1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập chuyên ngành tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu fcl tại công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong

42 6 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL tại Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong
Tác giả Phạm Thị Phương
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Mai Phương
Trường học Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Chuyên ngành Logistics
Thể loại Báo cáo thực tập chuyên ngành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,19 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (7)
    • 1.1 Cơ sở lý thuyết chung về quá trình giao nhận (7)
      • 1.1.1 Khái niệm về một số thuật ngữ trong giao nhận (7)
    • 1.2 Cơ sở pháp lí về hoạt động giao nhận (8)
      • 1.2.1 Luật quốc gia Việt Nam (8)
      • 1.2.2. Luật quốc tế (9)
    • 1.3 Khái quát về container, hàng nguyên container (10)
      • 1.3.1 Container (10)
      • 1.3.2 Vận chuyển hàng nguyên container (11)
    • 1.4 Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên cont bằng đường biển (11)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI (14)
    • 2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp (14)
    • 2.2 Quá trình hình thành và phát triển (15)
    • 2.3 Lĩnh vực dịch vụ và nhiệm vụ của doanh nghiệp (17)
    • 2.4. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp (17)
    • 2.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự (18)
      • 2.5.1 Cơ cấu tổ chức (18)
    • 2.6 Thực trạng hoạt động kinh doanh và định hướng (20)
      • 2.6.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh (20)
      • 2.6.2 Định hướng của doanh nghiệp (21)
  • CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER( FCL) TẠI CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG (22)
    • 3.1 Quy trình giao nhận chung nhập khẩu hàng FCL của công ty Bee Logistics (22)
      • 3.1.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL (22)
      • 3.1.2 Diễn giải quy trình (22)
      • 3.2.1 Tiếp nhận chứng từ (25)
      • 3.2.2 Lên tờ khai (26)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)
  • PHỤ LỤC (35)

Nội dung

Sự giao thương giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển.. Đồng thời, dịch vụ giao nhậ

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Cơ sở lý thuyết chung về quá trình giao nhận

1.1.1 Khái niệm về một số thuật ngữ trong giao nhận

Khái niệm về giao nhận:

Giao nhận, vận tải hàng hóa là một bộ phận nằm trong khâu lưu thông phân phối nó là một mắt xích nối liền sản xuất và tiêu dùng, tạo nên một chu trình kép kín của quá trình tái sản xuất xã hội Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải Thông qua giao nhận, các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ… Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.

Theo quy tắc của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận(FIATA) về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như bất kì loại dịch nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa.( Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu- PGS.TS Hoàng Văn Châu,2019)

Như vậy, giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.

Một số khái niệm khác:

- Hàng nhập khẩu/xuất khẩu

+ Hàng nhập khẩu: là hàng hóa được đưa ra cảng để bốc xuống tàu biển từ nước ngoài đến càng và dỡ tại cảng của Việt Nam.

+ Hàng xuất khẩu: là hàng hóa được đưa ra Cảng để bốc xuống tàu biển vận chuyển ra nước ngoài.

- Hàng nội địa: là hàng được vận chuyển bằng tàu biển giữa các Cảng Việt Nam và được bốc xuống tàu hoặc dỡ lên khỏi tàu tại Cảng đó.

- Hàng Transhipment( hàng trung chuyển): là hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển từ nước ngoài đến Cảng và dỡ tại Cảng của Việt Nam, sau đó được bốc lên tàu khác và dỡ tại một cảng của nước khác.

- Container nhập bãi: là container được nhập vào bãi cảng từ các phương tiện của chủ hàng, chủ tàu( tàu biển, sà lan, ôto, toa xe )

- Container xuất bãi: là container được xuất từ bãi cảng lên các phương tiện của chủ hàng, chủ tàu( tàu biển, sà lan, oto…)

- Container xuất đi thẳng( hàng nhập qua kho): là container được giao thẳng từ tàu, sà lan( đỗ tại cầu cảng) lên phương tiện chủ hàng.

- Container xuất thẳng( hàng xuất qua kho): là contaienr được gioa thẳng từ phương tiện chủ hàng lên tàu, sà lan( đỗ tại cầu cảng).

