HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾTIỂU LUẬNĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUTHỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAMMôn học: Phương pháp nghiên cứu khoa họckinh tếSinh viên thực h
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
kinh tế
Sinh viên thực hiện: Nhóm 4Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Như
Trang 2Hà Nội, 2022
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬNĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM
Trang 3Blurred content of page 3
Trang 43.1 Đối với cá nhân giới trẻ 12
3.2 Đối với nhà trường 12
3.3 Đối với gia đình và xã hội 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
4
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, tiếng Việt đang có biến đổi sâu sắc trên nhiều phương diện, từ ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa đến ngữ pháp, ngữ dụng, Sự biến đổi và phát triển của tiếng Việt trong hành chức tạo ra nhiều phương ngữ xã hội với nhiều đặc điểm khác biệt nhau Một trong những kiểu phương ngữ xã hội thường được nhắc đến trong tiếng Việt hiện nay là ngôn ngữ giới trẻ Giới trẻ là một lực lượng đông đảo trong xã hội, nhanh nhạy với cái mới, bản tính thích khám phá, sáng tạo nên luôn là lực lượng tiên phong trong các trào lưu xã hội, trong đó có ngôn ngữ Ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt như là một luồng gió mới lạ làm xáo động đời sống tiếng Việt, tạo ra nhiều nhiều luồng dư luận khen chê trái chiều.
Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của ngôn ngữ mạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, sửa đổi và nâng cao ý thức sử dụng ngôn ngữ mạng trong văn hóa giao tiếp của người Việt trẻ, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên hiện nay.
2.Lịch sử nghiên cứu
- Năm 2008, báo cáo khoa học “Nghiên cứu sự tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ” của nhóm sinh viên lớp 05CNP02, Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Đà Nẵng: Rút ra được những kết quả về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ @.
- Năm 2011, đề tài nghiên cứu “Việc sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ
phận teen TP.Hồ Chí Minh” của một nhóm sinh viên tại một trường đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh: Phân tích tần suất sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Hà Nội.
- Năm 2018, luận án “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông”
của Đỗ Thùy Trang đưa ra những đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc, bình diện giao tiếp xã hội và thái độ của xã hội đối với sự lựa chọn ngôn ngữ của giới trẻ.
3.Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ giới trẻ trên không gian mạng.4.Khách thể nghiên cứu: Giới trẻ sinh từ năm 1997-2012 tại Việt Nam5.Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu, mô tả và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ giới trẻ - Cung cấp cái nhìn khách quan về ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng tới tiếng Việt và xã hội
- Đánh giá và đưa ra giải pháp giúp giới trẻ ý thức được cách sử dụng ngôn ngữ mạng sao cho hợp lý, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
5
Trang 6Blurred content of page 6
Trang 7CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN1.2 Một số vấn đề cơ bản của ngôn ngữ
Ngôn ngữ được hiểu là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người Ngôn ngữ cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.2.1 Ngôn ngữ và xã hội
Ngôn ngữ không tồn tại ngoài văn hóa, tức là ngoài tổng thể các kỹ năng thực tiễn và các hệ tư tưởng được kế thừa về mặt xã hội, đặc trưng cho lối sống của chúng ta Ngôn ngữ có khả năng tác động tới sự hình thành và phát triển văn hóa dân tộc, mà tới lượt mình văn hóa được coi như một hệ thống hoàn thiện và biệt lập.
Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
1.2.2 Cơ chế hình thành của ngôn ngữ
Cơ chế lời nói, theo N.I.Dzynkin, I.A.Dimnhia, A.A.Leonchiev và nhiều người khác, là những bộ máy ngôn ngữ đảm bảo cho quá trình thực hiện lời nói nhanh chóng các chức năng làm phương tiện tổ chức hoạt động giao tiếp, hoạt động nhận thức và hoạt động trí tuệ Những bộ máy này rất phức tạp, hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, chủ yếu theo hướng giải phóng ý thức ra khỏi mặt hình thức của ngôn ngữ, để tập trung ý thức đó vào mặt nội dung lời nói và vào việc thiết lập các mối quan hệ giữa hoạt động chung với hiện thực xung quanh Cơ chế sản sinh lời nói chính là cơ chế nói, được hình thành và phát triển trong quá trình sản sinh lời nói, khẩu ngữ và bút ngữ.
