1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

67 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Tham Gia Hoạt Động Ngoại Khóa Của Sinh Viên Khoa Lưu Trữ Học - Quản Trị Văn Phòng
Tác giả Đặng Nguyễn Hoàng Hưởng, Trần Thanh Khôi, Lê Thị Thảo Nguyên, Ngô Huỳnh Thiên Quang, Lê Thị Ngọc Thủy
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lưu trữ học - Quản trị văn phòng
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN (14)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài (14)
      • 1.1.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa (14)
      • 1.1.2. Khái niệm hoạt động ngoại khóa liên quan đến giáo dục (15)
      • 1.1.3. Khái niệm sinh viên (16)
    • 1.2. Quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên (17)
      • 1.2.1. Những lợi ích của hoạt động ngoại khóa (17)
      • 1.2.2. Những yếu tố tác động khiến cho sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa (20)
  • CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC - QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC (25)
    • 2.1. Tổ chức nghiên cứu (25)
      • 2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu (25)
      • 2.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu (27)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (28)
      • 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (29)
    • 3.1. Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc (33)
      • 3.1.1. Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (33)
      • 3.1.2. Đánh giá về chất lượng hoạt động ngoại khóa hiện nay (42)
    • 3.2. Thực trạng về các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (44)
      • 3.2.1. Thực trạng chung về các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học (44)
      • 3.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên (47)
      • 3.2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (54)
  • KẾT LUẬN (58)
  • PHỤ LỤC (61)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC - QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG---***--- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CÁC YẾU TỐ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN

Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là một khái niệm khá mới mẻ, nhưng trong quá trình nghiên cứu cũng có không ít góc nhìn và quan điểm đưa ra để định nghĩa về khái niệm này Cụ thể như sau:

Theo từ Từ điển Đại học Oxford, cụm từ “Extracurricular” (Hoạt động ngoại khóa) đã được sử dụng từ những năm 1880, và được định nghĩa là “những hoạt động nằm ngoài chương trình giảng dạy thông thường và chương trình giảng dạy cốt lõi mà là những hoạt động bổ sung nằm ngoài khoá học.”

Việc định nghĩa sớm của cụm từ “hoạt động ngoại khóa” cũng cho thấy các hoạt động này đã được các cơ sở giáo dục trên thế giới quan tâm từ sớm Song, chính sự nhìn nhận những tác động tích cực của các hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên trong môi trường giáo dục Ở Việt Nam, hoạt động ngoại khoá dần được quan tâm và chú trọng

Từ đó, những hiểu biết về khái niệm hoạt động ngoại khóa dần được phổ biến hơn

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt (1997): “Hoạt động ngoại khóa là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” (tr.86) Hay Báo

Dân trí cũng từng định nghĩa: “Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động mang tính chất tự nguyện nằm ngoài chương trình học chính khóa Học sinh có nhiều lựa chọn để thực hiện những hoạt động ngoại khoá, đó có thể là các hoạt động về thể chất, phát triển kỹ năng cá nhân, các hoạt động văn hóa hay đơn giản là những công việc giúp đỡ gia đình, cộng đồng sau giờ học”

Nhận thấy hoạt động ngoại khóa ở Việt Nam đã có sự định nghĩa nhất định, điều này không chỉ giúp sinh viên có thể hiểu rõ hoạt động mình tham gia là gì, mà đây còn là tiền đề để phát triển những hoạt động ngoại khóa trong môi trường đại học ở Việt Nam

Nhìn chung, tuy có một khái niệm cụ thể và thống nhất cho cụm từ này, nhưng qua đó chúng tôi có thể khái quát được khái niệm hoạt động ngoại khóa như sau: Đây là hoạt động nằm ngoài chương trình đào tạo chính khóa và được tham gia với tinh thần tự nguyện Mục đích của hoạt động ngoại khóa là tạo ra sân chơi cho người học củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động công tác xã hội hay giúp họ giải tỏa được những căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập, làm việc Đặc biệt hơn là trong bối cảnh nền giáo dục hiện đại đang chuyển hướng từ việc học thụ động sang học tập chủ động và trải nghiệm trong môi trường đại học thì hoạt động ngoại khóa càng ngày được tổ chức thành nhiều hình thức khác nhau như thành lập câu lạc bộ, đội nhóm và các hoạt động cộng đồng để người học không chỉ mở rộng kiến thức mà còn khám phá và phát triển tiềm năng bản thân một cách toàn diện

1.1.2 Khái niệm hoạt động ngoại khóa liên quan đến giáo dục

Hoạt động ngoại khóa sẽ trở nên hữu ích hơn nếu có thêm vai trò liên quan đến giáo dục Các hoạt động ngoại khóa về giảng dạy, học tập với các hình thức phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tiếp cận kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn, cũng như tạo sự đổi mới trong môi trường giáo dục truyền thống

Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “giáo dục” được định nghĩa là “Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho mỗi người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống” Đồng thời hoạt động “giáo dục” không chỉ xảy ra trong các cơ sở giáo dục chính thống như trường học, mà còn có thể xảy ra ở nhiều mức độ và bối cảnh khác nhau, bao gồm cả tự học, học nghề, học trực tuyến, và học thông qua trải nghiệm cuộc sống hàng ngày

Theo tác giả Lưu Duy Hà (2018): “Hoạt động ngoại khóa các môn học là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ học chính khóa trên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho học sinh.” (tr.1) Ngoài ra, tác giả

Nguyễn Thị Như (2021) đã nhận định rằng: “Trong những năm trở lại đây, Trường Đại học Hà Nội thường xuyên tổ chức và thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên gắn với thực tiễn các học phần và đặc thù từng chuyên ngành Với các học phần khoa học Chính trị, hoạt động ngoại khóa góp phần trang bị cho sinh viên kiến thức sâu rộng, gắn lý luận với thực tiễn, bồi dưỡng niềm đam mê, tự hào dân tộc, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tình yêu quê hương, đất nước cho các em sinh viên, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống trong Trường.” Vì thế cho nên bên cạnh việc các hoạt động ngoại khóa được xem là hoạt động nằm ngoài chương trình học chính quy của học sinh thì vẫn còn các hoạt động ngoại khóa liên quan đến giáo dục

