1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn luật so sánh phân tích các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật hồi giáo và chỉ ra những xu hướng phát triển của họ pháp luật này trong bối cảnh xã hội hiện nay

13 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Họ Pháp Luật Hồi Giáo Và Chỉ Ra Những Xu Hướng Phát Triển Của Họ Pháp Luật Này Trong Bối Cảnh Xã Hội Hiện Nay
Tác giả Hoàng Văn Tuấn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quân
Trường học Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Học So Sánh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 131,66 KB

Nội dung

Tiểu luận môn luật so sánh phân tích các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật hồi giáo và chỉ ra những xu hướng phát triển của họ pháp luật này trong bối cảnh xã hội hiện nay Tiểu luận môn luật so sánh phân tích các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật hồi giáo và chỉ ra những xu hướng phát triển của họ pháp luật này trong bối cảnh xã hội hiện nay Tiểu luận môn luật so sánh phân tích các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật hồi giáo và chỉ ra những xu hướng phát triển của họ pháp luật này trong bối cảnh xã hội hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

_

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: LUẬT HỌC SO SÁNH

ĐỀ TÀI:

Phân tích các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật Hồi giáo

và chỉ ra những xu hướng phát triển của họ pháp luật này

trong bối cảnh xã hội hiện nay

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

Trang 2

MUC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

I Khái quát về pháp luật Hồi giáo 2

1.1 Khái niệm luật Hồi giáo 2

1.2 Sự hình thành và phát triển của Luật Hồi giáo 3

1.3 Nguồn của luật Hồi giáo 4

1.4 Những nội dung cơ bản của luật Hồi giáo 5

II Những đặc trưng của họ luật Hồi giáo 6

2.1 Luật Hồi giáo mang tính chất tôn giáo 6

2.2 Luật Hồi giáo rất mềm dẻo và linh hoạt 7

2.3 Luật Hồi giáo không thể bị thay thế bới luật Nhà nước 7

2.4 Phạm vi điều chỉnh của luật Hồi giáo rất rộng 7

III Xu hướng phát triển của họ luật Hồi giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay 7

3.1 Thực trạng luật Hồi giáo, những điểm khó thích nghi với xã hội hiện nay 7 3.2 Các phương pháp để Luật hồi giáo thích nghi với xã hội hiện nay 8

3.3 Các xu hướng phát triển của pháp luật Hồi giáo để phù hợp với bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay 9

KẾT LUẬN 10

Tài liệu tham khảo 11

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hồi giáo, còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân

số thế giới Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islam) có mối quan hệ mật thiết với đạo Hồi, ở đâu không có đạo Hồi thì ở đó không có pháp luật Hồi giáo

Hệ thống Luật Hồi giáo có sự khác biệt rất lớn với các hệ thống pháp luật thế giới khác là không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state) Khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật và các quy định tôn giáo, vì người Hồi giáo tin rằng pháp luật và tôn giáo chỉ là một Chính vì vậy, Hệ thống Luật Hồi giáo có những đặc trưng rất riêng, rất đậm chất Hồi giáo, tuy nhiên trong

kỷ nguyên mở này, nhu cầu phát triển hội nhập của mọi dân tộc là xu hướng tất yếu, các nước có Đạo hồi cũng không nằm ngoại lệ, và để hội nhập với xã hội hiện đại ngày nay, Hệ thống pháp luật cũng không ngừng cải thiện để hòa nhập chung với thế giới Trong phạm vi bài Tiểu luận này, tác giả xin phân tích những đặc trưng và xu hướng đó của các nước có Hệ thống pháp luật Hồi giáo với bố cục như sau:

1) Mục I, Khái quát về pháp luật Hồi giáo, Mục đích: từ khái niệm cơ bản, sự phát triển và hình thành, nguồn và những nội dung cơ bản của Luật hồi giáo để đưa

ra Những đặc trưng cơ bản của Hệ thống luật hồi giáo (Mục II).

2) Mục III, Tập trung phân tích hai yếu tố: Những điểm khó thích nghi với xã hội hiện nay và Những phương pháp mà Hệ thống luật hồi giáo đang áp dụng để

thích nghi với xã hội hiện đại, tác giả sẽ đúc rút ra Những xu hướng mà pháp luật Hồi giáo đang thực hiện để phù hợp với xã hội ngày nay.

