Mức độ đánh giá từ tự khiến bản thân.Cá nhân là những chủ thể riêng biệt, tự có thể quyết định cách sống bằng những suy nghĩ, hành độnghay việc làm của bản, nên từ bản thân giới trẻ cũng
lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔ THỊ HỌC BÁO CÁO NHÓM GIỮA KỲ NHÓM ĐẶC SẮC ĐỒ THỊ MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ GVHD: THS TRẦN THỊ NGỌC NHỜ ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG CỦA LỐI SỐNG THÀNH THỊ - LỐI SỐNG NHANH, TỐC ĐỘ CỦA GIỚI TRẺ TRONG ĐÔ THỊ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/11/2022 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 I Thao tác hóa các khái niệm Lối sống đô thị là khái niệm dùng để chỉ các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện sống, tình huống cụ thể diễn ra ở đô thị Các khuôn mẫu ứng xử đặc trưng cho mỗi nhóm xã hội như vậy, không phải là cái gì khác mà chính là một yếu tố của văn hóa (giáo trình Xã hội học Đô thị, NXB ĐHQG HN) Sống nhanh là cách sống năng động, chủ động tiếp thu cái mới, không ngừng khám phá và phấn đấu theo xu hướng chung của xã hội Sống nhanh là tất yếu của thời đại công nghiệp trí thức, thời đại công nghệ thông tin như hiện nay Vì cần tiếp thu nhanh, phản ứng nhanh, hành động nhanh để nắm bắt, tận dụng mọi cơ hội, trở thành một người sống năng động, nhạy bén Giới trẻ là những “người trẻ” nên được hiểu là những người thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến sự độc lập của người lớn và nhận thức về sự tương thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) giữa các thành viên trong một cộng đồng Người trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù tương đối, linh hoạt hơn là chiếu theo độ tuổi cố định (theo UNESCO- Phương diện VH-XH) II Kết quả khảo sát 2.1 Thông tin cá nhân Từ cơ sở lý luận trên, nhóm đã tiến hành khảo sát bảng hỏi với tổng mẫu là 100 người với tỉ lệ 100% cho biết về lối nhanh, tốc độ của giới trẻ trong đô thị hiện nay Kết quả thống kê thông tin của những người được nhóm khảo sát Trong 100 người mà nhóm khảo sát ngẫu nhiên, có: (việc thông tin này có ảnh hưởng như thế nào đến lối sống nhanh, tốc độ sẽ làm rõ trong bài tiểu luận hơn) 50 nam chiếm 50%, 48 nữ chiếm 48%, giới tính khác chiếm 2% 6 đang đi làm chiếm 6 %, 94 đang đi học chiếm 94% Trong đó đang đi học, có 17 học năm 1 chiếm 17,3%, có 45 năm 2 chiếm 45,9%, có 22 năm 3 chiếm 22,4%, và cuối cùng là 14 trường hợp khác chiếm 14,3% 14 ở trọ một mình chiếm 14%, 44 ở ký túc xá chiếm 44%, 23 ở trọ với bạn bè chiếm 23%, 15 sống cùng bố mẹ chiếm 15%, 4 khác chiếm 4% 2.2 Mức độ hiểu biết về lối sống nhanh, tốc độ Trong 100 bảng hỏi để khảo sát về lối sống nhanh và tốc độ, có: Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Nhóm có đặt câu hỏi về suy nghĩ của người làm khảo sát về lối sống nhanh, tốc độ và nhận được 96 trên 100 câu trả lời Theo khảo sát, phần lớn có 53 người chiếm 55,2% định nghĩa sống nhanh là sống vội vã và các từ ngữ gần giống như vội vàng, tốc độ, hối hả, tiết kiệm thời gian 32 người chiếm 33,3% định nghĩa sống nhanh là lối sống chủ động, năng động, nhanh chóng tiếp thu, khám phá cái mới với các từ ngữ liên quan 3 người chiếm 3,125% định nghĩa sống nhanh như là cách sống buông bỏ, cẩu thả trong cuộc sống hàng ngày như trong công việc, ăn uống, hay trong việc định hình những mối quan hệ hay những cái mà mình yêu thích,… 5 người chiếm 5,25% định