Thông qua việc tìm hiểu quá trình phát triển của xu hướng thể chế số ở các nước và khu vực trên thế giới rút ra bài học cho Việt Nam trong việc xác định những yếu điểm cần khắc phục, dựa
Giới thiệu
Giới thiệu chung về chủ đề
Thể chế số được định nghĩa gồm luật an ninh mạng và Chính phủ điện tử (CPĐT), là bước đầu nhằm góp phần phát triển nền kinh tế số hóa Luật an ninh mạng chính là sự bảo đảm cho các hoạt động trên không gian mạng góp phần giúp phát triển thể chế số Cùng với đó, CPĐT hay gọi cách khác là việc sử dụng mạng toàn cầu hay internet để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ tới công dân.
Tính cấp thiết của đề tài
Chính vì vậy việc thực hiện nghiên cứu về đề tài “Xu hướng phát triển thể chế số trên thế giới và bài học cho Việt Nam” là điều cấp thiết Bởi hiện nay việc sử dụng công nghệ số đang phổ biến và trong tương lai càng ngày càng phát triển hơn.
Lý do chọn đề tài
Việc lựa chọn đề tài này để thực hiện bài nghiên cứu đem lại cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển của xu hướng số hóa thể chế Qua đó xác định được vị trí của Việt Nam trong tiến trình phát triển này và đề xuất những giải pháp đưa thể chế số ở nước ta tiến xa hơn trong tương lai.
Các nghiên cứu đi trước
Học giả nước ngoài
Elsevier (2015) Digital government evolution: From transformation to contextualization, T Janowski Government information quarterly
Bài báo này lập luận rằng khái niệm CPĐT trên thế giới ngày càng phát triển theo hướng phức tạp hơn, ngữ cảnh hóa và chuyên môn hóa cao hơn; việc hiểu và dự đoán những thay đổi như vậy giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và chính phủ của các quốc gia cố gắng tìm ra các giải pháp nâng cao CPĐT giúp cho sự phát triển của xã hội, kinh tế, chính trị.
Aaron J Burstein Conducting Cybersecurity Research Legally and Ethically University of California, Berkeley (School of Law)
Bài báo này tập trung giải thích các lĩnh vực luật áp dụng chung nhất cho các nhà nghiên cứu an ninh mạng và cung cấp hướng dẫn đánh giá các vấn đề đạo đức nảy sinh trong lĩnh vực nghiên cứu; từ đó sẽ giúp các nhà nghiên cứu an ninh mạng đưa ra quyết định về hoạt động của họ dựa trên các chuẩn mực đạo đức rộng hơn.
Học giả trong nước
Mai Tiến Dũng Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn- phòng Chính phủ (n.d.) Xây dựng CPĐT hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam Link truy cập: Xây dựng CPĐT hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam (chinhphu.vn)
Bài viết tập trung nghiên cứu quá trình phát triển CPĐT tại Việt Nam, bên cạnh một số thành tựu là những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó; rồi từ đó đưa ra những khuyến nghị kịp thời để khắc phục và hướng tới nền Chính phủ số
Hoàng Hải (2019) Đảm bảo An ninh mạng trong tình hình hiện nay Link truy cập http://dhannd.edu.vn/dam-bao-an-ninh-mang-trong-tinh-hinh-hien-nay-a-
Bài viết tập trung phân tích những nguy cơ, thách thức của an ninh mạng của Việt Nam cũng như thế giới trong thời kì phát triển công nghệ 4.0; từ đó đưa ra những giải pháp, nhiệm vụ để đảmbảo an toàn an ninh mạng.
Khoảng trống nghiên cứu
Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bùng nổ tại Anh với sự ra đời của các máy móc cơ khí thay thế cho sức lao động thủ công đã giúp năng suất tăng cao; và cứ thế những cuộc cách công nghiệp tiếp theo ra đời giúp cho nền kinh tế thế giới phát triển vượt bậc Hiện nay, trong thời kỳ công nghệ 4.0 chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc với sự ra đời của nền thể chế số Từ lịch sử nghiên cứu những xu thế phát triển của của thể chế số trên thế giới giúp hiểu được trên thế giới thể chế số đã phát triển đến đâu, có tầm ảnh hưởng như thế nào? Và qua những nghiên cứu xuyên suốt qua các giai đoạn của lịch sử phát triển thể chế số Việt Nam sẽ định hướng được vị trí phát triển của Việt Nam, Việt Nam đang ở giai đoạn nào, phát triển ra sao trong khi thế giới đang phát triển bùng nổ nền công nghệ 4.0? Từ đó sẽ giúp nêu ra được những bài học, những kinh nghiệm và đề xuất định hướng phát triển phù hợp trong tương lai cho Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng kết
Tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu trướcvề các xu thế phát triển của thể chế số không chỉ ở Việt Nam mà còn tại một số các quốc gia khác để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận, có cái nhìn khách quan hơn về xu hướng phát triển thể chế số hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Dựa trên các số liệu đã thu thập được để phân tích, so sánh đối chiếu từ đó đưa ra ưu, nhược điểm của xu hướng phát triển thể chế số đối với chính phủ, nhân dân và toàn bộ nền kinh tế xã hội đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp, định hướng cũng như dự báo về triển vọng phát triển của thể chế số trong tương lai.
