1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

86 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Trần Xuân Phúc, Nguyễn Trà Giang, Mè Thị Thùy Châm, Đặng Nguyễn Hoàng Hưởng, Lê Thị Ngọc Thủy
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lưu trữ học – Quản trị văn phòng
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁ

Trang 1

ĐGQG-HCM Trường ĐHKHXH&NV

nhiệm Điện thoại Email

1 Nguyễn Trần Xuân Phúc Chủ nhiệm 0865965702 2356240050@hcmussh.edu.vn

2 Nguyễn Trà Giang Tham gia 0376781372 2356230008@hcmussh.edu.vn

3 Mè Thị Thùy Châm Tham gia 0764487422 2356230003@hcmussh.edu.vn

4 Đặng Nguyễn Hoàng Hưởng Tham gia 0917471912 2356240026@hcmussh.edu.vn

5 Lê Thị Ngọc Thủy Tham gia 0353407143 2356240063@hcmussh.edu.vn

Hồ sơ gồm

TT Tên văn bản Có Không

1 Thuyết minh đề tài o o

2 Văn bản khác o o

TP.HCM, tháng 5 năm 2024

Ngày nhận hồ sơ

Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV00

Tên đề tài: HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI SỬ DỤNG CHAT GPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA

VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẬC ĐẠI HỌC 13

1.1 Khái quát về ứng dụng ChatGPT 13

1.2 Ứng dụng ChatGPT trong học tập bậc đại học 30

1.3 Ứng dụng ChatGPT trong NCKH bậc đại học 33

1.4 Một số quy định pháp lý về sử dụng AI/ChatGPT trong giáo dục hiện nay 35

TIỂU KẾT 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 38

2.1 Khảo sát thực trạng 38

2.2 Đánh giá chung về thực trạng 56

TIỂU KẾT 64

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 66

3.1 Một số định hướng và yêu cầu khi sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên 66

3.2 Giải pháp nâng cao việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 71

TIỂU KẾT 76

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 4

Hình 1.1: Giao diện của ChatGPT 14

Hình 1.2: Giao diện của ChatGPT 15

Hình 1.3: Đặt câu hỏi cho ChatGPT 15

Hình 1.4: Lắng nghe và chỉnh sửa 16

Hình 1.5: Cách thức làm việc của Google 18

Hình 1.6: Cách thức sử dụng của ChatGPT 19

Hình 1.7: Cùng cách thức nhưng thông tin rõ ràng 19

Hình 1.8: Phản hồi của ChatGPT 20

Hình1.9: Phản hồi của Gemini 20

Hình 1.10: Tạo ra bài kiểm tra 22

Hình 1.11: Bài kiểm tra được tạo ra tiếp 23

Hình 1.12: Nội dung ban đầu 24

Hình 1.13: Nội dung khi được yêu cầu chỉ 24

Hình 1.14: Trả lời câu hỏi tư duy về môn 25

Hình 1.15: So sánh câu trả lời từ ứng dụng Gemini 25

Hình 1.16: Cập nhật tính năng VoiceGPT 27

Hình 1.17: Sai kiến thức tư tưởng và triết học 27

Hình 1.18: Thiếu sự hiểu biết chung 29

Hình 1.19: Thiếu dữ liệu từ sau năm 2021 29

Trang 5

Bảng 2.1: Tỉ lệ sinh viên các Khoa/Bộ môn tham gia khảo sát về việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 40 Bảng 2.2: Mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trong học tập và nghiên cứu khoa học 46 Bảng 2.3: Mức độ đánh giá các ưu điểm của ứng dụng ChatGPT 51 Bảng 2.4: Mức độ đánh giá các hạn chế của ứng dụng ChatGPT 59

Trang 6

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ sinh viên các năm tham gia khảo sát 38

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ sinh viên biết/không biết về ChatGPT 41

Biểu đồ 2.3: Sự hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về khái niệm ChatGPT 42

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ sinh viên sử dụng/không sử dụng ChatGPT 43

Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ sinh viên cho ý kiến về sự cần thiết sử dụng ChatGPT 44

Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ sinh viên sử dụng tài khoản ChatGPT Free/ChatGPT Plus 47

Biểu đồ 2.7: Mức độ thường xuyên sử dụng ChatGPT cho học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 49

Biểu đồ 2.8: Mức độ tin tưởng về tính chính xác của thông tin do ChatGPT cung cấp 50

Biểu đồ 2.9: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không giúp hoàn thành các bài tập, bài luận, bài báo cáo nhanh chóng hơn 52

Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không giúp nâng cao kết quả học tập và nghiên cứu khoa học 53

Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ sinh viên đánh giá giao diện của ChatGPT có/không dễ sử dụng 53

Biểu đồ 2.12: Đánh giá sự hào hứng của ChatGPT mang lại trong học tập và nghiên cứu khoa học 54

Biểu đồ 2.13: Mức độ hiệu quả mà ChatGPT đã mang lại cho học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học 54

Biểu đồ 2.14: Tỉ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng ChatGPT có/không gây rò rỉ thông tin 55

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh công nghệ số hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và có tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Một trong số đó là việc

sử dụng mô hình ngôn ngữ tự động như GPT (Generative Pre-trained Transformer) để tạo ra một trợ lý ảo có khả năng giao tiếp tự nhiên Phiên bản GPT-3.5, được phát triển bởi OpenAI, đã chứng minh sức mạnh của mình và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hỗ trợ khách hàng, giáo dục và nghiên cứu ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), có khả năng tạo văn bản, dịch ngôn ngữ, viết các loại nội dung sáng tạo khác nhau và cho ra các câu trả lời giải đáp được hết thắc mắc một cách thuyết phục nhất Với môi trường đại học năng động, nơi các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên đóng góp vào sự phát triển tri thức và tiến bộ của xã hội Vì vậy, việc sử dụng công nghệ chatbot như ChatGPT cung cấp một cơ hội đầy tiềm năng để tăng cường trải nghiệm học tập, khả năng tư duy và cung cấp hỗ trợ thông tin cho sinh viên và các nhà

Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung vào các khía cạnh như tăng cường giao tiếp sinh động, tạo ra môi trường học tập chủ động, và cải thiện khả năng nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo Ngoài ra, chúng tôi đặt mục tiêu xem xét cách ChatGPT có thể hỗ trợ trong việc tìm kiếm thông tin, xử lý ngôn ngữ

tự nhiên, tư vấn và đưa ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực đa dạng như khoa học, kỹ thuật, y học, xã hội học và nhiều lĩnh vực khác Bằng cách này, nghiên cứu hy vọng mang lại cái nhìn sâu sắc về cách mà ChatGPT có thể đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu suất học tập và nghiên cứu khoa học ở môi trường Đại học Đồng thời, mở ra cơ hội để thảo luận về các thách thức và triển vọng khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và nghiên cứu, cũng như đề xuất những hướng phát triển tiềm

năng cho tương lai

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện đại, với sự bùng nổ của thông tin và ứng dụng trực tuyến, sinh viên có thể truy cập đến một lượng thông tin lớn và đa dạng, tạo ra một môi trường học

nó phù hợp với môi trường học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc sinh viên cần chú trọng trong việc tiếp cận và quản lý thông tin từ công cụ trí tuệ nhân tạo này Với những cơ hội và thách thức đó, ChatGPT mang lại không chỉ lợi ích trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu mà còn đặt ra nhiều vấn đề về tính chính xác của thông tin và khả năng tư duy độc lập của sinh viên

Trước sự phát triển của công nghệ, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng ứng dụng ChatGPT trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học của sinh viên Cụ thể:

Adiguzel và các tác giả khác (2023) đã đề cập đến trong “Revolutionizing education with AI: Exploring the transformative potential of ChatGPT” (tạm dịch “Cách mạng hóa giáo dục với AI: Khám phá tiềm năng biến đổi của ChatGPT”) rằng trí tuệ

nhân tạo (Al) đã dẫn đến một kỷ nguyên mới của sự đổi mới và chuyển đổi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục Công nghệ này cung cấp các công cụ và ứng dụng mới

có tiềm năng biến đổi phương pháp dạy và học truyền thống với các ưu điểm như cải thiện năng suất, kết quả học tập, hướng dẫn cá nhân hóa, phản hồi thức thì và sự tham gia của người học Bên cạnh đó, thông qua công trình nghiên cứu, các tác giả mong muốn sẽ cung cấp thông tin sâu sắc về cách Al có thể được kết hợp thành công vào môi trường giáo dục để mang lại lợi ích cho cả người hướng dẫn và sinh viên Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng trong giáo dục, ngoài việc ChatGPT có một số lợi ích thì bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định Cụ thể những vấn đề về đạo đức và thực tiễn xung quanh việc ứng dụng ChatGPT trong giáo dục bao gồm khả năng sai lệch trong thuật toán và yêu cầu về sự chuẩn bị và hỗ trợ đầy đủ từ giảng viên Qua đó, các nhà nghiên cứu khuyến khích việc sử dụng có đạo đức và trách nhiệm các công nghệ này để nâng cao quá trình dạy và học, cũng như đóng góp vào cuộc thảo luận về vị trí của Al trong giáo dục

Trang 9

Trong công trình nghiên cứu “Impact of ChatGPT on ESL students’ academic writing skills: a mixed methods intervention study” (tạm dịch “Tác động của ChatGPT đến kỹ năng viết học thuật của sinh viên ESL: một nghiên cứu can thiệp theo các phương pháp hỗn hợp”), Mahapatra (2024) đã đề cập đến tác động của ChatGPT như một công

cụ phản hồi mang tính hình thành đối với kỹ năng viết của sinh viên đại học ESL Từ các liệu được thu thập từ những sinh viên ESL cấp đại học thông qua ba bài kiểm tra và nhiều cuộc thảo luận nhóm tập trung Các phát hiện cho thấy tác động tích cực đáng kể của ChatGPT đối với kỹ năng viết học thuật của sinh viên và nhận thức của sinh viên về tác động này cũng cực kỳ tích cực Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu, tác giả thấy rằng ChatGPT có thể dẫn đến việc thiếu động lực để suy nghĩ và phụ thuộc vào máy móc nhiều hơn ChatGPT được cho là đã áp đặt một khuôn mẫu cho cách viết và cản trở sự sáng tạo trong cách tổ chức nội dung Điều này đặt ra yêu cầu thiết thực và cấp bách cho sinh viên trong việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao

Có thể thấy, để thích ứng với sự phát triển của công cụ trí tuệ nhân tạo trong môi trường giáo dục, mỗi sinh viên cần có cái nhìn nhận và sự hiểu biết về các công cụ hỗ trợ này nhằm khai thác có hiệu quả những tiện ích mang lại giúp nâng cao kết quả học tập và nghiên cứu khoa học Nguyễn Đức Vương và Phan Trọng Tiến (2023) đã nhấn

thế giới và Việt Nam” về việc sử dụng ChatGPT trong bối cảnh giáo viên, sinh viên và

nhà quản lý tại cấp đại học Các nhận định tập trung vào những mặt tích cực của việc khai thác và sử dụng hiệu quả ứng dụng này với từng đối tượng cụ thể, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công việc và học tập Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu cũng phân tích các nhóm ngành được hỗ trợ nhiều và nhóm ngành không phải thế mạnh của ứng dụng Ngoài ra, các tác giả còn đề cập những hạn chế và lỗ hổng

mà người dùng cần cảnh giác, khuyến khích sử dụng công nghệ một cách thông minh nhằm đáp ứng tốt đa nhu cầu công việc

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng ChatGPT đã và đang trở thành một ứng dụng trí tuệ nhân tạo có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu con người, nhất

là môi trường giáo dục Từ đó góp phần tối ưu hóa trải nghiệm học tập của sinh viên và tạo ra môi trường học tập linh hoạt và cá nhân hóa Bên cạnh đó, việc lạm dụng phần mềm này quá nhiều sẽ gây ra rủi ro cho sinh viên Đáng lo ngại nhất là chất lượng giáo

Trang 10

dục của thế hệ trẻ sau này Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chưa đưa ra một cách cụ thể

về thực trạng sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam Trường là cơ sở tiên phong đưa ra các chương trình học thuật mới đáp ứng nhu cầu xã hội Hơn hết, ChatGPT đang trở thành một công cụ phổ biến trong môi trường giáo dục, đặc biệt là đối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, bên cạnh việc ứng dụng ChatGPT phục vụ học tập, việc ứng dụng ChatGPT vào việc nghiên cứu khoa học lại khá thấp

Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy hoạt động nghiên cứu đề

tài “Sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”

là vấn đề cần thiết và cấp bách, nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng sử dụng ChatGPT cũng như những ưu điểm và thách thức của công cụ trí tuệ này đem lại trong học tập và nghiên cứu khoa học Từ đó nâng cao chất lượng học tập và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng phát triển mạnh mẽ nhất Trong số các ứng dụng AI nổi bật, ChatGPT - một mô hình ngôn ngữ tiên tiến được phát triển bởi OpenAI - đã thu hút sự chú ý đáng kể từ cộng đồng học thuật và các ngành công nghiệp ChatGPT, với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên vượt trội, không chỉ mở ra những triển vọng mới trong giao tiếp giữa người và máy mà còn hứa hẹn mang lại nhiều ứng dụng hữu ích trong giáo dục, nghiên cứu, và nhiều lĩnh vực khác Dưới đây là những công trình nghiên cứu liên quan đến ChatGPT được ứng dụng trong giáo dục:

Language Models for Education” (tạm dịch “ChatGPT có tốt không? Về cơ hội và thách thức của các mô hình ngôn ngữ lớn cho giáo dục”), Kasneci and et al (2023) đã đánh giá và phân tích những lợi ích và thách thức tiềm năng của việc ứng dụng các mô hình

Trang 11

ngôn ngữ lớn trong lĩnh vực giáo dục từ quan điểm của học sinh và giáo viên Bài báo tóm tắt tình trạng hiện tại của các mô hình ngôn ngữ lớn và mô tả các ứng dụng của chúng trong giáo dục Bên cạnh đó, cung cấp một cái nhìn về cách sử dụng các mô hình này để tạo nội dung giáo dục, cải thiện sự tham gia và tương tác của học sinh, và cá nhân hóa trải nghiệm học tập Tuy nhiên, bài báo cũng nhấn mạnh về các thách thức tồn tại khi áp dụng các mô hình ngôn ngữ lớn trong giáo dục Những thách thức này bao gồm yêu cầu giáo viên và học sinh phát triển kỹ năng và kiến thức để hiểu công nghệ này, cũng như những giới hạn Ngoài ra, bài báo còn nhấn mạnh về sự cần thiết của một chiến lược rõ ràng trong hệ thống giáo dục, phương pháp giảng dạy tập trung vào tư duy phản biện, kiểm tra sự thật để sử dụng và tận dụng các mô hình ngôn ngữ lớn một cách hiệu quả trong quá trình học và giảng dạy Bài báo cũng nhắc đến một số thách thức khác như độ thiên vị tiềm năng trong kết quả đầu ra, nhu cầu giám sát liên tục từ con người

và khả năng lạm dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục Tuy nhiên, tác giả tin rằng, với việc xử lý một cách khôn ngoan, những thách thức này có thể cung cấp thông tin và cơ hội trong việc khám phá các tình huống giáo dục, giúp sinh viên hiểu sớm về các vấn đề xã hội tiềm năng, tính phê phán và rủi ro liên quan đến ứng dụng trí

tuệ nhân tạo

Trong nghiên cứu “Engineering Education in the Era of ChatGPT: Promise and

ChatGPT: Lời hứa và cạm bẫy của AI sáng tạo cho giáo dục”), Qadir and et al (2023)

đã nghiên cứu về lợi ích và thách thức tiềm năng của ChatGPT Công nghệ này có tiềm năng cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân và hiệu quả bằng cách cung cấp phản hồi và giải thích tùy chỉnh cho sinh viên, cũng như tạo ra các mô phỏng ảo chân thực cho việc học tập thực hành Tuy nhiên, cũng cần xem xét các giới hạn của ChatGPT và các hệ thống AI tương tự khác Chúng chỉ có hiệu suất tốt dựa trên dữ liệu đào tạo của chúng

và có thể duy trì sự thiên vị hoặc tạo ra và lan truyền thông tin sai lầm Sử dụng ChatGPT trong giáo dục cũng gây ra những mối quan tâm về mặt đạo đức như khả năng sử dụng không trung thực của sinh viên và khả năng loại bỏ con người khỏi công việc bởi công nghệ Bên cjanh những tiện ích đem lại thì ChatGPT vẫn còn một số hạn chế Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được các hậu quả của công nghệ và nghiên cứu cách thích ứng với môi trường giáo dục để đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo có thể tận dụng được những lợi ích mà AI mang lại/

Trang 12

Ngoài ra, Tlili and et al (2023) đã đề cập trong nghiên cứu “What if the devil is my guardian angel: ChatGPT as a case study of using chatbots in education” (tạm dịch

Điều gì sẽ xảy ra nếu ác quỷ là thiên thần hộ mệnh của tôi: ChatGPT như một nghiên cứu điển hình về việc sử dụng chatbot trong giáo dục”) về việc sử dụng ChatGPT trong giáo dục qua ba giai đoạn Giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu cho thấy rằng cuộc tranh luận công khai trên mạng xã hội liên quan đến việc sử dụng ChatGPT trong giáo dục nói chung là tích cực và có sự hào hứng Tuy nhiên, cũng có một số người tiếp cận một cách thận trọng khi sử dụng ChatGPT trong giáo dục Giai đoạn thứ hai của nghiên cứu tập trung vào việc xem xét trường hợp sử dụng ChatGPT trong các khía cạnh chuyển đổi giáo dục, chất lượng phản hồi, tính hữu ích, tính cách và cảm xúc, và đạo đức Các yếu tố này được xem xét để hiểu rõ hơn về tác động của ChatGPT trong môi trường giáo dục Giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu là việc điều tra trải nghiệm người dùng thông qua mười kịch bản giáo dục khác nhau Việc này đã tiết lộ một số vấn đề khác nhau như gian lận, trung thực và chân thành của ChatGPT, lừa đảo riêng tư và thao túng Kết quả của nghiên cứu cung cấp một số hướng nghiên cứu cần được xem xét để đảm bảo việc

áp dụng ChatGPT và các chatbot khác trong giáo dục là an toàn và có trách nhiệm Các hướng nghiên cứu này nhằm tăng cường hiểu biết về việc sử dụng chatbot trong môi trường giáo dục và đảm bảo rằng các ứng dụng AI như ChatGPT được triển khai một cách an toàn và có tính đạo đức

Ngày 13/2/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt

Nam tổ chức Tọa đàm “Chat GPT, Trí tuệ nhân tạo – Lợi ích và thách thức đối với giáo dục” gồm các chuyên gia hàng đầu cùng nhau giải quyết và đưa ra những phương án để

chuẩn bị đối đầu với những thách thức mới - thách thức 4.0 Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, công nghệ thông tin trong nhiều thập kỷ qua mang lại rất nhiều lợi ích và

đặc biệt hơn trong giáo dục giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả: “Chắc chắn những công nghệ này sẽ tác động một cách căn bản và toàn diện tới mọi mặt trong ngành giáo dục, từ chương trình giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy và học, cách tiếp cận học liệu, cách tiếp cận với tri thức của người học” Dù xuất hiện trong thời gian

ngắn nhưng ChatGPT đã tạo nên cơn sốt toàn cầu PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng

Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Sản phẩm này đã đi thẳng đến người dùng đại chúng Những người làm công nghệ thấy đây

là phần mềm demo cho công nghệ mô hình xử ngôn ngữ lớn Vì vậy, chúng ta không nên