1.3 Ngôn ngữ mạng và các biểu hiện của ngôn ngữ mạng1.3.1 Ngôn ngữ mạng
“Ngôn ngữ mạng” là loại ngôn ngữ do giới trẻ tạo ra khi tham gia vào mạng internet và mạng điện thoại di động tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của ngôn ngữ mạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, sửa đổi và nâng cao ý thức sử dụng ngôn mạng nói chung, ngôn ngữ mạng nói riêng trong văn hóa giao tiếp của người Việt trẻ, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên hiện nay.
1.3.2 Các biểu hiện của ngôn ngữ mạng
- Tiếng lóng: tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính
thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bởi một nhóm người nhất định.
Ví dụ: “Đắng lòng” (Thể hiện thái độ chán chường, than vãn, có tính chất trêu đùa);
7
Trang 8- Phép trừ: là cách viết từ với mục đích, hình thành lối “viết tắt”.
Ví dụ: “kb” (không biết); “iu” (yêu); “lun” (luôn); “vs” (với); “r” (rồi); “ko” -“0” - “k” (không);
- Phép cộng: thêm vào trong từ những chữ cái để tạo ra âm mới để gia tăng
cảm xúc
Ví dụ: “dzui dzẻ” (vui vẻ); “thoai” (thôi);
- Thay thế chữ cái: Là cách mà các bạn trẻ thay chữ này bằng chữ khác
trong một từ.
Ví dụ: “pà” (bà); “cẻm ưn” - “zn ưn” - “mơn” (cảm ơn); “wa” (quá); “wen” (quen); “ghéc” (ghét);
- Chêm tiếng Anh: chêm xen với tiếng Việt một cách nửa nạc nửa mỡ,
không hẳn là tiếng Việt hoàn toàn cũng không hẳn là tiếng Anh hoàn toàn Ví dụ: “2day u co ranh o?” (hôm nay bạn có rảnh không?); “set này mix đẹp không?” (bộ đồ này phối đẹp không?);…
8
Trang 9Blurred content of page 9
Trang 10Ngôn ngữ mạng đã, đang và sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp mạng của giới trẻ ngày nay
2.1.2 Biểu hiện tích cực của việc sử dụng ngôn ngữ mạng
- Viết tắt để giao tiếp nhanh gọn hơn - Gây nhiều tiếng cười, sự thú vị và hài hước
2.1.3 Biểu hiện tiêu cực của việc sử dụng ngôn ngữ mạng
- Ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt - Gây sự khó chịu, ức chế với người khác
- Những bình luận, tin nhắn gây hiểu lầm, phản cảm, không đúng nơi đúng chỗ
2.2 Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ mạng của thế hệ trẻ2.2.1 Nguyên nhân khách quan
- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin (Internet, điện thoại…): khiến mọi người kết nối với nhau dễ dàng hơn, ngôn ngữ mạng được lan truyền nhanh chóng hơn.
- Đặc thù của hình thức giao tiếp mạng (đơn âm tiết, viết “sai” một hai từ nhưng đặt trong văn cảnh vẫn có thể hiểu).
- Cấu tạo của bàn phím điện thoại, máy tính, ví dụ: để đánh từ “không” thì mất 6 lần ấn phím, trong khi viết tắt từ “không” thành “ko” thì sẽ chỉ mất 2 lần.
10
Trang 112.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Phần lớn các bạn trẻ chọn sử dụng ngôn ngữ mạng để thể hiện sự sáng tạo, hài hước.
