1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc Trưng Tạo Hình Của Nghệthuật Chạm Khắc Đình Làngchâu Thổ Bắc Bộ.pdf

29 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Trưng Tạo Hình Của Nghệ Thuật Chạm Khắc Đình Làng Châu Thổ Bắc Bộ
Tác giả Liêu Tai
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Các Loại Hình Nghệ Thuật Việt Nam
Thể loại Bài Tập Lớn Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ĐẶC TRƯNG TẠO HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH LÀNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Hà Nội - 2021... Đình làng là kiến trúc cổ truyền mang những đặc điểm của nghệ

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

ĐẶC TRƯNG TẠO HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH LÀNG

CHÂU THỔ BẮC BỘ

Hà Nội - 2021

Trang 2

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

VIỆT NAM

Mã phách:…………

Hà Nội - 2021

Trang 3

MỤC LỤC

I Mở đầu……… 4

II Nội dung ……… 6

1 Khái quát nghệ thuật điêu khắc 6

1.1 Khái niệm và ngôn ngữ của điêu khắc……….6

1.2 Một số loại hình điêu khắc……… 6

1.3 Lược sử điêu khắc của người Việt………7

2 Khái quát về đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ……… 8

2.1 Khái quát về vùng châu thổ Bắc Bộ……….8

2.2 Kiến trúc và mỹ thuật nói chung của đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ……… 9

3 Nghệ thuật chạm khắc đình làng châu thổ Bắc Bộ……….11

3.1 Đặc trưng tạo hình………11

3.2 Một số thủ pháp tạo hình của điêu khắc đình làng………

13 4 Một số bức chạm khắc trong đình làng tiêu biểu………18

4.1 Đình làng Đình Bảng và tuyệt tác chạm khắc long nghê……… 18

4.2 Đình Tây Đằng và các mảng chạm khắc thần tiên………20

III.Kết luận……… 23

IV.Tài liệu tham khảo……… 24

V.Phụ lục ảnh……… 25

Trang 4

MỞ ĐẦU

“Cây đa, bến nước, mái đình” là những hình ảnh luôn khiến mỗi người sinh

ra và lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cảm thấy thân thương và gần gũi Đình là mái nhà chung của cả cộng đồng, từng gắn bó khăng khít và chứng kiến mọi buồn vui của cuộc sống con người

Ngôi đình không chỉ là hình ảnh quê hương mà còn là niềm tự hào của mỗi người Vì đó là công trình kiến trúc thể hiện sự tài hoa khéo léo của những người thợ chạm khắc Một ngôi đình khang trang, uy nghi thể hiện được đời sống vật chất

và tinh thần thịnh vượng của cả ngôi làng Do đó, dù có nghèo đói, phải ở nhà tranh, vách đất nhưng mọi người dân trong làng đều cố gắng góp tiền của, công sức

để cùng nhau xây dựng cho được một ngôi đình khang trang đẹp đẽ Ngôi đình trở thành bộ mặt cho cả làng và gắn chặt với đời sống tinh thần của người dân trong làng

Đình làng là kiến trúc cổ truyền mang những đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo, đậm đà sắc thái dân gian và ít chịu ảnh hưởng của kiến trúcngoại lai hơn các loại hình nghệ thuật ở Việt Nam

Đặc biệt, ngôi đình cũng là công trình, nơi biểu đạt tư tưởng, tình cảm,

những rung động của người thợ, những nghệ sĩ dân gian, thể hiện cuộc sống muôn

vẻ của làng quê thông qua nghệ thuật chạm khắc

Nhìn một cách khái quát, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở đồng bằng Bắc

Bộ phát triển từ những bước đầu tiên ở thế kỷ XVI, đạt dấu ấn rực rỡ đỉnh cao ở thế

kỷ XVII, chững lại, chín muồi ở thế kỷ XVIII và thoái trào ở thế kỷ XIX Có thể nói, giá trị nhiều mặt mà điêu khắc đình làng để lại tập trung ở di sản điêu khắc đình làng thế kỷ XVI - XVII Điêu khắc đình làng của 2 thế kỷ này đại diện điển hình nhất cho toàn bộ nghệ thuật điêu khắc ở đồng bằng Bắc Bộ