Trang 13

kỳ vọng nó thay thế con người trong “một sớm một chiều” vì ChatGPT là phần mềm mang tính dự đoán, không có khả năng tư duy như con người”

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ChatGPT trong giáo dục đã làm rõ những lợi ích và thách thức mà công nghệ này mang lại Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ChatGPT có tiềm năng cải thiện trải nghiệm học tập và giảng dạy thông qua việc cá nhân hóa nội dung và tăng cường sự tham gia của người học Bên cạnh đó, các chuyên gia đều đồng tình rằng, để tận dụng hiệu quả ChatGPT, cần có một chiến lược giáo dục

rõ ràng và một phương pháp giảng dạy tập trung vào tư duy phản biện và kiểm tra sự thật Việc nghiên cứu và hiểu rõ các khía cạnh này sẽ giúp ứng dụng ChatGPT một cách

an toàn và có trách nhiệm trong giáo dục

Tuy nhiên, việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học cũng đặt

ra những thách thức nhất định Cụ thể:

Không nằm ngoài cơn sốt AI, trường FUNiX (2023) cũng đã tổ chức Hội thảo

“Thách thức của Giáo dục phi truyền thống” thu hút nhiều chuyên gia công nghệ, giáo

dục tham gia “FUNiX không coi sự ra đời của ChatGPT là một hiểm họa mà đây là cơ hội để dịch vụ giáo dục được cung cấp một cách tốt hơn”, ông Xuân - Phó giám đốc trường cho biết: Qua nghiên cứu các tính năng của ChatGPT, ông Xuân đánh giá, sự khác biệt lớn nhất của ChatGPT với các công cụ khác chính là khả năng tư duy và hội thoại Nếu Google đưa ra quá nhiều thông tin và buộc người dùng phải tự đi tìm câu trả lời thì ChatGPT có khả năng tổng hợp thông tin và đưa ra câu trả lời ban đầu cho người dùng (dù có thể không chính xác) Vấn đề đặt ra, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên như thế nào?

Trước thực tế này, ông Nguyễn Hải Nam - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chuyên sâu x Series cho biết, Trường Funix thực hiện thử nghiệm về công tác khảo thí và nhận thấy, toàn bộ các phần trả lời về kiến thức cơ bản ChatGPT đã trả lời khá tốt Đối với các câu hỏi tư duy cơ bản thì ứng dụng này cũng từng bước tiệm cận và xử lý được

“Tuy nhiên khi áp dụng những câu hỏi tư duy cao để một học viên có thể đi làm ngay tại doanh nghiệp thì ChatGPT chưa tiệm cận được Do vậy, ngay khi ChatGPT ra đời FUNiX đã điều chỉnh dần phần khảo thí Những câu hỏi về kiến thức có sẵn, tư duy ít

sẽ được lược bỏ dần thay thế vào đó là những câu hỏi mang tính tư duy cao”

Trang 14

Và đặc biệt quan trọng đây là vai trò cá nhân hóa, cá thể hóa quá trình học tập của người học Đặc biệt, ChatGPT không có sự trao đổi giữa con người với con người nên sinh viên thoải mái hơn trong việc đưa ra các câu hỏi Bởi, có công cụ này nên sinh viên mạnh dạn hỏi thầy hơn hẳn và đây là bước đầu tiên rất quan trọng nhưng nó lại không thể trả lời một cách cụ thể theo cảm xúc và cảm tính của con người nên khi sử dụng vài lần sinh viên có thể sẽ khó hiểu và không tìm được cách giao tiếp mới Ngoài ta, trong

cả phần boxchat cũng đã từng trả lời rất khiêm tốn “ChatGPT không được thiết kế để sử dụng cho mục đích dạy học” TS Đàm Quang Minh cho rằng, khi trí tuệ nhân tạo phát

triển, công nghệ dạy học ngày càng hiện đại buộc giáo dục phải nâng tầm phương pháp

giảng dạy và kiểm tra đánh giá “Nhưng điều đó không có nghĩa ChatGPT có khả năng thay thế Nó chỉ bổ sung và nâng thêm một bước tiến mới Bước tiến này tôi cho rằng là tích cực bởi cung cấp cho người học một cách học mới, hiệu quả hơn, nhiều thông tin hơn và nhiều sự sáng tạo hơn”

Sự xuất hiện của ChatGPT có thực sự đáng lo ngại? Theo TS Tôn Quang Cường (2023), giáo dục luôn hướng đến độ mở về kiến thức, sự sáng tạo và đa dạng trong cách học tập vì sự phát triển của cá nhân người học Hay nói cách khác, điều quan trọng đối với giáo dục không phải là có câu trả lời hay nội dung của nó, mà là cách mà người học tìm ra được câu trả lời thì các công nghệ dựa trên nền tảng AI lại tập trung phát triển các tính năng để giải quyết và tạo ra các “điểm cuối” (endpoint) của sự tìm kiếm, câu trả lời, phân loại, ra quyết định Điều này đang đặt ra thách thức tìm kiếm điểm cân bằng mới cho các nhà công nghệ giáo dục khi triển khai các mô hình dạy học phi truyền thống Hiện nay, nhiều trường học ở Mỹ, Úc…đã cấm học sinh sử dụng ChatGPT và một

số chatbot AI khác có khả năng tạo lập văn bản như bài luận, bài kiểm tra Sự lo lắng của các nhà giáo dục hiện nay về nguy cơ gia tăng gian lận trong học tập do sử dụng ChatGPT mới chỉ là vấn đề nhỏ

Chẳng hạn, để khắc phục hiện tượng gian lận, công cụ miễn phí GPT Zero sẽ phân tích và phán đoán tính xác thực của văn bản dựa trên thuật toán xác định ngôn ngữ do con người viết ra (thường trong ngôn ngữ tự nhiên, một số câu do con người viết ra có thể khá đơn giản, theo khuôn mẫu, nhưng chắc chắn sẽ có “hỗn loạn” (perplexities),

“bùng phát” mang tính cá nhân (burstiness) khi tiếp tục viết các đoạn văn, câu văn dài hơn) Trong khi đó, sự phức tạp, “hỗn loạn” lại được phân bố đồng đều và liên tục ở mức thấp, hiếm có sự “bùng phát” trong các văn bản do máy tạo ra Kiểm tra, đánh giá

Trang 15

trong giáo dục đại học cũng cần có sự thay đổi Thay vì sử dụng các phương pháp đánh giá truyền thống nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ của sinh viên, các phương pháp mới cần kiểm tra kỹ năng ứng dụng kiến thức đã học Đánh giá các dự án thử nghiệm của sinh viên sẽ không chỉ giúp đánh giá kỹ năng sử dụng kiến thức và còn khuyến khích quá trình sáng tạo của sinh viên

Liên quan đến các vấn đề đạo đức và liêm chính học thuật, các cơ sở giáo dục đại học cần có các chính sách và hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng AI trong học tập và nghiên cứu khoa học Phương pháp tiếp cận nhân văn sẽ là chìa khóa để sinh viên chuẩn

bị cho những biến động diễn ra trong tương lai Khuyến khích sinh viên suy nghĩ, sáng tạo, chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân khi sử dụng các công cụ AI miễn phí sẽ giúp họ có những hiểu biết sâu sắc hơn về liêm chính khoa học và đạo đức học thuật Việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học mang lại nhiều cơ hội và thách thức đáng kể Các nghiên cứu và thực tiễn từ các tổ chức giáo dục khác nhau đã chỉ ra, ChatGPT có tiềm năng nâng cao trải nghiệm học tập thông qua việc cung cấp thông tin và hỗ trợ học tập cá nhân hóa Tuy nhiên, công nghệ này cũng đặt ra những thách thức liên quan đến tính chính xác của thông tin, đạo đức sử dụng, và nguy cơ gian lận trong học tập Trong bối cảnh này, việc cân bằng giữa khai thác công nghệ và duy trì tính liêm chính học thuật là vô cùng cần thiết Sự xuất hiện của ChatGPT không chỉ

là thách thức mà còn là cơ hội để các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số Với phương pháp tiếp cận nhân văn và có trách nhiệm, ChatGPT có thể trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học

Tổng kết lại, đây là thách thức nhưng đồng thời cơ hội để nền giáo dục đẩy mạnh tham gia và nghiên cứu kỹ để đưa ra chính sách phù hợp Hiện tại còn quá sớm để đưa

ra câu trả lời cho việc nên khuyến khích phát triển không giới hạn ChatGPT hay đặt ra một giới hạn cho nó Để nhìn rõ bản chất, chúng ta cần đứng ở nhiều góc độ, từ phía các nhà công nghệ, những chuyên gia công nghệ, và đứng từ phía khai thác sử dụng, từ phía chuyên gia giáo dục, làm sao quản lý, hỗ trợ về mặt chính sách để có thể phát huy những tính năng, lợi thế của công cụ này nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung cũng như để hạn chế những mặt trái, tác động tiêu cực của những công nghệ, công cụ này

Trang 16

3 Mục tiêu nghiên cứu

Với mục tiêu chính là đánh giá thực trạng sinh viên sử dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo AI/CHATGPT tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó rút ra được những bài học để sinh viên ứng dụng vào học tập và nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả khi đứng trước thời đại của cách mạng công nghệ Vì vậy đề tài cũng xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổng hợp các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý liên quan đến việc sử dụng

ChatGPT/AI trong môi trường giáo dục đại học

Thứ hai, đánh giá thực trạng sinh viên sử dụng ChatGPT trong quá trình học tập

và nghiên cứu khoa học bậc đại học

Thứ ba, đề xuất các giải pháp cho việc sử dụng ChatGPT một cách hợp lý trong

môi trường đại học để trở thành một công cụ có ích hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, nhóm nghiên cứu áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản Cụ thể là:

Trang 17

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nhằm thu thập thông tin và dữ liệu bằng cách sử các tài liệu, tư liệu, sách báo, bài nghiên cứu, và các nguồn thông tin khác sẵn có ở trong và ngoài nước đề cập đến ChatGPT nói riêng và các ứng dụng AI nói chung Trong đó, các thông tin thường liên quan cụ thể đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách và các số liệu thống kê Trên cơ sở đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và triển khai thực hiện các nhiệm vụ mới Nhờ cách tiếp cận này, chúng tôi có cơ sở để đi sâu hơn vào vấn đề, đưa ra cái nhìn khái quát và tổng quan nhất

về việc sử dụng ChatGPT của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả

Phương pháp điều tra khảo sát là phương pháp sử dụng một số câu hỏi để khảo sát các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng ChatGPT trong sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến hành phát 162 bảng hỏi cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thông qua nền tảng Google Forms Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi liên quan đến vấn đề sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm thu thập những ý kiến chủ quan của đối tượng về vấn đề đang nghiên cứu

Phương pháp thống kê, tổng hợp là phương pháp được sử dụng để thu thập, thống

kê và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, hệ thống các văn bản pháp lý, tài liệu, dữ liệu thu thập từ thực tế Qua đó khái quát, đánh giá tình hình thực trạng và xây dựng cơ sở để đề xuất các giải pháp cho vấn đề sử dụng ChatGPT của sinh viên hiện nay

Phương pháp phân tích, so sánh là phương pháp được sử dụng dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được, từ đó nhóm tiến hành phân tích nhằm bổ sung thông tin mới đầy đủ, chính xác nhất và loại bỏ những thông tin trùng lặp Trên cơ sở đó, so sánh thực trạng với cơ sở lý luận, các quy định, hướng dẫn do Nhà nước và Nhà trường đặt ra về

sử dụng AI/ChatGPT trong giáo dục

Từ việc áp dụng các phương pháp trên vào quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mong muốn mang đến những cái nhìn toàn diện nhất về việc sử dụng ChatGPT của sinh

Trang 18

viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài trình bày, tổng hợp và hệ thống hóa những cơ sở lý luận, quy định pháp lý

về sử dụng AI/ChatGPT nói riêng và ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong giáo dục hiện nay

Trang 19

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP VÀ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẬC ĐẠI HỌC 1.1 Khái quát về ứng dụng ChatGPT

1.1.1 Khái niệm ChatGPT

Trí tuệ nhân tạo AI hiện nay đang được quan tâm hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó có giáo dục AI mang lại nhiều tiện ích đáng kể cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo Một trong những công cụ nổi bật của AI là ChatGPT đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong học sinh, sinh viên và các đối tượng người học khác

ChatGPT là một công cụ được phát triển bởi công nghệ AI của Công ty OpenAI – một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ChatGPT ra mắt vào ngày 30/11/2022, được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ có tên gọi là GPT-3.5 Đây

là một loại công nghệ được lập trình để có thể hiểu và sử dụng ngôn từ tự nhiên của con người một cách tự động, công nghệ này đã thu hút trên 10 triệu người dùng mỗi ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt Sam Altman - đồng sáng lập và CEO của Open AI (2022), sinh năm 1985 và là cha đẻ của ChatGPT Trong đó, GPT là viết tắt của “Generative Pre-trained Transformer”, được thiết lập và phát triển từ ba nguồn thông tin chính: (1) Thông tin có sẵn công khai trên các website, (2) Thông tin được cấp phép từ bên thứ ba cho Open AI, (3) Thông tin do chính người dùng cung cấp Theo đó, thông tin từ các nguồn này chủ yếu xuất phát các kho dữ liệu mở, dữ liệu điện tử rộng lớn, trong đó có cả website Reddit - nơi lưu trữ đa dạng và phong phú các thông tin trên toàn thế giới và các cuộc thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau Đối với nguồn thông tin loại (1), Open AI sử dụng thông tin có sẵn công khai miễn phí và công khai trên internet Open AI áp dụng các bộ lọc và xóa các thông tin mà họ không muốn ChatGPT học hoặc xuất ra, chẳng hạn như ngôn từ gây chia rẽ, thù địch, những nội dung người lớn

Trang 20

Hình 1.1: Giao diện của ChatGPT

ChatGPT dựa trên trí tuệ nhân tạo AI có thể truy cập qua internet ChatGPT được phát triển theo phương thức hiểu và trả lời các câu hỏi, cũng như các mệnh lệnh của người dùng ChatGPT làm được điều này bằng cách “đọc” một lượng lớn thông tin (từ ngữ) hiện có, học được cách thức các từ ngữ có xu hướng xuất hiện trong ngữ cảnh với các từ ngữ khác Sau đó, ChatGPT sử dụng những gì đã “học” để dự đoán những từ có khả năng xuất hiện tiếp theo, đáp lại yêu cầu của người dùng Cách thức này tương tự như khả năng tự động thực hiện mệnh lệnh trên công cụ tìm kiếm, điện thoại thông minh

Ví dụ, khi người dùng yêu cầu ChatGPT hoàn thành câu: “Thay vì rẽ trái, cô ấy rẽ….”, ChatGPT có thể trả lời bằng các từ ngẫu nhiên Nhưng sau quá trình đã “đọc” và “học” nhiều từ ngữ, ChatGPT sẽ hiểu và dự đoán được từ chính xác và phù hợp hơn trong ngữ cảnh câu này là rẽ “phải”

ChatGPT tối ưu hóa cuộc đối thoại với người dùng bằng cách sử dụng phương pháp Reinforcement Learning with Human Feedback (RLHF) (Học tập tăng cường có

sự phản hồi của người dùng), là phương pháp “bắt chước” ngôn từ, sở thích, xu hướng

sử dụng của con người để đáp ứng yêu cầu của người dùng Công cụ xử lý ngôn ngữ này có khả năng tương tác ở dạng đối thoại đàm thoại và đưa ra những phản hồi có vẻ giống như của con người Mô hình ngôn ngữ này có khả năng trả lời các câu hỏi, hỗ trợ thực hiện các tác vụ như soạn email, viết luận, ngôn ngữ lập trình và viết nội dung Việc

sử dụng công cụ ChatGPT hiện đang được cung cấp miễn phí cho người dùng trong giai đoạn nghiên cứu và thu thập phản hồi từ khách hàng Việc lập trình và phát triển của ứng dụng này còn dựa vào đánh giá và phản hồi của người sử dụng nên ChatGPT có thể

xác định được sở thích hay mong muốn của người dùng khi đặt câu hỏi

Trang 21

Hình 1.2: Giao diện của ChatGPT

GPT đã được đơn giản và tối ưu hóa hơn so với các AI chat khác Khi ta hỏi một vấn đề nào đó với một nội dung cụ thể thì tỉ lệ phần trăm sai của Chat AI sẽ rất ít và khi nội dung càng cụ thể thì thời gian tìm kiếm và phản hồi sẽ rõ ràng hơn Chính vì thế ChatGPT là ứng dụng được đem ra làm đối tượng so sánh và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học không ngừng đào sâu và phát triển

Hình 1.3: Đặt câu hỏi cho ChatGPT

ChatGPT đã được sử dụng và được nhà sáng lập nâng cấp, thay đổi giao diện thông qua những ý kiến của người dùng Trong đó GPT-1 là đời đầu có kích thước, độ phức tạp khá ít so với các phiên bản sau này Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đã cho AI chatbox làm một bài kiểm tra để đánh giá mức độ thông minh bằng các siêu tham số hay còn gọi là Hyper Parameters Để cho ra sản phẩm hoàn thiện, các nhà khoa học tại OpenAI đã thu thập và tích lũy số lượng lớn tài liệu ở các website trên toàn thế giới và các văn bản chữ viết của con người từ các nguồn như: Bách khoa

Trang 22

toàn thư, Wikipedia, hay hàng triệu các tạp chí khoa học lớn nhỏ trên toàn cầu Ngay sau khi tích lũy được khối thông tin đầy đủ, các nhà khoa học đã tiến hành xử lý thông tin và lựa chọn nội dung trước khi đưa cho mô phỏng AI đọc và huấn luyện hàng ngàn hoặc thậm chí là hàng triệu lần Khi đọc khối dữ liệu này, mô hình AI sẽ tìm và hiểu được thông tin của từng phần và biết được ý nghĩa của từng tầng từ và câu Và khi đọc càng nhiều lần thì AI sẽ càng hiểu nhiều và hiểu sâu về ý nghĩa của các tầng đó

Hình 1.4: Lắng nghe và chỉnh sửa

1.1.2 Các lĩnh vực ứng dụng ChatGPT

Chat GPT với khả năng tự học và học sâu, tự phát triển và tạo ra các cuộc trò chuyện giao tiếp như giữa con người với con người đã mở ra nhiều cánh cửa trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau Dưới đây là một số lĩnh vực chính mà ChatGPT có thể được ứng dụng:

Hỗ trợ học tập và nghiên cứu: Chat GPT có thể giúp nghiên cứu viên tìm kiếm và tìm hiểu thông tin từ các nguồn dữ liệu phức tạp Ngoài ra ChatGPT còn hỗ trợ quá trình lên kế hoạch và thực hiện các dự án nghiên cứu

Giáo dục và học tập: ChatGPT trợ giúp học tập trực tuyến, khi người học ở xa hoặc gặp cản trở về không gian hoặc thời gian thì ChatGPT sẽ hỗ trợ học tập trực tuyến như gợi ý các giáo trình và sắp xếp cụ thể bài giảng nếu người dùng yêu cầu ChatGPT hỗ trợ sinh viên và học viên trong việc hiểu bài giảng, giải bài tập Khi người dùng chưa hiểu rõ về các vấn đề từ bài giảng mà AI soạn ra, người dùng đặt ra câu hỏi cụ thể và Chat GPT sẽ giải đáp thắc mắc một cách rõ ràng hơn, và thậm chí làm phong phú trải nghiệm học tập trực tuyến