nghĩa sống nhanh là lối sống lo nghĩ nhiều thứ, 3 người chiếm 3,125% định nghĩa sống nhanh là sống quên đi những điều ý nghĩa trong cuộc sống, chỉ sống cho bản thân mà quên đi gia đình, bạn bè và những điều tốt đẹp xung quanh Thể hiện qua số lượng đánh giá mức độ đặc trưng của lối sống nhanh là 48 người chiếm 48% đánh giá đây là lối sống đặc trưng trưng trong đô thị, chiếm gần như phân nửa số người tham gia trả lời khảo sát Tiếp theo, có 40 người chiếm 40% đánh giá lối sống này rất đặc trưng, 10 người chiếm 10% đánh giá hơi đặc trưng, 2 người chiếm 2% là ít đặc trưng và 2 người chiếm 2% đánh giá không đặc trưng 2.3 Mức độ đánh giá nguyên nhân của lối sống nhanh, tốc độ của giới trẻ trong lối sống đô thị Trong quá trình thảo luận, tìm hiểu về lối sống nhanh của giới trẻ trong đô thị, nhóm chúng em đã thống nhất 3 nguyên nhân dẫn đến lối sống này, bao gồm xuất phát từ cá nhân, từ nhà trường hay công ty và từ xã hội để đưa vào khảo sát Theo khảo sát, từ xã hội chiếm tỷ lệ lớn nhất có 42 người với 42%, từ nhà trường hay công ty chiếm có 35 người 35% và từ cá nhân có 23 người chiếm 23% Để thể kiểm tra mức độ đánh giá nguyên nhân một cách tường tận nhất, nhóm chúng em đã khảo sát bằng cách để người tham gia có thể lựa chọn nhiều nguyên nhân 2.3.1 Mức độ đánh giá từ tự khiến bản thân Cá nhân là những chủ thể riêng biệt, tự có thể quyết định cách sống bằng những suy nghĩ, hành động hay việc làm của bản, nên từ bản thân giới trẻ cũng lựa chọn cho mình lối sống nhanh, tốc độ để nhằm đáp ứng hay thỏa mãn nhu cầu và mục tiêu mà mình đặt ra Suy nghĩ “sống nhanh và chết trẻ” có 37 người chiếm 37% Theo quan điểm của người trẻ là sống là phải trải nghiệm hết, có một cuộc sống tuyệt vời dù kết thúc đột ngột vẫn hơn là cuộc bình dị nhưng tẻ nhạt Giới trẻ luôn muốn chứng minh bản thân mình vượt trội cho gia đình xã hội mà quên mất rằng suy nghĩ này đang dần sai lệch với tiêu chuẩn xã hội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Mắc kẹt trong chính mình và không thể tìm cách thoát ra có 39 người tức 39% Tức là guồng quay công việc và sự đánh giá từ xã hội đã làm giới trẻ mắc kẹt guồng quay tất bật của sự không bao giờ hết việc để làm Nếu không làm, giới trẻ sẽ tự mình cảm thấy mình đang không cố gắng, lãng phí thời gian của cuộc sống và nỗi lo trở thành người vô dụng trong xã hội Không có trải nghiệm cuộc sống chậm rãi có 37 người chiếm 37% Điều đó dần mất đi khi giới trẻ ngày càng thiếu quan sát Sử dụng smartphone nhiều khiến kĩ năng này trở nên mất đi và điều này thúc đẩy lối sống nhanh đối với mỗi cá nhân Cùng với sự dễ dàng trở thành xu hướng của các hiện tượng trên mạng xã hội, khiến cho giới trẻ càng mong muốn nhanh tiếp thu Nhưng những điều này không tồn tại lâu nên, giới trẻ phải nhanh chóng tiếp thu cái mới Cho rằng không làm lúc trẻ thì về già sẽ không còn làm được nữa có 53 người chiếm 53% Vì cuộc sống ngày nay thay đổi quá nhanh, có nhiều việc chỉ người những người trẻ tuổi mới có thể làm được, nên hình thành sự lo sợ mình không thể trải nghiệm hết cuộc sống này Cùng với sự gán cho của xã hội với suy nghĩ “trẻ không làm, già sẽ hối hận” càng thôi thúc người trẻ nhanh hơn để không phải hối hận Stress có 47 người chiếm 47% Bởi khi stress, bộ não sẽ sản sinh ra sự hưng phấn để tập trung cao độ để hoàn thành công việc Người trẻ có quá nhiều việc và trách nhiệm phải được hoàn thành, và Stress