1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận tìm hiểu phân tích tình hình thương mại điện tử của viettel post

20 19 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu phân tích tình hình thương mại điện tử của Viettel Post
Tác giả Phạm Thị Quỳnh, Đào Thị Hồng Liên, Nguyễn Thị Linh Nhi, Nguyễn Việt Cường, Lê Phương Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Thái Tùng
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Nguyên lí thương mại điện tử
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

Viettel Post chuyên kinh doanh các dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế; Dịch vụ Logistics; Dịch vụ Fulfillment; Dịch vụ thương mại;…Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, vị

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài :

TÌM HIỂU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA

VIETTEL POST Học phần: Nguyên lí thương mại điện tử

Giảng viên: Nguyễn Thái Tùng Nhóm thực hiện: 12

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

I Giới thiệu tổng quan về tổng công ty Viettel Post 4

1 Lịch sử hình thành và phát triển 4

2 Tầm nhìn 5

3 Sứ mệnh Viettel Post 5

II Đặc điểm thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam 5

1 Đặc điểm thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam 5

2 Đặc điểm thị trường thương mại điện tử Viettel Post 7

III Mô hình kinh doanh của Tổng công ty Viettel Post 7

1 Doanh thu kinh doanh của Viettel Post 7

2 Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post 9

2.1 Điểm mạnh 9

2.2 Điểm yếu 10

2.3 Cơ hội 10

2.4 Thách thức 11

IV Đặc điểm các dịch vụ của Viettel Post 12

1 Dịch vụ trong nước 12

2 Dịch vụ quốc tế 15

3 Dịch vụ Logistics 17

4 Thương mại điện tử 18

V Đối thủ cạnh tranh bên ngoài của Tổng công ty Viettel Post 18

VI Tài liệu tham khảo 19

Trang 4

I Giới thiệu tổng quan về tổng công ty Viettel Post

Viettel Post là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel Viettel Post chuyên kinh doanh các dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế; Dịch vụ Logistics; Dịch vụ Fulfillment; Dịch vụ thương mại;…Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, vị thế của Viettel Post ngày càng được khẳng định trên thị trường với nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín cùng tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành chuyển phát

1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Ngày 01/07/1997, Bộ phận Bưu chính trực thuộc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội Viettel) – tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) được thành lập

- Đến tháng 08/1998, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội nói chung và thị trường kinh doanh phát hành báo chí nói riêng, Bộ phận Bưu chính được phát triển thành Trung tâm Bưu chính

- Năm 2006, Viettel Post chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập thành Công ty TNHH NN MTV Bưu chính Viettel

- Năm 2009, Bưu chính Viettel chính thức hoạt động với tư cách Công ty Cổ phần sau khi thực hiện thành công cổ phần hoá

- Ngày 13/04/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel, chính thức là Tổng công ty đầu tiên trong mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội

- Chuyển phát và Logistics với mạng lưới rộng khắp tại 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc tới tận thôn, xã, hải đảo Không chỉ tập trung phát triển dịch vụ trong nước, Viettel Post cũng là doanh nghiệp bưu chính đầu tiên kinh doanh tại thị trường nước ngoài và kết nối thành công 23/23 tỉnh của Campuchia Sau Campuchia, Viettel Post tiếp tục phát triển dịch vụ tại Myanmar và kết nối với hơn 200 quốc gia trên thế giới

- Có thể nói, với hơn 25 năm hình thành và phát triển, sự tham gia của Viettel Post tại thị trường bưu chính đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng, làm giảm giá các dịch vụ và mang lại nhiều lựa chọn cho khách hàng Việt Nam.

2 Tầm nhìn

Trang 5

Trở thành Công ty Logistics công nghệ cao, nằm trong nhóm 5 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025

Chiến lược của Viettel Post vẫn là phát triển kinh doanh đa dịch vụ, đưa dịch vụ đến gần khách hàng đối với cả thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời luôn khẳng định là một doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với cộng đồng, có trách nhiệm với xã hội

Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Viettel Post luôn tập trung đầu tư công nghệ vào lĩnh vực chuyển phát Ngoài ra, Viettel Post luôn tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ, nhân viên

3 Sứ mệnh Viettel Post

Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, mở rộng mạng lưới Trong suốt những năm qua, Viettel Post luôn kiên trì với triết lý phục

vụ khách hàng của mình:

- Lấy khách hàng làm trung tâm: Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt

cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày cành hoàn hảo

- Kinh doanh bằng sự tử tế:

 Tư duy quản trị tử tế

 Sản phẩm và dịch vụ tử tế

 Nhân viên tử tế

II.Đặc điểm thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

1 Đặc điểm thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á và thế giới Đặc biệt, hơn 2 năm dịch Covid đã thay đổi thói quen mua sắm của đa số người tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online Đây là một trong những đòn bẩy tạo ra những con số phát triển đáng kinh ngạc của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây Theo Cục thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của vn năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD,dự báo năm 2023 sẽ tăng lên 20,5 tỷ USD