Tóm lại, hoạt động ngoại khóa liên quan đến giáo dục là các hoạt động mà các sinh viên tham gia bên ngoài lớp học để hỗ trợ quá trình học tập và phát triển cá nhân Những hoạt động này thường được tổ chức để thúc đẩy sự hòa nhập cộng đồng, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, và sáng tạo Ngoài ra chúng cũng giúp sinh viên kết nối với nhau và với giáo viên ngoài môi trường học tập truyền thống

Thuật ngữ “sinh viên” xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức gồm nhiều nhà cựu Nho, xuất bản 1931, là từ điển đầu tiên có từ “sinh viên” Theo từ điển này, “sinh viên” là “học trò trường công”, đồng thời chữ tiếng Hán của từ này là 生員 (giản thể, 生员), có phát âm tương tự Theo dòng thời gian, nhiều từ điển xuất hiện nhiều hơn, trong đó có từ điển Hán - Việt của Phan Văn Cát Trong từ điển có nêu lên định nghĩa khái niệm “sinh viên” cụ thể: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao đẳng và hệ đại học”(tr.89)

Nhìn chung, có thể thấy được rằng những định nghĩa được đưa ra trong hai từ điển trên nói một cách chung chung về khái niệm sinh viên Đa phần nói sinh viên là những người học ở hệ cao đẳng, đại học Vì vậy, những khái niệm này chưa có một cái nhìn cụ thể, chuyên môn về thuật ngữ này

Ngoài từ điển đưa ra định nghĩa thì Nhà nước cũng gián tiếp nêu lên định nghĩa thông qua Luật Giáo dục Đại học năm 2016 như sau: “Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học” (tr.89).Bên cạnh đó, cũng có một số các cá nhân đưa ra định nghĩa về khái niệm sinh viên theo góc nhìn cụ thể như sau:

Quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên

1.2.1 Những lợi ích của hoạt động ngoại khóa

Trong bối cảnh nghiên cứu hiện đại, việc đánh giá những lợi ích của hoạt động ngoại khóa không chỉ là một quá trình tĩnh lặng, mà còn là một sự khám phá khoa học về tác động của nó đối với phát triển cá nhân và xã hội Bằng cách tiếp cận từ góc độ này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách mà việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân, từ khía cạnh vận động đến khả năng giao tiếp và sự phát triển tinh thần Đồng thời, chúng ta cũng có thể nắm bắt được vai trò của hoạt động ngoại khóa trong việc xây dựng cộng đồng và mối quan hệ xã hội, đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai Để làm rõ hơn về tính hữu ích của hoạt động ngoại khóa thì nhóm chúng tôi đưa ra những tài liệu nói về lợi ích của hoạt động ngoại khóa như sau:

Theo các tác giả Brusson và các tác giả khác (2020) đã đưa ra sự tác động tích cực của hoạt động ngoại khóa đến sức khỏe tinh thần ở bài báo Screen Time and Extracurricular Activities as Risk and Protective Factors for Mental Health in

Adolescence: A Population-Level Study (Thời gian sàng lọc và các hoạt động ngoại khóa là yếu tố nguy cơ và bảo vệ sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên: Một nghiên cứu ở cấp độ dân số) Đầu tiên, việc tham gia vào hoạt động ngoại khóa đã được liên kết mật thiết với việc giảm thời gian sử dụng màn hình, một yếu tố đã được xác định là có liên quan mật thiết đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên Thứ hai, hoạt động ngoại khóa được công nhận là yếu tố bảo vệ, có khả năng bảo vệ sức khỏe tâm thần của tuổi vị thành niên, bằng cách giảm căng thẳng, lo âu và tăng cường tinh thần tích cực Thứ ba, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa cung cấp một cơ hội quý báu để phát triển kỹ năng xã hội, tạo ra một môi trường xã hội tích cực và hỗ trợ cho việc phát triển cá nhân Cuối cùng, các hoạt động ngoại khóa cung cấp sự cân bằng, giúp tuổi vị thành niên duy trì một lối sống cân đối và lành mạnh, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của thời đại kỹ thuật số Điều này chỉ ra rằng hoạt động ngoại khóa không chỉ là một phần của trải nghiệm học tập, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe tâm thần của tuổi vị thành niên

Hoạt động ngoại khóa trong cộng đồng sinh viên của một trường đại học không chỉ đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe tâm thần cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập và sự nghiệp sau này của các bạn sinh viên Trong tạp chí

"Thực trạng tổ chức và tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học

Xây dựng miền Trung", Nguyễn Nguyên Khang và Lê Đức Tâm (2016) đã nhấn mạnh về những lợi ích mà hoạt động ngoại khóa mang lại Trước hết, hoạt động ngoại khóa cung cấp một môi trường lý tưởng để sinh viên rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm

Các hoạt động như tổ chức sự kiện, tham gia các câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên đều đòi hỏi sự giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý thời gian hiệu quả Những kỹ năng này không chỉ quan trọng trong môi trường học tập mà còn trong cuộc sống và sự nghiệp sau này của sinh viên Thứ hai, hoạt động ngoại khóa cũng giúp mở rộng mạng lưới quan hệ của sinh viên Thông qua việc tham gia vào các hoạt động này, sinh viên có cơ hội gặp gỡ và kết nối với những người có cùng sở thích và mục tiêu Mạng lưới quan hệ này không chỉ có thể mang lại cơ hội làm việc mà còn là nguồn động viên và hỗ trợ trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần của sinh viên Cuộc sống đại học có thể mang lại nhiều áp lực và stress cho sinh viên, và việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa là cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng và tạo ra cân bằng trong cuộc sống

Và những lợi ích được chúng tôi liệt kê từ hai nghiên cứu trên, đến với tạp chí “The

