1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung

67 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung
Tác giả Hồ Khánh Linh, Hồ Thị Kiều Oanh, Lê Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Minh Quốc Việt
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Tố Nga
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Khoa học chính trị
Thể loại Báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Trong phạm vi đề tài này, ngoại trừ tên đề tài đã được quy định theo Quyết định số 169/QĐ-PVMT về việc giao nhiệm vụ và dự toán triển khai đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2023-2024 ch

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHU VỰC MIỀN TRUNG

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI QUẢNG NAM

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHU VỰC MIỀN TRUNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm tác giả và được sự hướng dẫn khoa học của ThS Lê Thị Tố Nga Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính chúng tôi thu thập từ các nguồn tin có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nhóm tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn của ThS Lê Thị Tố Nga, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung” Để hoàn thành đề tài này chúng tôi xin chân thành cảm ơn các

giảng viên đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia khu vực tại tỉnh Quảng Nam Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn ThS

Lê Thị Tố Nga đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp giúp nhóm hoàn thành đề tài này Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng đề tài

sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được, nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn nữa

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

1 Danh mục bảng

Bảng 1.1 : Thiết kế thang đo cho các khái niệm nghiên cứu 16

Bảng 2.1 Mô tả dữ liệu thu thập 20

Bảng 2.2 Kiểm định Cronback alpha cho Biến kiến thức về nghiên cứu khoa học 23

Bảng 2.3 Kiểm định Cronback alpha cho Biến thái độ về nghiên cứu khoa học 24

Bảng 2.4 Kiểm định Cronback alpha cho Biến thái độ về nghiên cứu khoa học 25

Bảng 2.5 Kiểm định Cronback alpha cho Biến môi trường nghiên cứu khoa học 26

Bảng 2.6 Kết quả phân tích EFA của các biến độc lập 27

Bảng 2.7 Kết quả kiểm định EFA lần 2 29

Bảng 2.8 Các biến độc lập mới được xây dựng sau kiểm định EFA 31

Bảng 2.9 Kết quả kiểm định EFA cho biến phụ thuộc 32

Bảng 2.10 Kết quả kiểm định tương quan Pearson giữa các nhóm biến 35

Bảng 2.11: Kết quả phân tích phương sai 37

Bảng 2.12: Kết quả Model Summary 37

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính 38

Bảng 2.14: Kết quả kiểm định hệ số VIF loại bỏ biến F_TĐ 40

2 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 Quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên 21

3 Danh mục hình Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 13

Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 14

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu chính thức 33

Trang 7

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Câu hỏi nghiên cứu 4

6 Cấu trúc của đề tài 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 5

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Khái niệm kỹ năng 5

1.1.2 Khái niệm nghiên cứu khoa học 5

1.1.3 Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên 6

1.2 Các lý thuyết nghiên cứu có liên quan 6

1.2.1 Lý thuyết về hành vi có hoạch định của Ajzen (1991) 6

1.2.2 Lý thuyết về tính tự quyết 7

1.3 Nội dung kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên 7

1.3.1 Kỹ năng xác định vấn đề nghiên cứu 7

1.3.2 Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu 7

1.3.3 Kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu 8

1.3.4 Kỹ năng xử lý số liệu sau thu thập 8

1.3.5 Kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu 9

1.3.6 Kỹ năng đảm bảo tiến độ nghiên cứu 9

1.3.7 Kỹ năng đảm bảo tiến độ nghiên cứu 10

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên 10

1.5 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu 11

1.5.1 Tiến trình nghiên cứu 11

Trang 8

1.5.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 13

1.6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 15

1.6.1 Câu hỏi nghiên cứu 15

1.6.2 Giả thuyết nghiên cứu 15

Tiểu kết Chương 1 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM 17

2.1 Tổng quan về Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam 17

2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam 18

2.3 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam 18

2.4 Phân tích kết quả thang đo 20

2.4.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha 20

2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 24

2.5 Mô hình nghiên cứu chính thức 31

2.6 Phân tích hệ số tương quan Pearson 31

2.7 Phân tích hồi quy tuyến tính 33

Tiểu kết chương 2 40

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM 41

3.1 Định hướng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Hành chính Quốc gia và Phân hiệu Quảng Nam 41

3.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học của Học viện Hành chính Quốc gia 42

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện động cơ nghiên cứu khoa học đối với sinh viên 42

3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện về kiến thức nghiên cứu khoa học cuả sinh viên 43

Trang 9

3.2.3 Nhóm giải pháp về môi trường nghiên cứu khoa học của sinh viên 44

3.2.4 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thái độ nghiên cứu khoa học của sinh viên 45

3.2.5 Giải pháp về hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 45

Tiểu kết chương 3 47

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC

Trang 10

ĐỀ NGỎ

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 06/2024/QĐ-TTg ngày 05/04/2024 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 27/2022/Q Đ-TTg ngày tháng năm về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 27/2022/Q Đ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn va cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia trực thuộc

Bộ Nội vụ Theo đó, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung đổi tên

thành Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

Trong phạm vi đề tài này, ngoại trừ tên đề tài đã được quy định theo Quyết định số 169/QĐ-PVMT về việc giao nhiệm vụ và dự toán triển khai đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2023-2024 cho sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung

(mã số đề tài: ĐTSV.2024.PVMT.01 “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân viện

Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung), tất cả các trường hợp khác khi nói về

Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung, nhóm nghiên cứu thống nhất

sử dụng theo tên mới là Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

Trang 11

sử dụng trong giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược giáo dục đại học Trong các trường đại học hiện nay, đòi hỏi các bạn SV không ngừng tích lũy các kỹ năng NCKH để phát triển tư duy sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Phát triển hoạt động NCKH không tách rời khỏi kỹ năng NCKH NCKH góp phần nâng cao tính sáng tạo, đạo đức khoa học hình thành và hoàn thiện tư duy nhạy bén, linh hoạt góp phần nâng cao chất lượng giống như khả năng tiếp thu lĩnh hội các kiến thức giúp cho việc học các môn đại cương cũng như chuyên ngành được dễ dàng hơn

Nhận thức rõ được tầm quan trọng cả hoạt động NCKH, từ nhiều năm qua, Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam luôn chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như tổ chức có nề nếp hoạt động NCKH của SV Trong những năm gần đây, hoạt động NCKH của SV được các cấp quan tâm (khoa, phân viện, phân hiệu, học viện), triển khai rộng rãi trong SV, tạo cơ hội cho SV tiếp cận và định hướng nghiên cứu.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vượt trội có khá nhiều đề tài đạt được giải cao thì do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thì hiệu quả và chất lượng

đề tài cũng như số lượng đề tài được nghiệm thu còn bộc lộ khá nhiều hạn chế Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng NCKH cho SV Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam, nhóm nghiên cứu quyết định chọn vấn đề “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung” để làm đề tài NCKH của mình

Trang 12

2

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Công trình nghiên cứu này tập trung làm rõ thực trạng kỹ năng NCKH của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các biện pháp để hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tập trung tìm hiểu các công trình, đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước

về NCKH nói chung và kỹ năng NCKH của SV nói riêng, hệ thống hóa để hình thành nên cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

Thứ hai, sử dụng các công cụ khảo sát định lượng, xây dựng mô hình nghiên cứu, bảng hỏi câu hỏi khảo sát, phỏng vấn, thảo luận đối với SV của Phân hiệu, khảo sát thực

tế, tổng hợp và phân tích số liệu sau khi thu thập; chạy các phần mềm phân tích số liệu,

đo lường sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng NCKH của SV Phân hiệu

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng NCKH của SV Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: tại Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

+ Về thời gian: Từ năm 2020 đến năm 2023

+ Về nội dung: Kỹ năng NCKH của SV (kỹ năng xác định vấn đề nghiên cứu, kỹ năng xây dựng đề cương chi tiết, kỹ năng sử dụng các phương pháp định tính, kỹ năng

sử dụng các phương pháp định lượng, kỹ năng sử dụng các công cụ (phần mềm) xử lý

và tổng hợp thông tin sau khi thu thập, kỹ năng trình bài kết quả nghiên cứu và kỹ năng đảm bảo tiến độ bài nghiên cứu Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam)

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp như: các giáo trình phương pháp, tài liệu về NCKH, văn

Trang 13

3

bản pháp luật, văn bản của Phân hiệu; hệ thống lý thuyết nền tảng về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng NCKH của SV và những mô hình, thang đo nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước trước đây cũng như tìm hiểu đặc thù của NCKH và các kỹ năng NCKH; tình hình thực tế và các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các kỹ năng trong nghiên cứu Các tài liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này bao gồm các công trình nghiên cứu liên quan đến NCKH của sinh viên, các kỹ năng NCKH đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn Ngoài ra, nhóm tác giả còn tham khảo các bài viết trên báo điện tử, mạng internet Thông tin thu thập được sử dụng và trích dẫn, làm cơ sở để viết chương 1 và các số liệu thu thập được dùng

để phân tích số liệu và đánh giá thực trạng kỹ năng NCKH của SV Phân hiệu sẽ được triển khai rõ hơn ở chương 2 và 3

- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:

Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được thiết kế dựa trên mô hình nghiên cứu và các thang đo được nhóm nghiên cứu đề xuất Nội dung các câu hỏi xuất hiện trong bảng khảo sát thiết kế gồm 3 phần, được thiết kế tóm tắt, ngắn gọn, dễ hiểu cho người tham gia khảo sát, tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo được tính bảo mật thông tin cá nhân của các đối tượng tham gia khảo sát (sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 về phương pháp nghiên cứu)

Phương pháp xử lý số liệu:

- Thống kê mô tả: Thống kê phân loại theo các đặc tính nhân khẩu học sau: giới tính, chuyên ngành, lớp, niên khóa Ngoài ra, phân tích thống kê mô tả các biến đo lường trong mô hình thông qua tính giá trị trung bình của các câu trả lời thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế

- Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha: Nghiên cứu

sẽ loại các biến với Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) < 0.3 Tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy của giá trị Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 Theo phương diện lý thuyết, giá trị Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy của thang đo càng lớn

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): nhằm nhận diện lại các yếu tố để thu gọn các biến quan sát thành tập hợp các biến quan sát cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu và giúp nhóm tác giả xác định lại mô hình nghiên cứu phù hợp và hoàn chỉnh nhất

- Kiểm định Independent Sample T-Test, One-way ANOVA:

Trang 14

4

Phân tích tương quan và hồi quy: Nhằm đánh giá độ mạnh của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc (các phương pháp sẽ được phân tích làm rõ chương 2)

5 Câu hỏi nghiên cứu

Mục sẽ được trình bày chi tiết ở mục 1.6

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày trong 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Chương 2: Thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

Trang 15

5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm kỹ năng

Theo Từ điển tiếng Việt (2010), kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức

đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn; là khả năng áp dụng những kiến thức được học, sự hiểu biết về xã hội và năng lực của một cá nhân để có thể giải quyết được một hoặc nhiều vấn đề với các mục đích khác nhau nhằm tạo ra kết quả như mong muốn [12, tr.175]

1.1.2 Khái niệm nghiên cứu khoa học

Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm (2013), NCKH là các hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn [13]

Babbie (2011) cho rằng: NCKH là việc mà con người tìm hiểu về khoa học một cách có hệ thống và quá trình áp dụng được các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra những kiến thức mới nhằm giải thích về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống [3,TLTKNN]