như vacxin để vượt qua nhưng áp lực trong cuộc sống như áp lực công việc, gia đình và xã hội Với mức độ đánh giá tự khiến bản thân, với mức độ lựa chọn nhiều nguyên nhân có tỷ lệ phần trăm như sau: người chọn 1 nguyên nhân có 34 người chiếm 34%, chọn 2 nguyên nhân có 33 người chiếm 33%, chọn từ 3 nguyên nhân có 23 người chiếm 23%, 4 nguyên nhân có 2 người chiếm 2%, cuối cùng chọn cả 5 nguyên nhân có 5 người chiếm 5% 2.3.2 Mức độ đánh giá từ nơi học tập và làm việc (nhà trường, công ty, ) Nhà trường hay công ty chính là nơi mà giới mà giới trẻ gắn liền nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày Có thể nói những nơi này đã gắn liền với cuộc đời của mỗi người từ quá trình trưởng thành và phát triển Vì vậy, những nơi này cũng có thể hình thành nên lối sống của một người vì phải lựa chọn để có thể phù hợp với những môi trường này Cố nhồi nhét kiến thức và công việc có 60 người chiếm 60% Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Sự nhồi nhét kiến thức trong môi trường học tập chính là sự ganh đua hơn thua thành tích giữa các sinh viên Điều này giúp có thêm tri thức, tạo lập thói quen chăm chỉ học tập Khi đi làm việc cũng như thế vì muốn chứng minh năng lực bản thân hay không biết giao tiếp sẽ nhận nhiều việc về cho mình Tìm nhiều cơ hội gia tăng thu nhập cho bản thân có 53 người chiếm 53% Từ nhu cầu mong muốn nguồn nhân lực chất lượng cao như trong xã hội hiện nay, thì một người trẻ phải biết nhiều kỹ năng là điều cần thiết, nên sự nhanh chóng hoàn thiện bản thân là điều mà người trẻ thấy cần để có thể dễ tìm kiếm các công việc tốt khi đang là sinh viên, có thể làm một lúc nhiều nghề hay dễ dàng thăng tiến trong công việc Quy định thời gian từ nhà trường hay công ty có 33 người chiếm 33% Đặt ra quy định thời gian để mọi người có thể tuân theo một khuôn mẫu thời gian Nhưng nếu khi một nhiệm vụ mà con người thấy còn cách thời gian quy định quá gần thì con người sẽ nhanh hơn để có thể kịp thời hoặc buông xuôi việc này Sự tuân thủ nguyên tắc một cách quy củ, nghiêm khắc có 43 người chiếm 43% Khi tuân thủ nguyên tắc mà mình đặt ra, giới trẻ muốn nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu của mình mà không muốn bị vướng bận, nên bỏ qua những giá trị cần thiết trong cuộc sống Mong muốn khẳng định năng lực và thể hiện trước tập thể có 45 người chiếm 45% Mong muốn khẳng định bản thân chính là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow Giới trẻ đại diện cho sự nhiệt huyết muốn chứng minh bản thân nên muốn nhanh chóng hoàn thiện bản thân mình Không biết nói lời từ chối có 38 người chiếm 38% Việc không biết nói lời từ chối khi được nhờ vả công việc khiến người trẻ ôm đồm quá nhiều việc nên luôn trong tình trạng vội vã, tâm trạng nhanh để làm hết việc Nỗi lo không cố gắng sẽ bị tụt lại phía sau có 50 người chiếm 50% Sự sợ hãi mình bị bỏ lại trong học tập hay trong công việc khi nhìn thấy mọi người Điều này hình thành những nỗi lo sợ, những nỗi lo này thôi thúc chính bản thân giới trẻ phải nhanh hơn để mình không bị tụt hậu với mọi người Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Với mức độ đánh giá từ từ nơi học tập và làm việc, lựa chọn 3 nguyên nhân chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất với 26%, tiếp theo là lựa chọn 2 nguyên nhân với 25%, chọn 1 nguyên nhân chiếm 10%, 5 nguyên nhân chiếm 7%, 7 nguyên nhân chiếm 9% và không có ai