1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.

14 61 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nêu Khái Niệm Nghiên Cứu Khoa Học. Phân Loại Nghiên Cứu Khoa Học. Nêu Cách Viết Phần Mở Đầu Trong Cấu Trúc Chung Của Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học.
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 39,76 KB

Nội dung

Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học. Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học. Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học. Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học. Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học. Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học. Phân loại nghiên cứu khoa học. Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.

Trang 1

Câu 2 (3 điểm) Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề

cương nghiên cứu khoa học

Câu 3 (4 điểm) Trình bày phương pháp nghiên cứu tài liệu Minh họa việc sử

dụng phương pháp này trong 01 đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của anh (chị)

Bài làm

Câu 1 Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học Phân loại nghiên cứu khoa học.

1. Khái niệm nghiên cứu khoa học (NCKH)

NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự thật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người

NCKH Là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học

để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

Có thể nói, một công trình nghiên cứu khoa học mang lại rất nhiều ý nghĩa

cho người thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu khoa học giúp cho nhận thức của con người phát triển sâu và rộng hơn về thế giới, mở rộng kho tàng tri thức của nhân loại

Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp mọi người mở mang kiến

thức, nâng cao trình độ văn hóa Đồng thời góp phần xây dựng hệ thống lý luận của khoa học giáo dục, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục – đào tạo, góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách giáo dục

Trang 2

2. Phân loại nghiên cứu khoa học

a) Phân loại theo chức năng nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả

Nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định

tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẽ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau

Ví dụ: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Tuy Hoà

- Nghiên cứu giải thích

Nhằm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật

Ví dụ: Nghiên cứu những lý do khiến nhiều khách du lịch ít quay lại Phú Yên

để tham quan, du lịch thêm nhiều lần nữa

-Nghiên cứu dự báo

Nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai

Ví dụ: Nghiên cứu các xu hướng tiêu dùng của khách du lịch trong 10 năm tới

-Nghiên cứu giải pháp

Nhằm tạo ra các giải pháp, có thể là giải pháp công nghê, giải pháp tổ chức và quản lý

Ví dụ: Tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, biện

pháp tháo gỡ những khủng hoảng trong kinh thế và xã hội, giải pháp khăc phục các hiện tượng suy thoái trong chất lượng giáo dục

b) Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

Trang 3

- Nghiên cứu cơ bản: các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách du

lịch về chất lượng dịch vụ du lịch được cung cấp tại Phú Yên

- Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất

Ví dụ: Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao lượng khách du lịch đến

tham quan du lịch tại Phú Yên

- Nghiên cứu triển khai: vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm

Ví dụ: Nghiên cứu thử nghiệm việc áp dụng Quy định về thời gian tham gia

hoạt động của sinh viên tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

c) Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu

Theo mẫu đề tài Nghiên cứu cấp bộ củaBộ Giáo dục và Đào tạo thì nghiên cứu hoa học được phân làm 7 nhóm:

-Tự nhiên;

-Xã hội-nhân văn;

-Giáo dục;

-Kỹ thuật;

-Nông lâm ngư nghiệp;

-Y dược;

-Môi trường;

d) Phân loại theo phương pháp nghiên cứu

Phân làm 3 nhóm

Trang 4

-Phương pháp nghiên cứu định tính

Là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng nghiên cứu’) nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung

-Phương pháp nghiên cứu định lượng

Là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn

-Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Nghiên cứu hỗn hợp là loại hình nghiên cứu sử dụng các dữ liệu, kỹ thuật, và phương pháp thuộc cả hai trường phái định tính và định lượng Tất cả những đặc điểm thuộc 2 trường phái đối lập với nhau được pha trộn trong một nghiên cứu điển hình (nghiên cứu trường hợp)

Câu 2 Nêu cách viết phần mở đầu trong cấu trúc chung của đề cương nghiên

cứu khoa học.

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

–Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?

Trang 5

+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung

+ Lí do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm, sự hứng thú của người nghiên cứu đối với vấn đề

–Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm mới của đề tài, vấn

đề mà nhóm lựa chọn

•Trọng số trong bài nghiên cứu: Luận giải rõ ràng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: 10%

2 Tổng quan nghiên cứu

Tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan (trong và ngoài nước) trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu:

•Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện

•Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này

•Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng

•Những kết quả nghiên cứu chính

•Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

–Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được gì khi thực hiện đề tài?”