Trang 6

Đặc điểm của thương mại điện tử thể hiện ở nhiều phương diện và mọi thứ đều nhanh chóng và hiện đại, tiện ích đáp ứng đúng xu thế phát triển mới của thời đại :

- Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao: Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2023 có thể chạm mốc 60 tr Tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng tuần Việt Nam là 58,2% đứng thứ 11 trong số các quốc gia khu vực ngang bằng với mức trung bình toàn cầu

- Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhiều chính sách khuyến khích của chính phủ và khả năng truy cập internet được cải thiện Số lượng người dùng internet và người tiêu dùng kỹ thuật số lớn chiếm 70% dân số Việt Nam Nhiều người tiêu dùng đã có thói quen chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online do ảnh hưởng của dịch covid-19

- Điện thoại di động là phương tiện chủ yếu để mua sắm trực tuyến Điện thoại

di động là phương tiện chủ yếu thường được người tiêu dùng sử dụng để đặt hàng trực tuyến chiếm 91% Điều này cho thấy xu hướng di dộng hóa của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam Hoạt động mua sắm của người dùng trên website thương mại điện tử giảm nhưng kênh mua sắm trên diễn đàn mạng xã hội và các ứng dụng mua hàng trên di động lại tăng mạnh

- Thị trường có sự phổ biến của ví điện tử và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 53% số người dùng kỹ thuật số tại Việt Nam

- Thị trường có sự tham gia của nhiều sàn thương mại điện tử, có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như shopee, lazada, tiki, sen đỏ, tik tok shop, Các sàn này liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi,

Trang 7

miễn phí vận chuyển, hỗ trợ người bán hàng, để thu hút khách hàng và gia tăng doanh số

- Sự đa dạng của các loại hàng hóa dịch vụ được bán trực tuyến: Quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, đồ công nghệ điện tử, sách, quà tặng, thực phẩm, là những hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất ngoài ra còn có loại hàng hóa dịch vụ mới như thẻ điện thoại, vé xem phim, vé máy bay, cũng được bán qua các kênh thương mại điện tử

2 Đặc điểm thị trường thương mại điện tử Viettel Post

Cùng với sự phát triển của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam, Viettel Post cũng có nhiều sáng kiến và dịch vụ đổi mới :

- Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò được ra mắt 07/2019 là nền tảng kết nối người tiêu dùng với các hộ sản xuất nông nghiệp Vỏ Sò đã đưa 18.110 hộ sản xuất nông nghiệp,12.731 sản phẩm lên sàn và hỗ trợ hàng nghìn tấn nông sản lưu thông Sàn thương mại điện tử Vỏ sò đã lọt top 10 doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam

Sàn vận chuyển Viettel post là nền tảng kết nối giữa người gửi hàng và người nhận hàng chuyên về dịch vụ bưu chính và logistics lớn và phát triển nhanh chóng tại VN Là đơn vị 2 năm liên tiếp đứng ở vị trí số 1 doanh nghiệp logistics uy tín nhất Có mạng lưới phủ sóng khắp cả nước cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, logistics và quảng cáo số

III Mô hình kinh doanh của Tổng công ty Viettel Post

1 Doanh thu kinh doanh của Viettel Post

Sự tăng trưởng thần tốc trong khoản đầu tư của Viettel vào lĩnh vực chuyển phát và việc trả cổ tức đều đặn hàng năm đến từ sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh của Viettel Post

Trang 8

Năm 2015, doanh thu của Viettel Post là 1.993 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 63 tỉ đồng Năm 2019, con số này tăng lên 7.812 tỉ đồng và 380 tỉ đồng Như vậy, tăng trưởng lợi nhuận trên cả giai đoạn đạt bình quân 57,8%

Năm 2020, đơn vị chuyển phát này đặt chỉ tiêu kinh doanh với doanh thu 19.232 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 496 tỉ đồng

Kế hoạch kinh doanh của Viettel Post được đặt vào tháng 12/2019 Lúc đấy thế giới chưa biết gì về COVID-19 Công ty vẫn giữ các kế hoạch đặt ra mặc dù rất khó khăn để hoàn thành Thị trường chuyển phát đang sụt giảm đà tăng trưởng từ 15 – 18% xuống còn 4%, đại diện Viettel Post cho biết

Mới nhất,06 tháng đầu năm 2023, doanh thu của Viettel Post đạt 9.778 tỷ đồng, hoàn thành 112%, lợi nhuận trước thuế đạt 218,6 tỷ đồng, hoàn thành 103% so với

kế hoạch

Đáng chú ý, lĩnh vực bưu chính là lĩnh vực cốt lõi của Viettel Post đạt 104,3% kế hoạch, tăng trưởng 25,5% so với cùng kỳ năm 2022, tăng xấp xỉ 10 lần so với năm 2015

Trang 9

2 Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post

2.1 Điểm mạnh

- Nguồn lực lớn từ tập đoàn mẹ Viettel

Viettel là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông – CNTT và công nghiệp quốc phòng công nghệ cao Luôn là doanh nghiệp hiệu quả nhất, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của Viettel luôn duy trì trên 40 nghìn tỷ/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%