Trang 23

Đào tạo nhân sự: ChatGPT có thể hỗ trợ trong việc đào tạo nhân viên mới như đưa

ra các bài giảng lý thuyết để tiết kiệm thời gian học việc và thời gian mở lớp, thay vào

đó có thể vừa học lý thuyết trên AI và song song với đó là làm thực hành ở nơi làm việc Hoặc ChatGPT có thể cung cấp thông tin cho việc đào tạo liên tục của tổ chức

Dịch ngôn ngữ và giao tiếp đa ngôn ngữ: Với khả năng học tập sâu và vốn từ phong phú, AI chatbox có thể học tập và dịch các văn bản bình thường sang nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau nhưng vẫn giữ được ý nghĩa của văn bản đó Hơn nữa, ChatGPT đồng thời có thể truyền tải thông tin người dùng muốn nói đối với những người khác ở các quốc gia khác, hay với những người gặp trở ngại về giao tiếp hoặc ngôn ngữ

Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ người dùng: Tạo ra các tin nhắn như người với người sử dụng để có một cuộc hội thoại cung cấp, trả lời thông tin liên quan đến mặt hàng mà khách hàng mong muốn Đồng thời đưa ra các thông tin liên quan đến hàng hóa một cách nhanh chóng và cụ thể hơn, hạn chế được việc thuê nhân viên và tránh việc mất thời gian để làm những công việc khác

Tạo nội dung sáng tạo: ChatGPT tạo ra và lên kế hoạch cho các kịch bản, tạo ra một kế hoạch cụ thể cho các nhà sáng tạo nội dung hay các đạo diễn dựa trên các nguồn thông tin, mẫu truyện ngắn hay các ý tưởng mà người dùng gửi cho AI chatbox Hơn hết, các ý tưởng sẽ được mở rộng và kịch bản cũng hay hơn mà vẫn mang được nét riêng của bản thân người dùng

Y tế và nghiên cứu y học: ChatGPT có thể cung cấp thông tin về các căn bệnh và đưa ra giải pháp hoặc kê các đơn thuốc để chữa trị các căn bệnh đó, việc này sẽ hạn chế mặt giao tiếp giữa người với người trong các căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi mà vẫn tìm ra được giải pháp chữa trị cho người đang mắc bệnh đó ChatGPT hỗ trợ trong việc đọc và tổng hợp thông tin từ các bài báo và nghiên cứu y học cho các sinh viên y đang tham gia nghiên cứu hoặc học tập tại trường y để cải thiện và nâng cao học tập hay chất lượng y tế sau này

Phân tích dữ liệu và thông tin: Vì là AI được tạo ra từ các dữ liệu và thu thập thông tin nên việc này là thế mạnh của ChatGPT, vì thế việc phân tích dữ liệu so với các AI chatbox khác hay với Google, Cốc Cốc thì ChatGPT có phần hiệu quả hơn, đưa ra thông

số cụ thể và mức độ chính xác sẽ đúng hơn Với nguồn thông tin được phổ cập liên tục

Trang 24

và lặp đi lặp lại thì ChatGPT có nguồn thông tin dồi dào và có thể đưa ra số liệu và thống

kê số liệu dựa trên những dữ liệu được cung cấp

1.1.3 Cách thức sử dụng ChatGPT

Cách thức hoạt động của ChatGPT khá giống Google hay Cốc Cốc, nhưng chúng được lập trình sao cho câu trả lời giống như một cuộc đối thoại giữa người với người nhất có thể Chúng sẽ ghi nhận những câu hỏi hoặc lời kể cụ thể, sau đó đưa ra lời giải đáp cho những thắc mắc đó Để có thể cung cấp hoặc trả lời thông tin cho người dùng thì ChatGPT thu thập các dữ liệu văn bản từ hệ thống các nguồn trên internet Theo thống kê thì số liệu được AI tích lũy lên đến 570GB và lượng thông tin khổng lồ này được thu thập từ nhiều trang thông tin điện tử và văn bản khác nhau, kèm theo đó là được nhà sáng lập, các kĩ sư công nghệ phổ cập hơn 300 tỷ từ ngữ khác nhau vào hệ thống

Hình 1.5: Cách thức làm việc của Google

ChatGPT dự đoán, phân tích và sau đó đưa ra đáp án dựa vào nguồn thông tin trong

hệ thống Để có thể hoạt động, hệ thống này sử dụng những thuật toán vô cùng phức tạp

và trải qua nhiều cuộc thí nghiệm và giám sát chặt chẽ Người dùng có một câu hỏi như sau “Một năm có bao nhiêu quý?” Nếu mô hình đưa ra câu trả lời sai thì đáp án đúng

sẽ được nhập vào hệ thống ngay lập tức Từ đó, giúp hệ thống có thể củng cố kiến thức

và những thông tin dữ liệu trở nên chuẩn xác hơn trong tương lai

Trang 25

Hình 1.6: Cách thức sử dụng của ChatGPT

Như vậy, ta có thể thấy Google chỉ có thể gợi ý các mẫu câu gợi ý chứ không thể đưa ra được các thông tin cụ thể và ta cần phải thêm bước tìm kiếm và lựa chọn và đọc thông tin từ những trang web khác để rút ra được những thông tin mà người dùng cần hoặc đang tìm kiếm So với ChatGPT - ứng dụng được đào tạo theo phương thức hiểu

và trả lời các câu hỏi, cũng như các mệnh lệnh của người dùng và đưa ra các thông tin

cụ thể ChatGPT làm được điều này bằng cách “đọc” một lượng lớn thông tin (từ ngữ) hiện có, học được cách thức các từ ngữ có xu hướng xuất hiện trong ngữ cảnh với các

từ ngữ khác Qua đó sẽ giảm thời gian và tối ưu hóa hoạt động của người dùng khi tìm kiếm thông tin

Hình 1.7: Cùng cách thức nhưng thông tin rõ ràng

Cùng một cách thức và một dạng câu hỏi được người dùng đưa ra nhưng nếu người dùng cho thông tin một cách cụ thể hơn như đối tượng là ai, là gì; sử dụng như thế nào,

ở đâu; ChatGPT sẽ cho thông tin đúng trọng tâm, chi tiết và hệ thống hơn Khi hỏi

Trang 26

một câu hỏi mang hàm ý bao quát về mọi chủ đề thì OpenAI sẽ để ChatGPT trả lời một cách bao quát nhưng vẫn đầy đủ ý theo trình tự từ lớn tới bé, từ bao hàm đến chi tiết Còn khi người dùng cho cố định hay cụ thể một giới hạn trong lĩnh vực gì đấy thì ChatGPT sẽ trả lời bám sát vào chủ đề ấy cũng từ lớn đến bé và bao quát đến tiểu tiết, không bỏ qua những thứ nhỏ nhặt Và hơn hết, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì việc cho ra đời AI GPT - một ứng dụng dựa vào kí tự để dự đoán văn bản là một bước đột phá mới khi nó có thể vừa dự đoán nội dung, vừa cho ra lò các nội dung chi tiết mà vẫn đúng ở trọng tâm người dùng muốn chỉ sau một câu hỏi Nhưng đối với các

AI chatbox khác như Google Bard hay Gemini thì cần đặt câu hỏi từ 2 lần trở lên để ra được nội dung mà người dùng mong muốn và nội dung ấy không được đa dạng phong phú như GPT chat

Hình 1.8: Phản hồi của ChatGPT

Hình1.9: Phản hồi của Gemini

Trang 27

ChatGPT không giống với những Chatbot truyền thống, nó không được kết nối internet và không có khả năng truy cập thông tin từ bên ngoài Dữ liệu để phản hồi người dùng đã được đào tạo và cài đặt sẵn và được cập nhật trong quá trình sử dụng Mục đích chính của nó là một hệ thống xử lý ngôn ngữ giúp hiểu và tạo văn bản giống như con người Và hơn hết ChatGPT là tiên phong trong lĩnh vực AI chatbox đầu tiên trên thế giới nhưng những chatbox ra đời sau này lại không thể qua mặt được ChatGPT, cho dù

là mảng tìm kiếm nguồn thông tin, tạo ra văn bản hay lập trình cũng đều không thể so được với ChatGPT 4.0 Mọi người đã quá quen việc sử dụng ChatGPT 3.5 (bản miễn phí) mà người ta đã quên đi bản 4.0 (bản mất phí) GPT 4.0 với các mức phí khác nhau

và lượng thông tin thu lượm và trả lời khác nhau, nhưng được cải cách để tân tiến hơn

và đến hiện tại chưa một AI chatbox nào có thể vượt qua được GPT 4.0

Điểm cộng tạo nên sự khác biệt hơn hết của ứng dụng này là việc học sâu nhằm tăng từ ngữ, sự hiểu biết nhưng vẫn không quên đoán khoảng tiếp theo là gì Điều này giúp hệ thống ngày các tiếp cận được với con người và dần nạp vào nhiều gợi ý và thắc mắc của người dùng hơn

Và với sự đầu tư phát triển, hơn hết là sự tiên phong trong lĩnh vực AI chatbox - kéo khoảng cách giữa con người và máy móc lại gần với nhau thì ChatGPT được khuyến khích và được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục với nhiều đặc tính Dù không cung cấp được nguồn tin từ các trang bài mình tìm được hay đưa ra được các cách trả lời khác nhau như Gemini nhưng ChatGPT vẫn tạo được uy tín và khiến người dùng có niềm tin vào các thông tin mà máy phản hồi Không những nhanh chóng chi tiết mà còn đúng trọng tâm Hơn hết, người dùng còn có thể chỉnh sửa nội dung theo ý mình và yêu cầu ChatGPT cập nhật lại thông tin mà ta đưa cho nó Còn đối với Gemini hay Google Bard thì chỉ xin lỗi và sẽ cập nhật thông tin lại sau Một điểm mạnh của GPT là đưa ra được các code, lập trình với mật độ chính xác cao Điều này là mặt hạn chế đối với các Ai chatbox khác nên trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rất chú trọng vào việc áp dụng ChatGPT để làm phong phú bài giảng, tiết kiệm thời gian

và nâng cao chất lượng học tập hơn

Và trong cấp bậc đại học - cấp bậc yêu cầu tư duy cao thì việc áp dụng Chat AI sẽ giúp cho sinh viên tiết kiệm thời gian, tạo ra được lịch trình học phù hợp và ổn định so với nhu cầu và ưu - khuyết điểm của bản thân Điểm cộng khác của ứng dụng này là có thể đưa ra các bài giảng tùy theo sở thích, nhu cầu của sinh viên Nghiên cứu về ChatGPT

