Nhiều nghiên cứu trước đây đã định nghĩa IQ như là khả năng giảiquyết vấn đề, tư duy logic và hiểu biết về thế giới xung quanh, trong khi đó, EQ đolường khả năng nhận biết, hiểu và quản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ
BÀI TIỂU LUẬN
Tìm hiểu về chỉ số trí tuệ IQ - EQ
Giảng viên hướng dẫn: thầy Phạm Hải Lâm
Họ và tên sinh viên:
Trang 2IQ và EQ đều có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công trong học tập, công việc vàcuộc sống của mỗi cá nhân Tuy nhiên, không ít người hiểu lầm rằng IQ và EQ chỉ đơngiản là những mức điểm số đánh giá khả năng thông minh và khả năng cảm xúc củamột người Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, bởi IQ và EQ đại diện cho nhữngkhía cạnh phức tạp và đa chiều hơn thế nhiều, đặc biệt là dùng những chỉ số này đểđánh giá những cá nhân mà như đã biết, mỗi cá nhân đều mang trong mình những nétvăn hóa riêng, không ai giống ai
Chính vì thế, nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, nhóm chúng tôi đãthực hiện đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu về chỉ số trí tuệ IQ - EQ” với mong muốn dùngkiến thức mà bản thân đã học được để đưa đến người đọc một cái nhìn rõ ràng hơn,tường tận hơn về hai chỉ số IQ và chỉ số EQ này
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận “Tìm hiểu về chỉ số trí tuệ IQ - EQ”,nhóm chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ hết mình từ các thành viên trong nhóm và đặcbiệt là từ thạc sĩ Phạm Hải Lâm - giảng viên môn “Trí tuệ văn hóa” tại trường đại họcGia Định Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy vì đã mang đến cho chúngtôi một phương pháp dạy vô cùng tuyệt vời, độc đáo với nền tảng kiến thức đa chiều,sâu sắc về bộ môn Bên cạnh đó, cảm ơn thầy một lần nữa về những nhận xét cũng nhưgóp ý cho nhóm để nhóm chúng tôi có thể viết nên bài tiểu luận này, và cũng xin gửilời cảm ơn đến các thành viên trong nhóm đã cùng nhau nỗ lực để hoàn thiện bài tiểuluận
Xuất phát từ vấn đề về thời gian và một số nguyên nhân khách quan và nguyênnhân chủ quan khác nên bài tiểu luận với đề tài “Tìm hiểu về chỉ số trí tuệ IQ – EQ”không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành củangười đọc để bài tiểu luận của nhóm tôi được hoàn thiện hơn nữa
Nhóm xin trân trọng gửi lời cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Nhóm sinh viên thực hiện
Trang 4Chỉ số IQ thường liên quan đến khả năng logic, ngôn ngữ và không gian, người
có IQ cao thường có khả năng lập luận, phân tích các vấn đề, thích tổng hợp và phântích để tìm ra bản chất và quy luật của các vấn đề Nhạy bén trong các vấn đề liên quan
về số học, suy diễn các trình tự và tư duy theo phương hướng nguyên nhân – kết quả.Trí thông minh logic – toán học thể hiện sự thông minh với các con số, khả năng suyluận, khả năng hiểu các vấn đề trừu tượng, khả năng xác định nguyên nhân, xâu chuỗicác sự kiện và cả số lượng từ mà người đó sử dụng Có một số không học giỏi toán vàkhó đọc dù có chỉ số IQ cao nguyên nhân có thể do bị chứng khó học toán và chứngkhó đọc
1.2 Lợi ích của IQ
Người có chỉ số IQ cao sẽ có trí tuệ tốt hơn và thành công trong học tập cũngnhư trong công việc Thứ nhất, IQ cao giúp ta dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu thông tinmột cách hiệu quả và ghi nhớ thông tin trong thời gian dài Bởi não bộ của nhóm người
sở hữu IQ thường hoạt động tích cực trong việc tiếp nhận và lưu trữ những thông tin
mà họ cho là quan trọng, cần được ghi nhớ Thứ hai, IQ cao giúp ta dễ dàng giải quyếtcác vấn đề đòi hỏi phải suy luận, mang tính logic bằng cách liên kết các chi tiết hìnhthành nên vấn đề Quá trình này đòi hỏi con người phải có tư duy logic, khả năng suyluận vậy nên IQ cao sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn so với nhóm người không
sở hữu IQ cao
1.3 Đo lường chỉ số IQ
Dẫu rằng chưa có ý kiến thống nhất, song việc dùng trắc nghiệm (test) trí tuệ để
đo lường trí thông minh được xem là phương pháp cơ bản Từ cuối thế ki XIX, J.Mc
Trang 5Cattell đã dưa trắc nghiệm trí tuệ vào Tâm lí học Đến năm 1905, với trắc nghiệm Binet
- Simon, thế giới bắt đầu sử dụng rộng rãi trắc nghiệm để do lường trí thông minh củatrẻ Năm 1912, khái niệm chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient) được W Sternđưa ra, với công thức là:
Ở đây, tuổi trí khôn được tính theo kết quả hoàn thành các tiêu nghiệm Còn tuổi đời làtuổi khai sinh, tuổi thật
Việc tiêu chuẩn hoá trí thông minh cũng có nhiều quan niệm Mối quan niệmđược xây dựng dựa trên một trắc nghiệm riêng Công thức tính chỉ số thông minh (IQ)cũng được cải tiến D Wechsler - nhà tâm lí học người Mĩ nổi tiếng đã đưa một côngthức mới để đo lường trí thông minh của con người, được nhiều người thừa nhận(Trong dó, X là điểm trắc nghiệm của một cá nhân, X là điểm trung bình cộng củanhóm tuổi, 7 là độ lệch chuẩn của nhóm tuổi)
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu chuẩn hoá trí thông minh, song đều
có một đánh giá chung là: nếu một người có chỉ số thông minh vào khoảng 90 - 110 thìtrình độ phát triển trí lực của người dó vào mức trung bình (bình thường) Nếu mộtngười có chỉ số thông minh là 110 - 119 thì người đó khá thông minh Trong nhóm bạn
bè cùng lứa tuổi, khoảng 3/4 số người có trình độ trí lực không vượt quá người dó Nếumột người có chỉ số thông minh trcn 120, chứng tỏ trí lực của người đó xuất sắc, caohơn 90% số ban cùng lứa tuổi Còn nếu chỉ số thông minh trên 140 thì có thể gọi là
“thiên tài” Ngược lại, người chỉ có chỉ số thông minh 80 thì có thể được xếp vào hạng
“khờ”, nếu chỉ được 70 thì thuộc hạng “kém”, 50 thuộc hạng “đần”, xấp xí 30 thuộchạng “ngu”
Trang 6Tất nhiên, như mọi phương pháp khác, trắc nghiệm tâm lí nói chung và trắcnghiệm trí tuệ nói riêng có những mặt mạnh và mặt yếu của nó Có thể nói rằng, trắcnghiệm là một phương tiện hữu hiệu để khách quan hoá, lượng hoá trí thông minh củacon người, trên cơ sở đó giúp so sánh, phát hiện sự khác biệt cá nhân về trí tuệ mộtcách nhanh chóng Bên cạnh đó, trắc nghiệm tâm lí cũng có những hạn chế nhất định.Hạn chế phổ biến nhất là nó chỉ chú ý đến kết quả do nghiệm thể độc lập thực hiện,không quan tâm đến quá trình nghiệm thể làm bài tập đó Do vậy, trắc nghiệm có thểkhông phản ánh được bản chất và xu hướng phát triển trí tuệ của cá nhân.
Để đánh giá một cách chính xác trí thông minh của con người, ta cần phối hợpvới các phương pháp nghiên cứu khác: quan sát, thực nghiệm, nghiên cứu sản phẩmhoạt động của cá nhân
Chỉ số thông minh có tính ổn định tương đối của nó Nếu một người sau 7-8tuổi, không xảy ra những sự cố gì đặc biệt như ốm đau, bị thương, chấn thương tâmthần thì chỉ số thông minh của người đó không dao động nhiều lắm Song các nhàkhoa học cũng phát hiện ra rằng: Nếu con người được dạy dỗ chu đáo, nỗ lực kiên trìthì có thể nâng cao rõ rệt chỉ số thông minh trong một phạm vi nhất định Hơn nữa, chỉ
số thông minh của con người không hẳn có mối tương quan tất yếu với thành công củangười đó Nghĩa là không phải cứ có chỉ số thông minh cao thì nhất định sẽ thành đạttrong cuộc đời Chỉ số thông minh dù cao đến mấy cũng không thể đảm bảo trăm phầntrăm là thành công Một người cho dù chỉ số thông minh không lấy gì làm cao lắm,
Trang 7thậm chí là thấp, nhưng nếu nỗ lực kiên trì, hoàn toàn có thể trở nên vượt trội hơnnhững người có chỉ số thông minh cao hơn nhưng lười nhác, thiếu chí tiến thủ.
1.4 Các yếu tố chính của IQ
IQ có năm yếu tố chính, bao gồm:
1.4.1 Khả năng tư duy logic và phân tích: khả năng kiên kết các chi tiết và phân tíchcác chi tiết đó một cách logic và khoa học Một người có khả năng tư duy logic vàphân tích tốt sẽ có thể giải quyết các vấn đề toán học hoặc khoa học một cách nhanhchóng và dễ dàng
1.4.2 Khả năng ngôn ngữ: khả năng sử dụng hiệu quả ngôn từ để giao tiếp, hiểu và bày
tỏ ý tưởng của bản thân Một người có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ có thể giao tiếp hiệuquả với người khác và thể hiện ý tưởng của bản thân một cách rõ ràng
1.4.3 Khả năng giải quyết vấn đề: khả năng xác định các mặt lợi và mặt hại sau đó đưa
ra phương pháp giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả Một người có khả năng nhìnnhận tốt các mặt của vấn đề sẽ có thể tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề trongcuộc sống
1.4.4 Khả năng trí nhớ: khả năng ghi nhớ và lưu giữ thông tin trong thời gian dài Mộtngười có khả năng trí nhớ tốt sẽ có thể ghi nhớ thông tin và học hỏi nhanh hơn
1.4.5 Khả năng học hỏi: khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới một cách nhanhchóng Một người có khả năng học hỏi tốt sẽ có thể tiếp thu kiến thức mới và áp dụngvào thực tế
Các yếu tố này có thể liên quan chặt chẽ với nhau Ví dụ, khả năng tư duy logic
và phân tích là cần thiết để giải quyết vấn đề Khả năng ngôn ngữ là cần thiết để giaotiếp và thuyết phục người khác Khả năng trí nhớ là cần thiết để học hỏi và ghi nhớthông tin
1.5 Một số ví dụ về sử dụng IQ trong các bối cảnh văn hóa khác nhau
1.5.1 Trong môi trường học tập
Người có IQ cao, trong quá trình học tập sẽ có khả năng tiếp thu, xử lý và lưugiữ kiến thức mới một cách nhanh chóng và lâu dài Họ có thể dễ dàng hiểu và giảiquyết các vấn đề đòi hỏi phải suy luận hoặc có liên quan đến số liệu Người có IQ cao
Trang 8thường luôn thích nghiên cứu các vấn đề có tính khiêu chiến, đột phá trí não vì vậy ở
họ luôn có sự tìm tòi và kiên trì trong học tập Họ có thể đặt ra mục tiêu cao và nỗ lựcđạt được chúng
1.5.2 Trong môi trường xã hội
Người có IQ cao trong môi trường xã hội đặc biệt là trong các ngành nghề đòihỏi phải sử dụng não bộ để phân tích và đánh giá rủi rỏ như kinh doanh, tài chính -ngân hàng, đều sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn người khác Bởi não bộ của nhómngười này hoạt động mạnh mẽ, nhạy cảm với các số liệu, việc đánh giá các mặt lợi vàmặt hại của vấn đề mới một cách nhanh chóng và dễ dàng Điều này giúp họ đưa ranhững quyết định chính xác, quyết đoán - là yếu tố cốt lõi để họ có thể hòa nhận vào sựthay đổi và phát triển trong môi trường kinh doanh luôn biến động
1.6 Tổng kết
IQ là chỉ số biểu hiện khả năng tư duy của con người Mà tư duy lại là một kỹnăng cần thiết, có tính ứng dụng cao nhất mà chúng ta đều cần phải có Bạn cần phảibiết vận dụng chỉ số IQ sẵn có của mình vào công việc để có thể phân tích, giải quyếtvấn đề một cách tích cực và đạt hiệu quả nhất IQ không phải là một khả năng cố định,
nó có thể tăng hoặc giảm theo thời gian Do đó, để có thể luôn có một trí óc thông thái,bạn cần phải luôn rèn luyện, thử thách não bộ của bản thân mình
Trang 9CHƯƠNG 2: EQ (NGUYỄN THỦY TIÊN – MSSV 22010223)
II.1 Khái niệm
EQ (Emotional Quotient) hay còn gọi là chỉ số cảm xúc và EI (EmotionalIntelligence) hay còn gọi là trí tuệ cảm xúc Về mặt thực tế, không có sự khác biệt thực
sự giữa "EI" và “EQ”, cả hai đều là những từ viết tắt được chấp nhận rộng rãi cho kháiniệm trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc hay chỉ số cảm xúc liên quan đến khả năng nhận biết, hiểu, vàquản lý cảm xúc của bản thân và người khác Nó giúp chúng ta biết cách biểu đạt cảmxúc của bản thân một cách thông minh để giao tiếp hiệu quả hơn, đưa ra những quyếtđịnh chính xác hơn, chịu được áp lực và điều chỉnh cảm xúc để bình tĩnh trước mọitình huống, biết cách động viên bản thân vượt qua những thử thách khó khăn cũng nhưduy trì hy vọng khi đối mặt với thất vọng, biết cách thể hiện sự đồng cảm và lòng trắc
ẩn đối với mọi người, tương tác nhịp nhàng và quản lý các mối quan hệ một cách cóhiệu quả bằng cách hiểu và quản lý cảm xúc của đối phương, giúp xoa dịu xung độttrong giao tiếp…
II.2 Lợi ích của EQ
Trí tuệ cảm xúc (EQ) cao mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong cuộc sống vàcông việc Thứ nhất, EQ cao giúp chúng ta hiểu rõ bản thân, nhận biết và chấp nhậncảm xúc của mình Chúng ta có khả năng tự nhận ra những gì làm chúng ta cảm thấyhạnh phúc và cả những điều gây ra căng thẳng hay lo lắng Điều này cho phép chúng tatập trung vào những điều tích cực thay vì tiêu cực Thứ hai, EQ cao sẽ giúp cải thiệngiao tiếp, giúp chúng ta hiểu rõ cảm xúc của người khác và đồng cảm với họ Bằngcách lắng nghe, chia sẻ cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm, chúng ta có thể tạo ra mộtmôi trường giao tiếp tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác, bạn bè, giađình Ngoài ra EQ cao còn giúp chúng ta sử dụng ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện khuônmặt và giọng điệu một cách hiệu quả, từ đó tạo ra một môi trường giao tiếp chân thành
và sâu sắc hơn Thứ ba, EQ cao giúp giảm căng thẳng EQ cao giúp chúng ta quản lý
Trang 10cảm xúc một cách hiệu quả Chúng ta có khả năng nhận biết và kiểm soát cảm xúc tiêucực như căng thẳng, lo lắng, tức giận và sử dụng các kỹ thuật như thở sâu, tập trungvào tích cực để giảm căng thẳng và duy trì trạng thái tinh thần bình tĩnh Tiếp theo, EQcao sẽ giúp tăng cơ hội việc làm, đạt được mục tiêu nghề nghiệp cũng như dễ dàngthăng tiến trong công việc Các nhà tuyển dụng và nhà quản lý hiện nay có xu hướngđánh giá cao những ứng viên và nhân viên có EQ cao vì họ có khả năng nắm bắt tâm lýkhách hàng, làm việc tốt trong nhóm, quản lý xung đột một cách khôn ngoan và xâydựng môi trường làm việc tích cực, hòa thuận Bên cạnh đó EQ cao cũng sẽ giúp chúng
ta đạt được mục tiêu nghề nghiệp một cách hiệu quả, bởi chúng ta có khả năng tự nhậnthức và tự điều chỉnh để phát triển các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để thành côngtrong lĩnh vực chuyên môn của mình, từ đó dễ dàng thăng tiến trong công việc
Tóm lại, có trí tuệ cảm xúc cao mang lại nhiều lợi ích quan trọng như cải thiệngiao tiếp, giảm căng thẳng, xây dựng mối quan hệ tốt và tăng cơ hội công việc EQ caocũng giúp chúng ta đạt được mục tiêu nghề nghiệp và dễ dàng thăng tiến trong côngviệc Việc phát triển EQ là một quá trình liên tục và có thể được rèn luyện thông quaviệc học hỏi, trải nghiệm và tự cải thiện
II.3 Đo lường chỉ số EQ
Đo lường chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) là một cách để đánh giá và đo lường khảnăng của một người trong việc nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của mình và ngườikhác Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tuyển dụng và quản lý nhân sự Mộttrong những phương pháp phổ biến để đo lường EQ là bằng cách sử dụng các bài kiểmtra EQ Một trong những bài kiểm tra EQ phổ biến là "Bar-On Emotional QuotientInventory (EQ-i)" Bài kiểm tra này đánh giá các khía cạnh khác nhau của EQ bao gồmnhận biết cảm xúc, quản lý cảm xúc, sự tự nhận thức, quan hệ xã hội và sự tự pháttriển Điểm EQ được tính dựa trên các câu hỏi trong bài kiểm tra và thường được biểuthị dưới dạng một con số từ 0 đến 100 Điểm EQ cao hơn cho thấy một người có khảnăng cao hơn trong việc nhận biết và quản lý cảm xúc, có khả năng tương tác xã hộitích cực và có sự tự nhận thức và phát triển cá nhân tốt
Trang 11Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đo lường chỉ số EQ chỉ là một phần của việc hiểu vàđánh giá EQ của một người EQ là một khía cạnh phức tạp và có thể được phát triểnthông qua việc học hỏi, thực hành và tự cải thiện Điểm EQ của một người có thể thayđổi theo thời gian và tùy thuộc vào các khía cạnh khác nhau của EQ mà ta đang đánhgiá Việc sử dụng các bài kiểm tra EQ chỉ là một công cụ hỗ trợ để đánh giá và đolường EQ Hay nói cách khác, điểm EQ chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quan và khôngthể đánh giá toàn diện về EQ của một người Ví dụ, trong một bài trắc nghiệm EQ, cócâu hỏi như "Khi tức giận về cách làm việc của đồng nghiệp, bạn sẽ làm gì?" rồi có cáclựa chọn như A là nói thẳng với người đồng nghiệp, B là báo cáo xếp, C là tự mình xử
lý công việc, D là mặc kệ cứ tiếp tục như vậy Để rồi có nơi, người ta cho rằng nóithẳng là cách giải quyết tốt nhất trong khi ở nơi khác lại đánh giá cao những câu trả lờinhư là mình phải tự giải quyết, phải hòa nhã đối xử thân thiện với nhau Tuy nhiên, câutrả lời đúng và được đánh giá cao lại phụ thuộc vào cộng đồng, tổ chức hoặc đội nhóm
mà bản thân bạn đang tham gia, có nơi nói thẳng quyết liệt mới được đánh giá cao,nhưng có nơi lại yêu cầu phải xử lý bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, ôn hòa Đến đây
ta thấy rõ những hạn chế của EQ và cách đánh giá thông qua những câu hỏi trắcnghiệm như vậy
Dưới đây là thang điểm EQ theo bài kiểm tra "Bar-On Emotional QuotientInventory (EQ-i)" của Reuven Bar-On (sinh năm 1944 tại Califonia):
II.4 Các yếu tố chính của EQ
EQ bao gồm năm yếu tố chính:
Trang 12II.4.1 Nhận biết cảm xúc: Khả năng nhận biết và định rõ các cảm xúc của bản thân
và người khác Điều này bao gồm khả năng nhận biết các biểu hiện cơ thể,ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện khuôn mặt để hiểu rõ cảm xúc đang diễn ra.II.4.2 Hiểu cảm xúc: Khả năng hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa và tác động của cảm
xúc Điều này bao gồm khả năng đánh giá cảm xúc một cách chính xác vàhiểu rõ tại sao một người có cảm xúc như vậy trong một tình huống cụ thể.II.4.3 Quản lý cảm xúc: Khả năng điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của bản thân
Điều này bao gồm khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực và tạo ra cảm xúctích cực, cũng như khả năng điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống khácnhau
II.4.4 Sử dụng cảm xúc: Khả năng sử dụng cảm xúc một cách thông minh và hiệu
quả để đạt được mục tiêu Điều này bao gồm khả năng sử dụng cảm xúc đểtạo động lực, tăng cường sự tập trung và đưa ra quyết định đúng đắn
II.4.5 Xây dựng mối quan hệ: Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với
người khác Điều này bao gồm khả năng hiểu và cảm thông với người khác,lắng nghe và giao tiếp một cách hiệu quả, cũng như khả năng giải quyếtxung đột và xây dựng mối quan hệ đồng đội
II.5 Một số ví dụ về sử dụng EQ trong các bối cảnh văn hóa khác nhau
Ví dụ 1: Trong một gia đình, người con trai vừa bị đuổi việc và đang trải quagiai đoạn khó khăn về tài chính và mất đi sự tự tin Trong khi đó người cha thì lạithường xuyên căng thẳng vì công việc và trách nhiệm gia đình Ví dụ như người mẹtrong gia đình này là người có EQ cao, bà sẽ nhận biết và hiểu được cảm xúc và tìnhhình của cả người con và người cha, bà sẽ lắng nghe chân thành và đặt mình vào vị trícủa từng người để đồng cảm Người mẹ cũng sẽ kiểm soát những cảm xúc tiêu cục củamình, không để nó biến thành lời nói càu nhàu chồng và mắng con, thay vào đó bà cóthể sử dụng giọng điệu an ủi hay hành động như ôm động viên chồng con Tóm lại,người có EQ cao sẽ có khả năng giúp gia đình thấu hiểu, đồng cảm và tìm ra giải phápxây dựng EQ cao giúp tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận, xây dựng mối quan
Trang 13hệ tốt đẹp và giúp gia đình vượt qua khó khăn một cách tích cực Ngược lại, nếu ởtrong bối cảnh mà văn hóa của gia đình đó là sống thờ ơ, không quan tâm đến cảm xúccủa nhau, thì lúc này người mẹ có thể sẽ không đặt mình vào vị trí của người chồng,người con, mà thay vào đó sẽ càu nhàu chồng vì sao hay tăng ca, làm khuya, càu nhàucon vì anh ta thất nghiệp ở nhà còn không biết phụ giúp gia đình
Ví dụ 2: Hãy tưởng tượng bạn đang là thành viên của một nhóm dự án và đanggặp phải xung đột và căng thẳng trong quá trình làm việc Trong tình huống này, EQ cóthể được áp dụng để giải quyết xung đột và tạo ra một môi trường làm việc tích cực
1 Nhận biết cảm xúc: Sử dụng EQ, bạn có thể nhận biết được cảm xúc của mình vàcủa các thành viên khác trong nhóm Bạn nhận ra rằng mọi người đang căng thẳng vàkhông hài lòng với tình hình hiện tại
2 Hiểu cảm xúc: Bằng cách hiểu rõ cảm xúc của mọi người, bạn có thể đồng cảm vàđặt mình vào vị trí của người khác Bạn nhận ra rằng sự căng thẳng có thể xuất phát từ
sự thiếu thấu hiểu và giao tiếp không hiệu giữa các thành viên quả
3 Quản lý cảm xúc: Sử dụng EQ, bạn quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả đểkhông bị căng thẳng và sự tức giận chi phối quyết định và hành động của mình Bạngiữ bình tĩnh và kiềm chế các cảm xúc tiêu cực
4 Sử dụng cảm xúc: Bạn sử dụng những cảm xúc tích cực của mình để tạo động lựccho nhóm và xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả Bạn thể hiện sự lắng nghe
và quan tâm đến ý kiến và cảm xúc của mọi người trong nhóm
5 Xây dựng mối quan hệ: Bằng cách sử dụng EQ, bạn xây dựng mối quan hệ tốt vớicác thành viên khác trong nhóm Bạn tạo ra không gian cho mọi người thể hiện cảmxúc và ý kiến của họ một cách tự do và an toàn
Kết quả của việc áp dụng EQ trong tình huống này là môi trường làm việc tíchcực được tạo ra Mọi người cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong việc chia sẻ ý kiến
và giải quyết xung đột Sự hiệu quả và sự hài lòng trong công việc cũng được cải thiện
Trang 14Ví dụ 3: Trong một dự án công việc, bạn là thành viên của một nhóm làm việc
đa văn hóa Trong quá trình làm việc, xảy ra một xung đột giữa bạn và một đồngnghiệp từ một nền văn hóa khác Đồng nghiệp của bạn đã đưa ra một ý kiến mà bạnkhông đồng ý và bạn cảm thấy bị xúc phạm Trong tình huống này, EQ sẽ giúp bạn xử
lý tình huống một cách hiệu quả Dưới đây là cách áp dụng EQ trong trường hợp này:
1 Nhận biết và quản lý cảm xúc của bản thân: Đầu tiên, bạn nhận ra rằng bạn cảm thấy
bị xúc phạm và tức giận Bạn kiểm soát cảm xúc của mình và không để nó ảnh hưởngđến quá trình làm việc và tương tác với đồng nghiệp
2 Tạo không gian lắng nghe và đồng cảm: Thay vì phản ứng tức giận, bạn lắng nghequan điểm của đồng nghiệp và cố gắng hiểu rõ hơn về lý do và ngữ cảnh của ý kiến đó.Bạn thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng đối với quan điểm của người khác
3 Sử dụng ngôn ngữ phi ngôn ngữ: Bạn sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và giọngđiệu thân thiện để truyền đạt sự đồng cảm và tôn trọng đối với đồng nghiệp của mình.Bạn tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt
4 Giải quyết xung đột một cách xây dựng: Bạn tìm cách giải quyết xung đột một cáchkhôn ngoan và xây dựng Thay vì chỉ trích hoặc phản đối ý kiến của đồng nghiệp, bạn
đề xuất một cuộc thảo luận xây dựng và tìm kiếm giải pháp mà cả hai bên đều có lợi
Việc áp dụng EQ trong ví dụ trên đã giúp chúng ta tạo ra một môi trường làmviệc hòa thuận, xây dựng mối quan hệ tốt và giải quyết xung đột một cách khôn ngoan
EQ cũng giúp chúng ta quản lý cảm xúc, tăng khả năng đồng cảm và đạt được sự hàilòng và hạnh phúc cá nhân
Ví dụ 4: Xét một tình huống cụ thể về việc áp dụng EQ trong bán hàng Giả sửbạn đang làm việc trong một cửa hàng bán lẻ và có một khách hàng đến mua sản phẩm.Tuy nhiên, khách hàng này đang có một ngày tồi tệ và cảm thấy căng thẳng Cách ápdụng EQ trong tình huống này:
Trang 151 Nhận biết và quản lý cảm xúc của khách hàng: Đầu tiên, bạn nhận ra rằng kháchhàng đang có một ngày tồi tệ và căng thẳng Bạn không để tâm đến những cảm xúc tiêucực của khách hàng và tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm tích cực cho họ.
2 Tạo môi trường giao tiếp tích cực: Bạn sử dụng ngôn ngữ phi ngôn ngữ vànonverbals thông minh để truyền đạt sự đồng cảm và tôn trọng đối với khách hàng.Bạn có thể sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và giọng điệu thân thiện để tạo mộtmôi trường giao tiếp tích cực và thoải mái cho khách hàng
3 Lắng nghe chân thành và đồng cảm: Bạn lắng nghe khách hàng một cách chân thành
và đồng cảm với tình trạng của họ Bạn tạo không gian lắng nghe và cho khách hàng cơhội để chia sẻ những gì đang xảy ra trong ngày của họ Bằng cách lắng nghe và đồngcảm, bạn cho khách hàng biết rằng bạn quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ
4 Hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Bạn cố gắng hiểu rõ nhu cầu và mongmuốn của khách hàng Bạn có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về những gì họ đangtìm kiếm và cung cấp các giải pháp phù hợp Bằng cách đáp ứng nhu cầu của kháchhàng, bạn tạo ra một trải nghiệm mua hàng tích cực và tăng khả năng thành công trongviệc bán hàng
5 Quản lý xung đột và giải quyết vấn đề: Nếu có xung đột hoặc vấn đề phát sinh, bạn
sử dụng EQ để quản lý xung đột một cách khôn ngoan Bạn tìm cách giải quyết xungđột một cách xây dựng và tìm kiếm giải pháp mà cả hai bên đều có lợi Bạn tạo mộtkhông gian thảo luận và đề xuất các giải pháp xây dựng để giải quyết xung đột, thay vìtạo ra một môi trường căng thẳng
Trong tình huống này, việc áp dụng EQ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ tốtvới khách hàng, hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ và đạt được thành công trong việc bánhàng EQ giúp tạo ra một môi trường bán hàng tích cực, xây dựng mối quan hệ lâu dài
và tạo sự hài lòng cho khách hàng
Ví dụ 5: Hay một ví dụ khác, khi đang làm việc, bỗng dưng một đồng nghiệpbắt đầu tranh cãi với bạn về dự án chung mà cả hai đang làm Nếu bạn có EQ thấp, bạn
Trang 16sẽ lập tức tranh cãi lại Tuy nhiên, nếu bạn có EQ cao, bạn sẽ cẩn thận kiểm soát phảnứng của bản thân với những lời nói của người đồng nghiệp đó Bạn phân tích suy nghĩ
và cảm xúc của họ, và rồi bạn sẽ có cách xử sự mang tính xây dựng và góp ý hơn là tứcgiận
II.6 Tổng kết
EQ là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của mình và người khác mộtcách thông minh Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc, ảnh hưởngđến sự hài lòng, thành công và hạnh phúc cá nhân EQ cao giúp chúng ta tự nhận thức,quản lý cảm xúc, tương tác xã hội tích cực, phát triển bản thân và tạo ra cảm giác hàilòng và hạnh phúc Điều quan trọng là EQ có thể được phát triển thông qua việc họchỏi, thực hành và tự cải thiện Việc đầu tư vào việc phát triển EQ mang lại lợi ích lớncho sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống
Trang 17CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ IQ VÀ EQ
Các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục cho rằng, việc cân bằng chỉ số
IQ và EQ sẽ giúp con người phát triển toàn diện và sớm gặt hái được thành công trongtương lai Nhà tâm lí học nổi tiếng Daniel Goleman chỉ ra trong quyển sách
“Emotional Intelligence: Why it Can Matter More Than IQ” rằng có sự tương quan
giữa chỉ số IQ, EQ đối với việc mức độ thể hiện tiềm năng của con người Từ nội dungcủa chương 1 và chương 2 của bài tiểu luận, ta nhận thấy được tầm quan trọng và lợiích từ chỉ số IQ và chỉ số EQ đem lại cho người sở hữu Vì vậy, việc cân bằng chỉ số
IQ và chỉ số EQ là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của họ Nhưng chỉ số
IQ và chỉ số EQ đều không phải là những chỉ số cố định, chúng đều có thể thay đổi tùytheo thời gian độ tuổi và sự trải nghiệm của người đó Vì vậy, dưới đây là một số yếu
tố tác động đến chỉ số IQ và chỉ số EQ đã được chúng tôi chọn lọc từ các bài viếtnghiên cứu khoa học
3.1.2 Phương pháp giáo dục
Tiếp đến là phương pháp giáo dục Một số nghiên cứu cho thấy rằng, người có
IQ cao thường là những người được hưởng sự giáo dục toàn diện hơn và từ đó nắmnhững vị trí cao hơn trong công việc và có thu nhập tốt hơn những người có IQ ở mứctrung bình Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng Một số học thuyết cho
Trang 18thấy những yếu tố khác như sự chăm chỉ, kỹ năng xã hội và sự kiên trì quyết định đếnthành công nhiều hơn là chỉ số IQ Tương tự, có rất nhiều tranh cãi trong cộng đồngkhoa học để trả lời cho câu hỏi “Mức độ ảnh hưởng/quyết định của gen và môi trườnglên chỉ số IQ là bao nhiêu?” Vì vậy phương pháp giáo dục là điều có thể ảnh hưởngmột phần đến chỉ số IQ nhưng ở mức độ không lớn.
3.1.3 Chế độ dinh dưỡng
Thứ ba, là chế độ ăn uống phù hợp Có một chế độ ăn uống hợp lí sẽ hỗ trợ chonão bộ của con người có thể phát triển tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn Các nhà khoahọc của Đại học Southampton sau quá trình quan sát và đánh giá chế độ ăn uống của8.000 người tham gia dự án được chia thành hai nhóm, một nhóm ăn cơm với khẩuphần rau chiếm đa số và một nhóm ăn cơm với khẩu phần thịt chiếm đa số Kết quảcho thấy rằng những người ăn cơm với rau có sự gia tăng chỉ số IQ đáng kể về mặtthống kê; ngược lại, những người ăn thịt có sự suy giảm chỉ số IQ IQ của những ngườithích ăn thịt chỉ cao hơn 15% so với thời thơ ấu (số liệu trí thông minh thời thơ ấu đượcngười tham gia cung cấp cho nhóm nghiên cứu), còn những người thích ăn cơm với rau
là 38%
Bên cạnh đó, cácc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bữa sáng có ảnh hưởng đáng kểđến trí thông minh, bởi vì bữa sáng chứa đầy đủ protein, carbohydrate, vitamin và cácnguyên tố vi lượng là thành phần quan trọng của não Các nhà nghiên cứu tại Bệnhviện Alexandra ở Singapore đã thực hiện một cuộc khảo sát về chế độ ăn uống và dinhdưỡng của các hộ gia đình châu Á tại 6 quốc gia trong khu vực Kết quả nghiên cứucho thấy những người không ăn sáng có kết quả học tập kém, phản ứng của não cũng
sẽ rất chậm chạp Cho nên "Nếu bạn bỏ bữa sáng trong một thời gian dài, trí thôngminh của bạn sẽ giảm, thậm chí ngay sau khi bạn đã lấy lại thói quen ăn uống lànhmạnh", các nhà nghiên cứu còn cho biết, không thể khôi phục lại sự phát triển của não,
vì vậy những người này sẽ học kém hơn nhiều
3.1.4 Thể trạng của cơ thể
Thứ tư, chính là về trọng lượng cơ thể Chỉ số IQ hoàn toàn có thể bị ảnh hưởngbởi trọng lượng của cơ thể con người Theo nhiều nghiên cứu cho biết, những người có
Trang 19cân nặng cao hơn 20% so với cân nặng thông thường sẽ có khả năng tiếp thu về thịgiác và thính giác kém hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn Nguyênnhân là do tình trạng thừa cân béo phì khiến các dây thần kinh bị chèn ép và khôngphát triển bình thường Bên cạnh thừa cân béo phì, những người bị suy dinh dưỡngcũng là một vấn đề đáng lo ngại, do não bộ không được cung cấp đủ dinh dưỡng để sảnsinh ra năng lượng cho việc hoạt động từ đó ảnh hưởng đến chỉ số IQ của họ.
3.1.5 Chế độ luyện tập
Tiếp theo, đó là về chế độ luyện tập Luyện tập thể dục thể thao thường xuyêncũng là một cách phát triển chỉ số IQ Khi bạn tìm ra được phương pháp tập luyện phùhợp với bản thân, không chỉ giúp cho sức khỏe dẻo dai mà trí não còn được thoải mái,giải tỏa áp lực Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động xã hội và văn hóa cũng làmôi trường thuận lợi cho sự phát triển của chỉ số IQ Trao đổi tư duy sáng tạo, suy nghĩ
có chiều sâu, nghe nhạc, đọc sách là các yếu tố gia tăng IQ
Chúng ta cũng có thể luyện tập cho bộ não hoạt động qua việc chơi video game,học về nghệ thuật và kiến trúc để có cái nhìn về mỹ thuật, thay đổi hướng làm việc chocông việc cũ hằng ngày Giáo dục của Mỹ và các nước phương Tây chú trọng pháttriển chỉ số IQ thông qua phương pháp đọc sách, viết và tư duy phản biện Còn nềngiáo dục Việt Nam vẫn còn coi trọng việc nhớ kiến thức, nên chỉ số IQ của học sinhViệt Nam không cao Theo Tổ chức IQ Research, từ năm 2002-2006, chỉ số IQ củangười Việt Nam đứng hạng 13 trong 80 nước trên thế giới với số điểm 94
3.1.6 Tác động từ môi trường xung quanh
Cuối cùng, là những tác động của môi trường xung quanh đến bản thân chúng
ta Thực tế đã cho thấy, những người sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về tinh thầnthường có chỉ số IQ thấp hơn so với những người có tinh thần thoải mái Theo số liệukhảo sát cho thấy, người lớn lên trong những trại trẻ mô côi, cô nhi viện, những ngườikhông nhận được đầy đủ tình yêu thương của ông bà và cha mẹ, bị thiếu thốn tìnhthương thì khi trưởng thành, thường có chỉ số IQ thấp hơn những người được yêuthương và sống trong môi trường thoải mái, từ đó ảnh hưởng đến cách nhận thức cuộc