Cơ sở pháp lí về hoạt động giao nhận

1.2.1 Luật quốc gia Việt Nam

Luật thương mại 200,Bộ luật Hàng hải 2015, Các nghị định có liên quan

Luật Hải Quan(2001); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải Quan( 2005); Quyết định số 02/2010/QĐ- TTg; Quyết định số 1027/QĐ-BTC; Quyết định 2053/QĐ-BTC; Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ.

Nội dung cơ bản của chế định

- Hệ thống cơ quan Hải quan Việt Nam: Cơ quan Tổng cục Hải Quan ở Trung ương: Tổng cục Hải Quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính, có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Hải Quan bao gồm các đơn vị hành chính có chức năng hỗ trợ Tổng cục trưởng thực hiện quản lí nhà nước trong lĩnh vực hải quan và các đơn vị sự nghiệp.

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan:

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan được quy định tại Điều 2 của quyết định số 02/2010/QĐ-TTg.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của các Chi cục Hải quan được quy định tại Điều 2 của Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị hành chính,đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan được thực hiện theo các quyết định do

Bộ Tài Chính ban hành.

- Quy tắc Hague năm 1924 và Nghị định thư 1968,1979

Chúng chỉ ra một số quy tắc của các giấy tờ về đường biển(đặc biệt đối với vận đơn đường biển B/L), các phản hồi của người gửi hàng, hãng vận tải hàng hải, khiếu nại và kiện tụng.

Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức

- Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa ô tô ( CMR-1956)

- Công ước liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt(COTIF/CIM- 1980)

- Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển( Quy tắc Hamburg 1978)

- Công ước quốc tế vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển( Quy tắc Rotterdam 2010)

- Các quy định về vận tải đa phương thức của UNCTAD/ ICC

*Các quy tắc thương mại quốc tế

Incoterms (Internation Commercial Terms) được xuất bản bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) Các điều kiện incoterms 2010:

• Điều kiện EXW – Ex Works: Giao hàng tại xưởng.

• Điều kiện FCA – Free Carrier: Giao cho người chuyên chở.

• Điều kiện FAS – Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu.

• Điều kiện FOB – Free On Board: Giao hàng trên tàu.

• Điều kiện CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí.

• Điều kiện CIF – Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

• Điều kiện CPT – Carriage Paid to: Cước phí trả tới.

• Điều kiện CIP – Carriage & Insurance Paid to: Cước phí và bảo hiểm trả tới.

• Điều kiện DPU – Delivery at Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ xuống.

• Điều kiện DAP – Delivered at Place: Giao tại địa điểm.

• Điều kiện DDP – Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế.

Khái quát về container, hàng nguyên container

Khái niệm: Container là một công cụ chứa hàng hình hộp chữ nhật, bằng gỗ hoặc bằng kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn

Phân loại container: Theo tiêu chuẩn ISO 6346( 1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như sau:

• Container bách hóa(General purpose container): Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC) và được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.

• Container hàng rời (Bulk container): Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch) Hình dáng bên ngoài của loại container này gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng

• Container chuyên dụng (Named cargo containers): Là loại container đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống

• Container bảo ôn (Thermal container): Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định Cấu tạo được thiết kế đặc biệt: ách và mái phủ lớp cách nhiệt, sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ

T Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh

• Container hở mái (Open-top container): Loại container được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái container Phía trên mái phủ kín bằng vải dầu để che chắn sau khi đóng xong hàng hóa Các mặt hàng hóa như: máy móc thiết bị, gỗ có thân dài thường dùng loại container này để chuyên chở

• Container mặt bằng (Platform container): Cấu tạo container không gồm vách, mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…

• Container bồn (Tank container): Cấu tạo container cơ bản gồm một khung chuẩn ISO gắn một bồn chứa và thường dùng để chở các hàng lỏng như: rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn phía trên mái container, và được rút ra qua van xả nhờ tác dụng lực từ bên ngoài

1.3.2 Vận chuyển hàng nguyên container

Vận chuyển hàng nguyên container là khách hàng (hay chủ hàng) thuê nguyên

1 container để chở hàng Người gởi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên cont bằng đường biển

- Arrival note( giấy báo hàng đến)

Khái niệm: là chứng từ vận tải do hãng vận tải (hãng tàu, hãng bay….) có sở hữu phương tiện vận tải hoặc các công ty dich vụ logisitcs phát hành gửi cho người nhận hàng đứng tên trên vận đơn với mục đích thông báo lich hàng về, số lượng hàng cập bến, địa chỉ nhận hàng và những thông tin liên quan khác….Chủ hàng khi nhận được thông báo hàng về sẽ dựa vào các thông tin thể hiện trên giấy báo hàng để có phương án khai thác hàng phù hợp.