Những yếu tố quyết định phương pháp thu thập
Tìm hiểu các xu thế phát triển khác nhau của thể chế số ở Việt Nam và các quốc gia khác như Mỹ, EU, Singapore, đánh giá thực trạng, tác động, những thành tựu và hạn chế mà xu hướng mang lại, và rút ra bài học cho Việt Nam và dự đoán những bước phát triển mới của thể chế số
Sự phát triển thể chế số gắn với sự phát triển của con người, xu thế phát triển của thế chế số ở VN cũng như các quốc gia khác
Phương pháp thu thập số liệu, thông tin; định tính và phân tích tổng kết
2.4.4 Nguồn thông tin thu thập
Các nguồn thông tin, tài liệu tham khảo có sẵn trực tuyến và ngoại tuyến.
Nội dung nghiên cứu
Khái niệm thể chế số
CPĐT là việc sử dụng CNTT và truyền thông để thúc đẩy chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả, hỗ trợ truy cập tới các dịch vụ của chính phủ, cho phép truy cập nhiều hơn vào thông tin và làm cho chính phủ có trách nhiệm với công dân
Luật An ninh mạng là một bộ quy tắc pháp lý quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng, trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan.
Lợi ích của thể số
2.1 Lợi ích với chính phủ
CPĐT sử dụng CNTT để tự động hoá các thủ tục hành chính của chính phủ, áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt độngcủa chính phủ do vậy tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.
Luật An ninh mạng bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với quốc gia như quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu và trong những lĩnh vực đặc thù khác
2.2 Lợi ích với người dân và doanh nghiệp
CPĐT cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính và thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ dàng bởi mọi thủtục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc đều được đảm bảo thực hiện tốt, tin cậy Mọi thông tin kinh mà chính tế phủ có đều được cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.
Luật An ninh mạng có những quy định nhằm bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng.
Luật An ninh mạng giúp hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước hoạt động tấn công mạng Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng.
B - Phát triển thể chế số
Thể chế số và phát triển con người
1.1 Hỗ trợ quá trình điều hành chính phủ
Lợi thế lớn nhất của chính phủ điện tử đó là sử dụng tính năng của CNTT, thông qua CPĐT thì chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đúng lúc cho việc ra quyết định.
Khi CPĐT sử dụng CNTT để tự động hoá các thủ tục hành chính của chính phủ, áp dụng điều đó vào các quy trình quản lý, hoạt động của nhà nước thì tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh chóng và gọn nhẹ hơn rất nhiều
1.2 Hỗ trợ dân chủ số
CPĐT có thể hỗ trợdân chủ số theo những cách sau:
Thứ nhất là, nâng cao truy nhập tới các dịch vụ và thông tin công cộng. Qua việc cung cấp cho dân chúng các thông tin chi tiết về các hoạt động của chính phủ cũng như địa điểm để người dân có thể tích cực tham gia vào các hoạt động này, CPĐT buộc các quan chức phải trở nên minh bạch hơn và tin cậy hơn Thứ hai là, tăng cường tham gia chính trị
Công nghệ thông tin và truyền thông đã mở ra rất nhiều kênh tham gia mà thường không được công bố đối với cộng đồng dân cư Nhiều ví dụ trên khắp thế giới đã cho thấy tiềm năng của Công nghệ thông tin và truyền thông trong việc thay đổi xã hội qua việc tham gia của nhiều người khác nhau từ các thành phần văn hoá và xã hội khác nhau, các tầng lớp xã hội và tôn giáo khác nhau.