NỘI DUNG

I Khái quát về pháp luật Hồi giáo

I.1 Khái niệm luật Hồi giáo

Trang 4

Luật Hồi giáo là tập hợp các chế định, các quy tắc xử sự được rút ra từ những thần khải của thượng đế mà tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải tuân theo Ở các nước Hồi giáo, bên cạnh luật Hồi giáo còn có luật thực định – chịu ảnh hưởng rất lớn từ luật Hồi giáo nhưng hoàn toàn không đồng nhất

Thuật ngữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “tuân phục”, đó cũng là tư tưởng trung tâm của đạo Hồi Đạo Hồi chính là lời răn dạy của thánh Allah mà Nhà tiên tri Mohammed đã tìm ra và truyền lại cho người đời, điều đó đã được khái quát thông qua lời cầu nguyện: “không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài” Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chỉ là một phần của Shariah Luật Hồi giáo không phải là hệ thống các quy phạm hiểu theo đúng nghĩa mà nó được thượng đế đặt ra một lần và không thay đổi, là sự thể hiện ý chí của thượng đế chứ không phải nhà nước Như vậy, luật Hồi giáo chính là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo và các quy định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không có quyền lực nào có thể thay thế luật Hồi giáo Luật Hồi giáo có phạm vi điều chỉnh là các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân là những người theo đạo Hồi Mối quan hệ của những người không theo đạo Hồi nhưng sống ở quốc gia Hồi giáo sẽ được điểu chỉnh bởi các quy phạm pháp luật nhà nước

I.2 Sự hình thành và phát triển của Luật Hồi giáo

Năm 622 được coi là năm mở đầu của kỉ nguyên Hồi giáo, là năm đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo sau sự kiện các bộ tộc tin theo lời giảng thuyết của Mohammed Trải qua thời gian dài với những biến cố lịch sử dẫn tới sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo Các quốc gia này sử dụng kinh Koran để áp dụng cho xã hội phạt giáo Đây cũng chính là bộ khung pháp luật cho việc tổ chức chính quyền chính trị cũng như về bổn phận, quyền lợi của “công dân” trong xã hội Hồi giáo Bên cạnh kinh Koran – những giáo huấn của hoàng đế (nguồn gốc quan trọng nhất của luật Hồi giáo) Ở các quốc gia Hồi giáo, trong trường hợp được coi là không có “giáo huấn của hoàng đế” thì các tín đồ được phép cùng nhau thảo luận dựa trên những nguyên tắc nêu trong khải thị trước đó để đưa ra quyết định, đó

Trang 5

chính là nguồn gốc của tập quán bàn bạc (Sunnah) để đi đến sự nhất trí trong cộng đồng (ijma) Dần dần hình thành nên các nguồn của luật Hồi giáo Và như thế, luật Hồi giáo được hình thành

I.3 Nguồn của luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo có nguồn gốc thần thánh, bản chất thần thánh này thể hiện ở chỗ pháp luật là ý chí của thượng đế, không có gì trên đời có thể thay thế các điều Thánh Kinh đã dạy Luật Hồi giáo có hệ thống nguồn luật bao gồm: Kinh Koran; Sunna; Ijma; Qias Đây là bốn “gốc rễ” của luật Hồi giáo, trong đó nguồn cơ bản

là Kinh Koran và Sunna

Là cuốn thánh kinh bao gồm 114 chương chia thành các tiết với 6237 đoạn thơ Các chương dài ngắn rất khác nhau, chương dài nhất có 286 tiết, chương ngắn nhất chỉ có 3 tiết Kinh Koran nêu ra rất nhiều các luật lệ mà các tín đồ Hồi giáo phải một lực tuân thủ

Đây là nguồn luật quan trọng của Islam sau Kinh Koran Sunna đưa ra các quy định mà trong Kinh Koran không có, ví dụ trong luật Hồi giáo lời thề có tầm quan trọng rất lớn và nó được quy định trong Sunna Sunna có nghĩa là “con đường quen đi” là lối sống, cách hành xử trong cuộc đời của Mohammed, là những lời khuyên dạy hoặc cấm đoán phát xuất trực tiếp từ Mohammed