Trang 5

Nghệ thuật chạm khắc đình làng có giá trị và đóng góp to lớn vào kho tàng nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc Nó là sự kết tinh, thăng hoa của người nghệ sĩ dân gian trong việc biểu cảm thầm mỹ một cách có ý thức trong cách xây dựng những đề tài sinh động của cuộc sống Dù trau truốt trong nét chạm hay sự mộc mạc khỏe khoắn… tất cả là để nhằm nắm bắt hiện thực một cách chân thực, sống động, gần gũi nhất và nói lên cái ý, cái tình của người nghệ sĩ thể hiện qua bức chạm khắc

Đối với các loại hình nghệ thuật Việt Nam, tôi nhận thấy rằng mảng nghệ thuật chạm khắc, đặc biệt là chạm khắc đình làng có những giá trị văn hóa và giá trị

lịch sử vô cùng to lớn Do vậy, từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Trình bày đặc

trưng tạo hình của nghệ thuật chạm khắc đình làng châu thổ Bắc Bộ” Từ việc tìm

hiểu để tài trên, bản thân sẽ có thêm kiến thức về mỹ thuật dân tộc nói chung và nghệ thuật chạm khắc đình làng nói riêng

Trang 6

NỘI DUNG

1 Khái quát nghệ thuật điêu khắc

1.1 Khái niệm và ngôn ngữ của điêu khắc

Khái niệm điêu khắc của người phương Tây:

Điêu khắc là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình, được sáng tạotheo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật chất trong không gian ba chiều và chịu

sự chi phối của những quy luật tạo hình

Khái niệm điêu khắc của người Việt Nam:

Từ “điêu khắc” có nguồn gốc Hán-Việt “Điêu” là chạm khắc, nói rộng ra thìcác lối chạm trổ thì gọi là điêu Lấy dao vạch vào vật gì đó thì gọi là khắc Như vậyđiêu khắc có nghĩa là dùng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao…) tác động vàocác chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi… tạo nên các tác phẩm nghệ thuật.Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng bắt nguồn từ cách thức tạo hình trênchất liệu

Ngôn ngữ của điêu khắc: khối (đặc và rỗng, nổi và chìm) và mảng.

Các chất liệu của điêu khắc:

+ Chất liệu cổ điển: đất nung – gốm – sứ, gỗ, ngà – xương, đá, đồng

+ Chất liệu hiện đại: sắt, thép, gang, nhôm, inox, thủy tinh, nylon, sáp, samốt, xi măng, bê tông…

+ Chất liệu đương đại: ánh sáng, âm thanh, chuyển động…

+ Chất liệu trung gian: (có tính tạm thời, trước khi chuyển sang chất liệuchính thức): thạch cao, composit…

1.2 Một số loại hình điêu khắc

- Phù điêu (Chạm nổi, đắp nổi): cao, thấp, chìm, thùng, lộng, bong – kênh.

- Tượng tròn: chân dung, bán thân, toàn thân, tượng vườn, tượng trang trí.

Trang 7

- Tượng đài: Là tượng tưởng niệm nhân vật lịch sử hoặc một sự kiện lịch sử.

Hình thức tượng đài thường rất đồ sộ, chiếm không gian rộng lớn, có nội dungchính trị, lịch sử hay huyền thoại Tầm cỡ và quy mô quốc gia hay thậm chí quốctế; tối thiểu là cấp tỉnh, huyện hay vùng Không có tượng đài tư nhân

- Dây thép uốn, căng, treo: Là loại tạo hình có giới hạn không gian đặc biệt

nhưng bên trong hoàn toàn rỗng Khi treo thì tạo ra thành phần điêu khắc chuyểnđộng theo ý đồ sáng tạo

