoa
văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể Đặc biệt, phần cạp váy thể hiện sự tinh tế, khéoléo, sâu sắc của người dệt Phần này thường do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại vớinhau Đi đôi với váy là bộ tênh, thường bằng vải đũi, màu xanh hoặc màu vàng,dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy, làm nổi eongười mặc Bộ sà tích bằng bạc được móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phíatrước
- Màu sắc bộ trang phục phụ nữ Mường không rực rỡ nhưng trang nhã, sâu
sắc, thể hiện tính cách của người phụ nữ Mường - chân thành, trầm lắng và hếtsức tinh tế Qua bộ trang phục truyền thống xưa kia cũng thể hiện rõ được gia thế,
độ tuổi, tầng lớp phụ nữ và các vùng Mường
- Đặc biệt, trong bộ trang phục của phụ nữ Mường, chiếc khăn đội đầu có ý
nghĩa quan trọng Khăn có màu trắng Người Mường quan niệm màu trắng nhưmột sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