Benefits of Participating in Extracurricular Activities” (Lợi ích của việc tham gia hoạt động ngoại khóa), các tác giả Claudette C (2013) đã nêu lên đầy đủ tất cả các lợi ích mà hoạt động ngoại khóa mang lại cho học sinh, sinh viên Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện sinh viên đại học, mang lại nhiều lợi ích về cả mặt học thuật lẫn phát triển cá nhân Thứ nhất, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có mối liên hệ tích cực với hiệu suất học tập Sinh viên thường phát triển kỹ năng quản lý thời gian và kỷ luật tốt hơn, dẫn đến kết quả học tập cao hơn Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa thường có điểm số và thành tích học tập cao hơn so với những người không tham gia Thứ hai, các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển các kỹ năng quan trọng như lãnh đạo, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề Tham gia vào các câu lạc bộ và tổ chức cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm thực tế quý báu để xây dựng và hoàn thiện những kỹ năng này Những kỹ năng mềm này không chỉ hữu ích trong môi trường học tập mà còn cần thiết cho sự nghiệp sau này của sinh viên Thứ ba, tham gia các hoạt động ngoại khóa tạo cơ hội cho sinh viên mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội Các hoạt động này giúp sinh viên kết nối với những người có chung sở thích và giá trị, từ đó giảm cảm giác cô đơn và tăng cường kỹ năng xã hội Những mối quan hệ này không chỉ giúp sinh viên cảm thấy gắn kết hơn với cộng đồng mà còn có thể mang lại nhiều cơ hội trong tương lai Thứ tư, các hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho sinh viên bước vào thị trường lao động Tham gia vào các hoạt động như thực tập, công việc tình nguyện và các tổ chức sinh viên giúp sinh viên xây dựng hồ sơ xin việc ấn tượng và tạo ra nhiều cơ hội mạng lưới quan hệ Những kinh nghiệm này giúp sinh viên phát triển các kỹ năng thực tế và tích lũy kinh nghiệm làm việc quý báu Cuối cùng, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần Các hoạt động này cung cấp một sự giải thoát khỏi áp lực học tập, mang lại những giây phút thư giãn và niềm vui, góp phần duy trì một lối sống cân bằng Việc tham gia vào các hoạt động này giúp sinh viên có một tinh thần thoải mái và sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống

Như vậy, từ những cơ sở lý thuyết nêu trên chúng tôi rút ra được những lợi ích của hoạt động ngoại khóa mang lại như sau: thứ nhất, duy trì và nâng cao sức khỏe tâm thần của tuổi vị thành niên; thứ hai, giúp sinh viên rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm; thứ ba, giúp mở rộng mạng lưới quan hệ của sinh viên và cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất, các hoạt động ngoại khóa cũng là một phần giúp trong việc chuẩn bị cho sinh viên bước vào thị trường lao động Từ những lợi ích trên cho thấy, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tại môi trường đại học là vô cùng cần thiết.Không chỉ giúp sinh viên phát triển được nhiều mặt mà còn góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công sau này của sinh viên

1.2.2 Những yếu tố tác động khiến cho sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa, khi mà lĩnh vực khoa học và công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ cùng với đó là môi trường giáo dục ngày càng phát triển nhanh chóng Đứng trước các yêu cầu to lớn của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì đòi hỏi việc phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các phẩm chất lẫn kỹ năng trong các công việc có trình độ chuyên môn ở nhiều lĩnh vực là điều vô cùng cấp thiết Giáo dục – yếu tố được xem là nền móng, để xây dựng những phẩm chất và kỹ năng đó thì đang được chú trọng phát triển, dần trở thành sự ưu tiên hàng đầu trên toàn thế giới Hoạt động ngoại khóa theo đó cũng trở thành một yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục và cả học sinh, sinh viên

Trong công trình nghiên cứu “Thực trạng tổ chức và tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Xây dựng miền Trung”, Nguyễn Nguyên Khang và

Lê Đức Tâm (2016) đã đề cập đến thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên hiện nay (tr 94-96) Phần lớn, các sinh viên đều xác nhận rằng bản thân có tham gia các hoạt động ngoại khóa (98.3%), tuy nhiên mục đích tham gia của các sinh viên ấy lại chủ yếu đến từ lý do nếu không tham gia sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập (điểm rèn luyện) Mặt khác, số ít sinh viên lại xác nhận rằng bản thân không tham gia hoạt động ngoại khóa (5.4%), chủ yếu vì bản thân các sinh viên ấy chưa nhận thức được đúng đắn các lợi ích mà hoạt động ngoại khóa có thể mang lại Có thể thấy rằng, phần đông các sinh viên đều không có mục đích cụ thể khi tham gia hoạt động ngoại khóa cũng như nhận thức về lợi ích của nó Vì vậy, thái độ hưởng ứng của các sinh viên cũng không thật sự tích cực so với lợi ích to lớn mà các hoạt động ấy có thể mang lại

Ngoài ra, một công trình nghiên cứu ở nước ngoài của tác giả Bandala (2022) với tiêu đề “The influence of extracurricular activities in the educational, academic outcomes” (Ảnh hưởng của các hoạt động ngoại khóa trong kết quả giáo dục, học tập) đã nhận định rằng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa là điều cần thiết cho môi trường giáo dục hiện đại, vì khi tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến thể chất và nghệ thuật sẽ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân cần thiết Mặc dù không bắt buộc nhưng vẫn có đến 10% sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, đồng thời tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa việc tham gia và không tham gia các hoạt động ngoại khóa bằng cách lập bảng so sánh kết quả học tập của sinh viên tại Trường trung học phổ thông Greenville Một trong số các bảng so sánh của bài nghiên cứu, dựa trên thang điểm là 4.0 đã thống kê điểm trung bình của học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa (M = 3,20, S.D = 0,53) cao hơn một chút so với điểm trung bình của học sinh không tham gia (M = 3,07, S.D = 0,43) Vì thế có thể thấy điểm trung bình tích lũy của sinh viên và các hoạt động ngoại khóa có liên kết tích cực với nhau ở mức vừa phải Mặc dù không quá khác biệt, nhưng từ những so sánh cũng nêu ra việc tham gia các hoạt động ngoại khóa đã cải thiện phần nào thành tích học tập của sinh viên tại Trường trung học phổ thông Greenville

Từ những thực trạng, số liệu được nêu trên, chúng tôi thấy được rằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên rất lớn Nhưng, chưa có báo cáo nào nói rõ về hiệu quả tham gia của sinh viên, chưa rõ được nguyên nhân tại sao sinh viên không tham gia Để hiểu được khái quát nguyên nhân việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên thì xuất từ hai yếu tố: chủ quan và khách quan Đến với yếu tố chủ quan, trước hết, quyết định này có thể xuất phát sở thích của sinh viên Mỗi sinh viên có những sở thích và đam mê riêng, và họ thường chọn các hoạt động ngoại khóa phù hợp với những sở thích này Ví dụ, một sinh viên yêu thích âm nhạc có thể tham gia vào các câu lạc bộ âm nhạc hoặc các chương trình tọa đàm bàn về khía cạnh nào đó trong lĩnh vực này, trong khi một sinh viên đam mê thể thao có thể chọn tham gia vào các đội thể thao như bóng đá, bóng rổ, hoặc bơi lội Sở thích cá nhân không chỉ giúp sinh viên cảm thấy hào hứng và vui vẻ khi tham gia các hoạt động mà còn giúp họ gắn bó lâu dài với hoạt động đó Khi sinh viên tham gia vào các hoạt động mà họ yêu thích, họ có xu hướng đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn, từ đó họ cũng có thể đạt được những thành tựu đáng kể