Viettel là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1 tại Việt Nam – luôn đón đầu

xu thế và làm chủ công nghệ lõi với các sản phẩm dịch vụ Make in Vietnam, phủ rộng hoàn toàn 4/4 nhóm giải pháp, hỗ trợ giám sát và xử lý sự cố hiệu quả, kịp thời 24/7 cho các hạ tầng trọng yếu quốc gia và các doanh nghiệp, tổ chức

Là Tập đoàn mẹ, Viettel luôn đồng hành và bổ trợ nguồn lực lớn để Tổng công ty Viettel Post phát triển, lớn mạnh như ngày nay

- Tốc độ tăng trưởng cao

Trong 5 năm gần đây (2015-2019), Viettel Post có tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 43,3%/năm Doanh thu tăng gấp gần 4 lần trong vòng 5 năm qua và là doanh nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định

Động lực chính cho sự tăng trưởng vượt trội này đến từ ba cột trụ chính gồm: bưu chính, chuyển phát; kho vận và thương mại dịch vụ Lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt hơn 380 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 36,2% so với năm 2018 Khi so sánh với ngành, Viettel Post có mức tăng trưởng LNST cao hơn so với ngành chuyển phát nhanh (33,4%) và vượt xa con số của ngành vận tải, kho bãi (7,6%) Giai đoạn

từ 2015-2019, tốc độ tăng trưởng LNST trung bình đạt mức 59% một năm Trong 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Viettel Post vẫn ghi nhận những kết quả rất khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nửa đầu năm 2020 tiếp tục ghi nhận kết quả hoạt động vượt trội của Viettel Post với doanh thu thuần 6.797 tỷ đồng

và lợi nhuận sau thuế gần 200 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 25,3% và 21,2% so với cùng kỳ năm trước

- Mạng lưới phủ sóng rộng khắp cả nước tương đương với bưu điện

Viettel Post có mạng lưới phủ kín 63 tỉnh thành trên cả nước, từ thành thị cho tới vùng nông thôn, hải đảo với 2.200 bưu cục, 6.000 điểm giao dịch, 22.000 CBNV, đảm bảo hàng hóa có thể được vận chuyển thông suốt đến mọi miền cả nước

Trang 10

Về phương tiện vận tải, Viettel Post hiện có gần 600 xe vận tải các loại phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến khắp các tỉnh thành trên cả nước Ngoài ra, công

ty còn sở hữu 12/22 toa của đoàn tàu container nhanh Yên Viên – Sóng Thần, giúp thời gian vận chuyển Bắc – Nam bằng đường sắt sẽ được rút ngắn khoảng 30% và chi phí vận chuyển sẽ tiết kiệm khoảng 20% so với vận chuyển bằng đường bộ

2.2 Điểm yếu

- Phí thu hộ cao

Tối thiểu là 15.000 đồng

- Tổng đài chăm sóc khách hàng

Có tính phí và thường xuyên ở trong tình trạng các điẹn thoại viên bận không thể liên lạc được

- Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng

Chưa tốt, không thường xuyên có người quản lý, phản hồi khiếu nại khách hàng

- Cước phí vận chuyển

Cước phí vận chuyển của Viettel Post cao hơn của các đơn vị vận chuyển khác

2.3 Cơ hội

- Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ Logistics

Trang 11

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2018, ngành logistics Việt Nam tăng trưởng khoảng 12-14% so với năm 2017 Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm tất cả các doanh nghiệp logistics hoạt động theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, v.v

Tiềm năng và cơ hội để ngành vận tải và logistics Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới là rất lớn Sự phát triển của ngành vận tải và logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực,

có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc

- Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng cao và liên tục từ năm

2015 đến nay

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền và thậm chí chăm sóc khách hàng sau bán hàng Điều này cho thấy giữa thương mại điện tử và logistics có mối liên kết chặt chẽ và tương trợ đắc lực cho nhau

2.4 Thách thức

- Cạnh tranh ngành ngày càng khốc liệt

Việc tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam như DHL từ Đức, TNT từ Hà Lan hay FedEx và UPS từ Mỹ, khiến cho thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam càng cạnh tranh hơn Sự tăng trưởng của các nền tảng mua sắm Thương mại điện tử cũng tạo cơ hội cho các nhân tố mới như Lazada, Giao hàng nhanh tham gia ngành Mặc dù thị phần đang do khối nội chi phối nhưng trong thời gian qua, nhiều DN nước ngoài đã không ngừng tăng tốc đầu tư vào Việt Nam Trong đó phải kể tới Lalamove (Hong Kong), sau khi có mặt ở 112 thành phố châu Á đã “đổ bộ” vào TP

Hồ Chí Minh và Hà Nội Đặc biệt, DN này khẳng định 100% đơn hàng đến nay được giao dưới 55 phút

- Thách thức về E-Logistics

Mô ‰t báo cáo về Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố hồi cuối năm ngoái cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w