Thời điểm phát hành giấy báo hàng về (Arrvial notice): Thông thường giấy báo hàng sẽ được gửi cho chủ hàng/ consignee trước ngày hàng vê từ 2-4 ngày.

Ai là người phát hành giấy báo hàng: Nếu chủ hàng đặt cước trực tiếp với hàng tàu sẽ nhận được giấy báo hàng do hãng gửi, nếu đặt qua các công ty dịch vụ logistics sẽ nhận được giấy báo hàng từ các công ty dịch vụ này gửi.

- Bill of lading( vận đơn)

Vận đơn( thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không, giấu gửi hàng đường sắt…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng( đường biển) hoặc đại lí của người vận chuyển kí phát sau khi hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Chức năng của vận đơn:

+ Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

+ Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

Tác dụng của vận đơn:

+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,

+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa

+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

- Hợp đồng mua bán (Sale contract): Là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán Nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán trong việc khai báo hải quan Commercial Invoice cung cấp những chi tiết về hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.

- Packing list: giúp cho việc kiểm đếm hàng hóa đƣợc thuận lợi hơn Về cơ bản sẽ gồm những nội dung chính sau:

•Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List)

•Tên, địa chỉ người bán & người mua

•Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích

- C/O: giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (phòng công thương hoặc VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa Nếu là chủ hàng nhập khẩu, C/O sẽ là phương tiện để người nhập khẩu có thể hưởng ưu đãi về thuế quan Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn để bổ sung vào phần lợi nhuận của doanh nghiệp Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài.

Về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch…

Ngoài ra còn có các giấy tờ khác:

- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu

- Phí local charge tại cảng đến : ( THC, D/O, vệ sinh cont, CIC, DEM )

- Hóa đơn nâng cont , hạ vỏ rỗng

- Phiếu tạm thu cược vỏ cont

- Phiếu tạm thu phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển

- Các chi phí phát sinh( nếu có)

- Bằng kê vận chuyển cont

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI

Khái quát chung về doanh nghiệp

- Tên tiếng việt của công ty: Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong

- Tên tiếng anh của công ty: BEE LOGISTICS CORPORATION- HAI PHONG BRANCH

- Ngày hoạt động: ngày 08 tháng 01 năm 2005

- Mã số thuế: 0303482440-001 do Cục thuế thành phố Hải Phòng cấp

- Giấy phép kinh doanh số: 0303482440-001 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hải Phòng cấp

- Địa chỉ văn phòng: Tầng 1.2,3,6 số 175-176 Bình Kiểu 2, P Đông Hải, Q Hải

- Quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn

- Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh vận tải đường bộ, biển hàng không và logistcis