Thứ hai, nhận thức về lợi ích của các hoạt động ngoại khóa đối với nhu cầu nâng cao hồ sơ cá nhân cũng là một yếu tố được chúng tôi xem xét và đánh giá Sinh viên thường cân nhắc những lợi ích mà các hoạt động này mang lại trước khi quyết định tham gia Các lợi ích này có thể bao gồm phát triển kỹ năng mềm, những kỹ năng không chỉ hữu ích trong quá trình học tập mà còn có giá trị lớn cho quá trình làm việc trong tương lai Ngoài ra, tham gia hoạt động ngoại khóa còn giúp sinh viên phát triển mạng lưới mối quan hệ của mình, gia tăng sự kết nối đối với những người có cùng sở thích cá nhân và mục tiêu phát triển Điều này không chỉ làm phong phú thêm cuộc sống xã hội của họ mà còn tạo ra những cơ hội hợp tác, hỗ trợ trong học tập và công việc Một mạng lưới quan hệ xã hội mạnh mẽ có thể mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và giúp sinh viên phát triển toàn diện hơn Hơn nữa, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa còn nâng cao hồ sơ cá nhân của sinh viên, làm cho họ nổi bật hơn trong mắt các nhà tuyển dụng

Những hoạt động này cho thấy sinh viên là những người năng động, có kỹ năng quản lý thời gian tốt và sẵn sàng đón nhận thử thách Đây là những phẩm chất mà nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay Trong bài viết “Hoạt động ngoại khóa - Nơi sinh viên khẳng định bản thân và trải nghiệm” của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã khẳng định rằng: “Các nhà tuyển dụng ngày nay quan tâm về con người của bạn hơn là những điểm số cao ngất ngưỡng mà bạn có được.” Nhìn chung, Việc nhận thức về lợi ích mà hoạt động ngoại khóa mang lại đối với nhu cầu nâng cao hồ sơ cá nhân cùng là một yếu tố phổ biến tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC - QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Các giai đoạn nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 6/2024 và được thực hiện theo hai giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lý luận và Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận (từ tháng 9/2023 đến tháng 01/2024) a Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, định hướng và xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu b Nội dung nghiên cứu Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Trên cơ sở đó chỉ ra rằng việc tìm hiểu về các yếu tố tác động của sinh viên đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa là cần thiết để tăng cường hiểu biết của nhóm đối tượng nhằm lan tỏa thông tin một cách chính xác và hiệu quả

Xây dựng cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh c Cách thức thực hiện Nghiên cứu tài liệu, văn bản; d Kết quả nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước;

Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu;

Bảng hỏi về việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

2 Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn (từ tháng 02/2024 đến tháng 6/2024) a Mục đích nghiên cứu Nêu rõ thực trạng nhận thức về việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị Văn phòng Đề xuất các giải pháp nâng cao việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh b Nội dung nghiên cứu Thực hiện khảo sát sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về mức độ thường xuyên và lý do chọn tham gia các hoạt động ngoại khóa

Thu thập số liệu về mức độ thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị Văn phòng và các yếu tố tác động đến quyết định tham gia trên cơ sở những dữ liệu thu thập được từ khảo sát thực tiễn

Chỉnh sửa bài nghiên cứu theo góp ý của giảng viên hướng dẫn c Cách thức thực hiện Tiến hành cho sinh viên làm bảng hỏi qua công cụ Google Form về việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

Phân tích độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi;

Phân tích thực trạng quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng từ kết quả bảng hỏi d Kết quả nghiên cứu Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả thực trạng quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

Bài báo cáo nghiên cứu hoàn chỉnh

2.1.2 Địa bàn và mẫu nghiên cứu a Địa bàn nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, với bề dày hơn 60 năm lịch sử, Trường từ lâu đã trở thành một cơ sở giáo dục uy tín và giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Với 28 khoa với nhiều chuyên ngành khác nhau, sinh viên của Trường luôn thể hiện sự đa dạng của mình trong môi trường học vấn Một trong số những khoa có được sự quan tâm đáng kể của sinh viên, Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực với kiến thức chuyên môn vững vàng, nơi có chất lượng sinh viên năng động và tích cực trong các hoạt động của Khoa, Trường Xuất phát là một môi trường học thuật và đầy tính chuyên môn, vấn đề tạo ra những sân chơi lành mạnh, chất lượng ngoài chương trình chính khóa dành cho sinh viên luôn được Khoa và Trường quan tâm

Và nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là nơi người nghiên cứu tham gia học tập nên thuận tiện cho việc lấy mẫu và làm khảo sát b Mẫu nghiên cứu Tổng số sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 534 học sinh Áp dụng theo phương pháp chọn cỡ mẫu theo công thức của Slovin:

1+N.𝑒 2 với sai số tối đa là 5%

Do đó, tổng số mẫu phải thực hiện là 229 sinh viên Áp dụng công thức phân bổ tỷ lệ trong lấy mẫu phân tần, nhóm nghiên cứu thu được mẫu phân tầng cụ thể như sau:

Như vậy số mẫu cần khảo sát sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: Khoá 20 là 65 sinh viên, khóa 21 là 61 sinh viên, khóa 22 là 48 sinh viên và khóa 23 la 55 sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu a Mục đích

Tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, xây dựng khung lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng b Nội dung

Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên và lợi ích khi tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên c Cách thực hiện

Tìm kiếm những tài liệu về hoạt động ngoại khóa được công bố dưới dạng sách, luận án, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước Từ đó mã hóa, phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kết quả đã có, chỉ ra những khoảng trống trong những nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận có liên quan đến nhận thức về hoạt động ngoại khóa của sinh viên, từ đó xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a Mục đích