- Điêu khắc thiên nhiên: Là điêu khắc hoặc tạo dáng trực tiếp từ các vật thể

sống, tồn tại trong thiên nhiên như cây, đá, băng, cát, sỏi…

- Điêu khắc địa hình: Là loại hình điêu khắc khổng lồ, người sáng tạo có thể

dùng các phương tiện và cách thức hiện đại tạo hình vào núi, đồi, mặt đất,…

1.3 Lược sử điêu khắc của người Việt:

Ở Việt Nam điêu khắc xuất hiện ngay từ buổi bình minh của lịch sử, trongcác nền văn hoá khảo cổ như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ởmiền Bắc; Sa Huỳnh ở miền Trung hay Óc Eo ở Nam Bộ Đó thường là những bứctượng cỡ rất nhỏ bằng đá, đất nung và đồng

Thế rồi hơn 1000 năm Bắc thuộc đã làm gián đoạn tiến trình nghệ thuật Việtnói chung và điêu khắc Việt nói riêng trên địa bàn miền Bắc Việt Nam Trong khi

ấy điêu khắc vẫn tiếp tục phát triển ở miền Trung với Chămpa và ở Nam Bộ vớiPhù Nam rồi Chân Lạp Phải chờ đến kỷ nguyên độc lập phong kiến kể từ các triềuđại Đinh – Tiền Lê – Lý cho tới Lê – Trịnh và Nguyễn, điêu khắc của người Việtmới phát triển bền vững, lan tỏa rộng và vươn tới đỉnh cao điêu khắc cổ điển củadân tộc

Điêu khắc Nguyên thủy: xuất hiện sớm nhất trong các văn hoá khảo cổ khắp

3 miền, điển hình là Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo, kích cỡ rất nhỏ (mini) với cácchất liệu đá, đất nung, đồng

Trang 8

Điêu khắc Tôn giáo gồm: Phật giáo và các tượng Phật và phù điêu trong cácchùa tháp cổ; Ấn Độ giáo với các tượng thần và linh vật trong các đền thápChămpa – Phù Nam – Khmer; Nho giáo và Đạo giáo trong các đình – đền – quán –miếu.

Điêu khắc Nguyên sơ của các sắc tộc bản địa trên các vùng núi cao nhưtượng nhà mồ Tây Nguyên hay mặt nạ gỗ của một số dân tộc khác ở miền Trung vàmiền Bắc

Nếu phân vùng theo cách nhìn địa – văn hóa, ta sẽ có: Vùng ảnh hưởng Ấn

Độ giáo và Phật giáo nguyên thủy ở Trung và Nam Bộ với ranh giới xa nhất về phíaBắc là đèo Ngang, tạo nên các đặc trưng điêu khắc Chămpa, Phù Nam và KhmerNam Bộ Vùng ảnh hưởng của tam giáo (Nho, Lão, Phật giáo đại thừa Bắc phái)đến từ Trung Quốc trước thế kỷ 16 chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rồi sau đódần dần bao trùm khắp nước

Điêu khắc cung đình trong các lâu đài, thành quách hay các công trình dovua chúa cho xây dựng dù mỹ lệ, tinh tế và hướng tới trau chuốt, hoàn chỉnh nhưnglại bị tàn phá rất nhiều bởi chiến tranh

Ngược lại, điêu khắc dân gian dù thô sơ, dân dã nhưng lan tỏa khắp các làng

xã và được dân làng bảo vệ, duy tu khá tốt trong các cụm đình, chùa, đền, miếu…cũng như các sản phẩm điêu khắc trong các kiến trúc nhà cửa, đồ thờ, công cụ vàvật dụng Trước khi xuất hiện sáng tạo của các nghệ sĩ trường Mỹ thuật ĐôngDương (từ 1925), có thể nói Điêu khắc Việt Nam đậm chất dân gian

2 Khái quát về đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ

2.1 Khái quát về vùng châu thổ Bắc Bộ

Về vị trí địa lí: Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưuquốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam Vị trí này khiến cho nơiđây trở thành vị trí để tiến tới các vùng khác trong nước và trong khu vực Đông

