1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài đặc trưng cơ bản của dân tộc liên hệ vấn đề nàytrong thực tiễn

39 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề (Tiểu Luận) Đề Tài Đặc Trưng Cơ Bản Của Dân Tộc Liên Hệ Vấn Đề Này Trong Thực Tiễn
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Phạm Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 6,21 MB

Nội dung

Đảng và Nhà nước ta cần phải có kế hoạch toàndiện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi tiến kịp miền xuôi, cácdân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NÀY

TRONG THỰC TIỄN

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

1

Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Hương

Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Mã LHP: 231_HCMI0121_12

Trang 2

2

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1

Nhóm 8 – Lớp HP: 231_HCMI0121_12

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học GVGD: Phạm Thị HươngThời gian: 10/09/2023

Địa điểm: online google meet

I Thành viên tham gia: Tất cả các thành viên

II Mục đích cuộc họp: Lập dàn ý chi tiết cho bài thảo luận

III Nội dung công việc

- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên đóng góp đề cương.

- Các thành viên thảo luận, thống nhất về dàn ý của bài thảo luận

- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và hoàn thiện đề cương chi tiết của bài thảo luận

- Tất cả các thành viên của nhóm đều đồng ý với đề cương bài thảo luận

IV Đánh giá chung

Buổi họp diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2023 Thư ký Nhóm trưởng Vân Tùng

Lê Thị Thảo Vân Phạm Xuân Tùng

3

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Địa điểm: online google meet

I Thành viên tham gia: Tất cả các thành viên

II Mục đích cuộc họp: Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên

III Nội dung công việc:

1 Nhóm trưởng đề xuất vị trí công việc và số lượng người ở mỗi phần côngviệc

2 Cả nhóm trao đổi, thống nhất nhận nhiệm vụ và thời gian hoàn thành

4

Trang 5

4 Nguyễn Thành Trung 22D107221 Làm word

5 Nguyễn Thị Thanh Trúc 22D107222 Làm word

6 Nguyễn Đức Trường 22D107223 Làm word

12 Nguyễn Thị Hà Xuyên 22D107234 Làm word

13 Nông Thị Lan Anh 22D107012 Làm word

trình

powerpoint

IV Đánh giá chung

Buổi họp diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao

Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2023 Thư ký Nhóm trưởng Vân Tùng

Lê Thị Thảo Vân Phạm Xuân Tùng

5

Trang 6

STT Họ và tên Mã sinh

viên

Đánh giá chung

ĐÁNH GIÁ CHUNG

6

Trang 7

chủ nghĩa xã

hội khoa học None

16

Ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo

Trang 8

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Đối tưởng nghiên cứu của đề tài 8

3 Mục đích nghiên cứu 8

4 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 8

6 Phạm vi áp dụng 8

B PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: 9

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC 9

I QUAN NIỆM DÂN TỘC TRƯỚC CHỦ NGHĨA MÁC 9

1 Theo quan niệm của phương Đông 9

2 Theo quan niệm của phương Tây 9

II QUAN NIỆM DÂN TỘC VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 9

1 Theo nghĩa rộng 9

a Khái niệm dân tộc 9

b Đặc trưng cơ bản của dân tộc 9

2 Theo nghĩa hẹp 10

a Khái niệm dân tộc 10

b Đặc trưng cơ bản của dân tộc 11

CHƯƠNG 2: 12

VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC Ở VIỆT NAM 12

1 Quá trình hình thành và phát triển dân tộc ở Việt Nam 12

a Quá trình hình thành dân tộc ở Việt Nam 12

b Quá trình phát triển dân tộc ở Việt Nam 20

2 Quá trình vận dụng vấn đề dân tộc vào Việt Nam 23

a Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) 23

b Thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế (1954-1975) 24

c Thời kỳ đổi mới (1986-1997) 24

d Thời kỳ hiện đại (1997 đến nay) 25

3 Những thành tựu và hạn chế trong quá trình vận dụng vấn đề dân tộc vào Việt Nam 25

a Những thành tựu 25

7

0 Nhchot TL+TN Cnxhkh-BM gửi SV-…

chủ nghĩa xã hội khoa học None

9

Trang 9

b Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 27

II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 28

1 Phương hướng 28

a Mục tiêu 28

b Kế hoạch, phương hướng 29

c Vận dụng thành công chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên những nguyên nhân của hạn chế đã chỉ ra 30