Thu thập những thông tin định lượng về nhận thức của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng về hoạt động ngoại khóa thông qua thực trạng, các yếu tố và các biện pháp nâng cao chất lượng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên; đồng thời thu thập thập dữ liệu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng b Nội dung

Bảng hỏi về việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng có những nội dung chính như sau:

STT Khái niệm Số biến quan sát

Phần 1: Thông tin nhân khẩu về khách thể khảo sát

3 Khóa đào tạo 1 Định danh

Phần 2: Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng

1 Thực trạng về mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa

2 Thực trạng về sự hiểu biết các hoạt động ngoại khóa qua các phương thức

3 Thực trạng về sự quan tâm đến các chủ đề hoạt động ngoại khóa khác

4 Suy nghĩ cá nhân về thời lượng hợp 3 Định danh lý cho một chương trình ngoại khóa

5 Phương pháp tiếp nhận thông tin khi tham gia hoạt động ngoại khóa

6 Thực trạng về sự tương tác khi tham gia hoạt động ngoại khóa

7 Các phương thức tương tác với các chương trình ngoại khóa

8 Thực trạng các buổi ngoại khóa được tổ chức hiện nay

9 Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa mà không quan tâm đến nội dung

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng

1 Các yếu tố chủ quan 3 Likert 5 mức độ

2 Các yếu tố khách quan 3 Likert 5 mức độ

3 Các rào cản dẫn đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa bất khả thi

4 Suy nghĩ về quan điểm tham gia hoạt động ngoại khóa với mục đích kiếm điểm rèn luyện

5 Điểm rèn luyện là yếu tố để sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa

Phần 4: Giải pháp về việc nâng cao chất lượng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng

1 Ý kiến cá nhân về một chương trình 3 Định danh ngoại khóa thành công

2 Ý kiến cá nhân về cách tối ưu các chương trình hoạt động ngoại khóa Định danh

Bảng 2.1 Nội dung bảng hỏi việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa

Lưu trữ học - Quản trị văn phòng c Cách thức tiến hành

Bước 1: Thiết kế bảng hỏi Bảng hỏi về nhận thức của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng về hoạt động ngoại khóa với các nội dung chính đã trình bày ở Bảng 2.2 (xem chi tiết tại phụ lục 1)

Bước 2: Khảo sát Tiến hành thực hiện khảo sát bằng cách phát phiếu hỏi thông qua Google Forms nhằm thu thập dữ liệu định lượng về nhận thức của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng về hoạt động ngoại khóa thông qua thực trạng, các yếu tố và các biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về hoạt động ngoại khóa Ngoài ra thông qua bảng hỏi để thu được thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đối với hoạt động ngoại khóa

Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba và năm bốn của Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng

Bước 3: Tính điểm Thang đo nhận thức của sinh viên về thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa được đánh giá với 5 mức độ lựa chọn tương ứng với số điểm như sau:

Rất không tốt (1 điểm); Không tốt (2 điểm); Bình thường (3 điểm); Tốt (4 điểm);

Rất tốt (5 điểm) Thực trạng nhận thức của sinh viên về hoạt động ngoại khóa được đánh giá thông qua tổng điểm trung bình Theo đó, điểm trung bình càng lớn thì nhận thức của sinh viên về thực trạng, các yếu tố và các biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động ngoại khóa càng đúng đắn và ngược lại

Với thang đo nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa, các mệnh đề được đánh giá với 5 mức độ cần thiết: Rất không đồng ý (1 điểm); Không đồng ý (2 điểm); Trung lập (3 điểm); Đồng ý (4 điểm); Rất đồng ý (5 điểm) Mức độ nhận thức của sinh viên về các giải pháp này được đánh giá thông qua điểm trung bình Điểm trung bình càng cao thì sinh viên càng đánh giá các giải pháp được đưa ra là cần thiết để nâng cao nhận thức của họ về hoạt động ngoại khóa và ngược lại

Các thang đo đều được thiết kế trên thang Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, tùy vào mục đích của câu hỏi mà có các ý nghĩa khác nhau như đã giải thích ở trên Giá trị các mức độ = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất)/(số lượng các mức độ) = (5-1)/5 = 0.8 Do đó ý nghĩa các mức được phân chia như sau (dẫn theo Dương Minh Quang, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Hồng Phan, 2018):

+ 1.00 đến 1.08: Hoàn toàn không đồng ý/ hoàn toàn không cần thiết/ hoàn toàn không ảnh hưởng

+ 1.81 đến 2.60: Không đồng ý/ không cần thiết/ không ảnh hưởng + 2.61 đến 3.40: Trung bình/ phân vân/ ít cần thiết/ ảnh hưởng ít + 3.41 đến 4.20: Đồng ý/ cần thiết/ ảnh hưởng nhiều

+ 4.21 đến 5.00: Hoàn toàn đồng ý/ rất cần thiết/ ảnh hưởng rất nhiều e Yêu cầu thực hiện

+ Liên hệ sinh viên qua các kênh thông tin như mạng xã hội, tin nhắn

+ Trước khi phát phiếu khảo sát có trao đổi mục đích khảo sát và hướng dẫn cách thực hiện

+ Thu thập thông tin khảo sát trực tiếp qua Google Form

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

CỦA SINH VIÊN KHOA LƯU TRỮ HỌC - QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC

Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

3.1.1 Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học

- Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động không bắt buộc nhưng giữ vai trò không kém phần quan trọng quá trình học tập và phát triển của sinh viên nói chung và sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng nói riêng Nhận thấy được tầm quan trọng đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về thực trạng các hoạt động ngoại khóa hiện nay, cũng như đưa ra được cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng các hoạt động ngoại khóa dưới góc nhìn của người tham gia

Dưới đây là kết quả của quá trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi với kích cỡ mẫu gồm 30 sinh viên Trong đó, sinh viên năm nhất có 22 sinh viên (73,3%); sinh viên năm hai có 2 sinh viên (6,7%); sinh viên năm ba có 3 sinh viên (10%) và sinh viên năm tư có 3 sinh viên (10%)

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ các khóa tham gia khảo sát của sinh viên Khoa