Hình 2.1: Logo công ty Bee LogisticsCông ty Bee Logistics là một công ty lớn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics – xuất nhập khẩu Xuất phát với ước mơ xây dựng một doanh nghiệp Việt, có thể cung cấp, phát triển dịch vụ logistics toàn cầu, tin cậy dựa trên chất lượng dịch vụ, con người và công nghệ, cùng niềm đam mê với nghề logistics, những nhà sáng lập đã quy tụ và cùng khởi đầu ước mơ giản dị, xây dựng một công ty logistics chuyên nghiệp, tin cậy, khác biệt, chất lượng, tận tâm, có trách nhiệm với khách hàng Bee Logistics đã được ra đời vào ngày 01 tháng 10 năm 2004 với 3 nhân viên đầu tiên tại văn phòng thành phố HồChí Minh Trải qua hơn 18 năm phát triển và trưởng thành, Bee Logistics đã có sự phát triển vượt bậc với lực lượng nhân sự trên toàn hệ thống là hơn 800 người với các văn phòng tại Việt Nam (25 văn phòng), Cambodia, Myanmar và các công ty liên doanh liên kết, văn phòng đại diện tạiThái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc ….và hệ thống đối tác chiến lược trên toàn cầu Bắt đầu với dịch vụ gom hàng đường biển, đến nay Bee Logistics đã cung cấp hầu hết các dịch vụ logistics tích hợp, hiện đại từ khai thuê hải quan, vận chuyển hàng không, hàng container, hàng rời, vận tải đa phương thức, đường sắt, vận tải xuyên biên giới, dịch vụ door to door, hàng siêu trường, siêu trọng các dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói, lưu trữ… Dịch vụ của Bee Logistics cung cấp được cá biệt hóa để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, đem lại lợi ích, hiệu quả và tính tin cậy cho chuỗi cung ứng, gia tăng tính cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng BeeLogistics là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam có đầy đủ các giấy phép từ khai thuê hải quan, vận tải đa phương thức đến vận tải đơn được chấp thuận bởi Cục hàng hải liên bang Mỹ (FMC) Mỗi thành viên của Bee Logistics đều trân trọng từng lô hàng mà khách hàng đã tin cậy gửi trao và luôn coi vấn đề của khách hàng chính là vấn đề của bản thân Công ty để không ngừng nỗ lực và đưa ra các giải pháp phù hợp,hợp lý, tư vấn cho khách hàng nhằm tối ưu hóa hiệu quả của chuỗi giá trị BeeLogistics không chỉ cung cấp các dịch vụ logistics toàn cầu đến và đi từ các nơi có văn phòng mà còn cung cấp dịch vụ từ các nước thứ ba đến các nước khác dựa trên hệ thống đối tác toàn cầu tin cậy tại trên 200 nước và vùng lãnh thổ Toàn bộ dịch vụ củaBee Logistics được bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm uy tín như: QBC, Bảo Minh,Bảo Việt, AON, BIC…

Quá trình hình thành và phát triển

BEE LOGISTICS CORPORATION được thành lập vào ngày 01.10.2004 Ngày 08.01.2005 thành lập chi nhánh Hải Phòng

Ngày 02.04.2005 thành lập chi nhánh Hà Nội

Ngày 01.07.2007 thành lập chi nhánh Đà Nẵng

Ngày 19.06.2007 chính thức là thành viên của VIFFAS

Năm 2009, chính thức là thành viên của FIATA, CGLN

Ngày 12.11.2010 được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008

Ngày 03.08.2011 có Giấy phép Kinh doanh Vận tải Đa phương thức Quốc tế do

Bộ Giao Thông Vận Tải cấp

Ngày 05.09.2011 thành lập chi nhánh Phnom Penh

Ngày 16.09.2011 có Giấy phép Hoạt động Đại lý Hải quan do Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh cấp

Ngày 20.11.2011 hoàn tất thủ tục đăng ký OTI-NVOCC với Federal Maritime Commission, USA

Năm 2012: Thành lập văn phòng chi nhánh tại Lạng Sơn và văn phòng đại diện tại Bangkok

Năm 2013: Thành lập văn phòng chi nhánh tại Yangon, Nam Định, Nha Trang Năm 2014: Nâng cấp văn phòng Yangon thành công ty con, thành lập văn phòng chi nhánh tại Quy Nhơn

Năm 2015: Thành lập văn phòng chi nhánh tại Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Dương

Tháng 01/2017, chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty Dragon Maritime Star Co., Ltd tại Bangkok, Thái Lan

Tháng 5/2017: Thành lập văn phòng chi nhánh tại New Delhi, Ấn Độ

Tháng 9/2017: Thành lập văn phòng Cát Lái, Giải thưởng Favorite Brand in

Năm 2018: Thành lập văn phòng tại Hà Nam và Đài Loan; Giải thưởng Top Revenue in Vietnam Airlines in 2018

Năm 2019: Thành lập chi nhánh Thái Bình, Thượng Hải( Trung Quốc), Kolkata( Ấn Độ), Melbourne(Úc), Seoul( Hàn Quốc)

Năm 2020: Thành lập chi nhánh Bầu Bàng (Bình Dương),VSIP 2 Bình Dương, Chennai( Ấn Độ), Bangalore(Ấm Độ)

Năm 2021: Thành lập chi nhánh Laerm Chabang( Thái Lan), Malaysia, Nghệ

Năm 2022: Thành lập chi nhánh Log Angeles( Mỹ), Móng Cái( Quảng Ninh)Năm 2023: Thành lập chi nhánh Cần Thơ, Lào.