C KẾT LUẬN 35

8

Trang 10

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước đa dân tộc các nước thù địch hiện nay đang lợi dụng vấn

đề này để chống phá cách mạng chúng thực hiện âm mưu “không đánh màthắng” chúng đánh vào tâm lý của nhân dân ta nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo củaĐảng Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu không bao giờ thay đổi củacác thế lực thù địch Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang đẩy mạnh chiến lược

“diễn biến hòa bình” chống Việt Nam với phương châm lấy chống phá về chínhtrị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn và đặcbiệt chúng lấy dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe,gây sức ép về quân sự Vừa qua chúng ta cũng đã thấy cuộc bạo loạn ở TâyNguyên là một ví dụ điển hình về vấn đề này đã gây nên mất mát lớn cho lựclượng công an và quân đội của nước ta Vậy nên chúng em đã chọn đề tài “Vấn

đề dân tộc Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu

2 Đối tưởng nghiên cứu của đề tài

Các vấn đề cấp bách của dân tộc, chính sách của Đảng về phát triển, bảo tồn vàphát huy các nét đẹp của từng dân tộc

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu để làm rõ vấn đề dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay:

- Nắm được các vấn đề của dân tộc;

- Đưa ra các hướng đi phù hợp để bảo tồn và phát huy các nét đẹp riêng

4 Phạm vi nghiên cứu

Các vấn đề hiện nay của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu căn cứ theo cách thức thu thập thông tin bao gồm:phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phi thực nghiệm

6 Phạm vi áp dụng

Toàn bộ nhân dân Việt Nam phải hiểu rõ, hiểu đúng các vấn đề dân tộc Việthiện nay, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, phòng chống âm mưu thao túngcủa định Tự hào về 54 dân tộc anh em Việt Nam mỗi dân tộc mang một bản sắcriêng nhưng luôn là một thể thống nhất không thể tách rời, luôn phát huy cáctruyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt

8

Trang 11

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC

I QUAN NIỆM DÂN TỘC TRƯỚC CHỦ NGHĨA MÁC

1 Theo quan niệm của phương Đông

Ở phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền vănhóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muối và một cộngđồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định, song nhìn chung cònkém phát triển và ở trạng thái phân tán

Ví dụ: ở phương Đông có dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa,…

2 Theo quan niệm của phương Tây

Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến

Ví dụ: ở phương Tây có dân tộc Hy Lạp, dân tộc Ai Cập,…

II QUAN NIỆM DÂN TỘC VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

1 Theo nghĩa rộng

a Khái niệm dân tộc

Dân tộc – quốc gia dân tộc là một hình thức cộng đồng người ổnđịnh hợp thành nhân dân của một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tếthống nhất, ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn

bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa vàtruyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựngnước và giữ nước

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa,…

b Đặc trưng cơ bản của dân tộc

-Thứ nhất, có chung một vùng lãnh thổ ổn định

Lãnh thổ là yếu tố thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tươngquan với các quốc gia dân tộc khác Trên không gian đó, các cộng đồngtộc người có mối quan hệ gắn bó với nhau, cư trú đan xen với nhau Vậnmệnh của cộng đồng tộc người gắn bó với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổquốc gia Đối với quốc gia và từng thành viên dân tộc, yếu tố lãnh thổ làthiêng liêng nhất Không có lãnh thổ thì không có khái niệm Tổ quốc,quốc gia Bảo vệ chủ quyền quốc gia là nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhấtcủa mỗi thành viên dân tộc

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam, hay quốc gia Việt Nam có vùng lãnh thổ

ổn định, có chủ quyền lãnh thổ mà không một thế lực nào có thể xâmphạm

-Thứ hai, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế

9

Trang 12

Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc, là cơ sở để gắn kếtcác bộ phận, các thành viên trong dân tộc, tạo nên tính thống nhất, ổnđịnh, bền vững của dân tộc Mối quan hệ kinh tế là nền tảng cho sự vữngchắc của cộng đồng dân tộc Nếu thiếu tính cộng đồng chặt chẽ, bền vững

về kinh tế thì cộng đồng người chưa thể trở thành dân tộc

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam đã và đang cùng nhau lao động sản xuấtnhằm hướng tới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa mà Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp với đặc điểm, điều kiện củatừng vùng miền

-Thứ ba, có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp

Mỗi một dân tộc có ngôn ngữ riêng, bao gồm cả ngôn ngữ nói vàngôn ngữ viết, làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên trên mọi lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội và tình cảm Trong một quốc gia có nhiều cộngđồng tộc người, với các ngôn ngữ khác nhau nhưng bao giờ cũng sẽ cómột ngôn ngữ chung, thống nhất Ngôn ngữ dân tộc là một ngôn ngữ đãphát triển và sự thống nhất về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủyếu của dân tộc

Ví dụ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chung của dân tộc Việt Nam

-Thứ tư, có chung một nền văn hóa và tâm lý

Văn hóa dân tộc được biểu hiện thông qua tâm lý, tính cách, phongtục, tập quán, lối sống dân tộc, tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc.Văn hóa là một yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng Mỗidân tộc có một nền văn hóa độc đáo của dân tộc mình Đặc biệt, văn hóacủa một dân tộc không thể phát triển nếu không giao lưu với văn hóa củacác dân tộc khác Tuy nhiên, trong giao lưu văn hóa, các dân tộc luôn có ýthức bảo tồn và phát triển bản sắc của mình, tránh nguy cơ đồng hóa vềvăn hóa

Ví dụ: Tinh thần đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu và tiêubiểu của dân tộc Việt Nam

-Thứ năm, có chung một nhà nước

Các thành viên cũng như các cộng đồng tộc người trong một dântộc đều chịu sự quản lý, điều khiển của một nhà nước độc lập Đây là yếu

tố phân biệt dân tộc-quốc gia và dân tộc-tộc người Dân tộc-tộc ngườitrong một quốc gia không có nhà nước với thể chế chính trị riêng Hìnhthức tổ chức, tính chất của nhà nước do chế độ chính trị của dân tộc quyếtđịnh Nhà nước là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc, là đại diệncho dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam dưới sự quản lý, điều khiển của một nhànước độc lập, đó là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 Theo nghĩa hẹp

10

Trang 13

a Khái niệm dân tộc

Dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một công đồng tộc người đượchình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ýthức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa Cộng đồng này xuất hiện sau

bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người củacác cộng đồng đó Với nghĩa này dân tộc là một bộ phận hay thành phầncủa quốc gia

Ví dụ: Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc tức là 54 cộng đồng tộc người

b Đặc trưng cơ bản của dân tộc

Trang 14

CHƯƠNG 2:

VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

1 Quá trình hình thành và phát triển dân tộc ở Việt Nam

a Quá trình hình thành dân tộc ở Việt Nam

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân tộc:

Dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập có nội hàm: Dân tộc quốc gia Ngườithường dùng khái niệm: Đồng bào Việt Nam (con cùng một mẹ, theo sự tích LạcLong Quân và Âu Cơ) để nói rằng, các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều cóchung một nguồn cội: “Con Rồng, cháu Tiên; con Lạc cháu Hồng” đều là anh

em một nhà, con cháu của các vua Hùng

Dân tộc là vấn đề rộng lớn Mác-Ănghen không đi sâu giải quyết vấn đềdân tộc vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng

tư sản Trong giai đoạn quốc tế chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc trởthành một bộ phận của cuộc cách mạng vô sản thế giới Mác, Ăngghen và Lênin

đã nêu những quan điểm biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo

cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược củacác Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa Nhưng trong điều kiện từđầu thế kỷ XX trở đi, cần vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin chophù hợp với thực tiễn, chính Hồ Chí Minh là người đáp ứng yêu cầu đó.Thứ nhất, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất

cả các dân tộc Tất cả các dân tộc trên Thế giới đều bình đẳng tư tưởng này của

Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong hành động và trong rất nhiều bài nói, bài viết củamình, song rõ nhất và tập trung nhất là ở “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ranước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 Mở đầu bản Tuyên ngôn, Hồ ChíMinh đã trích 1 đoạn của bản Tuyên ngôn năm 1776 của Mỹ nói về quyền bìnhđẳng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ nhữngquyền không ai có thể xâm phạm được Trong những quyền ấy có quyền đượcsống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Người nhận định đây là lời bất

hủ, suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên TG đều bình đẳng,dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do Đồng thời

12

Trang 15

Người còn trích dẫn Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CMTS Phápnăm 1791: “Người ta sinh ra có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi và phảiluôn luôn được tự do và bình đẳng” Người khẳng định: “Đó là những lẽ phảikhông ai chối cãi được” Tư tưởng vĩ đại này của Hồ Chí Minh mang tính quốc

tế, tính thời đại và tính nhân văn sâu sắc

Thứ hai, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn Mộtdân tộc không những có quyền bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới màcòn phải được hưởng nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn Chỉ khi nào đượchưởng độc lập thật sự thì dân tộc đó mới thật sự bình đẳng Độc lập thật sự, độclập hoàn toàn theo Hồ Chí Minh phải đảm bảo những nguyên tắc sau: Dân tộc

đó có đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an ninh và toàn vẹn lãnhthổ Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam giảiquyết Mọi sự ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do đều đượcnhân dân Việt Nam hoan nghênh ghi nhớ song nhân dân Việt Nam không chấpnhận bất cứ sự can thiệp thô bạo nào Giá trị và ý nghĩa thật sự của độc lập dântộc phải thể hiện ở quyền tự do hạnh phúc của nhân dân Theo Người, quyền độclập, tự do là quyền thiêng liêng, là trên hết Dù có phải hy sinh đến đâu cũngphải giành và giữ cho được độc lập

Thứ ba, độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính Hồ Chí Minh luôngiơ cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia Hồ ChíMinh là hiện thân của khát vọng hòa bình, tư tưởng này của Người được thểhiện rất rõ mỗi khi nên độc lập dân tộc bị đe dọa

- Quan niệm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc:

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta, vấn đề dân tộc đã đượckhẳng định: nhiệm vụ tối cao của cách mạng Việt Nam là “Độc lập dân tộc vàngười cày có ruộng” Khẩu hiệu đó đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách từ thựctiễn và đã hiệu triệu được hàng triệu người dân Việt Nam đi theo Đảng, làmcách mạng để giải phóng mình, bởi nó phù hợp với nguyện vọng và khát vọngcủa nhân dân các dân tộc

Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng tháng 3-1935, trong các nghị quyết củaĐại hội đều đề cập đến vấn đề dân tộc với ba nội dung: sinh hoạt kinh tế, chínhtrị và xã hội của nhân dân các dân tộc

Nhằm mục đích phản đế, phản phong, từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng

ta đã thành lập mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở tập hợp đông đảo các lựclượng yêu nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo Chính các mặt trận này đãtạo nên một khối thống nhất, có sức mạnh to lớn, góp phần quan trọng làm nênthắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc ởViệt Nam Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Các dân tộc thiểu số

13

Trang 16

được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” Điều này khẳng định sự bìnhđẳng về lợi ích và nghĩa vụ của tất cả các dân tộc - tộc người trong mộtquốc gia Việt Nam thống nhất Chính điều này đã tạo nên cơ sở pháp lývững chắc để đồng bào tin tưởng và ủng hộ kháng chiến, kiến quốc.Trước những hành động khiêu khích thể hiện dã tâm xâm lược nước tamột lần nữa của thực dân Pháp, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lờikêu gọi toàn quốc kháng chiến Hưởng ứng lời hiệu triệu của Người, đồng bàocác dân tộc đã cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ.Trong bối cảnh cả nước ra trận, phải dốc toàn lực để kháng chiến, Đảng ta

đã kịp thời đề ra Nghị quyết về vấn đề dân tộc Tháng 8-1952, Nghị quyết của

Bộ Chính trị về vấn đề dân tộc đã khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc trênnguyên tắc bình đẳng tương trợ để giúp nhau tiến bộ về mọi mặt: chính trị, quân

sự, kinh tế, văn hóa”