Khảo sát đã nhận được sự tham gia từ các sinh viên thuộc nhiều khóa khác nhau, với sinh viên năm nhất chiếm đa số Số lượng sinh viên năm nhất tham gia khảo sát gấp 11 lần so với sinh viên năm hai và gấp hơn 7 lần so với sinh viên năm ba và năm tư Điều này có thể cho thấy mức độ quan tâm của sinh viên năm nhất về vấn đề này nhiều hơn so với các năm sau Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc họ tiếp cận một môi trường học tập mới, sự tò mò và nhu cầu trải nghiệm của họ vẫn còn nhiều Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sinh viên năm hai, năm ba, và năm tư không quan tâm đến nội dung khảo sát Sự chênh lệch về số lượng tham gia có thể do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như lịch học bận rộn hơn hoặc đã có kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa từ trước

Cũng từ quá trình thu thập thông tin khảo sát từ phương pháp dùng bảng hỏi, nhóm cũng thu thập được những thông tin liên quan về mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa của 30 sinh viên tiến hành tham gia khảo sát, kết quả thu về cụ thể như sau: 10 sinh viên (33,3%) tham gia hoạt động ngoại khóa mỗi tháng khoảng 1 lần; 8 sinh viên (26,7%) tham gia hoạt động ngoại khóa mỗi tháng khoảng 2 lần; 7 sinh viên (23,3%) tham gia hoạt động ngoại khóa mỗi tháng hơn 3 lần; 3 sinh viên (10%) tham gia hoạt động ngoại khóa 2 tháng khoảng 1 lần; 1 sinh viên (3,3%) tham gia hoạt động ngoại khóa 1 năm khoảng 3 đến 4 lần và còn 1 sinh viên (3,3%) không đưa ra được số liệu cụ thể

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra một cách nhìn tổng thể về mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa của 30 sinh viên Đáng chú ý là phần lớn sinh viên, chiếm 83.3%, tham gia các hoạt động ngoại khóa với tần suất từ 1 đến hơn 3 lần mỗi tháng Điều này cho thấy các hoạt động ngoại khóa đang được sinh viên đón nhận tích cực và là một phần quan trọng trong đời sống học đường của họ Nhóm có tỉ lệ cao nhất là nhóm tham gia mỗi tháng khoảng 1 lần, chiếm 33.3% Qua đó thể hiện việc sinh viên có xu hướng duy trì một mức độ tham gia định kỳ nhưng không quá thường xuyên, có lẽ để cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoài giờ học Bên cạnh đó, có 26.7% sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa khoảng 2 lần mỗi tháng, và 23.3% tham gia hơn 3 lần mỗi tháng, con số này biểu hiện cho một nhóm có lượng lớn sinh viên duy trì sự tham gia tích cực, có thể họ tìm thấy giá trị lớn từ các hoạt động này hoặc có đam mê với chúng Ngược lại, nhóm sinh viên tham gia ít hơn, chẳng hạn như mỗi 2 tháng khoảng 1 lần (10%) và khoảng 3-4 lần mỗi năm (3.3%), chiếm tỉ lệ thấp hơn, phản ánh rằng một số sinh viên có lịch trình học tập dày đặc, hoặc có ít hứng thú với các hoạt động ngoại khóa Tuy nhiên, có 3.3% sinh viên không thể xác định rõ tần suất tham gia của mình Đây có thể là những sinh viên không thường xuyên tham gia hoặc không nhớ chính xác lịch trình tham gia của họ Nhìn chung, số liệu này phản ánh sự đa dạng trong mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng Trong khi phần lớn sinh viên vẫn duy trì một tần suất tham gia tương đối cao, có một số ít sinh viên ít tham gia hơn, có thể do nhiều yếu tố cá nhân Điều này cũng gợi ý rằng các hoạt động ngoại khoá đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng mềm và mở rộng mối quan hệ xã hội của sinh viên

Sau quá trình khảo sát cũng cho thấy được mức độ tiếp cận qua các hình thức của sinh viên Khoa với các hoạt động ngoại khóa Khảo sát thu về kết quả cao nhất cho các tiếp cận của sinh viên đến các hoạt động ngoại khóa chủ yếu đến từ truyền thông qua mạng xã hội, qua các Facebook, Đoàn - Hội, Câu lạc bộ,… có 26 sinh viên (86,7%); cách tiếp cận từ bạn bè cũng là một yếu tố chiếm tỉ lệ tương đối cao có 19 sinh viên (63,3%) và thấp nhất là 11 sinh viên (33,3%) đối với việc tiếp cận trực tiếp qua các gian hàng giới thiệu từ các câu lạc bộ

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ sinh viên lựa chọn các phương tiện tiếp cận hoạt động ngoại khóa

Không quá bất ngờ khi ở thời đại công nghệ số hiện nay và sự tiếp cận thông tin mạng mạnh mẽ của thế hệ Gen Z - đây cũng là thế hệ sinh viên chủ yếu được khảo sát tiếp cận, vai trò của truyền thông được nhấn mạnh là yếu tố trọng yếu trong quá trình tiếp cận thông tin của sinh viên, thể hiện qua việc có 86,7% sinh viên thực hiện khảo sát biết đến hoạt động ngoại khoá qua các trang mạng xã hội Ngoài ra, các mối quan hệ xung quanh cũng đóng vai trò tương đối trong việc tiếp cận các hoạt động ngoại khóa sinh viên, chiếm tỉ lệ 63,3%, gần gấp đôi so sự tiếp cận của sinh viên qua các gian hàng giới thiệu của các câu lạc bộ Điều này cũng thể hiện sự không hiệu quả của cách thức quảng bá hoạt động ngoại khoá qua các gian hàng trực tiếp, có thể xuất phát từ sự tự ti, ngại giao tiếp của sinh viên và vị trí, mức độ hấp dẫn trong quá trình thành lập các gian hàng cũng là một trong các yếu tố dẫn đến tỉ lệ này

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ các lĩnh vực, chủ đề được quan tâm khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên

Biểu đồ trên thể hiện sự quan tâm của 30 sinh viên đối với các chủ đề khi chọn tham gia các hoạt động ngoại khóa Cụ thể, có 20 sinh viên (66.7%) quan tâm đến kỹ năng mềm, 18 sinh viên (60%) quan tâm đến phương pháp học tập, 14 sinh viên (46.7%) quan tâm đến các vấn đề tâm lý Các chủ đề hiện tượng xã hội và khoa học công nghệ thu hút lần lượt 11 sinh viên (36.7%) và 10 sinh viên (33.3%)