Trang 28

cũng nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã có những nghiên cứu về khả năng của ChatGPT trong giáo dục cũng như những đánh giá tiềm năng và nguy cơ

1.1.4 Ưu điểm của ChatGPT

Hiện nay trên thế giới thì hàng triệu doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, hay gần gũi hơn là các giảng viên, sinh viên trường Đại học vẫn đang tìm hiểu và sử dụng ChatGPT để đem đến lợi ích cho các nhân hoặc tập thể Và họ đã rút ra được các ưu – nhược điểm khi sử dụng:

Hiệu quả: Có thể xử lý các công việc hằng ngày và có thể lặp đi lặp lại các công việc này, góp phần tiết kiệm thời gian cho người dùng Thay vì người dùng phải soạn tay hay lên máy tìm các thông tin để tự soạn bài hay câu hỏi ôn tập thì ChatGPT có thể soạn câu hỏi và kiểm tra câu trả lời với mức độ tư duy ổn định Việc này giúp cho người dùng tập trung hoàn thành cùng lúc những việc cá nhân

Hình 1.10: Tạo ra bài kiểm tra

Trang 29

Hình 1.11: Bài kiểm tra được tạo ra tiếp

Tiết kiệm chi phí: Thay vì phải thuê nhân sự để hoàn thành một công việc nào đó thì có thể sử dụng ChatGPT để tiếp tục các công việc này Cũng như sử dụng máy móc trong sản xuất, ứng dụng của OpenAI có thể thay thế được phần lớn nhân sự trong mảng kinh doanh hoặc giáo dục Thay vì phải thuê nhân công để viết bài cho một trang mạng hay suy nghĩ nội dung cho một video nào đó, thì Chat AI có thể tự biên soạn dựa trên những ý kiến và ý tưởng mà người dùng đưa ra và người dùng có thể tùy ý thay đổi theo

ý thích của bản thân

Cải thiện chất lượng nội dung: Ứng dụng được phổ cập hơn 300 tỷ từ ngữ với các câu văn phong phú và đa dạng khiến cho người sử dụng chúng có thể cải thiện các lỗi ngữ pháp thông thường hay ngữ cảnh hoặc thậm chí giúp chúng ta lên ý tưởng cho nội dung Nhân viên có thể lấy văn bản thông thường và yêu cầu ChatGPT cải thiện ngôn ngữ hoặc cách diễn đạt Khi cần thêm nội dung, AI chatbox sẽ tìm thêm thông tin và bắt đầu lên kịch bản chỉnh chu hơn so với mức ban đầu Hơn hết, người dùng có thể yêu cầu ứng dụng này sửa theo yêu cầu của mình, ChatGPT sẽ hoàn thiện và ghép các từ ngữ

sao cho nội dung chất lượng hơn

Trang 30

Hình 1.12: Nội dung ban đầu

Hình 1.13: Nội dung khi được yêu cầu chỉ

Giáo dục và đào tạo: ChatGPT có thể trở thành một giảng viên ảo cung cấp cho học viên các kiến thức hoặc có thể giúp đưa ra lời giải thích về các chủ đề phức tạp hơn Đối với các vấn đề cần làm rõ, người dùng đặt câu hỏi cho AI để AI có thể nắm bắt được thông tin một cách rõ ràng và đưa ra câu trả lời sát sườn nhất Người dùng cũng có thể

yêu cầu hướng dẫn và làm rõ bất kỳ thông tin cần thiết nào

Trang 31

Hình 1.14: Trả lời câu hỏi tư duy về môn

Hình 1.15: So sánh câu trả lời từ ứng dụng Gemini

Thời gian phản hồi tốt hơn: Khi so sánh ChatGPT với ứng dụng Gemini, cùng một câu hỏi nhưng thời gian Gemini đưa ra được đáp án lại lâu hơn, ít hơn và không cụ thể như ChatGPT làm Thêm vào đó, ứng dụng còn có thể tùy ý thay đổi câu trả lời nếu người dùng yêu cầu, điều này được nhà sáng lập cài đặt cho ChatGPT để nó có thể tự cập nhật tin tức thông qua người dùng và cải thiện thời gian học tập và giải quyết thông

tin cho người dùng một cách nhanh chóng hơn

Tăng tính sẵn có: Cũng như các trang web hay ứng dụng khác thì ChatGPT được nhà sáng lập cài những tính năng có sẵn để tối ưu hóa thông tin cho người dùng như: tiếp nhận thông tin nhanh chóng, sử dụng đa ngôn ngữ, hoạt động 24/24 để hỗ trợ người

Trang 32

dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Điều này giúp cho người dùng không bị hạn chế bởi các ngôn ngữ - văn hóa khác nhau giữa các nước mà còn xóa bớt rào cản giữa con người và máy móc Chẳng hạn, khi muốn tìm hiểu văn hóa các nước, người dùng phải tìm hiểu và học ngôn ngữ của nước đó Nhưng ChatGPT có thể hệ thống danh sách và gợi ý cho người dùng những sách hoặc trang web uy tín phù hợp với những

thông tin mà họ đang tìm kiếm

Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Trong khi Google, Chrome hay Cốc Cốc cần phải giao tiếp bằng tiếng Anh để đưa ra các thông tin mà người sử dụng có nhu cầu tìm kiếm, thì đối với ChatGPT có thể sử dụng cố định một ngôn ngữ để tìm kiếm các thông tin đó mà vẫn hiểu rõ được Thêm vào đó, ChatGPT có thể hệ thống và xâu chuỗi và tránh trùng lặp các nội dung mà người dùng đã hỏi trước đó Điều này là bước đột phá trong nền công nghệ máy thông tin và trí tuệ nhân tạo vì chưa có ứng dụng hay trang web nào làm được

điều này

Khả năng mở rộng: Cũng giống như các trí tuệ nhân tạo và công nghệ khoa học khác thì ChatGPT có thể xử lý đồng thời nhiều người dùng, điều này có lợi cho các ứng dụng có mức độ tương tác người dùng cao Nhưng song song với điều đó thì chưa có bất kì lỗi kĩ thuật về phục vụ người dùng được người sử dụng phản hồi lại cho OpenAI như các trí tuệ nhân tạo khác như Google, Cốc Cốc, Chrome Chính vì điều đó đã khiến cho ChatGPT tạo được niềm tin, cảm tình và được nhiều người ở đa phương tiện sử

dụng

Hiểu ngôn ngữ tự nhiên: ChatGPT hiểu và tạo văn bản giống con người nên rất hữu ích cho các tác vụ như tạo nội dung, trả lời câu hỏi, tham gia vào các cuộc trò chuyện

và đưa ra lời giải thích

Khả năng tiếp cận kỹ thuật số: Tạo dựng cuộc trò chuyện với những người khuyết tật bằng cách tương tác dựa trên các văn bản, có thể dễ điều hướng hơn các giao diện khác Vì ChatGPT được thiết lập dựa vào các văn bản cho trước và dự đoán được nội dung tiếp theo mà người dùng mong muốn nên ứng dụng này không bị hạn chế tương tác với những người khuyết tật Nó còn được cài thêm tính năng chat sử dụng giọng nói

thực để lắng nghe rõ được câu hỏi và mong muốn của người dùng muốn tìm kiếm

Trang 33

Hình 1.16: Cập nhật tính năng VoiceGPT

1.1.5 Hạn chế của ChatGPT

Một số hạn chế của ChatGPT bao gồm:

Hạn chế kiến thức: Mặc dù ChatGPT có khả năng trả lời câu hỏi và cung cấp thông tin, nhưng nó vẫn có giới hạn về kiến thức ChatGPT dựa trên dữ liệu đã được huấn luyện và không thể cung cấp thông tin mới nhất hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể

và các kiến thức đấy có thể bị thay đổi

Hình 1.17: Sai kiến thức tư tưởng và triết học

Trang 34

Độ tin cậy: ChatGPT là một hệ thống tự động và có thể gặp vấn đề hoài nghi về

độ tin cậy Ứng dụng chưa được nhà sáng lập cập nhật các thông tin từ năm 2021 nên hầu như các thông tin từ 4 năm trở lại đây sẽ có phần sai sót Hơn hết chúng sẽ học tập dựa trên các câu trả lời của người dùng mang lại nên việc đưa ra một nguồn thông tin đúng đắn và tạo độ tin cậy cho thông tin sẽ không thể nào hoản hảo Điều đó khiến cho ứng dụng không thể hiểu hoặc đưa ra thông tin không chính xác, gây nhầm lẫn cho sinh

viên, làm cho người dùng tiếp nhận chậm hoặc thậm chí là tiếp nhận sai thông tin

Thiếu sự tương tác con người hay giao tiếp xã hội: Việc sử dụng ChatGPT có thể làm giảm tương tác giữa giảng viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên trong quá trình học tập Sinh viên có thể không có cơ hội thảo luận, tranh luận giữa các nhóm bạn, hoặc trao