Ijma

Được sử dụng để giải thích các nguồn cơ bản, là các giải pháp pháp lí cho những tình huống mới do các học giải Hồi giáo đưa ra trên cơ sở các nguyên tắc chung của nguồn luật cơ bản được chấp nhận Nó gần giống như tập quán nhưng không đồng nhất với tập quán, không cần sự chấp nhận của cộng đồng mà chỉ cần của người có thẩm quyền Ijma có vai trò quan trọng đặc biệt trong thực tiễn, có ý kiến cho rằng đây là nền tảng có tính chất giáo điều duy nhất của luật Hồi giáo

Thực chất là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật, là cách kết hợp

ý chí củ thần thánh với lí trí của con người Tuy nhiên, nó chỉ là cách giải thích và

Trang 6

áp dụng luật do luật Hồi giáo được xây dựng trên nguyên tắc uy tín Nên việc suy luận này chỉ tạo khả năng giải thích luật một cách hợp lí chứ không tạo ra được những quy phạm có tính chất nền tảng

I.4 Những nội dung cơ bản của luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống như: hôn nhân-gia đình; thừa kế; hình sự là chủ yếu Hành vi pháp luật của luật Hồi giáo được chia thành năm loại: Hành vi buộc phải làm; Hành vi nên làm; Hành vi làm cũng được không làm cũng được; Hành vi bị khiển trách; Hành vi cấm

Tội phạm trong luật Hồi giáo về phương diện hình phạt gồm 2 loại: Tội phạm

có thể trả bằng tiền; Tội phạm phải trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình Theo mức độ nặng nhẹ của tội phạm, kinh thánh Coran xác định 3 loại tội phạm:

Hudud: Là tội phạm chống lại Chúa, bao gồm 7 tội: ngoại tình (kể cả thông

dâm), vu cáo, uống rượu (nơi công cộng cũng như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường, phản đạo, vi phạm kinh thánh

Quesas: Là các tội phạm đòi hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc gia đình

người bị hại Đó là các loại tội phạm: giết người (cố ý hoặc vô ý); gây thương tích (cố ý hoặc vô ý); cưỡng dâm

Các tội Taazir: Bao gồm các tội như ăn thịt lợn, đưa ra lời khai man trá, hối

lộ, làm gián điệp, nói năng tục tĩu, mặc quần áo khiêu dâm, vi phạm luật lệ giao thông Hình phạt có thể là tù, phạt tiền và thường là nhẹ hơn các tội Hudud và Quesas

 Về Dân sự:

Quan hệ dân sự trong Luật hồi giáo được gọi là, Hệ thống luật nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng chia làm 2 loại dựa trên việc có hay không sự chuyển giao tài sản:

Nhóm thứ nhất liên quan đến việc có chuyển giao tài sản là đối tượng của

giao dịch dân sự: Hợp đồng trao đổi; Hợp đồng cho vay; Hợp đồng mua bán

Trang 7

Nhóm thứ hai là nhóm không cần chuyển giao tài sản: Hợp đồng vận chuyển

hàng hoá; Hợp đồng uỷ thác…

Trong thừa kế, người làm di chúc chỉ có quyền định đoạt 1/3 tài sản của mình Người thừa kế chỉ hưởng quyền chứ không thừa kế nghĩa vụ Tài sản phân chia đều cho những người được thừa kế không phân biệt hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai như con hay cháu, đều hưởng như nhau

 Về tố tụng:

Các toà án ở các nước theo đạo Hồi là các toà án Hồi giáo truyền thống giải quyết các vụ án hình sự cũng như dân sự Các thẩm phán trong các toà án Chariat gọi là Quadis được trải qua một khoá đào tạo tôn giáo cũng như pháp luật Thủ tục tố tụng được quy định trong kinh Coran

 Về luật Nhà nước:

Những người trung thành với đạo Hồi cho rằng luật Hồi giáo là bất diệt, không bao giờ thay đổi, đây là loại hình pháp luật cuối cùng và trong tương lai toàn thể nhân loại sẽ chấp nhận và tuân thủ nó Vì thế, các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành không thể làm thay đổi luật Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà luật Hồi giáo chưa cụ thể hóa hoặc còn bỏ trống

II Những đặc trưng của họ luật Hồi giáo.