Đây là quan điểm thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn, toàn diện đầutiên của Đảng ta về vấn đề dân tộc - tộc người ở Việt Nam, mà cho đến ngàynay vẫn còn nguyên giá trị cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Trong bốicảnh lúc bấy giờ, quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc hoàn toàn phù hợp vớiđường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện Nhờ có chủ trương, đường lối đúngđắn về vấn đề dân tộc mà Đảng ta đã tập hợp được toàn thể dân tộc, trong đó cócác dân tộc thiểu số anh em cùng hướng vào mục tiêu chung là đánh đuổi thựcdân Pháp xâm lược Trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ, Đảng

ta đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc làm nên kỳ tích “lừng lẫy nămchâu, chấn động địa cầu”, đưa miền Bắc tiến lên CNXH và là hậu phương vữngchắc để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, Nghị quyếtHội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959) đã xác định con đường cách mạng miềnNam: Phải kết hợp giữa ba mũi giáp công là chính trị, quân sự, binh vận, kết hợp

ba vùng là đô thị, đồng bằng, miền núi Theo tinh thần của Nghị quyết, miền núi

là địa bàn chiến lược quan trọng và đồng bào các dân tộc thiểu số là lực lượngcách mạng to lớn Trên tinh thần ấy, Đại hội III của Đảng đã đề ra nhiệm vụ,đường lối của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó đề cập tới vấn

đề dân tộc: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, các dân tộc đa số và thiểu số có mộttruyền thống đoàn kết anh em Đảng và Nhà nước ta cần phải có kế hoạch toàndiện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi tiến kịp miền xuôi, cácdân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cáchmạng và khả năng to lớn của mình ”

Từ 1960 - 1975, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra hàng loạt các chủ trương,chính sách về vấn đề dân tộc, trong đó có Nghị định số 133/CP ngày 29-9-1961của Hội đồng Chính phủ về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máycủa Ủy ban Dân tộc; Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 09-5-1962 của Bộ Chính

14

Trang 17

trị về công tác Mặt trận Dân tộc thống nhất; Nghị định số 34/CP ngày 05-3-1968của Hội đồng Chính phủ về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Ủy ban Dân tộc;Nghị quyết số 109/CP ngày 19-6-1973 của Hội đồng Chính phủ về một số chínhsách cụ thể đối với đồng bào các dân tộc vùng cao.

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn về vấn đề dân tộc, phù hợp vớithực tiễn nên đã động viên đồng bào các dân tộc thiểu số ở mỗi miền tích cựctham gia thực hiện nhiệm vụ cách mạng Ở miền Bắc, đồng bào các dân tộcthiểu số cùng toàn thể nhân dân tham gia xây dựng CNXH, chống chiến tranhphá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc,chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam Ở miền Nam, đồng bào các dân tộc thiểu

số đã sát cánh cùng người Kinh cống hiến sức lực, xương máu trong cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đại hội

IV của Đảng đã đề ra chính sách dân tộc: “Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc làmột trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam…Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặtgiữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc những chênhlệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và dân tộc đôngngười, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất

cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp

đỡ nhau tiến bộ, cùng làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.Những năm sau đó, các nghị quyết của Đại hội V và VI của Đảng đã đặt

ra vấn đề đổi mới và thực hiện chính sách dân tộc Điều này được cụ thể hóatrong Nghị quyết số 22-NQTW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị và Quyếtđịnh số 72-HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng đề ra những chủtrương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đặc biệt, Đại hội VI (tháng 12-1986) đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đẩy mạnh bacuộc cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đòi hỏi tăng cường côngtác nghiên cứu về dân tộc và công tác điều tra xã hội học, hiểu biết đầy đủnhững khác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc Trên cơ sở đó, bổ sung, cụthể hóa và thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, tránh những sai lầm, rập khuônhoặc chủ quan áp đặt những hình thức tổ chức không phù hợp trong quá trìnhxây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc… Trong khi

xử lý các mối quan hệ dân tộc phải có thái độ thận trọng đối với những gì liênquan đến lợi ích của mỗi dân tộc và tình cảm dân tộc của mỗi người Chốngnhững thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của

tư tưởng dân tộc hẹp hòi”

Đến Đại hội VII của Đảng, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh việc thực hiệnchính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện đểcác dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với

15

Trang 18

sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Tôn trọng lợi ích,truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc Chống tưtưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính sáchkinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất làcác dân tộc thiểu số.