Lĩnh vực dịch vụ và nhiệm vụ của doanh nghiệp

- Dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa, quốc tế bằng đường biển, hàng không, đường bộ, đường sắt

- Dịch vụ vận tải hàng chất lỏng bằng ISO tank, flexitank

- Dịch vụ đại lý tàu biển, đại lý vận tải hàng hóa hàng không

- Dịch vụ cho hàng quá cảnh đi Campuchia, Lào, Trung Quốc

- Dịch vụ cho hàng dự án, quá khổ, quá tải, thuê tàu, hàng rời - Kinh doanh kho bãi

- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

- Dịch vụ kê khai hải quan

- Cung cấp giải pháp phân phối, logistics, tư vấn bảo hiểm

Trong năm đầu tiên khi mới đi vào hoạt động công ty bắt đầu với dịch vụ vận tải đường bộ và đường biển sau đó mở rộng thêm một số lĩnh vực khác Hiện tại công ty đã mở rộng phát triển sang các mảng dịch vụ liên quan nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp

- Diện tích văn phòng: Bee Hải Phòng nằm ở tòa nhà GTIC (tầng 1-3), diện tích trung bình khoảng 200 𝑚2/tầng, tầng 6 là Bee Coporation (tổng cty), diện tích cũng khoảng 200 𝑚2, các tầng khác là công ty Partner, thầu phụ của Bee, Công ty thuê mặt bằng của tòa nhà

- Trang thiết bị văn phòng: các nhân viên đều được trang bị máy tính cá nhân phục vụ công việc (máy tính bàn, laptop tùy vị trí) + điện thoại bàn, ước lượng trên

100 máy tính bàn + laptop và trên 100 điện thoại bàn

- Phương tiện của công ty: 15 xe tải( không có xe container mà sử dụng xe container qua các công ty thành viên và thầu phụ).

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Bee Logistics Chức năng từng bộ phận

- Giám đốc: là người đứng đầu và trực tiếp điều hành phó giám đốc và các trưởng phòng của công ty Đồng thời là người quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty, là người đưa ra các quyết định các vấn đề quan trọng, thiết lập và thực thi các kế hoạch có tính chiến lược trong thời gian ngắn hạn và dài hạn nhằm thúc đẩy sự phát triển cho công ty.

+ Tham mưu ban giám đốc, quản lý, điều hành toàn bộ công tác tài chính, kế toán, quản lý tài sản, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quản lý chi phí

+ Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh

+ Nghiệp vụ hành chính: quản lý hợp đồng kinh tế, thực hiện các công việc hành chính trong công ty

+ Thực hiện cung cấp, xử lý các giấy tờ liên quan đến các lô hàng nhập khẩu + Theo dõi các lô hàng nhập, phối hợp với bộ phận kinh doanh giải đáp thắc mắc, cập nhật tình trạng lô hàng, chăm sóc khách hàng - Phòng Hàng xuất (FCL):

+ Theo dõi, xử lý giấy tờ các lô hàng xuất, phối hợp bộ phận kinh doanh đảm bảo hàng hoá gửi đi an toàn, đúng lịch trong phạm vi kiểm soát

+ Liên hệ, phối hợp với đại lý trong việc theo dõi các lô hàng, kiểm tra giá cước, giải quyết khiếu nại…

+ Thương lượng, làm việc với co-loader, hãng tàu, thầu phụ để xây dựng, cập nhật bảng giá cước, dịch vụ tốt nhất

- Phòng dự án: Lên kế hoạch, triển khai thực hiện các dự án ngắn hạn/dài hạn của công ty

- Phòng logistics: bao gồm 3 nhánh:

+ Trucking (vận tải đường bộ): chịu trách nhiệm về hoạt động điều phối xe cộ của công ty + các bên thầu phụ vận tải để hướng tới đảm bảo yêu cầu khách hàng mà vẫn tối ưu về chi phí và thời gian

+ Giao nhận hiện trường: Thực hiện các thủ tục logistics trực tiếp tại các cửa khẩu, cảng, khu vực hải quan