Sự khác biệt giữa hệ thống Luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state) Khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật

và các quy định tôn giáo, vì người Hồi giáo tin rằng pháp luật và tôn giáo chỉ là một Do đó, Hệ thống Luật Hồi giáo có những đặc trưng rất cơ bản, được khái quát dưới đây:

II.1 Luật Hồi giáo mang tính chất tôn giáo

Khác với luật thế tục, luật của nhà nước (là luật do nhà nước đặt ra) Luật Hồi giáo là bất biến, vĩnh cửu, con người không thể sửa đổi các nguyên tắc của giới luật Hồi giáo, nó được truyền bá theo con đường Đạo hồi của các nhà truyền giáo

Trang 8

Đặc điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hệ thống Luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state) Ở đây, chính trị thần quyền (chế độ cai trị của các tăng lữ, trong đó các luật lệ của nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa Trời) bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính chất công và

tư Cũng chính từ học thuyết này, Shari’ah là luật Thánh Alla ban hành, không biến đổi và được nhà nước áp dụng cho mọi thời đại; nói khác đi, nhà nước, luật pháp và tôn giáo chỉ là một Khái niệm này có thể hiểu ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia, nhưng luật pháp, chính quyền đều dựa vào khái niệm đó và là một phần của tôn giáo Đạo Hồi

II.2 Luật Hồi giáo rất mềm dẻo và linh hoạt

Nội dung của luật Hồi giáo có gốc rễ chủ yếu từ hệ tư tưởng, giáo lí trong kinh Koran, là những lời dạy của thánh Allah mà các tín đồ sẽ tuân theo Các nguyên tắc của luật Hồi giáo được áp dụng bằng các giải pháp pháp lí mềm dẻo và linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của xã hội

II.3 Luật Hồi giáo không thể bị thay thế bới luật Nhà nước

Nhà nước không thể đặt ra những quy định trái với luật của thượng đế Luật nhà nước chỉ có thể cấm đối với các hành vi không được phép, cho phép đối với những hành vi có thể làm theo nguyên tắc của luật Hồi giáo Luật Hồi giáo để áp dụng và giải quyết các vụ việc liên quan đến tín đồ của Đạo hồi

II.4 Phạm vi điều chỉnh của luật Hồi giáo rất rộng

Điều chỉnh cả những hành vi của con người mà pháp luật nhà nước không điều chỉnh Ví dụ ngoài lĩnh vực Hình sự, Hôn nhân Gia đình, bảo vệ trẻ em…luật Hồi giáo còn điều chỉnh các vấn đề ăn mặc, trang phục…

III Xu hướng phát triển của họ luật Hồi giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay.

III.1 Thực trạng luật Hồi giáo, những điểm khó thích nghi với xã hội hiện nay

Luật Hồi giáo được hình thành từ thế kỷ VII và gần như không có sự thay đổi nào suốt từ khi hình thành tới nay, rất nhiều nội dung không phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay Về cơ bản luật Hồi giáo mang đậm nét của dòng họ pháp luật tôn giáo nên có những điểm khó thích nghi với xã hội hiện đại như:

Trang 9

 Luật Hồi giáo được coi là do Thượng đế lập ra một lần và không thay đổi nên rất khó để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh, khó thích nghi với cuộc sống hiện đại

 Luật Hồi giáo có những quy định có tính chất tôn giáo khiến cho luật Hồi giáo can thiệp vào cả những vấn đề mà pháp luật xét thấy không cần thiết, ví dụ như tẩy uế trước khi cầu nguyện; tự do cá nhân, mặc dù những hành vi đấy của cá nhân xét theo phương diện của các dòng họ pháp luật khác là không cần can thiệp

