1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài đánh giá những khó khăn trong giaotiếp của tân sinh viên iuh

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá những khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên IUH
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề cương nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Trong thời đại mới ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế- xãhội và hội nhập toàn cầu thì việc sinh viên trang bị cho bản thân kiến thức chuyênmôn vững vàng là điều vô cùng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO

TIẾP CỦA TÂN SINH VIÊN IUH

Lớp học phần:

Nhóm:

GVHD:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP CỦA TÂN

SINH VIÊN IUH

GV hướng dẫn:

Lớp học phần:

Nhóm:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023

Trang 3

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN IUH

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giao tiếp là một điều kiện tồn tại của con người, thông qua việc giao tiếp mới nhận ra các mối quan hệ xã hội tiếp thu nền văn hóa xã hội lịch sử biến nó thành cái riêng của mình đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển chung của xã hội Trong quá trình giao tiếp cá nhân học được cách đánh giá hành vi và thái độ lĩnh hội những tiêu chuẩn của cuộc sống và vận dụng các tiêu chuẩn đó và thực tiễn Trong thời đại mới ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế- xã hội và hội nhập toàn cầu thì việc sinh viên trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn vững vàng là điều vô cùng quan trọng, đồng thời việc rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp tốt để bước vào cuộc sống đại học cũng như cuộc sống sau khi ra trường của các bạn sinh viên nhất là các bạn tân sinh viên

Kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong học tập, rèn luyện cũng như hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường của sinh viên Để hình thành và phát triển

kỹ năng giao tiếp thì ngoài sự tích cực, tự giác của sinh viên nhất là tân sinh viên thì công tác giáo dục tri thức rèn luyện kĩ năng đóng vai trò then chốt góp phần giữ vững định hướng nghề nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho sinh viên

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy nhiều sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp và luôn rèn luyện học hỏi thậm chí tham gia các khóa đào tạo bên ngoài nhà trường về kỹ năng giao tiếp song bên cạnh đó vẫn có một số bộ phận sinh viên hầu như chưa chú tâm đến vấn đề này chưa chuẩn bị cho mình hành trang cần thiết để có thể trong cuộc sống hàng ngày và sau khi rời khỏi giảng đường đại học thì chưa ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp đã khiến cho kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn rất nhiều hạn chế, từ đó đa số sinh viên không trình bày được các ý tưởng, kinh nghiệm cũng như năng lực của bản thân một cách hiệu quả trước người khác Theo thống kê từ viện khoa học lao động, hiện có tới 83% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kỹ năng giao tiếp, 37% không tìm được việc làm phù hợp vì thiếu nhiều nguyên nhân trong đó thiếu yếu tố kỹ năng

là chủ yếu, cứ 2000 hồ sơ xin việc được nộp vào các doanh nghiệp thì chỉ có 40 hồ

sơ đạt yêu cầu Nên kỹ năng là một kỹ năng cần thiết cho sinh viên nhất là tân sinh viên

Có một số lý do tân sinh viên gặp khó khăn trong việc giao tiếp và không hòa hợp với môi trường mới Đầu tiên, sự lạ lẫm và không quen thuộc của môi trường mới có thể tạo cảm giác căng thẳng và khó khăn trong việc tìm kiếm mối quan hệ xã hội Thứ hai, khả năng giao tiếp chưa được đào tạo hoặc thiếu kỹ năng

xã hội cần thiết để tương tác và kết nối với người khác Cuối cùng, vấn đề tự tin và

sợ bị từ chối cũng có thể ngăn chặn tân sinh viên khỏi việc tìm hiểu và tương tác với người mới Thế nên việc nghiên cứu về khó khăn trong giao tiếp của tân sinh

Trang 4

viên ở trường đại học quan trọng vì nó giúp cải thiện quá trình học tập và sự thích nghi trong môi trường mới, tăng cường kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan

hệ xã hội tích cực Giao tiếp hiệu quả giữa giảng viên và đồng sinh viên có thể cải thiện việc hiểu bài giảng, tìm hiểu môn học và tham gia vào các hoạt động học tập Khắc phục khó khăn giao tiếp giúp xây dựng môi trường học tập thoải mái, khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa sinh viên Vượt qua khó khăn giao tiếp giúp tân sinh viên xây dựng kỹ năng xã hội quan trọng như thuyết phục, lắng nghe và tương tác tích cực với đồng nghiệp Khắc phục vấn đề giao tiếp giúp tân sinh viên cải thiện tự tin, thích nghi nhanh chóng với môi trường đại học đa dạng và đặt ra mục tiêu cá nhân Vượt qua khó khăn giao tiếp giúp tân sinh viên xây dựng mối quan hệ xã hội đa dạng và tích cực, từ đó cung cấp cơ hội học hỏi

và phát triển chuyên môn, cá nhân Vì vậy, nhóm 11 chúng tôi quyết định chọn đề tài “ đánh giá những khó khăn trong giao tiép của tân sinh viên IUH”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính

Đánh giá những khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên IUH

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên IUH

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra khó khăn giao tiếp của sinh viên

- Đưa ra giải pháp giúp tân sinh viên IUH nâng cao kỹ năng giao tiếp

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên IUH là gì ?

- Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên ?

- Làm sao cải thiện nâng cao kỹ năng giao tiếp của tân sinh viên ?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành

phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: nghiên cứu dự kiến được thực hiện từ 1/9/2023 đến 1/3/2024

- Không gian: đánh giá được thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Trong nghiên cứu đánh giá này nhóm chỉ khảo sát trên đối tượng là tân sinh viên IUH

- Nội dung: Nhóm chỉ khảo sát những nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM qua đó nhóm có thể đánh giá được những khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và từ đó đưa ra những giải pháp giúp tân sinh viên cải thiện kỹ năng trong giao tiếp ở trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Giúp đánh giá tình hình thực tế: Nó giúp xác định mức độ và loại khó khăn trong giao tiếp mà tân sinh viên đang phải đối mặt khi bắt đầu học tập, giúp hiểu rõ vấn đề

Đề xuất giải pháp: Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể phát triển các chương trình đào tạo hoặc tài liệu giúp tân sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn

Nâng cao chất lượng đào tạo: Hiểu rõ khó khăn trong giao tiếp có thể giúp các trường đại học cải thiện chất lượng dịch vụ và hỗ trợ học sinh, cải thiện tỷ lệ tốt nghiệp và tăng cường trải nghiệm học tập

Đóng góp kiến thức khoa học: Nghiên cứu này cung cấp thông tin quý báu cho cộng đồng nghiên cứu về tâm lý, giáo dục và các lĩnh vực liên quan để hiểu về tâm lý và phát triển của tân sinh viên

Tóm lại, nghiên cứu về khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên giúp cải thiện quá trình học tập và phát triển của họ và có lợi cho cả cá nhân và cộng đồng đại học

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Hỗ trợ phát triển cá nhân: Hiểu rõ khó khăn trong giao tiếp giúp tân sinh viên xác định và cải thiện kỹ năng giao tiếp của họ, điều này có thể cải thiện sự tự tin và tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân

Tương tác xã hội: Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong cuộc sống xã hội Tân sinh viên gặp khó khăn trong giao tiếp có thể gây cản trở trong việc xây dựng mối quan hệ, tham gia vào cộng đồng, và tận dụng cơ hội mạng

Hiệu suất học tập: Giao tiếp tốt là một phần quan trọng trong việc học tập hiệu quả Nếu tân sinh viên gặp khó khăn trong giao tiếp, họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu

và trình bày kiến thức, giao tiếp với giảng viên và đồng học

Cơ hội nghề nghiệp: Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng trong nhiều ngành nghề Tân sinh viên cần phải phát triển kỹ năng này để tận dụng cơ hội trong tương lai

Vì vậy, nghiên cứu về khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên giúp cải thiện chất

lượng cuộc sống và sự nghiệp của họ, đồng thời cung cấp thông tin quý báu cho trường

đại học và nhà quản lý giáo dục để phát triển chương trình học tập và hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên

Trang 6

TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm

1.1 Giao tiếp

Theo Thắng, Lora Claywell (2013) thì giao tiếp là hành động truyền và nhận thông tin giữa người với người thông qua giao tiếp bằng lời nói và không lời Giao tiếp giữa các cá nhân là một quá trình để truyền đạt ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của một người cho người khác

