1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia khu vực miền trung

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các hành động như hiến máu nhân đạo, vì nó cho phép chúng ta phân tích và hiểu được động cơ đằng sau những hành động này, từ đó có th

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Máu là tài sản vô giá, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người Mỗi năm,

số lượng người gặp tai nạn giao thông, cần cấp cứu hay mắc các bệnh liên quan đến máu ngày càng tăng lên Tuy nhiên, nguồn máu hiện có không đủ để đáp ứng nhu cầu này Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam cần khoảng 2.000.000 đơn vị máu mỗi năm, nhưng hiện chỉ đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu này [14] Vì vậy, việc hiến máu nhân đạo trở nên cấp thiết và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội

Trong thời gian gần đây, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam đã tuyên bố một quyết tâm mạnh mẽ

để khởi xướng, xây dựng và phát triển các phong trào tình nguyện hiến máu trong cộng đồng sinh viên Những phong trào này đã đạt được những tiến bộ tích cực, thể hiện sự tập trung và phát huy tối đa năng lực, khát vọng của tuổi trẻ, và chứng tỏ sức sống mạnh

mẽ trong bối cảnh mới Hiến máu nhân đạo là một trong những phong trào đang thu hút

sự quan tâm của đông đảo sinh viên trong cả nước

Hiến máu nhân đạo (HMNĐ) là một trong những hành động đáng ca ngợi, thể hiện tinh thần nhân văn cao cả Lượng máu được hiến tặng mang đến hy vọng và niềm tin cho sự sống của con người Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết máu được cung cấp bởi những người tham gia HMNĐ, trong đó có một số lượng lớn viên chức và sinh viên (chiếm khoảng 90%) Vào năm 2016, cả nước đã tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu, tương đương với tỷ lệ 1,5% dân số tham gia hiến máu; trong đó, hơn 98% máu đã được thu thập từ những người hiến máu tình nguyện - một đóng góp quan trọng cứu sống hàng nghìn bệnh nhân Theo thống kê của BCĐ hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Nam; mỗi năm, Quảng Nam tiếp nhận trên 15.000 đơn vị máu Trong năm 2023, toàn tỉnh tiếp nhận được 18.593 đơn vị máu (đạt 117% chỉ tiêu giao đầu năm 2023) [15] Năm 2023, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã vận động hiến máu với số lượng đạt 2.511 đơn vị máu, vượt xa chỉ tiêu giao ban đầu là 1.217 đơn vị máu

Viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung lâu nay đã khích lệ động cơ của hành động xã hội ý nghĩa này; hằng năm, đã hiến được từ 130 đến 150 đơn vị máu Qua 3 năm (2021 - 2023), CLB Thanh niên vận động hiến máu đã vận động hàng trăm lượt tình nguyện viên hiến tặng 340 đơn vị máu, nhiều tình nguyện viên đã tự nguyện hiến máu từ 6 - 8 lần Riêng năm 2023 đã vận động được

Trang 2

229 đơn vị máu cung cấp cho các bệnh viện trên địa bàn Điều này đã đáp ứng kịp thời

và cứu sống nhiều bệnh nhân đang gặp nguy cấp

Đặc biệt, Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu đã nhận được Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vì đã có có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện năm 2023; 2 năm liền CLB được nhận Giấy khen của Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam về công tác chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện và công tác vận động hiến máu tình nguyện vượt chỉ tiêu; Giấy khen của Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Nay là Đoàn Học viện Hành chính Quốc gia) về đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học

2021 - 2022; Giấy khen của Đoàn Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung về đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học 2022 - 2023 Và, chúng tôi đang lan tỏa động cơ, thu hút sự tình nguyện của nhiều viên chức, sinh viên trong thời gian đến

Tuy nhiên hiện nay, việc tham gia HMNĐ của sinh viên vẫn còn hạn chế Bên cạnh đó, nguyên nhân thúc đẩy hành vi HMNĐ của họ vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện

Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung” với mong muốn xây dựng, khích lệ động cơ của viên chức và sinh viên

tham gia HMNĐ, góp phần đẩy mạnh phong trào HMNĐ này

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

* Về lý thuyết:

Lý thuyết về “động cơ” của con người đã được các nhà tâm lý học quan tâm

nghiên cứu Các nhà tâm lý học đã phát triển nhiều lý thuyết để mô tả động cơ, trong đó

có thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow, được biết đến nhiều nhất Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng Ví dụ: Nhu cầu cơ bản như ăn, uống và nghỉ ngơi phải được thỏa mãn trước khi con người có thể theo đuổi nhu cầu cao cấp hơn như tình yêu và sự thể hiện bản thân Những lý thuyết này giúp chúng ta hiểu rằng động cơ không chỉ là lực đẩy thúc đẩy hành vi mà còn là yếu tố quyết định hướng hành vi của con người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Điều này có nghĩa

là động cơ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân và chúng ta có thể có

Trang 3

nhiều động cơ khác nhau đồng thời thúc đẩy chúng ta hành động Phân tích sâu hơn về động cơ cũng cho thấy rằng chúng ta có thể có động cơ sinh lý, động cơ tâm lý, động cơ phụ và động cơ chính, và những động cơ này có thể sắp xếp theo thứ hạng tùy theo ý nghĩa của nó đối với cá nhân cụ thể, tình huống cụ thể Điều này giúp chúng ta hiểu rằng động cơ không chỉ đơn giản là một yếu tố đơn lẻ mà là một hệ thống phức tạp của nhiều yếu tố khác nhau, tất cả đều ảnh hưởng đến cách chúng ta hành động và tương tác với thế giới xung quanh [22]

Lý thuyết về “động cơ” của con người khi hành động xã hội đã được bộ môn

Xã hội học nghiên cứu kỹ; đặc biệt, lý thuyết về động cơ trong hành động xã hội của M.Weber đã mô tả chi tiết cách mà động cơ bên trong chủ thể có thể ảnh hưởng đến các quyết định và hành động xã hội Weber không chỉ xem xã hội học là khoa học về hành động xã hội mà còn nhấn mạnh rằng mọi hiện tượng và sự kiện xã hội đều có thể được giải thích thông qua lý luận hành động xã hội Weber phân biệt hành động xã hội dựa trên ý nghĩa chủ quan mà chủ thể gắn cho hành động của mình Ông cho rằng hành động

xã hội là hành động có tính đến hành vi của người khác và được định hướng tới người khác trong quá trình của nó Điều này có nghĩa là một hành động chỉ có thể được coi là

xã hội nếu nó liên quan đến sự tồn tại hoặc phản ứng có thể có từ người khác Weber cũng phân loại hành động xã hội thành bốn loại chính: Hành động duy lý - công cụ; Hành động duy lý - giá trị; Hành động truyền thống; Hành động tình cảm Phân tích của Weber về hành động xã hội không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức mà các hành động cá nhân có thể tạo nên các hiện tượng xã hội, mà còn giúp chúng ta nhận ra rằng mỗi hành động xã hội đều mang một ý nghĩa chủ quan và được thúc đẩy bởi một động cơ nào đó Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các hành động như hiến máu nhân đạo, vì nó cho phép chúng ta phân tích và hiểu được động cơ đằng sau những hành động này, từ đó có thể phát triển các chiến lược để khuyến khích và tăng cường những hành động tích cực trong xã hội [19]

* Về các công trình liên quan:

“Ý nghĩa nhân đạo của việc hiến máu tình nguyện”, Cổng thông tin điện tử của

Bộ Y tế đã nhấn mạnh tới giá trị nhân văn và tầm quan trọng của việc hiến máu, không chỉ như một hành động cứu giúp người khác mà còn là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng Công trình nhấn mạnh rằng hiến máu nhân đạo không chỉ là một hành động cao cả mà còn là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái và sự

Trang 4

sẻ chia giữa con người với con người Qua đó, mỗi người có thể góp phần vào việc cứu sống những bệnh nhân cần máu, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm đối với cộng đồng Bên cạnh việc cứu sống người khác, hiến máu còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến Cơ thể sẽ được kích thích tái tạo máu mới, giúp tăng cường sức khỏe và là

cơ hội để kiểm tra tình trạng sức khỏe thông qua các xét nghiệm máu Người hiến máu nhận được sự ngưỡng mộ từ cộng đồng và cảm giác tự hào khi biết rằng họ đã làm một việc có ích cho xã hội Điều này tạo nên một niềm tự hào không giới hạn, khiến họ cảm thấy hạnh phúc và được trân trọng Công trình cũng ghi nhận sự lan tỏa mạnh mẽ của tinh thần hiến máu trong cộng đồng, với hàng ngàn lượt người tham gia, từ cán bộ, đoàn viên, sinh viên đến giảng viên Sự nhiệt huyết và hành động của họ đã trở thành nguồn cảm hứng, khích lệ mọi người tham gia vào hoạt động này Cuối cùng, công trình khẳng định rằng hiến máu nhân đạo vượt qua giá trị của một nghĩa cử cá nhân, trở thành một phần của văn hóa nhân đạo, nơi mỗi giọt máu được hiến là một món quà quý giá, góp phần duy trì sự sống và tình thương giữa con người [12]

“Mục đích, ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo”, Cổng thông tin điện tử bệnh

viện Bắc Ninh đã phản ánh việc hiến máu không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp mà còn góp phần vào việc duy trì sự sống và sức khỏe cộng đồng Bài viết nhấn mạnh rằng mục đích của việc hiến máu nhân đạo không chỉ giới hạn ở việc cứu sống người bệnh mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái, là biểu hiện của lòng nhân ái và trách nhiệm đối

với cộng đồng Hiến máu được xem như một “liều thuốc” quý giá, được “sản xuất” từ

trái tim nhân hậu của những người khỏe mạnh, góp phần vào việc duy trì sự sống và chữa trị bệnh tật Việc hiến máu tình nguyện mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện nghĩa

cử cao đẹp giữa người với người Nó còn là cách thức thực hành đạo lý “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, qua đó mỗi cá nhân có thể tham gia vào chuỗi hành động nhân đạo,

tạo nên một xã hội đầy tình thương và sự sẻ chia Người hiến máu không chỉ giúp đỡ người khác mà còn nhận được lợi ích sức khỏe cho bản thân Quá trình hiến máu kích thích tủy xương sản sinh các tế bào máu mới, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và là cơ hội

để kiểm tra sức khỏe tổng quát Người hiến máu nhận được sự tôn vinh của xã hội và sự quan tâm ưu tiên từ cộng đồng, như được ưu tiên khi cần máu trong trường hợp cần chữa bệnh cho bản thân Điều này không chỉ là một sự ghi nhận mà còn là động lực để khuyến khích mọi người tham gia vào hoạt động hiến máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

đã ghi nhận sự tham gia nhiệt tình của nhân viên y tế, người dân và người nhà người

Trang 5

bệnh trong các chương trình hiến máu tình nguyện hàng năm Sự tham gia không phân biệt ngành nghề, lứa tuổi, thể hiện rằng mọi người đều có thể đóng góp vào việc cứu sống mạng người và làm cho dòng máu Việt khỏe mạnh hơn Bài viết còn nhấn mạnh

thông điệp “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, thể hiện rằng mỗi hành động

hiến máu, dù nhỏ bé, đều có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao trong việc cứu sống người khác Đây là thông điệp mạnh mẽ, góp phần lan tỏa tinh thần hiến máu và nhân đạo trong cộng đồng [19]