Ngoài ra, các bạn trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ mạng nhằm tiết kiệm thười gian, chạy theo xu thế thời đại hay để đảm bảo quyền riêng tư (vì người lớn không hiểu).
11
Trang 12Blurred content of page 12
Trang 13KẾT LUẬN
Ngôn ngữ cần hiểu như là một thứ “tài sản” toàn dân, luôn vận động và biến đổi nhưng phải theo chiều hướng tốt lên, đáp ứng được thị hiếu người dân và biểu hiện của nền văn hóa Sự ra đời, tồn tại và được “đón nhận” trong giới trẻ của ngôn ngữ mạng là tất yếu Quy luật phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy, có cái sẽ được tiếp nhận, nhưng có cái sẽ bị đào thải Chúng ta có lo lắng, tuy nhiên về mặt lý tính, chúng ta cũng nên nhìn nhận hiện tượng này một cách khách quan vì nó là một quy luật của xã hội và của cả ngôn ngữ Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi, và đến lượt mình, ngôn ngữ cũng tác động trở lại cuộc sống Chúng ta càng không thể nghiêm cấm mà chỉ có thể kiểm soát, điều chỉnh, hướng dẫn giới trẻ để ngôn ngữ mạng không “lệch chuẩn” ngôn ngữ và không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp hiệu quả giữa cá nhân người sử dụng ngôn ngữ mạng, nhà trường, gia đình và xã hội để tránh việc lạm dụng ngôn ngữ mạng trong quá trình giao tiếp và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt
13
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TS Đặng Đức Chính, Lại Hoài Châu 2014 Ngôn ngữ của giới trẻ
dùng trên các trang cá nhân (Blogs) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu
2 Ðỗ Anh Vũ 2022 Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng.
Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương < https://tuyengiao.vn/noi-dung-viet-dung/chan-chinh-tinh-trang-lam-dung-ngon-ngu-tren-mang-137888>
3 Đỗ Thùy Trang 2018 Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, <http://sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1219/LUAN%20AN_hoan %20chinh%20.pdf>
4 Lâm Vũ 2014 Ngôn ngữ mạng: Sự lạm dụng gây hệ quả xấu, Báo HàNội mới, < http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/658312/ngon-ngu-mang-su-lam-dung-gay-he-qua-xau>
5 GS TS Nguyễn Đức Dân 2011 Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng thay đổi An Ninh Thế giới, số 46, <http://ngonngu.org/xa_hoi_thay_doi.html>
6 TS Nguyễn Thị Hồng Chuyên, SV Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, SV Bùi Thị Mai Hương 2020 Đặc điểm ngôn ngữ mạng của sinh viên nhìn từ bình diện cấu trúc (Qua một số diễn đàn ) Tạp chí khoa học Tân trào, Số 18, tr.83-89, https://tckh.daihoctantrao.edu.vn/index.php/sjttu/article/download/414/274
7 PGS.TS Trịnh Cẩm Lan 2014 Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện
tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay, Tạp chí Khoa họcĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 3, tr 28-38,
8 Thu Thủy 2020 Báo động thực trạng ngôn ngữ 'tự chế' của giới trẻ,
Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Nghệ An,
< http://congan.nghean.gov.vn/van-hoa-giao-duc/202012/bao-dong-thuc-trang-ngon-ngu-tu-che-cua-gioi-tre-916483/index.htm>
9 Tren 2021 Ngôn ngữ Gen Z đang làm giảm sự trong sáng của Tiếng
Việt?, Travelmag, < https://travelmag.vn/ngon-ngu-gen-z-dang-lam-giam-su-trong-sang-cua-tieng-viet-d52638.html>
10 TS Võ Tú Phương 2019 Ngôn ngữ hội thoại trên mạng xã hội và giáo dục ngôn ngữ cho học sinh, Thư viện số tài liệu VNU, <https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/67156>
14