lựa chọn 6 nguyên nhân 2.3.3 Mức độ đánh giá từ xã hội Xã hội là nơi dễ dàng thay đổi một con người và đặc biệt là người trẻ vì trong xã hội tồn tại rất nhiều vấn đề để thay đổi lối sống Vì xã hội bắt con người bắt con người phải luôn nhanh để có thể bắt kịp với sự biến đổi không ngừng của xã hội Áp lực từ xã hội đặt lên người trẻ có 70 người chiếm 70% Người trẻ khi bước chân ra nhiều xã hội phải đối mặt với rất nhiều áp lực và áp lực lớn nhất chính là sự kỳ vọng của xã hội, hay người trẻ không muốn mình trở thành gánh nặng xã hội Áp lực từ gia đình có 47 người chiếm 47% Có hai hướng là từ người trẻ mong muốn mình nhanh chóng thành công để đỡ đần, báo hiếu cho cha mẹ, hoặc là từ mong muốn gia đình muốn áp lực cho việc học hành hay phải thành công Áp lực tài chính để có thể sống trong đô thị có 72 người chiếm 72% Vì mức sống trong đô thị cao hơn nhiều so với nông thôn hay vùng ven đô thị, nên muốn có cuộc sống dễ dàng với thu nhập ổn định tại đây thì giới trẻ cần phải cố gắng học tập và làm việc nhiều hơn Áp lực đồng trang lứa có 68 người chiếm 68% Đây là tâm lý ám ảnh, sợ hãi phải bị so sánh, bị đánh giá thấp hơn Vì người trẻ là người có cái tôi cao nên sự sợ hãi này khiến người trẻ muốn mình trở nên nổi bật, không muốn thua kém Từ các nền tảng mạng xã hội có 44 người chiếm 44% Việc chìm đắm trong thế giới ảo để có thể nhanh chóng bắt kịp xu thế Sự nhanh chóng phải luôn cập nhật các xu thế để giới trẻ không cảm thấy mình không bị tụt hậu Toàn cầu hóa có 35 người chiếm 35% Thế giới đang thay đổi từng ngày từng giờ Ngày càng có nhiều những thiết bị hay công cụ hiện đại hỗ trợ cuộc sống nên nếu không nhanh chóng cập nhật thì sẽ bị biến thành lạc hậu Lối sống thực dụng có 29 người chiếm 29% Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Chủ nghĩa cá nhân khiến cho người trẻ chỉ biết quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ quên đi những giá trị sống Việc người trẻ muốn nhanh chóng hoàn thiện bản thân cũng là một tính toán cho tương lai Lối sống lạnh lùng, vô cảm có 32 người chiếm 32% Vì sự không quan tâm đến cuộc sống xung quanh, lãnh đạm với tất cả mọi thứ nên lúc này giới trẻ không có cảm thấy mình không có nghĩa vụ phải giúp đỡ bất kỳ ai, nhanh chóng làm việc của mình mới là quan trọng nhất Với mức độ đánh giá từ xã hội, chọn 1 nguyên nhân có 13%, 2 nguyên nhân 6%, chọn 3 nguyên nhân có 24%, chọn 4 nguyên nhân chiếm 19%, chọn 5 nguyên nhân chiếm 20%, chọn 6 nguyên nhân chiếm 6%, 7 nguyên nhân chiếm 5%, chọn 8 nguyên nhân chiếm 7% 2.4 Tác động tích cực và tiêu cực của lối sống nhanh, tốc độ Trong bảng khảo sát khi lựa chọn lối sống nhanh, tốc độ là biểu hiện tích cực hay tiêu cực thì với 100 câu trả lời có 51 người lựa chọn đây là lối sống tích cực chiếm 51%, 49 người với 49% lựa chọn đây là lối sống tiêu cực 2.4.1 Mức độ đánh giá tác động tích cực của lối sống nhanh, tốc độ của giới trẻ trong đô thị Có thể làm nhiều việc hơn có 30 người chọn chiếm 60% Người trẻ chọn sống nhanh để tránh thời gian dư thừa, chạy đua với tốc độ của cuộc sống để có thể làm nhiều việc hơn bình thường để tiết kiệm thời gian, học được nhiều kỹ năng hơn, đáp ứng được yêu cầu của lối sống hiện đại Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc có 34 người chiếm 68% Khi giới trẻ chọn sống nhanh hơn, tốc độ hơn so với bình thường thì điều đó đồng nghĩa với việc họ đang có thêm cho bản thân một