Mỗi công trình nghiên cứu ở trên đều đi vào một vấn đề khác nhau, gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng, nội dung nghiên cứu Tuy vậy, cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung Do đó, việc nghiên cứu về đề tài này

sẽ mang lại cái nhìn mới và góp phần nhỏ vào phong trào này

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Góp phần xây dựng, lan tỏa động cơ đúng đắn về việc HMNĐ của viên chức và sinh viên trong thời gian tới Từ đó, thúc đẩy phong trào HMNĐ của viên chức và sinh viên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về động cơ nói chung, động cơ HMNĐ nói riêng và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ HMNĐ của viên chức và sinh viên;

- Điều tra thực tiễn để chỉ ra động cơ chủ yếu của viên chức và sinh viên hiến máu nhân đạo và thực trạng động cơ này ở những viên chức và sinh viên có hành động HMNĐ;

- Kết quả HMNĐ của viên chức và sinh viên Phân viện trong các năm qua;

- Đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển động cơ HMNĐ, góp phần thúc đẩy phong trào HMNĐ của viên chức và sinh viên phát triển mạnh hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung

Trang 6

- Thời gian: Từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2024

- Nội dung: Chỉ ra động cơ chủ yếu thúc đẩy viên chức và sinh viên HMNĐ và thực trạng hiện nay của động cơ này ở viên chức và sinh viên có hành động HMNĐ

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ sử dụng biểu mẫu Google Form để thực hiện các cuộc phỏng vấn và khảo sát SV Mẫu nghiên cứu dự kiến của đề tài là 100 Sau khi hoàn thành việc thu thập bảng câu hỏi, các bảng câu hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm Execl

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tổng hợp, phân tích nguồn tài liệu từ văn bản pháp luật, sách, báo, tạp chí, luận văn, luận

án, đề tài khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống lý luận

ở chương 1, triển khai các nội dung thực tiễn ở chương 2 và làm cơ sở để nhóm tác giả

đề xuất các định hướng giải pháp ở chương 3

- Phương pháp điều tra xã hội học:

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Likert: thông qua phiếu khảo sát Google Form Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành điều tra 100 phiếu đối với SV hiện đang học tập tại Phân viện Miền Trung để xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Miền Trung

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đánh giá của viên chức và SV về vấn đề nâng cao động cơ hiến máu nhân đạo thông qua phiếu phỏng

vấn sâu “Động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung” gồm 4 câu hỏi tự luận với khách thể là sinh

viên thuộc các lớp khác nhau và viên chức ở Phân viện Miền Trung để phân tích thực trạng ở chương 2

6 Giả thuyết nghiên cứu

Chúng tôi cho rằng: sự sống của người bệnh đang thiếu máu trầm trọng là động

cơ chủ yếu của viên chức và sinh viên hiến máu nhân đạo Tuy vậy, tỷ lệ số người lựa chọn động cơ chủ yếu này cũng chưa cao Có nhiều lý do dẫn tới thực trạng đó, song chúng tôi cho rằng, những bất cập trong công tác giáo dục nói chung của gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay sẽ làm thay đổi cho động cơ HMNĐ tích cực

7 Đóng góp của đề tài

Trang 7

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên đề cập riêng đối với “Động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu

vực Miền Trung”

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên

Chương 2: Thực trạng động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung

Chương 3: Giải pháp nâng cao động cơ hiến máu nhân đạo trong viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

CỦA VIÊN CHỨC VÀ SINH VIÊN 1.1 Lý luận về động cơ và động cơ hiến máu nhân đạo

1.1.1 Một số vấn đề lý luận về động cơ hoạt động trong tâm lý học

1.1.1.1 Khái niệm động cơ hoạt động

Có nhiều quan niệm khác nhau về động cơ:

Tác giả A.N.Leonchiev cho rằng: “Động cơ chính là đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu đã được chủ thể tri giác, tư duy, tưởng tượng, đó là sự phản ánh chủ quan

về đối tượng thoả mãn nhu cầu” [9, tr.7-12] Tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm: “Động

cơ là yếu tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó định hướng, thức đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó”

[6, tr.98] Vũ Tuấn Nam trong công trình nghiên cứu động cơ mua bán chất ma tuý của phạm nhân tại trại giam Z30D Cục V26 Bộ Công an cũng đã đưa ra quan niệm về động

cơ: “Động cơ là động lực thúc đẩy, định hướng hoạt động của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu đa dạng của cuộc sống” [10, tr.13]

Tác giả Lê Khanh trong tập bài giảng Tâm lý học nhân cách, năm 2007 thì cho

rằng: “Động cơ là sức mạnh tinh thần được nảy sinh từ một nhu cầu mà đối tượng thoả mãn nó đã được chủ thể làm xuất hiện (hình dung ra) một cách rõ ràng và đầy đủ trong đầu óc mình dưới hình thức biểu tượng, có sức thúc đẩy hành động có hướng nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể” [9, tr.159] Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm của các nhà

nghiên cứu về động cơ, trong phạm vi nghiên cứu của mình về động cơ HMNĐ của viên chức và sinh viên, chúng tôi tán thành quan điểm của này của tác giả Lê Khanh

Ở góc nhìn của đề tài này, động cơ là sự tự thúc đẩy, khao khát và khát vọng vượt qua giới hạn, sẵn lòng thúc đẩy hành động đạt được kết quả cao

1.1.1.2 Một số đặc điểm của động cơ hoạt động

a Tính có ý thức của động cơ hoạt động

Tâm lý học, dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định rằng động cơ hoạt động của con người là sự phản ánh cá nhân về giá trị xã hội Động cơ hoạt động không tồn tại ngay từ khi con người mới sinh ra, mà nó được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và tương tác cá nhân trong các mối quan hệ Con người tiếp thu và biến các giá trị xã hội thành giá trị cá nhân, tạo nên ý nghĩa riêng cho bản thân Quá

Trang 9

trình này là việc lựa chọn các giá trị xã hội phù hợp với quan điểm và vai trò của từng người trong xã hội Điều quan trọng là động cơ hoạt động của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và tương tác trong các mối quan hệ xã hội mà con người tham gia một cách có ý thức Động cơ hoạt động của con người là một khía cạnh xã hội và không thể tách rời khỏi sự tiến bộ và phát triển của ý thức

Ý thức là khả năng tâm lý cao nhất chỉ riêng con người có, được thể hiện qua ngôn ngữ và khả năng hiểu biết Để một nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy hành động, trước hết nó phải được chủ thể ý thức hoá đầy đủ (tức là chủ thể phải có khái niệm rõ ràng về đối tượng có thể đáp ứng nhu cầu của mình), nghĩa là chủ thể phải hình dung được đối tượng đó, xây dựng biểu tượng cho nó Khi đó, nhu cầu mới có chức năng thúc đẩy và hướng dẫn hành động, tức là trở thành động cơ Tính ý thức của động cơ cho biết tính mục đích và có chủ đích của nó Tuy nhiên, trong thực tế, các động cơ chỉ được phản ánh một cách khách quan qua việc phân tích các hoạt động và thái độ hành động của chủ thể Còn trong mặt chủ quan, động cơ được biểu hiện gián tiếp thông qua các trải nghiệm như mong ước và nguyện vọng để đạt được mục tiêu Do đó, sự thống nhất các khía cạnh ý thức trong động cơ được coi là một yếu tố quan trọng của nó

Những thông tin trên giải thích rằng, không phải mọi thứ (bao gồm cả bản năng

vô thức) có khả năng kích thích con người hành động đều được coi là động cơ hoạt động theo quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động Động cơ hoạt động của con người không bao giờ thuộc phạm trù của vô thức

b Tính thứ bậc của động cơ

Mỗi hoạt động thường được thúc đẩy và chi phối bởi nhiều động cơ khác nhau Theo quan điểm của Leonchiev, hệ thống động cơ nhân cách bao gồm động cơ tạo ý thức và động cơ kích thích hành động Sự phân chia chức năng giữa các động cơ này tạo nên mức độ ưu tiên của chúng Động cơ mang tính ưu tiên bởi vì nó ảnh hưởng gián tiếp thông qua mục đích Động cơ tạo ý thức xuất hiện từ những động cơ mà trong quá trình hoạt động, chúng thiết lập mối quan hệ sâu sắc với đối tượng, mang lại cho chủ thể một ý nghĩa đặc biệt và ảnh hưởng đến lối sống và cách thức hành vi của chủ thể Nó trực tiếp liên quan đến sự hình thành và phát triển cá nhân Trong khi đó, các động cơ khác trong hoạt động này chỉ đóng vai trò kích thích đơn thuần mà không mang lại những trải nghiệm tương tự Điều này, giúp chúng ta hiểu rõ về các quan hệ quan trọng

Trang 10

trong lĩnh vực động cơ và mức độ ưu tiên của các động cơ này tạo nên một trường động

cơ trung tâm trong cấu trúc nhân cách

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, quan điểm của A Maslow về thang nhu cầu của con người cũng đề cập đến việc xếp thứ bậc các động cơ, tương tự như quan niệm của các nhà tâm lý học hoạt động Thực tế, sự sắp xếp các nhu cầu theo thứ bậc của Maslow dựa trên lý thuyết về mức độ liên quan của chúng đối với các nhu cầu sinh tồn (nhu cầu sinh học) - từ những nhu cầu cơ bản như sinh lý (ăn uống, tình dục, ) cho đến nhu cầu

an toàn (tự bảo vệ), nhu cầu tự trọng và cuối cùng là nhu cầu tự thể hiện (nhận thức, thẩm mỹ) Tuy thực tế là mức độ liên quan giữa các nhu cầu sinh tồn không xác định quan hệ thứ bậc của các động cơ, mà quan hệ thứ bậc giữa các động cơ được xác định bởi những mối quan hệ hình thành trong hoạt động của cá nhân trong các mối quan hệ

xã hội mà người đó tham gia và những mối quan hệ này không đồng nhất mà phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh hoạt động, làm cho thứ tự của các động cơ có thể thay đổi

Vì vậy, chúng tôi cho rằng không có sự tương đồng giữa lý thuyết về thang nhu cầu của

A Maslow và quan niệm của các nhà tâm lý học hoạt động về tính thứ bậc của các động

cơ hoạt động

c Tính ổn định và bền vững tương đối của động cơ hoạt động

Động cơ như một thuộc tính tâm lý, có tính ổn định và bền vững, tuy nhiên điều

đó không có nghĩa là chúng không thể thay đổi hoàn toàn Trong quá trình hoạt động,

có thể xảy ra các khó khăn khách quan và chủ quan, làm cho việc đạt được sự thoả mãn nhu cầu trở nên không suôn sẻ như thông thường Trong trường hợp này, chủ thể có thể điều chỉnh một chút nội dung của động cơ để phù hợp với điều kiện hoạt động Hoặc có thể vẫn giữ nguyên nội dung nhưng trạng thái tích cực của chủ thể do động cơ tạo ra có thể giảm đi

Động cơ cũng có thể trở từ một động cơ có hiệu lực thành một động cơ chỉ mang tính tiềm năng thúc đẩy Do đó, trong quá trình hoạt động, động cơ có thể trải qua sự biến đổi hoặc có thể phát sinh ra các động cơ mới

Bản chất xã hội của con người đóng vai trò quan trọng trong động cơ hoạt động của họ, và không thể tách rời khỏi quá trình phát triển của ý thức Động cơ này được hình thành và phát triển theo một quá trình dài, trong quá trình hoạt động và tương tác của con người, chứ không phải được tồn tại sẵn khi con người sinh ra Khi con người

Trang 11

tích cực tham gia vào các hoạt động và tương tác đa dạng, phong phú, hệ thống động cơ cũng trở nên đa dạng và phong phú tương ứng

Động cơ hoạt động của con người là một khía cạnh xã hội và không thể tách rời khỏi quá trình phát triển ý thức Nó được hình thành và phát triển dần trong một quá trình kéo dài, xuất phát từ hoạt động và tương tác của con người và không tồn tại sẵn có

từ khi con người sinh ra Khi con người tích cực tham gia vào các hoạt động và tương tác đa dạng, phong phú, hệ thống động cơ cũng trở nên phong phú và đa dạng tương ứng Nói như vậy có nghĩa là động cơ hoạt động của con người không được coi là tuyệt đối và bất biến, mà có thể thay đổi theo điều kiện sống và hoàn cảnh thay đổi Khi các giá trị và quan niệm về cuộc sống cũng thay đổi, động cơ hoạt động của con người cũng

sẽ có những thay đổi tương ứng [10, tr.14-15]

d Tính ẩn tàng của động cơ hoạt động

Động cơ hoạt động của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và tương tác trong các mối quan hệ xã hội mà con người tham gia Tuy nhiên, thực tế là con người thường gặp khó khăn trong việc nhận ra động cơ chính thúc đẩy hoạt động của mình Các động cơ chỉ được tiết lộ một cách khách quan qua việc phân tích hoạt động và đánh giá hành vi Trong khi đó, động cơ thể hiện dưới dạng gián tiếp trong trạng thái chủ quan, bao gồm mong ước và nguyện vọng để đạt được mục tiêu Điều này làm cho động cơ trở nên ẩn dụ và khó nhận biết, theo quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động

1.1.1.3 Mối quan hệ giữa động cơ và các khái niệm liên quan

a Mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu

Trong lĩnh vực tâm lý học, nhu cầu và động cơ luôn được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ và tương đối khó phân biệt Khi nói về động cơ, không thể không đề cập đến nhu cầu, vì nhu cầu chính là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến hình thành động cơ Ngược lại, khi nói về nhu cầu, không thể không đề cập đến các động lực thúc đẩy, là những động cơ của con người để đáp ứng nhu cầu Động cơ là sự phản ánh chủ quan về đối tượng để thoả mãn nhu cầu Theo Leonchiev, quá trình phát triển nhu cầu trong tâm

lý con người diễn ra từ trạng thái nhu cầu ban đầu đến trạng thái nhu cầu thực sự, đó là khi nhu cầu gặp phải đối tượng và có sự thúc đẩy, định hướng hoạt động của con người

để đáp ứng nhu cầu Nói cách khác, tại thời điểm đó, nhu cầu đã trở thành động cơ hoạt động

Trang 12

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý tồn tại trong con người, biểu hiện sự cần thiết của chủ thể về một đối tượng cụ thể bên ngoài nó Đối tượng đó là những thứ cụ thể và không thể thiếu, quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhu cầu chủ thể Nhu cầu đại diện cho những yêu cầu cần thiết mà con người cần được đáp ứng để tồn tại và phát triển Trong khi đó, động cơ là một phản ánh chủ quan về những yêu cầu tất yếu khách quan đó

b Mối quan hệ giữa động cơ và xúc cảm

Ở trên chúng ta đã được khẳng định rằng, động cơ xuất hiện khi có khả năng thoả mãn nhu cầu trong tâm trí con người, biểu hiện dưới dạng biểu tượng và thúc đẩy một hoạt động nhằm hiện thực hoá nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày dưới hình thức sản phẩm cụ thể Khi hoạt động kết thúc, sản phẩm đó sẽ phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu (thỏa mãn hoặc không thỏa mãn) và gây ra sự hài lòng hoặc không hài lòng trong chủ thể Do đó, trong mối quan hệ với động cơ của một hoạt động cụ thể, xúc cảm là hiện tượng sau cùng, báo hiệu rằng động cơ đã được hiện thực hoá và có thỏa mãn hoặc không thỏa mãn nhu cầu của chủ thể Xúc cảm là đại diện chủ quan của động cơ, biểu hiện gián tiếp của nó, không phải là động cơ chính Nói cách khác, xúc cảm đóng vai trò báo hiệu sự tồn tại của một động cơ cụ thể Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng

ta thực hiện một hành động nào đó, chúng ta thường không quan tâm đến câu hỏi là động cơ nào thúc đẩy chúng ta làm việc đó, đặc biệt là khi những động cơ bền vững đã trở thành một thói quen Mặc dù động cơ vẫn được phản ánh trong tâm trí con người, nhưng dưới một hình thức đặc biệt - là những sắc thái xúc cảm của hành động được biểu hiện qua mong muốn, ý muốn và nguyện vọng Đó là những biểu hiện gián tiếp của động cơ, là những tín hiệu của động cơ, qua đó, những quá trình đang diễn ra được điều chỉnh Điều này dẫn đến sự hiểu lầm của nhiều người khi cho rằng những trải nghiệm như mong muốn, ý muốn và nguyện vọng là những động cơ trực tiếp thúc đẩy hoạt động

1.1.1.4 Những mặt biểu hiện của động cơ hoạt động

Động cơ hoạt động của con người biểu hiện qua ba mặt chính: nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi Ba mặt này không tồn tại độc lập mà tương tác và liên kết với nhau, hình thành một thể thống nhất trong động cơ hoạt động của con người

a Mặt nhận thức của động cơ

Khi con người tham gia vào một hoạt động, động cơ là thứ thúc đẩy chính để họ tiến hành Động cơ được định nghĩa là sức mạnh tinh thần phát sinh từ nhu cầu mà chủ

Trang 13

thể hình dung rõ ràng trong tâm trí, có ý thức và biểu hiện dưới dạng biểu tượng Nó thúc đẩy hành động có mục tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể Để hình thành động cơ này, chủ thể cần nhận thức chính xác và đầy đủ về đối tượng của nhu cầu, và nhận thức này điều khiển và điều chỉnh hành động để đạt được mục đích Chủ thể cũng

có khả năng đánh giá hoạt động và thái độ của bản thân, từ đó quyết định tiến hành hành động đó Do đó, tính chất của động cơ hành động của chủ thể phụ thuộc vào nhận thức của nó về đối tượng, ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng đối với quá trình hoạt động và chính bản thân chủ thể Vì vậy, biểu hiện của mặt nhận thức trong động cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành động cơ hoạt động của con người

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu biểu hiện mặt nhận thức của động cơ HMNĐ của viên chức và sinh viên, cụ thể biểu hiện ở sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của HMNĐ đối với xã hội, cá nhân viên chức, sinh viên

b Mặt xúc cảm - tình cảm của động cơ hoạt động

Ngoài mặt nhận thức, mặt xúc cảm và tình cảm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu mức độ và tính chất của động cơ hành động Chúng thể hiện ở thái độ tích cực hoặc không tích cực trong quá trình hoạt động Như đã đề cập trước đó, xúc cảm là một biểu hiện chủ quan của động cơ, là cách gián tiếp để biểu đạt và truyền tải các tín hiệu của động cơ Thông qua đó, hành động được điều khiển và điều chỉnh Nói cách khác, hoạt động của động cơ không thể tách rời khỏi quá trình biến đổi của xúc cảm con người, tạo thành một thể thống nhất

Trong đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi, biểu hiện xúc cảm - tình cảm của động cơ HMNĐ của viên chức và sinh viên thể hiện ở những mong đợi, tự hào, phấn khởi,… của viên chức, sinh viên đối với hành động HMNĐ của mình hoặc ngược lại

c Mặt hành vi của động cơ hoạt động

Một động cơ hoạt động ở trình độ cao thường được biểu hiện qua những hành động mạnh mẽ, quyết liệt và kiên trì, đẩy mình đến khi đạt được mục tiêu đã đặt ra (thực hiện nhu cầu) Ngược lại, một động cơ phát triển ở mức độ thấp sẽ dễ bị trì trệ, không

có đủ động lực để thực hiện hành động nhằm thực hiện nhu cầu Trong trường hợp đó, tính tích cực của cá nhân sẽ thể hiện một cách yếu ớt, dẫn đến ý chí mờ nhạt và dễ dàng

từ bỏ, không tiếp tục hành động đến cùng

Trang 14

Cần nhớ rằng, ba mặt biểu hiện trên của động cơ không tồn tại độc lập và tách rời nhau, mà chúng tác động và liên kết với nhau, tạo thành một thể thống nhất trong động cơ hoạt động của con người (như đã được nhấn mạnh từ đầu của phần 1.1.1.4.)

1.1.2 Một số vấn đề lý luận về động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên

1.1.2.1 Khái niệm hiến máu nhân đạo

HMNĐ là cho đi một lượng máu nhất định (trung bình: 250ml) của cơ thể mình

mà không có bất cứ đòi hỏi nào từ phía người bệnh (Thông tin cơ bản về truyền máu, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội, 2009) Hành vi này không có mục đích nào

khác ngoài mục đích cứu người bệnh qua cơn hiểm nghèo do thiếu máu gây ra

* Tiêu chuẩn để được trở thành người hiến máu nhân đạo:

Tất cả những người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện, đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế có thể tham gia hiến máu:

- Tuổi từ 18 - 60 (đối với nam và nữ)

- Cân nặng: từ 42kg trở lên đối với nữ và từ 45kg trở lên đối với nam

- Không bị mắc hoặc có các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền khác qua đường máu như: viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét

- Có giấy tờ tuỳ thân, địa chỉ liên hệ rõ ràng

- Địa điểm hiến máu các Trung tâm hoặc cơ sở tiếp nhận máu tại các tỉnh/thành phố hoặc các điểm hiến máu tại cộng đồng [5, tr.7]

* Quyền lợi của người hiến máu khi tham gia hiến máu nhân đạo:

Mặc dù mục đích cao cả khi tham gia hiến máu là để cứu chữa người bệnh, tuy nhiên Bộ Y tế có quy định về quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu theo Thông

tư số 05/2017/TT - BYT ngày 14/4/2017, cụ thể:

- Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí

- Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được bác sĩ mời đến để tư vấn sức khỏe

- Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành

+ Phục vụ ăn nhẹ tại chỗ tương đương 30.000 đồng

Trang 15

+ Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt) 50.000 đồng

+ Nhận quà tặng bằng gói xét nghiệm hoặc bằng hiện vật giá trị tương đương: Một đơn vị màu thể tích 450 ml 180.000 đồng;

Một đơn vị mẫu thể tích 350 ml 150.000 đồng;

Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban Chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố Ngoài giá trị tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu còn có giá trị bồi hoàn máu tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc Số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến [4, tr.13]

1.1.2.2 Khái niệm động cơ hiến máu nhân đạo

Từ phân tích các khái niệm trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa động cơ HMNĐ

như sau: Động cơ hiến máu nhân đạo là động lực mà một người quyết định hiến máu cho mục đích từ thiện và hỗ trợ y tế Điều này thường liên quan đến sự nhận thức về tầm

quan trọng của việc hiến máu và tác động tích cực của hành động này đối với cộng đồng

và những người cần máu Động cơ hiến máu nhân đạo có thể xuất phát từ lòng nhân đạo, tình yêu thương đối với con người, ý thức về trách nhiệm xã hội, hoặc mong muốn giúp đỡ và cứu sống người khác; nó thể hiện sự tình nguyện và sẵn lòng đóng góp của

cá nhân để đáp ứng nhu cầu máu trong các tình huống khẩn cấp và điều trị y tế

1.1.2.3 Ý nghĩa xã hội của hành động hiến máu nhân đạo trong giai đoạn phát triển xã hội hiện nay của nước ta

Hành động hiến máu nhân đạo có ý nghĩa xã hội vô cùng quan trọng trong giai đoạn phát triển xã hội hiện nay của Việt Nam Dưới đây là một số ý nghĩa chính:

- Hiến máu có ý nghĩa vô cùng cao đẹp thể hiện tinh thần nhân ái, sự văn minh của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc Một lần bạn hiến máu tức là hiến một phần cơ thể mình để cứu chữa người bệnh, máu của bạn là sự sống của người bệnh

- Mỗi người đều có quyền lợi là được nhận máu khi cần thiết cho việc điều trị Tương tự, chúng ta cũng nên nhận thức được nghĩa vụ phải hiến máu khi có sức khỏe Việc hiến máu không chỉ giúp cứu sống người khác mà còn có thể là việc cứu chính mình trong tương lai, bởi vì không ai có thể biết trước được ngày mai mình có thể sẽ cần đến máu để duy trì sự sống, giống như những bệnh nhân mà chúng ta giúp đỡ hôm nay, họ cũng từng là những người khỏe mạnh

Trang 16

- Hiến máu nhân đạo có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguồn máu an toàn và đủ cho các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật, điều trị bệnh, tai nạn và dự phòng thảm họa Hành động này giúp cứu sống hàng ngàn người bị thiếu máu hoặc đang trong tình trạng nguy kịch

- Hiến máu nhân đạo đảm bảo nguồn máu an toàn, không nhiễm bệnh và đáp ứng yêu cầu y tế trong cộng đồng Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm qua máu, đảm bảo

an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế trong quá trình điều trị và phẫu thuật

- Hành động hiến máu nhân đạo thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương trong cộng đồng Nó khuyến khích mọi người chia sẻ, đồng hành và quan tâm đến những người khác, góp phần xây dựng một xã hội gắn kết và nhân văn

- Hiến máu nhân đạo góp phần xây dựng một văn hóa hiến máu trong xã hội Nó khuyến khích mọi người tham gia và thực hiện hành động này định kỳ, tạo ra nguồn cung máu ổn định và đáp ứng nhu cầu y tế của cộng đồng Đồng thời, nó cũng tạo ra một môi trường nhân đạo, nâng cao nhận thức về sức khỏe và sự cần thiết của việc giúp

đỡ người khác

- Hành động hiến máu nhân đạo đóng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển

hệ thống hiến máu ở Việt Nam Nó khuyến khích sự tham gia của cả cá nhân và tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng và quy mô của nguồn máu hiến tặng Điều này đảm bảo rằng mọi người có thể tiếp cận dịch vụ y tế cần thiết và nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất

Tóm lại, hành động hiến máu nhân đạo không chỉ có ý nghĩa cứu người và đảm bảo an toàn y tế, mà còn tạo ra một tinh thần đoàn kết, nhân đạo và xây dựng một xã hội phát triển và chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ cộng đồng

1.1.2.4 Viên chức và sinh viên với vấn đề hiến máu nhân đạo

a Khái niệm viên chức và sinh viên

* Khái niệm viên chức:

Theo Luật viên chức số 58/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

* Khái niệm sinh viên:

Trang 17

Theo chúng tôi, khái niệm sinh viên có thể được hiểu là: Sinh viên là những người đang theo học trong một trường Đại học, Học viện hoặc Cao đẳng, theo chương trình học đại học để đạt được bằng cấp tương ứng

Sinh viên thường là những người trẻ tuổi, đang theo học và phát triển trong môi trường giáo dục Là những cá nhân trong độ tuổi từ sau khi hoàn thành trung học phổ thông cho đến khoảng 25 tuổi, đây cũng là thời điểm kết thúc giai đoạn học tập lâu nhất trong hệ thống giáo dục đại học

b Vai trò của viên chức trong hoạt động hiến máu nhân đạo

Vai trò của viên chức trong hoạt động hiến máu nhân đạo là rất quan trọng và đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy, quản lý và phát triển hoạt động HMNĐ Dưới đây

là một số vai trò chính của viên chức trong hoạt động hiến máu nhân đạo:

Tổ chức và quản lý sự kiện hiến máu: Viên chức có trách nhiệm tổ chức các sự kiện hiến máu trong khuôn khổ của trường Đại học/Học viện Điều này, bao gồm lập kế hoạch, chuẩn bị và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo quy trình hiến máu diễn

ra thuận lợi và an toàn Viên chức cũng phải đảm bảo việc quản lý thông tin và đăng ký hiến máu được tiến hành một cách hiệu quả và bảo mật

Giáo dục và tăng cường nhận thức: Viên chức có trách nhiệm nâng cao nhận thức

và hiểu biết của sinh viên về hiến máu nhân đạo Họ có thể tổ chức các hoạt động giáo dục, buổi thảo luận, tọa đàm hoặc chiến dịch truyền thông để truyền tải thông tin về lợi ích của việc hiến máu và giải đáp các câu hỏi liên quan

Tạo môi trường thuận lợi: Viên chức có trách nhiệm tạo ra môi trường thuận lợi

để khuyến khích sinh viên và viên chức tham gia hiến máu Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin chi tiết về quy trình hiến máu, đảm bảo sự an toàn và vệ sinh trong quá trình hiến máu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và tham gia hiến máu

Hỗ trợ và quản lý tình nguyện viên: Viên chức có nhiệm vụ hỗ trợ và quản lý các tình nguyện viên tham gia hoạt động hiến máu Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ cho tình nguyện viên trong quá trình hiến máu, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và đạo đức trong quá trình quản lý thông tin và sử dụng máu hiến

Xây dựng đối tác và hợp tác: Viên chức có thể hợp tác với các tổ chức và đối tác liên quan bao gồm Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức y tế, để đảm bảo việc hiến máu nhân đạo được thực hiện một cách hiệu quả và có ích cho cộng đồng

Trang 18

c Vai trò của sinh viên trong hoạt động hiến máu nhân đạo

Tình nguyện viên hiến máu: Sinh viên có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động hiến máu bằng cách tự nguyện đăng ký và hiến máu Việc hiến máu của sinh viên đóng góp quan trọng để cung cấp nguồn máu an toàn và đáng tin cậy cho những người cần thiết

Làm đại sứ và tuyên truyền: Sinh viên có thể đóng vai trò làm đại sứ và tuyên truyền về hoạt động hiến máu trong cộng đồng sinh viên Họ có thể chia sẻ thông tin về lợi ích của việc hiến máu, quy trình hiến máu và tạo động lực cho các bạn cùng trường tham gia

Tổ chức sự kiện hiến máu: Sinh viên có thể tình nguyện tham gia tổ chức và quản

lý các sự kiện hiến máu tại trường Đại học/Học viện Điều này bao gồm việc lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện các hoạt động liên quan đến hiến máu như quảng bá, đăng

ký và hỗ trợ tình nguyện viên

Tăng cường nhận thức: Sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động tăng cường nhận thức về hiến máu nhân đạo Họ có thể tổ chức buổi thảo luận, tọa đàm, chiến dịch truyền thông hoặc chia sẻ thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội để giới thiệu

về hiến máu và khuyến khích mọi người tham gia

Xây dựng đối tác: Sinh viên có thể hợp tác với các tổ chức y tế, Hội Chữ thập đỏ

và các nhóm tình nguyện để tạo đối tác và gia tăng hiệu quả của hoạt động hiến máu Điều này có thể bao gồm việc phối hợp về kế hoạch, nguồn lực và truyền thông

Với vai trò của mình, sinh viên có thể trở thành các nhân tố quan trọng và đóng

gó p tích cực vào việc tạo ra một môi trường hiến máu nhân đạo sôi động và thành công

d Viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung với phong trào hiến máu nhân đạo

Từ nhiều năm nay, phong trào HMNĐ ở Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung đã trở thành một hoạt động mang tính truyền thống, được Ban Giám đốc Phân viện, BCH Đoàn Phân viện và đông đảo sinh viên nhiệt tình hưởng ứng Chỉ tính riêng trong năm 2023, Phân viện đã vận động được 229 đơn vị máu, tương đương 57.250 ml máu cung cấp cho các bệnh viện trên địa bàn, kịp thời cứu chữa nhiều trường hợp bệnh nhân qua cơn nguy cấp Để củng cố và mở rộng hoạt động HMNĐ, Ban Chấp hành Đoàn Phân viện đã quyết định thành lập một CLB Thanh niên vận động hiến máu CLB này sẽ giúp nắm bắt những suy nghĩ và nguyện vọng của mọi người,

Trang 19

đồng thời giải quyết các thắc mắc liên quan đến việc hiến máu Mục tiêu là làm cho phong trào HMNĐ trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của Phân viện, lan tỏa đến mọi viên chức và sinh viên Ban Giám đốc Phân viện cũng không ngừng hỗ trợ

về mặt cơ sở vật chất, góp phần làm cho phong trào HMNĐ ngày càng phát triển mạnh

mẽ và hiệu quả Cô Phạm Thanh Huệ - Phó Bí thư Đoàn Phân viện, bày tỏ: “Việc tham gia vào hoạt động hiến máu nhân đạo là việc rất nên làm và cần khuyến khích mọi người cùng làm Bởi nếu lượng máu tại ngân hàng máu trong các bệnh viện cạn đồng nghĩa với việc có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người đứng trước nguy cơ thiếu máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cứu, chữa bệnh Hơn nữa, hàng động này còn là nghĩa

cử cao đẹp, nhân văn giúp các bạn trẻ được trải nghiệm và có những suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với những hoạt động vì an sinh xã hội”

Mục đích cao cả khi viên chức và sinh viên tham gia hiến máu là để cứu chữa người bệnh Tuy nhiên, qua việc hiến máu, viên chức và sinh viên cũng có cơ hội được tiếp cận và hiểu biết sâu hơn về máu nói chung và hiến máu nhân đạo nói riêng Họ nhận thức rằng trong cơ thể người khỏe mạnh, thành phần máu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và luôn được thay thế thông qua quá trình sinh máu và cơ chế điều hoà của cơ thể Tuỷ xương sinh ra các tế bào máu mới để thay thế cho các tế bào cũ và

do đó, hiến máu dựa trên kiến thức khoa học về máu có lợi cho sức khỏe cá nhân Dù động cơ tham gia vào hoạt động hiến máu là để giúp đỡ những bệnh nhân cần máu, Bộ

Y tế cũng đã ban hành các quy định cụ thể về lợi ích và chính sách dành cho người hiến máu trong Thông tư số 05/2017/TT-BYT, ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2017 Theo

đó, người hiến máu sẽ nhận được các dịch vụ khám sức khỏe và tư vấn miễn phí; được tiến hành các xét nghiệm máu và nhận kết quả một cách riêng tư, bao gồm kiểm tra nhóm máu, HIV, virus viêm gan B và C, bệnh giang mai, và sốt rét Nếu có kết quả dương tính hoặc nghi ngờ nhiễm các bệnh này, người hiến máu sẽ được mời gặp bác sĩ

để nhận tư vấn sức khỏe Họ cũng sẽ được hưởng các chế độ bồi dưỡng và chăm sóc theo quy định

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức

và sinh viên

1.2.1 Yếu tố chủ quan

1.2.1.1 Sự phát triển ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng ở tuổi sinh viên và viên chức

Trang 20

Sinh viên và viên chức đều là những giai đoạn trong cuộc đời khi tầm nhìn của

họ đang phát triển và hình thành Sự tự ý thức và ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy họ hành động vì cộng đồng Ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng giúp cả sinh viên và viên chức nhận ra ý nghĩa sâu sắc của các hoạt động từ thiện và tình nguyện Đồng thời, giá trị đạo đức và lẽ sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn định hướng giá trị và động cơ tham gia hiến máu nhân đạo

Ngoài ra, sinh viên và viên chức thường có khả năng đánh giá người khác và tự đánh giá bản thân Họ khát khao tìm hiểu sâu hơn và tham gia vào cuộc sống xã hội để khẳng định bản thân Trong việc tự khẳng định mình, các hoạt động xã hội, trong đó có hiến máu nhân đạo là một cách tuyệt vời để sinh viên và viên chức thể hiện bản thân và góp phần tích cực vào xã hội

1.2.1.2 Sự phát triển của tình cảm đạo đức

Tình cảm “thương người như thể thương thân” đã trở thành một truyền thống

quý báu trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, không chỉ ở tuổi sinh viên mà còn ở viên chức Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều trận thiên tai

và địch hoạ ác liệt do điều kiện địa lý và xã hội Để tồn tại và phát triển, nhân dân Việt Nam đã rèn luyện một lòng bền bỉ và kiên cường để vượt qua khó khăn, thử thách, và thực hành lối sống cộng đồng, nhân ái và tình yêu thương

Truyền thống văn hóa Việt Nam được thể hiện phong phú qua các ca dao, tục ngữ, và truyện cổ tích, mang đậm giá trị nhân văn như “Mình vì mọi người, mọi người

vì mình” và “Lá lành đùm lá rách” Tấm lòng “thương người như thể thương thân” đã

ăn sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam Sự sẵn lòng giúp đỡ người khác không chỉ

về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, cùng với việc góp sức cho cộng đồng, đã trở thành những đức tính cao quý, đặc biệt quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam, bao gồm cả viên chức và sinh viên

Viên chức và sinh viên luôn cống hiến và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Họ luôn sẵn sàng đứng ra thực hiện trách nhiệm và hy sinh những lợi ích cá nhân nhỏ bé để đóng góp cho cộng đồng Tinh thần tình nguyện và sẵn lòng hy sinh đã trở thành đặc trưng và bản chất anh hùng của thế hệ trẻ, theo tinh thần của Bác

Hồ vĩ đại Viên chức và sinh viên như những người tình nguyện, luôn sẵn lòng đứng ở

Trang 21

tuyến đầu, đối mặt với mọi thử thách và khó khăn, với lòng yêu nước và trách nhiệm đối với cộng đồng

1.2.2 Yếu tố khách quan

Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến động cơ hiến máu nhân đạo (HMNĐ),

và yếu tố giáo dục (bao gồm giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường - xã hội) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành động cơ HMNĐ của cả viên chức và sinh viên

Trong gia đình, việc giáo dục tình cảm đạo đức có thể được thực hiện thông qua các phương pháp như truyền đạt các giá trị đạo đức qua câu chuyện cổ tích và các hoạt động vui chơi như chơi với búp bê Bằng cách này, trẻ sẽ từng bước nắm vững tình cảm

đạo đức “thương người như thể thương thân” Trong gia đình, cha mẹ cũng có trách

nhiệm giáo dục con cái về lòng nhường nhịn, tình yêu thương anh chị em, đồng thời chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng nhau Những bài học đạo đức mà trẻ học được từ gia đình sẽ giúp phát triển lòng nhân ái của trẻ Quá trình giáo dục tình cảm đạo đức, đặc

biệt là tình cảm “thương người như thể thương thân” và hành động “sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn” từ gia đình đến nhà trường, nếu được duy trì và phát triển

liên tục, sẽ tạo nên một tinh thần đạo đức sâu sắc ở trẻ Ngược lại, nếu gia đình không thực hiện các biện pháp giáo dục phù hợp, trẻ có thể trở thành những người ích kỷ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân

Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng và nhận được sự yêu thương từ những người thân quen Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tình cảm của trẻ vì thời gian trẻ sống cùng gia đình nhiều hơn so với thời gian trường học Mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và anh chị em có tác động trực tiếp đến tình cảm của trẻ Khi trẻ trưởng thành trong một gia đình có những giá trị đạo đức được lựa chọn, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ, thường xuyên và lâu dài đến họ Trẻ dễ dàng tiếp thu và bắt chước những quy tắc đạo đức và hành vi một cách tự nguyện

Trang 22

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tình cảm đạo đức và lối sống cho con cái Sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ và chỉ bảo từ phía cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến con trẻ Ví dụ, nếu cha mẹ thường xuyên dạy trẻ giúp đỡ và chia sẻ với

những người gặp khó khăn, thì tình cảm đạo đức “thương người như thể thương thân”

của trẻ sẽ được phát triển Nhận thức về tầm quan trọng này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của gia đình trong việc hình thành đạo đức và lối sống cho trẻ Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình, đặc biệt là ở thành phố, không đặt mức độ quan trọng cao với vấn đề này và vô tình dạy con cái lối sống không quan tâm đến những người xung quanh

Qua một số phân tích trên, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc giáo dục tình cảm đạo đức cho con cái Truyền thống văn hóa và đạo đức gia đình

có tác động đáng kể đến sự phát triển của cá nhân Khi gia đình đặt mức độ quan trọng cao vào việc truyền dạy đạo đức cho con cái, điều này sẽ góp phần vào việc phát triển tình cảm đạo đức của trẻ

1.2.2.2 Giáo dục nhà trường và xã hội

Giáo dục đạo đức tại các cơ sở giáo dục là yếu tố then chốt trong việc hình thành

và nuôi dưỡng cảm xúc cũng như hành vi đạo đức ở trẻ Nếu trường học chỉ chú trọng vào việc phát triển khả năng trí tuệ mà không quan tâm đến việc nuôi dưỡng đạo đức,

có thể dẫn đến nguy cơ trẻ phát triển thành những cá nhân có hành vi bạo lực và không lành mạnh trong xã hội Ngược lại, nếu nhà trường nhấn mạnh và thực hiện các phương pháp giáo dục đạo đức hiệu quả, điều này sẽ góp phần xây dựng nhân cách tích cực cho trẻ

Kể từ khi bắt đầu bước vào lớp một, trẻ đã được tiếp xúc với môn học về đạo đức

và khi lên cấp hai và cấp ba, môn học giáo dục công dân được đưa vào chương trình Các bài học này mang lại kiến thức về cảm xúc và hành vi đạo đức Bên cạnh đó, các trường học cũng chủ động tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo để phát triển tình cảm đạo đức ở trẻ, như chăm sóc mộ liệt sĩ, tham gia các dự án xã hội nhỏ, tri ân và hỗ trợ cộng đồng trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt Với mỗi cấp học cao hơn, quy mô của các hoạt động tình nguyện cũng tăng lên, đóng vai trò như những bài học thực tế về đạo đức, khuyến khích sự phát triển nhân cách đạo đức ở trẻ

Sự giáo dục về cảm xúc đạo đức, ý thức trách nhiệm và cuộc sống lành mạnh cho viên chức và sinh viên không chỉ dừng lại ở lời nói suông mà cần được thể hiện qua hành động, bằng cách xây dựng lòng tin và tình cảm trong mỗi người Vì vậy, các trường

Trang 23

học, đặc biệt là Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên, cần phải mở rộng và thực hiện nhiều hoạt động giáo dục có ý nghĩa, như thăm hỏi và tặng quà cho những người có công với cách mạng, cũng như tham gia vào các dự án tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng Những hoạt động này sẽ giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của viên chức và sinh viên

Trong những năm gần đây, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội cho viên chức và sinh viên, bao gồm Ngày xanh tình nguyện, Hành trình về địa chỉ đỏ, thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, hội người mù và hỗ trợ HMNĐ Trong đó, hoạt động HMNĐ được tổ chức sôi nổi nhất Đoàn Thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và định hướng, tổ chức hoạt động HMNĐ cho viên chức và sinh viên Tạo điều kiện để viên chức và sinh viên có thể thỏa mãn động cơ của mình sẽ đóng góp vào việc phát triển động cơ HMNĐ của họ

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận về động cơ và động cơ hiến máu nhân đạo Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm động cơ và những quan niệm khác nhau về nó từ các nhà nghiên cứu khác nhau Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng, động cơ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi và thoả mãn nhu cầu của con người Chương 1 cũng đã chứng minh rằng động cơ hoạt động của con người không thể tách rời khỏi sự phát triển của ý thức và hoạt động xã hội Nó phụ thuộc vào môi trường xã hội mà con người tham gia và những hoạt động mà họ thực hiện Điều này, đã mở ra cơ hội để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về động cơ và nhu cầu của con người thông qua việc quan sát và phân tích hành vi trong môi trường xã hội Ngoài

ra, chúng ta đã nhìn nhận tầm quan trọng của hành động hiến máu nhân đạo trong xã hội hiện đại Việc hiến máu nhân đạo không chỉ đáp ứng nhu cầu y tế mà còn mang lại ý nghĩa xã hội và nhân đạo Chương này đã chỉ ra rằng, việc nghiên cứu động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này, từ những yếu tố chủ quan như lòng nhân đạo và tình nguyện, đến những yếu tố khách quan như môi trường xã hội và các chính sách hỗ trợ

Trang 24

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO CỦA VIÊN CHỨC VÀ SINH VIÊN PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA KHU VỰC MIỀN TRUNG 2.1 Sơ lược phong trào hiến máu nhân đạo và sự ra đời của Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu của Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung

Ngày 31/5/2012, Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung được thành lập theo Quyết định số 493/QĐ-BNV ngày 31/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

từ việc nâng cấp Cơ sở Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội tại thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 2006 Từ đó đến nay (Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung; và hiện tại, theo QĐ số 06/2024/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đổi tên thành: PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM - nhưng trong đề tài này, chúng tôi xin phép dùng tên đơn vị cũ theo QĐ của đề tài), cùng với phong trào hoạt động rất phong phú của Đoàn Thanh niên, phong trào HMNĐ hằng năm đều được thực hiện và thu được nhiều kết quả; song sự lan tỏa chưa sâu rộng, cách thức tổ chức chưa thật sự bài bản, đồng bộ

Bài học kinh nghiệm sau hơn 10 năm hoạt động HMNĐ của Phân viện được rút

ra là:

Thiếu tổ chức và nguồn lực: Thiếu một cơ cấu tổ chức chính thức như câu lạc bộ

có thể làm giảm khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến hiến máu Nguồn lực nhân sự và tài chính cũng có thể hạn chế, khiến cho việc tổ chức các hoạt động trở nên khó khăn hơn

Thiếu sự quảng bá và khuyến khích: Một câu lạc bộ có thể giúp trong việc quảng

bá và khuyến khích sinh viên và người lao động tham gia các hoạt động hiến máu Thiếu điều này có thể dẫn đến sự thiếu nhạy cảm hoặc ý thức về việc hiến máu, giảm sự tham gia và ủng hộ từ phía cộng đồng trường

Thiếu sự phối hợp và liên kết: Thiếu một cơ chế chính thức như câu lạc bộ có thể

làm giảm khả năng phối hợp và liên kết với các tổ chức và cơ quan khác trong cộng đồng để tổ chức các hoạt động hiến máu Điều này có thể làm giảm hiệu quả của các hoạt động và tạo ra một phạm vi ảnh hưởng hạn chế

Trang 25

Thiếu sự hỗ trợ và tư vấn: Một câu lạc bộ có thể cung cấp sự hỗ trợ và tư vấn cho

các hoạt động liên quan đến hiến máu Thiếu điều này có thể làm cho quá trình tổ chức

và thực hiện các hoạt động trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn đến các thất bại hoặc không hiệu quả

Thiếu khả năng duy trì và phát triển: Một câu lạc bộ có thể giúp trong việc duy

trì và phát triển các hoạt động liên quan đến hiến máu theo thời gian Thiếu một cơ chế này có thể làm cho các hoạt động trở nên không ổn định và dễ bị gián đoạn theo thời gian

Nhận thấy tầm quan trọng của việc hiến máu nhân đạo, để khắc phục các yếu điểm trên, Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung (tiền thân là Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam, trực thuộc Đoàn Thanh niên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam) được thành lập theo Quyết định số 45-QĐ/ĐTNPHQN ngày 01 tháng 8 năm 2022 do đồng chí Trần Kim Nguyệt làm Chủ nhiệm

Câu lạc bộ trực thuộc Đoàn Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung về mặt tổ chức Với chức năng, nhiệm vụ chính là tuyên truyền và vận động HMNĐ; tổ chức và hỗ trợ các điểm hiến máu để mang lại nguồn máu cho sự sống của người bệnh Bên cạnh đó, Câu lạc bộ cũng tổ chức và tham gia các hoạt động thiện nguyện khác nhằm tạo môi trường hoạt động, sinh hoạt cộng đồng và rèn luyện thêm những kỹ năng cần thiết cho sinh viên

Câu lạc bộ là ngôi nhà chung, nơi luôn lắng nghe những tâm tư, tình cảm và luôn tạo nên một môi trường gắn kết các thành viên với nhau Câu lạc bộ trở thành gia đình thứ hai, một phần thanh xuân không thể thiếu trong quãng đời của mỗi sinh viên chúng

ta

Bởi nhận thức được tầm quan trọng của HMNĐ, CLB thu hút hơn 200 thành viên tham gia hoạt động Thành viên tham gia CLB là những sinh viên đang học tập tại Phân viện có tinh thần tình nguyện, xung kích, tích cực tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ phát động Từ khi thành lập cho đến nay, Câu lạc bộ đã mang đến cho Phân viện những hoạt động tích cực trong việc HMNĐ: giúp tăng cường ý thức về sức khỏe và hy vọng được sống; khuyến khích sinh viên và người lao động tìm hiểu về tầm quan trọng của việc hiến máu và ảnh hưởng tích cực của hành động này đối với cộng đồng Điều này,

Trang 26

có thể tạo ra một tinh thần tương tác tích cực và sự nhất quán trong việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong trường; giúp xây dựng lòng tin và tình đồng đội, tạo ra một không khí đoàn kết và sự đồng lòng giữa sinh viên và người lao động Họ cảm thấy

họ đang làm phần nghĩa vụ đối với cộng đồng và có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ và khích lệ lẫn nhau; góp phần vào cộng đồng trong việc cung cấp nguồn máu cho bệnh viện và tổ chức y tế địa phương không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn tăng cường niềm tin vào hệ thống y tế cộng đồng

Cơ cấu của CLBTNVĐHM hiện nay gồm:

TRƯỞNG BAN NHÂN SỰ

PHÓ TRƯỞNG BAN NHÂN SỰ

PHÓ TRƯỞNG BAN NHÂN SỰ

TRƯỞNG BAN ĐÀO TẠO

PHÓ TRƯỞNG BAN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG BAN HẬU CẦN

PHÓ TRƯỞNG BAN HẬU CẦN

PHÓ TRƯỞNG BAN HẬU CẦN

Trang 27

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu của CLBTNVĐHM

Cơ cấu của CLBTNVĐHM gồm 01 Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm để phụ trách chỉ đạo những công việc chung Ngoài ra, câu lạc bộ còn có 04 Ban chuyên môn phụ trách từng mảng riêng của CLB như: Ban Hậu cần, Ban Truyền thông, Ban Đào tạo, Ban Nhân sự, bao gồm 04 Trưởng ban và 06 Phó Trưởng ban (riêng Ban Nhân sự và Ban Hậu cần gồm 01 Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban) Nhờ sự phân bổ chặt chẽ và quản lý tốt, tính đến nay CLBTNVĐHM đã mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực

Từ khi thành lập đến nay, CLB đã tích cực tham gia hỗ trợ công tác hiến máu và tham gia hiến máu tại các chương trình hiến máu nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ thị xã Điện Bàn tổ chức Đến nay, CLB đã vận động hiến gần 350 đơn vị máu Ngoài HMNĐ tại các điểm tập trung trên địa bàn thị xã, CLB còn tổ chức hiến máu trong toàn Phân

viện với Ngày hội hiến máu toàn Phân viện “Sắc Đỏ NAPA Miền Trung” và đặc biệt

CLB đã tích cực vận động thành viên CLB tham gia hiến máu cấp cứu tại các bệnh viện khi bệnh nhân cần truyền máu Riêng năm 2023 đã vận động được 229 đơn vị máu cung cấp cho các bệnh viện trên địa bàn, kịp thời cứu chữa nhiều trường hợp bệnh nhân qua cơn nguy cấp

Không chỉ tham gia hiến máu, CLB còn tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện chia sẻ yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã và những vùng lân

cận như chương trình “Tết đong đầy” đến thăm và tặng quà cho các gia đình có hoàn

cảnh khó khăn trên địa bàn vui xuân, đón tết; thăm và tặng quà cho Hội Người mù thị

xã Điện Bàn; chương trình giao lưu ca nhạc - gây quỹ “Chung Một Tấm Lòng” hỗ trợ

cháu bé bị dị tật tim bẩm sinh tại khối phố Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc Ngoài ra, thấu hiểu với những khó khăn của các bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện, CLB

đã tổ chức chương trình “Nồi cháo tình thương” chia sẻ, giúp đỡ và phát 400 suất cháo

cho các bệnh nhân Một trong những chương trình có quy mô lớn được CLB triển khai

là chương trình thiện nguyện “Mang yêu thương về vùng cao” tại nóc Tu Nương, xã Trà

Tập, huyện Nam Trà My với nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ đồng bào và học sinh nơi đây có thêm điều kiện sinh hoạt và học tập, tổng kinh phí hoạt động chương trình

150 triệu đồng

Tóm lại, với hoạt động thiết thực, hiệu quả của Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung thời gian qua mang lại nhiều lợi ích đáng kể không chỉ cho Phân viện mà còn cho cộng đồng xung

Trang 28

quanh, từ việc cải thiện sức khỏe đến việc tăng cường tinh thần đồng đội và trách nhiệm

xã hội Ngoài ra, đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của Đoàn Phân viện và vinh

dự được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng năm 2023

2.2 Hoạt động hiến máu nhân đạo tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung - Kết quả đã đạt được

2.2.1 Tình hình hoạt động hiến máu nhân đạo tại Phân viện Miền Trung

Hoạt động HMNĐ của sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung là một hoạt động có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng và là cách tốt để sinh viên Phân viện thể hiện tinh thần xã hội và trách nhiệm cộng đồng

Chúng tôi thực hiện khảo sát đối với 100 đối tượng là sinh viên theo phương pháp bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến Đối tượng khảo sát theo số liệu thống kê được qua khảo sát cho thấy tỉ lệ nam và nữ tham gia khảo sát về vấn đề HMNĐ này là tương đương nhau Nữ chiếm tỉ lệ 51%, nam chiếm 49% Điều này cho thấy các câu trả lời sẽ mang tính chất khách quan hơn, không bị phiến diện

Để tìm hiểu xem sinh viên Phân viện có hứng thú với hoạt động HMNĐ hay không, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát số lần hiến máu nhân đạo của sinh viên

Biểu đồ 2.1 Số lần tham gia hiến máu nhân đạo của sinh viên Phân viện Học

viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung

Trang 29

(Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tổng hợp)

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ lệ sinh viên đã tham gia hiến máu chiếm 88%, điều này khẳng định sinh viên Phân viện rất tích cực trong việc tham gia hiến máu nhân đạo, nghĩa cử cao đẹp

Về phía viên chức, hằng năm Phân viện ghi nhận sự tham gia HMTN của quý thầy cô, anh chị: Huỳnh Trọng Dũng, Phạm Thanh Huệ, Phan Thị Yến Lai, Nguyễn Thị Linh, Trần Thị Cúc, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Nguyên Thùy Minh, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Văn Thành, Trương Thị Thủy… Mặc dù số lượng chưa nhiều (nên chúng tôi không làm biểu đồ đánh giá và phiếu điều tra xã hội học), nhưng tấm gương của thầy cô, viên chức là sự khích lệ rất lớn cho sinh viên tham gia Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số viên chức, thầy cô về nội dung HMNĐ

này Thầy Huỳnh Trọng Dũng (Bí thư Đoàn Phân viện) khi được hỏi về “Để khơi dậy phong trào hiến máu nhân đạo trong sinh viên, Đoàn Phân viện đã tiến hành những công việc gì trong những năm qua?” thầy đã trả lời: “Hoạt động hiến máu nhân đạo là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học nói chung và phong trào của Phân viện nói riêng, trong những năm qua BCH Đoàn Phân viện thường xuyên liên hệ, kết nối với các đơn vị như Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam, Hội Chữ thập đỏ thị xã Điện Bàn thường niên tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại Phân viện thu hút đông đảo viên chức, người lao động và sinh viên tham gia Để công tác hiến máu nhân đạo đi vào chuyên môn, sâu sát đến từng đoàn viên, sinh viên BCH Đoàn Phân viện đã ra quyết định thành lập CLB Thanh niên vận động hiến máu trực thuộc Đoàn Phân viện nhằm quản lý, hỗ trợ và đưa công tác hiến máu tình nguyện ngày càng chuyên nghiệp hơn, hỗ trợ nhiều hơn trong công tác hiến máu tình nguyện vì cộng đồng”

Sinh viên Phân viện thể hiện một số hoạt động hiến máu như sau:

- Xây dựng cộng đồng hiến máu: Nhằm tạo ra các cộng đồng hoạt động hiến máu

Phân viện đã thành lập Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu Nơi sinh viên có thể chia sẻ thông tin, trải nghiệm và tạo sự đoàn kết trong việc thúc đẩy hoạt động này

- Tổ chức chiến dịch hiến máu định kỳ: Phân viện có Câu lạc bộ Thanh niên vận

động hiến máu đã thường xuyên phát động và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã Điện Bàn và tổ chức y tế địa phương để tổ chức các Ngày hội hiến máu định kỳ trong Phân

Trang 30

viện Điều này giúp tăng cường nguồn máu và cung cấp cơ hội cho sinh viên Phân viện tham gia tích cực

- Tham gia các sự kiện hiến máu tự nguyện: Sinh viên Phân viện cũng có thể

tham gia các sự kiện hiến máu tự nguyện do tổ chức y tế hoặc các tổ chức xã hội tổ chức Điều này giúp tạo ra một sân chơi chung và khích lệ sự tham gia đa dạng của toàn thể sinh viên nói chung và sinh viên Phân viện nói riêng

- Tổ chức buổi tập huấn và tuyên truyền: Sinh viên Câu lạc bộ Thanh niên vận

động hiến máu thường xuyên tổ chức buổi tập huấn để tăng cường ý thức về tầm quan trọng của việc hiến máu và tuyên truyền thông điệp tích cực đối với sức khỏe cộng đồng cho sinh viên Phân viện

- Tổ chức sự kiện gây quỹ: Ngoài việc vận động tuyên truyền hiến máu, Phân

viện còn tổ chức các sự kiện gây quỹ để hỗ trợ các chiến dịch hiến máu có thể giúp tăng cường nguồn lực và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng

Những hoạt động này không chỉ giúp sinh viên Phân viện góp phần vào nhiệm

vụ cộng đồng mà còn tạo ra một tinh thần đoàn kết và trách nhiệm xã hội trong cộng đồng

2.2.2 Kết quả đạt được qua việc hiến máu nhân đạo

Hoạt động hiến máu nhân đạo của sinh viên Phân viện không chỉ mang lại những kết quả tích cực về sức khỏe cộng đồng mà còn tạo ra những ảnh hưởng và giá trị xã hội quan trọng

Nhóm tác giả đã nghiên cứu khảo sát về tầm quan trọng của hiến máu nhân đạo của sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư nhóm tác giả đưa ra các mức độ (Rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng) Kết quả thể hiện ở biểu

đồ 2.2, kết quả cho thấy tỷ lệ khảo sát sinh viên nhận thức việc HMNĐ là không quan trọng chỉ rơi vào năm một và năm hai (15%), sinh viên năm ba và năm tư đều chọn quan trọng và rất quan trọng (100%) Từ đấy nhận thấy nhận thức của sinh viên Phân viện sẽ thay đổi theo khóa họ vì được bồi dưỡng về mặt nhận thức và tinh thần về tầm quan trọng của HMNĐ, từ đó nhận thức rõ về tầm quan trọng của hiến máu nhân đạo

Trang 31

Biểu đồ 2.2 Xác định tầm quan trọng của hiến máu nhân đạo

(Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tổng hợp) Khi được hỏi “Để sinh viên từ chỗ không (chưa tích cực) tham gia phong trào hiến máu nhân đạo đến chỗ tích cực tham gia phong trào này, Đoàn Phân viện đã tiến hành những biện pháp giáo dục nào? Trong đó những biện pháp nào được coi là chủ yếu?” Thầy H.T.D (Bí thư Đoàn Phân viện) trả lời: “Trước đây hoạt động hiến máu tình nguyện vẫn diễn ra sôi nỗi, nhưng chưa có chiều sâu, chưa mang lại hiệu quả tích cực giúp cho các tình nguyện viên thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện, thời gian qua với nhiều hình thức giáo dục, tuyên truyền, Đoàn Thanh niên Phân viện đã chỉ đạo CLB Thanh niên VĐHM tổ chức nhiều chương trình hoạt động, chương trình giao lưu, kết nối với các đơn vị tổ chức, sẵn sàng là một đơn vị cung cấp ngân hàng máu nóng cứu sống bệnh nhân, ngoài ra CLB còn tổ chức nhiều chương trình giao lưu, sinh hoạt, tình nguyện vừa tăng tính giáo dục, ý nghĩa của hoạt động hiến máu vừa tăng tính đoàn kết, hỗ trợ duy trì trong các hoạt động giữa các thành viên CLB, với biện pháp chủ yếu quan trọng là vẫn giao đầu mối cho CLB Thanh niên VĐHM thực hiện tốt việc duy trì sinh hoạt, tham gia các hoạt động hiến máu tình nguyện, khen thưởng và biểu dương kịp thời các bạn đoàn viên, sinh viên tham gia tốt các hoạt động hiến máu tình nguyện”

RẤT QUAN TRỌNG QUAN TRỌNG KHÔNG QUAN TRỌNG

Trang 32

Một số kết quả đạt được thông qua hoạt động hiến máu nhân đạo của sinh viên Phân viện là:

- Tăng cường nguồn cung máu: Hoạt động hiến máu định kỳ của sinh viên Phân

viện giúp tăng cường nguồn cung máu, đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp và các ca

mổ hay điều trị bệnh nặng Điều này cứu sống nhiều người và giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt máu trong các bệnh viện và trung tâm y tế

- Xây dựng ý thức và giáo dục về sức khỏe: Hoạt động hiến máu thường đi kèm

với các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục của Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu về tầm quan trọng của việc hiến máu Điều này giúp tạo ra một cộng đồng thông tin, hiểu biết về sức khỏe và tăng cường ý thức về trách nhiệm xã hội cho sinh viên Phân viện

- Khích lệ tinh thần đoàn kết: Sinh viên tham gia hoạt động hiến máu thường trải

qua trải nghiệm tích cực và thấy họ là một phần của một cộng đồng chăm sóc lẫn nhau Điều này giúp tạo ra tinh thần đoàn kết và xã hội trong cộng đồng đại học

- Tạo ra sự nhận thức về vấn đề sức khỏe công cộng: Việc tham gia hoạt động

hiến máu có thể giúp sinh viên Phân viện nhận thức về những thách thức trong lĩnh vực sức khỏe công cộng và khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động xã hội hơn để cải thiện điều kiện sống của cộng đồng

- Giao lưu và tạo mối quan hệ: Hoạt động hiến máu nhân đạo cung cấp cơ hội

cho sinh viên gặp gỡ, giao lưu và xây dựng mối quan hệ tích cực Điều này có thể tạo ra một môi trường xã hội tích cực và khuyến khích sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng đại học

- Tăng cường hình ảnh của Phân viện: Việc Phân viện thúc đẩy và hỗ trợ hoạt

động hiến máu nhân đạo giúp tăng cường hình ảnh của trường trong cộng đồng và làm tăng giá trị cộng đồng của trường

- Khuyến khích trách nhiệm xã hội: Tham gia hoạt động hiến máu giúp sinh viên

Phân viện phát triển tinh thần trách nhiệm xã hội và ý thức về việc chia sẻ và giúp đỡ những người cần

Tóm lại, hoạt động hiến máu của sinh viên Phân viện không chỉ đóng góp vào sức khỏe cộng đồng mà còn tạo ra những giá trị xã hội và nhân văn quan trọng

2.3 Động cơ hiến máu nhân đạo của viên chức và sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung

Trang 33

Bất cứ một hoạt động nào đều được thúc đẩy bởi một hoặc nhiều động cơ khác nhau, hoạt động HMNĐ cũng vậy Chúng tôi đi sâu tìm hiểu về động cơ HMNĐ của sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung (Động cơ được nhiều sinh viên lựa chọn nhất)

Nhằm tìm hiểu động cơ HMNĐ chủ yếu của sinh viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi:

“Bạn vui lòng cho biết những động cơ nào có ở bạn, những động cơ nào không có ở bạn?” (câu hỏi 6) Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.1 Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên

STT

Những động cơ hiến máu nhân đạo

của sinh viên

Động cơ có ở bạn Động cơ

không có ở bạn

Thứ bậc

Số lượng (SL) (người)

Tỷ lệ (TL) (%)

SL (người) TL (%)

4 Kiếm thêm thu nhập, vì lợi

(Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tổng hợp)

Nhìn vào kết quả ta thấy: tất cả các động cơ nhóm tác giả khảo sát đều có tác động mạnh mẽ đến việc HMNĐ của sinh viên Phân viện, nhưng với những tỷ lệ lựa

chọn khác nhau Trong đó, động cơ “Vì sự sống của người bệnh” là động cơ được sinh

viên lựa chọn là động cơ chủ yếu thúc đẩy họ đi HMNĐ, chiếm tỉ lệ 90%, thứ bậc 1

Tiếp đến là động cơ “Có cơ hội nhận máu miễn phí sau này”, chiếm 66%, thứ bậc 2 Động cơ sinh viên lựa chọn cao thứ ba là động cơ “Bổ sung vào thành tích cá nhân”,

Trang 34

chiếm tỷ lệ 65% Động cơ “Kiếm thêm thu nhập, vì lợi ích kinh tế” có tỷ lệ lựa chọn

thấp nhất, chỉ chiếm 13% trong tổng số 100 sinh viên được khảo sát, thứ bậc 6

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thảo luận nhóm với các thành viên của Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu, kết quả khảo sát chúng tôi nhận được cũng tương tự với kết quả chúng tôi khảo sát sinh viên ở trên Những thành viên tham gia thảo luận đều nhất trí cho rằng: Sinh viên Phân viện tham gia HMNĐ với nhiều động cơ khác nhau như: Hiến màu vì muốn nhận quà và tiền bồi dưỡng, hiến máu để được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí, hiến máu do tò mò, bị bạn bè rủ rê lôi kéo, muốn thể hiện bản thân, hiến máu vì làm đẹp lý lịch, hiến máu vì sự sống của người bệnh, hiến máu để có cơ hội

nhận máu miễn phí,… Tuy nhiên, thành viên câu lạc bộ cũng chọn “Vì sự sống của gười bệnh” là động cơ chủ yếu thôi thúc sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia

khu vực Miền Trung tham gia HMNĐ

Bạn N.T.H.N (sinh viên năm 3, ngành Luật), khi được hỏi về động cơ HMNĐ đã

trả lời: “Khi bản thân mình tham gia HMNĐ, mình đã được hưởng rất nhiều quyền lợi Tuy nhiên, bản thân mình khi tham gia mình chỉ suy nghĩ đơn giản vì mình muốn cứu sống những bệnh nhân đang cần máu Hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều bệnh nhân rất cần đến máu để duy trì sự sống, một người trẻ khỏe như mình tại sao lại không cống hiến Mình cống hiến không mong nhận lại bất kì điều gì, vì HMNĐ là nghĩa cử cao đẹp của con người”

Thầy H.T.D (Bí thư Đoàn Phân viện) trả lời: “Qua thời gian tổ chức nhiều chương trình hoạt động liên quan đến công tác hiến máu tình nguyện, dần dần các bạn đoàn viên, sinh viên đã nắm bắt được tinh thần, ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo, mỗi một bạn sinh viên sẵn sàng là những chiến binh với những giọt máu nóng mang lại

sự sống cho bệnh nhân, sinh viên hiểu được giá trị, tinh thần tương thân tương ái, vì cộng đồng, xã hội là những động cơ để các bạn tích cực tham gia công tác hiến máu nhân đạo” Khi được hỏi về động cơ HMNĐ của viên chức và sinh viên Phân viện

Nhìn chung, động cơ HMNĐ của viên chức và sinh viên Phân viện rất đa dạng Nhưng những động cơ ấy đều thể hiện ở ba mặt: Nhận thức, xúc cảm, hành vi Song ba mặt này luôn tác động qua lại với nhau, không tách rời nhau Vấn đề là ở chỗ cần làm sáng tỏ thực trạng các mặt biểu hiện này trong động cơ thúc đẩy hoạt động của con người (trong thực tế hằng ngày)

2.3.1 Động cơ hiến máu nhân đạo thể hiện ở mặt nhận thức

Trang 35

Động cơ HMNĐ của sinh viên được thể hiện ở mặt nhận thức trước tiên thể hiện qua tầm quan trọng của việc HMNĐ Như đã phân tích ở trên, viên chức và sinh viên Phân viện nhận thức về tầm quan trọng của việc HMNĐ có tỷ lệ khác nhau theo từng năm học Kết quả thể hiện ở biểu đồ 2.2, kết quả cho thấy tỷ lệ khảo sát sinh viên nhận thức việc HMNĐ là không quan trọng chỉ rơi vào năm một và năm hai (15%), sinh viên năm ba và năm tư đều chọn quan trọng và rất quan trọng (100%) Từ đấy nhận thấy nhận thức của sinh viên Phân viện sẽ thay đổi theo khóa họ vì được bồi dưỡng về mặt nhận thức và tinh thần về tầm quan trọng của HMNĐ, từ đó nhận thức rõ về tầm quan trọng của hiến máu nhân đạo

Hiện nay, ở Việt Nam đã đáp ứng được 54% nhu cầu về máu, tuy nhiên hằng ngày hàng giờ luôn có rất nhiều người cần đến máu để duy trì sự sống Mỗi lần, chúng

ta chỉ hiến 250ml - 350ml, nhưng chúng ta đã có thể góp phần cứu sống được ba người kém may mắn Hiến máu cứu người luôn là một nghĩa cử cao đẹp, không chỉ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của dân tộc mà có thể tạo thêm cơ hội sống cho nhiều người Hành động hiến máu cứu người góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho sinh viên Phân viện Học viện Hành chính khu vực Miền Trung nói riêng mà toàn thể sinh viên cả nước nói riêng

Động cơ HMNĐ thể hiện ở mặt nhận thức trước hết xuất phát từ nhận thức

“thương người như thể thương thân”, hành vi “sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn” Cô

P.T.H (Phó Bí thư Đoàn Phân viện) khi được hỏi về nhận thức thế nào về tình cảm đạo

đức “thương người như thể thương thân”, hành vi “sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn”

Cô đã trả lời: “Ngay từ nhỏ, gia đình và nhà trường là nền tảng trong việc giáo dục tôi thấu hiểu việc giúp đỡ bạn bè hay những hoàn cảnh khó khăn hơn mình trong cuộc sống

là việc làm cần thiết và nên làm Những việc làm nhỏ đôi khi chỉ là: nhường ghế trên xe buýt cho người già, phụ nữ có thai, em nhỏ; tặng kẹo, bánh, sách vở cho bạn nhỏ trong xóm thuộc hộ nghèo; tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như “nhường cơm

sẻ áo”, ủng hộ miền Trung vào mùa mưa lũ, ủng hộ nạn nhân bị chất độc màu da cam,

“bầu bí thương nhau” Từ đó, khi lớn lên, được đi và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện khác nhau, tôi càng ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc làm này đối với những người xung quanh và đối với xã hội”

Khi nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thành viên Câu lạc bộ Thanh niên vận

Trang 36

trạng thiếu máu trong xã hội, giúp xã hội biết sống vì nhau hơn và gắn bó giữa người với người” Đối với bản thân người hiến máu, hành động HMNĐ không những có lợi

cho sức khỏe mà còn thể hiện giá trị tinh thần vô cùng to lớn Nhận thức và hiểu biết vô cùng đúng đắn về hành động HMNĐ, thông qua việc HMNĐ bản thân người tham gia hiến máu có thể giúp ích được cho nhiều người, chia sẻ nỗi đau với nhiều người, chứng minh được cho mọi người thấy hiến máu không có hại và giúp phong trào HMNĐ được truyền bá một cách rộng rãi hơn nữa

Nhận thấy, viên chức và sinh viên Phân viện đánh giá rất cao ý nghĩa và tầm quan trọng của hành động HMNĐ đối với bản thân và toàn xã hội Nhóm nghiên cứu đã tiến

hành khảo sát sinh viên về câu hỏi: “Sau đây là ý kiến của một số sinh viên về ý nghĩa

và tầm quan trọng của hành động hiến máu nhân đạo đối với bản thân và xã hội Bạn vui lòng cho biết mức độ đồng tình của bạn đối với từng ý kiến đó?” để làm sáng tỏ hơn

nhận thức của sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc HMNĐ Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 2.2 Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa về tầm quan trọng của việc hiến

máu nhân đạo

STT Ý kiến của sinh viên

Mức độ đồng tình

Rất đồng tình

Đồng tình Đồng tình

nhiều hơn

Không đồng tình nhiều hơn

Hoàn toàn không đồng tình

SL TL (%)

SL TL (%)

SL TL (%)

SL TL (%)

SL TL (%)

Trang 37

Vì muốn tạo cơ hội

được sống cho người

không có cơ hội được

kiểm tra và tư vấn sức

khỏe miễn phí

20 20% 32 32% 18 18% 24 24% 8 8%

7 Khi ốm đau cần đến

máu sẽ không có cơ

hội nhận máu miễn

phí

23 23% 23 23% 12 12% 30 30% 8 8%

(Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tổng hợp)

Qua bảng số liệu, nhận thấy đại đa số sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung đã phần nào nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc HMNĐ Trong đó, những ý kiến sinh viên đồng tình nhiều nhất nhìn chung tỷ lệ sinh viên lựa chọn khá cao dao động từ 23% đến 64%, các cảm xúc ảnh

hưởng đến xã hội như: “Khi ốm đau cần đến máu sẽ không có cơ hội nhận máu miễn phí”, “Nếu không HMNĐ, không có cơ hội được kiểm tra và tư vấn sức khỏe miễn phí”,

“Vì muốn tạo cơ hội được sống cho người bệnh hiểm nghèo đang cần máu” Trong đó,

“Vì muốn tạo cơ hội được sống cho người bệnh hiểm nghèo đang cần máu” là ý kiến

được sinh viên đồng tình cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ sinh viên lựa chọn chỉ chiếm 64% Ngược lại, những ý kiến sinh viên chọn không đồng tình nhiều nhất với tỷ lệ dao

động từ 24% đến 40% là những ý kiến “Nếu không HMNĐ, không nhận được giấy

Trang 38

chứng nhận”, “Nếu không HMNĐ, không thể khẳng định rằng không thua kém bạn bè”,

“Nếu không HMNĐ, không làm người yêu và những người thân khác hài lòng”, “Nếu không HMNĐ, không được hưởng số tiền là 100.000đ cho một lần hiến máu tập trung tại điểm hiến máu lớn hoặc 180.000đ hiến máu khẩn cấp” Những ý kiến trên là những

ý kiến phản ánh các giá trị hướng vào chính bản thân của sinh viên Phân viện Đối với sinh viên Phân viện những yếu tố này chỉ là thứ yếu và thường không có trong động cơ HMNĐ của mình

Bạn N.H.D (Chủ nhiệm CLB Thanh niên vận động hiến máu) đã cho chúng tôi

biết thêm: “Động cơ HMNĐ xuất phát từ cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng tiên quyết các bạn đến với HMNĐ bằng tinh thần tự nguyện, tinh thần nhân đạo và tinh thần ấy xuất phát từ việc các bạn nhận thức rõ được tầm quan trọng của HMNĐ Nhận thức rõ được việc là để cứu người, biểu hiện trách nhiệm và tấm lòng sẻ chia cao cả của các bạn sinh viên Phân viện Tất nhiên nếu lần đầu nghe đến HMNĐ thì sẽ rất sợ, sợ đau,

sợ mập, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe… nhưng nếu các bạn được tuyên truyền về nhận thức một cách đúng đắn, không những không ảnh hưởng đến bản thân mà còn mang lại lợi ích cho xã hội Từ đó, các bạn sẽ tự biến nỗi sợ thành sự sẻ chia và rất cao cả và thể hiện qua hành động cần phải có một tấm lòng”

Sau quá trình thảo luận, các bạn thành viên CLB Thanh niên vận động hiến máu

khẳng định rằng: “Việc sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của HMNĐ đối với người bệnh thiếu máu chính là điều có ý nghĩa lớn nhất trong việc thúc đẩy sinh viên Phân viện tham gia HMNĐ”

Bạn Đ.B.P (Sinh viên năm 3, ngành Quản lý nhà nước) cho biết: “Đến nay mình

đã tham gia 8 lần hiến máu, việc mình tham gia HMNĐ nhiều lần như thế không đơn giản vì tiền hay vì tò mò Điều thúc đẩy bản thân mình tham gia HMNĐ nhiều lần như vậy chính vì bắt nguồn từ sự sống của người bệnh, “giọt máu cho đi, mảnh đời ở lại” mỗi lần em hiến máu em có thể cứu được 3 người bệnh nhân và chính bản thân em đã trao đến người bệnh niềm tin và sự sống”

Nhìn chung, đại đa số sinh viên Phân viện đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc HMNĐ Tuy nhiên, việc nhận thức và ý nghĩa về tầm quan trọng của việc tham gia HMNĐ vẫn còn chưa cao

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w