Ngoài ra, theo Chu Văn Đức (2005) thì giao tiếp còn là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của mỗi con người Giao tiếp bao gồm nhóm chức năng xã hội, và nhóm chức năng tâm lý Nhóm chức năng xã hội bao gồm chức năng thông tin; chức năng tổ chức, phối hợp hành động; chức năng điều khiển; chức năng phê bình và tự phê bình Nhóm chức năng tâm lý bao gồm chức năng động viên, khích lệ; chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ; chức năng cân bằng cảm xúc; chức năng hình thành, phát triển tâm

lý, nhân cách

Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Bích Thu ( 2010) cũng có viết giao tiếp là cách thức để cá nhân liên kết và hòa nhập với nhóm, với xã hội Thông qua giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ con người trao đổi thông tin cho nhau, hiểu được nhau, để hành động và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và những chuẩn mực do xã hội quy định

Đứng ở một góc độ khác, theo John B Hoben (1954) giao tiếp là sự trao đổi với nhau

tư duy hoặc ý tưởng bằng lời

Đồng thời, Martin P Andelem (1950) cho rằng giao tiếp là một quá trình giúp chúng

ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Giao tiếp có thể hiểu

là một quá trình, trong đó con người chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong đời sống

xã hội vì những mục đích khác nhau

Tóm lại

1.2 Kỹ năng trong giao tiếp

Theo Thắng, Lora Claywell (2013) thì kỹ năng giao tiếp là một năng lực đặc biệt đã được khẳng định bằng quá trình được đào tạo và rèn luyện của bản thân Năng lực giao tiếp của môt người ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố cá nhân, môi trường và xã hội Do đó, việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp là một hoạt động rất cần thiết

1.3 Khó khăn trong giao tiếp

2 Các lý thuyết liên quan đến đề tài

2.1 Nghiên cứu trong nước

2.2 Nghiên cứu nước ngoài

Trang 7

3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nhóm chọn thiết kế nghiên cứu hỗn hợp

Sự kết hợp dữ liệu định lượng và định tính giúp đem lại cái nhìn rõ ràng và toàn diện hơn về khó khăn trong giao tiếp mà tân sinh viên đối mặt Dữ liệu định lượng cho thấy mức độ và phạm vi của vấn đề, trong khi dữ liệu định tính mở rộng hiểu biết về ngữ cảnh và trải nghiệm cá nhân Phương pháp này cung cấp thông tin chi tiết và sâu hơn về các yếu tố khó khăn trong giao tiếp Điều này giúp xác định các trở ngại cụ thể và cách chúng ảnh hưởng đến tân sinh viên IUH trong quá trình thích nghi với môi trường đại học

2 Chọn mẫu

- Dân số nghiên cứu: Sinh viên năm nhất thuộc trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

- Cỡ mẫu:

Áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu theo công thức Slovin (1960)

Trong đó:

Độ tin cậy 95%

N = 10000

e = 0.05

Từ đó tính được cỡ mẫu n =400

Cỡ mẫu: 400 sinh viên năm nhất của trường Đaị học Công nghiệp TP.HCM

- Chiến lược chọn mẫu: Trước điều kiện và môi trường nghiên cứu với đề tài là đánh giá khó khăn trong giao tiếp của tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và có

sự khảo sát được thực hiện trực tuyến trên nền tảng Google Form, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng chiến lược chọn mẫu phi xác suất thuận tiện Sinh viên tham gia khảo sáy chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau: là sinh viên năm nhất của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM truy được vào đường link khảo sát và tự nguyện thao gia trả lời kháo sát Việc chọn phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu ít tốn thời gian, chi phi, dễ xử lý

số liệu

- Cách tiếp cận mẫu: Tiến hành gửi link khảo sát vào các hội nhóm của các bạn là sinh viên năm nhất của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu với 3 mục tiêu cụ thể Để hoàn thành các mục tiêu này nhóm sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau và phù hợp với mỗi mục tiêu được đưa ra

Trang 8

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng cho từng mục tiêu được trình bày cụ thể trong bảng mô tả bên dưới:

Mục tiêu Phương pháp thu thập dữ liệu Phép tính thống kê 1.Đánh giá những khó khăn

trong giao tiếp của sinh

viên IUH

-Khảo xác bằng bảng hỏi -Phỏng vấn cá nhân

Thống kê mô tả (%)