cơ hội mới, một trải nghiệm mới để đến gần hơn với những thành công Tăng năng suất làm việc và hiệu quả lao động có 32 người chiếm 64% Từ đó khi họ đã quen với một cuộc sống nhanh, tốc độ thì giới trẻ hình thành một nếp sống mới năng suất hơn, hiệu quả hơn, bổ ích hơn Chất lượng công việc cũng từ đó mà trở nên hoàn thiện hơn Cảm nhận cuộc sống năng động, tích cực có 59 người chiếm 58% Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Chúng ta cảm thấy cuộc sống trở nên năng động hơn khi đang sống và làm việc tích cực mỗi ngày Đã là một người trẻ còn gì hạnh phúc hơn khi được sống và cống hiến hết mình vì những đam mê, mục tiêu Hình thành tính kỷ luật, tự giác có 28 người chiếm 56% Sống nhanh, tốc độ đôi khi đó là một trong những động lực thúc đẩy lối sống kỷ luật, tự giác để cố gắng làm việc ngày đêm để đem lại cơ hội tốt hơn cho cuộc sống từ đó mưu cầu về tương lai tốt đẹp Được gặp gỡ, giao tiếp, có nhiều mối quan hệ đa dạng, thú vị có 27 người với 54% Sống nhanh, tốc độ khiến giới trẻ ngày càng trở nên năng động hơn, từ đó được học hỏi và tiếp thu nhiều hơn với những kiến thức mới để phát triển bản thân cho phù hợp với cuộc sống hiện đại như hiện nay Lĩnh hội kịp thời những xu hướng và những thành tựu mới có 27 người chiếm 54% Trên thế giới đang từng giờ, từng phút, từng giây phát triển ngoài kia nên chính bản thân những người trẻ phải sống nhanh hơn, vì điều đó sẽ giúp giới trẻ theo kịp, lĩnh hội, tiếp thu, những xu hướng cũng như những thành tựu mới để áp dụng vào cuộc sống, công việc Thúc đẩy nền kinh tế xã hội có 27 người chiếm 54% Bản thân mỗi người trẻ đang tiến bộ lên từng ngày để cải thiện cuộc sống Mỗi người đang góp phần vào việc phát triển bản thân đồng thời cũng đang góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội 2.4.2 Mức độ đánh giá tác động tiêu cực của lối sống nhanh, tốc độ của giới trẻ trong đô thị Các vấn đề sức khỏe thể chất có 36 người chiếm 73,5% Khi bị xoáy vào guồng quay của công việc, phải ngồi làm việc trong thời gian dài, thiếu ngủ hay do căng thẳng kéo dài dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, thoái hóa, xương khớp, ảnh hưởng nhiều đến mắt Cùng với sự ít vận động, ăn nhanh chóng hay sử dụng thức ăn nhanh giảm khả năng điều hòa huyết áp và tiêu hóa chất béo, các bệnh về tiêu hóa,… Các vấn đề sức khỏe tinh thần có 34 người chiếm 64,9% Áp lực của lối sống nhanh khiến giới trẻ dễ bị stress vì khối lượng công việc phải làm quá nhiều, dẫn đến sự rối loạn cảm xúc, mất ngủ, lo âu lâu dần dẫn đến trầm cảm Từ đó thu mình trước xã hội, e ngại giao tiếp, dễ kích động, cáu giận, cảm thấy cô đơn, lạc lõng,… Gây nên nhiều áp lực cho chính bản thân có 32 người chiếm 65,3% Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Dẫn đến lạm phát lối sống, phải giữ gìn hình ảnh để càng được chú trọng Đẩy bản thân vào một loại gọi là áp lực kép, đây là áp lực vì công việc và trách nhiệm sẽ càng ngày nhiều hơn, áp lực vì những khoản chi tiêu dùng để bảo vệ lớp vỏ bên ngoài của mình Không có thời gian dành cho gia đình hay mối quan hệ xung quanh có 35 người chiếm 71,4% Khi bị xoáy quá nhiều guồng quay của công việc và chạy theo lợi ích, người trẻ lại quên đi những điều có giá trị quanh mình và gia đình cũng bị giới trẻ quên đi Do lối sống hấp tấp của cuộc sống không cho phép bạn dừng lại một giây, một phút, một giờ nào để dành thời gian vì những điều này