 Luật Hồi giáo không hướng đến sự bình đẳng như những dòng họ pháp luật khác như xem nhẹ vai trò của người phụ nữ; mặc dù trong những quy định có bong dáng của việc bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ nhưng dưới góc độ luật thì những chủ thể nam mới có quyền; ví dụ ở một số nước theo pháp luật Hồi giáo thì phụ nữ còn chưa có quyền bầu cử; hay như quy định chế độ đa thê và người chồng

có quyền bỏ rơi người vợ

III.2 Các phương pháp để Luật hồi giáo thích nghi với xã hội hiện nay

Mặc dù luật Hồi giáo khó thích ứng với xã hội hiện đại nhưng luật Hồi giáo vẫn đáp ứng được yêu cầu của thế giới Hồi giáo và vẫn luôn là một trong những

hệ thống pháp luật lớn của thế giới đang điều chỉnh mối quan hệ của khoảng 1,57

tỉ dân Chính vì thế, các quốc gia Hồi giáo vẫn tiếp tục khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi trong pháp luật của mình, đồng thời không ngừng tìm cách phát triển để thích nghi với pháp luật thế giới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Có thể thấy một số xu hướng áp dụng chính sách để thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại qua các cách thức sau:

Theo luật Hồi giáo, tập quán không phải là nguồn luật nhưng các luật có thể

áp dụng tập quán để lấp những chỗ trống trong luật Hồi giáo Thông thường, đó là những tập quán liên quan đến cách tính giá trị hoặc cách thức thanh toán của hồi môn, việc sử dụng nguồn nước giữa hai chủ sở hữu đất, hoặc tập quán trong lĩnh vực thương mại Tuy nhiên, tập quán đó phải phù hợp với luật Hồi giáo

Trang 10

Trong luật Hồi giáo có rất ít điều khoản mang tính bắt buộc mà luật dành cho quyền tự do của con người với phạm vi rất rộng Do đó, để thích nghi với cuộc sống hiện đại, các luật gia có thể tăng cường sử dụng các thoả thuận giữa các tư nhân để lẩn tránh các quy định pháp luật không còn phù hợp

Như trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình, chế độ đa thê, theo luật gia đình Hồi giáo người đàn ông có quyền một lúc lấy nhiều vợ, và người chồng có quyền bỏ rơi vợ Để hạn chế tình trạng trên, khi kết hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận “chung sống tạm thời trong khoảng 70 năm” hoặc các luật gia Hồi giáo có thể sử dụng thủ thuật, quy định bằng văn bản pháp luật, cho người vợ được hưởng khoản bồi thường rất lớn nếu bị người chồng bỏ rơi một cách bất công, hoặc không bình đẳng

Trong lĩnh vực dân sự, luật Hồi giáo cấm cho vay nặng lãi, nhưng có dùng thủ thuât, đưa cho chủ nợ hưởng một số sản phẩm từ thu nhập với danh nghĩa vật đảm bảo hoặc thỏa thuận chia lợi nhuận, bán trả chậm theo cách nào đó

Trong lĩnh vực hình sự, một số hình phạt quyết liệt theo luật Hồi giáo như:

“ném đá đến chết người vợ ngoại tình” thường đóng vai trò răn đe về đạo đức hơn

là được sử dụng thực tế, Trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh được đề ra rất cao, với chủ đích để trên thực tế khó có thể thực hiện được: yêu cầu 4 người đàn ông tận mắt chứng kiến hành vi ngoại tình, nếu ai không đủ bằng chứng mà buộc tội người khác sẽ bị phạt bằng roi [3]

quyết định hành chính, các văn bản pháp luật của các bộ…).

Theo đạo Hồi, nhà vua không phải là ông chủ của pháp luật mà là đầy tớ của pháp luật Do đó nhà vua không thể làm luật Tuy nhiên, nhà vua phải quản lí đất nước nên luật Hồi giáo thừa nhận tính hợp pháp của các văn bản pháp luật do nhà vua và những người có thẩm quyền ban hành

III.3 Các xu hướng phát triển của pháp luật Hồi giáo để phù hợp với bối cảnh

xã hội hiện đại ngày nay.

Như vậy, qua phân tích ở trên, từ những nguyên nhân cốt lõi mà Luật Hồi giáo khó thích nghi với xã hội hiện đại, toàn cầu hóa Song một mặt do xu hướng

Ngày đăng: 25/01/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w