2 Tìm hiểu nguyên nhân

gây ra khó khăn giao tiếp

của sinh viên

-Khảo sát bằng bảng hỏi

- Phỏng vấn cá nhân

Suy luận logic

3 Đưa ra giải pháp giúp

tân sinh viên IUH nâng cao

kỹ năng giao tiếp

-Khảo sát bằng bảng hỏi -Suy luận từ kết quả khảo sát

- Phỏng vấn cá nhân

Suy luận logic

3.1 Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu

Nhóm thực hiên nghiên cứu, kham khảo tài liệu, tìm hiểu để làm bảng câu hỏi Tiếp theo, tiến hành làm phiểu khảo sát trên Google Forms Link khảo sát được đăng tải trên các nền xã hội như Zalo, Facebook, cho đối tượng là tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Thời gian thu thập dữ liệu dự kiến từ 01/08/2023 đến 01/03/2024 Cuối cùng, khi đã khảo sát đủ số lượng đặt ra, thì sẽ dừng khảo sát

Sau khi thu được kết quả khảo sát, nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính phần trăm số lượng người làm khảo sát có bao nhiêu sinh viên năm nhất gặp khó khăn trong giao tiếp Nhóm tiến hành sử dụng phần mềm SPSS xử lý số liệu đã thu thập được để thu được các kết quả có ý nghĩa và độ tin cậy cao Dựa vào nghiên cứu lý thuyết

và kết quả khảo sát để kết luận về thực trạng giao tiếp của tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Qua đó, đề xuất các giải pháp giúp tân sinh viên nâng cao kỹ năng trong giao tiếp

Trang 9

3.2 Công cụ thu thập thông tin

(Phải mô tả được quy trình thiết kế công cụ và các nội dung cơ bản của bảng hỏi)

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ

STT NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THỜI GIAN (THÁNG)

1 Cả nhóm Họp nhóm thống

nhất chọn đề tài

2 Cả nhóm Lên kế hoạch đề tài

3 Cả nhóm mẫu Thảo luận lựa chọn

4

Cả nhóm Thảo luận chọn

phương pháp nghiên cứu

5

Cả nhóm Tìm tài liệu kham

khảo, trích dẫn tài liệu kham khảo

6 Cả nhóm Lập bảng hỏi, phiếu

khảo sát

7 Cả nhóm Tổng hợp đánh giá

thành viên

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1 Phạm Bích Diệp, Phạm Thị Nga Thái độ về học kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường đại học y Hà nội, năm 2021.Tạp chí Y học Việt Nam 521 (2), 2022

2 Nguyễn Thị Nga Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học kỹ thuật

Y dược Đà Nẵng Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 20-25, 2019

3 Lò Vũ Điệp Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên người dân tộc ở trường cao đẳng sư phạm Điện Biên Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Khoa học Xã hội, Số 13 (6/2018) tr 8 – 14

4 Thu Le, Bich Do Ngoc Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên học viện nông nghiệp việt nam tại cơ sở thực tập nghề nghiệp-xây dựng biện pháp giáo dục Tạp chí khoa học ĐẠI HỌC TÂN TRÀO SỐ 7 (23), 2021

5 Thắng, Lora Claywell (2013) Những yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp của sinh viên Điều dưỡng Y Hoc TP Ho Chi Minh; 17(4): 242 247

6 Thi Cuc Doan Lý luận về phát triển môi trường giao tiếp học tập cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 2 (2), 64-71, 2016

7 Mai Thị Thu Văn hóa giao tiếp trong thư viện một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Khoa học, 156, 2015

8 Trần Thị Bích Trâm Các biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Đà Nẵng,

35-39, 2015

9 Vũ Kiều Hạnh Sử dụng các chiến lược giao tiếp trong hoạt động nói của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Nông Lâm–đại học Thái Nguyên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia số 225 (03), 81-88, 2020

10 Trần Nhứt Nhựt Tân Hành trình tự khám phá thúc đẩy khả năng giao tiếp quốc tế cho sinh viên đại học Tạp chí Khoa học 17 (5), 867, 2020

11 Hanh Vu Kieu Những yếu tố quyết định đến kỹ năng giao tiếp tốt nhằm nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên chương trình tiên tiến tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 6 (19), 79-88, 2020

12 Nguyễn Kế Hào (2009) Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

13 Lê Quỳnh Chi, Phạm Thị Hiền Hoa (2012) “Xây dựng văn hóa giao tiếp giữa cán bộ thư viện và sinh viên trong môi trường thư viện đại học góp phần hình thành kĩ năng mềm cho sinh viên”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Thực trạng kĩ năng mềm của sinh viên đại học sư phạm hiện nay”, Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

14 Thị Thảo Đỗ, Nữ Tâm An Nguyễn, Huyền Trâm Quách, Thị Trang Đỗ, Thị Hoa Nguyễn, Hoài Thương Nguyễn Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh rối loạn phổ tự

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN