Lấy ví dụ như cách mà chúng ta suy nghĩ, suy luậnvề một vấn đề nào đó trong cuộc sống đều sẽ bao gồm những tư tưởng triết học trongđó; cách mà người nông dân cày ruộng, người công nhân l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS.Vũ Thị Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
THỜI PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI
Họ và tên: Đoàn Thanh Hương
Ngày sinh: 02/11/2000
Lớp: Triết 5
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn và tiếng Việt
Mã học viên: 832060746
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC 1
I Khái niệm triết học 1
II Nguồn gốc của triết học 2
III Đối tượng của triết học 2
IV Vấn đề cơ bản của triết học 3
V Chức năng cơ bản của triết học 3
C NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI 4
I Khái lược về triết học phương Tây 4
II Triết học phương Tây thời Phục hưng 5
III Triết học phương Tây thời Cận đại 7
D TỔNG KẾT 9
Trang 3A MỞ ĐẦU
Triết học là một bộ môn khoa học mà mới nghe qua, ta có thể nghĩ đó là những thứ
gì đó cao siêu, xa vời, khó tiếp cận và phải có một năng lực hay tầm hiểu biết sâu rộng đến một mức nhất định thì mới có thể học và hiểu được Tuy vậy, trên thực tế, triết học luôn tồn tại xung quanh chúng ta, can thiệp vào đời sống cũng như ở ngay trong những hoạt động đơn giản thường ngày Lấy ví dụ như cách mà chúng ta suy nghĩ, suy luận
về một vấn đề nào đó trong cuộc sống đều sẽ bao gồm những tư tưởng triết học trong đó; cách mà người nông dân cày ruộng, người công nhân làm trong nhà máy hay cách người ta đầu tư, gây dựng công ty cho riêng mình hay cái cách mà con người đối xử với con người, với cuộc sống đều được tiếp thu và phát triển dựa trên những tư tưởng triết học được truyền lại từ ngàn đời xưa Vậy nên có thể nói triết học đã, đang và sẽ luôn tồn tại ngay trong chính cuộc sống của con người, tiếp bước để con người hoàn thiện bản thân cũng như xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn
Đến với triết học, ta được khám phá thêm nhiều hơn về những luồng tư tưởng, những ý nghĩ, ý niệm sáng tạo, độc đáo, khởi nguồn cho những phát minh vĩ đại sau này của nhân loại Nếu như triết học phương Đông tập trung khai thác sâu vào nội tâm, bản chất bên trong của con người thì triết học phương Tây lại đem đến cho chúng ta những cái nhìn bao quát, toàn cảnh hơn về những yếu tố ngoại cảnh cùng tác động của
nó đến với nhân loại Ta thấy được những quan niệm, tư tưởng không ngừng được đưa
ra, kế thừa và phát huy theo từng giai đoạn của lịch sử loài người
Và trong khuôn khổ bài viết này, ta sẽ sơ lược qua một vài những nét cơ bản về triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng, đồng thời đi vào tìm hiểu kỹ hơn về những đặc điểm của triết học phương Tây thời kì Phục hưng và Cận đại - giai đoạn phát triển vô cùng thịnh vượng với vô vàn những thành tựu trên mọi lĩnh vực khoa học
B KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC
I Khái niệm triết học
Triết học ra đời vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước công nguyên, được định nghĩa là một bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lí, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với các bộ môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề nêu trên, ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận
Ở cả phương Đông và phương Tây, con người đều quan niệm triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới và con người, nắm bắt được những chân
Trang 4lí, hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng Tuy thời gian xuất hiện và cách thức
sử dụng thuật ngữ “triết học” ở các nền văn hóa có sự khác biệt nhưng nhìn chung nó đều có ý nghĩa, mục đích và cách thức thể hiện cơ bản là tương tự và thống nhất Triết học chính là thứ tồn tại với tư cách một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, có trình độ khái quát hóa và tư duy trừu tượng cao
II Nguồn gốc của triết học
Triết học được ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn, vậy nên nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
Về nguồn gốc nhận thức, triết học được hình thành do nhu cầu nhận thức thế giới một cách toàn diện và có hệ thống của con người Ở đây, khi năng lực tư duy của con người đã đạt tới trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa - hay còn có nghĩa là đạt tới trình độ tư duy lí luận, và khi tri thức thuộc các lĩnh vực cụ thể đã khá phong phú, đa dạng thì cũng là lúc triết học xuất hiện
Về nguồn gốc xã hội, triết học được ra đời khi nền sản xuất xã hội đã đạt tới trình
độ phát triển tương đối cao dẫn đến sự phân công xã hội, lao động trí óc được tách khỏi lao động chân tay và hình thành nên cả tầng lớp tri thức bấy giờ Tùy thuộc vào từng nền văn hóa khác nhau mà tư tưởng triết học hình thành nên cũng khác nhau Phương Đông với nền văn minh lúa nước, quanh năm suốt tháng sinh sống trong làng xóm nên thường tập trung hơn tìm hiểu về đời sống cũng như nội tại của con người Còn phương Tây với nguồn gốc du mục, luôn tìm tòi, khám phá để thích nghi với cuộc sống lại thiên về phát triển những yếu tố bên ngoài, phát triển khoa học kỹ thuật để phục vụ đời sống
Tuy tách riêng ra như vậy nhưng sự phân chia nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
xã hội chỉ mang tính chất tương đối Giữa chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau
III Đối tượng của triết học
Trái đất đã trải qua quá trình hình thành, phát triển trong hàng tỉ năm và xã hội loài người cũng đã đi qua rất nhiều những giai đoạn biến chuyển Vậy nên đối tượng của triết học được thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử, có thể tóm lược lại như sau:
- Ở thời Cổ đại, triết học được coi là “khoa học của mọi khoa học”, đạt được những thành tựu đáng kể, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của triết học sau này cũng như
cả các bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội khác
- Ở thời Trung đại, với sự lên ngôi của thần học, quyền lực của giáo hộ đã bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Triết học lúc bấy giờ trở thành “nô lệ” của thần học
Trang 5với nhiệm vụ luận giải các tín điều trong Kinh Thánh, thuyết phục con người tin vào
sự tồn tại và thống trị của Chúa Trời
- Ở thời Cận đại, triết học trở lại là “khoa học của mọi khoa học” Vấn đề đối tượng của triết học giờ đây được đặt ra một cách trực tiếp Lúc này, khoa học đã bắt đầu được tách riêng ra để trở thành những ngành khoa học độc lập
- Những năm 40 của thế kỉ XIX, triết học Mác ra đời, đoạn tuyệt với quan niệm của triết học thời Cổ đại và Cận đại Ở đây, triết học Mác đã giải quyết vấn đề mâu thuận giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức Nó đưa ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó đặt nền tảng để con người sử dụng trong nghiên cứu sau này
IV Vấn đề cơ bản của triết học
Có thể nói vấn đề cơ bản của triết học chính là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, hay nói cách khác là giữa vật chất và ý thức Đây được coi là vấn đề cơ sở, nền tảng xuyên suốt mọi học thuyết triết học trong lịch sử Việc giải quyết vấn đề này chính là
cơ sở, là căn cứ để giải quyết các vấn đề khác trong triết học, quyết định cách nhìn nhận, xem xét các vấn đề khác của đời sống xã hội
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt lại giải quyết một câu hỏi: “Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?” và
“Con người có khả năng tự nhận thức được thế giới hay không ?”
Để giải quyết vấn đề cơ bản mặt thứ nhất, dựa vào câu trả lời mà các nhà triết học
đã được chia ra làm hai trường phái lớn: chủ nghĩa duy vật - cho rằng vật chất có trước, vật chất là thứ quyết định ý thức, và chủ nghĩa duy tâm - cho rằng ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất Để giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, ta lại thấy sự phân chia ra thành ba trường phái: khả tri luận, bất khả tri luận và hoài nghi luận
Theo quan điểm của triết học Mác thì con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới nhưng đó phải là một quá trình dài bên bỉ và không ngừng học hỏi, tìm hiểu, phát triển
V Chức năng cơ bản của triết học
Giống như mọi loại khoa học khác, triết học cũng cùng lúc thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau Hai chức năng cơ bản của triết học nói chung có thể kể đến chức năng thế giới quan và phương pháp luận Ngoài ra, ta còn thấy được những chức năng khác như chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng dự báo và phê phán,…
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc cống và xã hội
Trang 6loài người, giúp con người nhìn nhận thế giới cũng như xem xét chính bản thân mình nhằm xác định mục đích, ý nghĩa của cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động sao cho phù hợp với mục đích đã được đặt ra Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan đúng đắn
Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn Tuy khoongphair là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp luận lại là một yếu tố không thể thiếu trong bất kì ngành khoa học nào Có thể chia nó thành ba cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, việc xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học có thể gây nên những hậu quả nặng nề Nó có thể gây mất phương hướng, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo hoặc sa ngã vào chủ nghĩa giáo điều, gây nên thất bại trong công việc, cuộc sống Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng
sẽ giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy máy móc, siêu hình gây ra
C NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI PHỤC HƯNG
VÀ CẬN ĐẠI
I Khái lược về triết học phương Tây
Khác với quan niệm tìm hiểu sâu về bản chất, phát triển nội tại con người của phương Đông, người phương Tây với nguồn gốc du mục của mình luôn luôn phải di chuyển, khám phá những vùng đất mới Vậy nên, để thích nghi với cuộc sống ấy, họ đã tìm tòi, khám phá những yếu tố ngoại cảnh tác động lên con người, từ đó đi sâu vào phát triển khoa học - kĩ thuật phục vụ đời sống
Triết học phương Tây đã trải qua nhiều thời kì với vô vàn những triết gia, những trường phái, những quan niệm khác nhau Có thể kể đến thời Cổ đại với những tư tưởng, định nghĩa đơn sơ nhất về khái niệm thế giới đến từ Thales, Anaximan, Anaximen, Heraclites, Democrites,… bên trường phái duy vật và Pitago, Plato,… bên trường phái duy tâm Chính nó đã đưa thế giới quan của triết học phương Tây tiến lên nấc thang cao hơn, đặt nền móng và vạch ra đích đến cho những khoa học sau này cũng như suy tư, chiêm nghiệm về cái thiện, về một cuộc sống hạnh phúc Tuy nhiên, đến với thời Trung cổ cùng sự bành chướng của nhà thờ và giáo hội, Chúa đã trở thành người sáng tạo, xoay chuyển và điều hướng mọi sự vật, sự việc Thời kì này với chủ nghĩa khắc kỉ, chủ nghĩa hoài nghi, với Sáng thế luận cùng những suy tư về đạo đức học của con người đã gây nên rất nhiều mâu thuẫn trong chính xã hội ấy Chỉ đến giai đoạn Phục hưng, xã hội phương Tây mới được trở lại, có một bước chuyển mình trong
cả kinh tế và khoa học Để rồi đến thời Cận đại, xã hội lại một lần nữa trải qua những
Trang 7biến động với những cuộc cách mạng tư sản, những cuộc chiến đòi nhân quyền, những
sự đổi thay cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người Tất cả đều là những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của con người, xã hội, là bước đệm đểu con người đi đến thời hiện đại Cho đến tận ngày nay, triết học phương Tây vẫn còn nguyên những giá trị cốt lõi của nó, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nhân loại
Được coi là “sự kết tinh tinh thần” của thời đại, triết học phương Tây đã đặt nền tảng cho phương thức tư duy và hành động nói riêng và cho đời sống tinh thần của người phương Tây nói riêng Nó là trụ cột của nền khoa học và công nghệ, nên văn hóa và văn minh phương Tây cũng như toàn bộ đời sống xã hội phương Tây từ xưa đến nay Triết học phương Tây đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử
II Triết học phương Tây thời Phục hưng
1 Bối cảnh ra đời
Sau mười thế kỉ chìm trong “đêm trường trung cổ”, các nước phương Tây bắt đầu bước vào giai đoạn Phục hưng - “khôi phục sự hưng thịnh” Sự “khôi phục” ở đây không chỉ là đem trở lại những thành tựu, giá trị tốt đẹp về kinh tế, xã hội, triết học,… của đế chế Hy Lạp - La Mã cổ đại mà còn phát triển, nâng tầm những giá trị đó, biến
nó trở nên phù hợp hơn với thực tại đời sống con người lúc bấy giờ cũng như kiến tạo nên những thành tựu mới cho nhân loại, đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai Đây có thể coi là một giai đoạn đỉnh cao về mặt văn hóa với rất nhiều những thành tựu về mọi mặt Thời kì này chính là cầu nối giữa thời kì trung cổ với hiện đại, cũng là lúc các thành tựu về toán học, khoa học, văn học,… được nở rộ Cũng trong thời gian này, ảnh hưởng và vị thế của Cơ Đốc giáo đã bị lung lay, Nhà thờ không còn nắm toàn
bộ quyền lực như xưa mà thay vào đó, giá trị của con người được nâng cao Con người giờ đây chính là trung tâm của vũ trụ, được đặt lên trên với vô vàn những câu hỏi về giá trị sống, mục đích sống, hay ta còn được biết đến với tên gọi là chủ nghĩa nhân văn
Về mặt kinh tế - khoa học - kĩ thuật, thời kì Phục hưng đã đạt được vô số những thành tựu lớn lao, có bước chuyển mình vực dậy sau bóng đêm của thời kì Trung cổ Ở thời kì này, con người, đặc biệt là giai cấp tư sản mới hình thành cần dựa vào khoa học
kĩ thuật để chống lại hệ tư tưởng duy tâm và tôn giáo xưa cũ Chính vì vậy, ta thấy lại được sự hồi sinh của chủ nghĩa duy vật, vô thần của thời cổ đại cũng như sự ra đời, hình thành và phát triển của các phát minh, sáng chế, các công trường thủ công Xã hội lúc này đang từng bước tiến tới nền kinh tế công nghiệp thủ công, kéo theo đó là những biến động không nhỏ về xã hội
Trang 8Về mặt văn hóa - xã hội, ta cũng được thấy rất nhiều thành tựu nổi bật với những phát kiến khoa học, những tư tưởng triết học của thời Cổ đại được khôi phục và phát triển Đây là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa, đồng nghĩa với bước chuyển mình chuẩn bị cho một nền văn hóa mới - văn hóa tư bản sơ khai hình thành Với sự xuất hiện của các công trường, những cuộc đấu tranh của nông dân và thợ thủ công nổ ra trên khắp châu Âu Tuy vậy, xã hội thời kì này cũng tồn tại rất nhiều những mâu thuẫn Triết học Phục hưng mang tính “hai mặt” của tư sản, đặt ra vô vàn những vấn đề yêu cầu các nhà tư tưởng phải giải quyết
Triết học Phục hưng không chỉ phục hồi, tái sinh những giá trị của nền văn hóa Cổ đại mà còn kiến tạo nó sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời Đây là bước chuẩn bị về mặt tinh thần cho cuộc cách mạng tư sản ở các nước châu Âu thời cận đại
2 Đặc điểm của triết học phương Tây thời Phục hưng
Đến với thời Phục hưng, chủ nghĩa duy vật cổ đại đã được khôi phục và khẳng định chỗ đứng của mình trong đời sống, đưa đến sự phát triển của khoa học tự nhiên, đối đầu trực diện chống lại tôn giáo, nhà thờ và chủ nghĩa duy tâm Ở đây, ta thấy giá trị của con người đã được công nhận Chủ nghĩa nhân văn xuất hiện gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo tư sản đã đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng của con người về quyền tự do, quyền được sống, được làm người
Triết học thời kì này cũng đã đánh dấu sự xuất hiện của những học thuyết khác nhau, tuy nhiên vì là giai đoạn quá độ, giai cấp tư sản mới chưa đủ sức để thực hiện một cuộc cách mạng cho nên ta vẫn có thể thấy được các yếu tố duy vật - duy tâm tồn tại đan xen vào nhau, xu hướng vô thần được biểu hiện dưới cái vỏ “phiếm thần luận”
- thuyết đồng nhất Thượng đế và giới tự nhiên
Nicolaus Copernicus là người kiên quyết bác bỏ Thuyết Địa tâm đã thống trị từ thời
Cổ đại đến tận thế kỉ XVI Học thuyết này được nhà thờ bảo hộ, coi Chúa là trung tâm của vũ trụ, điều hành và xoay chuyển vạn vật Copernicus với Thuyết Nhật tâm -khẳng định Mặt Trời mới là trung tâm của vũ trụ và các hành tinh khác mới xoay quanh Mặt Trời - đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thần
bí mà hệ thống nhà thờ dựa vào để cai trị, tạo ra một cuộc cách mạng, mở đường cho
sự phát triển vượt bậc của thế giới quan triết học dựa trên các thành tựu khoa học, đồng thời đưa thiên văn học trở thành một khoa học riêng
Đến với triết học khoa học, ta thấy Bruno đã bảo vệ và phát triển Thuyết Nhật tâm của Copernicus, tuy không sùng bái nhưng vẫn công nhận đây là một học thuyết tiến
bộ, cần phải được ủng hộ Bruno đã có nhiều quan niệm mang tính cách mạng, tiên đoán trước nhiều vấn đề của khoa học trong tương lai Ông quan niệm vũ trụ là một thế giới vô tận với vô vàn các vì sao, nhưng không có vì sao nào là trung tâm của vũ
Trang 9trụ theo nghĩa tuyệt đối Trái Đất có thể không phải là hành tinh duy nhất có sự sống
mà sự sống và con người cũng có thể tồn tại trên nhiều hành tinh khác trong vũ trụ Một trong những triết gia có tầm ảnh hưỏng nhất đến tận bây giờ phải kể đến Galilei
-“cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, -“cha đẻ của vật lí học hiện đại”,
“cha đẻ của khoa học” và “cha đẻ cảu khoa học hiện đại” Ông đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho vô vàn những thành tựu lớn lao của con người sau này
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự trỗi dậy của chủ nghĩa nhân văn, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của con người Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp thân xác cũng như vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ con người Triết học thời kì này coi con người
là một tồn tại tự do, là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, là chúa tể của muôn loài, kẻ phán xử cho toàn thể vũ trụ Có thể thấy rõ ràng tư tưởng đó qua những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, giàu giá trị như những bức tranh của Leonardo da Vinci, Raphael, Sandro Botticelli,… hay những tác phẩm được điêu khắc một cách hoàn mỹ, đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực giải phẫu con người như tượng David, tượng đài Pieta hay Dying Slave… Triết học Phục hưng khẳng định con người chính là chủ thể sáng tạo toàn bộ những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần, sáng tạo ra chính bản thân mình và
tự quyết định số phận của mình Nếu như thời Trung cổ, lao động được coi là hình phạt mà Chúa dành cho con người thì đến thời Phục hưng, lao động được khẳng định
là đặc trưng tồn tại cơ bản của con người, làm nên đạo đức, phẩm giá của con người Lao động giờ đây không còn là một sự đày đọa mà chính là phương tiện để con người tiến đến với hạnh phúc Nếu như triết học Trung cổ coi mục đích cuộc sống của con người là để phục vụ Chúa thì triết học Phục hưng ca ngợi đời sống trần thế, đưa ra những quan niệm mới về con người và đời sống mới - sự trở lại với cái tự nhiên, trải nghiệm đa chiều cuộc sống Con người khi này không còn sống khắc kỉ, sống khổ hạnh mà sống trải nghiệm, sống cùng thực tại và sống để tìm kiếm hạnh phúc Nhìn chung, các nhà triết học thời kì này đã có nhiều đấu tranh tích cực chống triết học kinh viện, tuy nhiên họ vẫn không thể vượt qua được giới hạn lịch sử và thực tiễn
xã hội lúc bấy giờ Họ vẫn phải đứng trên quan điểm thừa nhận hai chân lí: chân lí thuộc về giới tự nhiên và chân lí thuộc về Thượng đế Họ đã nhượng bộ khoa học với tôn giáo, thừa nhận về “cú hích đầu tiên” của Thượng đế đối với giới tự nhiên rồi sau
đó giới tự nhiên mới hoạt động theo riêng mình
III Triết học phương Tây thời Cận đại
1 Bối cảnh ra đời
Kết thúc thời Phục hưng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các tư tưởng triết học, những quan niệm, cái nhìn khoa học hơn về vũ trụ và con người, thời kì Cận đại xuất hiện với
Trang 10một cuộc tổng khủng hoảng hết sức sâu sắc Xã hội phương Tây lúc bấy giờ hình thành các dân tộc tư sản Giai cấp tư sản chính thức bước lên vũ đài đấu tranh chính trị, đối đầu với chế độ phong kiến, nhà thờ xưa cũ Khác với sự dè dặt, non trẻ của thời Phục hưng, các cuộc cách mạng tư sản giờ đây với quy mô toàn châu Âu lần lượt nổ ra
và giành thắng lợi Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học tự nhiên và sự ra đời của hàng loạt các phát minh, sáng chế đã giúp mở rộng sản xuất, nâng cao lao động Đây là thời kì chuyển mình biến đổi từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, phát triển mà
mở rộng thị trường một cách mạnh mẽ
Triết học lúc này có nhiệm vụ “đại phục hồi các khoa học”, cải tạo lại toàn bộ tri thức mà con người đạt được từ trước đến giờ Khoa học tự nhiên giờ đây có sự phân ngành rõ rệt, hình thành các bộ môn độc lập như toán học, vật lí học, hóa học, sinh học,… Việc xóa bỏ nhà thờ và triết học kinh viện trở thành một vấn đề cấp bách của xã hội Triết học Cận đại vừa kế thừa chủ nghĩa duy vật cổ đại, vừa bám sát những thành tựu văn hóa - khoa học tự nhiên đương đại để phát triển Con người cần phải nhận các quy luật của giới tự nhiên, từ đó vận dụng vào để cải tạo tự nhiên, phục vụ cuộc sống Chủ nghĩa duy vật siêu hình giờ đâu trở thành khuynh hướng chủ yếu của triết học thế
kỉ XVII - XVIII
2 Đặc điểm của triết học phương Tây thời Cận đại
Triết học Cận đại mang tính chiến đấu mạnh mẽ Nó là thế giới quan, là ngọn cờ kí luận của giai cấp tư sản đang lên chống lại phong kiến và giáo hội để thiết lập sự thống trị Các triết gia thời kì này cũng được coi như những nhà cách mạng Đây là thời kì thắng thế của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, khoa học đối với tôn giáo Chủ nghĩa duy vật giờ đây trở thành vũ khí lí luận của giai cấp cách mạng tư sản Trong thời kì này, vị thế con người được nâng tầm, đề cao, trở thành vấn đề trung tâm và là đối tượng nghiên cứu của triết học Con người giờ đây là “chúa tể” của giới
tự nhiên, là chủ nhân của giới tự nhiên, đồng thời tự làm chủ chính bản thân mình Nếu như ở thời Cổ đại, con người được đặt trong mối quan hệ với tự nhiên; thời Trung đại, con người được đặt trong mối quan hệ với Chúa, Thượng đế, giáo hội, nhà thờ; thời Phục hưng, con người được đặt chủ yếu trong mối quan hệ với cá nhân thì đến giai đoạn Cận đại, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quy định mà con người giờ đây được đề cập đến không chỉ trong tự nhiên mà còn tự quy định, làm chủ chính cuộc đời của bản thân Đông thời đây cũng là thời kì thắng thế của cách mạng tư sản, xã hội công dân được hình thành và con người giờ đây yêu cầu những quyền lợi, tư cách công dân của mình