Trang 9

Nam Á; Chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện cho dân cư có thuận lợi về giao lưu

và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Về mặt địa hình: Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xem kẽ đồng bằng hoặcthung lũng, địa hình thấp và bằng phẳng; dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam;

từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗivùng; địa hình cao thấp không đều

Dân cư ở vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ khá đông đúc, cư dân ở đồng bằngBắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuầntúy.Nghề khai thác hải sản ở vùng châu thổ Bắc Bộ không mấy phát triển Các làngven biển thực chất chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối

Ngược lại, Bắc Bộ là châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên ngườidân chài trọng về khai thác thủy sản, người nông dân tận dụng ao, hồ, đầm để khaithác thủy sản Tuy nhiên, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, cư dân lại đông vìthế bên cạnh nghề trồng lúa nước, nuôi trồng thủy sản thời gian nhàn rỗi ngườinông dân đã làm thêm các nghề thủ công Ở vùng Bắc Bộ người ta đã từng đếmđược hàng trăm nghề thủ công, một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triểnlâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng,…

Những người nông dân vùng châu thổ Bắc Bộ sống quần tụ thành làng.Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Nó

là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn

Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúanước, một xã hội của các tiểu nông Con người nơi đây sống gắn bó với nhau, sựgắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê nơi đây không chỉ làquan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùalàng… mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức

2.2 Kiến trúc và mỹ thuật nói chung của đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ

Trang 10

Tư duy văn hóa thần linh ở gần cõi người, truyền thống canh tác nông nghiệplâu đời gắn chặt với đất, với trời nên người Việt ngay từ khi hình thành ý tưởng xâydựng đã luôn có một ý thức sâu sắc về sự hòa hợp với thiên nhiên Trong môi trường khí hậu có sự thay đổi lớn và thất thường (bão lụt, hạn hán, nắng nóng, lạnh giá…) thì sự cân bằng, ổn định là yếu tố được đề cao

Các loại hình kiến trúc dân gian truyền thống của người Việt đều có xu hướng phát triển theo chiều ngang, bám chặt xuống đất để tạo thế cân bằng và ổn định Kiến trúc đình làng cũng vậy, nó là thành quả tuyệt vời, thể hiện cách ứng xử khéo léo của cha ông ta đối với môi trường sống, vừa chế ngự, hạn chế sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa linh hoạt khôn khéo tận dụng những điều kiện thuận lợi

Mỹ thuật đình làng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo mà trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, chưa từng có một di sản văn hóa nào Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng có giá trị nghệ thuật độc đáo, không có

sự lặp lại ở các nền mỹ thuật khác Nó là tác phẩm của những nghệ nhân dân gian Nghệ thuật xuất phát từ đời sống, từ cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nông dân

Khi sáng tạo, người nghệ sĩ – nông dân không bị câu thúc bởi bất cứ quy chuẩn tạo hình nào Họ tự do bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng bất kỳ thủ pháp nào mà người nông dân cho là phù hợp với bản năng nguyên phác của họ

Trang 11

Trong họ đồng thời có hai con người: Người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sĩ với sự tự do trong tưởng tượng, phản ánh, thể hiện và miêu tả hiện thực Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng để sáng tạo ra các bức chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn của trẻ thơ.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt được bộc lộ qua tư duy thẩm mỹ, thể hiện qua thức kiến trúc, mối quan hệ giữa kiến trúc và môi trường, qua các thủ pháp nghệ thuật, các môtíp, họa tiết, hình khối, đường nét, màu sắc…đặc biệt là “hồn cốt” củadân tộc toát lên từ những mái đình đơn sơ và bình dị

Chạm khắc đình làng được thể hiện ở phần mái, ở các vì kèo, mái và một sốphần khác trong toàn bộ ngôi đình Những ngôi đình ở các thế kỉ trước thường điêukhắc đình làng đậm chất nghệ thuật dân gian Trong các ngôi đình, các chi tiết quá