đổi ý kiến hay nhận được sự hướng dẫn từ giảng viên hoặc bạn cùng lớp

Vấn đề đạo đức: ChatGPT phản ánh các mẫu dữ liệu đã được sử dụng trong quá trình huấn luyện, bao gồm cả những mẫu có nội dung không đúng đắn hoặc độc hại Điều này có thể dẫn đến việc truyền tải thông tin sai lệch hoặc gây ra tư duy phân biệt đẳng cấp, giai cấp, văn hóa hoặc gây kích động Chẳng hạn như nếu người dùng yêu cầu ChatGPT giúp họ đưa ra các gợi ý để kiếm tiền thì ChatGPT sẽ đưa ra các gợi ý như đi làm việc hoặc tham gia các sự kiện để kiếm tiền Nhưng ứng dụng này vẫn có mặt trái rằng chúng sẽ yêu cầu ta đi cướp ngân hàng hoặc đi giật đồ Các câu trả lời của ChatGPT vẫn phần nào chưa dựa trên các cơ sở đạo đức và vẫn đưa ra cho người dùng những

thông tin vi phạm đạo đức và nếu người dùng làm theo sẽ vi phạm pháp luật

Chúng không hiểu đầy đủ sự phức tạp của ngôn ngữ con người: ChatGPT được đào tạo để tạo lập từ ngữ dựa trên các thông tin đầu vào Do đó đôi khi, các câu trả lời

có thể sơ sài và thiếu sâu sắc Thông thường khi trò chuyện với nhau giữa người với người, chúng ta không cần thiết phải nói là “ tác phẩm Tắt đèn” mà chỉ đơn thuần nói cụm từ “ Tắt đèn” để có thể hiểu được nội dung chúng ta nói là gì Nhưng đối với ChatGPT cần một câu hỏi rõ ràng và thông tin đầy đủ thì chúng mới đưa ra được câu trả

lời dựa trên các thông tin mà ta đưa ra

Trang 35

Hình 1.18: Thiếu sự hiểu biết chung

Thiếu kiến thức về dữ liệu và sự kiện sau năm 2021: Trong khi ChatOpenAI có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ dựa trên những gì chúng đã học được cho đến thời điểm cập nhật cuối cùng vào tháng 1 năm 2022, cần lưu ý rằng chúng không có cập nhật với kiến thức và dữ liệu mới nhất từ năm 2022 trở đi Điều này có nghĩa là một số thông tin hoặc sự kiến mới nhất có thể không được ChatGPT biết, và không thể cung cấp thông tin chi tiết về những gì đã xảy ra sau thời điểm đó Nếu ChatGPT không hiểu đầy đủ truy vấn, hoặc câu hỏi người dùng đưa ra không rõ ràng và cụ thể thì nó có thể đưa ra phản hồi không chính xác Tuy nhiên, chúng sẽ cố gắng hỗ trợ người dùng trong khả năng của mình dựa trên thông tin và kiến thức mà chúng có

Hình 1.19: Thiếu dữ liệu từ sau năm 2021

Các câu trả lời có thể không tự nhiên: Vì ChatGPT đang được cải thiện và được lập trình để cố gắng trả lời như một cuộc đối thoại giữa người với người Hơn hết là chúng được lập trình để dự đoán từ ngữ tiếp theo nên nó có thể lạm dụng từ ngữ Chính

vì điều này mà mọi người vẫn cần xem lại, chỉnh sửa nội dung để nó trôi chảy tự nhiên

hơn, giống như cách nói và viết của con người

Các câu trả lời theo xác suất thống kê: Do hiểu biết của ChatGPT là dựa vào dữ liệu đã học, được huấn luyện từ con người, có nghĩa là trả lời theo “đám đông” khi nó tương tác với người, do đó ý kiến mà ChatGPT đưa ra có khi đúng hoặc có khi sai theo

Trang 36

số đông Do đó dữ liệu cung cấp cho ChatGPT phải chính xác, đầy đủ, đa dạng, không cực đoan và không mất cân bằng giữa các quốc gia, nếu không câu trả lời của ChatGPT

sẽ thiên vị, thiếu chính xác

Có khả năng thực hiện các bài tập, bài kiểm tra nhưng chất lượng không đảm bảo,

có thể chứa những lỗi sai kiến thức cơ bản, sai quy trình hoặc diễn đạt Chất lượng câu trả lời của ChatGPT phụ thuộc nhiều bởi sự cụ thể, rõ ràng và tính điều hướng của câu hỏi Nếu lệ thuộc vào công cụ thì người dùng sẽ gặp những hệ lụy về nhận thức và phát

triển năng lực của chính mình

Tóm tắt nhưng không trích dẫn nguồn: AI boxchat không thể cung cấp nguồn thông tin chi tiết hay trích dẫn các trang web mà nó lưu trữ để trả lời, càng không cung cấp được bất kì số liệu thống kê nào Ứng dụng này cung cấp được những thống kê về mặt

số liệu nhưng chúng không thể tự bình luận hay đưa ra nhận xét gì về ý nghĩa của những

con số này, hoặc những số liệu này liên quan đến các chủ đề nào

Đánh giá tình huống cá nhân: Đôi khi, ChatGPT không thể hiểu rõ tình huống cá

nhân nên không thể phán đoán, đánh giá hay đưa ra cách xử lý đúng đắn được

Phân tích cảm xúc: Được lập trình để mang lại cảm giác như trò chuyện với người, nhưng AI chatbox không thể phản ánh và bảo đảm hiểu hoàn toàn cảm xúc của người

dùng 100%

Dự đoán tương lai: Mặc dù ChatGPT có thể xem xét và đưa ra những phán đoán dựa trên các trình tự lịch sử, hoặc một số kịch bản dựa trên các dữ liệu cho trước, hay các xu hướng hiện tại, nhưng ChatGPT dự đoán các thứ xảy ra trong tương lai hay các phán đoán có thể không đúng hoàn toàn

Hiểu biết văn hóa và ngôn ngữ: ChatGPT gặp những khó khăn trong việc hiểu biết

và phản hồi sao cho phù hợp với các yếu tố văn hóa hay ngôn ngữ

1.2 Ứng dụng ChatGPT trong học tập bậc đại học

Kể từ khi ra mắt vào năm 2022, ChatGPT đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ với nhiều chiều sóng khác nhau Là một ứng dụng được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo Chat OpenAI, việc GPT ứng dụng vào đời sống như một công cụ hỗ trợ con người dễ dàng

và nhanh chóng hơn là điều mà nhà sản xuất hướng đến Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ này vào lĩnh vực giáo dục là một điều tất yếu Chính vì thế, nền giáo dục một

Trang 37

số nước đã cho phép sử dụng ChatGPT như một công cụ để hỗ trợ việc giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên Hiện nay tại Việt Nam, khu vực miền Bắc có trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Bách Khoa Hà Nội đã cho các giảng viên tập huấn và mở các buổi học để hướng dẫn cho sinh viên cách thức hoạt động và sử dụng của ChatGPT Khu vực miền Nam vào tháng 1/2024, trường Đại học Nguyễn Tất Thành mở khóa tập huấn cho các giảng viên ứng dụng ChatGPT

AI chatbox là một ứng dụng tiềm năng trong việc hỗ trợ sinh viên học tập và giảng viên làm giáo án, hơn hết là trong lĩnh vực học trực tuyến Một số ứng dụng của AI GPT trong học tập của sinh viên như:

- Tạo lộ trình học tập: Phân tích dữ liệu học tập của từng cá nhân, bao gồm kết quả học tập, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, sau đó tạo ra chương trình học tập phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng của từng sinh viên Đối với các bạn sinh viên thì việc tạo lịch trình học tập là một điều tất yếu, nhằm giúp các bạn dễ dàng sắp xếp thời gian cá nhân sao cho không trùng với lịch học ở trường ChatGPT sẽ dựa trên thời gian học hằng ngày để tạo dựng và tuân thủ lịch trình đó Ứng dụng có thể lập kế hoạch cho từng môn

và chia nhỏ ra các phần để dễ quản lý, đồng thời theo dõi tiến trình học tập của cá nhân

- Đánh giá tiến độ học tập: ChatGPT có thể theo dõi tiến độ học tập của sinh viên

và đưa ra phản hồi kịp thời, tạo ra lộ trình học cho phù hợp với từng cá nhân

- Cung cấp tài liệu học tập: Tuy không đưa ra được các nguồn tài liệu cụ thể nhưng ChatGPT có thể đưa ra các từ khóa hoặc các mẫu câu cho người dùng dựa vào đó để tìm kiếm thông tin cụ thể hóa hơn Hơn hết, chúng sẽ tổng hợp lại các thông tin mà người

sử dụng đã tìm kiếm để đưa ra các gợi ý tài liệu cho người dùng theo đúng trình độ mà

họ đang có

- Giải đáp thắc mắc: ChatGPT giúp người học tra cứu câu trả lời một cách nhanh chóng các bài học và các câu hỏi có liên quan đến bài học Những kiến thức mà ChatGPT trả lời giống như nội dung cơ bản trong giáo trình, sách giáo khoa ChatGPT có khả năng trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin hữu ích cho sinh viên Điều này giúp sinh viên tiếp cận kiến thức một cách nhanh chóng và thuận tiện ChatGPT gải đáp thắc mắc của sinh viên về bài giảng, bài tập, hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến học tập mà sinh viên quan tâm

- Thiết kế bài tập, bài học, bài kiểm tra: Dựa trên tiến trình học tập của người dùng

để tạo ra những mẫu câu hỏi, những trò chơi về học tập để thu hút và làm động lực học

Trang 38

tập cho người dùng hơn Đưa ra lộ trình học tập và đề án giúp người học cảm thấy phù hợp và không bị áp lực Củng cố kiến thức bằng các dạng tài liệu khác nhau, hay các bài học khác nhau nhằm tăng kích thích não bộ, và tạo ra sự ham học cho người sử dụng