+ Khai báo hải quan: Thực hiện khai báo hải quan, chuẩn bị chứng từ liên quan, khai CO, tra mã HS

- Phòng Hàng xuất LCL (hàng lẻ): tương tự phòng hàng xuất FCL nhưng xử lý các lô hàng lẻ (không full cont), tính toán sắp xếp lô hàng hợp lý

+ Tìm kiếm, giới thiệu, bán dịch vụ của công ty cho khách hàng

+ Soạn thảo hợp đồng, tính toán chi phí làm báo giá cho khách hàng

+ Phối hợp các bộ phận nghiệp vụ xử lý các vấn đề phát sinh, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu naị

- Các văn phòng vệ tinh: hoạt động độc lập nhưng theo sự chỉ đạo quản lý của ban giám đốc chi nhánh và tổng công ty tại Hải Phòng

Theo số liệu thống kê năm 2022, nhân sự văn phòng Bee Hải Phòng là 250-260 người Mỗi bộ phận có một đến trưởng phòng quản lí các công việc chung của bộ phận đó.

Thực trạng hoạt động kinh doanh và định hướng

2.6.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh

Bee Logistics là một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên đã tạo được chỗ đứng, đồng thời mang về nguồn doanh thu, lợi nhuận lớn cũng như ty đã khẳng định được chất lượng phục vụ tốt của mình đối với khách hàng sử dụng dịch vụ Hoạt động kinh doanh của công ty được phản ánh một cách chi tiết qua các bản báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, bẳng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để thấy rằng xu hướng mà công ty đang hoạt động Dưới đây là bảng thống kê báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm đổ lại( của Bee nói chung):

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kinh doanh sản lượng 3 năm

Năm Đường biển Đường hàng không

60 xe tải và xe mooc, năng lực vận chuyển 180 chuyến/ngày

80 xe tải và xe mooc, năng lực vận chuyển 300 chuyến/ngày

80 xe tải và xe mooc, năng lực vận chuyển 300 chuyến/ngày

Nguồn: Website của công ty

Bảng 2.2 Báo cáo doanh thu Bee Logistcis

Doanh thu 193,478,261 USD 406,272,067 USD 485,107,000 USD

Nguồn Website của công ty

2.6.2 Định hướng của doanh nghiệp

Trong lĩnh vực vận tải và logistcis hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh và cty Bee Logistics là một công ty lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Bee đã xây dựng những chiến lược, hoạch định để công ty tạo dựng một chỗ đứng vững mạnh trong đội ngũ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này trước mắt là duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả và sau đó là thu được nhiều lợi nhuận qua mỗi năm Và định hướng của công ty trong thời gian tới là sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn khách hàng khác Điều đặc biệt để tối đa hóa lợi nhuận thì Bee Logistics đã đưa ra các tiêu chí cần phải cải thiện trong những năm tới:

- Về nhân lực: đào tạo nhân viên trở thành đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, tìm kiếm những nhân tài mới Tạo môi trường làm việc khoa học, chế độ đãi ngộ tốt hơn là yếu tố sẽ tác động lớn đến năng lực làm việc của nhân viên.

- Về cơ sở vật chất: trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết, dự tính đầu tư mua thêm trang thiết bị mới đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng.

- Về đối tác: luôn duy trì phát triển quan hệ hợp tác tốt với khách hàng cũ và thu hút tạo ấn tượng tốt với khách hàng mới về chất lượng dịch vụ Bee đem lại, đạt

- Về tài chính: quản lí một cách chặt chẽ và đồng thời sử dụng nguồn vốn hiệu quả và hợp lí để đảm bảo năng lực tài chính luôn ở mức ổn định, vững chắc Năm

2022, mục tiêu của công ty là nâng cao doanh thu, đạ 16% lợi nhuận trước thuế.

- Về công tác quản lí: thực hiện xây dựng hệ thống quản lí ngày một hiệu quả hơn sao cho việc tổ chức và phân công công việc cho nhân viên một cách hợp lí nhất từ đó tăng hiệu quả làm việc.

TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER( FCL) TẠI CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG

Quy trình giao nhận chung nhập khẩu hàng FCL của công ty Bee Logistics

3.1.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL

Bước 1 : Đàm phán kí kết hợp đồng

Bee Logistics chuyên cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics cho lô hàng của mình Bộ phận Sales của Bee sẽ tìm kiếm khách hàng, check giá thông tin đem đến khách hàng giá dịch vụ tốt nhất. Sales sẽ note các thông tin hàng hóa có được nhập khẩu vào Việt Nam không, các chi phí nhập khẩu…để check các giá dịch vụ báo cho khách hàng.

Kí kết hợp đồng Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ Kiểm tra và theo dõi lịch tàu

Nhận thông báo hàng đến

D/O( EDO) vàLấy cược cont( nếu có)

Khai báo hải quan Điều xe và chuẩn bị hàng cho khách

Lấy hàng về kho, trả cont rỗng và tiền cược

Lưu giữ hồ sơ,gửi và quyết toán khách hàng Đối với khách hàng:

• Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin và chứng từ liên quan đến lô hàng cho cty Bee Logistics

• Thanh toán các chi phí theo thỏa thuận Đối với Công ty Bee Logistics

• Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ, hoàn thành các thủ tục đưa hàng về kho cho khách hàng

• Đảm bảo thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra các chứng từ

Sau đó sẽ gửi các chứng từ cần thiết như Invoice,Packinglist, Bill, … để làm các thủ tục nhập khẩu Các bộ phận tiếp nhận chứng từ cần kiểm tra đối chiếu các thông tin kĩ nhằm hạn chế rủi ro Nếu phát hiện ra vấn đề thì báo lại cho khách hoặc bên FWD khác sửa và bổ sung kịp thời.

Bước 3: Kiểm tra và theo dõi lịch tàu

Theo dõi lịch tàu trên Website của hãng tàu hoặc gọi điện, email trực tiếp cho hãng tàu, FWD để hỏi thông tin Thường xuyên cập nhật lịch tàu.

Bước 4: Nhận thông báo hàng đến

A/N sẽ được nhận từ hãng tàu hoặc FWD trước ngày cập cảng dự kiến 2-3 ngày Trong thời gian này cần phải chú ý thông tin về thời gian tàu dự kiến đến để chuẩn bị các chứng từ, chi phí để chuẩn bị lấy D/O

Bước 5: Lấy lệnh D/O( EDO) và cược cont( nếu có)

Sau khi thanh toán các chi phí local charge cho hãng tàu, bill gốc ( nếu có), A/N sẽ cầm đến hãng tàu đổi lệnh D/O lấy hàng.

Cược cont: cầm giấy mượn/lệnh cấp cont đến hãng tàu nộp phí cược cont, tùy theo mỗi hãng tàu quy định tiền cược Nếu phát sinh các phí sửa chữa vệ sinh thì về báo với Cus liên hệ khách hàng kiểm tra.

Bước 6: Khai báo hải quan( Bộ phận Khai hải quan)

Bộ phận Khai báo hải quan sau khi tiếp nhận các chứng từ INV, PKL,Bill, sẽ tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm Ecus Phần mềm sẽ phân luồng hàng hóa và in tờ khai thông quan cùng các giấy tờ khác để làm các thủ tục tiếp theo.

Bước 7: Điều xe( Bộ phận Trucking)

Dựa vào AN,D/O để dự kiến lên kế hoạch xếp xe và điều xe trả hàng cho khách đúng hẹn Sau khi trả hàng cho khách sẽ trả cont rỗng về nơi chỉ định và lấy tiền cược cont.

Bước 8: Lấy hàng trả khách và trả cont rỗng lấy tiền cược. Điều xe về kho cho khách, kí xác nhận trên phiếu nhập kho Tiếp đến chở cont rỗng về nơi quy định trên D/O(EDO)

Với trường hợp có cược cont Mail xác nhận tiền cược với hãng tàu Ops cầm Giấy giới thiệu( công văn chuyển khoản), EDO, phơi nâng, hạ( tùy từng hãng tàu yêu cầu), ủy nhiệm chi lên hãng tàu kí xác nhận rồi nhận lại tiền cược.

Bước 9: Thanh toán các chi phí và lưu giữ chứng từ

Thanh toán các chi bên Bee thanh toán hộ khách cho hãng tàu, các phí localcharge Và gửi hóa đơn sử dụng các dịch vụ bên Bee cho khách hàng.