Xu thế phát triển thể chế số trên thế giới
Tháng 11/1999, hàng trăm nhà lãnh đạo trong các ngành công nghiệp, Chính phủ, các nhà nghiên cứu và các tổ chức phi lợi nhuận đã bắt đầu hợp tác làm việc để phát triển CPĐT.
Năm 2001, Tổng thống G.W Bush đã bắt đầu một vài nỗ lực cải cách Một trong những nỗ lực này là tạo nên một CPĐT ở Mỹ Mục đích quan trọng của chiến lược này là phải làm sao cho người dân có thể truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ Chính phủ chỉ bằng ba lần nhấn chuột khi sử dụng Internet.
Năm 2009 Tổng thống Obama nỗ lực tạo ra một chính phủ cởi mở nhất chưa từng có với “Sáng kiến Chính phủ Mở” (the Open Government Initiative) Năm
2013, Tổng thống Obama đã ký một lệnh hành pháp đặt dữ liệu mở và máy đọc được trở thành mặc định mới cho thông tin chính phủ.
Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã ký “Đạo luật Trải nghiệm Kỹ thuật số Tích hợp Thế kỷ XXI” (The 21st Century Integrated Digital Experience Act - IDEA), với mục đích cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số cho người dân đối với các website chính phủ và củng cố những yêu cầu hiện có với website của liên bang
Như vậy, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia xây dựng và phát triển CPĐT từ rất sớm và có nhiều thành công và là hình mẫu cho nhiều quốc gia noi theo Trong Báo cáo Chỉ số phát triển CPĐT của Liên Hợp quốc năm 2020, Hoa Kỳ hiện thuộc nhóm những quốc gia dẫn đầu về phát triển CPĐT, đứng thứ chín trên thế giới về các chỉ số phát triển CPĐT EGDI (E-Government Development Index)
Mỹ là quốc gia được đánh giá có hệ thống bảo mật lâu đời và an toàn nhất trên thế giới theo Liên minh Viễn thông Quốc tế công bố xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020
Năm 2003, California đã thông qua đạo luật Thông báo vi phạm an ninh nhằm quy định các công ty đang giữ thông tin cá nhân của cư dân California khi gặp hành vi xâm phạm an ninh mạng phải tiết lộ chi tiết về vụ việc đó.
Ngày 27/10/2015, Thượng viện Mỹ thông qua dự Luật Chia sẻ Thông tin An ninh mạng (CISA) đưa ra các quy định nhằm cải thiện an ninh mạng tại Mỹ thông qua việc chia sẻ thông tin về các mối đe dọa an ninh mạng và cho các mục đích khác Năm 2016, Tổng thống Obama đã phát triển Kế hoạch hành động an ninh quốc gia về an ninh Mạng (CNAP) Trọng tâm của kế hoạch này là để thông báo cho công chúng về mối đe dọa ngày càng tăng của tội phạm mạng, cải thiện bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân của người Mỹ, và để thông báo cho người
Mỹ về cách kiểm soát an ninh kỹ thuật số
Ngày 12/5/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường năng lực an ninh mạng của Mỹ cũng như các tiêu chuẩn an ninh kỹ thuật số trong lĩnh vực tư nhân
Năm 2000, Liên minh châu Âu bắt đầu đưa ra sáng kiến về một châu Âu điện tử với một số mục tiêu chính: đưa thông tin về người dân, trường học và doanh nghiệp cùng với dịch vụ hành chính công lên mạng; tạo ra một môi trường điện tử ở châu Âu và bảo đảm quá trình này phù hợp với đặc điểm văn hóa, dựa trên nền tảng tin cậy và hợp tác giữa các nền và hóa trong Liên minh
Năm 2005, tại Liên minh châu Âu, 20 dịch vụ công trực tuyến cơ bản, gồm 8 dịch vụ công đối với doanh nghiệp và 12 dịch vụ công, đã được triển khai rộng rãi trong đó có các dịch vụ hành chính công, dịch vụ về y và tế dịch vụ về giáo dục. Năm 2018, Đan Mạch – một thành viên của EU vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc về CPĐT Đại diện Liên Hiệp Quốc cho rằng một trong những sáng tạo từ quốc gia này là cách tiếp cận “số hóa đầu tiên” khi việc tương tác điện tử là bắt buộc Liên tục cải tiến, chính phủ Đan Mạch chứng tỏ họ xứng đáng với vị trí dẫn đầu nhiều năm liền.
Theo UN E-government knowledge base, năm 2022, 6 trong top 10 các quốc gia có chỉ số phát triển CPĐT đều thuộc châu Âu bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển, Estonia và Hà Lan Các quốc gia này đã có những phát triển vượt bậc trong nghiên cứu và áp dụng những sáng kiến mang tính đột phá giúp họ dẫn đầu trong công cuộc phát triển CPĐT trên thế giới
Liên minh châu Âu (EU) là khu vực đầu tiên trên thế giới có chiến lược an ninh mạng Cơ quan về an ninh mạng và an ninh thông tin của Liên minh châu Âu EU: ANISA được thành lập vào ngày 10/3/2004
Tháng 02/2013, chiến lược an ninh mạng của Liên minh châu Âu xác định các nguyên tắc cho không gian mạng.
Vào 6/7/2016, Nghị viện châu Âu đưa Chỉ thị về an ninh của mạng và hệ thống thông tin (chỉ thị NIS) thành chính sách
Với những “kho” dữ liệu khổng lồ, vào 9/5/2018 Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu thực thi Luật An ninh mạng đầu tiên
Chiến lược an ninh mạng của EU năm 2013 đã được phát triển lên thành chiến lược an ninh mạng mới vào tháng 12/2020 Đến 6-2021, 27 quốc gia thành viên EU thống nhất thành lập Đơn vị không gian mạng chung để đối phó với tội phạm an ninh mạng ngày càng tăng và tinh vi hơn
Những năm 80 thế kỷ XX Singapore đã bắt đầu xây dựng CPĐT
Giai đoạn 2011 2015, kế hoạch tổng thể về CPĐT (eGov2015), chính phủ- Singapore đã tìm cách thu hút sự tham gia của cả người dân và các tổ chức khu vực công vào một quá trình hợp tác hưởng lợi từ những tiến bộ trong công nghệ số và các nguyên tắc mới nổi của dữ liệu mở.
Năm 2018 chính phủ Singapore ban hành đã Kế hoạch phát triển chính phủ số và liên tục cập nhật để thích ứng với mục tiêu phát triển Kế hoạch xác định tầm nhìn là "Một chính phủ Singapore lấy số hóa là cốt lõi và phục vụ bằng trái tim" được thể hiện bằng sự tương tác dễ dàng hơn giữa người dân, chính phủ, và các dịch vụ số
Thực trạng phát triển thể chế số ở Việt Nam
3.1 Thực trạng phát triển thể chế số ở Việt Nam
Xây dựng CPĐT ở Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ phát triển mới của đất nước trong giai đoạn 1996 2000 với CNH HĐH là ưu tiên hàng đầu Nhận thấy khoa học- - luận cứ khoa học cho các chính sách, định hướng phát triển đất nước bằng cách tiếp thu thành tựu khoa học thế giới và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao Năm
2000, nước ta ứng dụng CNTT trong tất cả lĩnh vực kinh tế quốc dân, đổi mới thể chế, chính sách quản lý và hình thành mạng thông tin quốc gia, liên kết với một số mạng thông tin quốc tế
Năm 2005, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc đến CNTT và xu thế toàn cầu hoá ở nước ta thúc đẩy các kết quả nghiên cứu được đưa vào ứng dụng trong phát triển kinh tế Tuy nhiên trình độ công nghệ nướcta vẫn còn nhiều yếu kém Đến năm 2014, trước sự nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước, CPĐT đã gần hơn với thực tiễn Việc ban hành Nghị quyết số 36 NQ/TW đã nâng tổng số- dịch vụ công trực tuyến lên 109.644 dịch vụ trong đó mức 3 là 10.872 và mức 4 là 1.400 dịch vụ vào cuối năm 2016 và ngày càng mở rộng rõ nét được ghi nhận đáng kể vào năm 2017, chỉ số phát triển CPĐT theo đánh giá của Liên Hợp Quốc ở nước ta đã tăng 10 hạng từ năm 2014 đến năm 2016 và tăng 1 hạng trong Báo cáo Chỉ số phát triển CPĐT 2018 của Liên hợp quốc Đến ngày 07/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ CP về- một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019 2020, định- hướng đến năm 2025 Tiếp đó, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển- CPĐT hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
Do những yếu kém về tín bảo mật thông tin của CPĐT, việc ban hành các Nghị định về chia sẻ dữ liệu cá nhân, xác thực điện tử, chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính Nhà nước là vấn đề cấp thiết dẫn đến sự ra đời của Luật an ninh mạng
Ngày 12/6/2018, Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 đã được thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2019 góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức trong môi trường không gian mạng. Đến ngày 1/2/2019, Quyết định số 12/QĐ TTg được ban hành với Kế hoạch- triển khai thi hành Luật An ninh mạng quán triệt các đơn vị từ trung ương đến địa phương phổ cập cho người dân nhằm đảm bảo an toàn cho các thành phần mạng đã xác định gồm thiết bị, cơ sởdữ liệu, cơ sở hạ tầng
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52 NQ/TW về bảo vệ-
Tổ quốc trên không gian mạng đặc biệt là nâng cao năng lực đảm bảo an ninh mạng, phòng chống chiến tranh mạng.
3.2 Đánh giá kết quả việc phát triển thể chế số ở Việt Nam
3.2.1 Thành tựu và hạn chế
Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2020, Chỉ số phát triển CPĐT Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2018, xếp hạng 86/193 quốc gia, 23/47 Châu Á và 6/11 Đông Nam Á
Nhiều ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phát huy hiệu quả, khoảng 87% văn bản giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi qua mạng; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cung cấp cho người dân và doanh nghiệp ngày càng tăng, tại một số lĩnh vực có hiệu quả cao như thuế (99,8% doanh nghiệp khai thuế điện tử), hải quan (99,7% doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử)
Cổng Dịch vụ công quốc gia được khai trương, từng bước tích hợp dịch vụ công trực yến tu của các bộ, ngành,địa phương.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được hình thành, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng được cải thiện rõ rệt
Chính phủ điện tử ở nước ta đã từng bước được xây dựng và triển khai mạnh mẽ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. b Hạn chế
Thứ nhất, việc dữ liệu, mô hình, giải pháp triển khai chưa đồng bộ, người dân sử dụng dịch vụ còn hạn chế, hoạt động của các cơ quan nhà nước vẫn chủ yếu dựa trên giấy tờ, việc số hóa để ra quyết định dựa trên dữ liệu còn rất hạn chế.
Thứ hai, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 còn thấp; các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống nền tảng chính phủ điện tử chậm được triển khai; thiếu chiến lược tổng thể về phát triển chính phủ điện tử; thiếu bộ chỉ số, công cụ giám sát, đánh giá triển khai chính phủ điện tử
Thứ ba, kinh phí đầu tư cho xây dựng, phát triển chính phủ điện tử chưa đáp ứng được nhu cầu; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức khả năng sử dụng CNTT trong giải quyết công việc còn hạn chế, thói quen sử dụng văn bản giấy tờ, thói quen cát cứ dữ liệu, không chia sẻ thông tin chưa đượckhắc phục.
3.2.1.2 Về Luật an ninh mạng: a Thành tựu
Nâng cao nhận thức của người sử dụng internet, đặc biệt là mạng xã hội Thực tế, sự ra đời của Luật thực sự đã khiến cho môi trường của không gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn rất nhiều
Trong năm vừa qua hàng loạt các hoạt động phi pháp trên không gian mạng đã được phát hiện, ngăn chặn và lý xử Những đường dây đánh bạc, cá cược trên mạng với giá trị cực lớn lên đến hàng chục tỷ đồng đã bị triệt phá Các vụ buôn bán hàng cấm qua trang cá nhân trên Facebook bị phát hiện và lý xử kịp thời.
Nhìn chung thì kể từ khi Luật an ninh mạng có hiệu lực thi hành cộng thêm nhiều vụ việc vi phạm bị xử lý thì người dân đã có ý thức và làm chủ được hành vi của mình hơn trên không gian mạng. b Hạn chế
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng khá rộng, gần như bao quát hết các vấn đề liên quan tới bảo vệ an ninh mạng và các hoạt động trên không gian mạng, bởi vậy dễ trùng lặp về nội dung và chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà nước với các văn bản luật đang có hiệu lực khác
Khuyến nghị chính sách phát triển thể chế số cho Việt Nam
Trong Chiến lược phát triển CPĐT hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-
2025, định hướng đến năm 2030 đã được ký phê duyệt bởi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Đăng và Nhà nước đã đề ra năm nhóm mục tiêu đến năm 2025 Một là, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội;
Hai là, huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội;
Ba là, vận hành tối ưu cáchoạtđộng của cơ quan nhà nước;
Bốn là, giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh -xã tế hội; Năm là, thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, với các chỉ tiêu cần đạt là đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở
Bên cạnh đó cũng trong Chiến lược cũng đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ Chính phủ số tại bộ, ngành, địa phương theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong triển khai Chính phủ số gắn kết với phát triển đô thị thông minh Phát triển các dịch vụ công, dịch vụ đô thị thông minh phù hợp điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế
4.1.2 Phát triển Luật An ninh mạng
Sau khoảng 3 năm ban hành, nhằm tiếp tục phát huy những gì đã đạt được và khắc phục những điểm còn hạn chế trong bộ quy tắc pháp lý về an ninh mạng, định hướng nhằm phát triển Luật An ninh mạng trong tương lai bao gồm:
Một là, luôn sẵn sàng sửa đổi bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảmtrật tự, an toàn xã hội.
Hai là, chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời xử lý, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Ba là, Khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng Cần thống nhất nhận thức an ninh mạng và an toàn thông tin mạng An toàn thông tin mạng là điều kiện cho bảo đảm an ninh mạng được thực thi có hiệu quả, bền vững.
Bốn là, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng Trong thời gian tới, Luật An ninh mạng cần duy trì thểchế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng quy định tại một số văn kiện tới rộng khắp rồi toàn thể bộ phận nhân dân
Năm là, tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc.
Sáu là, tạo cơ sở pháp lý để hội nhập quốc tế Việc tiếp tục xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng sẽ bảo đảm công tác an ninh mạng của nước ta có sự phù hợp nhất định với thông lệ quốc tế và bảo đảm các điều kiện hội nhập quốc tế về an ninh mạng khi nhiều quốc gia trên thế giới ban hành các văn bản luật về an ninh mạng
Từ định hướng phát triển trong tương lai dựa trên điều kiện của Việt Nam, soi chiếu với xu hướng phát triển thể chế số ở một số nước và khu vực đi đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ như Mỹ, EU và Singapore, cần thiết có những sự điều chỉnh trong định hướng để thể chế số ở nước ta có thể tiến nhanh và tiến mạnh hơn trong tương lai, trở thành bước đệm hoàn hảo và thiết yếu trong tiến trình phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
Thứ nhất, cần phát huy vai trò người đứng đầu, nâng cao hiệu quả thực thi và trách nhiệm giải trình Lãnh đạo các bộ, ngành cũng như địa phương phải có nhận thức rõ ràng về việc xây dựng CPĐT thì bộ, ngành, địa phương đó mới có sự đầu tư thích đáng về cả tài chính và nhân lực cho vấn đề này…
Thứ hai, nâng cao trình độ nhận thức của cả cán bộ công chức và người dân thông qua các trung tâm tư vấn và hỗ trợ về CPĐT Một ví dụ điển hình quốc gia hàng đầu về chỉ số phát triển CPĐT là Singapore, họ đã chú trọng xây dựng những trung tâm hỗ trợ người dân, đặc biệt là người cao tuổi ngay từ giai đoạn đầu trong việc xây dựng CPĐT Do đó, để phát huy hết tiềm năng phát triển CPĐT, Việt Nam cần có những chương trình kích hoạt từ cấp chính phủ
Thứ ba, CPĐT cần có chương trình truyền thông hiệu quả đến người dân Những trang web cung cấp dịch vụ công cấp độ 3 và 4 tiềm năng như egov.hanoi.gov.vn;dichvucong.hochiminhcity.gov.vn;dichvucong.thuathienhue.gov vn lại ít được phổ biến đủ rộng rãi Như vậy Chính phủ cần tăng cường truyền thông, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhận thức về CPĐT, kinh tế số, hạ tầng số… để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của các bên phát về triển CPĐT
Thứ tư, rà soát, sắp xếp lại và huy động mọi nguồn lực cả về tài chính và con người Điều chỉnh cơ chế đầu tư đặc thù cho CNTT, tăng cường xã hội hóa để phát huy hiệu quả hợp tác công tư trong công tác này Đồng thời, cần tổ chức đào tạo,- tập huấn, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, xây dựng và phát triển CPĐT đúng nghĩa
Thứ năm, nhà nước cần ban hành một số văn bản về kết nối, chia sẻ dữ liệu, ưu đãi thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT như xây dựng, ban hành một số văn bản về kết nối, chia sẻ dữ liệu, ưu đãi thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT
4.2.2 Phát triển Luật an ninh mạng
Một là, mỗi cá nhân cần nghiên cứu, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật An ninh mạng, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động trên không gian mạng Thực hiện đúng Luật, nghĩa là bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh mạng quốc gia