- Hỗ trợ viết bài luận: ChatGPT có thể giúp sinh viên và học viên tạo ra các bài luận và báo cáo có liên quan đến môn học ChatGPT thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó nó kết hợp và tạo ra một bài viết dựa trên các tổ hợp các thông tin mà

nó tìm được

- Học tập trực tuyến: ChatGPT gợi ý cho sinh viên các trang web học tập trực tuyến

và có thể phản hồi các câu hỏi, thắc mắc của sinh viên khi sinh viên cần ChatGPT cũng

có thể được sử dụng để tạo ra các cuộc trò chuyện giữa sinh viên và giảng viên một cách

tự động, giúp tăng tính tương tác và hiệu quả học tập ChatGPT cung cấp nội dung học tập từ xa, đưa ra các câu hỏi và giải đáp thắc mắc kịp thời và hiệu quả, khả năng đánh giá khách quan, không cực đoan, cách viết trả lời gọn gàng, mượt mà, diễn đạt khúc chiết, không mắc lỗi chính tả

- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: ChatGPT có thể được sử dụng để phát triển kỹ năng ngôn ngữ của học sinh và sinh viên ChatGPT cung cấp các vốn từ cần thiết để người học tiếp thu các từ vựng mới và phát triển những từ vựng vốn có nhằm cải thiện khả năng phát âm qua cuộc trò chuyện tự động hay qua các bài tập ChatGPT giúp phát triển ngôn ngữ, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ nhanh và dễ dàng, đặc biệt khi học ngôn ngữ nước ngoài, phân tích ngôn ngữ tự nhiên, giúp học hiểu ngôn ngữ một cách kịp thời và chính xác

- Tìm kiếm nhanh thông tin, nguồn tài liệu: Dựa trên các nguồn tài liệu đáng tin cậy, ChatGPT tích hợp các giáo trình, tài liệu trực tuyến, bài giảng hay tài nguyên thư viện nhằm củng cố, tiếp nhận và nâng cao kiến thức thông qua các nguồn tài liệu khác; giúp người học tiết kiệm thời gian, công sức xử lý những công việc đơn giản, tập trung vào những vấn đề tư duy và khả năng phản biện Sinh viên không cần phải tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc nhờ giảng viên hỗ trợ Thay vào đó, họ có thể sử dụng ChatGPT để nhận được câu trả lời nhanh chóng và tức thì

- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sinh viên: Đóng vai trò như trợ giảng ảo, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập

- Mở rộng khả năng tiếp cận: Giúp sinh viên ở mọi nơi, mọi lúc có thể tiếp cận với nguồn thông tin và tài liệu học tập mới mẻ, phong phú,

Trang 39

- Phát triển kỹ năng tư duy phản biện: Có thể đặt ra những câu hỏi kích thích tư duy, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá,tạo ra lập luận và giải quyết vấn đề Từ đó, sinh viên có thể biết được điểm mạnh-yếu của mình và phát triển năng lực vốn có của mình

- Hỗ trợ sinh viên khuyết tật: ChatGPT có thể hỗ trợ sinh viên khuyết tật tiếp cận giáo dục một cách hiệu quả, kéo gần khoảng cách xã hội với mọi người

- Cung cấp cơ hội học tập cho người bận rộn: ChatGPT giúp người bận rộn có thể học tập và nâng cao kiến thức của mình nếu sinh viên vắng mặt trong buổi học có thể

1.3 Ứng dụng ChatGPT trong NCKH bậc đại học

Các nhà nghiên cứu cho rằng người dùng có thể sử dụng ChatGPT theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực Một trong những ứng dụng của ChatGPT trong nghiên cứu khoa học là cung cấp cho người nghiên cứu những hướng dẫn về cách tiến hành nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu khoa học

Người học có thể yêu cầu ứng dụng cung cấp đánh giá tài liệu theo cách tuần tự ChatGPT có thể sắp xếp thông tin thành các bảng dựa trên lời nhắc mà người học sử dụng và quy trình của các giai đoạn nghiên cứu Hơn nữa, người học có thể tận dụng khả năng tóm tắt dữ liệu và viết báo cáo dựa trên dữ liệu chi tiết của ChatGPT; ứng dụng này cũng giúp người học phân tích, dễ dàng hiểu và truyền đạt những phát hiện của họ hơn Người học đã và đang sử dụng các mô hình ngôn ngữ như ChatGPT để viết, tóm tắt các bài báo đã xuất bản, thảo luận, cải thiện bản thảo, xác định các lỗ hổng nghiên cứu và viết các câu hỏi nghiên cứu gợi ý Hơn nữa, người học có thể sử dụng các công

cụ văn bản do AI tạo ra để tạo ra các câu hỏi kiểm tra trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn để viết mã máy tính Trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học, AI sẽ sớm thiết

kế các thí nghiệm, viết các bài báo hoàn chỉnh, tiến hành đánh giá ngang hàng và hỗ trợ các tòa soạn chấp nhận hoặc từ chối các bản thảo

Trang 40

Sự phát triển của ChatGPT tuy có một số hạn chế nhưng cũng đã mang lại cho người học cơ hội viết và xuất bản nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau Người học có thể học cách bắt đầu nghiên cứu học thuật; điều này đặc biệt phù hợp với đối tượng sinh viên chập chững làm quen với nghiên cứu và kể cả các giảng viên - chuyên gia nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học Nhiều báo cáo khác nhau đã được đưa ra liên quan đến việc sử dụng ChatGPT khi viết bài luận, bài tập và cung cấp thông tin cho nghiên cứu khoa học trong trường học

Trong nghiên cứu khoa học của sinh viên bậc đại học, ChatGPT có thể hỗ trợ các công việc như:

- Gợi ý đề tài nghiên cứu, chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp Chủ đề nghiên cứu có thể là nội dung mà người nghiên cứu đang quan tâm hoặc là xu hướng của cuộc sống hiện nay AI chatbox tìm hiểu và tiếp nhận mọi thông tin dựa trên sở thích hay từ khóa mà người dùng vừa tìm để lựa chọn chủ đề của bài nghiên cứu

đó Điều này sẽ khiến cho người nghiên cứu có sự hứng thú và là động lực trong quá trình nghiên cứu

- Tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực đang quan tâm: Do ChatGPT lưu trữ một lượng lớn thông tin từ sách, báo, các trang mạng khổng lồ và có thể nghiên cứu trước để hiểu rõ tình hình và phản hồi lại cho người dùng một cách nhanh chóng, hoặc đưa ra hướng phát triển khác cho nghiên cứu

- Đặt câu hỏi nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu, đánh giá ý tưởng nghiên cứu của tác giả, viết đề cương bài báo

- Gợi ý hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, viết đề cương, viết sườn bài khoa luận, luận văn, bài trình bày, tìm hiểu phương pháp, phát kiến theo chủ

đề

- Đọc và tóm tắt các bài báo khoa học có liên quan đến chủ đề nghiên cứu

- Kiểm tra văn bản và tóm tắt thông tin: Kiểm tra và phát hiện các lỗi chính

tả, ngữ pháp và câu cú Đồng thời cung cấp các gợi ý để cải thiện tính logic của

đề tài Tóm tắt thông tin từ các tài liệu hay các nguồn khác để giúp người dùng

có cách nhìn tổng quát và rõ ràng về chủ đề nghiên cứu

- Làm tổng quan về chủ đề nghiên cứu

- Gợi ý phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu

- Viết và công bố bài báo khoa học

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Giao diện của ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.1 Giao diện của ChatGPT (Trang 20)
Hình 1.3: Đặt câu hỏi cho ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.3 Đặt câu hỏi cho ChatGPT (Trang 21)
Hình 1.2: Giao diện của ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.2 Giao diện của ChatGPT (Trang 21)
Hình 1.4: Lắng nghe và chỉnh sửa  1.1.2. Các lĩnh vực ứng dụng ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.4 Lắng nghe và chỉnh sửa 1.1.2. Các lĩnh vực ứng dụng ChatGPT (Trang 22)
Hình 1.5: Cách thức làm việc của Google - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.5 Cách thức làm việc của Google (Trang 24)
Hình 1.6: Cách thức sử dụng của ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.6 Cách thức sử dụng của ChatGPT (Trang 25)
Hỡnh 1.7: Cựng cỏch thức nhưng thụng tin rừ ràng - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
nh 1.7: Cựng cỏch thức nhưng thụng tin rừ ràng (Trang 25)
Hình 1.8: Phản hồi của ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.8 Phản hồi của ChatGPT (Trang 26)
Hình 1.10: Tạo ra bài kiểm tra - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.10 Tạo ra bài kiểm tra (Trang 28)
Hình 1.11: Bài kiểm tra được tạo ra tiếp - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.11 Bài kiểm tra được tạo ra tiếp (Trang 29)
Hình 1.13: Nội dung khi được yêu cầu chỉ - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.13 Nội dung khi được yêu cầu chỉ (Trang 30)
Hình 1.12: Nội dung ban đầu - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.12 Nội dung ban đầu (Trang 30)
Hình 1.14: Trả lời câu hỏi tư duy về môn - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.14 Trả lời câu hỏi tư duy về môn (Trang 31)
Hình 1.15: So sánh câu trả lời từ ứng dụng Gemini - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.15 So sánh câu trả lời từ ứng dụng Gemini (Trang 31)
Hình 1.16: Cập nhật tính năng VoiceGPT  1.1.5. Hạn chế của ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Hình 1.16 Cập nhật tính năng VoiceGPT 1.1.5. Hạn chế của ChatGPT (Trang 33)
Bảng 2.1: Tỉ lệ sinh viên các Khoa/Bộ môn tham gia khảo sát về việc sử dụng  ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1 Tỉ lệ sinh viên các Khoa/Bộ môn tham gia khảo sát về việc sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa (Trang 46)
Bảng 2.2: Mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Khoa học  Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2 Mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP (Trang 52)
Bảng 2.3: Mức độ đánh giá các ưu điểm của ứng dụng ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Bảng 2.3 Mức độ đánh giá các ưu điểm của ứng dụng ChatGPT (Trang 57)
Bảng 2.4: Mức độ đánh giá các hạn chế của ứng dụng ChatGPT - sử dụng chat gpt trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh
Bảng 2.4 Mức độ đánh giá các hạn chế của ứng dụng ChatGPT (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w