đồ sộ, quá to lớn như trong các cung của vua chúa thì thường không được ứng dụngtrong điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Bởi lẽ, loại hình này xuất phát từ những nétvăn hóa dân gian giản dị, gần gũi

Những nhà điêu khắc thường tạo ra những tác phẩm độc đáo bằng cả tinhthần đầy nhiệt huyết và sự sáng tạo không ngừng nghỉ Không áp đặt như điêu khắc

ở trong tôn giáo, hình ảnh trong điêu khắc đình làng với những chủ đề tự do, không

hề gò bó Hệ tư tưởng phong kiến thống trị thì nghệ nhân ở các địa phương chỉ áp

Trang 12

dụng lại những tác phẩm kinh điển và những mẫu dập khuôn của nền nghệ thuậtcung đình như phượng, rồng và lân…trong các tư thế rất oai nghiêm, cứng nhắc vàthể hiện theo mẫu nước ngoài Tuy nhiên, khi phong trào công nhân đã bùng nổ, sựlay chuyển trong xã hội truyền thống thì nghệ thuật theo hướng dân gian lại pháttriển mạnh Tinh dân gian của điêu khắc đình làng Bắc Bộ thể hiện mạnh mẽ ở việckhông có một ước lệ nào về hình thức hay nội dung, mọi thứ đều rất tự nhiên vàbộc lộ được rõ cá tính của tác giả cũng như nghệ thuật điêu khắc này mang hoàntoàn tính chất của nhân vật.

Ở thế kỉ XVI, nhà Mạc đã cho phục hưng nghệ thuật dân gian với nhữnghoạt cảnh chính đó là thiên thần và con người hết sức bình dị Có nhân vật là nữ thìđược điêu khắc với trang phục đơn giản, tóc tết, áo ngắn với ống tay rộng, áokhông cài khuy, mặt mũi và tay đều giống hình hài con người nhưng phần chân thìlại là đuôi cá Hay như có những hình ảnh được chạm khắc ở cột thì có người lạimọc cánh chim ở lưng Nghệ thuật điêu khắc đình làng Việt Nam vào thế kỉ nàythường gặp với hình ảnh như thiếu nữ cưỡi rồng, nàng tiên cá, nam nhân thì đóngkhố cưỡi trên mình rồng Việc chạm khắc thời kì này vẫn còn khá đơn giản vớinhững nét phác mạnh mẽ, hơi thô cứng song vẫn đầy sức sống

Đến thế kỉ XVII, thời kì này lại là sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật chạmkhắc trong kiến trúc truyền thống Vì vậy mà đình làng Bắc Bộ cũng có những ảnhhưởng lớn Nếu thế kỉ trước nổi bật với các hình ảnh thần thánh, tiên thì thế kỉ nàyhình tượng con người lại được chú trọng và phát triển cả về hình tượng tiên nữ vàngười thường Tiên nữ thường được khắc ở cánh gà trong bố cục cưỡi rồng Tiên nữđược điêu khắc với gương mặt phúc hậu, thân hình mập mạp với đầu to hơn thân,hai cánh thì dang rộng và uốn cong mềm mại

Đến cuối thế kỉ XVII thì tiên nữ được chạm khắc nổi với nhiều vị trí nhưcột, ván nong…với những chi tiết đa dạng và phong phú hơn từ gương mặt cho tới

Trang 13

trang phục Hình ảnh người thường cũng xuất hiện nhiều và dần được cải tiến trongnghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ Đó là những nam giới trong hoạt cảnh nhưđấu vật, chèo thuyền hoặc uống rượu Và nét đặc biệt hơn nữa đó là hình ảnh vềtình yêu đôi lứa đã được đề cập tới

Tới thế kỉ XVIII, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Việt Nam đã đạttới độ chín và có sự chậm lại của nghệ thuật chạm khắc đình làng dân gian với hìnhảnh con người Không còn tư tưởng Nho giáo, hình ảnh điêu khắc lại là cuộc sốngđời thường của người dân

Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ được thiết kế với phần mái là điểmnhấn Mái đình cong về bốn phía và tạo thành các đầu đao mềm mại, khiến phầnkiến trúc trở nên nhẹ đi Cột, kèo và những chi tiết cấu thành khác làm cho nhữngchi tiết cấu thành luôn được khéo léo ra trong sự đơn giản tự nhiên của nó Nhữngđường mái thẳng hơi võng xuống hoặc những bình đồ không cân đối Những máitrùm rộng ra, ngôi đình thể hiện sức khái quát lớn, thể hiện sự đồ sộ, mang đến sựđùm bọc và che chở Các nét điêu khắc, chạm trổ ở đình làng thể hiện được nhữngnét tinh hoa trong văn hóa của vùng miền đó, đời sống tinh thần của con người vànhững yếu tố nhân văn đặc sắc

3.2 Một số thủ pháp tạo hình của điêu khắc đình làng:

*Cái nhìn trẻ thơ

Nghệ thuật của họ xuất phát từ đời sống và cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nông dân “Nó được sản sinh trong khoảng khắc lịch sử mà tinh thần dân tộc vùng dậy tưng bừng nhất, mà nền văn nghệ dân gian thắng thế nhất” Chắc chắn khi sáng tạo để phản ánh, tái tạo hiện thực và giải toả những ẩn ức, họ không bị câu thúc từ bất cứ những quy chuẩn tạo hình nào Trong họ đồng thời có 2con người: người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sĩ với sự tự do trong tưởng tượng, phản ánh, bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng

Trang 14

bất kỳ thủ pháp nào mà họ cho là phù hợp Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng

để sáng tạo ra các bức chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh,đầy sức sống như cái nhìn của trẻ thơ

*Đồng hiện

Đồng hiện là thủ pháp tạo hình cho phép người nghệ sỹ trên một mặt phẳng cùng một lúc có thể tái hiện nhiều hoạt cảnh của đời sống với không gian, thời giankhác nhau

Từ xa xưa thủ pháp tạo hình này đã có mặt ở nhiều nền mỹ thuật thế giới Cách đây hơn hai nghìn năm, từ thời văn hóa Đông Sơn, trên mặt trống đồng Ngọc

Lũ, người nghệ nhân xưa đã dùng thủ pháp đồng hiện để diễn tả lễ hội vòng đời Người (múa, giã gạo, đánh trống ), chim, thú, thuyền cùng một lúc trong vòng quay vũ trụ Thủ pháp tạo hình này phản ánh hiện thực theo quy luật riêng của nó Nhiều hoạt cảnh trong phù điêu trang trí đình làng đã dùng thủ pháp này

Hoạt cảnh sinh hoạt xã hội ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc) diễn tả cùng một lúc nhiều hoạt động rất khác nhau như cảnh cưỡi ngựa, cùng hàng có quan ngồi uống rượu, có người hầu, cùng lúc bên cạnh có người đang cày ruộng Trang trí trên cốn đình Hương Canh (Vĩnh Phúc) có cảnh đi săn, quan cưỡi ngựa, cảnh đấu vật, người hái củi, người ngồi thiền

*Cường điệu

Cường điệu là một thủ pháp nghệ thuật được nhiều ngành nghệ thuật khác nhau sử dụng như văn học, sân khấu Trong nghệ thuật tạo hình, thủ pháp cường điệu là tăng kích thước đường nét, hình khối, màu sắc để nhấn mạnh ý đồ, gây sự chú ý về mặt thị giác

Bức chạm người múa (đình Thổ Hà, Bắc Giang) có tỷ lệ chỉ hơn 2 đầu, có cánh tay dài quá cỡ Điểm nhấn của bức chạm là khuôn mặt của người thiếu nữ Tượng người ôm gà chọi thì con gà được phóng to gấp nhiều lần so với thực tế; tượng người cưỡi voi thì ngược lại con voi lại quá nhỏ so với người (đình Chu

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w