•Trọng số:

+ Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bám sát tên đề tài: 10%

+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình: 5%

4 Đối tượng nghiên cứu

–Là vấn đề được đặt ra nghiên cứu

•Lưu ý: phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:

Trang 6

+ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm vi NC

+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng vấn

đề NC

5 Phạm vi nghiên cứu

–Không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu

•Lưu ý: tránh trường hợp đề tài thực hiện trên phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp

6 Phương pháp nghiên cứu (PPNC)

–Trình bày các PPNC được sử dụng (Chỉ rõ PP chủ đạo, PP bổ trợ)

+ Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu,…

+ Phương pháp xử lí thông tin: định lượng, định tính, …

•Trọng số: Phần này thường được quan tâm vì là hướng đi chính của đề tài

+ PPNC khoa học, hợp lí, đáng tin cậy, phù hợp đề tài: 5%

+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình: 5%

7 Cấu trúc đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài (có thể không trình bày)

Công trình nghiên cứu gồm … trang, … bảng, … hình và … biểu đồ cùng …… phụ lục Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:

Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:

Trang 7

Câu 3 Trình bày phương pháp nghiên cứu tài liệu Minh họa việc sử dụng phương pháp này trong 01 đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của anh (chị).

1. Khái niệm:

● Theo quan điểm của xã hội học, tài liệu là nguồn cung cấp thông tin nhằm đáp ứng cho mục tiêu và đề tài nghiên cứu Nguồn thông tin đó không chỉ được rút ra từ các tài liệu viết, mà còn có thể rút ra từ các đồ vật khác như công cụ sản xuất, đồ dùng cá nhân (quần áo, đồ trang sức, ) hoặc phim ảnh, băng hình,

● Phân tích tài liệu là sự cải biến mục đích thông tin có trong tài liệu để rút ra

những thông tin có ích nhằm đáp ứng cho những mục tiêu về đề tài nghiên cứu nhất định

2. Mục đích nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là để thu thập được những thông tin như sau:

- Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu

- Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm

- Chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu

- Số liệu thống kê

Trong nghiên cứu tài liệu, người nghiên cứu thường phải làm một số công việc

về phân tích tài liệu và tổng hợp tài liệu

Nguồn tài liệu cho nghiên cứu rất đa dạng, có thể bao gồm một số loại như: tạp chí

và báo cáo khoa học trong ngành, tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành; tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê; thông tin đại chúng

3. Phân tích các nguồn tài liệu

Trang 8

Nguồn tài liệu được phân tích từ nhiều giác độ: chủng loại, tác giả, logic,v.v… a) Xét về chủng loại

Trang 9

Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu, bởi vì nó thuộc chính lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành và mang tính thời sự cao về chuyên môn

Tác phẩm khoa học là loại công trình đủ hoàn thiện về lý thuyết, có giá trị cao về

các luận cứ lý thuyết, nhưng không mang tính thời sự

Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành cung cấp thông tin về nhiều mặt, có ích cho việc phát triển chiều rộng của nghiên cứu, có thể có những gợi ý độc đáo, thoát khỏi đường mòn của những nghiên cứu trong ngành

Tài liệu lưu trữ có thể bao gồm các văn kiện chính thức của các cơ quan nhà nước,

các tổ chức chính trị - xã hội, các hồ sơ thuộc loại thông tin không công bố trên báo chí

Thông tin đại chúng gồm các báo chí, bản tin của các cơ quan thông tấn,

chương

trình phát thanh, truyền hình, v.v…, là một nguồn tài liệu quý, vì nó phản ánh nhu cầu bức xúc từ cuộc sống Tuy nhiên, vì thông tin đại chúng thuòng không có đòi hỏi chiều sâu nghiên cứu như chuyên khảo khoa học, cho nên người nghiên cứu chỉ có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo để tiếp tục nghiên cứu sâu thêm Các loại nguồn tài liệu liệt kê trên đây luôn tồn tại dưới 2 dạng:

- Nguồn tài liệu cấp I, gồm những tài liệu nguyên gốc của chính tác giả hoặc nhóm tác giả viết

- Nguồn tài liệu cấp II, gồm những tài liệu được tóm tắt, xử lý, biên soạn, biên

dịch, trích dẫ, tổng quan từ tài liệu cấp I

Trong nghiên cứu khoa học, người ta ưu tiên sử dụng tài liệu cấp I Ví dụ, qua các nguồn tài liệu khác nhau, người nghiên cứu biết được Chính phủ có quyết định