Theo Armstrong và Sperry (1994), việc dựa vào ứng dụng các phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất của sự vật, hiện tượng, về thế giới tự nhiện và xã hội, để sáng tạo ra các phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, có giá trị hơn chính là đang thực hiện nghiên cứu khoa học Hình thức nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học để giải thích về bản chất và tính chất của thế giới Nó là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, kiểm tra hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức,… đạt được

từ các thí nghiệm nghiên cứu để phát hiện những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới

tự nhiên và xã hội và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật tốt hơn Nghiên cứu khoa học là phải nắm hết các kiến thức nhất định, liên quan về lĩnh vực mình nghiên cứu và cái chính là rèn luyện được cách làm việc tự lực, có phương pháp ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường [1,TLTKNN, tr.13-43]

Trong phạm vi đề tài này nhóm tác giả sử dụng khái niệm NCKH của luật Khoa học và Công nghệ (2013), theo đó nghiên cứu khoa học là xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng

để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề để rút ra những hiểu biết mới; là sự phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; là sáng tạo phương

Trang 16

6

pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới nhằm làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu, hoạt động sống của con người Nghiên cứu khoa học là cả một quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần được giải mã, chưa được khám phá

1.1.3 Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Theo Lê Thị Vân Anh (2017), NCKH có vai trò quan trọng trong phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Thông qua quá trình phát hiện, tìm hiểu những vấn đề mới có liên quan đến chuyên ngành đào tạo, sinh viên có thể để nâng cao kiến thức lý luận, phát triển năng lực nghề nghiệp cũng như bồi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học [2, tr.129-135]

Kỹ năng nghiên cứu là bước đệm giúp SV phát triển các kỹ năng quan trọng như tìm kiếm thông tin, phân tích dữ liệu, viết báo cáo và trình bày kết quả; giúp cũng cố khả năng tự học hỏi của sinh viên, nâng cao kiến thức bản thân, sinh viên có cơ hội áp dụng và mở rộng kiến thức chuyên môn được học trong lớp học vào thực tiễn thông qua việc tham gia vào các dự án nghiên cứu Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức

đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn; là khả năng áp dụng những kiến thức được học NCKH là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học

về một sự vật hoặc hiện tượng cần được giải mã, chưa được khám phá Để hoàn thiện một công trình nghiên cứu, cần nắm vững các kỹ năng để áp dụng đúng trường hợp, đúng cách và có hiệu quả tốt nhất và khái niệm kỹ năng NCKH cũng được kết hợp từ 2 khái niệm kỹ năng và khái niệm NCKH mà có

Nhóm tác giả đưa ra khái niệm về kỹ năng nghiên cứu khoa học như sau: kỹ năng NCKH của SV là sự vận dụng tri thức để thực hiện NCKH của học sinh, sinh viên trong hoạt động học tập và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề thực tiễn

1.2 Các lý thuyết nghiên cứu có liên quan

1.2.1 Lý thuyết về hành vi có hoạch định của Ajzen (1991)

Tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi Theo

đó, ba yếu tố quyết định cơ bản trong lí thuyết hành vi hoạch định bao gồm:

Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi;

Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của

Trang 17

7

áp lực hay sự bắt buộc có tính qui tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan;

Sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005) [2,TLTKNN]

Lý thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan

và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi

1.2.2 Lý thuyết về tính tự quyết

Đây là thuyết về động cơ của con người được xây dựng và phát triển bởi các nhà tâm lý học người Mỹ E.Deci và R.Ryan vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước Lý thuyết này cho rằng có 3 loại động cơ: động cơ bên ngoài, động cơ bên trong và không

có động cơ Trong đó, chỉ có động cơ bên ngoài và động cơ bên trong là những loại động

cơ mang tính tự quyết Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng động cơ mang tính tự quyết có tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên, trong đó, những học sinh

có động cơ học tập mang tính tự quyết thường áp dụng các phương pháp học tập có hiệu

quả, có thái độ, tình cảm tích cực đối với học đường và kết quả học tập tốt [3, TLTKNN]

1.3 Nội dung kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

1.3.1 Kỹ năng xác định vấn đề nghiên cứu

Kỹ năng xác định vấn đề nghiên cứu là cần thiết cho những nỗ lực nghiên cứu hiệu quả Những kỹ năng này bao gồm nhận biết các lĩnh vực quan tâm, đặt ra các câu hỏi có ý nghĩa và xác định phạm vi nghiên cứu Khả năng quan sát nhạy bén và xác định vấn đề là rất cần thiết trong các lĩnh vực như điều dưỡng, nơi giáo dục dựa trên nghệ thuật đã được sử dụng để cải thiện những kỹ năng này Các nhà giáo dục nhấn mạnh sự cần thiết phải dạy sinh viên cách xác định các vấn đề nghiên cứu, hướng dẫn họ thực hiện quy trình bằng cách sử dụng các phép loại suy quen thuộc để nâng cao hiểu biết và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu có ý nghĩa Nhìn chung, xác định vấn đề nghiên cứu là một bước cơ bản định hướng hướng nghiên cứu, đảm bảo rằng các cuộc điều tra

có liên quan, có ý nghĩa và góp phần phát triển kiến thức

1.3.2 Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu là kế hoạch chi tiết, khung sườn của đề tài nghiên cứu, phần này

sẽ tóm gọn các nội dung quan trọng được triển khai trong đề tài, như (tên đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ), thường được viết ra (không chỉ nói, bàn luận, ) Vậy nên trước khi bắt tay vào nghiên cứu người nghiên cứu phải có kỹ năng xây dựng được