Kết thúc quy trình giao nhận nhập khẩu hàng FCL bằng đường biển

3.2 Quy trình giao nhập hàng máy cũ nhập khẩu của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong

- Tên hàng: máy đột dập dùng trong sản xuất sản phẩm tản nhiệt, model RC1-60, công suất 5.5KW, điện áp 380V Đã qua sử dụng.

- Shipper: Boyd( Shanghai) Technologies LTD

- Địa chỉ: 119, Xingfeng road, SoongJiang, Shanghai, China

- Địa điểm xếp hàng: Shanghai

- Địa chỉ: lô CN2-4, khu công nghiệp Yên Phong( khu mở rộng), xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- Địa điểm dỡ hàng: Cảng Nam Đình Vũ

* Người giao nhận: Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong- Bee Logistcis

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics bên Bee làm thủ tục trucking và khai hải quan.

Khách hàng bên đầu Việt Nam kí kết hợp đồng với Công ty bên Trung Quốc, hãng tàu ASL và đại lí của hãng tàu bên Việt Nam là Marine connection Hàng được giao lên tàu, hãng tàu gửi các chứng từ cho đại lí mình và bên đại lí gửi cho Bee làm các thủ tục nhập khẩu.

Khách hàng Công ty TNHH Boyd Việt Nam là khách hàng quen thuộc của Bee logistics Thường xuyên sử dụng dịch vụ bên Bee Với lô hàng nhập khẩu từ Shanghai, Trung Quốc về cảng Hải Phòng theo điều kiện CIF và sử dụng dịch vụ Trucking và Hải quan bên Bee.

- Trước ETA: 1-2 ngày, Bộ phận Logs và Trucking nhận đồng thời các chứng từ cần thiết:

Từ đại lí của hãng tàu ASL( với hãng tàu này không có cược cont) là công ty

Cổ phần hàng hải liên kết Việt Nam( Marine Connection). Đối chiếu các thông tin chứng từ có khớp với nhau: về thông tin người gửi, người nhận, tuyến, số Bill, số Invoice, khối lượng, số cont, số chì,… nếu có vấn đề phải phản hồi mail lại ngay.

Hiệu quả: Việc kiểm tra này giúp thuận lợi trong quá trình tiến hành khai hải quan cho lô hàng, trách trường hợp sai sót ảnh hưởng đến thời gian làm hàng, tránh phải mất phí lưu hàng tại bãi, mất thời gian chỉnh sửa lại chứng từ.

- Ngày ETA,Thanh toán các phí local charge bên đầu nhập cho hàng tàu: phí THC,phí CIC, Phí Chứng từ, phí EMS Bộ phận Logs sẽ gửi Debit note cho bộ phận kế toán thanh toán cho hãng tàu và các chi phí phát sinh thêm Bên hãng tàu sẽ gửi cho phiếu ủy nhiệm chi Bộ phận Logs gửi ủy nhiệm chi và bill cho hãng tàu Hãng tàu xác nhận và gửi lệnh EDO Với hãng tàu ASL qua đại lí Marine connection dùng lệnh điện tử

Nội dung lệnh giao hàng điện tử ( EDO):

- Chủ hàng: Boyd VietNam Company Limited

- Tên tàu/số chuyến: ASL PEONY/V.2312W

- Cảng nhận hàng: Nam Đình Vũ ,Hải Phòng

- Nơi trả cont rỗng: Gal depot

- Số cont/ số chì: NLLU2060041/251265

- Số kiện/trọng lượng/ số khối: 1x20’GP/6200.000 KGS/10.0000 CB

Bước 1: Lên tờ khai nhập khẩu trên phần mềm Ecuss5 Vnacss

Các chứng từ cần thiết: A/N, Invoice, Pakinglist,( Bill).

Chọn doanh nghiệp nhập khẩu vào mục tờ khai và chọn mục đăng kí mở tờ khai nhập khẩu( IDA)

Hình 3.1 Khai hải quan điện tử trên Ecuss5 Vnacc

Tiến hành nhập các dữ liệu: Thông tin chung, thông tin chung 2, danh sách hàng Dựa vào bộ chứng từ và thông tin nhận từ khách hàng để điền các mục cần thiết. Chú ý các mục có dấu “*” là các mục bắt buộc điền thông tin.

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w