Trang 10

cộng điểm ưu tiên cho học sinh vùng sâu, vùng xa, thì khi nêu sự kiện này, người nghiên

Trang 11

cứu phải tìm được những nguồn tin chính thức như: văn bản gốc của quyết định, hoặc tối thiểu cũng phải là thông tin đăg trên Công báo của Chính phủ Các trích dẫn khoa học trong các tài liệu phải được xem là tài liệu thứ cấp Chỉ

trong trường hợp không thể kiếm được tài liệu cấp I người ta mới sử dụng tài liệu cấp II

Tài liệu dịch, sách dịch, về nguyên tắc phải được xem là tài liệu cấp II Khi sử dụng

tài liệu dịch nên tra cứu bản gốc Trích dẫn lại mà không tra cứu có thể dẫn đến những thông tin sai lệch vì nhiều lý do khác nhau

b) Xét từ giác độ tác giả

Có thể phân tích các tác giả theo một số đặc điểm sau:

- Tác giả trong ngành hay ngoài ngành

Tác giả trong ngành có am hiểu sâu sắc lĩnh vực nghiên cứu Tác giả ngoài ngành có thể có cái nhìn độc đáo, khách quan, thâm chí có thể cung cấp những nội dung liên quan

- Tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc

Tác giả trong cuộc được trực tiếp sống trong sự kiện Tác giả ngoài cuộc và tác giả ngoài nghành có thể có cái nhìn khách quan, có thể cung cấp những gợi ý độc đáo

- Tác giả trong nước hay ngoài nước

Tương tự như trường hợp tác giả trong cuộc và ngoài cuộc Tác giả trong nước

am hiểu thực tiễn của đất nước mình, nhưng không thể có những thông tin nhiều mặt trong bối cảnh quốc tế

- Tác giả đương thời hay hậu thế

Các tác giả sống cùng với sự kiện có thể là những nhân chứng trực tiếp Tuy

Trang 12

nhiên, họ chưa kịp có thời giahn để thu thập hết các thông tin liên quan, hơn

Trang 13

nữa, có thể bị những hạn chế lịch sử Tác giả hậu thế (sinh sau sự kiện) được

kế thừa cả một bề dày tích luỹ kinh nghiệm và nghiên cứu của đồng nghiệp, do vậy, có điều kiện phân tích sâu sắc hơn những sự kiện

4. Tổng hợp tài liệu

- Bổ túc tài liệu, sau khi phân tích, phát hiện ra những thiếu sót, sai lệch

- Lựa chọn tài liệu, chỉ chọn những thứ cần để xây dựng luận cứ

- Sắp xếp tài liệu Có thể sắp xếp thep lịch đại, tức là theo tiến trình của các sự kiện để quan sát động thái; sắp xếp theo đồng đại, tức là lấy trong cùng thời điểm để quan sát tương quan và sắp xếp theo quan hệ nhân – quả để quan sát tương tác

- Làm tái hiện quy luật Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu,

chính là mụch đích tiếp cận lịch sử

- Gỉai thích quy luật Công việc này đòi hỏi sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng

5. Ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích tài liệu

Ưu điểm:

-Ít tốn kém về thời gian, công sức và kinh phí

-Không cần sử dụng nhiều người

Nhược điểm:

-Thông tin trong tài liệu còn mang tính chủ quan của tác giả

-Nhiều tài liệu chuyên ngành đòi hỏi chuyên gia có trình độ cao phân tích

-Không có sự giao tiếp giữa nhà nghiên cứu với khách thể được nghiên cứu

6. Ví dụ

Với đề tài “Thực trạng và giải pháp trong giảng dạy tiếng Nhật cho du học sinh tại công ty CP JVB Việt Nam”

Trang 14

Dùng phương pháp thu thâp dữ liệu để thu thập dữ liệu sơ cấp: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện bằng quan sát và tổng kết thực tiễn trong quá trình thực tập tại công ty Qua đó, nắm bắt được thực trạng của việc giảng dạy tiếng Nhật cho du học sinh tại Công ty CP JVB

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu từ các tạp chí, sách báo bằng

tiếng Việt và tiếng Nhật trên internet, tra cứu các công trình nghiên của tác giả người Nhật và người Việt trong các giáo trình chuyên ngành, tham khảo ý kiến của các giảng viên

Ngày đăng: 29/03/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w