đề cương nghiên cứu chi tiết, hoàn chỉnh SV cần phải nắm vững cấu trúc của một đề

Trang 18

8

cương nghiên cứu khoa học; có khả năng vận dụng các kỹ năng khác; có khả năng phân biệt đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu; đảm bảo các yếu

tố logic, khoa học trong xây dựng đề cương…

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính (Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng nghiên cứu’) nhằm phục

vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung

1.3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu Các thông tin,

dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn

Theo Stevens (1951), khi áp dụng phương pháp thống kê, dữ liệu thường được

đo lường qua 03 dạng thang đo như sau: dữ liệu nghiên cứu định tính sử dụng (1) thang

đo định danh (Nominal) và (2) thang đo thứ bậc (Ordinal) trong khi dữ liệu nghiên cứu định lượng thường sử dụng (3) thang đo khoảng (Interval)

Dạng thang đo Định danh (Nominal): Là loại thang đo dùng cho các đặc điểm thuộc tính, dùng để phân loại đối tượng Khi thống kê, nghiên cứu thường sử dụng các

mã số để qui ước, giữa các con số này không có quan hệ hơn kém và không ý nghĩa toán học, không có ý nghĩa về lượng Trong thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác (Thọ, 2011) Mục đích của nghiên cứu sử dụng thang đo này nhằm mô tả đặc điểm mẫu (giới tính, chức vụ, nghề nghiệp )

Dạng thang đo Thứ bậc (Ordinal): Là loại thang đo dùng cho các đặc điểm thuộc tính, các giá trị được sắp xếp theo trật tự tăng hoặc giảm dần và có mối quan hệ thứ bậc hơn kém, không có ý nghĩa về lượng (Thọ, 2011) Mục đích của nghiên cứu sử dụng thang đo này nhằm sắp xếp đặc điểm của mẫu (thâm niên, số lần sử dụng sản phẩm, thu

Trang 19

9

nhập của DN )

Dạng thang đo Khoảng (Interval): Là loại thang đo dùng cho các đặc điểm số lượng, là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau và liên tục Đây là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc Thông thường thang

đo khoảng có dạng là một dãy các chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5, hay từ 1 đến 7 (Thọ, 2011) Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm (Likert, 1932) Số đo các khải niệm là tổng điểm của từng phát biểu Về mặt lý thuyết, thang đo Likert là thang

đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của các đối tượng nghiên cứu Nghĩa là 05 điểm biến thiên từ 1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; đến 5: hoàn toàn đồng ý Các câu hỏi được thiết kế có cấu trúc theo từng nhóm yếu tố cấu thành cảm nhận của các đáp viên với thông tin chung được trình bày ở phần đầu, sau đó chuyển đến từng câu hỏi khảo sát về yếu tố đó

1.3.5 Kỹ năng xử lý số liệu sau thu thập

Sau khi thu thập dữ liệu, SV cần phải tiến hành phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra từ trước đó Được chia làm 2 phần, gồm: xử lý số liệu định tính và xử lý số liệu định lượng

Dữ liệu định tính được xử lý thông qua các phương pháp: phân tích, mô tả, logic, so sánh, tổng hợp,

Dữ liệu định lượng được xử lý thông qua các phương pháp như: phân tích mô tả, kiểm định sự khác biệt giữa hai tham số trung bình, kiểm định chất lượng thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính

Như vậy, có thể thấy rằng việc phân tích, thu thập, chạy các mô hình phân tích số liệu sau khi có tư liệu là vô cùng quan trọng đối với đề tài

1.3.6 Kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu

Sau khi hoàn tất việc thu thập và xử lý thông tin người nghiên cứu tiến hành viết báo cáo kết quả nghiên cứu, đây là bước trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng một công trình khoa học cụ thể, nó có thể là (tạp chí khoa học, một bài tổng luận, hay một bài chuyên khảo khoa học, một báo cáo đề tài NCKH…) Một công trình nghiên cứu tốt không chỉ đến từ chất lượng nội dung nghiên cứu mà còn bị ảnh hưởng bởi cách trình bày Nếu như hình thức trình bài xấu, sai thể thức…thì sẽ gây hiểu nhầm hoặc nặng hơn

là gây mất thiện cảm đối với độc giả Kỹ năng trình bài bao gồm kỹ năng viết và kỹ năng thuyết trình Để thực hiện tốt kỹ năng này, SV cần nắm vững bố cục của đề tài nghiên

Trang 20

10

cứu; ngôn ngữ sử dụng trong đề tài phải là ngôn ngữ khoa học tức là ngôn ngữ logic, chỉ biểu ý, không biểu cảm, không thể hiện thái độ yêu, ghét trước đối tượng khảo sát

và đặc biệt là không sử dụng ngôn ngữ nói trong báo cáo; tuân thủ quy tắc ghi trích dẫn

và quy tắc trình bài danh mục tài liệu tham khảo; biết sử dụng một số loại biểu đồ hình học và các đặc trưng của chúng Một số loại biểu đồ hình học thường thấy như (biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ đường…) Trình bài bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải bố trí ở vị trí hợp lí trong bài hoặc làm một trang riêng và phải có chú thích

và trích dẫn rõ ràng; có kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng các công cụ, tiện ích trong các ứng dụng văn phòng như word, excel,…; tuân thủ kỹ thuật trình bài tác phẩm khoa học như phông chữ, kích thước chữ, căn dòng, căn lề, số trang và khổ giấy…biết cách vận dụng các phương pháp thuyết trình (diễn dịch, quy nạp, loại suy)

để trình bài nghiên cứu; tuân thủ theo cấu trúc của một bài thuyết trình khoa học (vấn

đề thuyết trình, luận điểm thuyết trình, luận cứ thuyết trình và phương pháp thuyết trình)

1.3.7 Kỹ năng đảm bảo tiến độ nghiên cứu

Trong tiến trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu sẽ được giao các mốc thời gian để báo cáo tiến độ Việc này nhằm đảm bảo thời gian tiến hành được hợp lý, giúp cho người thực hiện, người hướng dẫn và người giám sát có cơ sở để kiểm tra, bám sát nội dung của đề tài Đây cũng chính là một trong những kỹ năng buộc người thực hiện nghiên cứu phải phân bổ thời gian hợp lý, xây dựng kế hoạch cụ thể để các mục tiêu được đề ra sẽ hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả tốt nhất

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Nhóm tác giả xây dựng các yếu tố tác động đến Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên, bao gồm: Kiến thức về NCKH của SV; Động cơ NCKH của SV; Thái độ NCKH của SV; Môi trường NCKH, trong đó:

Kiến thức về NCKH của SV là các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập và xử lí thông tin, phương pháp trình bài khoa học, quy tắc ghi trích dẫn và tham khảo…là nền tảng quan trọng giúp sinh viên phát triển và hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu của mình Thiếu yếu tố này sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc hình thành kỹ năng NCKH

Động cơ NCKH của sinh viên là những yếu tố tâm lý nhằm thúc đẩy và kích thích sinh viên thực hiện các hoạt động NCKH, bao gồm: muốn trở thành chuyên gia giỏi trong lĩnh vực mà mình theo học; muốn vận dụng những điều đã học để phát hiện và

Trang 21

11

giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày; muốn vận dụng những điều đã học

để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày; để được cộng điểm rèn luyện; được Khoa động viên; được bạn bè rủ làm cùng; để khẳng định mình giỏi; NCKH vì yêu thích nghiên cứu Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực về các kỹ năng khoa học; góp phần phát hiện và bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ nhiệt huyết, tài năng và đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực có trình độ cao Tạo ra môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp góp phần tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp Như vậy, động cơ nghiên cứu khoa học của sinh viên bắt nguồn

từ năng lực phát triển, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tạo cơ hội tiệm cận với môi trường khoa học

Thái độ NCKH của sinh viên: hứng thú là một trong những yếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển các kỹ năng NCKH của SV Thái độ NCKH của sinh viên được phản ánh thông qua thái độ của SV được thể hiện qua hứng thú đối với sự sáng tạo, tích cực trong nghiên cứu; qua sự chủ động, tự giác hoàn thành NCKH; bộc lộ qua sự ham mê tìm tòi, nghiên cứu; Sinh viên có tư duy độc lập trong nghiên cứu; sự chủ động, chuyên cần, chăm chỉ và có tinh thần cầu thị trong quá trình hoàn thiện bài nghiên cứu…

Môi trường NCKH bao gồm: Sự quan tâm của nhà trường về hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên; Các điều kiện đảm bảo cho việc hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên; Sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; hoạt động như hội thảo, seminar, tập huấn phương pháp nghiên cứu cho sinh viên…

1.5 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

1.5.1 Tiến trình nghiên cứu

1.5.1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Trang 22

12

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

(Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp và xây dựng)

1.5.1.2 Mô tả quy trình nghiên cứu

Theo Green W.H (1991), Tabachnick & Fidell (2007) cỡ mẫu dùng cho phân

tích hồi quy được xác định n >= 50 + 5p (p là số biến độc lập), trong nghiên cứu này

mẫu được lấy là 201 Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất

Công cụ thu thập dữ liệu: dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi Bảng hỏi

đượcthiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1- hoàn toàn không đồng ý đến 5 -

hoàn toàn đồng ý, chia làm 2 phần: phần 1 bao gồm các câu hỏi đánh giá các yếu tố

Trang 23

13

ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên và phần 2 là thông tin cá nhân về người được khảo sát Số bảng hỏi được phát ra tổng cộng là 201, được gửi đến cho các sinh viên đang học tập từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 tại Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam.Nhóm nghiên cứu không tiến hành khảo sát đối với sinh viên năm nhất là vì SV năm nhất chưa được học môn phương pháp nghiên cứu khoa học.Tỉ lệ bảng hỏi hợp lệ được thu hồi là 201 đạt tỉ lệ 100%

Dữ liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.0

1.5.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết

1.5.2.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và xây dựng)

1.5.2.2 Thiết kế thang đo cho các khái niệm nghiên cứu

Thang đo của mô hình nghiên cứu gồm 26 biến quan sát cho 4 yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam Tất cả các biến quan sát được nhóm nghiên cứu sử dụng thang

đo Likert mức 5 để đo lường mức độ ảnh hưởng đến kỹ năng NCKH của sinh viên

Các biến quan sát đo lường cho biến độc lập bao gồm:

MÔI TRƯỜNG NCKH

Trang 24

14

1 Sinh viên nắm vững quy trình thực hiện NCKH KT1

2 Sinh viên nắm vững các loại hình hoạt động NCKH KT2

3 Sinh viên biết các phương pháp thu thập thông tin định tính KT3

4 Sinh viên biết các phương pháp thu thập thông tin định lượng KT4

5 Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của NCKH đối với học tập KT5

6 Sinh viên biết lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội

THÁI ĐỘ NCKH

11 Sinh viên chăm chỉ, chuyên cần trong NCKH TĐ5

12 Sinh viên có tinh thần cầu thị trong NCKH TĐ6

ĐỘNG CƠ NCKH

13 Sinh viên làm NCKH vì muốn trở thành chuyên gia giỏi trong lĩnh

14 Sinh viên làm NCKH vì muốn vận dụng những điều đã học để phát

hiện và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày ĐC2

15 Sinh viên làm NCKH vì muốn được cộng điểm rèn luyện ĐC3

16 Sinh viên làm NCKH vì được Khoa động viên ĐC4

Trang 25

15

17 Sinh viên làm NCKH vì được bạn bè rủ làm cùng ĐC5

18 Sinh viên làm NCKH để khẳng định mình giỏi ĐC6

19 Sinh viên làm NCKH vì yêu thích nghiên cứu ĐC7

MÔI TRƯỜNG NCKH

20 Phân viện có chính sách tốt để khuyến khích sinh viên NCKH MT1

21 Phân viện có nhiểu hoạt động như hội thảo, seminar, tập huấn

22 Các giảng viên tận tình hướng dẫn sinh viên NCKH MT3

23 Phong trào sinh viên NCKH của Phân viện sôi nổi MT4

24 Sinh viên được học bài bản môn Phương pháp NCKH MT5

25 Sinh viên có nhiều thời gian dành cho NCKH MT6

26 Phân viện có nhiều tài liệu phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh

Bảng 1.1 Thiết kế thang đo cho các khái niệm nghiên cứu

(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)

1.6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

1.6.1 Câu hỏi nghiên cứu

Có những yếu tố nào tác động đến kỹ năng NCKH của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam?

Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện kỹ năng NCKH của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam?

1.6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Kiến thức có tác động thuận chiều đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Giả thuyết H2: Thái độ có tác động thuận chiều đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Giả thuyết H3: Động cơ có tác động thuận chiều đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Giả thuyết H4: Môi trường có tác động thuận chiều đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trang 26

16

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Đưa ra các phương pháp nghiên cứu, luận giải – biện chứng cho các thuyết đưa ra nhằm phục vụ cho cơ sở lý luận Đối với quá trình xây dựng cơ sở lý luận, khảo sát lấy số liệu

và xây dựng bảng hỏi, nhóm tác giả không lựa chọn khảo sát đối với sinh viên năm nhất của Phân hiệu, do chương trình học của sinh viên năm nhất chưa xuất hiện học phần Phương pháp NCKH nên số liệu thu thập khảo sát đối với đối tượng này là không khả quan Từ những cơ sở lý thuyết đó nhóm nghiên cứu làm căn cứ để đưa ra thực trạng ở chương 2

Trang 27

17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Tổng quan về Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam (tiền thân là Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam, là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 986/QĐ-NV ngày 30/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hiện nay, theo Quyết định số 669/QĐ-BNV (sáp nhập Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia) và Quyết định số 06/2024/QĐ-TTg (về việc đổi tên), Phân hiệu Quảng Nam trực thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, có tên chính thức là Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam, trụ sở chính tại số 749 đường Trần Hưng Đạo, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Từ khi thành lập đến nay, Phân hiệu đã từng bước phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt là đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên Tính đến nay, Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Quảng Nam đã đào tạo hơn 3.000 SV với tỉ lệ tốt nghiệp đạt loại khá - giỏi trên 85%; Phân hiệu cũng thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho khoảng 1.000 cán bộ công chức Qua khảo sát cho thấy đa số các SV đã tốt nghiệp đều có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo

và được các cơ quan tuyển dụng đánh giá cao về mặt chuyên môn, tác phong làm việc,

tư tưởng chính trị, đạo đức… đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tiếp nhận

Những ngành đào tạo Đại học mang thương hiệu của Trường là: Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước, Luật, Chuyên ngành Văn hóa Du lịch, Luật

- Chuyên ngành Thanh tra Ngoài ra, Phân hiệu Quảng Nam phối hợp với các đơn vị đào tạo có uy tín triển khai các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ như: Lưu trữ học, Quản lý công nhằm cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên Bên cạnh đào tạo chính quy, Phân hiệu Quảng Nam còn thường xuyên đào tạo các lớp vừa học vừa làm, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và đại học; các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: Văn thư; Lưu trữ; Thư viện; Tổ chức sự kiện; Lãnh đạo cấp Phòng, Trưởng thôn, buôn; nhất là các lớp Quản lý nhà nước ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên

Trang 28

18

viên chính cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên

2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học là hoạt động thường xuyên có vai trò quan trọng đối với quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên Được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phân viện, hoạt động NCKH của sinh viên trong các năm vừa qua có nhiều biến động về kết quả, số lượng và chất lượng, nhiều đề tài có tính thực tiễn và đầu tư nghiêm túc, thực hiện rõ trách nhiệm và tinh thần khoa học của giảng viên và sinh viên, cụ thể như sau:

Giai đoạn năm 2020 - 2021: có 21 đề tài được Hiệu trưởng Nhà trường ra quyết định giao đề tài Trong đó có có tổng 18 đề tài đủ điều kiện tham gia nghiệm thu, chiếm

tỉ lệ 85,7% tổng số đề tài được giao thực hiện Trong số 18 đề tài được nghiệm thu có

13 đề tài đạt loại khá (chiếm72,2%); 04 đề tài trung bình (chiếm 22,2%) và 01 đề tài không đạt yêu cầu (chiếm 5,6%) Có 03 đề tài chất lượng cao được đề cử tham gia Hội nghị sinh viên NCKH cấp trường lần thứ VII (gồm 01 đề tài Đạt giải 3; 01 đề tài Đạt giải khuyến khích và giải Khuyến khích toàn đoàn) Tổng có: 42 sinh viên tham gia (18 chủ nhiệm đề tài và 24 thành viên tham gia)

Giai đoạn năm 2021 - 2022: có 19 đề tài NCKH của sinh viên tham gia, nhiều hơn giai đoạn trước 01 đề tài Tại Hội nghị sinh viên NCKH cấp Trường, có 02 đề tài được lựa chọn tham gia Hội nghị (01 đề tài Đạt giải Nhất) Tổng gồm có: 54 sinh viên tham gia (19 chủ nhiệm đề tài và 35 thành viên tham gia)

Giai đoạn năm 2022 - 2023: có 14 đề tài NCKH của sinh viên tham gia, ít hơn 2 giai đoạn trên lần lượt là 04 và 05 đề tài Có 01 đề tài Đạt giải 3 Cấp Học viện; 01 đề tài Đạt giải Khuyến khích Gồm: 54 sinh viên tham gia (14 chủ nhiệm đề tài và 35 thành viên tham gia)

Như vậy, nhìn chung thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Phân hiệu đang có xu hướng giảm về mặt số lượng đề tài song về mặt chất lượng vẫn được đảm bảo

2.3 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam

Trang 29

Bảng 2.1 Mô tả dữ liệu thu thập

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

- Về giới tính

Trong tổng số 201 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi khảo sát có 84 sinh viên nam ( tương ứng với tỷ lệ 41,7%) và 117 sinh viên nữ ( tương ứng với tỷ lệ 58,3%) Điều này cho thấy, không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ nam - nữ của sinh viên Phân hiệu

- Về đối tượng sinh viên

- Ngành học: dựa vào kết quả khảo sát cho thấy số lượng sinh viên tham gia vào khảo sát chủ yếu là chuyên ngành thanh tra có 74 SV( tương ứng với tỷ lệ 36,8%) tiếp theo là quản trị nhân lực 49 SV( tương ứng với tỷ lệ 24,3%), Quản lý nhà nước 30SV( tương ứng với tỷ lệ 14,9%) còn lại luật và quản trị văn phòng bằng nhau với 24 SV ( tương ứng tỷ lệ 11,9%)

- Năm học: Kết quả cho thấy, phần lớn là sinh viên được khảo sát là sinh viên năm thứ 3 với 88 SV ( tương ứng tỷ lệ 43,7%) tiếp đến là sinh viên năm 2 với 65 SV ( tương ứng tỷ lệ 32,3%) và sinh viên năm 4 là 48 SV (tương ứng tỷ lệ 23,8%)

Trang 30

20

- Quá trình nghiên cứu khoa học:

Biểu đồ 2.1 Quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Nhận xét:

Qua việc phân tích biểu đồ và bảng phân tích số liệu, ta thấy rằng: Số lượng sinh viên chưa thực hiện đề tài NCKH chiếm số lượng rất cao (51,2%, tức hơn 1/2 tổng số người tham gia hoạt động khảo sát lấy ý kiến thực tế) Số lượng sinh viên đã từng thực hiện hơn 2 đề tài rất thấp (5,5%, tương đương 11/201 người) Số lượng sinh viên đã từng thực hiện 1 đề tài NCKH và đang thực hiện cũng không đáng kể, lần lượt là 28,4% (57/201 người) và 14,9% (30/201 người) Như vậy, số lượng sinh viên đã từng tham gia vào hoạt động NCKH và chưa từng tham gia chênh lệch nhau là rất lớn Điều này làm cho hoạt động nghiên cứu khoa học thiếu tính hấp dẫn, tính tự giác tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa cao Cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thực sự

là một phong trào học tập mạnh mẽ, sâu rộng trong sinh viên

2.4 Phân tích kết quả thang đo

2.4.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha

Nghiên cứu kiểm tra độ tin cậy của thang đo bởi giá trị Cronbach’s Alpha qua phần mềm chuyên ngành thống kê SPSS 25.0 để tìm ra các biến quan sát cần thiết và loại bỏ các biến không phù hợp

Trang 31

21

Công thức để loại bỏ các biến dược qui định như sau:

Nghiên cứu sẽ loại các biến với Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) < 0.3 Tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy của giá trị Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 Theo phương diện lý thuyết, giá trị Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy của thang đo càng lớn

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với 4 biến độc lập như sau:

2.4.1.1 Biến kiến thức về nghiên cứu khoa học (KT)

Biến kiến thức về NCKH gồm có 6 biến quan sát, được mã hoá từ KT1 đến KT6 Sau khi kiểm định lần thứ nhất cho kết quả giá trị Cronbach’s Alpha là 0.900

> 0,7, hệ số Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết luận, các biến quan sát đạt tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy đại diện cho biến kiến thức về NCKH

Bảng 2.2 Kiểm định Cronback alpha cho Biến kiến thức về nghiên cứu khoa học

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

2.4.1.2 Biến thái độ nghiên cứu khoa học (TĐ)

Biến Thái độ NCKH gồm có 6 biến quan sát, được mã hoá từ TĐ1 đến TĐ6 Sau

Trang 32

22

khi kiểm định lần thứ nhất cho kết quả giá trị Cronbach’s Alpha là 0.899 > 0,7, hệ số Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết luận, các biến quan sát đạt tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy đại diện cho biến thái độ NCKH

Bảng 2.3 Kiểm định Cronback alpha cho Biến thái độ về nghiên cứu khoa học

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

2.4.1.3 Biến động cơ nghiên cứu khoa học (ĐC)

Biến động cơ NCKH gồm có 7 biến quan sát, được mã hoá từ ĐC1 đến ĐC7 Sau khi kiểm định lần thứ nhất cho kết quả giá trị Cronbach’s Alpha là 0.899 > 0,7, hệ số Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết luận, các biến quan sát đạt tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy đại diện cho biến động cơ NCKH

Bảng 2.4 Kiểm định Cronback alpha cho Biến thái độ về nghiên cứu khoa học

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Trang 33

23

2.4.1.4 Biến môi trường nghiên cứu khoa học (MT)

Biến môi trường NCKH gồm có 7 biến quan sát, được mã hoá từ MT1 đến MT7 Sau khi kiểm định lần thứ nhất cho kết quả giá trị Cronbach’s Alpha là 0.829 > 0,7, hệ số Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết luận, các biến quan sát đạt tiêu chuẩn và đảm bảo độ tin cậy đại diện cho biến môi trường NCKH

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Vân Anh (2017), “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, tr42-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Vân Anh
Năm: 2017
2. Lê Thị Vân Anh &amp; Vũ Thị Châm (2020), “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay”, Tạp chí Quản lý giáo dục số 12, tr.129-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay
Tác giả: Lê Thị Vân Anh &amp; Vũ Thị Châm
Năm: 2020
5. Nguyễn Thị Mỹ Duyên và ThS.Nguyễn Minh Tôn, (2022), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 21, 5-6.5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Duyên và ThS.Nguyễn Minh Tôn
Năm: 2022
6. Vũ Cao Đàm (2014), “Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2014
7. Lê Mạnh Hùng (2021), “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học công lập tại Hà Nội”, Tạp chí Công thương online,https://tapchicongthuong .vn/nang-cao-nang-luc-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-giang-vien-cac-truong-dai-hoc-cong-lap-tai-ha-noi-83836.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học công lập tại Hà Nội
Tác giả: Lê Mạnh Hùng
Năm: 2021
8. Phạm Thị Thu Hoa, (2008), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên”, Tạp chí Nghiên cứu con người số 3 (36), tr.37-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên
Tác giả: Phạm Thị Thu Hoa
Năm: 2008
9. Bùi Thị Lâm và Trần Mai Loan (2022), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2022, số 11, tr 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Lâm và Trần Mai Loan
Năm: 2022
10. ThS. Võ Thị Kim Liên và Trần Thị Thu Hòa (2023), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Phan Thiết”, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, 4-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Phan Thiết
Tác giả: ThS. Võ Thị Kim Liên và Trần Thị Thu Hòa
Năm: 2023
14. Nguyễn Thị Thanh Tùng, (2023), “Lý thuyết tự quyết (SDT): Quan niệm, phân loại và ý nghĩa đối với vấn đề tạo động lực học tập cho sinh viên Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 23(10), tr.33-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tự quyết (SDT): Quan niệm, phân loại và ý nghĩa đối với vấn đề tạo động lực học tập cho sinh viên Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tùng
Năm: 2023
15. Nguyễn Xuân Thức, (2012), “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học số 5 (158), tr.17-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Xuân Thức
Năm: 2012
16. Nguyễn Thu Tuấn, (2018), “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 63, tr.188-195, DOI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thu Tuấn
Năm: 2018
2. Ajzen, I. (1991). “The theory of planned behavior.” Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol. 50 No. 2, pp. 179–211.https://doi.org/10.1016/0749- 5978(91)90020-T Sách, tạp chí
Tiêu đề: The theory of planned behavior
Tác giả: Ajzen, I
Năm: 1991
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học, (Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT) Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2023), Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục đại học, (Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT) Khác
11. Nguyễn Hồng Nga &amp; Nguyễn Thị Tứ, (2016), “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên Khác
13. Quốc hội Việt Nam (2023), Luật khoa học và công nghệ. ( Luật số 29/2013/QH13) Khác
1. J. Scott Armstrong and Tad Sperry. (1994). Business School Prestige: Research versus Teaching. Energy &amp; Environment, vol 18 (2), 13-43 Khác
3. i Earl R. Babbie (2012), The Practice of Social Research, Wadsworth Publishing, UK Khác
4. Deci, E. L., &amp; Ryan, R. M. (1985). Intrinsic motivation and self- determination in human behavior. New York: Plenum Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu  (Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp và xây dựng)  1.5.1.2 - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp và xây dựng) 1.5.1.2 (Trang 22)
Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 23)
Bảng 1.1. Thiết kế thang đo cho các khái niệm nghiên cứu - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 1.1. Thiết kế thang đo cho các khái niệm nghiên cứu (Trang 25)
Bảng 2.1. Mô tả dữ liệu thu thập - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.1. Mô tả dữ liệu thu thập (Trang 29)
Bảng 2.2. Kiểm định Cronback alpha cho Biến kiến thức về nghiên cứu khoa học - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.2. Kiểm định Cronback alpha cho Biến kiến thức về nghiên cứu khoa học (Trang 31)
Bảng 2.3. Kiểm định Cronback alpha cho Biến thái độ về nghiên cứu khoa học - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.3. Kiểm định Cronback alpha cho Biến thái độ về nghiên cứu khoa học (Trang 32)
Bảng 2.5. Kiểm định Cronback alpha cho Biến môi trường nghiên cứu khoa học - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.5. Kiểm định Cronback alpha cho Biến môi trường nghiên cứu khoa học (Trang 34)
Bảng 2.6. Kết quả phân tích EFA của các biến độc lập - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.6. Kết quả phân tích EFA của các biến độc lập (Trang 35)
Bảng 2.9. Kết quả kiểm định EFA cho biến phụ thuộc - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.9. Kết quả kiểm định EFA cho biến phụ thuộc (Trang 40)
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu chính thức - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu chính thức (Trang 41)
Bảng 2.10. Kết quả kiểm định tương quan Pearson giữa các nhóm biến - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.10. Kết quả kiểm định tương quan Pearson giữa các nhóm biến (Trang 42)
Bảng 2.11. Kết quả phân tích phương sai - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.11. Kết quả phân tích phương sai (Trang 44)
Bảng 2.13. Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.13. Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính (Trang 45)
Bảng 2.14. Kết quả kiểm định hệ số VIF loại bỏ biến F_TĐ - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
Bảng 2.14. Kết quả kiểm định hệ số VIF loại bỏ biến F_TĐ (Trang 47)
BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH - kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung
BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w