Biểu đồ cho thấy chủ đề “Kỹ năng mềm” nhận được sự quan tâm cao nhất từ 20 sinh viên (66,7%) tham gia khảo sát Số lượng cho thấy sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong môi trường học tập và làm việc Các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý thời gian không chỉ cần thiết trong việc học tập mà còn có giá trị lớn trong sự nghiệp tương lai của họ Do đó, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến phát triển kỹ năng mềm là một xu hướng phổ biến và đáng chú ý

Chủ đề “Phương pháp học tập” cũng được 18 sinh viên trong tổng số 30 sinh viên tham gia khảo sát, chiếm 60% Điều này phản ánh nhu cầu lớn trong việc tìm kiếm và áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả Sinh viên mong muốn cải thiện hiệu suất học tập và đạt được kết quả tốt hơn thông qua việc nắm vững các kỹ thuật học tập tiên tiến Sự quan tâm này có thể được thúc đẩy bởi áp lực cạnh tranh học tập và mong muốn đạt được thành tích cao trong học tập và nghiên cứu

Với 14 sinh viên (46,7%) quan tâm đến “Vấn đề tâm lý”, chủ đề này đứng ở vị trí thứ ba về mức độ quan tâm Tỷ lệ này cho thấy sinh viên ngày càng chú trọng đến sức khỏe tinh thần của mình Áp lực từ học tập, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội có thể tạo ra nhiều thách thức về mặt tâm lý, chính vì vậy, sinh viên tìm kiếm các hoạt động ngoại khóa có thể giúp họ giải tỏa căng thẳng, nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý cảm xúc

Chủ đề “Hiện tượng xã hội” được 11 sinh viên (36,7%) quan tâm, cho thấy một mức độ nhận thức nhất định về các vấn đề xã hội Mặc dù không phải là mối quan tâm hàng đầu, nhưng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến hiện tượng xã hội cho thấy sinh viên có sự quan tâm đến các vấn đề đương thời và muốn đóng góp vào các giải pháp cộng đồng Điều này cũng có thể giúp họ phát triển tư duy phản biện và nhận thức xã hội

Cuối cùng, “Khoa học và công nghệ” thu hút sự quan tâm của 10 sinh viên (33,3%) mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng vẫn phản ánh được nhu cầu trong việc cập nhật và hiểu biết về các tiến bộ khoa học và công nghệ Sinh viên nhận ra giá trị trong việc nắm bắt các xu hướng công nghệ mới, từ đó áp dụng vào học tập và nghề nghiệp tương lai của mình Sự tham gia vào các hoạt động liên quan đến khoa học và công nghệ cũng cho thấy một phần của sinh viên hướng đến việc chuẩn bị cho những thay đổi và thách thức trong kỷ nguyên số

Nhìn chung, mỗi chủ đề đều có sự quan tâm khác nhau của các sinh viên, trong đó

“Kỹ năng mềm” và “Phương pháp học tập” vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất của sinh viên Khoa Ngoài ra, các chủ đề khác cũng nhận được tỉ lệ tương đối điều này cũng thể hiện sự quan tâm bao quát của sinh viên Khoa đối với các chủ đề, lĩnh vực của mỗi hoạt động ngoại khóa

Thời lượng của các hoạt động ngoại khóa cũng là một vấn đề được các sinh viên quan tâm trước khi tham gia các hoạt động này Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận được kết quả cao nhất là 22 sinh viên (73,3%) cho rằng mỗi chương trình chỉ nên có dung lượng từ 60-90 phút, kế đó là mỗi 4 sinh viên (13,3%) lần lượt cho rằng hoạt động ngoại khóa nên có dung lượng khoảng dưới 60 phút và khoảng trên 90 phút

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ sinh viên Khoa chọn thời gian phù hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa

Thực trạng về các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1.Thực trạng chung về các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, việc lựa chọn tham gia các hoạt động ngoại khóa của mỗi cá nhân đều được tác động bởi nhiều yếu tố như sở thích, sở trường, phát triển các mối quan hệ, phát triển tư duy học tập, Trong số đó, điểm rèn luyện nhận được từ các buổi hoạt động ngoại khóa cũng đóng vai trò là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tác động đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Để minh chứng cho vấn đề này nhóm chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu về mức độ quan tâm đến điểm rèn luyện từ các buổi hoạt động ngoại khóa của sinh viên thuộc Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Biểu đồ khảo sát chi tiết như sau:

Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ sinh viên tham gia với mục đích chính là điểm rèn luyện

Dựa vào biểu đồ, ta thấy:

Theo kết quả khảo sát trên 30 sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy được:

Có 7 sinh viên (23,3%) đã chọn chưa từng tham gia hoạt động ngoại khóa vì điểm rèn luyện Có thể thấy việc lựa chọn tham gia hoạt động ngoại khóa từ nhóm sinh viên này chủ yếu là do các hoạt động phù hợp với sở thích hoặc phù hợp với mục tiêu phát triển cá nhân của họ

Cùng với đó, có đến 23 sinh viên (76,7%) trong tổng số khảo sát đã chọn tham gia hoạt động ngoại khóa với mục đích chính là vì điểm rèn luyện (hơn gấp 3 lần số sinh viên chưa từng tham gia hoạt động ngoại khóa vì điểm rèn luyện) Có thể thấy điểm rèn luyện nhận được từ các hoạt động ngoại khóa đã góp phần cải thiện thành tích học tập của các sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh mức độ quan tâm về điểm rèn luyện, các buổi hoạt động ngoại khóa được đánh giá có thành công hay không còn phải dựa vào chất lượng nội dung Do đó, nhóm chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát các sinh viên trong Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về mức độ quan tâm đến nội dung các buổi hoạt động ngoại khóa và có được biểu đồ như sau:

Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ sinh viên tham gia không quan tâm đến nội dung chương trình

Qua biểu đồ, ta thấy:

Kết quả khi khảo sát 30 sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thu được:

Có đến 15 sinh viên (50%) chọn thỉnh thoảng không quan tâm đến nội dung của các hoạt động ngoại khóa Có 6 sinh viên (20%) đã chọn không bao giờ đồng nghĩa là luôn luôn xem xét chọn lọc về nội dung các buổi hoạt động ngoại khóa Có 5 sinh viên (16.7%) chọn mức độ thường xuyên, có 3 sinh viên (10%) đã chọn mức độ hiếm khi quan tâm về nội dung và chỉ có 1 sinh viên (3,3%) đã chọn luôn luôn không quan tâm đến nội dung các buổi hoạt động ngoại khóa Điều này cho thấy việc lựa chọn các hoạt động ngoại khóa dựa trên nội dung vẫn chưa thật sự tối ưu do mức độ thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ khá cao (50%) Tuy nhiên, xét về mức độ thường xuyên và luôn luôn không quan tâm đến nội dung (20%) thì tổng số diễn ra vẫn ít hơn so với mức độ hiếm khi và không bao giờ không quan tâm đến nội dung các buổi hoạt động ngoại khóa (30%) Tình trạng này có thể khắc phục được nếu sinh viên tìm ra được sở thích và mục tiêu cá nhân trước khi lựa chọn tham gia các hoạt động ngoại khóa

Từ các số liệu khảo sát được, nhóm chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn tham gia các hoạt động ngoại khóa hiện nay vẫn là ưu tiên đạt được điểm rèn luyện để nhằm nâng cao thành tích trong học tập Đồng thời, nội dung từ các buổi hoạt động ngoại khóa tuy là điều cần thiết, nhưng vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng để quyết định lựa chọn tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động ngoại khóa là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và phát triển toàn diện của sinh viên Để hiểu rõ hơn về quyết định tham gia các hoạt động này, cần phân tích các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên Nhóm chúng tôi sẽ trình bày những yếu tố chủ quan bao gồm động lực phát triển, định hướng bản thân; sở thích cá nhân; nhận thức về lợi ích; muốn mở rộng mối quan hệ; tích lũy điểm rèn luyện; yêu thích khách mời; làm đẹp hồ sơ, dựa trên dữ liệu khảo sát thực tế như sau:

Biểu đồ 3.12 Các yếu tố chủ quan tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa

Qua kết quả khảo sát, ta có bảng sau:

STT Yếu tố chủ quan ĐTB ĐLC

2 Phát triển được nhiều kỹ năng 3.93 0.69

3 Mong muốn mở rộng mối quan hệ 3.76 1.04

4 Tích lũy điểm rèn luyện 4.23 0.62

STT Yếu tố chủ quan ĐTB ĐLC

7 Động lực, phát triển định hướng bản thân 3.93 0.69

Bảng 3.2 Thực trạng các yếu tố chủ quan tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng

Từ bảng 3.2, chúng tôi tính được kết quả dưới đây: ĐTB ĐLC

Bảng 3.3 Đánh giá chung về yếu tố chủ quan tác động

( Chú thích: ĐTB là điểm trung bình; ĐLC là độ lệch chuẩn)

Dựa vào bảng 3.3, chúng tôi nhận thấy rằng, ĐTB của yếu tố chủ quan là 3.84, nằm trong khoảng từ 3.41 đến 4.20, chứng minh được rằng phần lớn sinh viên đều đồng ý với với các tiêu chí mà nhóm đưa ra khi nói về yếu tố tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa Độ lệch chuẩn của yếu tố chủ quan là 0.16 Từ con số này, cho thấy mức độ nhất quán trong việc đánh giá của sinh viên khá cao, không bị phân tán nhiều

Và có thể chỉ ra được rằng yếu tố nào tác động mạnh nhất, thấp nhất so với các yếu tố chủ quan khác, nhóm chúng tôi đưa ra kết quả sau đây:

Dựa vào bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy rằng yếu tố tích lũy điểm rèn luyện có điểm trung bình cao nhất là 4.23 và độ lệch chuẩn thấp nhất là 0.62 Nhìn vào số liệu trên, chứng minh được rằng phần lớn sinh viên đều hoàn toàn đồng ý với yếu tố này, mức độ nhất quán rất cao Dữ liệu này cho thấy tác động từ nhà trường là rất lớn Việc nhà trường đưa hoạt động ngoại khóa vào mục chấm điểm rèn luyện tạo ra áp lực cho nhiều sinh viên về việc xét học bạ Do đó, yếu tố này được nhiều sinh viên lựa chọn, thể hiện sự ảnh hưởng đáng kể của chính sách nhà trường đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên

Và thấp nhất là yếu tố yêu thích khách mời, có điểm trung bình là 3.53, dao động trong khoảng từ 3.41 đến 4.20 và độ lệch chuẩn là 0.73 Kết quả này chứng minh rằng nhiều sinh viên có đồng ý với việc tham gia hoạt động ngoại khóa do yêu thích khách mời hoặc diễn giả Sự xuất hiện của một diễn giả nổi tiếng về truyền cảm hứng trong chương trình đã thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên Cũng có tác động nhưng không mạnh bằng so với các yếu tố khác

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng hỏi về việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học -  Quản trị văn phòng có những nội dung chính như sau: - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng h ỏi về việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng có những nội dung chính như sau: (Trang 29)
Bảng 3.1. Số liệu đánh giá về chất lượng các hoạt động ngoại khóa hiện nay của sinh  viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng. - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 3.1. Số liệu đánh giá về chất lượng các hoạt động ngoại khóa hiện nay của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng (Trang 42)
Bảng 3.3. Đánh giá chung về yếu tố chủ quan tác động - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 3.3. Đánh giá chung về yếu tố chủ quan tác động (Trang 48)
Bảng 3.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa  của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 3.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng (Trang 48)
Bảng 3.4. Thực trạng các yếu tố khách quan tác động đến việc tham gia hoạt động  ngoại khóa của sinh viên Khoa - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 3.4. Thực trạng các yếu tố khách quan tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa (Trang 50)
Bảng 3.6. So sánh sự tác động của hai yếu tố chủ quan và khách quan - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 3.6. So sánh sự tác động của hai yếu tố chủ quan và khách quan (Trang 51)
Bảng 3.7. Thực trạng các rào cản ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa  của sinh viên Khoa - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 3.7. Thực trạng các rào cản ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa (Trang 52)
Bảng 3.8. Đánh giá các rào cản khiến sinh không thể tham gia hoạt động ngoại khóa  ( Chú thích: ĐTB là điểm trung bình; ĐLC là độ lệch chuẩn) - các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa lưu trữ học quản trị văn phòng trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 3.8. Đánh giá các rào cản khiến sinh không thể tham gia hoạt động ngoại khóa ( Chú thích: ĐTB là điểm trung bình; ĐLC là độ lệch chuẩn) (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w