Không có thời gian cho những đam mê có 19 người chiếm 38,8% Sự quay cuồng theo công việc cũng khiến cho giới trẻ bỏ bê bản thân mình Không có thời gian dành cho đam mê là đang bỏ bê những mong muốn hay cảm xúc bên trong chính bản thân mình Hình thành lối sống tiếp thu nhanh nhưng định hình thấp có 23 người chiếm 46,9% Để theo kịp sự thay đổi của xã hội, người trẻ cũng phải vội vã bắt đầu một mối quan hệ hay cần nhanh chóng tiếp thu những cái mới, nhưng sau khi sự thay đổi lại đến thì không còn động lại gì trong người trẻ, khiến điều này dễ bị quên lãng, khiến người trẻ dễ dàng loại bỏ những điều mà mình không cần thiết Đánh mất quảng thời gian thực sự được sống trên đời có 27 người chiếm 55,1% Là quãng thời gian thực sự được sống trên đời thay vì tận hưởng cuộc sống trong cơ thể khỏe mạnh nhẹ nhõm Chúng ta lại vùi mình thật kỹ trong vòng xoáy căng thẳng để kiếm tiền, rồi dùng chính số tiền đó để trả cho sức khỏe đã bị vắt kiệt cho tuổi già bị đau ốm hay năng lượng và những cái cảm xúc tiêu cực khi đối diện với bệnh tật III Giải pháp cân bằng lối sống nhanh của giới trẻ trong đô thị 3.1 Về cá nhân Tự nhận định lại một cách có ý thức về sống nhanh: Sống nhanh để đáp ứng nhu cầu, kiếm tìm hạnh phúc Nhưng sống nhanh khi không đáp ứng được nhu cầu này thì sống nhanh không có lợi ích nữa Thiết lập lại thời gian lành mạnh cho bản thân: Yêu cầu kiểm tra các việc mà bản thân ưu tiên, biết khi nào có thể làm ít hơn và biết cách nói không với các lời nhờ vả hay những việc làm không thiết thực và lập kế hoạch cho những việc làm cần thiết Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Học hỏi lợi ích của sống chậm: Sống chậm có nghĩa là không quá tải với khối lượng công việc Sống chậm tập trung vào chất lượng hơn số lượng, tìm đến những ý nghĩa sâu sắc thay cho những giá trị ảo Thiết lập một không gian sống chậm: Tìm một góc yên tĩnh và thoải mái, kê một chiếc bàn học tập / làm việc đẹp mắt để phục vụ cho mong muốn sống chậm của bản thân Tìm hoạt động yêu thích để sống chậm lại: Có thể đọc, viết vẽ, trồng cây, nấu ăn, tìm điều gì đó mang lại niềm vui, niềm cảm hứng Mong đợi ít hơn và cho nhiều đi: Mong đợi ít hơn có nghĩa là ít kết nối hơn và ít ảnh hưởng hơn Cho nhiều đi giúp bản thân được thể hiện sâu sắc tâm hồn của mình Luôn quan sát, học hỏi, khiêm tốn và thực hiện những hành động cần thiết để sống đúng với giá trị bản thân 3.2 Về nơi học tập và làm việc (nhà trường/công ty, ) Tạo điều kiện: Như lùi thời gian bắt đầu giờ học hay giờ làm cũng như kéo dài thêm thời gian nghỉ ngơi giữa hai buổi học hay làm việc để có thể ăn chậm hơn hay có giấc ngủ nghỉ ngơi sâu hơn, Tinh thần quan tâm: Giúp cho mỗi cá nhân phát triển thêm các kỹ năng với các hoạt động ưa thích để cảm thấy sự tiến bộ, ý nghĩa và hạnh phúc trong chính những nơi này, để không còn cảm thấy bản thân mình yếu kém, phải cải thiện, Tập huấn kỹ năng: Như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự lên kế hoạch cho bản thân, kỹ năng quản lý thời gian để, kỹ năng trình bày quan điểm, Tổ chức các phong trào: Để bản thân mình có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, nhìn lại những điều mà thế giới này đang hiện hữu, không phải bỏ lỡ trong guồng quay công việc hay học tập Tổ chức các chương trình, trò chơi với các chủ đề so sánh sống nhanh và sống chậm để dần thay đổi 3.3 Về xã hội Tổ chức các hoạt động xã hội: Những buổi giao lưu với các chuyên gia, những câu lạc bộ phát triển kỹ năng hay những khóa huấn luyện thiền định, những hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội, để con người cảm nhận cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà chỉ khi sống chậm lại thì ta mới cảm nhận hết được Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Không gian xanh, vui chơi giải trí: Cần được cải thiện về cả số lượng và chất lượng để thể chất và tinh thần của người trẻ được phục hồi bằng các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí cũng như để cải thiện sức khỏe Quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần: Ta biết được sống nhanh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh về tâm lý hay stress, “các căn bệnh đô thị”, nên mở rộng ra và tuyên truyền về đường dây tham vấn sức khỏe hay các phòng khám tâm lý Truyền thông đô thị nên quảng bá rộng rãi hơn những chương trình lành mạnh hay các lớp học kỹ năng bổ ích để giúp cho mọi người có thể dễ dàng tìm đến tham gia để tìm cho tâm hồn mình một khoảng lặng ngắm nhìn thế giới xung quanh sau nhịp sống nhanh, vội vã trong lối sống đô thị IV Kết luận Lối sống nhanh, tốc độ đang hiện hữu từng ngày và là một trong những đặc trưng của lối sống đô thị, đại đa số người trẻ đều cảm nhận về lối sống này và sự ảnh của lối sống này đến người trẻ ở thời đại mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ngày càng làm biến đổi nhiều mặt của đời sống xã hội Xuất hiện phần lớn ở giới trẻ do chịu sự tác động trực tiếp của giai đoạn toàn cầu hóa, đô thị hóa Những điều này yêu cầu giới trẻ phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng của thời đại nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau Lối sống nhanh, tốc độ là một vấn đề xã hội nên nó cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực Vì vậy mà tìm ra những giải pháp cân bằng cho lối sống nhanh bằng sống chậm là một điều vô cần thiết thực HẾT Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Tài liệu tham khảo 1 Trịnh Duy Luân, 1996, Tìm hiểu môn Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội 2 Tương Lai, 1996, Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị, Tạp chí xã hội học số 2 năm 1996 3 Phan Hùng Mạnh, 31/03/2021, “Bạn đang sống nhanh hay sống chậm”, VNexpress, vnexpress.net 4 Urban Dictionary, Fast life 5 Dr Stephanie Brown, 04/01/2014, Society’s self-destructive addiction to faster living, New York post, nypost.com 6 Dr Libby Weaver, 05/07/2018, The Side-Effects of Fast Living, drlibby.com 7 Adam Brad, 29/12/2017, Slowing Down: 7 ways to find balance in a fast-paced world, chopra.com 8 Thao Nguyen-Bettle, 15/03/2019, Are we living too fast? How to live slower?, Linked in, linkedin.com Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Tổng hợp biểu đồ Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Danh sách nhóm và đánh giá thành viên nhóm Họ và tên Mssv Nhiệm vụ Nhận xét Nhận xét của giảng viên thành viên Hồ Thành Đạt 1956170004 Dương Quang Duy 2156170060 Nguyễn Minh Đức 2156170063 Nguyễn Thanh Giàu 2156170065 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Nguyễn Minh Hải (NT) 2156170066 Dương Hòa Khánh Hân 2156170067 Ngô Trần Huy Hoàng 2156170070 Phạm Công Hùng 2156170076 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Phạm Thị Hạ Vy 2156170154 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)