Đại hội chỉ rõ: “Huy động mọi nguồn lực tại chỗ và cả nước Khai thác

đi đôi với bảo vệ, tái tạo các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm lợiích của các dân tộc… Nhà nước hỗ trợ về đầu tư mở mang giao thông vận tải,bảo vệ môi trường, tài trợ cho y tế, giáo dục và đào tạo cán bộ người dân tộc,đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, tiền lương,… giữgìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc… Có chính sách phát triển hànghóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng,từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh củađịa phương Tôn trọng tiếng nói và có chính sách đúng đắn về chữ viết đối vớicác dân tộc Đặc biệt, có chính sách khắc phục tình trạng suy giảm dân số đốivới một số dân tộc ít người… Có chính sách đặc biệt để phát triển giáo dục vàđào tạo ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, mở rộng và nâng cao chất lượngcác trường, lớp nội trú, coi trọng việc đào tạo cán bộ và trí thức người dân tộc”.Như vậy, đến Đại hội VII, chủ trương, đường lối về dân tộc được Đảng tanâng lên tầm cao mới, được thể chế hóa ở các chính sách cụ thể đối với đồngbào các dân tộc thiểu số Quan điểm này được ghi rõ trong Hiến pháp năm 1992:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sáchbình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắcdân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp củamình Nhà nước thực hiện chính sách về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”

Đến Đại hội VIII, vấn đề dân tộc được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Vấn

đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn, thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữacác dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Xây dựng Luật Dân tộc từ nay đến năm 2000 bằng nhiều biện pháp tích cực vàvững chắc thực hiện cho được ba mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm đượcnghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào dân tộc, đồngbào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng vàphát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị,đội ngũ cán bộ, đảng viên của các cấp trong sạch và vững mạnh”

Đại hội IX đã tổng kết và tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách vềdân tộc: “Thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển

16

Trang 19

sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo,

mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thốngtốt đẹp của các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặpnhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến Tích cựcthực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu

số Động viên phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dântộc và ở địa phương Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn,dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc”.Đại hội X của Đảng ta năm 2006 tiếp tục nhấn mạnh: “Vấn đề dân tộc vàđoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước

ta Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng vàgiúp đỡ nhau cùng tiến bộ Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng… Củng cố và nâng caochất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên,phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc Thực hiện chínhsách ưu tiên trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu

số Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểuphong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận.Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”

Đây là luận điểm rất quan trọng của Đảng ta, thể hiện tầm nhìn chiếnlược, tư duy đổi mới trong bối cảnh quốc gia và quốc tế của thời kỳ đổi mới.Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sinh sống tại miền núi, vùng sâu, vùng

xa, biên giới nên đời sống còn nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần Dovậy, đồng bào các dân tộc thiểu số khó vươn lên hòa nhập cùng với sự phát triểnchung của cả nước và còn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiềm ẩnnhững yếu tố có thể gây mất ổn định chính trị, xã hội, nhất là khi các thế lực thùđịch lợi dụng thực tế này chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Do đó, Đảng ta luôn coitrọng vấn đề dân tộc, coi việc giải quyết vấn đề dân tộc vừa là vấn đề an ninhquốc gia và chủ quyền lãnh thổ, vừa là vấn đề kinh tế - xã hội

Bài học của nhiều nước trên thế giới những năm cuối thế kỷ XX cho thấy,nếu coi nhẹ và không xác định đúng vị trí vấn đề dân tộc trong chiến lược pháttriển đất nước thì dễ dẫn đến nguy cơ xung đột dân tộc trên các lĩnh vực của đờisống xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ

Đến Đại hội XI vấn đề dân tộc tiếp tục được Đảng quan tâm: “Các dân tộctrong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúpnhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và vănminh” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Thực hiện chính sách bình đẳng,đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các

17

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w